LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ DOANH THU VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT
1.1. Khái niệm và phân loại chi phí, doanh thu và xác định kết quả tiêu thụ
tại các doanh nghiệp sản xuất
1.1.1. Khái niệm và phân loại chi phí
Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán,
dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh
các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân
phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.
Chi phí bao gồm: Các chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình
hoạt dộng kinh doanh thông thường của doanh nghiệp và các chi phí khác.
Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh
thông thường của doanh nghiệp như: Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi
phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lãi tiền vay và những chi phí liên quan đến
hoạt động cho các bên khác sử dụng tài sản sinh ra lợi tức, tiền bản quyền
…..Những chi phí này phát sinh dưới dạng tiền, các khoản tương đương tiền,
hàng tồn kho, khấu hao máy móc, thiết bị.
Chi phí khác bao gồm: Các chi phí ngoài các chi phí sản xuất, kinh doanh
phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp
như chi phí thanh lí, nhượng bán TSCĐ, các khoản tiền bị khách hàng phạt do
vi phạm hợp đồng…..
Các khoản chi phí liên quan đến quá trình xác định kết quả tiêu thụ bao
gồm: Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi
phí tài chính.
Giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán là trị giá vốn của hàng hoá, thành phẩm, lao vụ, dịch vụ
xuất bán trong kỳ. Giá vốn hàng bán có thể là giá thành công xưởng thực tế của
Giá ĐVBQ cả kỳ dự trữ
Số lượng TPtồn đầu kỳSố lượng TPnhập trong kỳ
Giá thực tế TP nhập trong kỳ
=
+
+
Giá thực tế TP tồn đầu kỳ
sản phẩm xuất bán hay giá thành thực tế của lao vụ, dịch vụ cung cấp hoặc trị
giá mua thực tế của hàng hoá tiêu thụ.
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 (VAS 02) - “ Hàng tồn kho”, việc
tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương pháp sau:
- Phương pháp tính theo giá đích danh
- Phương pháp bình quân gia quyền
- Phương pháp nhập trước, xuất trước
- Phương pháp nhập sau, xuất trước
* Phương pháp tính theo giá đích danh
Phương pháp này là phương pháp quản lý thành phẩm theo lô, khi xuất lô
nào thì tính theo giá thực tế nhập kho đích danh của lô đó.
- Ưu điểm: Việc tính giá thành phẩm xuất kho được thực hiện kịp thời và
thông qua đó, kế toán có thể theo dõi được thời hạn bảo quản của từng lô hàng.
- Nhược điểm: Doanh nghiệp phải tốn nhiều chi phí do phải quản lý riêng
từng lô hàng từ khi nhập cho đến khi xuất kho lô hàng đó.
- Điều kiện áp dụng: Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng đối
với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định, nhận diện được.
* Phương pháp bình quân gia quyền
Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn kho
được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và
giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trong kỳ. Giá trị
trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về,
phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp. Kế toán xác định giá bình quân của
một đơn vị thành phẩm xuất bán như sau:
Giá thực tế TP
xuất bán
=
Số lượng TP xuất
bán
x Giá đơn vị bình
quân
Trong đó, giá đơn vị bình quân có thể được tính theo một trong ba phương
pháp:
- Phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ
Giá thực tế TP tồn kho đầu kỳ
Giá ĐVBQ cuối kỳ trước
=
Số lượng TP tồn đầu kỳ
Giá thực tế TP tồn kho sau mỗi lần nhập
Giá ĐVBQ sau mỗi lần nhập
=
Số lượng TP thực tế tồn kho sau mỗi lần nhập
+ Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, tốn ít công sức.
+ Nhược điểm: Độ chính xác của phương pháp này không cao, công việc
tính toán dồn vào cuối tháng, nó gây ảnh hưởng đến công tác quyết toán chung.
+ Điều kiện áp dụng: Thích hợp đối với doanh nghiệp có ít chủng loại
thành phẩm và số lượng nhập xuất không nhiều.
- Phương pháp giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước
+ Ưu điểm: Đơn giản, dễ áp dụng, giảm nhẹ khối lượng tính toán
+ Nhược điểm: Độ chính xác của phương pháp này không cao phụ thuộc
vào biến động giá cả trên thị trường.
+ Điều kiện áp dụng: Thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có
xu hướng biến động không đáng kể.
- Phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập
+ Ưu điểm: Phản ánh chính xác, kịp thời tình hình biến động giá cả của
thành phẩm và khắc phục được nhược điểm của hai phương pháp trên.
+ Nhược điểm: Tính toán nhiều, tốn công sức.
+ Điều kiện áp dụng: Thích hợp với những doanh nghiệp có ít loại thành
phẩm và số lần nhập xuất thành phẩm không nhiều.
* Phương pháp nhập trước, xuất trước
Phương pháp này được áp dụng với điều kiện là hàng tồn kho được mua
trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là
hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp
này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời
điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của
hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.
- Ưu điểm: Cho phép kế toán tính giá thành phẩm xuất kho được kịp thời.
- Nhược điểm: Phải tính giá theo từng danh điểm thành phẩm và hạch toán
chi tiết thành phẩm tồn kho theo từng loại giá nên tốn nhiều công sức, độ chính
xác không cao dẫn đến giá trị của thành phẩm tồn kho cuối kỳ phản ánh không
được đúng đắn so với thực tế.
- Điều kiện áp dụng: Doanh nghiệp có ít danh điểm thành phẩm, số lần
nhập kho của mỗi danh điểm không nhiều.
* Phương pháp nhập sau, xuất trước
Phương pháp này được áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được
mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ
là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì
giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau
cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ
hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.
- Ưu điểm: Giá thành được phản ánh kịp thời, có tính đến sự biến động của
giá cả thị trường.
- Nhược điểm: Giá trị hàng tồn kho không phản ánh chính xác giá trị thực
tế của nó.
- Điều kiện áp dụng: Thích hợp trong trường hợp lạm pháp.
Ngoài bốn phương pháp trên, kế toán còn sử dụng phương pháp giá hạch
toán. Giá hạch toán có thể là giá thành kế hoạch hoặc một loại giá ổn định trong
kỳ. Sau đó cuối kỳ kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá
thực tế.
Chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng là những khoản chi phí phát sinh mà doanh nghiệp bỏ ra
có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ trong
kỳ như: Chi phí nhân viên bán hàng, chi phí dụng cụ bán hàng, chi phí quảng
cáo,…
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí có liên quan chung
đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp mà không tách riêng ra được cho bất
kỳ hoạt động nào. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: Chi phí quản lý kinh
doanh, quản lý hành chính và chi phí chung khác.
Chi phí tài chính
Chi phí tài chính là các khoản chi phí đầu tư tài chính ra ngoài doanh
nghiệp nhằm mục đích sử dụng hợp lý các nguồn vốn để tăng thêm thu nhập và
nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.2. Khái niệm doanh thu
Theo Chuẩn mực số 14 (VAS 14) - “Doanh thu và thu nhập khác”, định
nghĩa doanh thu như sau:
Doanh thu: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong
kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất và kinh doanh thông thường của
doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiếp.
Doanh thu bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu
được hoặc sẽ thu được, các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích
kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp vì vậy không được
coi là doanh thu.
Các khoản doanh thu phát sinh từ các giao dịch và các nghiệp vụ sau:
Bán hàng: Bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra và bán hàng hoá mà
doanh nghiệp mua vào.
Cung cấp dịch vụ: Hoàn thiện, cung cấp xong công việc đã thoả thuận theo
hợp đồng trong một hoặc nhiều kỳ kế toán.
Tiền lãi: Là số tiền thu được phát sinh từ việc cho người khác sử dụng tiền,
các khoản tương đương tiền hoặc các khoản còn nợ doanh nghiệp như: Lãi cho
vay, lãi tiền gửi, lãi đầu tư trái phiếu, lãi đầu tư tín phiếu, chứng khoán thanh
toán.
Tiền bản quyền : Là số tiền thu được phát sinh từ việc cho người khác sử
dụng tài sản như: Bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại, bản quyền, phần mềm
máy vi tính.
Cổ tức và lợi nhuận được chia: Là số tiền lợi nhuận được chia từ việc
doanh nghiệp nắm giữ cổ phiếu hoặc góp vốn.
Chỉ ghi nhận doanh thu bán hàng trong kỳ kế toán khi đồng thời thoả mãn
tất cả năm điều kiện sau:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với
quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua;
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở
hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá;
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch
bán hàng;
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm chiết khấu thương mại, giảm giá
hàng bán và hàng bán bị trả lại.
Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho
khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.
Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém
phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là
tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.
1.2. Kế toán chi phí, doanh thu trong các doanh nghiệp sản xuất
1.2.1. Kế toán chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất
1.2.1.1. Kế toán giá vốn hàng bán
Tài khoản 632 dùng để theo dõi trị giá vốn của hàng hoá, thành phẩm, lao
vụ, dịch vụ xuất bán trong kỳ. Giá vốn của hàng bán có thể là giá thành công
xưởng thực tế của sản phẩm xuất bán hoặc giá thành thực tế của lao vụ, dịch vụ
cung cấp hoặc trị giá mua thực tế của hàng hoá tiêu thụ. TK 632 áp dụng cho
các doanh nghiệp sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên và các doanh
nghiệp sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để xác định giá vốn của sản
phẩm, hàng hoá tiêu thụ trong kỳ.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản này như sau:
- Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên:
Bên Nợ: Trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã cung cấp
theo hoá đơn.
Bên Có: Kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ vào tài khoản xác định kết
quả.
TK 632 không có số dư.
- Với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ
Bên Nợ : Trị giá vốn của thành phẩm tồn kho đầu kỳ và sản xuất trong kỳ,
giá trị lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ.
Bên Có: Giá trị thành phẩm tồn kho cuối kỳ, kết chuyển giá vốn của hàng
đã tiêu thụ trong kỳ vào tài khoản xác định kết quả.
TK 632 không có số dư.
giảm giá hàng tồn kho
TK 154
TK 155,156
TK 154
TK 157
TK 155,156
TK 911
TK 159
Thành phẩm sản xuất ra tiêu thụ ngay
không qua nhập kho
Thành phẩm sx ra
gửi đi bán không quanhập kho
Khi hàng gửi đi bán
được xác địnhlà tiêu thụ
Thành phẩm, hàng hoá
xuất kho gửi đi bán
Xuất kho thành phẩm, hàng hoá để bán
Cuối kỳ, k/c giá thành dịch vụ hoàn thành
tiêu thụ trong kỳ
TK 632
Thành phẩm, hàng hoá
đã bán bị trả lạinhập kho
Cuối kỳ, k/c giá vốnhàng bán của thành
Cuối kỳ, k/c giá vốnhàng bán của thành
phẩm, hàng hoá,dịch vụ tiêu thụ
Hoàn nhập dự phòng
giảm giá hàng tồn kho
Trích lập dự phòng
* Quy trình kế toán giá vốn hàng bán
Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kê khai thường xuyên
Sơ đồ 1.1: Kế toán giá vốn theo phương pháp kê khai thường xuyên
TK 155
TK 157
TK 611
TK 631
TK 632 TK 155
TK 157
Đầu kỳ, k/c giá vốn của thành phẩm
tồn kho đầu kỳ
Đầu kỳ, k/c giá vốn của thành phẩm
đã gửi bán chưa xác định là tiêu thụ đầu kỳ
Cuối kỳ, xác định và k/c trị giá vốn của hàng
Hoá đã xuất bán được xác định là tiêu thụ(Doanh nghiệp thương mại)
Cuối kỳ, xác định và k/c giá thànhcủa thành phẩm hoàn thành nhập kho;
Giá thành dịch vụ đã hoàn thành(Doanh nghiệp sx và kinh doanh dịch vụ
Cuối kỳ, k/c trị giá vốncủa thành phẩm tồn
kho cuối kỳ
Cuối kỳ, k/c trị giá vốn của thành phẩm đã gửi bán nhưng
chưa xác định làtiêu thụ trong kỳ
Cuối kỳ, k/c trị giá vốnhàng bán của
Thành phẩm,hàng hoá, dịch vụ
TK 911
Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Sơ đồ 1.2: Kế toán giá vốn theo phương pháp kiểm kê định kỳ
1.2.1.2. Kế toán chi phí bán hàng
TK 641 – Chi phí bán hàng phản ánh chi phí phát sinh trong quá trình tiêu
thụ thành phẩm, hàng hoá, lao vụ.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản này như sau:
Bên Nợ: Chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ
Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng
Kết chuyển chi phí bán hàng trừ vào kết quả trong kỳ
TK 641 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản này được mở chi tiết theo các yếu tố
TK 334, 338
TK 152, 153
TK 641
TK 111, 112, 138
TK 911
TK 1422
TK 214
TK 331, 111, 112…
TK 133
Chi phí lương và các khoản trích
theo lương của nhân viênbán hàng
Chi phí vật liệu, dụng cụ
Chi phí khấu hao TSCĐ
Chi phí liên quan khác
Giá trị thu hồi
Ghi giảm chi phí
K/c chi phí bán hàng
Chờ Kết chuyển
Kết chuyển
TK 6411 - Chi phí nhân viên
TK 6412 - Chi phí vật liệu bao bì
TK 6413 - Chi phí dụng cụ, đồ dùng
TK 6414 - Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6415 - Chi phí bảo hành sản phẩm
TK 6417 - Chi phí dịch vụ mua ngoài
Tk 6418 - Chi phí bằng tiền khác
* Quy trình kế toán chi phí bán hàng
Sơ đồ 1.3: Kế toán chi phí bán hàng
1.2.1.3. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Kế toán sử dụng TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp để tập hợp các
khoản chi phí thuộc loại này trong kỳ.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản này như sau:
Bên Nợ: Chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ.
Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp, kết chuyển chi
phí quản lý doanh nghiệp trừ vào kết quả kinh doanh.
TK 642 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành các tài khoản cấp hai
sau: