QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNH
THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
MARKETING TẠI CÔNG TY THÀNH
CÔNG.
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY THÀNH CÔNG.
1. Quá trình hình thành phát triển của Công ty Thành Công:
Sự ra đời và quá trình phát triển: Công ty Thành Công là tiền
thân của Hợp tác xã công nghiệp Thành Đồng được thành lập vào ngày 12
tháng 4 năm 1993 do hai sáng lập viên đó là Ông Nguyễn Khắc Hùng địa
chỉ 137 phố Bùi Thị Xuân – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội và Ông Nguyễn
Xuân Mạnh địa chỉ 160 phố Huế- Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội. Công ty có
trụ sở giao dịch tại 120 phố Bùi Thị Xuân – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội.
+ Công ty Thành Công có tên giao dịch quốc tế là: THANH CONG.Co-
LTD. Công ty đặt nhà máy sản xuất tại tổ 7- Chùa Sét- Tân Mai- Hà Nội. Số
điện thoại: 04.6642774.
+ Công ty Thành Công được thành lập năm 1993 và đến tháng 9 năm
1994 Công ty đi vào hoạt động chính thức. Sản phẩm chính lúc đó của
Thành Công chuyên gia công các loại giấy và các vật liệu từ giấy. Vào
tháng 6 năm 1995 Giám đốc Công ty là Ông Nguyễn Khắc Hùng đã quyết
định nhập lô máy sản xuất đầu tiên bao gồm: Máy tạo sóng, máy cắt, máy
1
1
in và nhiều máy khác từ Đài Loan về để thay thế quá trình gia công bằng
tay như trước.
+ Vốn điều lệ khi thành lập Công ty là 0,1 tỷ đồng, đến ngày 17 tháng
11 năm 1997 vốn điều lệ của công ty được góp thêm 0,5 tỷ đồng, do Ông
Nguyễn Minh Đức địa chỉ tại 137 Bùi Thị Xuân, nâng tổng số vốn điều lệ
nên 0,6 tỷ đồng.
+ Tháng 6 năm 1998 Công ty thành lập thêm xưởng sản xuất và chế
biến giấy tại khu vực Linh Đàm, với tổng số vốn trên 2 tỷ đồng. Xưởng chế
biến giấy ra đời khắc được sự thiếu hụt nguyên liệu cho quá trình sản
xuất, giảm bớt sức ép từ nhà cung cấp.
+ Đến tháng 8 năm 1998 sau khi Công ty họp hội đồng thành viên,
Công ty bổ nhiệm Ông Nguyễn Hoàng Lâm làm giám đốc Công ty. Năm
2000 theo hiện chủ trương của Thành phố Hà Nội về việc di chuyển các cơ
sở sản xuất ra khỏi Nội thành. Công ty Thành Công đã chuyển một phần
nhà máy sang khu công nghiệp Cụm Công Nghiệp Tân Hồng - Hoàn Sơn,
Từ Sơn, Bắc Ninh, thành lập Công ty Tân Thành Đồng.
+ Trong những năm gần đây tình hình hoạt động của Thành Công
tương đối tốt, doanh thu năm sau cao hơn năm trước và các bạn hàng lớn
của Công ty hiện nay đó là: Công ty Bánh kẹo Hữu Nghị, Hải Hà, Công ty
Sữa Vina Milk…
2. Nhiệm vụ và chức năng chủ yếu:
Công ty Thành Công là một doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong
lĩnh vực công nghiệp nhẹ, tự hoạch toán kinh tế và thực hiện tổ chức tìm
kiếm khách hàng trong và ngoài nước, nhận đặt hàng và ký kết hợp đồng
thiết kế, gia công, sản xuất các mặt hàng bao bì thùng carton, túi xốp. Để
bảo toàn và phát triển nguồn vốn, công ty đã thực hiện các nhiệm vụ cơ
bản là:
2
2
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dài hạn và ngắn hạn về sản
xuất kinh doanh trong và ngoài nước. Ký kết hợp đồng phát triển sản xuất,
tạo công ăn việc làm cho người lao động trong công ty.
- Tổ chức nghiên cứu và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật cho
quá trình sản xuất, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm,
thiết kế mẫu mã kiểu dáng sản phẩm phù hợp nhu cầu của khách hàng.
Kinh doanh các sản phẩm thuộc chuyên nghành in ấn và gia công bao bì,
thiết kế và in ấn các loại hộp giấy.
- Chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách, quy định và
thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước.
- Bên cạnh đó, Công ty còn có tránh nhiệm làm tốt các vấn đề xã hội
như bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,
làm tròn các nghĩa vụ khác đối với xã hội.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty:
3
3
Biểu 6: Mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty Thành Công được
thể hiện sơ đồ sau:
4
4
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG HÀNH CHÍNH
PHÒNG KẾ TOÁN
PHÒNG MARKETING
PHÒNG SXKD
BỘ PHẬN SẢN XUẤT CHÍNH
BỘ PHẬN SỮA CHỮA
BỘ PHẬN PHỤ TRỢ VẬN CHUYỂN
KHO TÀNG
BAN KCS
TỔ SÓNG
TỔ CẮT
TỔ IN
TỔ DẬP GHIM
TỔ DÁN
3.1. Ban lãnh đạo Công ty.:
Giám đốc: Là người đứng đầu Công ty, là người đại diện hợp pháp cho
Công ty tham gia các quan hệ xã hộ và chịu tránh nhiệm về tình hình hoạt động
của công ty. Giám đốc còn là người trực tiếp lãnh đạo bộ máy quản lý, chỉ đạo
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, đưa ra kế hoạch, chiến lược hành động cụ
thể của Công ty. Ngoài việc uỷ quyền cho phó giám đốc còn chỉ đạo trực tiếp
xuống các trưởng phòng .
Phó giám đốc: Chịu tránh nhiệm quản lý trực tiếp của giám đốc Công
ty, đề xuất kế hoạch xây dựng và phát triển sản xuất kinh doanh cho Công ty,
đồng thời tổ chức thực hiện triển khai các chiến lược kinh doanh, chỉ đạo các
trưởng phòng để triển khai các chiến lược kinh doanh. Bên cạnh đó, Phó giám
đốc còn chịu tránh nhiệm về vấn đề tiêu thụ sản phẩm của công ty, đề xuất các
phương án bán hàng, thúc đẩy tiêu thụ. Ngoài ra chỉ đạo trực tiếp các trưởng
phòng và các phân xưởng sản xuất. Được giám đốc uỷ quyền cho một số vấn đề
khi cần thiết.
3.2. Các phòng ban chức năng:
Phòng hành chính tổng hợp: Đảm bảo các vấn đề về kế hoạch triển
khai các chiến lược, quản lý hành chính tổng hợp đối với các vấn đề hành chính
Công ty.
Phòng hành chính tổng hợp còn phụ trách vấn đề về tuyển dụng và đào
tạo nguồn nhân lực cho Công ty, đề xuất các giải pháp về lao động cho Công ty.
Lập kế hoạch lịch công tác cho Công ty và các phòng ban trong Công ty.
Phòng kế toán và tài chính: Theo dõi, báo cáo và phản hồi tình hình
tài chính của Công ty; đánh giá kết quả hoạt động của Công ty theo định kỳ qui
định hoặc khi có yêu cầu của lãnh đạo, đề xuất các giải pháp đổi với tình hình
tài chính của công ty.
Phòng kế toán còn có nhiệm vụ thực hiện việc trả lương, thù lao cho người
lao động.
5
5
Phòng marketing: Có nhiệm vụ tiếp thị, giới thiệu sản phẩm dịch vụ
của Công ty và các dịch vụ như bảo hành sau bán hàng và giải quyết khiếu nại,
nhận và giải quyết thắc mắc, khiếu nại của khách hàng. Ngoài ra, phòng còn
thu thập ý kiến phản hồi từ khách hàng và báo cáo lãnh đạo theo quy định.
Nghiên cứu thị trường phát triển thị trường và đề xuất những giải pháp
mang tính chiến lượng cho ban lãnh đạo về xây dựng chiến lược marketing.
Phòng sản xuất kinh doanh: Phụ trách các vấn đề về kinh doanh,
đánh giá lựa chọn các nhà cung cấp hợp lý; đảm bảo bảo quản và cung ứng vật
tư, thiết bị, kho tàng cho Công ty khi có yêu cầu.
3.3. Kết cấu tổ chức sản xuất:
Kết cấu tổ chức sản xuất sản phẩm bao bì carton của Công ty gồm có 3 bộ
phận chính:
Bộ phận sản xuất chính :là bộ phận tạo ra sản phẩm chính của Công
ty. Bộ phận này bao gồm những tổ sau: Tổ sóng, Tổ cắt, Tổ in, Tổ ghim, Tổ dán.
Bộ phận sản xuất phụ: Phục vụ và hỗ trợ cho bộ phận sản xuất chính.
Ban kiểm tra chất lượng: Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm
từ nguồn nguyên liệu để đưa vào sản xuất, kiểm tra và giám sát chế biến sản
phẩm, đảm bảo các sản phẩm đúng chất lượng theo tiêu chuẩn của Công ty.
Đội vận chuyển: Đảm nhiệm cung cấp nguyên vật liệu đủ cho quá trình
sản xuất và giao hàng cho khách hàng đúng hạn.
Bộ phận kho bãi: Có nhiệm vụ trông giữ, bảo vệ hàng hóa của Công ty
sau khi sản xuất.
Bộ phận sửa chữa: Bộ phận sửa chữa có nhiệm vụ sửa chữa máy móc
thiết bị khi hỏng hóc hay khắc phục khi có sự cố xẩy ra, đảm bảo cho máy móc
hoạt động một cách tốt nhất.
4. Đặc điểm tổ chức sản xuất, kết cấu sản xuất và quy trình công
nghệ.
4.1. Đặc điểm sản phẩm:
6
6