Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

SKKN: Nâng cao kỹ năng làm bài văn nghị luận về một tác phẩm văn xuôi cho học sinh khối 12 thi tốt nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.63 KB, 12 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM, NĂM HỌC 2010­2011
ĐỀ TÀI:

NÂNG CAO KỸ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN về 
MỘT TÁC PHẨM VĂN XUÔI CHO HỌC SINH KHỐI 12 
THI TỐT NGHIỆP.
­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­0O0­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
1/  Trong chương trình Ngữ  văn 12, các tác phẩm ­ đoạn trích văn  
xuôi chiếm một vị  trí quan trọng. Vì thế, trong đề  thi tốt nghiệp và đại 
học­cao đẳng, câu hỏi về  tác phẩm văn xuôi luôn chiếm một tỷ  lệ  cao,  
khoảng 50 % trở lên. Ở phần phần riêng dành cho phần lựa chọn, nếu đề 
theo chương trình cơ  bản là thơ, thì đề  theo chương trình Nâng cao sẽ  là 
văn xuôi, và ngược lại. Trong thực tế, khi kiểm tra và thi tốt nghiệp hay 
đại học cao đẳng, học sinh chúng ta lại thích lựa chọn câu hỏi về  tác 
phẩm, đoạn trích văn xuôi nhiều hơn. Nhiều em học chương trình cơ bản  
vẫn cứ chọn đề ở phần Nâng cao miễn là có câu hỏi về văn xuôi. Có thể 
do nhiều lý do sau:
@ Học sinh không tự  tin với dạng đề  phân tích một bài thơ  ­ đoạn 
thơ, đòi hỏi sự cảm nhận tinh tế, trình bày phải biểu cảm.
@ Nhiều em ngộ nhận với dạng đề nghị luận về tác phẩm văn xuôi 
dễ  hơn, bởi các em đã nắm cốt truyện, nhân vật, nội dung tác phẩm…
Diễn đạt không cần nhiều sự biểu cảm.
Thế  nhưng, thực tế  cho thấy, các câu hỏi về  tác phẩm văn xuôi 
phong phú, đa dang hơn, yêu cầu cao hơn về việc hiểu đề và xây dựng hệ 
thống luận điểm. Đặc biệt trong những năm gần đây, cùng với việc đổi 
mới kiểm tra đánh giá, nhiều câu hỏi nhằm kiểm tra mức độ  Thông hiểu  
và vận dụng tập trung nhiều về  nghị luận một tác phẩm­ đoạn trích văn  
xuôi, khiến không ít học sinh bỡ  ngỡ, như: phân tích ý nghĩa nhan đề 
truyện, tình huống truyện, chi tiết­ tình tiết truyện, đặc sắc nghệ  thuật 
truyện, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, …


Trong khi đó, trong chương trình Ngữ  văn lớp 12, phân môn Làm 
văn chiếm vị trí nhỏ bé, chưa hình thành cho học sinh những kỹ năng phân 
tích các dạng đề, cách xây dựng luận điểm.

Giáo viên : Nguyễn Văn Tường

 1 


2/ Cụ  thể,  ở  chương trình cơ  bản, tiết 63 có bài  Nghị  Luận Về  
Một Tác Phẩm, Một Đoạn Trích Văn Xuôi ( trang 34­35­26, SGK Ngữ  
Văn 12, tập 2 ) lại rất chung chung, chỉ đưa ra 2 bài tập:
Bài tập 1: Phân tích truyện ngắn Tinh thần thể  dục của Nguyễn  
Công Hoan.
Bài tập 2: Hãy tìm hiểu sự khác nhau về từ ngữ, về giọng văn giữa  
hai văn bản Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân và Hạnh phúc một tang gia 
( trích Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng ). Giải thích vì sao có sự khác nhau đó.
 
Để  rồi,  ở  phần Ghi nhớ  ( trang 36 ) chỉ yêu cầu học sinh nắm các  
nội dung:
­ Giới thiệu tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi cần nghị luận
­ Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật theo định hướng của đề  hoặc  
một số khía cạnh đặc sắc nhất của tác phẩm, đoạn trích.
­ Nêu đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích.
3/ Ở bài Ôn Tập Phần Làm Văn ( tiết PPCT : 95, 96 ) lại đưa ra các 
nội dung ôn tập nặng về lý thuyết, không ích lợi gì cho các bài thi sắp  
diễn ra với học sinh như: Đề  tài cơ  bản của văn nghị  luận trong nhà  
trường, lập luận trong văn nghị  luận, bố  cục bài văn nghị  luận, diễn 
đạt trong văn nghị luận.
Rõ ràng, những chỉ dẫn như thế là quá chung chung và còn quá xa với 

những dạng đề  thi ngày càng mới mẻ  hiện nay. Nếu chỉ  dừng lại  ở  với 
những nội dung kiến thức như  thế, học sinh chúng ta khó lòng hiểu đề, 
xây dựng hệ  thống luận điểm luận cứ  đầy đủ  đúng với yêu cầu đề.Thế 
nên, đa phần học sinh khi làm bài về nghị luận một tác phẩm­ đoạn trích  
văn xuôi thường rơi vào các hạn chế, sai sót sau:
@ Không nắm các luận điểm mà đề  yêu cầu, nên dẫn đến chỉ  kể 
cốt truyện, kể về nhân vật một cách chung chung.
@ Mơ hồ về các khái niệm: giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo­ nhân 
văn, chất sử  thi, nghệ  thuật trần thuật, tình huống truyện, cách kết thúc 
truyện…nên không xây dựng đủ các luận điểm.
@ Chỉ  nói về  nội dung tác phẩm, chưa biết và ít phân tích nghệ 
thuật tác phẩm.
Những hạn chế sai sót trên dẫn đến kết quả của bài làm không cao.
Từ những thực tế đó, qua quá trình giảng dạy ở khối 12, chúng tôi mạnh 
dạn   đề   xuất   một   vài   kinh   nghiệm   dưới   đây,   nhằm  NÂNG   CAO   KỸ 
NĂNG LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM, ĐOẠN TRÍCH 
VĂN XUÔI.

Giáo viên : Nguyễn Văn Tường

 2 


B/ NỘI DUNG:

Để  làm được, làm tốt kiểu bài văn nghị  luận về  một tác phẩm, 
đoạn trích văn xuôi, đầu tiên, chúng ta cần trang bị  cho học sinh những  
kiến thức và kỹ năng cần thiết sau:
@ Nhận biết các dạng đề.
@ Các yêu cầu ( luận điểm ) phải có ở mỗi dạng đề.

@ Cách đánh giá nội dung và nghệ  thuật của một tác phẩm văn  
xuôi.
Do vậy, để  bài học Nghị  Luận về Một Tác Phẩm, Đoạn Trích Văn Xuôi 
( Ngữ  văn 12, tập 2, trang 34­36 ) và bài Ôn tập phần Làm văn ( tiết 
100,101,102) thật sự  hiệu quả, giáo viên cần cung cấp cho học sinh các 
kiến thức và kỹ năng trên, sau đó cho học sinh tiến hành luyện tập với hai  
bài tập ở sách giáo khoa và những bài tập minh họa tương ứng. Trong các 
bài kiểm tra định kỳ và các giờ  trả bài, phần nghị luận văn học, chúng ta 
vừa cho học sinh luyện tập, vửa củng cố và uốn nắn những sai sót. 

 I/ Dạng đề 1: Phân tích ý nghĩa nhan đề tác phẩm.
a/ Cách làm bài: cần nêu được các ý sau:
@ Xuất xứ  của nhan đề: phải nói rõ nhan đề  ấy được lấy từ  đâu, trong 
hay ngoài tác phẩm. Đặc biết chú ý với những trường hợp tác giả  có  
quá trình lựa chọn, thay đổi nhan đề tác phẩm. Thông thường, nhà văn 
thường đặt nhan đề bằng những cách quen thuộc như: 
+ Lấy tên nhân vật ( chính ) đặt cho tác phẩm: Chí Phèo, Lão Hạc
+ Lấy hình ảnh, chi tiết, tình huống đặt cho tác phẩm: Rừng xà nu, 
Chiếc thuyền ngoài xa..
+ Lấy đề  tài, chủ  đề  đặt cho tác phẩm: Đôi mắt, Chiến tranh và 
hòa bình, Những đứa con trong gia đình.
@ Nghĩa cụ thể và ấn tượng về nhan đề

Giáo viên : Nguyễn Văn Tường

 3 


@ Tác dụng, ý nghĩa của nhan đề trong việc nêu bật chủ đề, tư tưởng tác 
phẩm.

b/ Những tác phẩm văn xuôi  ở  chương trình Ngữ  văn 12 có nhan đề 
hay, được dùng để ra đề:
­ Vợ nhặt
­ Rừng xà nu
­ Chiếc thuyền ngoài xa
­ Vợ chồng A Phủ
­ Ai đã đặt tên cho dòng sông
­ Một người Hà Nội
­ Những đứa con trong gia đình.
c/ Ví dụ: 
 Anh chị hãy giải thích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “ Vợ nhặt” của Kim  
Lân.
­ Giới thiệu tác giả tác phẩm
­ Xuất xứ của nhan đề: + Tiền thân là tiểu thuyết Xóm ngụ cư
+ Viết lại thành truyện ngắn Vợ nhặt
+ Lấy tình tiết Tràng nhặt vợ để đặt 
­ Ý nghĩa cụ thể: nghĩa đen là nhặt được vợ => tạo ấn tượng, kích thích  
sự chú ý của người đọc vì thân phận rẻ rúng của con người.
­ Ý nghĩa chủ  đề: nhan đề  truyện đã định hướng chủ  đề  tác phẩm:  
phản ánh tình cảnh thê thảm và thân phận tủi nhục của người nông 
dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp; sự  đen tối, bế  tắc của xã hội 
Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

2/ Dạng đề Phân tích ý nghĩa tình huống truyện.
a/ Cách làm bài: cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
­ Giới thiệu tác giả tác phẩm.
­ Trình bày tóm lược tình huống truyện
­  Ấn tượng và nhận xét về tình huống truyện: sự độc đáo, sức hấp dẫn, 
đóng góp vào sự phát triển cốt truyện và nhân vật.
­ Ý nghĩa của tình huống truyện trong việc thể hiện chủ đề.

b/ Những tác phẩm có tình huống truyện cần chú ý:
­ Vi hành của Nguyễn Ái Quốc
­ Hạnh phúc của một tang gia, trích Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
­ Vợ Nhặt của Kim Lân
­ Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
­ Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi
Giáo viên : Nguyễn Văn Tường

 4 


c/ Ví dụ minh họa:
  Phân tích tình huống truyện  Chiếc thuyền ngoài xa  của Nguyễn Minh 
Châu.
­ Giới thiệu Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa
­ Tái hiện tình huống truyện
­ Ấn tượng và đặc sắc của tình huống:  hấp dẫn, độc đáo và đầy nghịch 
lý: cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp nhưng cảnh đời thì đen tối, người vợ 
tốt lại bị chồng ngược đãi, người có thiện chí giúp đỡ lại bị nạn nhân  
từ chối quyết liệt…
­ Ý nghĩa chủ đề của tình huống:
+ Giá trị hiện thực: phản ánh hiện thực cuộc sống mưu sinh, nạn bạo  
hành gia đình..
+ Giá trị nhân đạo: bày tỏ cái nhìn nhân đạo của tác giả về cuộc sống, 
con người.
+ Bày tỏ quan niệm nghệ thuật: người nghệ sĩ và nghệ thuật phải gắn  
bó với đời sống…

3/ Dạng đề Phân tích toàn bộ tác phẩm văn xuôi:


Dạng đề này đã quen thuộc, và xu hướng hiện nay ít dùng đến. 
a/ Cách làm bài: 
­ Phân tích nội dung tác phẩm
­ Phân tích nghệ thuật tác phẩm
Tuy nhiên, học sinh thường quen nhận xét nghệ thuật thơ ca, còn lại lúng  
túng với nghệ thuật của tác phẩm văn xuôi, nhất là truyện ngắn. Chúng ta 
cần chỉ  ra các khía cạnh nghệ  thuật của một tác phẩm văn xuôi, truyện 
ngắn. 
b/ Cách phân tích nghệ thuật của một tác phẩm văn xuôi.
­ Nghệ thuật dựng chuyện: cốt truyện, hay tình huống truyện, kết cấu
­ Nghệ  thuật xây dựng nhân vật: tâm lý, tính cách, tư  tưởng, nhân vật 
đối lập, nhân vật phụ trợ
­ Các chi tiết, tình tiết đặc sắc
­ Cách kết thúc truyện
­ Giọng văn
* Khi cần đánh giá nghệ thuật cuối mỗi bài phân tích tác phẩm văn xuối,  
chúng ta cũng dựa trên những khía cạnh này.

4/ Dạng đề Phân tích nhân vật: 

Giáo viên : Nguyễn Văn Tường

 5 


 
Đây là dạng đề  không mới, nhưng hiện nay, xu hướng đề  bài chỉ 
tập trung phân tích một vài khía cạnh của nhân vật, nhất là nghệ  thuật 
xây dựng nhân vật, nên ít nhiều gây bỡ ngỡ cho học sinh. 
a/  Phân tích một đặc điểm về nội dung, nghệ thuật của nhân vật:

* Cách làm bài: các ý cần đạt:
­ Giới thiệu tác giả tác phẩm, nhân vật
­ Phân tích nhân vật theo yêu cầu đề: số phận, tính cách phẩm chất, tâm lí
­ Đánh giá về nhân vật:
+ Ý nghĩa của nhân vật trong việc thể  hiện chủ  đề  tư  tưởng tác  
phẩm.
+ Nghệ  thuật xây dựng nhân vật: thành công  ở  mặt nào: tâm lí, số 
phận, tính cách phẩm chất, tư tưởng; những thủ pháp và hình ảnh chi tiết 
đi gắn liền, làm nên nhân vật; ngôn ngữ nhân vật; cách kể về nhân vật…
* Một số  dạng đề  quen thuộc trong chương trình Ngữ  văn 12, được 
vận dụng trong các kỳ thi tốt nghiệp và đại học cao đẳng.
@ Về đặc điểm nội dung:
­ Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị  trong Vợ  chồng A Phủ 
của Tô Hoài.
­ Phân tích  nhân vật Tràng trong Vợ Nhặt của Kim Lân.
­ Phân tích nhân vật Tnu trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
­ Vẻ  đẹp của người đàn bà hàng chài trong Chiếc Thuyền Ngoài Xa của 
Nguyễn Minh Châu.
­ Phân tích nhân vật Việt, Chiến trong Những đứa con trong gia đình của 
Nguyễn Thi.
@ Về đặc điểm nghệ thuật:
­ Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Mị  trong đêm xuân tình, đêm mùa 
đông
­ Phân tích diễn biến tâm lí bà cụ Tứ trong Vợ nhặt
­ Nhận xét về  nghệ thuật xây dựng Việt trong Những đứa con trong gia 
đình
b/ Phân tích nhân vật theo một nhận định so sánh: 
@ Phương pháp làm bài:
­ Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật
­ Phân tích những đặc điểm của nhân vật, tập trung phân tích sâu những  

đặc điểm liên quan đến nhận định­so sánh.
­ Khẳng định tính đúng, hay của nhận định về nhân vật
­ Nêu ý nghĩa của nhận định, so sánh về nhân vật.
Giáo viên : Nguyễn Văn Tường

 6 


@ Ví dụ: 
­ Trong Chữ người tử tù, vì sao nhà văn lại ví tấm lòng của Viên quản 
ngục như  “ một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà 
nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ !” ?
­ Trong tác phẩm Một người Hà Nội, vì sao Nguyễn Khải lại gọi nhân 
vật bà Hiền là “ hạt bụi vàng của Hà Nội”.
* Gợi ý khái quát:
Ý 1: giới thiệu Nguyễn Khải, tác phẩm Một người Hà Nội.
Ý 2: Về nhân vật bà Hiền
Ý 3: Vì sao bà Hiền được so sánh là hạt bụi vàng của Hà Nội
Ý 4: ý nghĩa của hình ảnh so sánh
5/ Dạng đề phân tích một khía cạnh của tác phẩm: 
Đây là dạng đề  rất thông dụng, phù hợp với cấu trúc câu hỏi 5  
điểm và mục đích kiểm tra mức độ  vận dụng cao của đề  thi tốt nghiệp  
và đại học cao đẳng.
a/ Phân tích một khía cạnh nội dung:
@ Phân tích giá trị hiện thực:
* Cách làm bài: các ý phải có:
Y1­ Giới thuyết về giá trị hiện thực
Y2­ Giá trị hiện thực được thể hiện qua tác phẩm:
+ Tác phẩm đã tái hiện hiện thực gì? Xã hội nào? Của tầng lớp 
nào? Làm rõ hiện thực mà nhân vật chính phải gánh chịu

+ Nhà văn đã chỉ rõ nguyên nhân của hiện thực trên?
+ Thái độ, cách giải quyết của nhà văn trước hiện thực đó.
Ý 3­ Đánh giá mức độ thành công, đóng góp của tác phẩm về giá trị hiện  
thực: Đề tài mới hay cũ? Tư tưởng và thái độ của nhà văn? Cách viết? Ý 
nghĩa của hiện thực đó đối với ngày nay.
* Ví dụ minh họa ( Ý 2 ): Phân tích giá trị hiện thực trong tác phẩm Vợ 
nhặt của Kim Lân.
+ Vợ  nhặt đã tái hiện sinh động, chân thật nạn đói khủng khiếp năm Ất 
Dậu: qua hình  ảnh xóm ngụ  cư, qua tình cảnh gia đình Tràng, qua hình  
ảnh người vợ nhặt, qua chuyện nhặt vợ bi thảm, qua bữa ăn đón dâu.
+ Nguyên nhân của hiện thực trên là do thực dân Pháp, phát xít Nhật
+ Nhà văn thương cảm sâu sắc, mở  ra hướng giải quyết hiện thực: sự 
thương yêu, lòng cưu mang và niềm lạc quan giúp những người nông dân  
nghèo khổ vượt qua cái chết, nạn đói.
@ Phân tích giá trị nhân đạo:
Giáo viên : Nguyễn Văn Tường

 7 


* Cách làm bài:
Ý 1: Giới thuyết về giá trị nhân đạo
Ý 2: Giá trị nhân đạo được thể hiện trong tác phẩm:
+ Nhà văn thấu hiểu đồng cảm nỗi khổ của nhân vật.
+ Tố cáo sự tàn ác của các thế lực bất lương.
+ Phát hiện, khẳng định, ngợi ca những giá trị, phẩm chất, vẻ  đẹp 
của con người.
+ Tin tưởng trân trọng những ước mơ, khả năng của con người vào 
cuộc sống.
Ý 3: Đánh giá mức độ  thành công, sự  mới mẻ hay sâu sắc của tư  tưởng 

nhân đạo.
* Ví dụ: Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ Nhặt, Vợ chồng A 
Phủ.
b/ Phân tích một khía cạnh về nghệ thuật
@ Phân tích đặc sắc nghệ  thuật của truyện: phân tích theo các ý đã 
nói ở cuối trang 5.
@ Phân tích tình huống truyện: đã tách riêng thành một dạng đề ( dạng 
đề 2, trang 4 )
@ Phân tích khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn:
* Cách làm bài: phần thân bài
Ý 1: Giới thuyết khái quát về  khuynh hướng sử  thi và cảm hứng lãng 
mạ n
Ý 2: Biểu hiện của khuynh hướng sử thi trong tác phẩm, qua các phương 
diện: + đề tài
+ chủ đề
+ nhân vật chính
+ giọng điệu
Ý 3: Biểu hiện của cảm hứng lãng mạn trong tác phẩm: 
+  cảm hứng, tình cảm, cảm xúc, giọng điệu kể  chuyện, hình ảnh 
chi tiết lãng mạn
+ khẳng định ngợi ca tin tưởng vào các giá trị  cao đẹp sẽ  chiến  
thắng
+ cách kết thúc truyện
* Ví dụ  tiêu biểu: Khuynh hướng sử  thi và cảm hứng lãng mạn  được 
thể hiện như thế nào trong truyện ngắn Rừng Xà Nu của Nguyện Trung  
Thành ?

6/ Dạng đề Phân tích một chi tiết, hình ảnh, một đoạn văn.
Giáo viên : Nguyễn Văn Tường


 8 


a/ Ví dụ: ­Phân tích ý nghĩa hình tượng Rừng xà nu trong tác phẩn cùng 
tên của Nguyễn Trung Thành.
­ Trong cuối truyện Chiếc thuyền ngoài xa, nghệ  sỹ  Phùng nhìn kỹ  và 
lâu hơn vào tấm ảnh thì thấy hình ảnh gì? Ý nghĩa?
­ Phân tích ý nghĩa hình  ảnh: chiếc lò gạch hoang, bát cháo hành trong  
truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao.
b/ Cách làm bài: các ý cơ bản cần đảm bảo
Ý 1: tái hiện chi tiết, tình tiết, hình  ảnh, vị  trí và tình huống mà chi tiết 
xuất hiện
Ý 2: Phân tích ý nghĩa biểu đạt về  nội dung và nghệ  thuật của chi tiết,  
hình ảnh
Ý 3: Đánh giá sự  đặc sắc của chi tiết hình  ảnh trong việc thể  hiện chủ 
đề tư tưởng tác phẩm, trong thành công của nghệ thuật tác phẩm.

C. KẾT LUẬN:
I/ Ý nghĩa của đề tài:
 
  Rõ ràng, đề  tài mà   chúng ta đang trên đây không mang tính chất 
phát hiện về mặt kiến thức lý thuyết, mà là những tổng kết kinh nghiệm  
về các Dạng đề   phổ  biến, hay xuất hiện trong các kỳ  thi tốt nghiệp và 
đại học cao đẳng những năm gần đây. Vì thế, nó rất thiết thực cho học  
sinh làm tốt các thao tác làm bài văn nghị  luận về  một tác phẩm, đoạn 
trích văn xuôi:
­ Giúp nhận diện đúng các dạng đề, xác định đúng trọng tâm yêu cầu 
đề bài.
­ Giúp học sinh chủ động xây dựng các luận điểm, luận cứ đầy đủ, sát  
đúng với đáp án chấm của kì thi. Tránh các hiện tượng lạc đề, lạc ý, 

thiếu ý, sắp xếp ý lộn xộn, hay viết lan man, kể  lể  dài dòng về  tác  
phẩm mà không đạt được các yêu cầu của đề ra.
­ Giúp mạnh dạn đánh giá mức độ  thành công về  nội dung chủ  đề  và 
đặc   sắc   nghệ   thuật   của   tác   phẩm   văn   xuôi,   tránh   đánh   giá   chung 
chung, xa lạ với tác phẩm. Tránh lối học thuộc lòng bài từ sách vở hay  
văn mẫu.
Nếu chúng ta cung cấp đầy đủ các dạng đề, các ý cần phải có ở  mỗi  
đề bài, và thực hiện luyện tập nhiều qua các bài kiểm tra thường xuyên,  
các đợt kiểm tra học kỳ, thi thử…học sinh sẽ làm bài tốt hơn, đạt điểm 
cao hơn trong các kỳ thi tốt nghiệp và đại học cao đẳng.

Giáo viên : Nguyễn Văn Tường

 9 


II/ TÍNH KHẢ THI VÀ KẾT QUẢ VẬN DỤNG CỦA ĐỀ TÀI:
1/ Với sáu dạng đề  chính như  vậy, chúng ta sẽ  lồng ghép trang bị  kiến  
thức lý thuyết, cho luyện tập và củng cố, chỉnh sửa cho học sinh ở những  
tiết học sau:
­ Bài Nghị  luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi: 01 tiết ( PPCT:  
63 )
­ Ôn tập Phần Làm văn: 02 tiết ( PPCT 94, 95)
­ Ôn tập văn học : 04 tiết ( tiết 49, tiết 100,101,102 )
­ Các tiết bài viết nghị luận văn học: bài viết số 3, 4, 5, 6, 7.
­ Các tiết trả bài viết về nghị luận văn học 3, 4, 5, 6, 7: 07 tiết.
Việc vận dụng các dạng đề này sẽ giúp chúng ta có nhiều câu hỏi phong  
phú cho các bài kiểm tra. Do đó tính khả  thi sẽ  rất cao, rất dễ dàng vận 
dụng.
Đặc biệt, trong quá trình ôn tập cho học sinh thi tốt nghiệp, học sinh sẽ 

được luyện tập nhuần nhuyễn hơn. 
2/ Đánh Giá Kết Quả Vận Dụng Đề Tài: 
Năm học qua, với ý thức trách nhiệm của một tổ trưởng, người viết 
vừa giảng dạy vừa đúc rút kinh nghiệm, hệ thống các dạng đề, triển khai  
thành chuyên đề  2 cho tổ  thực hiện trong học kì 2 năm học 2010­2011. 
Thực hiện sự chỉ đạo của Sở Giáo dục đào tạo về đổi mới kiểm tra đánh 
giá, bàn giao chất lượng giảng dạy, Tổ Ngữ văn trường THPT TRường  
Chinh đã tiến hành đổi mới kiểm tra đánh giá: xây dựng ma trận đề, tích 
lũy ngân hàng đề kiểm tra, thực hiện kiểm tra chung­ chấm chéo cho toàn  
thể học sinh khối 12. Nhờ đó, chúng tôi đã bước đầu đánh giá được hiệu 
quả của đề tài qua kết quả ngày một tốt hơn ở các kì kiểm tra học kì 2, 
thi thử tốt nghiệp. Đối chiếu kết quả thi thử tốt nghiệp của học sinh lớp  
12 năm học 2009­2010 với năm học 2010­2011 giúp chúng tôi tin tưởng 
vào thành công của đề tài. Chắc chắn trong năm sau, hiệu quả sẽ đạt cao  
hơn.
NH 09­ 10         Điểm 9­10    Điểm 7,0­8,9       Điểm 5,0­6,9     Điểm 5,0­
10
Ts: 475               0 ( 0,0)         15 ( 3,2 )               160 ( 33,7)        175 ( 36,8)
NH 10­11
Ts: 329               01 (0,3)         27 (8,2)                169 ( 51,4)         197 ( 59,9)
* Nguồn số liệu: phòng học vụ trường THPT TRường Chinh.

Giáo viên : Nguyễn Văn Tường

 10 


Tuy nhiên, thành công của đề  tài còn nhờ  vào sự  nhiệt tình hưởng  
ứng của đội ngũ giáo viên, đã được học sinh tích cực đón nhận, học tập 
và rèn luyện. Để hoàn thiện hơn nữa đề  tài, xin được tiếp nhận những ý  

kiến góp ý của quý đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn !
Đánh giá của tổ chuyên môn

Ninh Sơn, tháng 5 năm 2011
Người viết 

Nguyễn Văn Tường
  

Giáo viên : Nguyễn Văn Tường

 11 


ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG:
­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­
­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­
­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­
­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­
­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­
­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­
­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­

ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SỞ GD­ĐT:
­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­
­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­
­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­
­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­
­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­
­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­

­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­
­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­

Giáo viên : Nguyễn Văn Tường

 12 



×