Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tình hình triển khai thực hiện cam kết quốc gia tại các Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân từ năm 2010 đến nay và đề xuất triển khai thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.35 KB, 3 trang )

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN QUỐC GIA

TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CAM KẾT QUỐC GIA
TẠI CÁC HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH AN NINH HẠT NHÂN TỪ
NĂM 2010 ĐẾN NAY VÀ ĐỀ XUẤT TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
TS. NGUYỄN NỮ HOÀI VI
Cục An toàn bức xạ và hạt nhân

I. Giới thiệu về Hội nghị thượng đỉnh
An ninh hạt nhân

các sáng kiến quốc tế cũng đã đóng vai trò quan trọng
trong bảo đảm an ninh hạt nhân toàn cầu.

Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân do Tổng thống
Hoa Kỳ Barrack Obama khởi xướng với việc tổ chức
Hội nghị lần thứ nhất tại Oa-sinh-tơn (Hoa Kỳ) năm
2010 có sự tham gia của lãnh đạo cấp cao 47 nước, trong
đó có Việt Nam và ba tổ chức quốc tế. Hội nghị thượng
đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ hai được tổ chức tại Xêun, Hàn Quốc năm 2012 với sự tham gia của 53 nước và
4 tổ chức quốc tế và Hội nghị lần thứ ba được tổ chức
tại La Hay (Hà Lan) năm 2014. Hội nghị lần thứ tư, Hội
nghị cuối cùng trong tiến trình này được tổ chức tại Oasinh-tơn trong năm 2016 với sự tham gia của 52 nước
(Nga không tham gia) và 4 tổ chức quốc tế.

Các cam kết cơ bản sau đã được thống nhất tại các Hội
nghị thượng đỉnh An inh hạt nhân:

Tại mỗi Hội nghị, các nhà lãnh đạo các nước tham gia
đã thống nhất Tuyên bố chung của Hội nghị, trong đó
khẳng định cam kết đối với các mục tiêu chung về giải


trừ vũ khí hạt nhân, không phổ biến hạt nhân và sử dụng
năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, tăng cường
các biện pháp bảo đảm an ninh hạt nhân và ngăn chặn
khủng bố, tội phạm và các đối tượng chiếm đoạt vật
liệu hạt nhân để có thể làm vũ khí hạt nhân và các vật
liệu phóng xạ khác để chế tạo thiết bị phát tán phóng
xạ, đồng thời ghi nhận các kết quả đã đạt được trong
lĩnh vực an ninh hạt nhân trong tiến trình của Hội nghị.
Trong khi nhấn mạnh trách nhiệm chính trong việc bảo
đảm an ninh hạt nhân là của từng quốc gia, các nhà lãnh
đạo cũng nhấn mạnh vai trò của hợp tác quốc tế, đặc
biệt vai trò trung tâm của IAEA; các công cụ pháp lý và

5. Cấp giấy phép vận chuyển đối với các nguồn
phóng xạ cần phải tập trung lưu giữ
6. Tổ chức thu gom vận chuyển và đưa các nguồn
về lưu giữ tại các kho đã được chỉ định
Việc tổ chức thu gom, vận chuyển và lưu giữ dự kiến thực
hiện và hoàn thành trong nửa đầu năm 2017.

30

THÔNG TIN
Số 2 năm 2016
PHÁP QUY HẠT NHÂN

1. Tăng cường cấu trúc an ninh hạt nhân toàn cầu
thông qua việc phổ cập hóa các điều ước quốc tế
liên quan đến an ninh hạt nhân, cụ thể là Công
ước Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân và cơ sở hạt

nhân; Công ước Ngăn chặn hành động khủng bố
hạt nhân; và thông qua việc hoàn thiện khuôn khổ
pháp lý về an ninh hạt nhân.
2. Thực hiện các biện pháp tự nguyện, cụ thể: phổ
biến thông tin liên quan đến an ninh hạt nhân, bao
gồm các văn bản quy phạm pháp luật; mời các đoàn
đánh giá, tư vấn của IAEA và thực hiện các khuyến
cáo của các đoàn đánh giá, tư vấn này; phát triển
đào tạo nhân sự liên quan đến an ninh hạt nhân.
3. Giảm thiểu việc sử dụng HEU thông qua chuyển
đổi từ việc sử dụng HEU sang sử dụng LEU trong
lò phản ứng nghiên cứu và trong các ứng dụng hạt
nhân.
4. Tăng cường an ninh vật liệu phóng xạ và nguồn phóng
xạ, thông qua việc thực hiện Quy tắc ứng xử về an
toàn và an ninh nguồn phóng xạ và Hướng dẫn bổ
sung về xuất khẩu, nhập khẩu nguồn phóng xạ.
5. An toàn và an ninh hạt nhân, theo đó, các biện pháp
an toàn và biện pháp an ninh phải được phối hợp
với nhau ngay từ trong giai đoạn thiết kế và cần
thiết phải xây dựng, duy trì năng lực sẵn sàng ứng
phó sự cố sao cho bảo đảm cả an toàn và an ninh
hạt nhân.
6. Xây dựng văn hóa an ninh hạt nhân.
7. Hợp tác với ngành công nghiệp hạt nhân, cơ sở hạt
nhân với nhận thức là trách nhiệm bảo đảm an ninh


HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN QUỐC GIA
hạt nhân trước hết là thuộc về các cơ sở hạt nhân.

8. An ninh thông tin và an ninh mạng, thông qua thực
hiện các biện pháp giảm thiểu nguy cơ đối với các
hệ thống và mạng của của các cơ sở hạt nhân.
9 Tăng cường bảo đảm an ninh trong quá trình vận
chuyển vật liệu hạt nhân, vật liệu phóng xạ, thông
qua chia sẻ kinh nghiệm.
10. Ngăn chặn vận chuyển trái phép vật liệu hạt nhân,
vật liệu phóng xạ thông qua kiểm soát xuất, nhập
khẩu và chia sẻ thông tin, kinh nghiệm với ITDB
của IAEA, Interpol và WCO.
11. Xây dựng năng lực giám định hạt nhân và cơ sở dữ
liệu/thư viện về giám định hạt nhân để có thể xác
định nguồn gốc vật liệu hạt nhân, vật liệu phóng xạ.
12. Thúc đẩy việc phát triển nguồn nhân lực, khuyến
khích các quốc gia thành lập các trung tâm hỗ trợ
kỹ thuật và đào tạo về an ninh hạt nhân.
Bên cạnh các cam kết nêu trên trong Thông cáo chung
của các HNTĐ ANHN, các quốc gia còn đưa ra các
Sáng kiến đa phương tự nguyện. Việt Nam tham gia các
Sáng kiến sau: (i) Cách tiếp cận toàn diện về an ninh
hạt nhân; (ii) Loại bỏ urani có độ làm giàu cao (HEU);
(iii) Thành lập Trung tâm đào tạo và hỗ trợ về an ninh
hạt nhân (Trung tâm tiên tiến – CoE); (iv) Tăng cường
việc thực thi an ninh hạt nhân; (v) An ninh các nguồn
phóng xạ; (vi) Tăng cường an ninh hệ thống cung ứng
đường biển; (vii) Sáng kiến về An ninh Thông tin; (viii)
Sáng kiến xây dựng Bộ hướng dẫn Pháp lý quốc gia về
An ninh hạt nhân (ix) Duy trì hành động nhằm củng cố
an ninh toàn cầu; và (x) Cấu trúc phát hiện hạt nhân.
Ngoài ra, HNTĐ ANHN lần thứ tư đã nhất trí thông

qua Kế hoạch hành động đối với 3 tổ chức quốc tế (Liên
Hợp quốc, IAEA, Interpol) và 02 Sáng kiến quốc tế
(Sáng kiến toàn cầu chống khủng bố hạt nhân và Đối
tác toàn cầu chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và
vật liệu liên quan).

II. Tình hình thực hiện
cam kết quốc gia

1. Tham gia các Điều ước quốc tế và các Sáng kiến
quốc tế
Từ Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ nhất
năm 2010 đến nay, Việt Nam đã phê chuẩn Nghị định
thư bổ sung (9/2012); gia nhập và phê chuẩn Công
ước Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân và Phần Sửa đổi
(10/2012). Hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đang

trình Chính phủ về việc tham gia Công ước quốc tế về
Ngăn chặn hành động khủng bố hạt nhân.
Ngoài các điều ước quốc tế liên quan đến an ninh hạt
nhân, Việt Nam còn tham gia các Điều ước quốc tế về
an toàn hạt nhân, bao gồm Công ước An toàn hạt nhân
(năm 2010), Công ước chung về An toàn nhiên liệu đã
qua sử dụng và An toàn chất thải phóng xạ (năm 2013).
Việt Nam cũng đã tuyên bố tham gia Sáng kiến toàn cầu
chống khủng bố hạt nhân (năm 2010) và Sáng kiến an
ninh chống phổ biến (năm 2014).

2. Khuôn khổ pháp lý
Hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm

an ninh nguồn phóng xạ đã khá đầy đủ. Tuy nhiên, các
văn bản quy định yêu cầu về bảo vệ thực thể cơ sở hạt
nhân, nhà máy điện hạt nhân hiện mới chỉ có Thông tư
số 38/2011/TT-BKHCN, quy định các yêu cầu chung
về bảo đảm an ninh vật liệu hạt nhân và cơ sở hạt nhân.
Vì vậy, cùng với tiến trình chuẩn bị xây dựng nhà máy
điện hạt nhân, cần phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống các
văn bản trong lĩnh vực này, cụ thể là quy định về các biện
pháp bảo vệ thực thể nhà máy điện hạt nhân, bảo vệ vật
liệu hạt nhân trong quá trình vận chuyển, quy định về
bảo mật thông tin, an ninh mạng.

3. Thực hiện các biện pháp tự nguyện
- Các văn bản quy phạm pháp luật đã được cập nhật
đầy đủ trên trang web.
- Mời chuyên gia IAEA vào giới thiệu về Dịch vụ tư
vấn quốc tế về bảo vệ thực thể (The International
Physical Protection Advisory Service - IPPAS) (2426/11/2015). Tuy nhiên, cho đến nay, ta vẫn chưa
thực hiện việc đánh giá này.

4. Giảm thiểu sử dụng HEU
Việt Nam đã hợp tác với IAEA, Liên bang Nga và Hoa Kỳ
hoàn thành việc chuyển trả toàn bộ số nhiên liệu uran có
độ làm giàu cao đã qua sử dụng về Liên bang Nga, kết
thúc thành công chương trình chuyển đổi nhiên liệu cho
Lò phản ứng nghiên cứu Đà Lạt (7/2013).

5. Tăng cường an ninh vật liệu phóng xạ và nguồn
phóng xạ
Thực tiễn công tác quản lý nhà nước đối với nguồn

phóng xạ sử dụng di động cho thấy việc kiểm soát các
nguồn phóng xạ loại này là tương đối khó vì các nguồn
này thường xuyên được di chuyển từ địa bàn này sang
địa bàn khác để sử dụng. Với sự cố mất nguồn phóng
Số 2 năm 2016

THÔNG TIN
PHÁP QUY HẠT NHÂN

31


HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN QUỐC GIA
xạ cuối năm 2014 và đầu năm 2015, Bộ KH&CN đã
rất chú trọng đến việc bảo đảm an ninh nguồn phóng
xạ, đặc biệt là đối với nguồn phóng xạ sử dụng di động.
Ngày 21/7/2015, Bộ KH&CN đã ban hành Thông tư số
13/2015/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung Thông tư 23 đã
được Bộ KHCN, quy định các cơ sở có nguồn phóng xạ
sử dụng di động phải lắp đặt thiết bị định vị cho nguồn
phóng xạ.
Để thực hiện việc kiểm soát các nguồn phóng xạ sử dụng
di động, Bộ KH&CN đang thực hiện dự án thiết lập hạ
tầng kỹ thuật cho hệ thống theo dõi nguồn phóng xạ, kết
nối giữa cơ quan quản lý và các cơ sở có nguồn phóng
xạ. Hiện tại, dự án đã trong giai đoạn thử nghiệm, và sẽ
bắt đầu đưa vào sử dụng bắt buộc đối với các cơ sở có sử
dụng nguồn phóng xạ di động từ tháng 7/2016.
Ngoài ra, ngày 26/02/2014, Việt Nam, Hàn Quốc và
IAEA đã ký văn bản “Ý định thư” để thực hiện Dự án thử

nghiệm đối với Hệ thống xác định vị trí nguồn phóng
xạ (RADLOT) tại Việt Nam. Việc này sẽ đóng góp vào
việc bảo đảm an ninh hạt nhân cho các nguồn phóng xạ
sử dụng trong NDT, thực hiện cam kết của Lãnh đạo cấp
cao của Việt Nam và Hàn Quốc tại các Hội nghị thượng
đỉnh an ninh hạt nhân. Dự án thử nghiệm dự kiến sẽ bắt
đầu lắp đặt thiết bị định vị cho nguồn phóng xạ từ năm
2017.

6. Xây dựng văn hóa an ninh hạt nhân
Để tăng cường nhận thức của các cơ sở cũng như các
cán bộ quản lý về nguồn phóng xạ, trong năm 2015, Bộ
KH&CN đã tổ chức 02 Hội thảo về Văn hóa an ninh hạt
nhân cho cán bộ một số Sở Khoa học và Công nghệ cũng
như cán bộ an toàn bức xạ của các cơ sở có nguồn phóng
xạ sử dụng di động và các cơ sở có nguồn phóng xạ hoạt
độ cao.

7. Ngăn chặn vận chuyển trái phép vật liệu hạt
nhân, vật liệu phóng xạ
- Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ
(công văn Văn phòng Chính phủ số 3397/VPCPQHQT ngày 21/5/2010), Bộ KH&CN đã chủ trì,
phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan và
phối hợp với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc
tế (IAEA) triển khai các hoạt động liên quan đến
Dự án An ninh hạt nhân của IAEA trong việc lắp đặt
các cổng phát hiện phóng xạ tại Sân bay Quốc tế Nội
Bài. Ngoài ra, trong khuôn khổ Sáng kiến Megaport,
12 cổng phát hiện phóng xạ cũng đã được lắp đặt tại
Cảng Cái Mép, Bà Rịa – Vũng Tàu.


32

THÔNG TIN
Số 2 năm 2016
PHÁP QUY HẠT NHÂN

Tuy nhiên, việc hỗ trợ này chỉ giới hạn trong việc kiểm
soát phóng xạ tại các cửa khẩu lớn, tạo tiền đề để quốc
gia nâng cao năng lực và tiếp tục trang bị tại các cửa khẩu
khác trong nước. Thêm vào đó, các thiết bị phát hiện
phóng xạ lại là các thiết bị chuyên dụng, đắt tiền. Vì vậy,
cần phải xây dựng kế hoạch nhằm phát hiện và thu hồi
vật liệu phóng xạ ngoài sự kiểm soát, trong đó xác định
rõ các cửa khẩu, các nút giao thông quan trọng cũng như
các cơ sở mua bán phế liệu kim loại cần trang bị thiết bị
phát hiện phóng xạ và xác định các ưu tiên để lần lượt
trang bị cho các nơi này.
Để việc phối hợp giữa cơ quan hỗ trợ trong ứng phó
với cảnh báo phóng xạ (Cục ATBXHN) và cơ quan sử
dụng các cổng phát hiện phóng xạ (cơ quan hải quan),
Bộ Tài chính và Bộ KH&CN đã ban hành Thông tư số
112/2015/TTLT-BTC-BKHCN Hướng dẫn cơ chế phối
hợp và xử lý trong việc kiểm tra, phát hiện chất phóng xạ
tại các cửa khẩu ngày 29/7/2015, tạo cơ sở pháp lý cho
việc phối hợp giữa Cục ATBXHN và cơ quan hải quan.
- Bộ KH&CN đã hợp tác với Bộ Công an chuẩn bị và
thực hiện bảo đảm an ninh hạt nhân trong Lễ hội
Đền Hùng tháng 4/2016, với sự hỗ trợ của IAEA.
Việc hợp tác này rất quan trọng, giúp nâng cao năng

lực trong nước về phát hiện, ngăn ngừa việc sử dụng
vật liệu phóng xạ cho mục đích xấu.
- Với trách nhiệm là thành viên của ITDB, Việt Nam
đã gửi thông báo với IAEA về các sự cố mất nguồn
tại Việt Nam.

III. Đề xuất, kiến nghị triển khai
thực hiện
Trong quá trình tham gia các Hội nghị thượng đỉnh An
ninh hạt nhân, ta đã thực hiện được nhiều cam kết. Có
cam kết đã hoàn thành như việc chuyển đổi nhiên liệu
của Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt từ HEU sang LEU. Có
cam kết đang được thực hiện. Tuy nhiên cũng có những
cam kết ta chưa thực hiện, ví dụ như thành lập trung tâm
tiên tiến về hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo an ninh hạt nhân.
Để tiếp tục thực hiện các cam kết này, cần thực hiện các
công tác sau:
- Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, đặc biệt
trong việc ban hành các quy định về bảo vệ thực
thể nhà máy điện hạt nhân và bảo đảm an ninh vận
chuyển vật liệu hạt nhân, vật liệu phóng xạ.
- Thực hiện Dịch vụ IPPAS của IAEA.
- Thành lập Trung tâm tiên tiến về an ninh và thanh
sát hạt nhân.



×