Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tiếp cận hiện đại trong thu thập thông tin phản hồi từ người học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.17 KB, 6 trang )

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

Văn hóa - Xã hội

TIẾP CẬN HIỆN ĐẠI TRONG

THU THẬP THÔNG TIN PHẢN HỒI TỪ NGƯỜI HỌC
GS.TS. Đinh Văn Tiến *,
TS. Nguyễn An ** và ThS. Nguyễn Việt Tiệp ***

Tóm tắt: Thu thập thông tin phản hồi từ người học là một công việc thường xuyên
của các cơ sở đào tạo. Từ năm học 2012-2013, Trường Đại học Kinh doanh và Công
nghệ Hà Nội đã lập phần mềm “Danhgiagiangvien” để thu thập thông tin phản hồi
từ người học về chất lượng giảng dạy của giảng viên. Kết quả thu được sau 6 năm áp
dụng phần mềm này đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường, hướng tới
một nền giáo dục dân chủ và hiệu quả.
Từ khóa: người học, phần mềm “Danhgiagiangvien”, thu thập thông tin.
Abstract: Collection of feedback from learners is the common practice of all
training institutions. Since 2012- 2013 academic year, Hanoi University of Business
and Technology has created the “Evaluation of lecturers” software so as to collect the
feedback on the teaching quality of lecturers from students. The outcome of the sixyear software performance has helped improve the training quality of the University,
orienting towards a democratic and effective education.
Keywords: Learners, “evaluation of lecturers” software, collection of feedback.

1. Ý nghĩa, mục đích, yêu cầu của việc
thu thập thông tin phản hồi từ người học
Thu thập thông tin phản hồi từ người
học là yêu cầu bắt buộc đối với mọi cơ sở
đào tạo. Điều đó đã được ghi trong Luật
Giáo dục của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam và Quy chế Dân chủ trong nhà


trường của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thu
thập ý kiến phản hồi từ người học cũng là
một trong những tiêu chí kiểm định chất
lượng giáo dục các cơ sở đào tạo.
Thực hiện các quy định nêu trên, Ban
Giám hiệu Trường Đại học Kinh doanh
và Công nghệ Hà Nội (HUBT) ra Nghị
quyết số 562/NQ-BGH ngày 16/10/2013

chủ trương mỗi năm thực hiện hai lần lấy
phiếu thăm dò ý kiến của người học đối
với hoạt động giảng dạy của giảng viên.
Thông qua kết quả thăm dò đó, nhà trường
có những biện pháp điều chỉnh, sửa đổi,
bổ sung các quy định nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo.
Người học ở HUBT gồm có sinh viên
các hệ chính quy, liên thông, đào tạo từ
xa, tại chức, học viên cao học và nghiên
cứu sinh. Thông tin phản hồi từ người học
bao gồm các góp ý về chất lượng giảng
dạy của giảng viên, về tổ chức học tập,
chương trình đào tạo, giáo trình và điều
kiện phục vụ học tập.

* Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KD&CN Hà Nội.
** Cán bộ nghiên cứu Trường ĐH KD&CN Hà Nội.
*** Giảng viên Trường ĐH KD&CN Hà Nội.

Tạp chí

Kinh doanh và Công nghệ
Số 03/2019

67


NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

Để thu thập thông tin từ người học,
trước năm 2012 các đơn vị quản lý ở
HUBT thường sử dụng phương pháp
truyền thống bằng cách phát phiếu các
câu hỏi in trên giấy. Người học điền vào
phiếu và nộp cho bộ phận quản lý. Sau đó
bộ phận quản lý tiến hành thống kê, phân
tích, tổng hợp, đánh giá và rút ra những
kết luận cần thiết. Quá trình thu thập
thông tin phản hồi từ người học như trên
thường mất khá nhiều thời gian và công
sức. ở HUBT thường sử dụng phương
pháp truyền thống bằng cách phát phiếu
các câu hỏi in trên giấy. Người học điền
vào phiếu và nộp cho bộ phận quản lý.
Sau đó bộ phận quản lý tiến hành thống
kê, phân tích, tổng hợp, đánh giá và rút
ra những kết luận cần thiết. Với số lượng
hàng chục ngàn sinh viên đang theo học
hàng năm tại trường, phương pháp thu
thập thông tin phản hồi từ người học như
trên thường mất khá nhiều thời gian, công

sức và tỏ ra không hiệu quả.
Một là, do khối lượng phiếu rất lớn,
thống kê bằng tay rất chậm, dễ nhầm lẫn.
Hai là, do tâm lý e ngại, nhiều người học
không giám góp ý trực tiếp, sợ bị trù úm.
Ba là, một người học nhiều môn,
một lớp có nhiều giảng viên lên lớp, một
giảng viên lại giảng một số môn học
khác nhau,... Vì vậy, nếu thực hiện bằng
phương pháp thủ công, số phiếu giấy phát
ra và thu về phải lớn gấp ba lần.
Đó là những khó khăn gặp phải khi
tiến hành thu thập thông tin từ người học
theo phương pháp truyền thống và xử lý
khối lượng thông tin này theo hình thức
thủ công. Hiện nay, nhờ công nghệ thông
tin, việc thu thập thông tin như trên được
thực hiện nhanh hơn, dễ dàng hơn rất
nhiều. Trong kỷ nguyên Cách mạng công
nghiệp lần thứ 4, tất cả các hoạt động này
ở nhiều nước tiên tiến đã được tự động

Văn hóa - Xã hội

hóa thông qua mạng máy tính. Một cách
sơ lược, quy trình đó diễn ra như sau:
- Thông qua mạng máy tính, Trung
tâm (máy chủ) chuyển phiếu các câu hỏi
đến người học;
- Nhận được phiếu các câu hỏi, người

học điền thông tin trả lời đầy đủ vào phiếu và
kết quả được tự động gửi trở lại máy chủ:
- Trung tâm nhận được thông tin trả
lời từ hàng vạn người học, tiến hành phân
tích, tổng hợp và đưa ra các kết quả.
2. Phần mềm thu thập thông tin phản
hồi từ người học trên mạng máy tính
Thông tin phản hồi từ người học rất
đa dạng. Tuy nhiên, Trường Đại học Kinh
doanh và Công nghệ Hà Nội đã lập phần
mềm tập trung thu thập thông tin về chất
lượng giảng dạy của giảng viên, vì đây là
một trong các khâu cơ bản để nâng cao
chất lượng đào tạo. Dựa trên thực tiễn
quản lý chất lượng đào tạo nhiều năm, GS.
Hiệu trưởng Trần Phương đã phê duyệt
một bảng phỏng vấn gồm 5 câu hỏi tương
ứng với 5 tiêu chí khảo sát ý kiến đánh giá
của người học về chất lượng giảng dạy
của giảng viên. 5 tiêu chí đó như sau:
1. Nội dung bài giảng bổ ích thiết
thực với bạn không? (Tiêu chí này
nhằm mục đích hỏi về nội dung, chương
trình bài giảng của giảng viên).
2. Bài giảng có giúp bạn nắm được
nội dung cốt lõi của môn học không?
(Tiêu chí này nhằm hỏi về phương pháp,
nghệ thuật truyền đạt của giảng viên).
3. Bài giảng có mở rộng, cập nhật
thêm ngoài giáo trình không? (Tiêu chí

này nhằm mục đích hỏi về nội dung yêu
cầu liên hệ thực tế của giảng viên).
4. Giảng viên có sử dụng phương
pháp giảng dạy tích cực không? (Tiêu
chí này nhằm hỏi về nội dung yêu cầu áp
dụng phương pháp giảng dạy tích cực của
giảng viên).
Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 03/2019

68


Văn hóa - Xã hội

5. Giảng viên có quan tâm đến quản
lý lớp không? (Tiêu chí này nhằm mục
đích hỏi về sự quan tâm, kiểm tra, nhắc
nhở,… của giảng viên đối với tất cả người
học nghe giảng trong lớp học của mình).
Mỗi câu hỏi nêu trên tương ứng một
tiêu chí đánh giá. Mỗi tiêu chí có 3 mức
trả lời là “Yếu”, “Trung bình” và “Tốt”.
Để triển khai yêu cầu thực tế trên,
Trung tâm Tin học của HUBT đã thành
lập Phần mềm thu thập ý kiến phản hồi
của người học về chất lượng giảng dạy
của giảng viên, gọi tắt là Phần mềm
“Danhgiagiangvien”. Phần mềm đã

thực hiện trao đổi bảng phỏng vấn trên
mạng máy tính giữa máy chủ và các
Sever (nếu kết nối mạng Lan) hoặc các
thiết bị cá nhân như Labtop, Điện thoại,
Ipad,… (nếu kết nối mạng Internet).
Trên các Sever hoặc thiết bị cá nhân đã
nối mạng, người học dễ dàng truy cập
vào Phần mềm Danhgiagiangvien thông
qua các trình duyệt Google hoặc Firefox.
Từ thanh địa chỉ của một trong hai trình
duyệt trên, người học (ví dụ sinh viên
A) đăng nhập vào địa chỉ danhgia.hubt.
edu.vn, Phần mềm sẽ được khởi động.
Sau đó, sinh viên A chỉ cần nhập Mã sinh
viên của mình vào ô trống trên cửa sổ
đăng nhập hệ thống (hình 1), Phần mềm
sẽ hiển thị bảng phỏng vấn (hình 2) sau
đây lên màn hình.

Hình 1. Cửa sổ giao diện

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

Bảng hỏi này yêu cầu sinh viên A
chọn một trong 3 mức (Tốt, Trung bình
và Yếu) trả lời 5 câu hỏi về cô giáo dạy
môn Anh 1, Khi hoàn thành trả lời cả 5
tiêu chí đối với giảng viên môn Anh 1,
Phần mềm sẽ hiển thị tiếp bảng chọn trả
lời cho giảng viên-môn thứ 2, môn thứ

3,… Cứ tiếp tục như vậy cho đến hết danh
sách giảng viên-môn đã lên lớp cho sinh
viên A. Khi kết thúc trả lời cho giảng
viên-môn cuối cùng, tất cả kết quả sinh
viên A đã lựa chọn được truyền qua mạng
máy tính và lưu vào máy chủ.

Hình 2. Bảng phỏng vấn giao diện
trên màn hình của Phần mềm
“Danhgiagiangvien”
Bằng cách thức trên đây, kết quả đánh
giá 5 tiêu chí về chất lượng giảng dạy của
hàng vạn người học theo từng giảng viênmôn khác nhau sẽ được thực hiện và lưu
dữ liệu vào máy chủ. Để tổng hợp phân
loại giảng viên theo kết quả đánh giá của
người học, Hiệu trưởng đã phê duyệt
nguyên tắc phân loại theo 4 loại: Giỏi,
Khá, Trung bình và Yếu. Nguyên tắc phân
loại cụ thể như sau: Lấy mức “Tốt” làm
gốc. Mỗi tiêu chí sẽ lấy tỷ lệ phần trăm
số phiếu chọn mức tốt trên tổng số người
Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 03/2019

69


NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI


học tham gia bỏ phiếu cho một giảng
viên-môn học (ký hiệu tỷ lệ phần trăm đó
là TC) làm cơ sở để phân loại. Cụ thể:
a) Loại Giỏi là những giảng viên-môn
học có TC của cả 5 tiêu chí đều bằng hoặc
lớn hơn 80%.
b) Loại Khá là những giảng viên-môn
học đạt TC của 5 tiêu chí từ 70% đến 79%.
c) Loại Trung bình là những giảng
viên-môn học đạt TC của 5 tiêu chí từ
60% đến 69%.
d) Loại Yếu là những giảng viên-môn
học có TC của 3, 4 tiêu chí đạt mức 50%
trở lên, các TC còn lại dưới 50%.
Sử dụng các phần mềm phân tích
thống kê, dựa trên các nguyên tắc phân loại
của Hiệu trưởng, Ban Chỉ đạo hướng dẫn
người học đánh giá giảng viên (gọi tắt là
Ban Chỉ đạo ĐGGV) đã thực hiện xếp loại
chất lượng giảng dạy theo kết quả đánh giá
của người học. Các kết quả này là cơ sở
ban đầu để nhà trường, các khoa, bộ môn
và từng giảng viên tham khảo, phục vụ
mục đích nâng cao chất lượng giảng dạy.
3. Các điểm lưu ý khi xây dựng
cơ sở dữ liệu để thực thi Phần mềm
Danhgiagiangvien
Vấn đề cơ bản khi xây dựng phần
mềm Danhgiagiangvien là việc thu thập
và phân tách hệ thống dữ liệu phức tạp

bởi thực tế giảng dạy của kỳ đánh giá. Khi
xây dựng dữ liệu đầu vào của phần mềm,
thường gặp các trường hợp: một người
học nhiều giảng viên, một môn học có
nhiều giảng viên lên lớp, một giảng viên
dạy một số môn học ở các lớp khác nhau,
một lớp lớn chia thành các lớp học nhóm
nhỏ do giảng viên khác nhau dạy, v.v.
Nguyên tắc thu thập và phân tích là
phải đảm bảo tất cả người học lên mạng
lựa chọn đánh giá đủ 5 tiêu chí cho tất cả
các giảng viên đã dạy mình ở các khối lớp
khác nhau. Muốn vậy, phần mềm phải lựa

Văn hóa - Xã hội

chọn cách thức xây dựng và “liên kết tham
chiếu dữ liệu theo kiểu nhiều tầng”. Cách
thức này được mô tả sơ lược trong hình 3.
Giả sử trong nhóm dữ liệu A là danh
sách họ tên và mã người học cùng học
các môn đại cương do một số giảng viên
dạy ở các lớp lớn. Trong nhóm dữ liệu
B1, B2,… là danh sách họ tên và mã
người học từ lớp lớn trong nhóm A chia
ra để học một số giảng viên dạy các môn
chuyên ngành. Các lớp chuyên ngành lại
chia nhóm để các giảng viên khác nhau
dạy môn chuyên sâu, hướng dẫn chuyên
đề, đồ án ở các nhóm dữ liệu B11, B12,

B21,… Nhờ cách thức liên kết tham chiếu
dữ liệu, khi đăng nhập vào Phần mềm
Danhgiagiangvien trên mạng, một người
học có khả năng lựa chọn từng mức của cả
5 tiêu chí đánh giá mỗi giảng viên-môn.
Theo đó, tất cả người học trong kỳ đều
được hỏi ý kiến về chất lượng giảng dạy
của tất cả giảng viên dạy mình. Mặt khác,
tất cả giảng viên dạy ở các lớp khác nhau
cũng đều được tham khảo ý kiến sinh viên
của họ về chất lượng giảng dạy.

Hình 3: Cách thức liên kết tham chiếu
dữ liệu
Phương pháp nêu trên đã khắc phục
khó khăn cơ bản trong việc thu thập thông
tin phản hồi từ người học thông qua mạng
máy tính. Thử so sánh: với phương pháp thủ
công truyền thống, ứng với 3 loại lớp lớn,
trung bình và nhỏ và mỗi người học, cần
phải phát ra và thu về 3 loại phiếu phỏng
Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 03/2019

70


Văn hóa - Xã hội


vấn in trên giấy. Nếu mỗi kỳ cần hỏi ý kiến
25 ngàn người học của HUBT, sẽ phải phát
ra và thu về tổng số 75 ngàn phiếu. Với phần
mềm không sử dụng liên kết tham chiếu
dữ liệu, ứng với 3 loại lớp nêu trên, cần tổ
chức 3 lần cho mỗi người học đăng nhập
mạng máy tính để trả lời bảng hỏi. Còn khi
thực hiện phần mềm Danhgiagiangvien,
mỗi người học chỉ đăng nhập mạng máy
tính một lần khoảng 15 phút. Sau khi người
học hoàn thành trả lời bảng hỏi đối với các
giảng viên của mình, máy chủ đã lưu trữ đủ
thông tin cần thiết.
Muốn thu thập và phân tích thông tin
từ người học hiệu quả, phần mềm phải
dựa trên các tập dữ liệu với hệ thống mã
định danh thống nhất. Điều này đòi hỏi
công tác quản lý đào tạo của trường phải
xây dựng các hệ thống mã định danh như:
mã giảng viên, mã người học, mã môn
học/học phần, mã lớp học, v.v.. một cách
khoa học, thống nhất, không trùng lặp.
Để đạt được hiệu quả cao khi vận
hành phần mềm Danhgiagiangvien, các
tập dữ liệu về “Danh sách giảng viên lên
lớp trong kỳ”, “Danh sách sinh viên theo
học ở các lớp lớn, lớp vừa và lớp nhỏ đối
với tất cả môn học/học phần trong kỳ”,
“Lịch trình lên lớp và kết thúc học các
môn học/học phần đối với các loại lớp

học trong kỳ đánh giá”, v.v. phải hoàn
thành chính xác, đúng format và kịp thời
trước kỳ đánh giá.
4. Nâng cao chất lượng thông tin
thu thập khi thực hiện Phần mềm
Danhgiagiangvien
Trong thống kê học, khi tỷ lệ người
học tham gia bỏ phiếu đánh giá càng cao,
ý kiến đóng góp của người học phản ánh
càng trung thực thực tế giảng dạy của
giảng viên, có nghĩa là khi chất lượng
thông tin thu thập đầu vào càng cao, thì
kết quả tổng hợp, phân tích càng khách

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

quan, chính xác. Nhằm đạt được yêu cầu
này, về biện pháp hành chính, Ban Chỉ
đạo ĐGGV đã tổ chức tập huấn cho lớp
trưởng và gửi thư của Hiệu trưởng đến tất
cả người học để họ nhận thức rõ ý nghĩa,
mục đích của công tác thăm dò ý kiến về
chất lượng giảng dạy của giảng viên, cũng
như quyền, và nghĩa vụ của người học.
Đồng thời, mỗi đợt tiến hành đánh giá
giảng viên, Phần mềm Danhgiagiangvien
cũng đã thiết kế các modun hỗ trợ, như:
- Hiển thị trên mạng máy tính các thông
báo lịch trình các đợt người học tham gia
đánh giá giảng viên, danh sách các lớp học

và người học chưa tham gia bỏ phiếu.
- Hiển thị thông báo nhắc nhở trên
màn hình máy tính ở các lớp học có
trong lịch.
- Kiểm tra vân tay cá nhân người học
trước khi đăng nhập Phần mềm để bỏ
phiếu đánh giá.
- Thông thường, khi gần kết thúc các
tuần lên lớp, người học có thể truy cập
vào trang Web Trung tâm Tin học của
trường để xem các thông tin cần thiết
(như điểm, ngày thi, lịch thi, lịch học tiếp,
v.v.). Nhưng đối với người học nào quên
nhiệm vụ bỏ phiếu đánh giá giảng viên,
Phần mềm sẽ sử dụng cách chặn tác vụ
truy cập này, đồng thời hiển thị thông báo
nhắc nhở cá nhân đó tham giá đánh giá.
5. Các kết quả thu được khi thực hiện
Phần mềm Danhgiagiangvien ở HUBT
Từ năm học 2012-2013, Trường Đại
học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã
thực hiện Phần mềm Danhgiagiangvien để
thu thập thông tin phản hồi từ người học về
chất lượng giảng dạy của giảng viên ở tất
cả các đối tượng người học và tất cả các
bậc học. Từ đó đến nay, trong cả hai học
kỳ của mỗi năm học, trường đều tổ chức
lấy ý kiến người học ngay sau khi kết thúc
các môn học/học phần của đợt khảo sát.
Tạp chí

Kinh doanh và Công nghệ
Số 03/2019

71


NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

Văn hóa - Xã hội

Sau khi trên 70% số người học ở các lớp
đã đánh giá, máy chủ đã nhận được kết
quả, Ban chỉ đạo ĐGGV sẽ dựa trên các
nguyên tắc phân loại của Hiệu trưởng, tiến
hành tổng hợp, phân tích, đưa ra kết quả.
Kết quả thu được qua mỗi đợt đánh
giá bao gồm: Bảng thống kê tổng hợp
phân loại trong toàn trường, Danh sách
phân loại giảng viên theo kết quả thu thập
ý kiến phản hồi của sinh viên theo từng
khoa, Danh sách giảng viên-môn có quá
3 lần xếp loại yếu trong 5 kỳ khảo sát gần
đây, theo ý kiến đánh giá của sinh viên.
Kết quả đánh giá giảng viên qua 9 đợt
khảo sát liên tục trong toàn trường (tính
từ đợt thứ 4: kỳ I năm học 2014-2015 đến
đợt thứ 12: kỳ I năm học 2018-2019) biểu
diễn bằng đồ thị về sự thay đổi của tỷ lệ số
giảng viên-môn xếp loại Giỏi, Trung bình
và Yếu trên tổng số giảng viên-môn toàn

trường (H.4), cho thấy rõ sự tiến bộ của
chất lượng giảng dạy: tỷ lệ giảng viênmôn xếp loại Giỏi tăng dần, còn tỷ lệ xếp
loại Trung bình và Yếu giảm dần.
Đồ thị trên Hình 3 biểu diễn tỷ lệ
giảng viên-môn xếp loại Giỏi, Trung bình
và Yếu trên tổng số giảng viên-môn toàn
trường qua 9 đợt khảo sát: (a: Giỏi; b:
Trung bình; c: Yếu).
6. Kết luận
Thu thập thông tin phản hồi nói chung
và thông tin đánh giá giảng viên từ người

học nói riêng là yêu cầu tất yếu của mọi cơ
sở đào tạo. Phần mềm Danhgiagiangvien
có khả năng thu thập và phân tích thông
tin đánh giá của hàng vạn người học trong
nhiều năm học gần đây tại Trường Đại
học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
Kết quả thu được đã góp phần nâng cao
chất lượng đào tạo của trường.

Hình 4. Phân loại giảng viên (theo tỷ lệ %)
Với cách thức tiếp cận hiện đại, dựa
trên việc trao đổi bảng phỏng vấn trên
môi trường mạng máy tính và sử dụng
phương pháp liên kết tham chiếu dữ liệu
nhiều tầng, Phần mềm Danhgiagiangvien
đã được áp dụng hiệu quả để thu thập
thông tin phản hồi từ người học về chất
lượng giảng dạy của giảng viên ở tất cả

các lớp học quản lý theo niên chế. Sắp tới,
đến Khóa 24, HUBT sẽ áp dụng quản lý
đào tạo theo cơ chế tín chỉ. Với cách thức
tiếp cận như trên, Phần mềm này vẫn phát
huy tác dụng hiệu quả của nó./.

Tài liệu tham khảo
1. Luật Giáo dục 2005.
2. Luật Giáo dục 2018. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục số 38/2005/QH11.
3. Chính phủ (2015). Thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính
nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/1/2015.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000).Quy chế thực hiện dân chủ trong nhà trường.
Quyết định số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/03/2000.
5. Ban Giám hiệu HUBT (2013). Về Chủ trương lấy phiếu thăm dò ý kiến của người
học đối với hoạt động giảng dạy. Nghị quyết số 562/NQ-BGH ngày 16/10/2013.
Ngày nhận bài: 20/04/2019
Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 03/2019

72



×