Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÁI BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.7 KB, 24 trang )

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU
XÂY DỰNG THÁI BÌNH
2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình được thành lập năm 1969 với tên
gọi ban đầu là Xí nghiệp gạch ngói Nghĩa Chính có trụ sở tại Km số 5, Quốc lộ
10 - Phường Phúc Khánh - Thị xã Thái Bình. Nguyên là doanh nghiệp nhà
nước, doanh nghiệp có nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất gạch phục vụ thị trường
các huyện trong tỉnh. Khi mới thành lập do ảnh hưởng chung của cơ chế tập
trung quan liêu bao cấp, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề
tiền vốn nên quy mô sản xuất rất nhỏ, công nghệ sản xuất thô sơ bằng nghề thủ
công. Sản lượng hàng năm của doanh nghiệp chỉ đạt khoảng 3 triệu viên
gạch/năm với số lượng công nhân khoảng 60 người. Khi đó sản phẩm của công
ty rất nghèo nàn, chủ yếu là gạch đặc và ngói.
Năm 1977, Công ty sáp nhập 2 cơ sở sản xuất gạch ngói thủ công là cơ sở
Minh Hoà thuộc xã Minh Quang - Huyện Vũ Thư có công suất 2 triệu viên
gạch/năm, 40 cán bộ công nhân viên và cơ sở gạch Phú Mỹ thuộc xã Vũ Hội -
Huyện Vũ Thư có công suất 2 triệu viên gạch/năm, 38 cán bộ công nhân viên.
Đến thời điểm này xí nghiệp gạch Nghĩa Chính gồm 3 phân xưởng sản xuất là
Nghĩa Chính, Phú Mỹ, Minh Hoà với tổng công suất 10 triệu viên gạch/năm.
Từ năm 1989 - 1992 doanh nghiệp chuyển sang cơ chế tự hạch toán kinh
doanh, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của mình. Do đó
doanh nghiệp đã chủ động trong sản xuất kinh doanh, chủ động về tài chính,
tích cực cải tiến kỹ thuật và mỏ rộng kinh doanh ( kin doanh thêm các mặt hàng
khác như xi măng, sắt thép và một số loại vật liệu xây dựng khác).
Năm 1992, Công ty sáp nhập thêm xí nghiệp sản xuất gạch Quốc Tuấn.
Đồng thời thực hiện Nghị định 388/NĐ - CP của Chính phủ về xắp xếp, thành
lập lại doanh nghiệp nhà nước, xí nghiệp được chuyển thành công ty SXKD -
VLXD Thái Bình theo thông báo số 330/TB - XD ngày 17/11/1992 của Bộ
trưởng bộ xây dựng và Quyết định số 434/QĐ - UB ngày 20/11/1992 của Chủ
tịch UBND tỉnh Thái Bình.


Ngày 12/01/1993 xí nghiệp tiếp nhận xí nghiệp vật liệu xây dựng Huyện
Vũ Thư (phân xưởng gạch Từ Châu và phân xưởng vôi Phù Sa).
Ngày 23/10/2001 UBND tỉnh Thái Bình ra quyết định số 1532/QĐ - UB
chuyển “công ty sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng Thái Bình” thành “công
ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình”.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty
Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình là một doanh nghiệp cổ
phần, hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, tự chủ về tài chính, có con dấu
riêng, hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước, thuộc UBND tỉnh Thái Bình
dưới sự quản lý trực tiếp của Sở xây dựng Thái Bình.
- Sản xuất kinh doanh của công ty được phát triển theo hướng đa dạng hóa ngành
nghề. Trong đó, chủ yếu tập trung vào sản xuất gạch xây dựng. Do đó, đòi hỏi công ty
phải từng bước cụ thể hóa nhiệm vụ chủ yếu này theo các bước:
1. Duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm gạch xây dựng các loại.
2. Từng bước chiếm lĩnh thị trường không những trong địa bàn tỉnh Thái
Bình mà còn mở rộng ra các tỉnh phụ cận.
3. Từng bước nâng cao trình độ, tay nghề của đội ngũ cán bộ CNV để nắm
bắt kịp thời công nghệ mới của thế giới nhằm thúc đẩy sự phát triển của công ty.
2.1.3. Bộ máy tổ chức và quản lý của công ty
Có thể khái quát bộ máy tổ chức của công ty cổ phần vật liệu xây dựng
Thái Bình như sau:
Các bộ phận sản xuất kinh doanh của công ty gồm:
- Xí nghiệp gạch Nghĩa Chính: Tổ 14 phương Phú Khánh, Thị xã TB
- Xí nghiệp gạch Quốc Tuấn: Xã Quốc Tuấn, huyện Kiến Xương
- Xí nghiệp gạch Vũ Hội: Xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư
- Xí Nghiệp gạch Minh Hoà: Thị trấn Vũ Thư
- Phân xưởng Từ Châu: Xã Hoà Bình, huyện Vũ Thư
- Cửa hàng kinh doanh VLXD, xăng dầu (đặt tại cửa văn phòng công ty).
Mô hình quản trị kinh doanh của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái
Bình bao gồm:

- Hội đồng quản trị.
- Giám đốc và bộ máy giúp việc
Giúp việc cho giám đốc có 2 phó giám đốc: Phó giám đốc kinh doanh, phó
giám đốc kỹ thuật. Văn phòng công ty có 4 phòng ban chức năng gồm:
+ Phòng tổ chức hành chính
+ Phòng tài vụ kế toán
+ Phòng kế hoạch kỹ thuật
+ Phòng kinh tế thị trường
- Ban giám đốc các xí nghiệp trực thuộc gồm:
+ Giám đốc xí nghiệp
+ Đốc công điều hành sản xuất
+ Kế toán, thủ kho, thủ quỹ
+Tổ, đội sản xuất
SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
Hội đồng
Ban kiểmBan giám


2.2. Thực trạng sử dụng vốn tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng
Thái Bình.
2.2.1.Thực trạng về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong
thời gian qua.
Kể từ khi xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang hạch toán
kinh doanh theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần
vật liệu xây dựng Thái Bình nói riêng được quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất
kinh doanh, chủ động trong việc huy động và sử dụng vốn, tự tìm kiếm thị trường,
có nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách nhà nước. Nhờ sự năng động sáng tạo, thích
ứng với cơ chế mới, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật liệu
xây dựng Thái Bình trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Nói chung công ty làm ăn tương đối có hiệu quả.

Công ty đã mạnh dạn đầu tư, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, hoàn chỉnh
các giai đoạn mở rộng sản xuất (xây dựng lò nung sấy Tuynel ở xí nghiệp gạch
Ban
giám
Phòng
t i và ụ
Phòng
Kinh tế-
Phòn
g KH
Phòng
tổ chức
Tổ đội
sản xuất
Thủ quỹ
xí nghiệp
Thủ kho

Kế toán

Nghĩa Chính, đầu tư đổi mới công nghệ ở xí nghiệp gạch Quốc Tuấn và Vũ Hội),
nâng cao công suất từ 10 triệu viên/năm lên 38 triêu viên/năm vói chất lượng
cao và chủng loại đa dạng. Bên cạnh đó, công ty đã nhanh chóng cơ cấu, xắp
xếp lại các phòng ban, đẩy mạnh nghiên cứu thị trường; sử dụng nhiều biện
pháp quản lý khuyến mại quảng cáo nên sản phẩm sản xuất ra có thời gian
không đủ phục vụ xã hội vì chất lượng đạt tiêu chuẩn, giá thành phù hợp với
mọi tầng lớp người tiêu dùng.
Với sự giúp đỡ của các ban ngành và sự năng động sáng tạo trong sản xuất kinh
doanh nên sản xuất của công ty tương đối hiệu quả, biểu hiện qua các chỉ tiêu sau:
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÁI BÌNH
Doanh thu
(triệu đồng)
Nộp ngân sách
(triệu đồng)
Lợi nhuận
(triệu đồng)
TN bình quân
(tr.đ/người/tháng)
2001 5700 303 14,039 0,575
2002 8100 373 161,582 0,810
2003 13000 663 51,247 0,930
Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình năm
2001 đến năm 2003
Như vậy, bảng trên cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công tương
đối ổn định. Doanh thu tăng đều đặn qua các năm, thu nhập bình quân đầu
người cũng ngày một tăng, có đủ việc làm, đảm bảo đời sống vật chất cho cán
bộ công nhân viên của công ty.
Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình đạt được những kết quả trên, bên
cạnh nguyên nhân chủ yếu là do công ty có đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân viên
lành nghề, cũng phải kể đến những điều kiện khác đã giúp công ty cổ phần vật liệu
xây dựng Thái Bình có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường:
+ Về vị trí: Nằm trên địa bàn thị xã Thái Bình, giao thông thuận lợi (trụ sở
công ty nằm bên cạnh Quốc lộ 10 nối liền Nam Định và Hải Phòng) với số dân
đông đúc, nhu cầu xây dựng của người dân ngày càng cao rất thuận lợi cho công
ty trong việc tiêu thụ sản phẩm.
+ Về đặc điểm sản phẩm: sản phẩm chủ yếu của công ty là các loại gạch
xây dựng đáp ứng dược nhu cầu thị trường, phù hợp với người tiêu dùng cả về
chất lượng lẫn giá cả nên sản phẩm của công ty dễ được thị trường chấp nhận.
+ Về công nghệ thiết bị: Quy trình công nghệ sản xuất gạch của công ty là

một quy trình liên tục được sản xuất theo công nghệ hiện đại.
Riêng máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất chủ yếu được nhập từ nước
ngoài với chất lượng cao, hiện đại, Chính vì vậy mà công suất và chất lượng sản
phẩm không ngừng được nâng cao.
Tuy nhiên, lợi nhuận trong 3 năm gần đây có những biến động thất thường.
Cụ thể lợi nhuận sau thuế năm 2002 của công ty bằng 1151% so với năm 2001,
lợi nhuận sau thuế của năm 2003 chỉ bằng 51,7% so với năm 2002, bằng 365%
so với năm 2001.
Ta có thể tính chỉ tiêu doanh lợi tiêu thụ sản phẩm:
14,039
- Năm 2001: = 0,25%
5700
161,582
- Năm 2002: = 1,99%
8100
51,246
- Năm 2003: = 0,39%
1300
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng nguyên nhân chủ yếu
là do chi phí bàn hàng ngày càng tăng.
Tình hình tài chính của công ty được thể hiện rõ nét qua các chỉ tiêu về tài
chính sau đây:
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG
THÁI BÌNH
Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
Khả năng thanh toán hiện hành
(Tài sản lưu động/ nợ ngắn hạn)
0,588 0,571 1,304
Khả năng thanh toán nhanh
(Tài sản quay vòng nhanh/nợ ngắn hạn)

0,27 0,16 1,08
Hệ số nợ (nợ/tổng tài sản) 0,99 0,97 0,92
Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty cổ phần VLXD Thái Bình năm 2001,
2002, 2003
Nhìn vào bảng ta thấy:
- Hệ số nợ của công ty giảm dần. Điều này đảm bảo hơn cho công ty tránh
rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
- Khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nhanh tại thời điểm
năm 2003 tăng mạnh so với năm 2001 và 2002. Điều này cho phép chúng ta nhận
định khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty là khả quan.
Nói chung tìnhh hình tài chính của công ty tương đối ổn định.
2.2.2 Nguồn vốn hình thành và cơ cấu vốn của công ty
Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp
phải không ngừng tự đổi mới để thích ứng với tình hình mới. Các doanh nghiệp
hoàn toàn độc lập tự chủ trong huy động và sử dụng vốn, có khả năng sử dụng các
đòn bẩy tài chính để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong những năm gần đây, nguồn vốn của công ty không ngừng được tăng
lên, chủ yếu dựa vào hiệu quả của hoạt động kinh doanh và phát hành cổ phiếu
khi thực hiện quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp.
Nguồn vốn của công ty trong vài năm gần đây như sau:
BẢNG NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY
Đơn vị: Triệu đồng
Nội dung Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tổng vốn 6.318,353 100 5.865,969 100 9391,651 100
Vốn cố định 4315,649 68,3 3715,877 63,3
5
5118,307 54,5
Vốn lưu động 1996,703 31,7 2150,091 36,6
5

4273,343 45,5
Trong đó
Vốn CSH 54,529 0,86 168,439 2,87 750,830 8
Nợ phải trả 6264,094 99,1
4
5697,529 97,1
3
8640,820 92
Nguồn: Báo báo tài chính của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình năm
2001, 2002, 2003.
Để đánh giá tính hợp lý trong việc sử dụng vốn cần phân tích cơ cấu tài sản
của công ty, từ đó rút ra tỷ trọng đầu tư của từng bộ phận để có biện pháp hợp lý
trong việc nâng cao hiêu quả sử dụng vốn của công ty.
BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2001 2002 2003
Số tiền % Sốtiền % Số tiền %
A.TSLĐ và ĐTNH
I. Tiền
III. Các khoản phải thu
IV. Hàng tồn kho
V. TSLĐ khác
1996,703
29,705
176,701
1085,606
704,690
2150,091
25,359
96,446

1550,628
477,657
4273,343
19,336
2930,047
747,691
476,800
B. TSCĐ và ĐTDH
I. TSCĐ
III. Chi phí XDCB dd
4321,694
4315,649
6,00
3715,877
3677,834
38,012
5118,307
5026,202
90,105
Tổng tài sản 6318,353 100 5865,969 100 9391,651 100
Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2001,2002,2003 của công ty cổ phần vật liệu
xây dựng Thái Bình
Qua bảng trên ta thấy
+ Tổng tài sản năm 2003 tăng mạnh so với năm 2001 và 2002, tăng hơn 3
tỷ đồng. Ta có thể thấy nguyên nhân chính là do đầu tư tài chính ngắn hạn của
năm 2003 tăng rất mạnh. Việc đầu tư ngắn hạn quá nhiều lại tăng nhanh có thể
làm cho công ty gặp khó khăn trong việc huy động vốn trong trường hợp cần
thiết để mở rộng sản xuất kinh doanh.
+ TSCĐ đang có chiều hướng ngày càng tăng. Điều này cho thấy công ty
đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất mở rộng sản xuất. Ta cũng biết TSCĐ là một

yếu tố quan trọng quyết định tới năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Hiện
nay TSCĐ của công ty đang cần có sự đổi mới, nâng cấp. Công ty cần phải tìm
ra các giải pháp, tìm nguồn huy động vốn để đầu tư cho TSCĐ.
+ Riêng năm 2003 ta còn thấy có sự thay đổi lớn so với năm 2001 là lượng
tiền mặt, lượng chứng khoán ngắn hạn giảm đi đáng kể và các khoản phải thu
và hàng tồn kho tăng nhiều. Đây là điều không tốt cho công ty trong việc đáp
ứng ngay nguồn vốn cho sản xuất. Sự biến động của các nhân tố này ảnh hưởng
lớn đến tình hình VLĐ của công ty.

×