Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Thống nhất hóa biểu mẫu kế hoạch nghiên cứu khoa học của tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.16 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN TÂN SƠN

THỐNG NHẤT HÓA BIỂU MẪU KẾ HOẠCH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TỔNG CỤC
DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60 34 04 12

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hoàng Văn Luân

Hà Nội, 2014


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS. Hoàng Văn Luân
đã tận tình hƣớng dẫn và chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo, các đồng nghiệp đang công tác tại Tổng cục
Dân số - Kế hoạch hóa gia đình đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc thu thập tài liệu,
văn bản, cung cấp số liệu. Đó chính là những căn cứ quan trọng để tôi hoàn thiện
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các giảng viên Khoa sau Đại học - Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã truyền đạt những kiến thức khoa học và kinh
nghiệm thực tiễn cho tôi trong quá trình học tập.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc những ngƣời thân trong gia đình, bạn


bè, đồng nghiệp đã cổ vũ, động viên tôi vƣợt qua những khó khăn trong quá trình
học tập, nghiên cứu.
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, Tôi cũng gặp những khó khăn nhất định
về năng lực, sự hiểu biết của bản thân và thời gian nghiên cứu có hạn nên luận văn
không tránh khỏi những hạn chế và khiếm khuyết. Tác giả trân trọng và mong nhận
đƣợc những góp ý của các nhà khoa học, các giảng viên và các đồng nghiệp để
đƣợc trƣởng thành hơn trong công tác và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn

Nguyễn Tân Sơn


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU............................................................................................................................................... 1
1. Lý do nghiên cứu....................................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu.................................................................................................................... 3
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................... 4
4. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................................. 5
5. Mẫu khảo sát................................................................................................................................ 5
6. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................................... 5
7. Giả thuyết nghiên cứu.............................................................................................................. 6
8. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................................................ 6
9. Kết cấu luận văn......................................................................................................................... 7

CHƢƠNG 1........................................................................................................................................ 8
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỀ CƢƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC...............8
1.1. Nghiên cứu khoa học.......................................................................................................... 8


1.1.1. Một số khái niệm về nghiên cứu khoa học.................................................... 8
1.1.2. Đặc điểm của nghiên cứu khoa học................................................................. 9
1.1.3. Phân loại nghiên cứu khoa học..........Error! Bookmark not defined.
1.2. Kế hoạch và đề cƣơng nghiên cứu khoa họcError! Bookmark not defined.

1.2.1. Khái niệm kế hoạch nghiên cứu khoa họcError! Bookmark not defined.
1.2.3.Vai trò của đề cương nghiên cứu khoa họcError! Bookmark not defined.
1.2.4. Nội dung cần có của một đề cương nghiên cứu khoa họcError! Bookmark no
1.2.5. Đánh giá chất lượng đề cương nghiên cứu khoa họcError! Bookmark not de
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1. ................................... Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG CÁC MẪU ĐỀ CƢƠNG NGHIÊN
CỨU KHOA HỌC VÀ VIỆC ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG ĐỀ CƢƠNG NGHIÊN
CỨU KHOA HỌC TẠI TỔNG CỤC DS-KHHGĐError! Bookm
2.1. Công tác xây dựng đề cƣơng nghiên cứu khoa họcError! Bookmark not defined.

2.1.1. Quy định về việc xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học của
Tổng cục .................................................... Error! Bookmark not defined.


2.1.2. Những hạn chế của việc xây dựng đề cương nghiên cứu khoa họcError! Boo
2.2. Công tác đánh giá đề cƣơng nghiên cứu khoa họcError! Bookmark not defined.

2.2.1. Hội đồng khoa học và các quy định về việc đánh giá, xét duyệt đề
tài nghiên cứu khoa học ............................
2.2.2. Công tác đánh giá, xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa họcError! Bookmark no
2.2.3. Các hạn chế trong việc đánh giá đề cương:Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ....................................


CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG MẪU ĐỀ CƢƠNG VÀ CÁC TIÊU CHÍ
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG ĐỀ CƢƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TẠI TỔNG CỤC. ..............................................
3.1. Quan điểm, nguyên tắc về việc xây dựng mẫu đề cƣơngError! Bookmark not defin

3.1.1. Chỉ sử dụng một mẫu đề cương duy nhất.Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Có sự kế thừa các mẫu đề cương đang sử dụng và thực hiện đúng các
quy định của Bộ Y tế .................................. Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Dung hòa được tốt nhất các yêu cầu cần có của một đề cương đối với
các chuyên ngành khác nhau .................... Error! Bookmark not defined.
3.1.4. Có thang điểm đánh giá đối với từng mục, nội dung của đề cươngError! Bookma

3.1.5. Đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng ........ Error! Bookmark not defined.
3.1.6. Có sự tham gia, góp ý kiến của đội ngũ cán bộ tham gia nghiên
cứu khoa học .............................................
3.1.7. Phải được thực nghiệm. ..................
3.2. Nội dung mẫu đề cƣơng .............................................................................

3.2.1. Tên đề tài .........................................
3.2.2. Lý do chọn đề tài (tính cấp thiết của đề tài)Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Lịch sử nghiên cứu .......................... Error! Bookmark not defined.
3.2.4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ... Error! Bookmark not defined.
3.2.5. Phạm vi nghiên cứu ......................... Error! Bookmark not defined.
3.2.6. Mẫu khảo sát ................................... Error! Bookmark not defined.


3.2.7. Câu hỏi nghiên cứu ......................... Error! Bookmark not defined.
3.2.9. Phương pháp nghiên cứu ................ Error! Bookmark not defined.
3.2.10. Dự kiến cấu trúc của đề tài ........... Error! Bookmark not defined.
3.2.11. Kế hoạch nghiên cứu ..................... Error! Bookmark not defined.

3.3. Tiêu chí, thang điểm đánh giá đề cƣơng ... Error! Bookmark not defined.

3.3.1. Đánh giá đạt hoặc không đạt..............Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Cho điểm đối với các đề cương được đánh giá “đạt”.Error! Bookmark not d
3.4. Thử nghiệm mẫu đề cƣơng.............................. Error! Bookmark not defined.

3.4.1. Xin ý kiến chuyên gia về mẫu đề cươngError! Bookmark not defined.
3.4.2. Xin ý kiến chuyên gia về việc đánh giá, cho điểm đề cương (được
viết theo mẫu đề cương đề xuất).....................Error! Bookmark not defined.
3.4.3. Hoàn thiện lại mẫu đề cương và đề xuất áp dụng thực tếError! Bookmark no
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3........................................ 67Error! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN....................................................................................................................................... 68
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................................................ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................... 71


DANH MỤC BIỂU
Biểu 2.1.: Phiếu đánh giá đề tài thực hiện năm...................................................................... 36
Biểu 2.2.: Biên bản kiểm phiếu đánh giá đề tài thực hiện năm......................................... 37
Biểu 3.1.: Kế hoạch nghiên cứu.................................................................................................... 44
Bảng 3.2.: Bảng điểm đánh giá đề cƣơng đề tài nghiên cứu khoa học.......................... 45
Bảng 3.3.: Bảng tổng hợp điểm đánh giá với từng đề cƣơng đề tài nghiên cứu khoa học
................................................................................................................................................................... 47
Bảng 3.4.: Bảng tổng hợp điểm đánh giá với toàn bộ các đề cƣơng đề tài nghiên cứu

khoa học................................................................................................................................................. 48
Bảng 3.5.: Bảng xin ý kiến mẫu đề cƣơng đề tài nghiên cứu khoa học........................ 49
Bảng 3.6.: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá mức độ hài lòng với mẫu đề cƣơng đề tài


nghiên cứu khoa học.......................................................................................................................... 51
Bảng 3.7.: Bảng tổng hợp điểm điểm đánh giá đề cƣơng đề tài nghiên cứu khoa học
(đề tài 1)................................................................................................................................................. 54
Bảng 3.8.: Bảng tổng hợp điểm điểm đánh giá đề cƣơng đề tài nghiên cứu khoa học
(đề tài 2)................................................................................................................................................. 55
Bảng 3.9.: Bảng tổng hợp điểm điểm đánh giá đề cƣơng đề tài nghiên cứu khoa học
(đề tài 3)................................................................................................................................................. 56
Bảng 3.10.: Bảng tổng hợp điểm điểm đánh giá 3 đề cƣơng đề tài nghiên cứu khoa học .. 57


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
TỪ VIẾT TẮT
CNTT
CNXH
DS-KHHGĐ
KHKT
KH&CN
NCKH


MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (sau đây gọi tắt là Tổng cục DSKHHGĐ) là tổ chức thuộc Bộ Y tế, thực hiện chức năng tham mƣu, giúp Bộ trƣởng
Bộ Y tế quản lý nhà nƣớc và tổ chức thực thi pháp luật về dân số - kế hoạch hóa gia
đình trong phạm vi cả nƣớc, bao gồm các lĩnh vực: Quy mô dân số, cơ cấu dân số,
chất lƣợng dân số và phân bố dân cƣ; tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công
về dân số - kế hoạch hóa gia đình (sau đây gọi tắt là DS-KHHGĐ) theo quy định
của pháp luật.
Tổng cục DS-KHHGĐ có tƣ cách pháp nhân, có con dấu hình quốc huy, là đơn
vị dự toán ngân sách cấp II thuộc Bộ Y tế, có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nƣớc.


Theo Quyết định 17/2013/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tƣớng Chính
Phủ, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình đƣợc giao thực hiện 19 nhiệm vụ,
quyền hạn, trong đó, nhiệm vụ thứ 11 nêu rõ: “ 11. Quản lý, tổ chức thực hiện việc
nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực dân
số - kế hoạch hóa gia đình theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trƣởng
Bộ Y tế.”.
Nhƣ vậy, hoạt động nghiên cứu khoa học là một trong những chức năng,
nhiệm vụ của Tổng cục DS-KHHGĐ. Đó là các nghiên cứu khoa học về các lĩnh
vực quy mô dân số, cơ cấu dân số, chất lƣợng dân số và biến động dân số.
Về quy mô dân số, nghiên cứu về biến động về dân số, điều chỉnh mức sinh;
dự báo gia tăng dân số phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng,
hƣớng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu, chỉ báo, giải pháp về quy mô
dân số, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quản lý và sử dụng các phƣơng tiện tránh
thai theo quy định của pháp luật.
Về cơ cấu dân số, nghiên cứu về cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi; nghiên
cứu thiết kế các chỉ tiêu, chỉ báo, giải pháp về cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi,
dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và các đặc trƣng khác.

1


Về chất lượng dân số, nghiên cứu về các yếu tố góp phần nâng cao chất
lƣợng sống của ngƣời dân, chăm sóc sức khỏe, tƣ vấn tiền hôn nhân, sàng lọc
trƣớc sinh, chẩn đoán sơ sinh...
Về biến động dân số, nghiên cứu về sự thay đổi số lƣợng dân số theo thời
gian do tác động của ba quá trình sinh, tử và di dân. Trong đó, chênh lệch giữa mức
sinh và mức tử là tự nhiên, chênh lệch giữa nhập cƣ và xuất cƣ là biến động cơ học.
Chính vì các nội dung hoạt động của ngành dân số rất đa dạng, bao hàm
nhiều nội dung khác nhau của đời sống xã hội, gắn với sự phát triển của xã hội. Cho

nên các nghiên cứu khoa học của Tổng cục DS-KHHGĐ do đó mà rất đa dạng, cả tự
nhiên, xã hội, kỹ thuật, kinh tế, dịch vụ...để đáp ứng những nhu cầu cấp thiết mà đất
nƣớc đặt ra. Từ đó đi tìm các giải pháp để cân bằng sự phát triển dân số với sự phát
triển kinh tế - xã hội.
Nội dung phong phú, cán bộ nghiên cứu khoa học của Tổng cục cũng phong
phú về đa dạng và có chuyên môn từ nhiều chuyên ngành khác nhau: Y tế, giáo dục,
công nghiệp, nông nghiệp, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội…Cán bộ thuộc mỗi
ngành, nghề khác nhau, đƣợc đào tạo trong các lĩnh vực khác nhau của các trƣờng
khác nhau, có thói quen áp dụng các mẫu biểu kế hoạch nghiên cứu khoa học khác
nhau, trong đó thể hiện rõ nhất là mẫu đề cƣơng nghiên cứu khoa học.
Sự khác nhau về mẫu đề cƣơng nghiên cứu, khác nhau về quan điểm xây
dựng đề cƣơng của các tác giả nghiên cứu, cùng với nó là quan điểm, tiêu chí đánh
giá mức độ đạt yêu cầu mỗi loại đề cƣơng cũng khác nhau là một trở ngại rất lớn,
gây khó khăn cho công tác đánh giá đề cƣơng nghiên cứu dẫn tới hạn chế trong việc
tuyển chọn các đề tài nghiên cứu khoa học của Tổng cục hàng năm.
Trong các năm qua, lãnh đạo và đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, nghiên
cứu khoa học của Tổng cục đã nhận thấy sự khó khăn, bất cập của việc đễ xuất,
đánh giá, tuyển chọn các đề tài nghiên cứu khoa học tốt, có tính khả thi, có kế hoạch
thực hiện tốt. Và đặc biệt, ai cũng hiểu rõ vấn đề là cần phải thống nhất đƣợc các
quy trình nghiên cứu và phải có các biểu mẫu đề cƣơng nghiên cứu khoa học trong
nội bộ cơ quan Tổng cục theo quy chuẩn nhƣ có các tiêu chí đánh giá, cho điểm đề
cƣơng nghiên cứu khoa học thống nhất với tất cả các lĩnh vực, nội dung của ngành.
2


Chính vì vậy, rất cần có một nghiên cứu khoa học về cơ sở lý luận, thực trạng
áp dụng các mẫu biểu kế hoạch nghiên cứu khoa học, trong đó tập trung vào mẫu đề
cƣơng nghiên cứu khoa học trong những năm gần đây để từ đó đề xuất mẫu đề
cƣơng nghiên cứu khoa học cùng với các tiêu chí đánh giá chất lƣợng đề cƣơng
nhằm áp dụng trong hoạt động nghiên cứu khoa học của Tổng cục trong thời gian

tới. Chính vì những lý do trên, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu
“Thống nhất hóa biểu mẫu kế hoạch nghiên cứu khoa học của Tổng cục Dân số
- Kế hoạch hóa gia đình” làm luận văn thạc sỹ.
2. Lịch sử nghiên cứu

Phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học là một môn học có lịch sử còn non
trẻ. Tuy vậy, đã có không ít các nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu, làm rõ các nội dung
của môn học này. Bởi lẽ, nghiên cứu khoa học kể cả là khoa học cơ bản hay khoa
học ứng dụng đều vô cùng cần thiết nhằm tạo ra các tri thức mới hoặc tìm ra những
giải pháp mới nhằm đáp ứng một nhu cầu của thực tiễn cuộc sống. Do vậy, nắm
đƣợc phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học trở lên hết sức cần thiết. Nhất là phải
nắm đƣợc những nội dung cốt lõi của phần mở đầu của một báo cáo nghiên cứu bao
gồm những mục nào, tính logic của chúng ra sao. Những tác giả đầu ngành về vấn
đề này có thể kể đến là:
- G.S Vũ Cao Đàm với tác phẩm Phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học đã

đƣợc tái bản chín lần vào cuối năm 2003 kể từ khi nó đƣợc xuất bản lần đầu vào
năm 1996.
- Tác giả Nguyễn Nhƣ Thịnh với bản dịch tác phẩm Phƣơng pháp nghiên

cứu khoa học của Ruzavin(Liên Xô cũ)
- Tác giả Nguyễn Xuân Nghĩa, Phƣơng pháp và Kỹ thuật trong nghiên cứu

xã hội. TP.HCM: NXB Trẻ, 2004
Tuy nhiên, khi nghiên cứu kỹ các công trình này, tác giả nhận thấy những đề tài,
luận văn, bài báo nghiên cứu trên đây mới chỉ tập trung vào phân tích tầm quan trọng,
cách thiết kế, xây dựng một kế hoạch nghiên cứu khoa học nói chung hoặc với từng
lĩnh vực. Và trong các lĩnh vực đó chƣa có lĩnh vực DS-KHHGĐ. Trong khi đó, công
tác DS - KHHGĐ đã và đang đối mặt với rất nhiều vấn đề cả về quy mô,


3


cơ cấu, chất lƣợng và phân bố dân số. Đó là, duy trì mức sinh thấp hợp lý, điều
chính mức sinh giữa các vùng miền; là tìm các giải pháp can thiệp nhằm giảm đối
phó với mất cân bằng giới tính khi sinh; là tận dụng cơ hội dân số vàng; là nâng cao
chất lƣợng dân số, sàng lọc, chẩn đoán trƣớc sinh và sơ sinh; là thực hiện phân bố
dân cƣ hợp lý...
Tất cả các vấn đề nóng bóng và cấp thiết trên đều rất cần những nghiên cứu
khoa học để cung cấp bằng chứng, cung cấp những căn cứ khoa học giúp các nhà
quản lý làm công tác hoạch định chính sách.
Tuy nhiên, qua thực tế tìm hiểu cho thấy, từ giai đoạn trƣớc và trong những
năm trở lại đây tại Tổng cục DS-KHHGD vẫn chƣa có một công trình nghiên cứu
nào nhằm thống nhất đƣợc Biểu mẫu kế hoạch nghiên cứu khoa học, chƣa đƣa ra
đƣợc mẫu đề cƣơng nghiên cứu và cũng chƣa có các tiêu chí để đánh giá đề cƣơng
nghiên cứu đã đạt hay chƣa.
Vì vậy, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài này là hoàn toàn phù hợp và có tính cấp
bách với tình hình thực tiễn hiện nay, đồng thời phù hợp với ngành học và yêu cầu thực
tiễn ở cơ quan Tổng cục. Công trình nghiên cứu này của tác giả trên cơ sở tham khảo
và kế thừa các nội dung trong cuốn „„Phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học‟‟ nói
trên của G.S Vũ Cao Đàm và thông qua trƣờng hợp cụ thể là Tổng cục DS
- KHHGĐ và một nội dung chủ yếu là mẫu đề cƣơng nghiên cứu. Tác giả luận văn

hy vọng rằng, các kết quả đạt đƣợc trong nghiên cứu này sẽ là những đóng góp thiết
thực về mặt lý luận cũng nhƣ thực tiễn về phƣơng pháp nghiên cứu khoa học nói
chung và công tác nghiên cứu khoa học tại Tổng cục DS-KHHGĐ nói riêng.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu:
Thống nhất hóa Mẫu đề cƣơng nghiên cứu khoa học của Tổng cục DSKHHGĐ

Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Luận văn sẽ tìm hiểu và hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế hoạch nghiên cứu

khoa học;
- Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích thực tế, luận văn có nhiệm vụ khái quát về thực

trạng việc xây dựng đề cƣơng nghiên cứu hiện đang đƣợc áp dụng tại Tổng cục;

4


- Xây dựng các tiêu chí để đánh giá chất lƣợng đề cƣơng nghiên cứu;
- Từ việc nghiên cứu lý luận và thực trạng việc xây dựng đề cƣơng nghiên

cứu hiện đang đƣợc áp dụng tại Tổng cục, tác giả bƣớc đầu mạnh dạn đề xuất mẫu
đề cƣơng nghiên cứu để áp dụng vào công tác nghiên cứu khoa học tại Tổng cục
hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về nội dung: Kế hoạch nghiên cứu khoa học bao gồm nhiều nội

dung, đề tài này chỉ nghiên cứu một nội dung hiện đang có nhiều bất cập, song lại
có khả năng áp dụng trong thực tiễn công tác đó là: Thống nhất hóa Mẫu đề cƣơng
nghiên cứu và các tiêu chí đánh giá chất lƣợng đề cƣơng nghiên cứu.
- Thời gian, không gian: Khảo sát các đề cƣơng nghiên cứu của Tổng cục đã

đăng ký thực hiện trong 2 năm trở lại đây, đó là năm 2013, 2014.
5. Mẫu khảo sát
Luận văn đã tiến hành điều tra, khảo sát toàn bộ các đề cƣơng đăng ký tham gia
đề tài nghiên cứu khoa học của Tổng cục DS-KHHGĐ. Tiến hành phỏng vấn sâu các
chuyên gia tham gia quá trình đánh giá đề cƣơng nghiên cứu đăng ký. Gửi phiếu điều

tra đến những cán bộ tại các Vụ, đơn vị có liên quan đến công tác nghiên cứu.

6. Câu hỏi nghiên cứu
6.1. Câu hỏi chủ đạo: Mẫu đề cƣơng đề tài nghiên cứu khoa học của Tổng
cục DS-KHHGĐ cần có những nội dung gì và tiêu chí đánh giá chất lƣợng của các
nội dung đó là gì?
6.2. Các câu hỏi cụ thể:
- Hiện nay các tác giả tham gia gia nghiên cứu khoa học của ổng cục đang

gặp phải những khó khăn gì trong việc xây dựng đề cƣơng nghiên cứu khoa học;
- Hiện nay Hội đồng khoa học của ổng cục đang gặp phải những khó khăn gì

trong việc đánh giá, xét duyệt các đề xuất cƣơng nghiên cứu khoa học;
- Mẫu đề cƣơng nghiên cứu đƣợc đề xuất tới đây sẽ bao gồm những nội

dung nào để đảm phù hợp và giúp đƣợc các tác giả tham gia đề xuất đề tài nghiên
cứu khoa học?

5


- Tiêu chí đánh giá chất lƣợng các nội dung của đề cƣơng nghiên cứu đƣợc

đề xuất tới đây là gì?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết chủ đạo: Mẫu đề cƣơng phải bao hàm những nội dung để các tác
giả xác định đƣợc các nhiệm vụ cần phải thực hiện, đồng thời phải có các tiêu chí
rõ ràng làm cơ sở giúp Hội đồng khoa học thẩm định, đánh giá và tuyển chọn đề tài
nghiên cứu.
Các luận điểm cụ thể:

- Việc đánh giá, tuyển chọn các đề xuất nghiên cứu khoa học tại Tổng cục

đang gặp phải khó khăn trong việc thống nhất áp dụng một mẫu đề cƣơng chung,
đồng thời Hội đồng khoa học không có căn cứ khoa học để đánh giá chất lƣợng đề
xuất nghiên cứu;
- Mẫu đề cƣơng sẽ đƣợc đề xuất tới đây bao gồm đầy đủ những nội dung

cần có của một đề cƣơng nhƣ: tên đề tài, lý do nghiên cứu, lịch sử nghiên cứu, mục
tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, mẫu khảo sát, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết
nghiên cứu, phƣơng pháp chứng minh giả thuyết, nội dung nghiên cứu, kết cấu đề
tài, kế hoạch thực hiện… đồng thời đƣợc giải thích, hƣớng dẫn rõ để phù hợp với
đặc thù của các đề tài/dự án nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực DS-KHGĐ.
- Các nội dung của đề cƣơng nghiên cứu phải có các tiêu chí phản ánh đƣợc

tính mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn cũng nhƣ tính khả thi của đề tài/dự án
nghiên cứu.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành công trình này, tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên
cứu sau:
Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: Phân tích và tổng hợp các tài liệu liên quan
đến các đề cƣơng của đề tài nghiên cứu.
Các phƣơng pháp phi thực nghiệm: Điều tra bằng bảng hỏi, phiếu trắc
nghiệm; phƣơng pháp phỏng vấn các nhà nghiên cứu, cán bộ của Tổng cục.

6


9. Kết cấu luận văn

Mở đầu

Chương 1. Cơ sở lý luận về đề cương nghiên cứu khoa học
Chương 2. Thực trạng việc sử dụng các mẫu đề cương nghiên cứu khoa
học và việc đánh giá chất lượng đề cương nghiên cứu khoa học tại Tổng cục
Chương 3. Xây dựng mẫu đề cương và các tiêu chí đánh giá chất lượng đề
cương nghiên cứu khoa học tại Tổng cục.
Kết luận
Khuyến nghị

7


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỀ CƢƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1.1. Nghiên cứu khoa học
1.1.1. Một số khái niệm về nghiên cứu khoa học
- Nghiên cứu khoa học: là một hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc

thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt đƣợc từ các thí
nghiệm nghiên cứu khoa học (NCKH) để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự
vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phƣơng pháp và phƣơng tiện kỹ
thuật mới cao hơn, giá trị hơn. Con ngƣời muốn làm NCKH phải có kiến thức nhất
định về lĩnh vực nghiên cứu và cái chính là phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có
phƣơng pháp.
Về mặt thao tác, có thể định nghĩa, nghiên cứu khoa học là quá trình hình thành
và chứng minh luận điểm khoa học về một sự vật hoạc hiện tƣợng cần khám phá.
- Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
+ Đối tƣợng nghiên cứu: là bản chất của sự vật hay hiện tƣợng cần xem xét

và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu.
+ Phạm vi nghiên cứu: đối tƣợng nghiên cứu đƣợc khảo sát trong trong phạm

vi nhất định về mặt thời gian, không gian và lãnh vực nghiên cứu.
+ Mục đích và mục tiêu nghiên cứu: Khi viết kế hoạch nghiên cứu, một điều

rất quan trọng là làm sao thể hiện đƣợc mục tiêu và mục đích nghiên cứu mà không
có sự trùng lấp lẫn nhau. Vì vậy, cần thiết để phân biệt sự khác nhau giữa mục đích
và mục tiêu.
+ Mục đích: là hƣớng đến một điều gì hay một công việc nào đó trong

nghiên cứu mà ngƣời nghiên cứu mong muốn để hoàn thành, nhƣng thƣờng thì
mục đích khó có thể đo lƣờng hay định lƣợng. Nói cách khác, mục đích là sự sắp
đặt công việc hay điều gì đó đƣợc đƣa ra trong nghiên cứu. Mục đích trả lời câu hỏi
"nhằm vào việc gì?", hoặc "để phục vụ cho điều gì?" và mang ý nghĩa thực tiển của
nghiên cứu, nhắm đến đối tƣợng phục vụ sản xuất, nghiên cứu.

8


+ Mục tiêu: là thực hiện điều gì hoặc hoạt động nào đó cụ thể, rõ ràng mà

ngƣời nghiên cứu sẽ hoàn thành theo kế hoạch đã đặt ra trong nghiên cứu. Mục tiêu
có thể đo lƣờng hay định lƣợng đƣợc. Nói cách khác, mục tiêu là nền tảng hoạt
động của đề tài và làm cơ sở cho việc đánh giá kế hoạch nghiên cứu đã đƣa ra, và là
điều mà kết quả phải đạt đƣợc. Mục tiêu trả lời câu hỏi “làm cái gì?”.
- Đề tài nghiên cứu khoa học: Đề tài là một hình thức tổ chức NCKH do một

ngƣời hoặc một nhóm ngƣời thực hiện. Đề tài: đƣợc thực hiện để trả lời những câu
hỏi mang tính học thuật (có thể chƣa đặt yêu cầu cụ thể đến việc ứng dụng trong
hoạt động thực tế).
- Dự án: đƣợc thực hiện nhằm vào mục đích ứng dụng, có xác định cụ thể


hiệu quả về kinh tế và xã hội. Dự án có tính ứng dụng cao, có ràng buộc thời gian và
nguồn lực.
- Đề án: là loại văn kiện, đƣợc xây dựng để trình cấp quản lý cao hơn, hoặc

gửi cho một cơ quan tài trợ để xin thực hiện một công việc nào đó nhƣ: thành lập
một tổ chức; tài trợ cho một hoạt động xã hội, ... Sau khi đề án đƣợc phê chuẩn, sẽ
hình thành những dự án, chƣơng trình, đề tài theo yêu cầu của đề án.
- Chƣơng trình: là một nhóm đề tài hoặc dự án đƣợc tập hợp theo một mục

đích xác định. Giữa chúng có tính độc lập tƣơng đối cao. Tiến độ thực hiện đề tài,
dự án trong chƣơng trình không nhất thiết phải giống nhau, nhƣng nội dung của
chƣơng trình thì phải đồng bộ.
1.1.2. Đặc điểm của nghiên cứu khoa học
Đặc điểm chung nhất của nghiên cứu khoa học là sụ tìm tòi những sự vật,
hiện tƣợng mà khoa học chƣa hề biết đến. Đặc điểm dẫn đến hang loạt đặc điểm
khác nhau của nghiên cứu khoa học, mà ngƣời nghiên cứu cần quan tâm khi xử lý
những vấn đề cụ thể về mặt phƣơng pháp luận nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu.
- Tính mới
Vì nghiên cứu khoa học là quá trình khám phá thế giới của những sự vật,
hiện tƣợng mà khoa học chƣa biết, cho nên quá trình nghiên cứu khoa học luôn là
quá trình hƣớng tới những phát hiện mới sáng tạo mới. Trong nghiên cứu khoa học

9


không có sự lặp lại nhƣ cũ những phát hiện hoặc sáng tạo mà các đồng nghiệp đi
trƣớc đã thực hiện.
Tính mới là thuộc tính quan trọng số một của nghiên cứu khoa học. Nó luôn
có khả năng dẫn tới những xung đột xã hội với các kết luận cũ, bất kể khoa học tự
nhiên hay khoa học xã hội. Chẳng hạn, thuyết Nhật tâm (Mặt Trời là trung tâm) đã

gặp sức chống đói mạnh mẽ của thuyết Địa tâm (Trái Đất là trung tâm). Trong xã
hội và nhân văn, sự xung đột giữa cái mới và cái cũ còn mạnh mẽ hơn rất nhiều.
- Tính tin cậy
Một kết quả nghiên cứu đạt đƣợc nhờ một phƣơng pháp nào đó phải có khả
năng kiểm chứng lại nhiều lần trong những điều kiện quan sát hoàn toàn giống nhau
và với những kết quả thu đƣợc hoàn toàn giống nhau. Một kết quả thu đƣợc ngẫu
nhiên dù phù hợp với giả thuyết đã đặt ra trƣớc đó cũng chƣa thể xem là đủ tin cậy
để kết luận về bản chất của sự vật hoặc hiện tƣợng.
Điều này dẫn đến một nguyên tắc mang tính phƣơng pháp luận của nghiên
cứu khoa học, là khi trình bày một kết quả nghiên cứu, ngƣời nghiên cứu cần chỉ rõ
những điều kiện, các nhân tố và phƣơng tiện thực hiện (nếu có).
- Tính thông tin
Sản phẩm của nghiên cứu khoa học đƣợc thể hiện dƣới nhiều dạng, có thể
đó là một báo cáo khoa học, một tác phẩm khoa học, song cũng có thể là một mẫu
vật liệu mới, mẫu sản phẩm mới, mô hình thí điểm về một phƣơng thức tổ chức sản
xuất mới, v.v…
Tuy nhiên, trong tất cả các trƣờng hợp này, sản phẩm khoa học luôn mang
đặc trƣng thông tin. Đó là những thông tin về quy luật vận động của sự vật, thông
tin về một quá trình xã hội hoặc quy trình công nghệ và các tham số đặc trƣng cho
quy trình đó.
- Tính khách quan
Tính khách quan vừa là một đặc điểm của nghiên cứu khoa học, vừa là một tiêu
chuẩn về phẩm chất của ngƣời nghiên cứu khoa học. Trong xã hội học khoa học
(sociology of science), ngƣời ta xem đó là một chuẩn mực giá trị. Một nhận định

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Kim Dung, Hƣớng dẫn viết đề cƣơng nghiên cứu khoa học/luận văn tốt


nghiệp, đăng tải tại trang web site Tailieu.vn: ngày 22/4/2014.
2. Đại học Quốc gia Hà Nội (2014) Quy định Quản lý nhiệm vụ Khoa học và Công

nghệ cấp Đại học Quốc gia Hà Nội (ban hành theo Quyết định số 3839/QĐĐHQGHN ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà
Nội).
3. Vũ Cao Đàm (1998, 2003, 2005, 2008), Phương pháp luận nghiên cứu khoa

học, NXB KH&KT, Hà Nội.
4. Trần Khánh Đức, Sư phạm kỹ thuật, NXB GD, 2002
5. Mai Ngọc Luông, Lý Minh Tiên, Mô đun Giáo dục học tiểu học-Tiểu mô đun

Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Dự án phát triển giáo viên tiểu
học-Bộ GD và ĐT, 2005
6. Lƣu Xuân Mới, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB ĐHSP, 2003.
7. Nguyễn Xuân Nghĩa (2004), Phương pháp và Kỹ thuật trong nghiên cứu xã hội,

NXB Trẻ, TP.HCM.
8. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Khoa học và

Công nghệ, NXB sự thật, Hà Nội.
9. Lê Thị Mộng Thanh, Tiểu luận: Phương pháp nghiên cứu khoa học, đăng tại

web site Tailieu.vn: ngày 04/4/2014.
10. Dƣơng Thiệu Tống, Phương pháp nghiên cứu khoa học tâm lý-giáo dục NXB

KHXH, 2005.
11. Lê Công Triêm, Nguyễn Đức Vũ, Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục,

ĐHSP, 2004

12. Trƣờng Đại học Nha Trang, Hƣớng dẫn viết xây dựng đề cƣơng nghiên cứu đề

tài

luận

văn

thạc

sỹ

khoa

sau

đại

học,

đăng

tại

web

site:

/>11



C4%83n/Giang/Th/Huong%20dan%20xay%20dung%20de%20cuong%20nghie n
%20cuu%20lvts.pdf, ngày 10/01/2014.
13. Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, Tài liệu của học phần Các chuyên đề

Phương pháp nghiên cứu khoa học, website Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân,
ngày 12/8/2013.
14. Phạm Viết Vƣợng, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB ĐHQG Hà

Nội, 2004

12



×