BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
1.1. Lí do chọn đề tài
Năm 2019 là năm thứ ba Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa môn GDCD vào thi
THPTQG để xét tốt nghiệp và đại học với hình thức thi là 100% trắc nghiệm khách
quan. Nội dung thi năm đầu tiên nằm ở toàn bộ chương trình lớp 12, hai năm tiếp
theo nội dung thi chủ yếu là lớp 12, nội dung lớp 11 chỉ tập trung ở chuyên đề “công
dân với kinh tế”.
Môn giáo dục công dân nằm trong tổ hợp các môn thi khoa học xã hội, đây là
môn học gắn liền với thực tiễn cuộc sống, kiến thức lí thuyết không nhiều nhưng
đòi hỏi học sinh phải hiểu được kiến thức và vận dụng được kiến thức để giải
quyết tình huống thì mới dễ được điểm cao.
Đề thi THPT QG năm 2019 có ít câu hỏi vận dụng hơn so với năm 2018. Các
câu hỏi vận dụng cao tập trung vào một số chuyên đề như: Thực hiện pháp luật,
Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội, Công
dân với các quyền tự do cơ bản và công dân với các quyền dân chủ. Tuy nhiên, đề
thi vẫn đảm bảo 70% câu hỏi dễ và trung bình để học sinh xét tốt nghiệp. Một số
chuyên đề không có câu hỏi xuất hiện trong đề thi như: Lớp 12 có 2 chuyên đề Pháp
luật và đời sống, Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo và lớp 11 có 1 chuyên
đề: Công dân với các vấn đề chính trị xã hội.
Môn giáo dục công dân là môn học mới được đưa vào thi THPT QG nên ngân
hàng câu hỏi còn ít, kinh nghiệm ôn thi của giáo viên chưa nhiều. Hiệu quả ôn thi
giữa các trường trong tỉnh cũng như cả nước còn có sự chênh lệch khá lớn. Thời
lượng ôn thi và nội dung ôn giữa các trường cũng không có sự thống nhất.
Đối với trường học nơi tôi đang công tác, đa số học sinh có lực học trung
bình nên việc ôn tập tốt môn GDCD sẽ giúp các em dễ dàng đạt tổng số điểm cao
để xét tốt nghiệp. Tuy nhiên, tâm lí của đa số học sinh vẫn coi đây là môn phụ, có
xét đại học nhưng đa số là những khối thi và ngành thi mà học sinh ít lựa chọn nên
các em chưa có ý thức học, chưa tập trung thời gian cho việc ôn luyện. Đa số học
1
sinh chỉ học trên lớp theo yêu cầu của giáo viên mà không chịu ôn luyện ở nhà,
không sưu tầm các đề thi trên mạng để tự giải cũng như không chủ động tìm hiểu
các văn bản pháp luật và tình huống pháp luật mới liên quan
đến nội dung bài học. Điều đó cũng gây khó khăn cho giáo viên trong việc đảm bảo
chất lượng học tập và ôn thi bộ môn.
Bản thân là giáo viên dạy môn Giáo dục công dân đã có 3 năm kinh nghiệm
ôn thi cho học sinh lớp 12 tôi nhận thấy đề thi THPT QG trong những năm gần đây
chủ yếu tập trung vào lớp 12 nên tôi đã dành thời lượng ôn thi cho học sinh chủ yếu
tập trung vào chương trình lớp 12. Trong quá trình ôn thi cũng có những thuận lợi và
khó khăn. Dựa vào kết quả thi của học sinh và kinh nghiệm ôn thi của mình tôi xin
được chia sẻ với đồng nghiệp sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả ôn thi THPT quốc gia môn Giáo dục công dân trong chủ đề
dạy học “công dân với pháp luật”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả ôn thi THPT QG môn
GDCD cho học sinh lớp 12.
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của đề tài.
Đưa ra một số ví dụ thiết thực để đổi mới phương pháp ôn thi THPT QG.
Nêu một số kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPT QG cho HS lớp
12.
1.4. Đôi t
́ ượng va khach thê nghiên c
̀ ́
̉
ứu
Học sinh các lớp 12A6, 12A7 và 12A8 trương THPT Đ
̀
ồng Đậu.
1.5. Pham vi nghiên c
̣
ưu
́
Một số bài học trong chương trình SGK môn GDCD lơp 12
́
1.6. Phương phap nghiên c
́
ưu
́
a. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Đọc các tài liệu, các bài báo, một số sáng kiến kinh nghiệm khác về phương
pháp ôn thi THPT QG.
2
Ra đề thi thử cho HS bám sát cấu trúc đề thi THPT QG chính thức.
b. Phương pháp quan sát
Nhìn nhận lại thực trang c
̣
ủa việc ôn thi THPT QG môn GDCD ở trường
THPT Đồng Đậu trong những năm gần đây.
Đưa ra một số giải phap nh
́
ằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPT QG môn
GDCD cho học sinh lớp 12.
1.7. Câu truc cua sang kiên kinh nghiêm
́
́ ̉
́
́
̣
1.7.1. Lời giới thiệu
1.7.2. Tên sáng kiến
1.7.3. Tác giả sáng kiến
1.7.4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
1.7.5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
1.7.6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
1.7.7. Mô tả bản chất của sáng kiến
1.7.8. Những thông tin cần được bảo mật
1.7.9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
1.7.10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp
dụng sáng kiến lần đầu, kê ca ap dung th
̉ ̉ ́ ̣
ử.
1.7.11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng
kiến lần đầu.
2. Tên sáng kiến
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPT quốc gia môn Giáo
dục công dân trong chủ đề dạy học “Công dân với pháp luật”
3. Tác giả sáng kiến
Họ và tên: Lê Thị Lan
Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Đồng Đậu, Yên Lạc, Vĩnh Phúc
Số điện thoại: 0374140712
E_mail:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến đồng thời là tác giả sáng kiến
3
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Sáng kiến có thể sử dụng làm tài liệu ôn thi THPT quốc gia môn Giáo dục
công dân cho học sinh lớp 12 trong chủ đề “Công dân với pháp luật”
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 10/09/2019
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1. Về nội dung của sáng kiến
7.1.1 Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
7.1.1.1. Cơ sở lí luận
Năm 2017 là năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện đổi mới hình
thức thi THPT QG với mục đích để xét tốt nghiệp và đại học. Chỉ có môn Ngữ văn
thi tự luận, các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm. Thí sinh sẽ thi 4 bài trắc
nghiệm gồm Toán, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên (tổ hợp Vật lý, Hóa học, Sinh
học) và Khoa học xã hội (tổ hợp Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân) đối với thí sinh
hệ giáo dục THPT.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh
Phúc cũng đã có công văn hướng dẫn các trường THPT trong toàn tỉnh về công tác
ôn thi THPT QG, tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề và nâng cao chất lượng ôn thi
THPT QG.
Môn GDCD là môn học lần đầu tiên được đưa vào thi để xét tốt nghiệp và
đại học nên bản thân giáo viên dạy bộ môn vẫn còn lúng túng trong việc xây dựng
chuyên đề và tổ chức ôn thi cho học sinh. Đa số GV còn chưa có sự thống nhất về
nội dung chương trình, về phương pháp và cách tiến hành ôn thi sao cho có hiệu
quả. Bên cạnh đó, tâm lí học sinh vẫn coi môn GDCD là môn phụ, môn học dễ
được điểm cao, nên các em còn chủ quan, chưa chú trọng vào việc ôn luyện. Vì
vậy, để nâng cao hiệu quả ôn thi THPT QG cho học sinh, giáo viên phải rút kinh
nghiệm trong quá trình ôn thi để có những phương pháp, cách thức phù hợp nhất
nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả ôn tập cho học sinh.
7.1.1.2. Cơ sở thực tiễn
7.1.1.2.1. Nội dung chương trình ôn thi THPT QG môn GDCD lớp 12
Nội dung chương trình lớp 12, bao gồm có các chủ đề sau:
4
+ Bài 1: Pháp luật và đời sống
+ Bài 2: Thực hiện pháp luật
+ Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật
+ Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội
+ Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
+ Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản
+ Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ
+ Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân
+ Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
Tất cả nội dung chương trình lớp 12 đều nằm trong nội dung thi THPT QG,
trừ những phần giảm tải và đọc thêm theo phân phối chương trình của Bộ giáo dục.
Tuy nhiên, trong những năm đã tổ chức thi, đề thi chủ yếu tập trung vào các chuyên
đề: Thực hiện pháp luật, Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của
đời sống xã hội, công dân với các quyền tự do, dân chủ. Nhưng cũng không vì thế
mà giáo viên ôn tủ cho HS, để đảm bảo cho HS đạt kết quả tốt, GV phải giúp các
em nắm được kiến thức cơ bản tất cả các nội dung đã học, tập trung nhiều thời
gian hơn vào những chủ đề có nhiều câu hỏi trong đề thi.
Ngoài kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, nội dung thi THPT Quốc gia
môn GDCD còn có những câu hỏi vận dụng liên quan đến thực tiễn cuộc sống và
kiến thức pháp luật cơ bản hiện hành. Vì vậy, đòi hỏi HS phải nắm chắc kiến thức
cơ bản sách giáo khoa và các quy định của pháp luật hiện hành. Đồng thời tích cực
tìm hiểu những tình huống pháp luật qua các phương tiện thông tin đại chúng để
giải quyết tốt những câu hỏi vận dụng.
7.1.1.2.2. Thực trạng việc ôn thi THPT QG trước khi thực hiện đề tài ở trường
THPT Đồng Đậu
a. Thuận lợi
5
* Vê phia nha tr
̀ ́
̀ ương
̀ :
Ban giam hiêu nhà tr
́
̣
ường luôn tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất và tài
liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh trong quá trình ôn thi.
Nhà trường tạo điều kiện để tổ chức cho giáo viên tham gia hội thảo chuyên
đề ôn thi THPT QG và có chế độ khen thưởng đối với giáo viên có báo cáo chuyên
đề cấp cụm và cấp tỉnh đạt chất lượng tốt.
Nhà trường luôn quan tâm, động viên và khen thưởng kịp thời đối với những
học sinh có kết quả cao trong các kì thi khảo sát. Đồng thời chỉ đạo giáo viên có
kinh nghiệm phụ đạo cho những học sinh yếu kém trong quá trình ôn thi.
Đoàn thanh niên thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khóa để học sinh lớp
12 trao đổi về phương pháp học tập và định hướng nghề nghiệp cho các em.
* Vê phia giao viên
̀ ́
́
:
Có trình độ chuyên môn đạt chuẩn.
Có lòng nhiêt tinh, yêu nghê, tich c
̣ ̀
̀ ́ ực đôi m
̉ ới phương phap day hoc.
́ ̣
̣
Thương xuyên câp nhât kiên th
̀
̣
̣
́ ức, thông tin, sự kiên hăng ngay liên quan đên
̣
̀
̀
́
nôi dung bai hoc và c
̣
̀ ̣
ập nhật đề thi của các trường trong và ngoài tỉnh để học sinh
tham khảo.
Tich c
́
ực trao đôi chuyên
̉
môn vơi
́ đông
̀ nghiêp
̣ trong trường và các đồng
ngiệp trong tỉnh.
Được tham gia cac buôi tâp huân vê kĩ thu
́
̉ ̣
́ ̀
ật ra đề, xây dựng các chuyên đề
dạy học do Sở giáo dục và đào tạo tổ chức.
* Vê phia hoc sinh
̀ ́ ̣
:
Đoàn kết, có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau trong hoc tâp.
̣ ̣
Ngoan ngoan, lê phep, vâng l
̃ ̃ ́
ời thây cô giao.
̀
́
b. Khó khăn
Đối với HS lớp 12 nói chung và học sinh lớp 12 trường THPT X nói riêng, áp
lực thi cử khiến nhiều em rơi vào tình trạng lo âu, không có kế hoạch và phân bố
thời gian học tập, nghỉ ngơi hợp lí. Tâm lí của đa số học sinh chỉ tập trung vào
những môn xét đại học, còn những môn không thi hoặc chỉ để xét tốt nghiệp các em
6
chỉ học để đủ điểm tốt nghiệp. Nhiều em còn học hành chểnh mảng, tư tưởng
nước đến chân mới nhảy nên kết quả học tập và thi cử không cao.
Phần lớn học sinh trong trường đều là con em gia đình làm nông hoặc buôn
bán nên phụ huynh chưa sát sao việc học và định hướng nghề nghiệp cho các em,
nhiều phụ huynh phó mặc cho giáo viên.
Bên cạnh đó, nội dung chương trình thi trong 2 năm trở lại đây là toàn bộ
chương trình THPT, nhưng đề thi chính thức lại chỉ tập trung vào lớp 11 và lớp 12,
trong đó có những chủ đề không có câu hỏi trong đề thi nên dẫn đến tình trạng học
sinh học tủ, bỏ qua những bài không xuất hiện trong đề thi.
Không chỉ với học sinh mà ngay cả với giáo viên cũng gặp nhiều lúng túng và
lo lắng trong quá trình ôn thi cho các em vì môn học mới được đưa vào thi THPT
QG. Bản thân giáo viên môn GDCD cũng chưa nắm chắc kĩ thuật ra đề và xác định
cấp độ nhận thức trong đề thi nên chưa chỉ ra được kinh nghiệm và kĩ thuật làm bài
thi cho học sinh. Khi môn thi mới được đưa vào thi THPT QG, giáo viên cũng chưa
được tập huấn nhiều về kĩ thuật ra đề và phương pháp tổ chức ôn thi đạt. Ngoài ra,
việc trao đổi kinh nghiệm ôn thi giữa các trường cũng chưa được triển khai rộng
rãi. Công tác tổ chức hội thảo nâng cao chất lượng ôn thi THPT QG cũng chưa
được sở phổ biến trong năm đầu tiên.
Trong quá trình ôn thi, đa số giáo viên ra đề chưa sát với cấu trúc đề thi của
Bộ. Việc xác định cấp độ nhận thức giữa nhận biết và thông hiểu, giữa vận dụng
thấp và vận dụng cao chưa chuẩn, GV còn lúng túng ở khâu ra đề. Chính vì vậy
việc ôn luyện cho học sinh cũng không đi đúng hướng nên hiệu quả ôn thi chưa cao.
Thời gian ôn thi cũng là vấn đề, mỗi trường có cách phân chia số tiết học
chuyên đề khác nhau. Có trường ôn từ lớp 10, cũng có trường lớp 12 mới thực hiện
việc học chuyên đề hoặc kì 2 mới bắt đầu ôn. Chính vì vậy, kết quả thi giữa các
trường có sự chênh lệch đáng kể, nên khó xác định, so sánh được hiệu quả ôn thi
của từng trường. Trong quá trình dạy học giáo viên cũng chưa kết hợp nhuần
nhuyễn giữa việc học và ôn thi nên còn lúng túng về thời gian.
Hình thức thi môn GDCD là 100% trắc nghiệm nên tâm lí của đa số học sinh
không học thuộc, không học kĩ kiến thức cơ bản, vì vậy, khi gặp những câu hỏi
7
liên quan đến khái niệm hoặc chuẩn kiến thức sách giáo khoa là các em lúng túng và
dùng biện pháp đoán mò.
7.1.1.2.3. Cách thức giáo viên thường sử dụng để ôn thi THPT QG trước khi
thực hiện đề tài ở trường THPT Đồng Đậu
7.1.1.2.3.1. Hệ thống kiến thức cơ bản
Khi môn GDCD mới được đưa vào thi THPT QG, GV trường tôi thường cho
HS học kĩ kiến thức cơ bản ở các giờ học chính khóa. Ở các buổi học chuyên đề,
GV cho HS hệ thống lại kiến thức cơ bản và trọng tâm sách giáo khoa thuộc chuyên
đề giảng dạy nhưng không có kiến thức mở rộng, nâng cao nên khi gặp những bài
tập vận dụng, liên quan đến kiến thức xã hội, pháp luật HS thường bị lúng túng
trong việc chọn đáp án.
Thông thường, GV dành ít thời gian cho phần ôn luyện kiến thức cơ bản.
Các phương pháp tổng hợp kiến thức cũng chưa phát huy được khả năng tổng hợp,
ghi nhớ kiến thức của HS, đa số giáo viên chỉ cho học sinh ghi lại nội dung chính
của bài học mà không đưa ra được các ví dụ, các dạng bài tập cụ thể thuộc nội
dung kiến thức đó. Vì vậy, HS dễ quên ngay sau khi ôn và khi gặp các câu hỏi liên
quan đến từng đơn vị kiến thức HS cũng khó nhớ lại nội dung kiến thức thuộc câu
hỏi đang làm.
7.1.1.2.3.2. Luyện đề trắc nghiệm
Sau khi cho HS hệ thống lại kiến thức, GV thường cho HS luy ện đề trắc
nghiệm và chữa đề ngay cho học sinh mà không phân loại thành các dạng bài tập và
phương pháp, kĩ thuật đặc trưng để giải các dạng bài tập đó. Vì vậy, khi gặp các
dạng bài tập tương tự, học sinh không có kinh nghiệm và kĩ năng để giải quyết tốt
những câu hỏi, tình huống mình đã từng gặp trước đó.
Với hình thức thi là 100% trắc nghiệm nên giáo viên không đưa câu hỏi tự
luận vào phần ôn tập khiến HS bị thụ động trong việc chọn đáp án cho trước. Có
những bài tập, nếu cho trước đáp án thì có thể các em có thể chọn đúng, nhưng khi
cho bài tập tự luận thì hầu như các em không làm được vì không nhớ chính xác nội
dung kiến thức cơ bản.
Ví dụ: Với dạng câu hỏi vận dụng:
8
+ Trắc nghiệm: Giám đốc công ti X là ông H đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để
chiếm đoạt 1 tỷ đồng tiền công quỹ. Hành vi của ông H thuộc loại vi phạm pháp
luật nào dưới đây?
A. Hình sự và dân sự.
B. Hình sự và kỉ luật.
C. Dân sự và kỉ luật.
D. Hình sự và hành chính.
+ Tự luận: Giám đốc công ti X là ông H đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm
đoạt 1 tỷ đồng tiền công quỹ. Hành vi của ông H thuộc loại vi phạm pháp luật
nào? Ông phải chịu trách nhiệm pháp lí nào?
Với dạng câu hỏi như này, nếu là câu hỏi trắc nghiệm thì HS sẽ dễ dàng
chọn được đáp án đúng. Nhưng khi chuyển câu hỏi này thành dạng câu hỏi tự luận
thì đòi hỏi học sinh phải nhớ và phân biệt được các loại vi phạm pháp luật và trách
nhiệm pháp lí tương ứng.Vì vậy, việc không cho HS ôn tập câu hỏi tự luận sẽ làm
cho HS ỉ lại, không ghi nhớ kiến thức cơ bản, trong khi việc giải hầu hết các dạng
bài tập đều đòi hỏi HS phải nắm chắc kiến thức cơ bản.
7.1.1.2.3.3. Kiểm tra chuyên đề
Sau khi kết thúc mỗi chuyên đề, GV thường cho HS làm bài kiểm tra trắc
nghiệm 40 câu giống như cấu trúc đề thi minh họa THPT QG thuộc nội dung kiến
thức của chuyên đề. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng câu hỏi tham khảo môn GDCD
còn ít nên chủ yếu là GV tự ra đề. Vì vậy có nhiều câu hỏi còn chưa chuẩn về kĩ
thuật hoặc chưa xác định đúng các cấp độ nhận thức, không sát với cấu trúc của đề
thi minh họa THPT QG. Điều này cũng làm cho việc đánh giá kết quả học tập của
HS chưa chính xác và hiệu quả ôn thi chưa cao.
Ngoài ra, đề thi môn GDCD còn liên quan đến kiến thức xã hội và pháp luật
ngoài SGK nên nếu GV ra đề không chặt chẽ sẽ dẫn đến việc tranh cãi đáp án
đúng. Chính vì vậy, để đánh giá đúng chất lượng học tập của HS đòi hỏi GV phải
ra đề chính xác về kĩ thuật, nội dung, chuẩn về mặt pháp lí và bám sát cấu trúc đề
thi THPT QG đã công bố. Tuy nhiên việc ra 1 đề kiểm tra trắc nghiệm hoàn toàn
mới, chưa xuất hiện trong đề thi lần nào đòi hỏi GV phải đầu tư rất nhiều về thời
gian, công sức và quan trọng là phải có kinh nghiệm và nắm chắc về kĩ thuật ra đề.
9
Những thực trạng trên cho thấy rằng cần có những biện pháp cụ thể, áp
dụng triệt để trong giờ ôn thi thì mới có thể đạt được kết quả cao trong kỳ thi
THPT QG và cũng phần nào đó giúp học sinh có thêm hứng thú với bộ môn GDCD.
7.1.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPT QG môn GDCD
Ôn thi THPT QG đạt được kết quả cao không chỉ là mong muốn riêng của
học sinh và phụ huynh mà còn là tâm huyết của cả giáo viên. Chính vì vậy, phương
pháp ôn tập phù hợp thật sự rất quan trọng. Với tinh thần đổi mới phương pháp
kiểm tra, đánh giá nên yêu cầu cần phải đổi mới phương pháp ôn tập.
Môn GDCD về cơ bản để kiểm tra kiến thức văn hóa xã hội và những hiểu
biết cơ bản về pháp luật của học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Chính vì
thế các câu hỏi sẽ xuyên sâu vào sự vận dụng bài học trên lớp vào trong cuộc sống
thực tế.
Dưới đây là một số kinh nghiệm của tôi trong quá trình giảng dạy nhằm giúp
việc ôn thi môn GDCD trong kỳ thi THPT quốc gia đạt hiệu quả cao:
7.1.2.1. Một số yêu cầu trong quá trình ôn thi THPT QG cho học sinh
* Về phía giáo viên:
Nắm chắc chuẩn kiến thức, kĩ năng và các văn bản pháp luật liên quan đến
nội dung chương trình GDCD lớp 12.
Chủ động tìm hiểu, tiếp cận các phương pháp và cách thức ra đề, bám sát
cấu trúc đề thi THPT QG mới nhất . Nắm rõ những chỉ đạo của cấp trên để tác
động đến tâm lí học sinh và cung cấp cho các em những hiểu biết đầu tiên về cách
thức ra đề thi.
Vận dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của học sinh.
Sưu tầm đề thi của Bộ, Sở và các trường khác để học sinh tham khảo. Đồng
thời, bản thân giáo viên phải nắm chắc về kĩ thuật ra đề. Bên cạnh những câu hỏi
sưu tầm, GV chủ động ra những tình huống liên quan đến những thông tin, sự kiện
pháp luật mới cập nhật để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Tuy nhiện, phải đảm
bảo chính xác về nội dung và kĩ thuật ra đề.
10
Nội dung ôn tập và kiến thức để giải quyết tình huống không nằm ngoài
kiến thức cơ bản sách giáo khoa. Không nên cho những tình huống pháp luật quá lắt
léo hoặc đi sâu vào kiến thức pháp luật mà các em chưa được học.
Kiểm tra, đánh giá học sinh theo tinh thần đổi mới, kết hợp đa dạng các
hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh.
* Về phía học sinh:
Nắm chắc kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa.
Nắm được cấu trúc đề, cách thức đổi mới đề thi THPT quốc gia.
Tự học, tự giải đề theo định hướng của giáo viên.
Thường xuyên theo dõi các thông tin xã hội ở các kênh truyền thông để trang
bị những kiến thức xã hội cho các tình huống pháp luật ở những câu hỏi vận dụng.
Nắm chắc kiến thức pháp luật liên quan đến nội dung chương trình môn học.
7.1.2.2. Phương pháp và cách thức tiến hành ôn thi
Dựa vào các văn bản hướng dẫn của Sở giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc trong
việc xây dựng chuyên đề ôn thi THPT QG và dựa và kinh nghiệm của bản thân
trong quá trình ôn thi cho HS, tôi thực hiện ôn thi cho HS theo các bước cơ bản sau:
7.1.2.2.1. Hệ thống kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa và kiến thức mở
rộng, nâng cao (nếu có)
Đề thi THPT QG môn GDCD, kiến thức trong sách giáo khoa sẽ chiếm
khoảng 70% và kiến thức liên hệ bên ngoài sẽ chiếm khoảng 30%. Học sinh chỉ
cần học trong sách giáo khoa là có thể đạt được điểm 7. Còn nếu muốn đạt điểm
cao hơn, đòi hỏi các em phải tích cực theo dõi, cập nhật thông tin trên các phương
tiện truyền thông đại chúng về các sự việc xảy ra hằng ngày trong đời sống xã hội.
Vì vậy, để đạt được điểm cao, GV phải đảm bảo việc dạy và ôn tập sao cho HS
nắm chắc kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa.
Đối với các giờ học chính khóa theo phân phối chương trình, HS phải được
học đầy đủ kiến thức cơ bản trong SGK theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Những nội
dung giảm tải theo phân phối chương trình của Bộ giáo dục, HS có thể đọc thêm ở
nhà.
11
Đối với các giờ học chuyên đề, HS phải hệ thống được kiến thức cơ bản đã
được học chính khóa. GV có thể sử dụng phương pháp hệ thống kiến thức và kĩ
thuật sơ đồ tư duy để giúp HS hệ thống lại kiến thức đã học.
Ví dụ: Khi ôn tập chuyên đề “Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo” để HS
dễ nhớ nội dung chính, GV có thể hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy trên khổ
giấy to:
GV cũng có thể dùng phương pháp làm việc nhóm để các nhóm tự vẽ sơ đồ
tư duy hệ thống kiến thức bài học hoặc đánh giá mức hiểu biết của HS trong từng
đơn vị kiến thức.
12
Bên cạnh kiến thức cơ bản, GV cũng có thể cung cấp cho HS những kiến
thức mở rộng, nâng cao tùy theo chuyên đề để học sinh có thể vận dụng để làm tốt
những câu hỏi liên hệ và vận dụng.
Ví dụ: Khi dạy bài 9 “pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước” ở
điểm a mục 2: Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế để học
sinh hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ kinh doanh, GV có thể cung cấp cho HS một
số văn bản pháp luật liên quan để HS có thể vận dụng để giải quyết tốt tình huống
trong thực tiễn.
* Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh
Điều 6 Luật đầu tư và Luật sửa đổi, bổ sung của Luật đầu tư 2014 quy định
danh mục hàng hóa, ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh như sau:
+ Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật đầu tư;
+ Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 của Luật
đầu tư;
+ Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại
Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã
nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm
I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật đầu tư;
+ Kinh doanh mại dâm;
+ Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;
+ Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.
+ Kinh doanh pháo nổ
* Các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh
Căn cứ khoản 2 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐCP, các trường hợp này bao
gồm:
Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối;
Những người bán hàng rong, quà vặt;
Những người buôn chuyến (mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến
để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ);
Những người kinh doanh lưu động (bán hàng tích hợp trên những phương
tiện di chuyển như xe đẩy, xe máy, xe tải nhỏ…);
13
Những người làm dịch vụ có thu nhập thấp.
Tuy nhiên nếu kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, những đối tượng
nêu trên vẫn phải đăng ký kinh doanh theo quy định.
7.1.2.2.2. Hệ thống các dạng bài tập đặc trưng theo chuyên đề
Mỗi chuyên đề có các dạng bài tập đặc trưng khác nhau, nhưng theo kinh
nghiệm của tôi thì đề thi THPT QG môn GDCD được phân chia thành các cấp độ
nhận thức rất rõ ràng, việc phân biệt các cấp độ nhận thức cũng dựa vào đặc trưng
của từng dạng câu hỏi nên tôi hệ thống các dạng bài tập cho học sinh theo cấp độ
nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.
Ví dụ: Khi dạy chuyên đề “Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực
của đời sống xã hội” tôi hệ thống các dạng bài tập theo các cấp độ nhận thức và
hướng dẫn HS cách làm bài theo từng cấp độ.
+, Câu hỏi nhận biết: Theo quy định của pháp luật, việc giao kết hợp đồng lao
động phải tuân theo nguyên tắc trực tiếp giữa người sử dụng lao động và
A. chính quyền sở tại.
B. văn phòng tư pháp.
C. người lao động.
D. cơ quan dân cử.
HS phải nhớ được nguyên tắc trong giao kết hợp đồng lao động để trả lời câu
hỏi.
Dạng câu hỏi nhận biết thường tái hiện lại các khái niệm, nội dung kiến
thức đã học. Câu hỏi ở dạng đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu.
+, Câu hỏi thông hiểu: Quyền bình đẳng của công dân trong lao động không thể
hiện ở nội dung nào sau đây?
A. Giao kết hợp đồng lao động.
B. Thực hiện quyền lao động.
C. Tự do tìm kiếm việc làm.
D. Quyết định lợi nhuận thường niên.
HS phải hiểu được nội dung quyền bình đẳng trong lao động để phân biệt
được với các quyền khác.
Câu hỏi thông hiểu có độ khó hơn câu hỏi nhận biết, HS cần hiểu được kiến
thức đã học.
+, Câu hỏi vận dụng: Chị A giấu chồng thế chấp ngôi nhà cùa hai vợ chồng chị
để lấy tiền góp vốn cùng bạn mở cửa hàng kinh doanh. Phát hiện sự việc, chồng
14
chị A là anh S đã đánh và ép chị phải chấm dứt việc kinh doanh với bạn. Bức xúc,
chị bỏ về nhà mẹ đẻ sinh sống. Chị A và anh S cùng vi phạm quyền bình đẳng trong
lĩnh vực nào sau đây?
A. Hôn nhân và gia đình.
B. Tài chính và thương mại.
C. Hợp tác và đầu tư.
D. Sàn xuất và kinh doanh.
Ở dạng câu hỏi vận dụng, thường xuất hiện một đến hai nhân vật cụ thể,
HS biết vận dụng kiến thức đã học trên lớp để giải quyết tình huống tương tự sách
giáo khoa hoặc tình huống GV đã giảng trên lớp.
+, Câu hỏi vận dụng cao: Ông S là giám đốc; anh B, anh D, chị A là nhân viên và
chị Q là nhân viên tập sự cùng làm việc tại công ty X. Anh D tố cáo việc anh B đe
dọa chị A làm chị A đột ngột bỏ việc trốn đi biệt tích. Vì thế, cán bộ cơ quan chức
năng đến gặp ông S để xác minh sự việc. Cho rằng anh D cố tình hạ thấp uy tín
của mình, ông S đã kí quyết định sa thải anh và phân công chị Q tạm thời đảm nhận
phần việc của anh D. Những ai sau đây vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?
A. Chị A và ông S.
B. Ông S và chị Q.
C. Ông S, chị A và chị Q.
D. Chị A, ông S và anh B.
Ở dạng câu hỏi này, thường xuất hiện rất nhiều nhân vật. Đó là những tình
huống HS sẽ gặp ngoài xã hội, không giống với những tình huống đã học hoặc đã
trình bày trong SGK đòi hỏi HS không chỉ phải nắm chắc kiến thức cơ bản mà còn
phải hiểu biết về kiến thức xã hội, pháp luật hiện hành mới giải quyết được.
Khi cho bài tập ôn luyện GV phải đảm bảo HS được tiếp cận với đầy đủ
các dạng bài tập theo cấu trúc đề thi THPT quốc gia. GV nên sưu tập các dạng bài
tập ở các đề thi của Bộ, của Sở đã từng thi để đảm bảo chính xác về nội dung và kĩ
thuật ra đề. GV nên kết hợp cả bài tập trắc nghiệm và tự luận để học sinh vừa ghi
nhớ được kiến thức cơ bản vừa rèn luyện được cách làm đề trắc nghiệm.
Ví dụ: Khi dạy chuyên đề: “Công dân với các quyền dân chủ” để HS không thụ
động trong việc chọn đáp án có sẵn, GV nên cho câu hỏi tự luận để HS ghi nhớ
kiến thức đã học.
Câu 1: Phân biệt quyền khiếu nại và tố cáo. Cho ví dụ để phân biệt quyền khiếu
nại và tố cáo.
15
Để trả lời câu hỏi này HS phải nhớ và hiểu được quyền khiếu nại và quyền
tố cáo.
Câu 2: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, sau khi độc lập
viết phiếu bầu, anh Q nhờ chị B và được chị B đồng ý bỏ giúp phiếu bầu của anh
vào hòm phiếu. Anh Q vi phạm nguyên tắc bầu cử nào?
Để trả lời câu hỏi này HS phải nhớ được nguyên tắc bầu cử và vận dụng
nguyên tắc đó vào giải quyết tình huống cụ thể.
Nguyên tắc bầu cử là: Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín. Như
vậy, anh Q đã vi phạm nguyên tắc trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Nếu HS giải quyết đúng tình huống này thì khi gặp những câu hỏi trắc
nghiệm cho sẵn các phương án lựa chọn, HS sẽ dễ dàng chọn ngay được đáp án
đúng mà không cần phải loại trừ các đáp án sai.
7.1.2.2.3. Hệ thống các phương pháp cơ bản, đặc trưng để giải các dạng bài tập
theo chuyên đề
Sau khi giới thiệu cho HS các dạng bài tập đặc trưng, GV hướng dẫn cho
học sinh phương pháp và kĩ thuật giải các dạng bài tập đó. Tùy vào từng chuyên đề
mà HS có phương pháp giải khác nhau.
Ví dụ: Khi dạy chuyên đề “Thực hiện pháp luật” HS dễ bị nhầm lẫn giữa các hình
thức thực hiện pháp luật và các loại vi phạm pháp luật. Giáo viên lấy những ví dụ
đặc trưng để phân biệt cho HS.
Câu 1: Học hết lớp 12, bạn A không thi đại học mà ở nhà phụ giúp bố mẹ kinh
doanh. Bạn A đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 2: Công dân thi hành pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Hiến máu nhân đạo.
B. Bảo vệ Tổ quốc.
C. Bảo trợ người khuyết tật.
D. Thay đổi quyền nhân thân.
Câu 3: Cơ sở kinh doanh của bà A thường xuyên xả chất thải chưa qua xử lí ra môi
trường. Bà A đã vi phạm pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
16
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 4: Tòa án nhân dân huyện X ra quyết định thuận tình li hôn cho anh A và chị B.
Tòa án nhân dân huyện X đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Để trả lời được những câu hỏi trên, trước hết HS phải xác định được từ khóa
trong câu hỏi và nhận biết được các hình thức thực hiện pháp luật
+ Câu 1: Việc bạn A không thi đại học mà ở nhà kinh doanh là việc cá nhân được
làm theo quy định của pháp luật, nên đáp án đúng là A.
+ Câu 2: Thi hành pháp luật là cá nhân phải làm những gì pháp luật quy định phải
làm nên đáp án đúng là B.
+ Câu 3: Việc làm của bà A là không được làm theo quy định của pháp luật nên đáp
án đúng là C.
+ Câu 4: Chỉ có cơ quan có thẩm quyền mới có quyền ra quyết định áp dụng pháp
luật nên việc làm của Tòa án nhân dân huyện X là áp dụng pháp luật.
Như vậy, việc giáo viên lấy các ví dụ điển hình và hướng dẫn HS cách giải
sẽ giúp HS dễ dàng ghi nhớ kiến thức và giải các dạng bài tập tương tự như vậy.
7.1.2.2.4. Hệ thống các ví dụ, bài tập cụ thể cùng lời giải minh họa cho từng
chuyên đề
Sau khi hướng dẫn học sinh cách giải từng dạng bài tập theo chuyên đề, giáo
viên cho HS hệ thống các câu hỏi luyện tập theo cấu trúc đề thi THPT quốc gia. Số
lượng câu hỏi tùy thuộc vào từng chuyên đề. Số lượng câu hỏi thuộc các cấp độ
nhận thức cũng tùy theo từng chuyên đề. GV nên kết hợp cả câu hỏi tự luận và trắc
nghiệm để HS vừa củng cố kiến thức đã học, vừa vận dụng kiến thức đã học để
làm bài tập trắc nghiệm.
Ví dụ: Khi dạy chuyên đề “Công dân với các quyền tự do cơ bản ” GV cho HS hệ
thống các ví dụ, bài tập thuộc đầy đủ các cấp độ nhận thức để HS luyện tập cùng
lời giải minh họa.
Câu hỏi trắc nghiệm
+ Câu hỏi nhận biết:
17
Câu 1: Việc khám xét chỗ ở của người nào đó không được tiến hành tùy tiện mà
phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục do
A. pháp luật quy định.
B. cá nhân đề xuất.
C. cơ quan phê duyệt.
D. tập thể yêu cầu.
Lời giải: Trong khái niệm quyền bất khả về chỗ ở của công dân có nội dung “…
Việc khám xét chỗ ở của công dân không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo
đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định” → đáp án đúng: A
Câu 2: Theo quy định của pháp luật, thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được
A. bảo đảm an toàn và bí mật.
B. niêm phong và cất trữ.
C. phát hành và lưu giữ.
D. phổ biến rộng rãi và công khai.
Lời giải: Trong khái niệm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện
thoại, điện tín có nội dung “…Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được đảm
bảo an toàn và bí mật” → đáp án đúng: A
+ Câu hỏi thông hiểu:
Câu 1: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về
thân thể của người khác trong trường hợp tiến hành việc bắt giữ một người nào đó
đang
A. truy lùng tội phạm.
B. phạm tội quả tang.
C. khống chế con tin.
D. cướp giật tài sản.
Lời giải: Công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người khác
khi bắt, giam, giữ người trái pháp luật. Các hành vi ở đáp án B, C, D đều là những
hành vi vi phạm pháp luật được phép bắt giữ → đáp án đúng: A
Câu 2: Công dân xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe
của người khác khi thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Bắt đối tượng bị truy nã.
B. Trấn áp bằng bạo lực.
C. Điều tra tội phạm.
D. Theo dõi con tin.
Lời giải: Công dân xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức
khỏe của người khác khi cố ý hoặc vô ý làm tổn hại đến sức khỏe người khác→
đáp án đúng: B
18
+ Câu hỏi vận dụng: Biết người yêu mình là anh A nghiện ma túy, chị B cùng gia
đình đã chủ động cự tuyệt và kiên quyết ngăn cản không cho anh A đến nhà. Sau
nhiều lần tìm gặp đều bị người yêu từ chối, muốn níu kéo tình cảm, anh A đột nhập
vào phòng riêng của chị B để lại lá thư có nội dung đe dọa sẽ tự sát nếu không
cưới được chị làm vợ. Anh A đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Đảm bảo bí mật thư tín, điện tín.
B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Đảm bảo an toàn tính mạng.
D. Bất khả xâm phạm về thân thể.
Lời giải: Anh A tự ý đột nhập vào chỗ ở của chị B khi chưa được chị B cho phép
→ đáp án đúng: B
+ Câu hỏi vận dụng cao: Bà A là giám đốc, bà T là phó giám đốc, ông M và chị H
là nhân viên, anh B là bảo vệ cùng làm việc tại công ty X. Trong một cuộc họp, ông
M nêu ý kiến trái chiều nên đã bị bà A yêu cầu dừng phát biểu. Mặc dù vậy, ông M
vẫn kiên quyết trình bày quan điểm cùa mình. Thấy vậy, bà T ép ông M dừng lời và
chỉ đạo anh B đuổi ông ra ngoài. Có mặt trong cuộc họp, chị H đã dùng điện thoại
quay lại toàn bộ sự việc và chia sẻ với nhiều người. Những ai sau đây đã vi phạm
quyền tự do ngôn luận của công dân?
A. Bà A và chị H.
B. Bà T, bà A và anh B.
C. Bà T, chị H và anh B.
D. Bà A và bà T.
Lời giải: Anh B là bảo vệ, Việc anh B làm theo chỉ đạo của giám đốc đuuổi ông M
ra ngoài không vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân nên loại đáp án B và C.
Việc chị H quay vi deo và chia sẻ với nhiều người không vi phạm quyền tự do ngôn
luận nên loại đáp án A → vậy D là đáp án đúng
Câu hỏi tự luận
Câu 1: Theo em, có phải trong mọi trường hợp công an đều có quyền bắt người
không? Vì sao?
Trả lời:
Không phải trong mọi trường hợp công an đều có quyền bắt người.
Vì:
+ Không một ai, dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam, giữ người vì
những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không có căn cứ. Tự tiện bắt và
19
giam, giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân
thể của công dân, là hành vi trái pháp luật.
+ Trong một số trường hợp cần thiết phải bắt, giam, giữ người để giữ gìn trật
tự, an ninh, để điều tra tội phạm, để ngăn chặn tội phạm thì những cán bộ nhà
nước có thẩm quyền thuộc Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án và một số cơ
quan khác được quyền bắt và giam, giữ người, nhưng phải theo đúng trình tự và
thủ tục do pháp luật quy định.
Câu 2: Anh K nghi ngờ gia đình ông B tàng trữ ma túy nên đã báo với công an xã X.
Do vội đi công tác, anh T phó công an xã yêu cầu anh S công an viên và anh C
trưởng thôn đến khám xét nhà ông B. Vì cố tình ngăn cản, ông B bị anh S và anh C
cùng khống chế rồi giải ông về giam giữ tại trụ sở công an xã. Hai ngày sau, khi
anh T trở về thì ông B mới được trả lại tự do. Trong tình huống này những ai đã vi
phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
Trả lời: Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân là hành
vi bắt, giam, giữ người trái pháp luật.
+ Anh S và anh C đã giam giữ người khi chưa có quyết định của cơ quan có thẩm
quyền và giam giữ quá 12 giờ.
+ Anh T có vi phạm pháp luật nhưng không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về
thân thể của công dân.
Vậy chỉ có anh S và anh C vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công
dân.
Việc giải quyết đúng các tình huống trong câu hỏi tự luận không chỉ giúp HS
ghi nhớ kiến thức cơ bản mà còn giúp HS đễ dàng chọn đáp án đúng trong câu hỏi
trắc nghiệm ở những tình huống tương tự.
Các câu hỏi, bài tập trên chỉ là những ví dụ điển hình. Trong quá trình ôn luyện
cho HS, GV có thể sưu tầm các đề thi liên quan đến nội dung chuyên đề của các
trường khác tùy thuộc vào thời lượng, đối tượng học sinh và số tiết ôn thi của từng
trường.
7.1.2.2.5. Bài tập tự giải ở nhà
20
GV có thể cho đa dạng các dạng bài tập để học sinh ôn luyện ở nhà để củng
cố kiến thức cơ bản, hoặc có thể sưu tầm đề thi của các trường để học sinh tự
giải.
Ví dụ: Bài tập tự giải của chuyên đề “công dân với các quyền tự do cơ bản”
Câu 1. Lựa chọn đáp án đúng để điền vào những chỗ trống dưới đây sao cho phù hợp.
– Mỗi chúng ta phải biết tôn trọng chỗ ở của người khác, đồng thời biết tự
(1)................ chỗ ở của mình và (2)................ người khác khi họ xâm hại chỗ ở một
cách trái phép.
1. A. bảo vệ
2. A. bảo vệ
B. ủng hộ
B. ủng hộ
C. tố cáo
C. tố cáo
D. tôn trọng
D. tôn trọng
– Các quyền tự do cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và luật quy
định mối quan hệ cơ bản giữa Nhà nước và (3)...................
3. A. nhân
dân.
C. dân tộc.
B. công dân.
D. cộng đồng.
– Theo pháp luật Việt Nam, không ai bị bắt nếu không có quyết định của
(4)..............., quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm
tội (5)...............
4. A. Toà án
5. A. ban đêm.
C. Quốc hội
C. nghiêm
trọng.
B. Chính phủ
B. quả tang.
D. công an
D. nguy hiểm.
– Công dân có quyền bất khả xâm phạm về (6)...................... Việc bắt giữ người
phải theo đúng quy định của pháp luật.
6. A. thân
thể.
B. lương tâm
C.
phẩm
nhân
D. danh dự
– Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm là
quyền (7).................... của công dân và quan trọng nhất vì nó gắn liền với mỗi con
người, giúp công dân có thể sống tự do và an toàn.
7. A. cơ bản
B. cơ sở
C. thực chất
D. bản chất
– Mọi việc làm xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của
người khác đều bị pháp luật (8)...................... nghiêm khắc.
8. A. cảnh cáo
21
B. trừng phạt
C. phê phán
D. phê bình
– Trong cuộc sống, chúng ta phải biết (9)................ tính mạng, sức khoẻ, danh dự
và nhân phẩm của người khác. Đồng thời phải biết (10)............... quyền của mình.
9. A. bảo vệ
B. tìm hiểu
C. yêu thương
D. tôn trọng
10. A. tìm hiểu
B. yêu thương
C. bảo vệ
D. tôn trọng
– Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của công dân đều vừa trái với
(11)................ xã hội, vừa vi phạm pháp luật.
11. A. dư luận
B. đạo đức
C. chuẩn mực
D. lương tâm
– Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một trong những quyền (12)................. của
công dân được quy định trong hiến pháp của Nhà nước ta.
12. A. cơ
bản
B. cơ sở
C. thực chất
D. Bản chất
– Không ai được tự ý vào vào chỗ ở của người khác nếu không được người khác
đồng ý, trừ trường hợp (13).................. cho phép.
13. A. toà án
B. pháp luật
C. cảnh sát
D. công an
– Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là (14) ............ dùng để thăm hỏi, trao
đổi tin tức hoặc cùng nhau bàn bạc công việc sản xuất kinh doanh.
14. A. động lực
B. cơ sở
C. phương tiện
D. mục tiêu
– Quyền tự do ngôn luận có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp công dân
(15)............. chủ động và tích cực vào các hoạt động của Nhà nước và xã hội.
15. A. góp ý
B. giúp đỡ
C. tham gia
D. kiến nghị
– Thư tín, điện thoại, điện tín là phương tiện sinh hoạt thuộc về đời sống
(16).............. của mỗi con người, thuộc về bí mật (17)............. của mỗi cá nhân
16. A. vật chất
B. tinh thần
C. tâm hồn
D. văn hoá
17. A. đời tư
B. riêng biệt
C. biệt lập
D. riêng tư
– Để thực hiện quyền tự do (18)............., công dân có thể viết thư cho đại biểu
Quốc hội để đề đạt nguyện vọng của mình.
18. A. thân thể
22
B. ngôn luận
C. tín ngưỡng
D. hội họp
– Để bảo đảm các quyền tự do cơ bản, Nhà nước ta (19)................. pháp luật và
(20)............. nghiêm khắc các hành vi xâm phạm đến các quyền cơ bản của công
dân.
19. A. ban hành
20. A. góp ý
B. thực hiện
B. trừng trị
C. áp dụng
C. nhắc nhở
D. đề xuất
D. cảnh cáo
Câu 2. Hãy nối mỗi thông tin ở cột A với những thông tin tương ứng ở cột B sao
cho phù hợp.
A
B
1. Quyền bất khả xâm phạm về a. Gửi bài đăng báo để bày tỏ quan điểm của
thân thể
mình về chính sách của Nhà nước.
2. Quyền được pháp luật bảo hộ
b. Viết thư cho đại biểu Quốc hội để đề đạt
về tính mạng, sức khoẻ, danh dự
nguyện vọng của mình.
và nhân phẩm
3. Quyền bất khả xâm phạm về c. Những người làm nhiệm vụ chuyển thư không
chỗ ở
được để mất thư, điện tín của nhân dân.
4. Quyền được bảo đảm an toàn
d. Không được tự tiện bóc mở, thu giữ thư,
và bí mật thư tín, điện thoại,
điện tín của người khác.
điện tín
e. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác
5. Quyền tự do ngôn luận
nếu không được người đó đồng ý.
g. Cán bộ có thẩm quyền được khám xét chỗ ở
phải theo đúng trình tự, thủ tục nhất định.
h. Không ai được phép xúc phạm người khác để
hạ uy tín và gây thiệt hại về danh dự của người
khác.
i. Không ai được có hành vi cố ý hoặc vô ý làm
tổn hại đến tính mạng, sức khoẻ của người
khác.
k. Trong thời hạn 12 giờ, nếu lệnh bắt khẩn
cấp không được Viện kiểm sát phê chuẩn thì
người bị bắt phải được trả tự do ngay.
l. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của
Toà án.
Hướng dẫn làm bài – Đáp án
23
Câu 1. Đáp án : 1A, 2C, 3B, 4A, 5B, 6A, 7A, 8B, 9D, 10C, 11B, 12A, 13B, 14C, 15C,
16B, 17A, 18B, 19A, 20B.
Câu 2. Đáp án : 1 – k, l ; 2 – h, i ; 3 – e, g ; 4 – c, d ; 5 – a, b.
7.1.2.3. Phuơng pháp, kĩ năng làm bài thi
7.1.2.3.1. Nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa
Đề thi THPT quốc gia môn GDCD gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm, học sinh làm
trong thời gian 50 phút. Thông thường khi mới nhận đề thi, thí sinh sẽ thấy hơi
"hoảng" vì nhìn đề khá dài. Tuy nhiên, môn GDCD gần như không có sự đánh đố
quá cao siêu cho học sinh, nên dù là câu hỏi nhận biết, thông hiểu hay vận dụng thì
học sinh cũng phải nắm chắc kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa thì mới có thể
làm tốt được bài thi.
Ví dụ: đề thi THPT QG năm 2019 có các câu hỏi sau:
Câu hỏi nhận biết thuộc kiến thức bài 2 “thực hiện pháp luật”: Sử dụng pháp
luật là việc các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng các quyền cùa mình, làm những gi
mà pháp luật
A. đã bãi bỏ.
B. chưa cho phép. C. cho phép làm. D. tuyệt đổi
cấm.
Để trả lời được câu hỏi này HS phải nhớ được khái niệm hình thức sử dụng pháp
luật để chọn đáp án đúng.
Câu hỏi thông hiểu thuộc kiến thức bài 8 “pháp luật với sự phát triển của
công dân”: Nội dung quyền được phát triển không thể hiện ở việc công dân
A. được chăm sóc sức khỏe.
B. tự do kinh doanh ngoại tệ.
C. được cung cấp thông tin.
D. tham gia hoạt động văn hóa.
Để trả lời được câu hỏi này HS phải hiểu được nội dung quyền được phát triển
của công dân để loại trừ đáp án không thuộc nội dung đã học.
Đối với những câu hỏi vận dụng cao có nhiều nhân vật, nếu học sinh không
nắm chắc kiến thức cơ bản và không có kinh nghiệm làm sẽ dễ bị rối và mất nhiều
thời gian. Ở những câu hỏi này HS nên đọc câu hỏi trước, rồi đọc nội dung tình
huống sau, tránh để phần dẫn làm cho bị nhiễu, chỉ chọn và gạch chân những nhân
vật mà câu hỏi đề cập đến.
24
Ví dụ: Tình huống vận dụng cao thuộc nội dung kiến thức bài 6 “Công dân với
các quyền tự do cơ bản”: Nghi ngờ cháu A lấy trộm đồ chơi tại siêu thị X, nơi
mình làm quản lí, nên ông M đã chi đạo nhân viên bảo vệ là anh D bắt giữ cháu.
Sau một ngày tìm kiếm, bố cháu A là ông B phát hiện con bị bỏ đói tại nhà kho của
siêu thị X nên đã đến tìm gặp và hành hung làm cho anh D bị đa chấn thương.
Những ai sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Ông M và ông B.
B. Anh D và ông B.
C. Ông M và anh D.
D. Ông M, anh D và ông B.
Để trả lời câu hỏi này HS phải nắm được dấu hiệu vi phạm quyền bất khả
xâm phạm về thân thể của công dân là bắt, giam, giữ người trái pháp luật. Trong đó
có dấu hiệu: Không ai được bắt, giam, giữ người vì những lí do không chính đáng
hoặc do nghi ngờ không có căn cứ. Từ đó HS chọn được những nhân vật vi phạm
quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân là ông M và anh D. Ông B cũng
vi phạm pháp luật nhưng vi phạm quyền được pháp luật bảo đảm an toàn về tính
mạng chứ không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể mà nội dung câu
hỏi đề cập đến.
Như vậy, để trả lời đúng các câu hỏi trong đề thi ở tất cả các cấp độ nhận
thức thì trước hết HS phải nắm chắc kiến thức cơ bản trong SGK. Bên cạnh đó,
HS phải có những kĩ năng khác như: nhận diện dạng câu hỏi, xác định được từ
khóa, phân bố thời gian hợp lí…
7.1.2.3.2. Xác định đúng từ "khóa" trong câu hỏi
Để không mất nhiều quá nhiều thời gian cho việc đọc đề và để trả lời nhanh
và chính xác các câu hỏi thì điều quan trọng là HS phải xác định được từ khóa trong
câu hỏi. Từ khóa trong mỗi câu hỏi chính là mấu chốt để học sinh giải quyết vấn
đề. Thậm chí, trong trường hợp học sinh không thuộc chi tiết nội dung kiến thức
thuộc câu hỏi, thì việc xác định đúng từ khóa cũng sẽ giúp HS dễ dàng loại trừ
được các đáp án nhiễu.
Ví dụ 1: Trong câu hỏi nhận biết thuộc nội dung kiến thức bài 2 “thực hiện
pháp luật: Việc cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đù những nghĩa vụ, làm những gì
mà pháp luật quy định phải làm là
25