Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Kinh nghiệm của Hàn Quốc về phát triển điện hạt nhân và bài học cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.85 KB, 6 trang )

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

KINH NGHIỆM CỦA HÀN QUỐC VỀ PHÁT TRIỂN ĐIỆN HẠT NHÂN

VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
PGS. TS. VƯƠNG HỮU TẤN
Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân

V

iệt Nam đang chuẩn bị tích cực triển khai thực hiện
dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và một lộ trình
tiến đến tự chủ về công nghệ theo Định hướng quy
hoạch phát triển điện hạt nhân đến năm 2030. Việc học
tập kinh nghiệm của các nước đi trước để tìm cho mình
một con đường đi hợp lý là cực kỳ quan trọng để có thể
tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền của mà vẫn
đạt được mục tiêu đặt ra. Hàn Quốc bắt đầu xây dựng
nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trong những năm đầu
thập niên 1960 trong điều kiện công nghiệp, kinh tế và
xã hội rất yếu kém tương tự như nhiều nước đang phát
triển hiện nay (thậm chí còn thấp hơn Việt Nam hiện
nay). Đến nay Hàn Quốc đã là nước đứng thứ 6 trên thế
giới về tổng công suất phát điện hạt nhân và có hệ số
sử dụng công suất các nhà máy điện hạt nhân cao nhất
93,22%. Bắt đầu bằng 3 tổ máy điện hạt nhân loại hợp
đồng chìa khoá trao tay và sau đó là 6 tổ máy không phải
loại hợp đồng chìa khoá trao tay, nền công nghiệp hạt
nhân của Hàn Quốc đã nội địa hoá thành công phần lớn
công nghệ để có thể xây dựng nhà máy điện hạt nhân với
thiết kế của mình như OPR-1000 và APR-1400. Do đó


học tập bài học kinh nghiệp của Hàn Quốc sẽ rất có ích
cho chúng ta trong việc thực hiện thành công chương
trình phát triển điện hạt nhân.

1. Thành lập cơ quan điều hành chương trình điện
hạt nhân

qua, đại diện các ngành kinh tế chủ yếu có nhu cầu vận
chuyển vật liệu phóng xạ trên thế giới đã nhóm họp tại
trụ sở của IAEA để soạn thảo ra một tài liệu (Brochure)
gửi cho các hãng vận chuyển đường biển, đường không,
các nhà chức trách của các cảng và những nhà làm luật
nhằm cung cấp các kiến thức chính xác và đầy đủ về khía
cạnh an toàn trong vận chuyển vật liệu phóng xạ.

khăn cho công tác quản lý nhà nước đối với việc lưu giữ
nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, chất thải phóng xạ.
Các nhà nhập khẩu trong nước cam kết có nghĩa vụ tài
chính trong việc chuyển trả về nơi sản xuất nguồn khi
nguồn phóng xạ không còn sử dụng nữa.
Các hãng hàng không trong nước cho phép làm thủ tục
nhanh chóng để vận chuyển các thuốc phóng xạ đáp ứng
nhu cầu điều trị của các bệnh viện.

C. Đề xuất
Để giải quyết khó khăn trong vận chuyển nguồn phóng xạ
ở Việt Nam. Với chức năng nhiệm vụ của Cục ATBXHN
được Bộ KH&CN giao, cần tổ chức buổi làm việc giữa
Lãnh đạo Bộ KH&CN và Lãnh đạo Bộ Giao thông vận
tải để giải quyết các khó khăn trong vận chuyển nguồn

phóng xạ ở nước ta. Trường hợp cần thiết sẽ xin ý kiến
chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Kiến nghị các hãng hàng không đồng ý tiếp nhận và
vận chuyển các nguồn phóng xạ đã qua sử dụng ở trong
nước trả lại cho nhà sản xuất, tránh để tăng thêm khó

Công nghệ điện hạt nhân là sản phẩm của kiến thức tổng
hợp từ các ngành khoa học và công nghiệp phức tạp
cộng với các kinh nghiệm thực tiễn sâu rộng. Cho nên
việc quyết định đưa điện hạt nhân vào một nước đòi hỏi
có đủ thông tin từ nhiều lĩnh vực khoa học và các nguồn
thông tin khác. Cơ quan điều hành chương trình điện hạt
nhân là một tổ chức cần thiết đóng vai trò quan trọng từ
giai đoạn ban đầu của chương trình điện hạt nhân. Với sự
ủng hộ mạnh mẽ của Chính phủ, Cơ quan này đã được
hình thành bao gồm các chuyên gia có trình độ và kinh
nghiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Không chỉ có
các nhà khoa học, các nhà kỹ thuật mà còn cả các nhà
kinh tế, luật sư và tâm lý học đã được mời tham gia trong
cơ quan này.
Năm 1960 Hàn Quốc đã thành lập cơ quan điều hành
chương trình điện hạt nhân bao gồm một Cơ quan
Chính phủ mạnh và một số tổ chức hợp tác liên quan. Cơ
quan điều hành chương trình điện hạt nhân cần phải có
hiểu biết về các kiến thức và kinh nghiệm trong các lĩnh
vực khác nhau bao gồm kỹ thuật hạt nhân, điện tử, vật lý,
hoá học, cơ khí, kinh tế, tâm lý, chính trị, ngoại giao,... Cơ

Tăng cường nhận thức về vấn đề bảo đảm an toàn, an
ninh đối của các tổ chức vận tải, các tổ chức liên quan

đối với việc vận chuyển nguồn phóng xạ thông qua các
hoạt động đào tạo, hội thảo;
Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý trong
việc giám sát thực hiện đảm bảo an toàn, an ninh trong
vận chuyển nguồn phóng xạ theo các văn bản pháp luật
đã có (hoạt động thanh tra).

Số 2 năm 2016

THÔNG TIN
PHÁP QUY HẠT NHÂN

57


KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
quan này được trao quyền chỉ đạo tất cả các thành viên
của các tổ chức liên quan, phổ biến các thông tin cần
thiết một cách hiệu quả và đề ra các kế hoạch hành động
đúng đắn. Đây là một trong các yếu tố quan trọng để cho
Hàn Quốc trở thành một trong các nước sử dụng thành
công nhất điện hạt nhân trong 40 năm qua.
Việt Nam đã thành lập Tổ công tác chỉ đạo nghiên cứu
phát triển điện hạt nhân năm 2002 và Ban chỉ đạo nhà
nước Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận năm 2010 đóng
vai trò như một cơ quan điều hành chương trình điện hạt
nhân. Tuy nhiên, hoạt động của Tổ công tác trước đây
và Ban chỉ đạo hiện nay cần tích cực, quyết liệt hơn và
bám sát các nhiệm vụ cụ thể trong lộ trình triển khai dự
án điện hạt nhân Ninh Thuận và các yêu cầu về an toàn,

an ninh và thanh sát hạt nhân của IAEA để chỉ đạo triển
khai thực hiện đúng tiến độ và bảo đảm các yêu cầu về
an toàn, an ninh và không phổ biến hạt nhân. Việc này
đòi hỏi phải có Văn phòng Ban Chỉ đạo và các Tiểu ban
rất chuyên nghiệp trong thành phần Ban Chỉ đạo. Đây là
hạn chế hiện nay của chúng ta.

2. Sự cam kết mạnh mẽ của quốc gia đối với
chương trình điện hạt nhân
Việc thực hiện chương trình điện hạt nhân quốc gia hiệu
quả đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ của nhiều tổ chức trong
nước và quốc tế. Hàn Quốc đã có được sự đồng thuận
quốc gia mạnh mẽ và sự cam kết vững chắc của Chính
phủ đối với chương trình điện hạt nhân. Chính phủ Hàn
Quốc đã xác định việc thực hiện chương trình điện hạt
nhân như một bánh xe thúc đẩy việc đưa khoa học và
công nghệ tiên tiến vào đất nước và đồng thời đáp ứng
nhu cầu điện năng tăng cao trong quá trình phát triển
đất nước. Tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc, Sungman
Rhee, đã ký thoả thuận hợp tác với Mỹ và IAEA trong
một nỗ lực tìm kiếm sự ủng hộ của quốc tế cần thiết cho
chương trình điện hạt nhân của Hàn Quốc. Cơ quan
Năng lượng nguyên tử đã được thành lập trong thành
phần Chính phủ Hàn Quốc đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp
của Tổng thống được trao quyền lập kế hoạch và thúc
đẩy chương trình điện hạt nhân không có bất kỳ sự cản
trở nào về mặt hành chính. Bởi vì nhiệm vụ quan trọng
của chương trình điện hạt nhân của Hàn Quốc là cung
cấp điện năng một cách an toàn, kinh tế và ổn định, cho
nên cam kết mạnh mẽ của toàn quốc gia đã được duy trì

liên tục trong hơn 40 năm qua từ ngày thành lập cơ quan
điều hành chương trình điện hạt nhân đến nay.
Việt Nam đã từng có Cơ quan năng lượng nguyên tử
trong thành phần cơ quan thuộc Chính phủ (trước năm
1993). Đó là Viện Năng lượng nguyên tử quốc gia. Tuy
nhiên, khi đó chương trình điện hạt nhân chưa được đặt
ra. Ngày nay Chính phủ đã quyết định triển khai chương

58

THÔNG TIN
Số 2 năm 2016
PHÁP QUY HẠT NHÂN

trình điện hạt nhân, chúng ta cần xem xét lại hệ thống tổ
chức của ngành NLNT Việt Nam, trong đó có 2 chủ thể
quan trọng nhất theo hướng dẫn của IAEA là Tổ chức
vận hành nhà máy điện hạt nhân và Cơ quan pháp quy
hạt nhân quốc gia. Còn đối với các cam kết quốc tế, hiện
nay Chính phủ đã chỉ đạo tham gia hầu như tất cả các
công ước quốc tế về an toàn, an ninh và không phổ biến
hạt nhân, cũng như đã ký 8 hiệp định hợp tác hạt nhân
dân sự với các nước, trong đó có các cường quốc điện
hạt nhân như Hoa Kỳ, Nga, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc.

3. Sự đồng bộ của chương trình điện hạt nhân và
các chương trình phát triển quốc gia khác
Chương trình điện hạt nhân là một phần của kế hoạch
phát triển kinh tế quốc dân. Rõ ràng rằng không thể nào
thực hiện thành công chương trình điện hạt nhân nếu

không có sự hợp tác với các chương trình phát triển quốc
gia khác. Ví dụ, một nhà máy điện hạt nhân không thể
nào bắt đầu khởi động được nếu không có cơ sở tương
thích của hệ thống nhiệt điện hoặc thủy điện và hệ thống
lưới điện phù hợp. Để thu xếp tài chính cho một chương
trình điện hạt nhân lớn thì cần phải có một cơ sở kinh tế
vững mạnh. Không có cơ sở hạ tầng về công nghiệp nặng
và công nghiệp hóa chất thì một nước không thể thành
công trong nội địa hóa công nghệ điện hạt nhân.
Hàn Quốc đã xây dựng thành công nhà máy điện hạt
nhân đầu tiên trong sự điều phối chặt chẽ với kế hoạch
phát triển kinh tế quốc gia và kế hoạch phát triển công
nghiệp nặng và công nghiệp hóa chất. Thành công của
chương trình điện hạt nhân đã tạo ra nguồn cung cấp ổn
định và đầy đủ điện năng góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế. Sự phát triển kinh tế lại tạo ra một nguồn lực tài
chính đủ để xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tiếp
theo. Vòng tuần hoàn dương tính này là một trong các
bài học có giá trị nhất học được từ thành công của Hàn
Quốc góp phần làm cho Hàn Quốc trở thành một trong
các nước công nghiệp tiến tiến hiện nay.
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện
đại hóa với rất nhiều các chương trình phát triển kinh tế
- xã hội được đặt ra. Tuy nhiên, sự điều phối hoạt động
của các chương trình để hỗ trợ cho việc thực hiện thành
công chương trình phát triển điện hạt nhân chưa được
thảo luận đầy đủ.

4. Đầu tư liên tục dưới sự chỉ đạo của Chính phủ
Việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên được bắt

đầu với khoản vay của Ngân hành EXIM Bank cấp cho
KEPCO vì dự trữ ngoại tệ không đủ của Hàn Quốc.
Chính phủ Hàn Quốc bảo lãnh cho khoản nợ này và
cam kết mạnh mẽ dưới dạng ưu đãi đầu tư. KEPCO là
công ty phát điện duy nhất do Nhà nước kiểm soát chịu
trách nhiệm phát triển điện hạt nhân. Trong các nước


KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
đang phát triển, cấu trúc điều hành của công ty tư nhân
là không thích hợp đối với việc phát triển thành công
nhà máy điện hạt nhân bởi vì cần nguồn vốn lớn và rủi ro
cao do thời gian xây dựng dài. Thậm chí trong các nước
phát triển như Hoa Kỳ, Anh, các công ty tư nhân cũng
không muốn đầu tư vào nhà máy điện hạt nhân vì các
rủi ro về tài chính. Rủi ro và bất chắc về tài chính là cản
trở chính cho việc thúc đẩy chương trình phát triển điện
hạt nhân Hàn Quốc ở giai đoạn ban đầu. Do đó thành
công trong chương trình phát triển điện hạt nhân ở các
nước đang phát triển phụ thuộc nhiều vào cam kết mạnh
mẽ của Chính phủ với các ưu tiên đầu tư cao.
Chính phủ Hàn Quốc đặt điện hạt nhân là một trong
các ưu tiên cao nhất của chương trình phát triển quốc
gia cùng với sản xuất thép, công nghiệp hóa dầu và công
nghiệp đóng tàu. Chính phủ bắt đầu và duy trì chương
trình điện hạt nhân quốc gia với một ý chí mạnh mẽ và
các kế hoạch dài hạn và trung hạn hợp lý mặc dù chương
trình này cần một nguồn đầu tư lớn hơn rất nhiều so với
khả năng có thể có của quốc gia. Với sự đảm bảo mạnh
mẽ từ phía Chính phủ, các doanh nghiệp trong nước và

nước ngoài có thể tham gia tích cực trong chương trình
điện hạt nhân quốc gia với rủi ro giảm.
Chính phủ Việt Nam đã có bảo đảm tài chính cho việc
thực hiện dự án điện hạt nhân bằng việc ký các Hiệp
định tài chính với đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, vốn đối
ứng trong nước còn chưa có các cơ chế huy động. Cần
phải có các cơ chế tài chính cho Tổ chức vận hành nhà
máy điện hạt nhân và cho Cơ quan pháp quy hạt nhân
quốc gia để bảo đảm thực hiện thành công, an toàn và
hiệu quả dự án điện hạt nhân. Ngoài ra, cũng cần nghiên
cứu phương thức đầu tư dự án điện hạt nhân dạng BOO
như một số nước đã làm để giảm đầu tư của Nhà nước.

5. Chiến lược đảm bảo nguồn nhân lực và thiết lập
hệ thống giáo dục trong nước
Chính phủ Hàn Quốc đã nhận thức được sự quan trọng
của nguồn nhân lực có trình độ đối với chương trình
điện hạt nhân. Cơ quan điều hành chương trình điện hạt
nhân (NEPIO) đã bắt đầu một chương trình phát triển
nguồn nhân lực nhằm cung cấp nhân lực cần thiết cho
việc bắt đầu, thực thi và phát triển chương trình điện hạt
nhân quốc gia. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực
của Hàn Quốc bao gồm: Đảm bảo nguồn nhân lực chất
lượng cao; Hỗ trợ đào tạo ở nước ngoài trong khuôn khổ
hợp tác với IAEA và USA và chuẩn bị cho các chương
trình huấn luyện và đào tạo trong nước.
Để có ngay nguồn nhân lực chất lượng cao, Chính phủ
cam kết bố trị vị trí việc làm và mức lương cao cho những
người có trình độ cao đến từ các lĩnh vực khác và tạo môi


trường làm việc tốt cho họ. Để thoả mãn yêu cầu chuyên
gia trình độ cao trong nước không có, các chuyên gia
nước ngoài đã được mời làm việc trong tất cả các giai
đoạn của chương trình điện hạt nhân kể cả giai đoạn vận
hành nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Chính phủ cũng
đã ngay lập tức nhận thức được khả năng đào tạo trong
nước khi đó không thể nào thực hiện được, nên đã bắt
đầu gửi cán bộ trẻ đi đào tạo ở nước ngoài.
Để thiết lập chương trình phát triển nguồn nhân lực dài
hạn, Chính phủ Hàn Quốc đã bắt đầu tổ chức các khoa
công nghệ hạt nhân ở các trường đại học từ giai đoạn ban
đầu. Các sinh viên giỏi và tự nguyện xin vào học lĩnh vực
mới này được chính phủ hỗ trợ rất mạnh. Hơn thế nữa,
chính phủ còn có các chính sách để khuyến khích nghiên
cứu khoa học hạt nhân trong các trường đại học trong
một cố gắng nhằm thu hút toàn bộ giới hàn lâm viện vào
chương trình này. Hỗ trợ quốc gia cho các ứng dụng bức
xạ trong nông nghiệp, y tế, vật lý, hóa học và sinh học đã
góp phần thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ tiến
tiến ở đất nước Hàn Quốc. Với sự trở về của làn sóng
đầu tiên của những người được đào tạo ở nước ngoài, các
trường đại học của Hàn Quốc có thể tăng cường được
hệ thống đào tạo công nghệ hạt nhân. Hơn thế nữa, các
trung tâm đào tạo trong các viện nghiên cứu đã mời các
chuyên gia nước ngoài đến giảng bài và phát triển các
chương trình đào tạo khác nhau nhằm thiết lập hệ thống
giáo dục và đào tạo cao học.
Chúng ta đã có sự chuẩn bị sớm và bài bản về nhân lực
cho điện hạt nhân từ những năm 60 bằng việc cử sinh
viên giỏi đi học nước ngoài và thành lập các khoa hạt

nhân ở các trường đại học trong nước. Tuy nhiên, không
có sự đồng bộ giữa chuẩn bị nguồn nhân lực và sử dụng
cán bộ đã được đào tạo vì chưa có chương trình điện hạt
nhân khi đó. Sau khi có chủ trương xây dựng nhà máy
điện hạt nhân Ninh Thuận, Chính phủ đã có chương
trình đào tạo nhân lực trong lĩnh vực NLNT (đề án
1558) và các kế hoạch đào tạo thành phần cho Tổ chức
vận hành (EVN) và cho cơ quan quản lý, pháp quy hạt
nhân và tổ chức nghiên cứu phát triển và hỗ trợ kỹ thuật
(kế hoạch 1756). Hiện đã gửi đi Nga đào tạo trên 300
sinh viên, EVN đã gửi đi đào tạo ở nước ngoài khoảng
200 người, Cơ quan pháp quy hạt nhân đã gửi hàng trăm
lượt người đào tạo ngắn hạn ở nước ngoài. Vấn đề gặp
phải bây giờ cũng như thời những năm 70 là việc sử dụng
cán bộ đã được đào tạo như thế nào nếu không có sự
đồng bộ của kế hoạch đào tạo với lộ trình triển khai dự
án điện hạt nhân Ninh Thuận. Ngoài ra, nội dung của
các kế hoạch đào tạo cần phải được xem xét cẩn thận,
phù hợp với nhu cầu của dự án điện hạt nhân theo trách
nhiệm của các cơ quan có liên quan, trước hết là Tổ chức

Số 2 năm 2016

THÔNG TIN
PHÁP QUY HẠT NHÂN

59


KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

vận hành và Cơ quan pháp quy hạt nhân. Đối với kế
hoạch dài hạn, cần xem xét lại phân công trách nhiệm
đào tạo đại học các chuyên ngành phục vụ dự án điện
hạt nhân cho các trường một cách phù hợp và có đầu tư
thích hợp cho các trường đại học đào tạo phục vụ dự án
điện hạt nhân.

6. Thành lập công ty nhà nước về điện hạt nhân
Hàn Quốc có kế hoạch phục hồi đất nước rất mạnh mẽ
sau chiến tranh Triều Tiên, nên rất cần nguồn vốn đầu
tư nước ngoài. Tuy nhiên, khi phát triển kinh tế thu được
kết quả, thì trợ giúp của nước ngoài lại giảm trong khi
nhu cầu đầu tư vẫn cần ở mức cao để duy trì tăng trưởng.
Đối với nhà máy điện hạt nhân đầu tiên, vay nước ngoài
là không thiếu được bởi vì phần lớn các sản phẩm và dịch
vụ dựa trên hợp đồng chìa khóa trao tay là cần phải được
trả cho nước ngoài. Chính phủ Hàn Quốc đã hợp nhất
3 công ty điện thành một công ty nhà nước duy nhất là
KEPCO để bắt đầu thực thi chương trình điện hạt nhân
từ cuối những năm 1960. KEPCO cũng được tổ chức
lại để nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm chi phí vận
hành. Sự mạnh mẽ về tài chính của KEPCO đã làm dễ
dàng đáng kể việc tiếp nhận nguồn vốn vay nước ngoài
với các điều kiện tương đối tốt. Lợi nhuận tăng lên sau
đó của KEPCO trở thành một nguồn tài chính quan
trọng nhất để đầu tư cho chương trình điện hạt nhân
sau này. KEPCO là một doanh nghiệp thương mại rất
mạnh và chương trình điện hạt nhân đã duy trì được sự
cạnh tranh giá tuyệt vời trong thị trường điện năng của
Hàn Quốc. Suy thoái dầu mỏ lần thứ nhất năm 1973 đã

tác động mạnh đến Hàn Quốc và nó đã giúp thúc đẩy
chương trình phát triển điện hạt nhân. Với chương trình
điện hạt nhân do KEPCO chủ trì thực hiện, Chính phủ
Hàn Quốc đã tham gia tích cực vào các cam kết quốc tế
về an toàn và không phổ biến hạt nhân. Hàn Quốc đã
phê chuẩn NPT có hiệu lực ngày 23 tháng 4 năm 1975.
Cuối những năm 1970 Hàn Quốc đã ký các thỏa thuận
song phương về sử dụng hòa bình công nghệ hạt nhân
với một số nhóm nước cung cấp hạt nhân. Sự hỗ trợ
tích cực của Chính phủ đối với các cam kết về an toàn
và không phổ biến hạt nhân đã giúp cho việc thực hiện
thành công chương trình điện hạt nhân dài hạn.
Việt Nam đã giao cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm
chủ đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Đây là
một tập đoàn kinh tế lớn của Nhà nước. Đó cũng là một
thuận lợi lớn trong việc bảo đảm nguồn kinh phí đối ứng
cho thực hiện dự án điện hạt nhân. Tuy nhiên, cần nâng
cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của EVN. Chính phủ
cũng đã ký các điều ước quốc tế liên quan đến an toàn,
an ninh và không phổ biến để hỗ trợ cho việc triển khai
thành công dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

60

THÔNG TIN
Số 2 năm 2016
PHÁP QUY HẠT NHÂN

7. Xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các
bên tham gia trong các hợp đồng về nhà máy điện

hạt nhân
Trong hợp đồng với nhà máy điện hạt nhân đầu tiên,
quan trọng là xác định việc phân chia trách nhiệm giữa
nhà cung cấp và người mua hàng. Bất kỳ một sự không
rõ ràng nào đều có thể đưa đến các cuộc tranh cãi vô ích
và làm chậm trễ trong xây dựng gây ra tổn thất rất lớn về
tiền của và thời gian. Việc xây dựng lò nghiên cứu đầu
tiên ở Hàn Quốc đầu những năm 1960 đã là một bài học
lớn. Các nhà khoa học và kỹ sư của Hàn Quốc đã tham
gia tích cực vào công việc này, đảm nhận trách nhiệm
của người chủ sở hữu, nhưng mà không quan tâm đến
các quyền của người mua hàng chỉ biết là nhà sản xuất
đã ký hợp đồng lò nghiên cứu dưới dạng chìa khoá trao
tay. Hậu quả là Chính phủ Hàn Quốc đã không chuẩn bị
trước để đòi hỏi các quyền lợi của mình đối với nhiều sai
lệch so với hợp đồng đã ký. Từ bài học này, KEPCO đã
đề xuất một hệ thống quản lý bao gồm cả thưởng và phạt
để giữ đúng lịch trình xây dựng và bảo đảm chất lượng
thiết bị, cấu kiện nhà máy điện hạt nhân. Khi xác nhận có
các thiếu xót nghiêm trọng sẽ thông báo ngay cho cán bộ
quản lý cấp cao của nhà cung cấp và yêu cầu khắc phục.
Chúng ta đã có một số kinh nghiệm trong những dự
án công nghiệp lớn. Tuy nhiên đối với điện hạt nhân
thì hoàn toàn mới. Vì vậy cần tích cực nghiên cứu kinh
nghiệm các nước và sử dụng tư vấn quốc tế trong xây
dựng bài thầu, tổ chức đấu thầu và ký kết hợp đồng để
tránh các thua thiệt, gây tổn thất về kinh tế và lãng phí
về thời gian. Mặc dù, hợp đồng xây dựng nhà máy điện
hạt nhân là chìa khóa trao tay, nhưng EVN cần phải đảm
bảo đủ năng lực trong quản lý chất lượng các thiết bị,

cấu kiện của nhà máy điện hạt nhân do đối tác cung cấp
và bảo đảm kiểm tra chất lượng trong toàn bộ quá trình
triển khai dự án điện hạt nhân của Tổng thầu EPC.

8. Nội địa hoá thông qua chuyển giao công nghệ
Với sáng kiến của KEPCO trong chương trình điện hạt
nhân quốc gia, 3 tổ máy điện hạt nhân đầu tiên được bắt
đầu bằng hình thức hợp đồng chìa khoá trao tay. Ở giai
đoạn ban đầu, Chính phủ Hàn Quốc đã đánh giá một
cách chính xác và đưa ra kết luận là công nghiệp trong
nước không có khả năng thoả mãn các yêu cầu của việc
đảm bảo chất lượng đối với việc xây dựng các nhà máy
điện hạt nhân. Điều này lý giải tại sao Hàn Quốc quyết
định bắt đầu các nhà máy điện hạt nhân đầu tiên theo
phương thức hợp đồng chìa khoá trao tay và giới hạn vai
trò của trong nước chỉ đối với các lĩnh vực không liên quan
đến an toàn hạt nhân như các công việc xây dựng và kỹ
thuật dân dụng với sự giám sát của các nhà thầu nước
ngoài. KEPCO đã từng bước tăng vai trò của công nghiệp


KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
trong nước, nhưng vẫn chỉ là các nhà thầu phụ cho các
nhà thầu chính nước ngoài. Từ giai đoạn này, quan điểm
chuyển giao công nghệ của Hàn Quốc được bắt đầu theo
phương thức huấn luyện qua công việc (OJT) và tham gia
qua công việc (OJP) dưới sự hướng dẫn của các nhà cung
cấp nước ngoài. KEPCO đã phát triển kế hoạch nội địa
hoá nhà máy điện hạt nhân để hoàn thành nhà máy điện
hạt nhân thứ 4 của mình bằng cách bắt đầu kiểu hợp đồng

không phải chìa khoá trao tay cho nhà máy điện hạt nhân
thứ 4. Kế hoạch này đã được tiến hành trong sự hợp tác
chặt chẽ với nhà chế tạo nước ngoài để phát triển nhà máy
điện hạt nhân tiêu chuẩn hoá cho Hàn Quốc. Với sự tích
luỹ kinh nghiệm trong xây dựng, vận hành và nội địa hoá,
KEPCO đã đảm nhận được vai trò nhà thầu chính cho
nhà máy điện hạt nhân thứ 10 năm 1987.
Chính sách nội địa hoá này không chỉ giúp tiết kiệm
ngoại tệ mà còn làm tăng hệ số sử dụng công suất bởi vì
việc cung cấp nhanh hơn các linh kiện thay thế từ nhà
cung cấp trong nước. Trách nhiệm quản lý chất lượng
của các nhà cung cấp trong nước cũng đã trở thành
một động lực mạnh mẽ làm tăng chất lượng của các sản
phẩm hạt nhân và phi hạt nhân, đưa đến tính cạnh tranh
thương mại của Hàn Quốc. Lợi ích này của việc chuyển
giao công nghệ điện hạt nhân đã lan toả sang các lĩnh vực
công nghiệp khác như chế tạo thép, đóng tàu cũng như
chế tạo thiết bị công nghiệp nặng.
Trong Định hướng quy hoạch phát triển điện hạt nhân
đến năm 2030, chúng ta đã có 2 đề án được triển khai
đồng thời là Đề án xây dựng ngành công nghiệp điện hạt
nhân do Bộ Công thương chủ trì để từng bước làm chủ
và chuyển gia công nghệ điện hạt nhân và Đề án về nâng
cao năng lực xây lắp để tham gia thực hiện hiệu quả các
hoạt động xây dựng và lắp đặt nhà máy điện hạt nhân.
Tuy Định hướng quy hoạch phát triển điện hạt nhân
được phê duyệt nam 2010, nhưng đến nay các đề án vẫn
chưa được soạn thảo trình phê duyệt.

9. Thẩm định, nêu ý kiến phản hồi và đánh giá việc

lập kế hoạch và đưa ra quyết định phát triển điện
hạt nhân với các quan điểm khác nhau
Quá trình thẩm định, nêu ý kiến phản hồi và đánh giá
việc lập kế hoạch và đưa ra quyết định từ các quan điểm
khác nhau là cần thiết để làm giảm thiểu các rủi ro của các
vấn đề không mong muốn trong quá trình hoạch định
chương trình phát triển điện hạt nhân. Ngoài chuyên
gia trong nước cũng cần mời tư vấn quốc tế vì điện hạt
nhân là một lĩnh vực công nghệ cao, đặc thù. Một số
thẩm định và khuyến cáo về kế hoạch phát triển điện hạt
nhân của Hàn Quốc đã được các chuyên gia trong nước
và các chuyên gia nước ngoài từ IAEA và USA thực hiện
và đã được tổng hợp vào trong kế hoạch phát triển các

nhà máy điện hạt nhân nhằm nâng cao tính thực tiễn của
kế hoạch. Quá trình này giúp cho việc ngăn ngừa các sai
lầm đắt giá trong dự án đầu tư lớn và yêu cầu công nghệ
tiên tiến như dự án điện hạt nhân. Hàn Quốc đã sử dụng
các thẩm định sâu và các ý kiến phản hồi không chỉ ở giai
đoạn lập kế hoạch mà còn cả trong giai đoạn hoạch định
chính sách.
Chúng ta cũng đã có quá trình chuẩn bị lâu dài để đưa
đến chủ trương phát triển điện hạt nhân và kế hoạch
triển khai các dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân
Ninh Thuận. Các trợ giúp quốc tế từ IAEA và các nước
được thực hiện trong khuôn khổ các dự án hợp tác quốc
tế hoặc trợ giúp từ các đối tác hợp tác với Việt Nam về
điện hạt nhân.

10. Nghiên cứu kinh nghiệm thành công và phản

ảnh các xu hướng phát triển điện hạt nhân trên thế
giới vào trong việc lập kế hoạch
Một chương trình điện hạt nhân quốc gia cô lập không
thể nào tiến triển đủ khả năng cạnh tranh bởi vì nó cần
phải thoả mãn một số lớn các tiêu chuẩn và quy tắc quốc
tế. Do đó, hợp tác quốc tế chặt chẽ và nghiên cứu các
công nghệ trên thế giới và các vấn đề an toàn, an ninh,
thanh sát hạt nhân là những hoạt động quan trọng nhất
để bắt đầu khởi động một chương trình điện hạt nhân.
Những nhà lập kế hoạch năng lượng quốc gia nên xem
xét và tổng hợp các xu hướng này vào trong kế hoạch
phát triển điện hạt nhân của họ.
Sau khi vận hành thương mại nhà máy điện hạt nhân đầu
tiên trên thế giới năm 1956, nhiều nước đã đẩy mạnh
chương trình điện hạt nhân. Các phương tiện thông tin
của Hàn Quốc đã theo dõi chặt chẽ xu hướng này và
thông báo các vấn đề quan trọng của ngành công nghiệp
điện hạt nhân. Nhiều trí thức đã mô tả trong các bài viết
về việc làm thế nào Hàn Quốc có thể thay đổi và trở
thành nước tiên tiến trên thế giới. Trong một bầu không
khí quốc gia rất quan tâm đến vấn đề phát triển, Chính
phủ đã nghiên cứu tình hình quốc tế bằng cách gửi người
đi nước ngoài, tham gia các chương trình hợp tác quốc
tế và thiết lập các văn phòng ở nước ngoài. NEPIO đã sử
dụng hiệu quả mạng lưới thông tin để phát triển chương
trình điện hạt nhân Hàn Quốc. Một khi NEPIO gặp phải
vấn đề khó khăn, các bài học từ các nước tham chiếu đã
được thu thập để giúp cho việc tìm ra kết luận phù hợp.
Trong trường hợp này, Chính phủ đã gửi một tổ nghiên
cứu đặc biệt gồm cán bộ của các tổ chức khác nhau. Tổ

nghiên cứu đã đi thăm các cơ quan chủ yếu của các nước
phát triển để thu thập thông tin, kiểm tra các chính sách
của họ và lập ra kế hoạch đối với việc phát triển điện hạt
nhân. Nghiên cứu bao gồm các vấn đề chủ yếu sau: Tình
trạng phát triển công nghệ; Hiệu quả kinh tế của các nhà
Số 2 năm 2016

THÔNG TIN
PHÁP QUY HẠT NHÂN

61


KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
máy điện hạt nhân; Bí quyết công nghệ của các chương
trình điện hạt nhân; Kinh nghiệm xây dựng và vận hành
nhà máy điện hạt nhân, và quá trình lựa chọn địa điểm,
chính sách chu trình nhiên liệu, chiến lược đảm bảo
cung cấp nhiên liệu, thu xếp tài chính cho nhà máy địên
hạt nhân.
Chúng ta đã có quá trình nghiên cứu và chuẩn bị lâu dài
để đưa đến quyết định về phát triển điện hạt nhân. Các
vấn đề về an toàn, an ninh, không phổ biến và hiệu quả
kinh tế - xã hội của điện hạt nhân đã được Chính phủ
giao cho các Bộ, ngành tổ chức nghiên cứu. Nhiều đoàn
công tác đã được cử đi khảo sát tại các nước công nghiệp
điện hạt nhân phát triển để học tập kinh nghiệm trong
hoạch định chính sách phát triển điện hạt nhân của Việt
Nam. Chúng ta đã ký 8 Hiệp định hợp tác về sử dụng
hòa bình năng lượng nguyên tử với các nước, trong đó có

các cường quốc về điện hạt nhân như Hoa kỳ, Nga, Pháp,
Nhật Bản, Hàn Quốc.

11. Việc chuẩn bị chậm hệ thống pháp quy an toàn
Với việc khẳng định kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt
nhân đầu tiên, Chính phủ Hàn Quốc đã bắt đầu chuẩn
bị hệ thống pháp quy an toàn hạt nhân. Việc chuẩn bị
khuôn khổ pháp quy là một quá trình tốn nhiều thời
gian và công sức. Do lịch trình rất chặt chẽ và thiếu
nguồn nhân lực, nên phần lớn các quy tắc kỹ thuật là
được mượn từ các nước có công nghệ nguồn như Mỹ.
Đồng thời, Nhật Bản một nước công nghiệp hàng xóm
cũng là một mô hình cho Hàn Quốc học tập để xây dựng
chương trình phát triển kinh tế do nhà nước điều hành.
Do đó, khuôn khổ luật pháp của chương trình điện hạt
nhân của Nhật Bản cũng được giới thiệu vào Hàn Quốc.
Việc tồn tại đồng thời các quy tắc khác nhau giữa Mỹ và
Nhật Bản đã gây ra những mâu thuẫn và hiểu lầm ở các
mức độ khác nhau của quá trình pháp quy.
Ngay sau khi ban hành các quy tắc về cho phép xây dựng
nhà máy điện hạt nhân (CP), việc chuẩn bị mặt bằng
cho nhà máy điện hạt nhân đầu tiên đã được bắt đầu.
Tuy nhiên, quá trình cấp phép đã không được bắt đầu
cho đến 3 tháng sau đó dẫn đến việc ban hành giấy phép
chỉ vừa đủ trước khi đổ mẻ bêtông đầu tiên. Việc chuẩn
bị chậm khuôn khổ pháp quy đã tạo ra sự chậm trễ trong
hoạt động cấp phép nhà máy điện hạt nhân. Việc chậm
trễ có thể tạo ra các tổn thất nghiệm trọng về đầu tư nước
ngoài và làm tổn hại niềm tin của các đối tác. Tuy nhiên,
dự án điện hạt nhân đầu tiên của Hàn Quốc được tiến

triển không có vấn đề lớn nào chỉ do sự cố gắng không
mệt mỏi của các thành viên chính tham gia dự án (Chủ
đầu tư và Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia).
Hệ thống pháp quy ban đầu không bao gồm vấn đề bảo
đảm và kiểm soát vật liệu hạt nhân cho đến khi IAEA

62

THÔNG TIN
Số 2 năm 2016
PHÁP QUY HẠT NHÂN

giới thiệu Nghị định thư bổ sung. Kinh nghiệm của Hàn
Quốc đã nhấn mạnh đến sự quan trọng của việc phát
triển sớm khuôn khổ pháp quy đối với an toàn và bảo
đảm hạt nhân. Mong muốn bắt đầu các cố gắng càng sớm
càng tốt để thiết lập một hệ thống pháp quy độc lập và
được tổ chức hợp lý. Sau tại nạn Fukushima, Hàn Quốc
đã có cải tổ quan trọng hệ thống pháp quy hạt nhân theo
hướng hình thành Cơ quan pháp quy độc lập hiệu quả và
tách Luật NLNT thành hai bộ luật về phát triển và luật
về bảo đảm an toàn, an ninh và không phổ biến hạt nhân.
Ngoài ra, còn có các luật chuyên ngành khác như luật về
bồi thường hạt nhân, luật về quản lý chất thải phóng xạ
và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng,…
Các bài học kinh nghiệm này đã được Việt Nam tham
khảo khi xây dựng Hệ thống pháp quy hạt nhân bao gồm
Luật NLNT và Cơ quan pháp quy hạt nhân. Bài học này
cũng đã được IAEA khuyến cáo cho các quốc gia thành
viên. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và

khách quan mà hệ thống pháp quy hạt nhân của chúng
ta chưa phù hợp, cần phải được sửa đổi cho phù hợp với
yêu cầu an toàn của IAEA và các điều ước quốc tế về an
toàn, an ninh, không phổ biến và bồi thường hạt nhân.

12. Nhân đôi cố gắng bởi việc theo đuổi hai loại
nhà máy khác nhau
Hai loại nhà máy điện hạt nhân khác nhau (lò nước nhẹ
và lò nước nặng áp lực) đã được sử dụng ở Hàn Quốc. Lò
nước nặng áp lực được sử dụng bởi vì sự lo ngại về tình
trạng cung cấp urani làm giàu phụ thuộc vào một nhà
cung cấp. KEPCO lo ngại về việc ngừng cung cấp urani
giàu do sự thay đổi nhanh chóng của các chính sách hạt
nhân trên thế giới. Tình trạng này từng bước đã được
làm rõ bởi việc xuất hiện một số nhà cung cấp urani giàu.
Hiện nay, urani giàu là thị trường mua bán cạnh tranh
của một số nhà cung cấp. Thêm vào đó, quan điểm về
ngân hàng nhiên liệu hạt nhân của IAEA có thể xoá đi
điều lo ngại này.
Hai loại công nghệ khác nhau của nhà máy điện hạt nhân
đã đòi hỏi yêu cầu đúp về nguồn lực trong vận hành,
pháp quy và đầu tư nghiên cứu phát triển.
Đối với Việt Nam chúng ta đã quyết định chỉ sử dụng
công nghệ lò nước nhẹ với thế hệ công nghệ mới nhất
bảo đảm an toàn và hiệu quả kinh tế tại thời điểm đầu tư.
Như vậy khắc phục khó khăn mà Hàn Quốc đã gặp phải.
Trên đây là một số kinh nghiệm được rút ra từ chương
trình phát triển điện hạt nhân của Hàn Quốc và đã được
xem xét liên hệ cho chương trình phát triển điện hạt
nhân của Việt Nam.




×