Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Phân tích các điều kiện để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào trong phương pháp khấu trừ và liên hệ thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.69 KB, 13 trang )

MỞ ĐẦU
Karl Marx viết: “Thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy nhà nước, là thủ đoạn đơn giản để kho
bạc thu được tiền hay tài sản của người dân để dùng vào việc chi tiêu của Nhà nước.” Theo đó,
Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước (NSNN), là công cụ quan trọng để phân
phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân và là vấn đề đại cục của mỗi
Quốc gia, đặc biệt trong tiến trình hội nhập quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Đảng và
Nhà nước ta đã thực hiện cải cách thuế bước hai. Điểm nổi bật của cuộc cải cách này là thay thế
Luật Thuế Doanh thu bằng Luật thuế giá trị gia tăng 1997 được thông qua tại kỳ họp thứ 11
Quốc hội khoá IX, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999. Việt Nam bắt đầu thi hành một luật
thuế mới, đó là thuế giá trị gia tăng (GTGT). Sau hơn mười năm thực hiện đến nay, Luật Thuế
GTGT đã góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước, đã khuyến khích các hoạt động
đầu tư trong nước, thu hút hoạt động đầu tư nước ngoài, mở rộng và phát triển xuất khẩu, thúc
đẩy sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu ổn định và ngày càng tăng cho ngân sách nhà nước…Tuy
nhiên, trong quá trình thực hiện đã gặp những vướng mắc khó khăn đặc biệt là trong vấn để khấu
trừ thuế GTGT. Trên thực tế đó, bằng tri thức có hạn của mình, em xin phép được chọn đề tài:
“Phân tích các điều kiện để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào trong phương pháp
khấu trừ và liên hệ thực tiễn. Kể từ năm 1997 cho đến nay, qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung,
ban hành mới Luật thuế giá trị gia tăng, các điều kiện khấu trừ thuế đã có sự thay đổi như
thế nào và tại sao lại có những sự thay đổi ấy?”
Trong bài làm không tránh khỏi những thiếu sót nhất định rất mong nhận được sự nhận xét ,
đánh giá và góp ý từ các thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn ạ!

1


NỘI DUNG
I.

Khái quát chung về thuế GTGT, điều kiện để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và
liên hệ thực tiễn.


1. Khái niệm, nội dung thuế GTGT:
Thuế GTGT là loại thuế tiêu dùng nhằm động viên một bộ phận thu nhập của người chịu

thuế đã sử dụng để mua hàng hóa, nhận dịch vụ.
Hiện nay khái niệm về thuế GTGT được hiểu dưới nhiều giác độ, khía cạnh và nhiều quan
điểm khác nhau. Tại Việt Nam, khái niệm thuế GTGT được quy định tại Điều 2 Luật Thuế
GTGT năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) như sau: “Thuế giá trị gia tăng là thuế thu trên
phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông
đến tiêu dùng.”
Như vậy, xét về bản chất, thuế GTGT là loại thuế gián thu. Các nhà sản xuất, kinh doanh
và cung cấp dịch vụ là người nộp thuế nhưng người tiêu dùng lại thực chất là người chịu thuế
thông qua giá cả hàng hóa dịch vụ.
2. Khái quát căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế giá trị gia tăng
a. Giá tính thuế GTGT
Để xác định giá tính thuế cho hàng hóa dịch vụ thuộc diện chịu thuế, các quốc gia có thể
lựa chọn giá chưa có thuế hoặc đã có thuế. Phần lớn các quốc gia áp dụng thuế GTGT đều quy
định cơ sở tính thuế GTGT là giá bán chưa có thuế GTGT. Tại Việt Nam, do ưu điểm của
phương án xác định thuế trên cơ sở giá chưa có thuế, pháp luật thuế giá trị gia tăng Việt Nam quy
định “giá tính thuế GTGT là giá chưa có thuế GTGT” song song với việc quy định chi tiết giá
tính thuế đối với các hoạt động kinh doanh phổ biến và một số hoạt động kinh doanh đặc thù
b. Thuế suất
Hiện nay các nước áp dụng thuế GTGT có sự khác nhau trong việc thiết kế mức thuế suất
và số lượng thuế suất trong đạo luật thuế giá trị gia tăng. Tại Việt Nam, năm 1998, Luật thuế
GTGT ban hành quy định 4 mức thuế suất khác nhau (0%,5%,10%,20%). Từ năm 2004 trở lại
đây, đặc biệt theo Luật thuế GTGT năm 2008 Việt Nam áp dụng 3 mức thuế suất khác nhau: 0%,
5%, 10% được áp dụng đối với từng loại hàng hoá, dịch vụ sản xuất-kinh doanh trong nước hoặc
nhập khẩu. Việc qui định các mức thuế suất khác nhau nhằm thể hiện chính sách điều tiết thu
nhập và hướng dẫn tiêu dùng đối với hàng hoá, dịch vụ khác nhau.
c. Phương pháp tính thuế GTGT


2


Thuế GTGT được thu qua mỗi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Việc xác định số thuế
GTGT phải nộp qua mỗi khâu phải dựa trên điều kiện thực tế của chủ thể kinh doanh, đồng thời
đáp ứng yêu cầu thu đúng, thu đủ thuế vào ngân sách nhà nước. Dựa trên đối tượng tính thuế là
phần chênh lệch giữa giá trị đầu ra và phần giá trị đầu vào tương ứng, phương án khả thi xác
định số thuế phải nộp là tính theo phần thuế chênh lệch qua các khâu của quá trình sản xuất, lưu
thông (phương pháp khấu trừ thuế) hoặc tính trực tiếp trên phần giá trị tăng thêm phát sinh do
chủ thể nộp thuế tạo ra (phương pháp tính trực tiếp trên phần giá trị tăng thêm). Các phương án
khác chỉ đúng về lí thuyết mà không có điều kiện thực tế. Pháp luật Việt Nam ghi nhận và quy
định phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng. (Điều 9 Luật
thuế giá trị gia tăng năm 2008 và khoản 4, khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật thuế giá trị gia tăng năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành).1
Về phương pháp khấu trừ thuế, nội dung cơ bản của phương pháp khấu trừ thuế là số thuế
GTGT phải nộp được tính dựa trên cơ sở số thuế GTGT đầu ta trừ đi số thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ.
Điểm cần đặc biệt lưu ý, đối với phương pháp khấu trừ thuế, số thuế được xác định một cách
trực tiếp, là hiệu số thuế của các khâu trong quá trình sản xuất, lưu thông mà không phải phần
giá trị gia tăng được xác định trực tiếp qua các khâu.
Thuế GTGT đầu ra là số thuế xuất hiện ở khâu bán ra, chủ thể nộp thuế đã xác định và tính
trong giá bán cho người nhận hàng hóa dịch vụ (trong giá thanh toán). Luật thuế GTGT sửa đổi,
bổ sung năm 2013 quy định thuế đầu ra được tính bằng tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch
vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT. Phần thuế này được tính trên toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ
đầu ra nhân với thuế suất GTGT.
Thuế GTGT đầu vào xuất hiện ở khâu mua vào, được tính trong tổng giá mà chủ thể nộp thuế
đã trả để nhận được hàng hóa dịch vụ. Luật Thuế GTGT quy định số thuế GTGT đầu vào được
khấu trừ bằng tổng số thuế GTGT mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế GTGT của hàng
hóa nhập khẩu
Về phương pháp tính trực tiếp trên phần giá trị gia tăng ,phương pháp trừ trực tiếp là phương

pháp tính thuế mà theo đó: “Số thuế phải nộp bằng giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ nhân

1 Trường Đại học Luật Hà Nội, giáo trình Luật thuế Việt Nam, nxb. Công An Nhân Dân, tr.187, 2018.

3


với thuế suất thuế GTGT áp dụng đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý.” (Khoản
5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2013).
3. Các điều kiện để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào trong phương
pháp khấu trừ và liên hệ thực tiễn.
Theo điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC được sửa đổi bổ sung bởi thông tư 119/2014/TTBTC và mới nhất là được sửa đổi, bổ sung theo thông tư 26/2015/TT-BTC và Thông tư
173/2016/TT-BTC quy định cụ thể Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào như sau:
Thứ nhất, điều kiện về hóa đơn GTGT, có hóa đơn GTGT hợp pháp của hàng hóa, dịch
vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế GTGT nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng
thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước
ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập
phát sinh tại Việt Nam.
Thứ hai, điều kiện về thanh toán, có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với
hàng hóa, dịch vụ mua vào (bzao gồ cả hàng hóa nhập khẩu) từ 20.000.000 đồng trở lên, trừ các
trường hợp giá trị hóa hóa,dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới 20.000.000 đồng, hàng hóa,
dịch vụ mua vào từng nlần theo hóa đơn dưới 20.000.000 đồng theo giá đã có thuế GTGT và
trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở
nước ngoài.
Ví dụ: Công ty sữa Việt Nam mua các sản phẩm như bộ đồ chơi xếp hình, ba lô, cặp sách tặng
kèm sản phẩm sữa hộp bán ra thì các sản phẩm này được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Tuy
nhiên nếu công ty thực hiện chế độ khuyến mại theo đúng quy định của Luật thương mại thì
không phải kê khai nộp thuế GTGT đầu ra, nếu không tực hiện đúng chương trình khuyến mại và
sản phẩm cho, tặng thì phải kê khai nộp thuế GTGT khi cho, tặng.
Chứng cứ thanh toán không dùng tiền mặt gồm: chứng từ thanh toán qua ngân hàng và

chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác, cụ thể như sau:
Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển
tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ
thanh toán theo các hính thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như séc,
ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi, ủy nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại
(ví điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định (bao gồm cả trường hợp bên mua
thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán mang tên chủ doanh nghiệp tư

4


nhân hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân
sang tài khoản bên bán).
Các chứng từ bên mua nộp tiền mặt vào tài khoản của bên bán hoặc chứng từ thanh toán theo
các hình thức không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành không đủ điều kiện để được
khấu trừ, hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào từ 20.000.000 dồng trở lên.
Hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn từ 20.000.000 đồng trở lên theo giá đã có
thuế GTGT nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ.
Đối với hàng hóa dịch vụ mua trả chậm, trà góp có giá trị hàng hóa dịch vụ mua từ
20.000.000 đồng trở lên, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ bằng
văn bản, hóa đơn GTGT và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hóa, dịch vụ mua trả
chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán
theo hợp đồng thì cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Trường hợp khi thanh toán, cơ sở kinh doanh không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng
thì phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã được khấu trừ đối với phần giá trị hàng hóa,
dịch vụ không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán
bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định
thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sin thuế GTGT đã kê khai, khấu trừ).
Các trường hợp thanh toán không dùng tiền mặt khác để khấu trừ thuế GTGT đầu vào

gồm:
Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức thanh toán bù trừ giữa giá trị
hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng mà phương thức
thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có biên bản đối chiếu số liệu và xác
nhận giữa hai bên về việc thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ mua vào với hàng hóa, dịch
vụ bán ra, vay mượn hàng.
Trường hợp bù trừ công nợ qua bên thứ ba phải có biên bản bù trừ công nợ của ba bên làm
căn cứ khấu trừ thuế.
Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ công nợ như vay, mượn
tiền; cấn trừ công nợ qua người thứ ba mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể
trong hợp đồng thì phải cớ hợp đồng vay, mượn tiền dưới hình thức văn bản được lập trước đó và
có chứng từ chuyển tiền từ tài khoản của bên cho vay sang tài khoản của bên đi vay đối với
khoản vay bằng tiền bao gồm cả trường hợp bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với
khoản tiền mà người bán hỗ trợ cho người mua, hoặc nhờ người mua chi hộ.

5


Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào được thanh toán ủy quyền qua bên thứ ba thanh
toán qua ngân hàng (bao gồm cả trường hợp bên bán yêu cầu bên mua thanh toán tiền qua ngân
hàng cho bên thứ ba do bên bán chỉ định) thì việc thanh toán theo ủy quyền hoặc thanh toán cho
bên thứ ba theo chỉ định của bên bán phải được quy định cụ thể trong hợp đồng dưới hình thức
văn bản và bên thứ ba là một pháp nhân hoặc thể nhân đang hoạt động theo quy định của pháp
luật.
Trường hợp sau khi thực hiện các hính thức thanh toán nêu trên mà phần giá trị còn lại được
thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với
trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào được thanh toán qua ngân hàng vào tài khoản của
bên thứ ba mở tại kho bạc Nhà nước để thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản do
tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ (theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì

cũng được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Ví dụ:
Ngoài ra, về điều kiện để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào cần lưu ý một số trường hợp:
Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới 20.000.000 đồng
nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày có tổng giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên thì chỉ được
khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Nhà cung cấp là người
nộp thuế có mã số thuế, trực tiếp khai và nộp thuế GTGT.
Trường hợp người nộp thuế là cơ sở kinh doanh có các cửa hàng là các đơn vị phụ thuộc
sử dụng chung mã số thuế và mẫu hóa đơn của cơ sở kinh doanh, trên hóa đơn có tiêu thức “ cửa
hàng số” để phân biệt các cửa hàng của cơ sở kinh doanh và có đóng dấu treo của từng của hàng
thì mỗi đưn hàng là một nhà cung cấp.
Trường hợp nếu mua ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống, những ô tô này không sử dụng vào
kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng để làm
mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô mà có giá trị vượt trên 1,6 tỷ đồng (giá chưa có thuế GTGT)
chỉ được khấu trừ 160 triệu đồng thuế GTGT đầu vào (phần tương ứng với giá trị 1,6 tỷ đồng) và
phần còn lại thì sẽ không được khấu trừ.
Nếu mua ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống mà những ô tô này sử dụng vào kinh doanh vận chuyển
hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh
doanh ô tô thì được khấu trừ toàn bộ thuế GTGT đầu vào.
Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa (kể cả hàng hóa mua ngoài hoặc hàng hóa do doanh
nghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để cho, biếu, tặng, khuyến mãi, quảng cáo dưới

6


các hình thức, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được
khấu trừ.
II.

Những thay đổi của các điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng và nguyên nhân

dẫn tới sự thay đổi đó
1, Những thay đổi về các điều kiện khấu trừ thuế GTGT:
Ở Việt Nam, thuế GTGT được bắt đầu nghiên cứu từ khi tiến hành cải cách thuế bước
1 (năm 1990). Luật Thuế GTGT đuợc Quốc hội thông qua ngày 10/5/1997 và có hiệu lực thi
hành ngày 01/01/1999, thay thế cho Thuế Doanh thu trước đây. Từ năm 1997 đến nay, Luật
thuế giá trị gia tăng 1997 được sửa đổi, bổ sung năm 2003. Năm 2008, Quốc hội thông qua
luật Thuế giá trị gia tăng mới để thay thế cho các quy định trước đây. Từ năm 2008 đến nay,
luật thuế giá trị gia tăng được sửa đổi, bổ sung vào năm 2013 và kèm theo đó là các nghị
định, thông tư hướng dẫn thi hành luật thuế giá trị gia tăng.
Do điều kiện kinh tế, xã hội, điều kiện quản lý thuế của hệ thống cơ quan thu ngày càng
ổn định đáp ứng được cơ bản yêu cầu áp dụng thuế GTGT tại một quốc gia, Luật thuế giá trị
gia tăng chính thức được ban hành, thay thế Luật thuế doanh thu. Luật thuế GTGT đầu tiên
được Quốc hội thông qua ngày 11/4/1997, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999.
Việc áp dụng Luật thuế GTGT với đối tượng điều chỉnh rộng, tác động đến mọi mặt của đời
sống kinh tế và xã hội đã thúc đẩy hoạt động sản xuất, góp phần cho kinh tế phát triển và ổn
định, nguồn thu từ thuế GTGT là nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn; mặt khác tăng cường trách
nhiệm quản lý của các chủ thể kinh doanh và toàn xã hội.
Qua 4 năm áp dụng, Luật thuế giá trị gia tăng đã bộc lộ một số nhược điểm cơ bản cần phải
được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Nhược điểm cơ bản có thể chỉ ra là những quy định về
đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, chênh lệch khi quy định các mức thuế suất
và vấn đề khấu trừ thuế.
Về vấn đề khấu trừ thuế, cụ thể là điều kiện đề được khấu trừ thuế, Luật thuế GTGT năm
1997.
Luật sửa đổi một số điều Luật thuế giá trị gia tăng được Quốc hội thông qua năm
2003. Điểm mới cơ bản của Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi thể hiện ở một số nội dung: về
đối tượng nộp thuế, đối tượng không nộp thuế;về giá tính thuế; về thuế suất; về những quy
định liên quan đến khấu trừ thuế và hoàn thế; về hóa đơn chứng từ; thủ tục kê khai, nộp thuế
giá trị gia tăng; thẩm quyền sửa đổi danh mục hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế
7



với mức thuế suất nhất định.
Năm 2008, để đáp ứng nhu cầu mới của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế
GTGT nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung, ngày 3/6/2008 Quốc hội đã thông qua Luật
thuế giá trị gia tăng thay thế cho các quy định trước đây về các vấn đề này.
Luật năm 2008 đã bổ sung điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào: thời gian kê khai
khấu trừ tối đa nâng từ 03 tháng lên 6 tháng; yêu cầu phải có chứng từ thanh toán qua ngân
hàng đối với giá trị mua vào từng lần từ hai mươi triệu đồng trở lên; quy định tài sản cố định
sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không
chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ thuế đầu vào để khuyến khích đầu tư, đã tạo thuận
lợi hơn cho công tác hạch toán kế toán và bảo đảm quyền lợi của doanh nghiệp làm ăn chân
chính, ngăn chặn các hành vi mua bán, sử dụng hoá đơn bất hợp pháp, gian lận trong khấu
trừ, hoàn thuế GTGT, chống thất thu ngân sách, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng,
lành mạnh.
Trước năm 2009 việc khấu trừ thuế GTGT đầu vào khâu nội địa chỉ căn cứ vào hóa
đơn GTGT của người bán, không có quy định về việc phải thanh toán qua ngân hàng khâu
kinh doanh trong nước nên đã phát sinh tình trạng nhiều doanh nghiệp lập hóa đơn khống
(hóa đơn không kèm theo hàng hóa, dịch vụ và không kèm theo việc thanh toán tiền) để lợi
dụng trốn thuế (không kê khai nộp thuế đối với giao dịch tiền mặt) chiếm đoạt tiền thuế.
Từ ngày 01/01/2009 để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào thì Luật thuế GTGT năm
2008 đã quy định một trong những điều kiện quan trọng là doanh nghiệp phải có chứng từ
thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị trên hai mươi
triệu đồng. Quy định trên đã thúc đẩy phát triển giao dịch thanh toán qua ngân hàng giữa các
doanh nghiệp - đây là chủ trương lớn của Chính phủ và góp phần ngăn chặn gian lận trong
việc khấu trừ, hoàn thuế GTGT, góp phần chống rửa tiền.
2. Nguyên nhân có những sự thay đổi về điều kiện khấy trừ thuế GTGT theo luật từ
năm 1997 đến nay:
Kể từ năm 1997 cho đến nay, qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới Luật thuế giá
trị gia tăng, các điều kiện khấu trừ thuế đã có sự thay đổi nhất định về thời gian kê khai khấu trừ
dối đa, về yêu cầu đối với chứng từ thanh toán, lưu ý khi thanh toán không dùng tiền mặt,…. Để

dẫn tới những sự thay đổi nêu trên có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân: kinh tế, xã hội phát

8


triển khiến các điều kiện luật định không còn phù hợp với thực tiễn, không theo kịp thực tiễn;
hoặc cũng có thể do sau khi áp dụng các quy định của Luật bộc lộ nhiều hạn chế cần được khắc
phục.
Thứ nhất, Các văn bản pháp luật làm căn cứ pháp lý điều chỉnh quan hệ pháp luật thuế
GTGT có hệ thống, bao gồm văn bản luật đến các văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm
quyền. Mặc dù vậy, hệ thống các văn bản điều chỉnh các quan hệ pháp luật thuế GTGT không
thực sự ổn định. Điều này cũng là phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế trong giai đoạn chuyển
đổi, nhưng có chừng mực nhất định, cũng gây ra khó khăn cho đối tượng áp dụng.
Thứ hai, Theo quy định của Luật thuế GTGT năm 1997 thì việc khấu trừ thuế được thực
hiện theo những nguyên tắc nhất định (điều 10). Những nguyên tắc này về cơ bản đã ghi nhận và
phản ánh được lý luận về khấu trừ thuế GTGT, nhưng một số khía cạnh pháp lý của chúng
chưa được đảm bảo. Bởi chỉ khi những đơn vị nào nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, có hóa
đơn GTGT hợp pháp mua của những đơn vị cũng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì
mới có khả năng được khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo đúng số thuế GTGT thực tế phát sinh.
Với những hóa đơn đầu vào hợp pháp nhưng không phải là hóa đơn GTGT (hóa đơn bán hàng)
thì đối tượng nộp thuế không được khấu trừ thuế GTGT hoặc chỉ được khấu trừ theo tỉ lệ ấn định
mang tính chất chủ quan, võ đoán của nhà lập pháp (3%) (Điều 9). Trong khi đó theo cơ chế thuế
GTGT, bất kể phát sinh ở đâu nếu đó là thuế GTGT hợp pháp thì đương nhiên được quyền khấu
trừ theo đúng số thuế thực tế đã phát sinh. Bởi số thuế đầu vào mà doanh nghiệp đac trả cho
người bán hàng trong nhiều trường hợp doanh nghiệp đã phải ứng trước tiền vốn để thanh toán
cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ - nghĩa là nộp trước thuế GTGT cho nhà nước. Do vậy,
doanh nghiệp sẽ được lấy lại số tiền mà doanh nhiệp đã nộp trước cho nhà nước theo cơ chế
khấu trừ thuế GTGT. Việc quy định không được khấu trừ hoặc chỉ được khấu trừ 3% đối với
hàng hóa dịch vụ mua từ những đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp có hóa
đơn bán hàng là không hợp lý về mặt đạo lý, trong khi đó hàng hóa, dịch vụ mua vào có thuế

suất 5%, 10%, 20%. Mặc dù hóa đơn bán hàng là hóa đơn hợp pháp do BTC (TCT) phát hành và
có giá trị pháp lý như hóa đơn GTGT – đều là cơ sở pháp lý để tính thuế GTGT đầu vào. Điều
này sẽ không khuyến khích được việc sử dụng hóa đơn, bởi khi mua một số mặt hàng như nông
sản, thủy sản trực tiếp của nông dân chỉ cần có bảng kê (tính pháp lý rất thấp) thì được khấu trừ
5% , nay là 2% (khoản d, điều 10) (điều 9). Ở đây mối quan hệ giữa quyền được khấu trừ thuế và
nghĩa vụ phải thực hiện khấu trừ thuế của nhà nước chưa được giải quyết sòng phẳng và thỏa
9


đáng. Chính vì điều đó mà trên thực tế để được khấu trừ đúng số thuế đã phát sinh các cơ sở kinh
doanh đã tìm cách thay đổi bạn hàng hoặc có hành vi gian lận khác khi kê khai khấu trừ thuế.
Đây là những hậu quả phái sinh tiêu cực của việc quy định không phù hợp của thuế GTGT.2
Pháp luật thuế GTGT 2008 còn bỏ ngỏ, thiếu hoặc quy định nhưng không rõ ràng về điều
kiện khấu trừ thuế gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong quá trình kê khai, nộp thuế, khấu
trừ thuế GTGT. Về điều kiện phải có "chứng từ thanh toán qua ngân hàng". Đây là quy định rất
kịp thời hạn chế việc mua bán hóa đơn khống và gian lận trong giao dịch nhưng pháp luật lại
chưa có quy định rõ ràng, cụ thể và thống nhất với các luật khác về “thế nào là thanh toán qua
ngân hàng” đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào. Về điều kiện "tiêu dùng ngoài lãnh thổ Việt
Nam". Do doanh nghiệp chế xuất không phải là đối tượng nộp thuế GTGT nên không được khấu
trừ GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ này mà phải đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh làm
tăng chi phí. Điều này thật bất lợi cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Dù là tiêu dùng trong
hay ngoài nội địa thì mục đích cuối cùng vẫn là phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa
xuất khẩu ra nước ngoài nên về nguyên tắc phải được hưởng thuế suất 0%. Bên cạnh đó, vấn đề
đặt ra là tại sao chỉ ràng buộc điều kiện về dịch vụ tiêu dùng ngoài lãnh thổ Việt Nam đối với
dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan mà không áp dụng đối với dịch
vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài nói chung? Nếu không áp dụng thì cơ sở đánh thuế
đối với trường hợp người nước ngoài đến Việt Nam và sử dụng các dịch vụ tại Việt Nam là gì?. 3
Về điều kiện khấu trừ, hoàn thuế, Luật thuế GTGT hiện hành chỉ quy định căn cứ khấu trừ
thuế là hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ mà không quy định chứng từ chứng minh hàng
hoá, dịch vụ mua bán đã thực tế thanh toán. Quy định này tuy phù hợp với thực tiễn thanh toán

phổ biến bằng tiền mặt nhưng tạo kẽ hở cho một số doanh nghiệp lợi dụng sử dụng hoá đơn giả,
hoá đơn ghi chép không trung thực và các loại hoá đơn bất hợp pháp khác để gian lận trong khấu
trừ, hoàn thuế GTGT không những gây thất thu cho NSNN mà còn ảnh hưởng tới môi trường
đầu tư, gây bất bình đẳng về nghĩa vụ thuế giữa các đối tượng nộp thuế. Trong thời gian vừa qua
đã xuất hiện một loại tội phạm kinh tế mới - tội phạm mua, bán, sử dụng hoá đơn bất hợp pháp
để chiếm đoạt tiền thuế GTGT của Nhà nước như một số đối tượng đã lợi dụng sự thông thoáng
2 Nguyễn Thị Thương Huyền, Những vấn đề pháp lý về việc áp dụng Thuế GTGT ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật
học, 2002.
3 Đào Thị Ngọc Ánh, Pháp luật về khấu trừ và hoàn thuế Giá trị gia tăng ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, 2011.

10


của Luật Doanh nghiệp, thành lập doanh nghiệp nhằm mục đích mua, bán hoá đơn kiếm lời bất
chính (doanh nghiệp ma)... Để ngăn chặn tình trạng này, thời gian qua cơ quan Thuế đã áp dụng
nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ hóa đơn như yêu cầu doanh nghiệp đóng dấu, mã số thuế trên
hoá đơn, kiểm tra đối chiếu hoá đơn mua bán giữa các doanh nghiệp... song mới chỉ hạn chế
được phần nào tình trạng gian lận nêu trên. Do đó, cần có quy định việc mua bán hàng hoá, dịch
vụ phải thanh toán qua ngân hàng. Việc quy định thanh toán qua ngân hàng là phù hợp với chủ
trương của Nhà nước; nhưng để phù hợp với thực tiễn hiện nay, cần thiết quy định việc mua bán
hàng hoá, dịch vụ đến một mức tiền nào đó bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng thì cơ sở
kinh doanh mới được kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào.4

4 />dDocName=BTC333767&dID=78998&_afrLoop=65914971048165749#!%40%40%3FdID
%3D78998%26_afrLoop%3D65914971048165749%26dDocName%3DBTC333767%26_adf.ctrl-state
%3D169xie6kz2_4

11



KẾT LUẬN
Trên đây là một số tìm hiểu về các điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo luật Thuế
GTGT hiện hành và một số ví dụ thực tiễn việc áp dụng các quy định đó. Ngoài ra, bài viết cũng
tìm hiểu những thay đổi của các điều kiện để được khấu trừ thuế GTGT từ năm 1997 đến nay và
nguyên nhân dẫn tới những sự thay đổi đó.
Do vốn tri thức có hạn nên bài viết sẽ vẫn còn nhiều thiếu sót rất mong nhận được sự nhận xét
, đánh giá và góp ý từ các thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thuế Việt Nam, nxb. Công An Nhân Dân,
2019.
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thuế Việt Nam, nxb. Công An Nhân Dân,
2017.
3. Đào Thị Ngọc Ánh, Pháp luật về khấu trừ và hoàn thuế GTGT ở Việt Nam, Luận văn
Thạc sĩ, 2011.
4. Nguyễn Thị Thương Huyền, Những vấn đề pháp lý về việc áp dụng Thuế GTGT ở Việt
Nam, Luận án tiến sĩ luật học, 2002.
5. Trang thông tin bộ tài chính:
6. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo quy định mới:
/>fbclid=IwAR0zO_W0qqr1zFj8lyTTwkFcPnIgwmxLJQhM2_tmJ8LNY8uGXEAGrLiO
MY8
7. />fbclid=IwAR1pVil81z0Y1xFwLL-6edTrZK2XqQFZ-5ra8-_9LO-WTeQRPZ69GrCjcrc
8. />
13




×