Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

CÁC NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN TẠI CÔNG TY VẬT LIỆU VÀ THIẾT BỊ VIỄN THÔNG 43

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.24 KB, 43 trang )

CÁC NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN TẠI CÔNG TY VẬT LIỆU VÀ THIẾT
BỊ VIỄN THÔNG 43
2.1/ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN THANH TOÁN TẠI CÔNG TY VẬT
LIỆU VÀ THIẾT BỊ VIỄN THÔNG 43.
2.1.1/ Tổ chức quản lý vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại Công Ty Vật
Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43.
* Nội dung Vốn bằng tiền.
Vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản lưu động trong Công Ty, được
hình thành chủ yếu trong quá trình bán hàng và các quan hệ thanh toán.
Vốn bằng tiền trong Công Ty bao gồm Tiền Mặt tồn quỹ và Tiền gửi
ngân hàng. Đây là hai hình thức sử dụng tiền chủ yếu mà Công Ty đang sử
dụng, Công Ty không sử dụng vàng bạc, đá quý, ngoại tệ.
Hai ngân hàng chủ yếu để Công Ty gửi và rút tiền khi cần thiết là:
+ Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội
+ Ngân hàng đầu tư và phát triển Sơn Tây
Công tác quản lý của vốn bằng tiền trong Công Ty được quản lý hết sức
chặt chẽ và chi tiết thông qua các nguyên tắc sau:
+ Đơn vị tiền tệ thống nhất để ghi sổ kê toán là đồng Việt Nam (VNĐ)
+ Tiền mặt thuộc một bộ phận của tài sản lưu động nên nó rất dễ bị hao
hụt, mất mát, dễ cháy, do đó luôn được bảo quản trong két sắt do thủ quỹ chịu
trách nhiệm cất giữ.
+ Mọi khoản thu – chi hàng ngày đều phải có phiếu thu, phiếu chi và xác
nhận của kế toán trưởng.
+ Công Ty hạch toán chi tiết tiền gửi tại hai ngân hàng và khi thực hiện
thanh toán qua ngân hàng tuyệt đối tuân thủ những quy định và hướng dẫn
của ngân hàng, thường xuyên kiểm tra, đối chiếu số tiền gửi tại ngân hàng và
sổ sách tại Công Ty.
+ Khi phát sinh các nghiệp vụ giao dịch trên tài khoản của ngân hàng và
khách hàng thi phải có giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hàng. Khi nhận
được các chứng từ này kế toán căn cứ vào đó để hạch toán và kiểm tra đối
chiếu với các chứng từ gốc kèm theo.


* Nội dung các khoản thanh toán
Các khoản thanh toán trong Công Ty bao gồm các khoản phải thu và
các khoản phải trả.
+ Khoản phải thu:
Các khoản phải thu trong Công Ty bao gồm: Các khoản phải thu của
khách hàng về bán sản phẩm, hàng hóa, thu tiền hoàn ứng, thu tiền từ cấp
trên chuyển xuống……..
+ Các khoản phải trả:
Các khoản phải trả bao gồm: Phải trả cho người bán vật tư, hàng hóa,
chi trả lương, BHXH và các chế độ của người lao động, chi trả tạm ứng, công
tác phí…..
Việc hạch toán các khoản thanh toán cũng được Công Ty quản lý chặt
chẽ và chi tiết.
+ Kế toán mở sổ theo dõi chi tiết cho từng đối tượng phải thu, phải trả,
từng khoản nợ và từng lần thanh toán nợ của các đối tượng.
+ Định kỳ, tiến hành kiểm tra, đối chiếu từng khoản nợ đã phát sinh, đã
thu hồi và số còn nợ đối với từng đối tượng.
2.1.2: Kế toán tổng hợp vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại Công Ty
vật liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43
a/ Chứng từ kế toán sử dụng:
- Phiếu thu ( Mẫu số 01 – TT/BB)
- Phiếu chi ( Mẫu số 02 – TT/BB)
- Biên lai thu tiền( Mẫu số 06 – TT/HD)
- Bảng kiểm kê quỹ( Mẫu số 07 – TT/HD)
- Giấy báo nợ
- Giấy báo Có
- Uỷ nhiệm thu
- Uỷ nhiệm chi
- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng ( Mẫu số 03 – TT)
- Bảng sao kê của ngân hàng

- Giấy thanh toán tạm ứng ( Mẫu số 04 – TT)
- Hóa đơn bán hàng ( Mẫu số 02 – GTGT – 3LL)
- Hóa đơn GTGT ( Mẫu số 01 – GTGT – 3LL)
Nợ TK 111 Có
Các khoản tiền mặt nhập quỹ.Số tiền mặt phát hiện thừa khi kiểm kê
Số tiền mặt giảm khi xuất quỹSố tiền mặt phát hiện thiếu khi kiểm kê
SD: Số tiền mặt tồn quỹ cuối kỳ
- Bảng kê chi tiền ( Mẫu số 09 – TT)
Ngoài ra còn sử dụng một số chứng từ liên quan khác
b/ Sổ sách kế toán sử dụng:
- Sổ quỹ tiền mặt ( Mẫu số S07 – DN)
- Bảng kê số 1 (Mẫu số S04b1 – DN)
- Bảng kê số 2 (Mẫu số S04b2 – DN)
- Nhật ký chứng từ số 1( Mẫu số S04a1 – DN)
- Nhật ký chứng từ số 2 (Mẫu số S04a2 – DN)
- Sổ cái TK 111,112,131,331 ( Mẫu số S05 – DN)
- Sổ chi tiết TK 131,331 ( Mẫu số S31 – DN)
- Nhật ký chứng từ số 8 (Mẫu số S04a8 – DN)
- Bảng kê số 11 (Mẫu số S04b11 - DN)
- Sổ tiền gửi ngân hàng ( Mẫu số S08 – DN)
c/ Tài khoản kế toán sử dụng, nội dung, kết cấu.
- TK 111: Tiền mặt
- TK 112 : Tiền gửi ngân hàng
- TK 131: Phải thu khách hàng
- TK 331: Phải trả người bán
* TK 111: Tiền mặt
Tác dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thu- chi - tồn quỹ
tiền mặt của Công Ty.
Nội dung – Kết cấu:
Nợ TK 112 Có

- Các khoản tiền gửi vào ngân hàng- Các khoản tiền rút ra khỏi ngân hàng
SD: Số tiền hiện còn gửi tại ngân hàng
Nợ TK 131 Có
+Số tiền phải thu của khách hàng+Số tiền thừa cho khách hàng trả lại
+Số tiền do khách hàng trả nợ+Số tiền nhận ứng trước, trả trước của khách hàng+Số tiền giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán cho khách hàng.
SD: Số tiền còn phải thu của khách hàng
SD: Số tiền đã thu > Số phải thu hoặc số tiền ứng trước của khách hàng
* TK 112: Tiền gửi ngân hàng:
Tác dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình hiện có và sự biến
động tăng giảm của các khoản tiền gửi tại ngân hàng.
Nội dung- kết cấu:
* TK 131: Phải thu của khách hàng
Tác dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh nợ phảI thu và tình hình
thanh toán các khoản nợ phải thu với khách hàng.
Nội dung – Kết cấu

Nợ TK 331 Có
+ Số tiền đã trả cho người bán kể cả số tiền ứng trước.+ Khoản giảm gía hàng bán, CKTM, CKTT, giá trị vật tư trả lại người bán
+ Số còn phải trả cho người bán+ Điều chỉnh chênh lệch giữa giá tạm tính< giá thực tế( Trong trường hợp hoá đơn về trước hàng về sau)
SD: Phản ánh số đã trả > Số phải trả
SD: Số còn phải trả người bán
* TK 331: Phải trả người bán
Tác dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các
khoản nợ phải trả của Công Ty cho người bán, nhà cung cấp theo hợp đồng
kinh tế đã kí kết.
Nội dung kết cấu:
Bảng kê số 1,2,11 NKCT số 1,2,5,8 Sổ chi tiết các TK 111,112,131,331
Sổ cái TK 111,112,131,331
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính

Sổ quỹ
d/ Quy trình kế toán
Trình tự luân chuyển chứng từ ghi sổ kế toán vốn bằng tiền và các khoản
thanh toán tại Công Ty vật liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43 được luân chuyển
theo trình tự sau:
SƠ ĐỒ 5: SƠ ĐỒ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC
KHOẢN THANH TOÁN TẠI CÔNG TY VẬT LIỆU VÀ THIẾT BỊ VIỄN THÔNG 43
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Giải thích quy trình ghi sổ:
+ Hàng ngày từ chứng từ gốc (phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy
báo có….) kế toán vào sổ quỹ, bảng kê số 1,2,11, vào nhật ký chứng từ số
1,2,5,8, sổ chi tiết các tài khoản.
Chứng từ gốc:
- Phiếu thu - chi
- Giấy báo Nợ – Có
Nếu các nghiệp vụ căn cứ trực tiếp Từ bảng kê 1,2,11 thi cuối tháng kế
tóan cộng tổng số liệu vào nhật ký chứng từ.
+ Cuối tháng từ nhật kí chứng từ số 1,2,5,8 kế toán vào sổ cái TK
111,112,131,331 và từ sổ chi tiết TK 111,112,131,331 vào bảng tổng hợp chi
tiết. Kế toán đối chiếu kiểm tra giữa sổ cái TTK 111,112,131,331 và bảng
tổng hợp chi tiết để kiểm tra tính chính xác.
Sau đó từ bảng kê số 1,2,11, bảng tổng hợp chi tiết và sổ cái TK 111,
112, 131, 331 vào báo cáo tài chính.
2.2/ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY VẬT LIỆU VÀ
THIẾT BỊ VIỄN THÔNG 43.
2.2.1/ Giới thiệu chung về Nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ tại Công Ty.
Nguyên vật liệu công cụ dụng cụ là những yếu tố cơ bản nhất của quá

trình sản xuất kinh doanh, nó tham gia thường xuyên và trực tiếp vào quá
trình sản xuất để hình thành nên thực thể của sản phẩm.
Quản lý tốt nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ từ khâu thu mua, bảo quản
đến sử dụng là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý tài sản của
Công Ty.
Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu kinh doanh của Công Ty Vật
Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43 chia ra các loại như sau:
+ Nguyên vật liệu chính: Là những nguyên vật liệu tham gia trực tiếp
vào quá trình sản xuất như: Dây đồng, nhựa PEHD…
+ Nguyên vật liệu phụ: Nhôm, chỉ, hạt màu…
+ Công cụ dụng cụ: Dầu mỡ….
+ Vật liệu khác: Bao bì đóng gói,….
+ Phụ tùng thay thế:Là những phụ tùng Công Ty mua về để thay thế bộ
phận máy móc, phương tiện vận tải: Xăm, lốp, vòng bi….
Do đó nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ có thể coi là nền tảng vững chắc
bước vào sản xuất, nhờ có nguyên vật liệu mà tạo ra được sản phẩm để phục
vụ cho nhu cầu tiêu dùng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng.
* Nguồn nhập nguyên vật liệu:
+ Công ty cổ phần Trần Phú
+ Công ty TNHH Thành An
+ Công ty TNHH Kim Quang
+ Công ty cổ phần thiết bị Mai Anh
2.2.2/ Thủ tục quản lý, cấp phát nguyên vât liệu, công cụ dụng cụ Công Ty vật
liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43
a/ Thủ tục quản lý:
Kế toán trưởng thường xuyên tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp về
số lượng nhập – xuất – tồn kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Kiểm tra
chặt chẽ số lượng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ hàng ngày 1 cách chính
xác về số lượng công cụ dụng cụ xuất ra.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ

nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo chế độ nhà nước. Phải lập báo cáo cần
thiết và cung cấp thông tin về vật liệu công cụ dụng cụ ở mỗi khâu thu mua,
bảo quản, sử dụng và dự trữ.
Định kỳ phải kiểm kê đánh giá vật liệu công cụ dụng cụ theo chế độ quy
định, cung cấp thông tin về vật liệu, công cụ dụng cụ tham gia vào việc phân
tích tình hình kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ, sử dụng theo yêu cầu cảu công việc một cách chi tiết, tiết kiệm và
hiệu quả.
b/ Thủ tục cấp phát nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ:
Thủ tục nhập kho: Căn cứ vào giấy nhập hàng, khi hàng về đến nơi thì
lập bảng kê nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ thu nhận cả về mặt số lượng và
quy cách. Căn cứ vào kết quả thực tế ghi vào biên bàn kiểm nhận sau đó bộ
phận bán hàng sẽ lập phiếu nhập kho vật tư trên cơ sở hoá đơn giấy giao
nhận và biê bản giao nhận. Sau đó giao cho kế toán nguyên vật liệu ghi sổ vật
liệu thực nhập vào phiếu để làm căn cứ ghi sổ.
Thủ tục xuất kho: Khi có tờ trình hay giấy phép, đơn xin cấp phát
nguyên vật liệu công cụ dụng cụ hay quyết định xin cấp phát nguyên vật liệu
của cấp trên. Kế toán nguyên vật liệu căn cứ vào đó lập và viết phiếu xuất kho,
ký và đóng dấu xuất kho.
c/ Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công Ty vật liệu và Thiết Bị
Viễn Thông 43.
Thẻ kho
Chứng từ nhập xuất
Sổ chi tiết NVL , CCDC Bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn
Hiện nay Công Ty vật liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43 đang áp dụng tính giá
hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền( bình quân cả kỳ dự
trữ)
Đơn giá bình quân
cho cả kỳ dự trữ
=

Trị giá NVL tồn đầu kỳ + Trị giá NVL nhập trong kỳ
Số lượng NVL tồn đầu kỳ + Số lượng NVL nhập trong kỳ
- Trị giá thực tế của vật liệu xuất kho được tính theo công thức:
Trị giá của vật liệu, công cụ dụng cụ = Số lượng xuất kho x đơn giá bình quân
- Trị giá của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho:
Trị giá NVL-
CCDC nhập
kho
=
Giá mua
trên hóa
đơn
+
Chi phí
mua +
Các khoản thuế
không được
khấu trừ
-
Các khoản
giảm trừ
2.2.3/ Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công Ty vật liệu và
Thiết Bị Viễn Thông 43.
Hiện nay Công Ty áp dụng phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công
cụ dụng cụ là phương pháp thẻ song song.
SƠ ĐỒ 6: SƠ ĐỒ KẾ TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI
CÔNG TY VẬT LIỆU VÀ THIẾT BỊ VIỄN THÔNG 43:
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng

Đối chiếu, kiểm tra
Giải thích quy trình ghi sổ:
=
=
-
-
+
+
+
+
=
=

+ Hàng ngày thủ kho căn cứ vào chứng từ nhập xuất để ghi số lượng
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập xuất vào thẻ kho, song thủ kho phải
chuyển chứng từ nhập – xuất - tồn cho phòng kế toán kèm theo sổ chứng từ
giao nhận cho thủ kho lập và vào sổ chi tiết nguyên vật liệu công cụ dụng cụ.
+ Cuối tháng từ sổ chi tiết nguyên vật liệu công cụ dụng cụ kế toán vào
bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn
+ Kế toán đối chiếu giữa thẻ kho và sổ chi tiết nguyên vật liệu công cụ
dụng cụ để kiểm tra tính chính xác.
a/ Chứng từ kế toán sử dụng:
- Phiếu nhập kho (Mẫu số 01 – VT)
- Phiếu xuất kho (Mẫu số 02 – VT)
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu số 03 – VT)
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư, hàng hóa (Mẫu số 05 – VT)
- biên bản kiểm kê vật tư (Mẫu số 08 – VT)
- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (Mẫu số 07 – VT)
- Thẻ kho (Mẫu số S12 – DN)
- Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn

b/ Sổ sách sử dụng:
- Sổ chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ( Mẫu số S10 – DN)
- Nhật kí chứng từ số 7 ( Mẫu số s04a7 – DN)
- Bảng kê số 4 ( Mẫu số S04b4 – DN)
- Bảng kê số 5 ( Mẫu số S04b5 – DN)
- Bảng tổng hợp chi tiết NVL - CCDC (Mẫu số S11- DN)
- Sổ cái TK 152,153 (Mẫu số S05 – DN)
c/ Tài khoản kế toán sử dụng, nội dung, kết cấu
* TK 152 – Nguyên vật liệu
* TK 153 – Công cụ dụng cụ
Tác dụng: Tài khoản này dùng để theo dõi tình hình nhập, xuất nguyên
vật liệu, cụng cụ dụng cụ và tình hình sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng
cụ trong Công Ty.
Nợ TK 152,153 Có
+ Nhập kho NVL, CCDC+ Kiểm kê phát hiện thừa NVL, CCDC+ Đánh giá lại NVL, CCDC
+ Xuất kho NVL, CCDC+ Kiểm kê phát hiện thiếu NVL, CCDC + Đánh giá lại NVL, CCDC
SD: Phản ánh NVL, CCDC tồn kho cuối kỳ
Nội dung, kết cấu:
Sổ chi tiết NVL – CCDCBảng tổng hợp nhập- xuất- tồn.……………………….
Bảng kê số 3,4,5
Nhật ký chứng từ số 7
Sổ cái TK 152,153
Báo cáo tài chính
Sổ kế toán chi tiết TK 152, 153
Bảng tổng hợp chi tiết
d/ Quy trình kế toán:
SƠ ĐỒ 7: SƠ ĐỒ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU – CÔNG
CỤ DỤNG CỤ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Giải thích quy trình ghi sổ.
Hàng ngày, căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho kế toán vào nhật
ký chứng từ số 7, đồng thời vào sổ chi tiết tài khoản 152, 153, vào bảng kê 3,
4, 5.
Đối với các nghiệp vụ căn cứ trực tiếp vào bảng kê thì ghi vào bảng kê,
cuối tháng cộng sổ để vào nhật ký chứng từ số 7.
Cuối tháng, từ nhât ký chứng từ số 7, tổng hợp số liệu để vào sổ cái tài
khoản 152, 153, đồng thời cộng số liệu trên sổ chi tiết TK 152, 153 để vào
bảng tổng hợp chi tiết.
Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa bảng tổng hợp chi tiết và sổ cỏi TK 152,
153
Số liệu trên các bảng kê, nhật ký chứng từ, bảng tổng hợp chi tiết là căn
cứ để lập báo cáo tài chính.
2.3/ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY VẬT LIỆU VÀ THIẾT BỊ VIỄN THÔNG
43:
2.3.1/ Giới thiệu chung về tài sản cố định tại công ty vật liệu và thiết bị viễn
thông 43:
Trong các doanh nghiệp, tài sản cố định là yếu tố cơ bản chiếm vị trí
quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản cố định là điều kiện
cần thiết để giảm bớt sức lao động nhằm nâng cao năng suất lao động.
Tài sản cố định là những tư liệu có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu
dài, Tài sản cố định của Công Ty là những tài sản cố định hữu hình, tiêu chuẩn
của tài sản cố định được áp dụng là: Trước khi đưa vào sử dụng hoạt động
kinh doanh phải xác đinh rõ vai trò đưa ra hiệu quả sản xuất đúng tiêu
chuẩn, để được như vậy Công Ty phải dựa vào 4 điều kiện sau:
+ Tài sản cố định của Công Ty phải chắc chắn thu được lợi ích trong
tương lai.
+ Nguyên giá của tài sản cố định được xác đinh 1 cách chắc chắn

+ Tài sản cố định có thời gian sử dụng trên 1 năm
+ Tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên.
BẢNG 2: MỘT SỐ TÀI SẢN SỐ ĐỊNH TRONG CÔNG TY
ĐVT: Triệu đồng
Tên tài sản SL
Đơn
vị tính
Năm SX
Năm
SD
Nước
SX
NG K.hao GTCL
Nhà cửa, phân
xưởng
7 Cái 1970 1972 VN 750 280 470
Bàn, ghế, tủ 8 Bộ 1971 1972 VN 25 7 18
Máy tiện cáp 4 Chiếc 1987 1990 TQ 7500 3600 3900
Máy bọ nhựa 5 Chiếc 1999 2002 TQ 9600 4200 5400
Máy tính 5 Bộ 2001 2002 VN 25 5 20
Máy sx cáp 2 Chiếc 2005 2008 TQ 4500 2200 2300
… … … … … … … … …
Tổng 31 22.400 10.292 12.100
* Phân loại tài sản cố định:
+ Tài sản cố định hữu hình: Nhà kho, phân xưởng, ôtô tải……
+ Tài sản cố định vô hình: Quyền sử dụng đất, phần mềm máy vi tính……
+ Thiết bị văn phòng: Bàn, ghế, máy vi tính…….
+ Tài sản cố định khác: Máy bọc nhựa, máy kéo dây,….
2.3.2/ Thủ tục quản lý, nhượng bán, mua sắm TSCĐ tại Công Ty.
Do Công Ty sử dụng khá nhiều tài sản cố định ở các bộ phận khác nhau,

vì vậy việc theo dõi, quản lý, đảm bảo chặt chẽ tình hình sử dụng, sửa chữa tài
sản, đòi hỏi kế toán phải có trình độ quản lý, đảm bảo chặt chẽ, tránh hao hụt
trong quá trình sử dụng.
Vì vậy, kế toán phải tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời chính xác đầy
đủ về số lượng hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyển TSCĐ trong Công Ty,
kiểm tra bảo quản, bảo dưỡng sao cho việc sử dụng hợp lý và hiệu quả.
Lập kế hoạch và dự toán chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, phản ánh
chính xác chi phí thực tế phát sinh khi sửa chữa tài sản cố định và chi phí sản
xuất kinh doanh trong kỳ theo đúng đối tượng sử dụng tài sản cố định, kiểm
tra việc thực hiện kế hoạch và chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định.
Hướng dẫ và kiểm tra các bộ phận, thực hiện đầy đủ các chế độ ghi
chép ban đầu về tài sản cố định, mở các loại sổ cần thiết và hạch toán tài sản
cố định theo đúng chế độ và kiểm tra giám sát tình hình tăng giảm tài sản cố
định.
Tham gia kiểm tra đánh giá lại tài sản cố định theo đúng chế độ quy
định của nhà nước và lập báo cáo về tài sản cố định. Phân tích tình trạng bị
huy động, sử dụng tài sản cố định nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của tài sản
cố định.
2.3.3/ Phương pháp khấu hao tài sản cố định tại Công ty vật liệu và thiết bị
viễn thông 43.
Hiện nay Công Ty đang áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng
quy định cho tất cả các loại tài sản cố định được đưa sản xuất đều phải tính
khấu hao, tài sản cố định nào chưa sử dụng và bảo quản trong nhà kho thì
không phải tính khấu hao. Nguyên tắc tính khấu hao được dựa theo nguyên
tắc tròn tháng. Tức là, tài sản cố định được đưa vào sử dụng trong tháng này
thì tháng sau bắt đầu tính khấu hao cho tài sản cố định đó. Tài sản cố định
nào hư hỏng trước thời hạn không còn khả năng sản xuất nữa thì Công Ty xin
thanh lý để đảm bảo nguồn vốn.
+ Mức khấu hao( M
kh

) được tính theo công thức:
M
kh
=
NG
T
Trong đó:
=
=

×