Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng đọc, viết cho học sinh dân tộc thiểu số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.87 KB, 23 trang )

TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỌC, VIẾT 
CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ
 I, Phần mở đầu:
          1, Lý do chọn đề tài.
Với học sinh người dân tộc thiểu số, tiếng Việt là ngôn ngữ  thứ  hai để 
tiếp thu kiến thức và trao đổi với xã hội một cách thuận lợi hơn. Khi đến 
trường các em phải làm quen với một ngôn ngữ  khác hoàn toàn tiếng mẹ  đẻ 
nên trong quá trình học tập cũng bị   ảnh hưởng không ít. Rào cản tiếng Việt  
đối với học sinh người dân tộc thiểu số  khi tiếp cận chương trình giáo dục  
quốc gia là vấn đề khiến cho những người làm công tác giáo dục ở địa bàn các 
Buôn của đồng bào dân tộc thiểu số luôn trăn trở bấy lâu nay. Những học sinh  
ở  bậc mầm non chuẩn bị lên lớp 1, vốn Tiếng Việt vẫn còn rất mới mẻ  với  
các em. Chính điều này đã làm cho các giáo viên ở bậc tiểu học gặp nhiều khó  
khăn trong việc giảng dạy. Đây cũng là thực trạng chung  ở  các địa bàn vùng  
sâu, vùng đồng bào dân tộc thiêu số nói chung và hs trường TH Lê Hồng Phong 
nói riêng. Khi  kiểm tra chất lượng  đọc viết học sinh tiểu học từ  lớp 2 đến  
lớp 5 thì có gần 50%   học sinh chưa đọc, viết đúng tốc độ  theo chuẩn kiến  
thức, kĩ năng. Còn chuyện đọc sai lỗi chính tả, sai dấu thì gần như 100%. Với 
những học sinh đầu cấp khi đến lớp, nhiều em vẫn còn chưa thông thạo Tiếng 
Việt nên tiếp thu kiến thức cũng khó khăn hơn.
Mặc dù các đã tăng cường nhiều biện pháp để  cải thiện kết quả, song  
do vốn Tiếng Việt của học sinh người dân tộc thiểu số  còn hạn chế, nên các 
em tiếp thu bài học khá chậm. Vì vậy, khi thầy, cô giáo giảng bài, các em 
không hiểu được nghĩa của từ nên mau quên. Vấn đề này cứ kéo dài năm này  
qua năm khác và chính là nguyên nhân cơ  bản dẫn đến tình trạng học sinh 
người dân tộc thiểu số lên các lớp trên  bỏ học ngày càng nhiều. Vì vậy  trong 
quá trình làm công tác quản lý tôi tich lũy một số kinh nghiệm chỉ đạo nâng cao  

1



chất lương đọc viết cho học sinh dân tộc thiểu số. giúp các em đọc thông viết  
thạo để học tốt môn tiếng Việt và các môn học khác.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ 
Tiếng Việt vừa là môn học cơ bản, vừa là môn học công cụ  để  học sinh  
chiếm lĩnh tri thức và kỹ  năng của các bộ  môn khác trong chương trình giáo 
dục. Tuy nhiên, do sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau trong quá trình dạy  
học, chất lượng học tiếng Việt của học sinh dân tộc chưa cao, kéo theo sự hạn  
chế  về  phát triển năng lực tư  duy, ít nhiều tạo ra bất lợi cho việc đạt đến  
những chuẩn mực trong mục tiêu giáo dục của bậc học tiểu học.
Đối với học sinh người dân tộc, việc tiếp thu những tri thức và kỹ  năng  
tiếng Việt là hoàn toàn mới bởi tiếng mẹ đẻ  của các em và tiếng Việt là hai  
ngôn ngữ khác nhau. “Trẻ em dân tộc từ lúc lọt lòng mẹ đã được tiếp xúc nói  
tiếng mẹ đẻ là tiếng dân tộc. Tiếng Việt là tiếng phổ thông nhưng vẫn là ngôn  
ngữ thứ hai.  Tiếng Việt vẫn không phải là tiếng mẹ đẻ của học sinh dân tộc, 
các em vẫn không thể  có những  ưu điểm bẩm sinh như  học sinh Kinh học  
tiếng Việt” (Mông Ký Slay). Do vậy, việc nghiên cứu tìm cách khắc phục  
nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt  nói chung và cụ thể chất lượng 
đọc, viết nói riêng  cho học sinh dân tộc là  giúp giáo viên căn cứ  cụ  thể  vào 
thực trạng từng học sinh đọc, viết chưa đạt chuẩn để  có nhiều phương pháp 
dạy học, vận dụng linh hoạt giúp các em phát huy tính tích cực trong học tập;  
giúp các em đọc, viết tốt hơn. Tạo tiền để  để  các em lĩnh hội tri thức  ở  các 
môn học khác của bậc tiểu học và các cấp học tiếp theo, góp phần nâng cao  
chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững.
3.Đối tượng nghiên cứu.
Các  phương pháp dạy đọc, viết cho học sinh dân tộc thiểu số (HSDTTS)  
của giáo viên, cách đọc, viết của học sinh và các sản phẩm của học sinh thông  
qua các bài luyện tiếng Việt như : tập đọc, tâp viết, chính tả, các giờ tập đọc 

2



trên lớp.
Các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục, giáo dục  
học sinh dân tộc thiểu số. 
4.Giới hạn của đề tài.
Học sinh từ khối 1 đến khối 5 điểm trường buôn Drai thuộc trường Tiểu 
học Lê Hồng Phong (100 % học sinh là dân tộc Ê đê)
5.Phương pháp nghiên cứu.
­ Phương pháp điều tra;
­ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục; 
­ Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;
­ Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia;
­ Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.
­ Phương pháp thống kê toán học
II.Phần nội dung
1. Cơ sở lí luận: 

  Căn cứ  vào Nghị  quyết số  29­NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp  
hành Trung  ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và Nghị  
quyết  số  88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về   đổi mới chương  
trình, sách giáo khoa giáo dục phổ  thông; Quyết định số  404/QĐ­TTg ngày  
27/3/2015 của Thủ  tướng Chính phủ  về  phê duyệt Đề  án đổi mới chương  
trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Quyết định số  16/2006/QĐ­ BGD ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ 
Giáo dục và Đào tạo  về việc Ban hành chương trình giáo dục phổ thông.
Công văn 896/BGD ĐT­GDTH ngày 13 tháng 02 năm 2006 của Bộ  Giáo 
dục  về việc hướng dẫn điều chỉnh việc dạy và học cho HSDTTS.

3



Công văn 8114/BGD ĐT­GDTH  ngày 15 tháng 9 năm 2006 của Bộ  Giáo 
dục về  nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho HSDTTS.
Thông tư  sô  55/ 2011/TT­BGDĐT  ngày 22   tháng 11   năm 2011    của Bộ 
Giáo dục và Đào tạo  về việc Ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh
Thông tư  liên tịch số  06/2015/TTLT­BGDĐT­BCA về  việc hướng dẫn 
phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an  
toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật khác trong  
ngành giáo dục
Tiếng việt là môn học có vai trò đặc biệt quan trọng  ở  bậc tiểu học, là 
phương tiện chủ yếu để học sinh tiếp thu kiến thức ở các môn học khác. Môn 
tiếng Việt ở tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực  ngôn ngữ cho học sinh  
thể hiện ở bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Do đó môn tiếng Việt có một vị trí 
rất quan trọng đối với học sinh tiểu học, trong đó  vấn đề chú trọng để học tốt 
môn tiếng Việt học sinh DTTS cần phải đọc được, viết được theo yêu cầu 
chuẩn kiến thức, kĩ năng từng lớp; vì đọc được, viết được là một công cụ hữu  
hiệu trong hoạt động giao tiếp của học sinh, giúp học sinh tự tin, tích cực chủ 
động hòa nhập trong các hoạt động học tập, giúp các em hình thành   và rèn  
luyện các kĩ năng cơ bản ở tiểu học đồng thời nó chi phối kết quả học tập  ở 
các môn học khác. 
2.Thực trạng 
 Về giáo viên: có một số thuận lợi và khó khăn như sau:
 Tổng số CBGV của trường: 43; trong đó CBQL: 3, Giáo viên: 40
40 giáo viên: Trong đó giáo viên tiểu học: 31, giáo viên dạy chuyên các 
môn ( Mỹ  thuật: 2, Âm nhạc:1; TD:1; Ê đê:01; Tiếng anh:2; Tin học: 1; TPT  
đội:1); đủ giáo viên cho tổ chức dạy 9buổi/tuần, đạt tỉ lệ 1,5 giáo viên/lớp.  

4



Có 100%   CBGV   đạt trình độ  chuẩn; có 41 CBGV   đạt trình độ    trên  
chuẩn ( 20 ĐH,  21 CĐ), đạt tỉ  lệ  95,6 %.  Số  lượng Đảng viên 22 đồng chí,  
đạt tỉ lệ  53,3 %.
      Số lượng CBGV  là đảng viên và có trình độ trên chuẩn nhiều, luôn được 
bồi dưỡng về  chuyên môn, nghiệp vụ; nắm bắt được chủ  trương của Đảng, 
chính sách của nhà nước đối với HSDTTS. Nhà trường có 01 giáo viên dạy 
tiếng Ê đê, năng lực chuyên môn tốt, phương pháp dạy học linh hoạt phù hợp 
với HSDTTS; giáo viên nhiệt tình, năng động có tinh thần trách nhiệm cao.
Công ty VNPT có chương trình hỗ trợ phần mềm VNEdu và sim điện 
thoại cho CBQL, cha mẹ học sinh để  tăng cường mối quan hệ  thường xuyên  
giữa nhà trường – giáo viên và học sinh.
Trường đang thực mô hình trường học mới (VNEN), sự phối  hợp của 
nhà trường với địa phương, cộng đồng, cha mẹ  học sinh rất hiệu quả  trong  
công tác giáo dục học sinh. Năm học 2016­2017 trường được dự  án Room to  
Rread hỗ trợ dự án Thư viện thân thiện nên nguồn sách đọc cho học sinh đọc 
thêm rất dồi dào.
Về giáo viên: Một số giáo viên do phương ngữ địa phương là Hà Tĩnh, 
Nghệ  An, Huế  nói hơi nặng, nhanh đôi lúc giáo viên nói  học sinh và cha mẹ 
học sinh khó nắm bắt hết các nội dung thông tin. Đa số  giáo viên dạy ở  buôn  
Drai đều ở các nơi khác đến dạy, không biết tiếng Ê đê, nếu biết thì cũng chỉ 
được ít từ   ở  mức độ  nhất định;  giáo viên không  thể  so sánh, đối chiếu, liên  
hệ khi gặp những tình huống cần thiết trong dạy học tiếng Việt cho học sinh.  
Mặt khác giáo viên ít có dịp tìm hiểu về phong tục, tập quán, đời sống của các 
em ở trong buôn vì vậy việc gần gũi giữa giáo viên và học sinh ngoài giờ học 
còn rất hạn chế. Biện pháp  của giáo viên hỗ trợ học sinh đọc, viết yếu chưa  
quyết liệt.
Về học sinh có một số thuận lợi, khó khăn như sau:

 


5


Tổng số học sinh của  trường: 539 Trong đó HSDTS: 158
Tổng   số   học   sinh   điểm   trường   buôn   Drai:   90;   HSDTTS:   90;   Nữ 
HSDTTS: 41
Một số học sinh được cha mẹ rất quan tâm mua đầy đủ  sách, vở  và đồ 
dùng học tập, học sinh  đi học chuyên cần, mối quan hệ giữa giáo viên với cha  
mẹ  học sinh gần gũi thân thiện, liên   lạc thường xuyên qua điên thoại bằng  
sim Vina do VNPT hỗ trợ.
 Một số học sinh vào lớp 1 nói tiếng Việt khá lưu loát.
Chất lượng học sinh đọc đúng tốc độ, viết đúng tốc độ   ở  các giờ  tập  
đọc, chính tả chưa cao.
Số  lượng từ  của hoc sinh (nhất là học sinh   vào học   lớp 1) sử  dụng 
được trong giao tiếp không nhiều, học sinh chỉ nói được những từ, câu rất đơn 
giản như: Thầy giáo, cô giáo, bạn,… hay các sự  vật gần gũi như: Quyển vở, 
bút chì, cái bảng,... Có thể nói số lượng từ mà các em sử dụng được chỉ tương 
đương với một trẻ em 3 hoặc 4 tuổi học sinh dân tộc kinh.  Khả năng chú ý và 
tập trung vào bài học của học sinh không bền. Học sinh yếu đi học học chưa 
chuyên cẩn.
Từ thực trạng nêu trên ở địa phương, trên cơ sở khảo sát, phân tích thực 
trạng và từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đọc, viết cho học 
sinh  dân tộc thiểu số; trong những năm học qua, tôi đã áp dụng thành công một 
số giải pháp:
3.Nội dung và hình thức của giải pháp 
    a.Mục tiêu của giải pháp
    Đối với phân công chuyên môn:
Hàng năm phân công đội ngũ giáo viên có trình độ  chuyên môn vững, có 
kinh nghiệm dạy từng khối lớp; có trách nhiệm cao, nhiệt tình, có khả  năng  


6


giao tiếp tốt với học sinh, cha mẹ học sinh để  dạy học sinh   ở  điểm trường 
buôn Drai. Khi nhận bàn giao học sinh từ  trường mầm non E Tung vào lớp  
1/buôn Drai phải cử  những giáo viên có kinh nghiệm dạy lớp 1 đi nhận bàn 
giao học sinh.
Sau khi tuyển sinh phải phân công giáo viên dạy tăng cường tiếng Việt cho 
học sinh làm quen với lớp 1 và 2 tuần 0 để học sinh làm quen với lớp, có thêm  
vốn từ tiếng Việt.
 Bố trí  giáo viên  dạy tiếng Ê đê nhiệt tình, có trình độ chuyên môn và trách 
nhiệm cao,  thông thạo tiếng địa phương hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm lớp, phân 
công nhân viên thư  viện cho học sinh mượn  truyện, báo thiếu nhi… để  học 
sinh có thêm nguồn tư liệu học,
Phân công nhân viên thư  viện 1 ngày/tuần đi phân hiệu cho học sinh mượn 
truyện để  tạo hứng thú trong học tập của học sinh, làm cho học sinh nhận  
thấy học tiếng Việt là có ích và thực sự cần thiết, tạo niềm đam mê trong học  
tập của các em, tạo môi trường thân thiện để  các em tham gia, tạo động cơ 
“Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” đối với học sinh để  từng bước nâng 
cao hơn nữa chất lượng dạy học.
­

Đối với chỉ đạo giáo viên thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ

Chỉ  đạo giáo viên dạy học theo Chuẩn kiến thức và kỹ năng, lựa chọn nội 
dung, phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, phù hợp với  
địa phương, dạy học tới từng học sinh; tăng cường việc chấm, chữa bài  tại 
chỗ  học sinh ngồi để  giáo viên  chỉ  ra những lỗi sai của học sinh để  giúp các  
em tự sửa những lỗi của mình; kịp thời động viên, khích lệ những cố gắng dù 

nhỏ nhất  của học sinh.   
Giáo viên điều chỉnh thời gian dạy học của các môn học khác để tăng thêm 
thời gian cho môn Tiếng Việt.

7


Tăng cường tích hợp dạy Tiếng Việt trong các môn học, các hoạt động 

 

giáo dục. Vận dụng các phương pháp dạy học Tiếng Việt với tư cách dạy học  
ngôn ngữ thứ hai; tăng thời gian luyện đọc, luyện viết cho học sinh. 
Đối với công tác phối hợp với các đoàn thể và chính quyền địa phương
Tăng cường sự phối hợp với chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh  

 

trong  việc  huy  động học  sinh ra  lớp  và xây  dựng cơ   sở  vật  chất cho  các 
trường. 
Phối hợp với đội thanh niên tình nguyện; Đoàn thanh niên của buôn để 

 

giúp đỡ nhà trường trong việc tăng cường công tác sinh hoạt Đội ­ Sao để học 
sinh được tham gia các hoạt động tập thể từ đó giúp các em tự  tin, mạnh dạn  
hơn trong giao tiếp, động viên các em đi học chuyên cần.
b.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
 Các giải pháp trong công tác quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đọc, 
viết của HSDTTS: Cần  kiểm tra, thống kê cụ thể số học sinh đọc,  viết yếu:

Vào đầu năm học sau khi phân công chuyên môn, lãnh đạo nhà trường đi  

 

dự  giờ  trên lớp, nắm bắt chất lượng sơ  bộ  đọc , viết của  học sinh; từ  thực  
tiễn dự  giờ  đột xuất trên lớp ngay từ  đầu năm học chỉ  đạo bộ  phận chuyên 
môn phát phiếu cho giáo viên chủ nhiệm thông kê số học sinh đọc viết yếu:
­ Thống  kê số  học sinh đoc, viết yếu/điểm trường buôn Drai theo các  
thứ tự cột, mục sau:
+ Khối/lớp/Tổng số  học sinh/ Tổng số  HSDTTS/ Nữ  HSDTTS/ s ố  hs  
đọc yếu/số học sinh viết yếu.
+ Sau khi nắm bắt số  lượng cụ  thể  học sinh; yêu cầu   giáo viên chủ 
nhiệm lập danh sách học sinh đọc, viết yếu để  có biện pháp giáo dục, phối 
hợp:
STT/Họ   và   tên   hs/năm   sinh/Chỗ   ở/Con   ông/Con   bà/   hoàn   cảnh   gia 
đình( kinh tế, sự quan tâm chăm sóc của bố, mẹ).

8


­ Khi đã thống kê cụ  thể số  học sinh trên yêu cầu bộ  phận chuyên môn 
tập huấn lại các văn bản  hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, Hướng dẫn dạy 
học sinh dân tộc thiểu số
Đặc điểm của giáo viên nắm bắt các văn bản chỉ  đạo rất chung chung,  
nếu CBQL không chú ý cụ  thể  hóa các văn bản thì việc nắm bắt các yêu cầu  
về dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng lớp giáo viên không nắm chắc  
vì vậy thực hiện nhiều lúc còn mang tính cảm tính, hình thức; vì vậy cần yêu 
cầu tập huấn trọng tâm mốt số  văn bản sau để  giáo viên nắm chắc yêu cầu 
chuẩn kiến thức đọc, viết/các khối lớp; giáo viên phải ghi vào sổ  tích lũy 
chuyên môn:

Quyết định số  16/2006/QĐ­ BGD ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ 
Giáo dục và Đào tạo  về việc Ban hành chương trình giáo dục phổ thông.
Riêng về tốc độ đọc (đọc thông), tốc độ viết (Viết chính tả) căn cứ vào  
các văn bản hướng dẫn chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đà tạo; tài liệu chuẩn 
môn Tiếng Viêt từng lớp đều có bảng xác định mức độ cần đạt theo từng giai  
đoạn để giáo viên xác định rõ “ mốc” cần đạt, cụ thể như sau:
Giai 
đoan/ 
Tốc độ 

Giữahọc kì I

Cuốihọc kì 1

Khoảng

Lớp 1
Khoảng

Giữahọc   kì  Cuối   học   kì 
II

II

Khoảng

Khoảng

cần đạt


Đọc

15 tiếng/phút 20 tiếng/phút 25 tiếng/phút 30 tiếng/phút
Khoảng   15  Khoảng   20  Khoảng   25  Khoảng   30 

Viết

chữ/15 phút
Khoảng

Đọc

chữ/15 phút
Lớp 2
Khoảng

chữ/15 phút

chữ/15 phút

Khoảng

Khoảng

35 tiếng/phút 40 tiếng/phút 45 tiếng/phút 50 tiếng/phút
Khoảng   35  Khoảng   40  Khoảng   45  Khoảng   50 

Viết

9



chữ/15 phút
Khoảng

Đọc

chữ/15 phút

chữ/15 phút

Khoảng

Khoảng

55 tiếng/phút 60 tiếng/phút 65 tiếng/phút 70 tiếng/phút
Khoảng   55  Khoảng   60  Khoảng   65  Khoảng   70 

Viết

chữ/15 phút
Khoảng

Đọc

chữ/15 phút
Lớp 4
Khoảng

chữ/15 phút


chữ/15 phút

Khoảng

Khoảng

75 tiếng/phút 80 tiếng/phút 85 tiếng/phút 90 tiếng/phút
Khoảng   75  Khoảng   80  Khoảng   85  Khoảng   90 

Viết

Đọc
Viết

chữ/15 phút
Lớp 3
Khoảng

chữ/15 phút

chữ/15 phút
Lớp 5

chữ/15 phút

chữ/15 phút

Khoảng


Khoảng

Khoảng

Khoảng

100 tiếng/phút 110 tiếng/phút 115 tiếng/phút 120 tiếng/phút
Khoảng   100  Khoảng   100  Khoảng   115  Khoảng   120 
chữ/15 phút
chữ/15 phút
chữ/15 phút
chữ/15 phút
Các giải pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ

. Những giải pháp cụ thể cho từng phân môn:
Tổ chức cho lớp 1 dạy Tiếng Việt – Công nghệ giáo dục, tăng khả năng 
thực hành của học sinh được đọc, viết nhiều hơn.
 Phân môn Học vần: Là phân môn chiếm nhiều thời lượng nhất của môn 
Tiếng Việt. Nếu học sinh không thuộc được các chữ cái, biết ghép các vần thì 
học sinh không thể  đọc, viết cũng như  học các môn học khác được. Vì vậy 
trong công tác chỉ đạo, chúng tôi đưa ra một số giải pháp sau:
 Nhà trường và giáo viên chủ nhiệm lớp tạo mọi điều kiện về thời gian  
và tài liệu, thiết bị dạy học để học sinh được thực hành các kỹ năng đọc, viết, 
nghe, nói và phát triển nhiều nhất hai kỹ năng đọc, viết.
Tăng thời lượng dạy học phân môn Học vần từ 2 tiết lên 3 tiết. Sử dụng  
nhiều hình thức dạy học sinh động để  tạo hứng thú cho học sinh trước khi  
bước vào bài học mới: Hội thoại tự nhiên giữa giáo viên và học sinh; vào bài  

10



bằng một bài hát, một câu chuyện nhỏ, một câu đố vui, tổ chức nhiều trò chơi 
học tập cho học sinh tham gia,… 
 

Sử  dụng triệt để  các đồ  dùng được cấp phát trong dạy học, giáo viên 

tăng cường làm  và sưu tầm các đồ  dùng dạy học đơn giản, có sẵn  ở   địa 
phương.
Rèn cho học sinh đọc đúng, viết đúng các âm, vần, tiếng dễ lẫn do  ảnh  
hưởng của cách phát âm địa phương: Phụ  âm đầu: b/v; dấu thanh: hỏi/nặng;  
ngã/sắc. Cho các em đọc liên tục các câu đơn giản: Bố bế bé, bé vẽ bò bê,… 
Để việc rèn kỹ năng phát âm cho HSDTTS đạt hiệu quả, trước hết giáo 
viên phải chuẩn về phát âm tiếng Việt, nếu giáo viên phát âm không chuẩn thì 
sẽ làm các em phát âm sai.
Việc sửa lỗi phát âm cho các em phải được chú trọng và thực hiện trong  
mọi lúc, mọi nơi, trong tất cả các giờ học, môn học. Giáo viên đứng lớp phải 
tạo không khí thân thiện, môi trường giao tiếp thuận lợi để  khuyến khích các  
em phát huy khả  năng sử  dụng tiếng Việt trong giao tiếp. Tổ  chức các hình 
thức dạy học phong phú cho các em có nhiều cơ hội được đọc, viết. Trong giờ 
học, cần đặt những câu hỏi gợi mở, ngắn gọn, đưa ra các tình huống giao tiếp  
thuận lợi giúp các em chủ động phát triển vốn ngôn ngữ tiếng Việt. Đặc biệt, 
giáo viên phải biết động viên, khuyến khích các em nói, khéo léo chỉnh sửa khi  
nghe các em phát âm sai hoặc dùng từ, đặt câu chưa đúng
Tăng cường sử dụng các đồ dùng trực quan sinh động, các hình thức dạy  
học phát huy tính tích cực của học sinh. 
 Không giải nghĩa từ  bằng từ  điển mà nên giải nghĩa từ  bằng các hình 
ảnh trực quan, các vật thật hoặc đưa các từ vào trong văn cảnh cụ thể để học  
sinh hiểu được nghĩa của từ. 
 


Sử  dụng ngữ  liệu chứa nội dung hấp dẫn, sưu tầm các câu đồng giao, 

thơ để giúp học sinh dễ thuộc, viết đúng các chữ cái. 

11


Hoặc sử dụng một số câu đố vui để  giới thiệu một số âm, vần thay cho việc  
yêu cầu học sinh quan sát tranh để tạo hứng thú trong học tập cho học sinh. 
   

Hạn chế  tối đa sử  dụng tiếng địa phương trong dạy học. Chỉ  sử  dụng  

khi thật sự cần thiết với học sinh.
 

Phân môn Tập đọc.

 

Kết hợp nhiều hình thức, biện pháp tổ  chức dạy đọc thích hợp để  huy 

động được nhiều học sinh đọc. Một trong những hình thưc tối  ưu đó là chia  
nhóm, đọc nối tiếp. Tăng số lần học sinh đọc/ 1 tiết.
 

Chú ý cho học sinh luyện đọc nhiều và sửa sai kịp thời cho học sinh  

những phương ngữ địa phương.như đọc thiếu dấu, sai dấu

Thực hiện quy trình dạy tập đọc linh hoạt phù hợp với từng thể loại văn 
bản và với từng giai đoạn học tập của học sinh.
Tăng thời lượng đối với tốc độ đọc của từng em; cho những em đọc yếu
 Phân môn Tập viết đối với các lớp 1, 2,3
 

Giáo viên viết chữ mẫu đúng và đẹp từng kiểu chữ, mẫu chữ.
Dạy học sinh viết đúng các nét chữ cơ bản như nét gạch ngang, nét xiên 

phải, cong tròn,... Dạy viết theo nhóm các chữ có nét cơ bản giống nhau.
 Hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập với số  chữ, số  dòng theo trình độ 
học sinh: Giáo viên hướng dẫn học sinh cụ  thể về các yêu cầu kỹ  thuật viết 
từng nét chữ, điểm đặt bút, điểm dừng bút trên dòng kẻ  ly để  hình thành nên 
một chữ cái, rồi đến tiếng, từ, cụm từ và cả  câu. Đối với học sinh lớp 1 giáo 
viên cần viết lại chữ mẫu nhiều lần để học sinh bắt chước viết theo.
Sử dụng có hiệu quả các phương tiện, thiết bị hỗ trợ dạy học Tập viết:  
Bảng cài, bảng lớp, bảng con...; Rèn tư thế ngồi viết đúng cho học sinh.
 

Phân môn Chính tả.
Chính tả  là phân môn  yêu cẩu tổng hợp nhiều kĩ năng: nghe, nói, đọc,  

viết và làm các bài tập chính tả; rèn các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, kĩ năng viết 
chính tả  thực sự cần thiết  không chỉ đối với học sinh tiểu học mà còn đối với 

12


tất cả mọi người. Khi đọc một văn bản đúng chính tả người đọc có cơ sở hiểu 
đúng văn bản đó, trái lại một văn bản mắc quá nhiều lỗi chính tả  người đọc  

khó nắm bắt hết nội dung hoặc có thể hiểu sai hoặc không đầy đủ văn bản.
HSDTTS viết sai do các em đọc chưa tốt, các em đọc yếu viết càng sai 
nhiều hơn  nhiều tiếng giáo viên phải dừng lại để đánh vần và hướng dẫn học 
sinh đọc nhẩm theo rồi viết; các em quên dấu  chữ ghi âm, vần, tiếng, từ  dẫn  
đến việc thông hiểu nội dung còn hạn chế. 
Học sinh không nhớ luật chính tả  đã học nên viết còn tùy tiện, nghĩ sao 
viết vậy, sáng tạo ra các chữ mới, lạ: unh, ing, âch
Căn cứ vào các nguyên nhân trên tôi đã cùng với các phó hiệu trưởng, các 
tổ  chuyên môn tư  vấn thêm cho giáo viên một số  biện pháp nâng cao chất 
lượng viết chính tả
Phát huy tính tích cực của học sinh khi viết chính tả: Chuẩn bị  cho bài 
viết chính tả giáo viên phối hợp với cha mẹ học sinh cho các em luyện viết bài 
vào vở rèn viết ở nhà, yêu cầu các em đọc đi đọc lại bài viết, tìm trong bài các 
từ khó đọc, khó viết, khó hiểu thì liệt kê ra giấy và đánh vần, tập viết một lần  
nữa. Khi đến lớp trước giờ chính tả  giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của các em  
và phải khen kịp thời các em chuẩn bị tốt; yêu cầu học sinh đem các từ mình đã  
liệt kê ra đối chiếu với sự  hướng dẫn đọc, viết các từ    khó của giáo viên 
hướng dẫn viết bài chính tả; học sinh đã chuẩn bị kĩ rất tích cực tham gia vào  
hoạt động này; giáo viên cho học sinh đọc, viết bảng lớp và tuyên dương trước 
lớp cho học sinh thêm hứng thú, tự tin để viết  bài chính tả tốt hơn.
Rèn kĩ năng đọc đi đôi với viết chính tả: Giảm bớt phần trả lời một số 
câu hỏi tìm hiểu nội dung bài viết, dành thời gian cho học sinh yếu đọc kĩ bài  
chính tả và luyện viết các từ  khó, dễ  lẫn lộn theo đặc điểm phát âm của lớp, 
của từng em (Thực hiện theo công văn 896/BGD ĐT­GDTH). Phần đọc chính 
tả cho học sinh viết, căn cứ vào tốc độ viết của học sinh chung cả lớp và học 
sinh yếu để điều chỉnh tốc độ đọc của giáo viên, khi đọc cho cả lớp viết giáo  

13



viên có thể  đứng cạnh học sinh yếu, vừa đọc vừa theo dõi, giúp đỡ những em 
này   đọc nhẩm – đánh vần ­ viết   để  kịp tốc độ  của học sinh cả  lớp Trong  
hoạt động này nhiều học sinh đọc viết khá đã viết xong phải chờ các bạn viết  
yếu các em rất khó chịu, giáo viên có thể động viên các em học sinh khá giỏi  
rèn viết cẩn thận, nắn nót bài viết đẹp hơn. Cứ như vậy giáo viên phải thật sự 
kiên trì, động viên các em viết yếu nâng dần tốc độ đạt chuẩn;
Chú ý: Khi đọc chính tả  cho học sinh viết giáo viên phải cố  gắng phát 
âm thật chậm, chuẩn xác, đọc từng cụm từ, câu ngắn ( diễn đạt một ý nhỏ)  
nhắc học sinh phải tập trung nghe hiểu nghĩa của từ để viết đúng chính tả.
Hướng dẫn học sinh thuộc  một số qui tắc chính tả đơn giản vè các học 
sinh đọc yếu, viết yếu rất dễ nhầm lẫn một số qui tắc sau:
Qui tắc viết k/c/q
Qui tắc viết g/gh; ng/ngh
Chữ ghi âm y/i
Sau khi viết xong bài chính tả giáo viên cho học sinh đổi vở chéo để giúp  
nhau  nhận xét và sửa lối, riêng các học sinh viết yếu giáo viên phải trực tiếp 
chấm bài tại chỗ  và giúp các em sửa sai.Đây là khâu rất quan trọng vì đa số 
giáo viên bỏ  qua, sợ  tốn thời gian,  ảnh hưởng các tiết học tiếp theo và nghĩ  
trước sau gì mình cũng chấm. Tuyệt đối phải thực hiện nghiêm túc khâu này. 
Học sinh được tự soát lỗi bài, được thực hiện tự đọc từng câu kết hợp với sự 
hướng  dẫn cụ thể của giáo viên các em được đọc lại,viết lại; thông qua việc  
này giúp học sinh nắm chắc bài hơn, viết đúng hơn.
Tuyên dương khen thưởng học sinh kịp thời những cố  gắng nhỏ  nhất  
của các em. Học sinh rất thích được giáo viên chấm chính tả, nhận xét khen 
ngợi , rất thích đọc những lời giáo viên phê vào vở  khen ngợi sự  tiến bộ  của 
các em; đặc biệt những giáo viên viết chữ  đẹp, lời nhận xét hay được các em 
viết lại, bắt chước. các em rất thích khoe với bố  mẹ  những lời nhận xét của 
giáo viên, có thể các em chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học chính  

14



tả  nhưng các em rất thích được thầy cô, bố  mẹ  khen; nhờ  đó mà học sinh có 
hững thú học tập, thích đến trường (trái lại nếu giáo viên không kiên trì giúp 
các em đoc, viết  hoặc chê  bài nặng lời học sinh sẽ  mất hết hứng thú, nghỉ 
học thường xuyên vì thế  chất lượng đọc, viết của các em không tốt chưa nói 
đến đạt chuẩn kiến thức , kĩ năng từng lớp). Hiểu được tâm lý học sinh thích 
được khen ngợi giáo viên phải kiên trì, thương yêu học sinh theo dõi quá trình 
học tập của học sinh đọc, viết yếu thường xuyên hàng ngày, kịp thời động 
viên khuyến khích các em dù cố gắng hoặc những tiến bộ nhỏ nhất về thái độ 
học tập, kết quả học tập.
Giáo viên chuẩn bị và hướng dẫn học sinh chuẩn bị tốt các phương tiện 
viết bài chính tả (vở, bút, bảng lớp, bảng phụ).
  Giáo viên chú ý cách đọc: Đọc to, rõ ràng, điều chỉnh tốc độ  đọc cho 
phù hợp với trình độ học sinh.
Có thể thay đổi bài tập chính tả  cho phù hợp với lỗi của học sinh trong 
lớp.
         Thường xuyên chấm bài, chữa lỗi cho học sinh, hướng dẫn học sinh cách 
tự chấm bài, chữa lỗi cho nhau.
          Ban giám hiệu, tổ chuyên môn tăng cường dự giờ tất cả các lớp 1, 2,3, 4  
và lớp 5/ các giờ tập đọc, viết chính tả, quan sát tốc độ  học sinh viết, so sánh  
với tốc độ  yêu cầu của chuẩn kiến thức, kĩ năng để  tư  vấn cho giáo viên về 
phương   pháp,   hình   thức   tổ   chức   các   hoạt   động,   giúp   giáo   viên   vận   dụng  
phương pháp linh hoạt hơn, phù hợp với từng em.
 Đối với công tác phối hợp với các đoàn thể và chính quyền địa phương,  
mục đích phối hợp để  làm tốt công tác duy trì sĩ số, giúp đỡ  học sinh hoàn 
cảnh   khó   khăn   để   cùng   vời   nhà   trường   làm   tốt   công   tác   giáo   dục   tại   địa 
phương.
Nghi quyết số  29­NQ/TW Ban chấp hành Trung  ương Đảng khóa XI 


15


về đổi mới căn bản, toàn diện  dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế  thị  trường định hướng xã hội chủ 
nghĩa và hội nhập quốc tế nêu rõ mục tiêu tổng quát của giáo dục và đào tạo là  
giáo dục con người Việt Nam phát triên toàn diện và phát huy nhất tiềm năng,  
khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào;  
sống tốt và làm việc hiệu quả. 
Giáo dục là một hoạt động mang tính xã hội cao, muốn thực hiện  
được mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh cần phải coi trọng cả giáo dục nhà 
trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Chỉ  riêng nhà trường, chỉ  riêng  
ngành giáo dục thì không thể làm tốt công tác giáo dục toàn diện được
Quan điểm chỉ  đạo của Nghị  quyết 29­NQ/TW về  đổi mới căn bản, 
toàn diện giáo dục và đào tạo đã tiếp tục khẳng định “ Giáo dục nhà trường  
kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội”.
Nói chuyện tại Hội nghị  cán bộ  Đảng ngành giáo dục tháng 6/1957, 
Bác Hồ căn dặn “ Phải nhất thiết liên hệ mật thiết với gia đình học sinh. Bởi  
vì giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có giáo dục ngoài xã hội  
và trong gia đình để  giúp cho giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo 
dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài  
xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”.
Để thực hiện có hiệu quả nâng cao chất lượng đọc, viết cho HSDTTS  
trong công tác phối hợp  giữa 3 môi trường nhà trường, gia đình và xã hội tôi 
chỉ đạo tập trung vào một số giải pháp sau:
Nhà trường
Nâng cao nhận thức về  tầm quan trong của công tác phối hợp 3 môi 
trường giáo dục, lãnh đạo nhà trường, giáo viên phải nắm  được các cán bộ 
của buôn Drai: Bí thư  chi bộ, buôn trưởng, buôn phó, chi hội trưởng phụ  nữ, 
cán bộ đoàn thanh niên, công an viên..; Lãnh đạo nhà trường viết giấy mời họp 


16


trong các cuộc họp của nhà trường như họp Cha mẹ học sinh, họp về công tác 
duy trì sĩ số…; phối hợp thường xuyên , liên tục, mọi thời điểm trong quá trình 
dạy học; xây dựng qui chế  phối hợp tạo sự  đồng thuận cao và huy động sự 
tham gia của cộng đồng buôn vào công tác giáo dục, giảng dạy tại địa phương. 
Nhà trường cần thiết lập và duy trì mối liên hệ  chặt chẽ, thường  
xuyên giữa  nhà trường, giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm với cha mẹ học  
sinh qua điện thoại, gặp gỡ trực tiếp trong các buổi họp cha mẹ học sinh, đến 
tận gia đình học sinh để thông báo kịp thời cho gia đình về  tình hình học tập,  
rèn luyện và các vấn đề liên quan đến học sinh cần sự phối hợp của gia đình.
Mặt khác nhà trường phân công nhân viên thư viện thiết lập thư viện  
thân thiện, một tuần 2 lần mang sách xuống phân hiệu Buôn Drai để  cho học  
sinh mượn; chỉ  đạo giáo viên chủ  nhiệm nâng cao hiệu quả  của Tiết đọc thư 
viện (tại lớp). Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc bằng nhiều hình thức: Cùng 
đọc, đọc to nghe chung, đọc theo nhóm để nâng cao tốc độ đọc của các em; sau 
các truyện hay khuyến khích các em viết ra các nhân vật yêu thích, hoặc vẽ 
tranh, thông qua các hoạt động này các em rất tích cực tham gia và nâng dần  
tốc độ đọc nhanh hơn, viết nhanh hơn.
Thông qua các cuộc họp cha mẹ  học sinh đầu năm học, hiệu trưởng  
giao cho giáo viên chủ  nhiệm tuyên truyền nhiệm vụ  và quyền hạn của Ban  
đại diện cha mẹ  học sinh lớp, sau khi  đại hội cha mẹ  học sinh lớp, hiệu  
trưởng phối hợp với trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường tổ chức 
đại hội cha mẹ  học sinh trường; hiệu trưởng có trách nhiệm tuyên truyền 
nhiệm vụ và quyền hạn của Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường biết để 
Ban đại diện cha mẹ  học sinh trường nắm được, để  công tác phối hợp giữa  
nhà trường và cha mẹ học sinh hiệu quả hơn, cụ thể như sau:
 Nhiệm vụ của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường:


17


 Phối hợp với Hiệu trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các  
hoạt động giáo dục theo nội dung được thống nhất tại cuộc họp đầu năm học 
của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường;      
 Phối hợp với Hiệu trưởng hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật,  
chủ  trương chính sách về  giáo dục đối với cha mẹ  học sinh nhằm nâng cao  
trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh; 
 Phối hợp với Hiệu trưởng tổ chức giáo dục học sinh hạnh kiểm yếu tiếp 
tục rèn luyện trong dịp nghỉ hè ở địa phương;
  Phối hợp với Hiệu trưởng giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, 
khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém; giúp đỡ học sinh nghèo,  
học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác; vận động học  
sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục đi học; 
 Hướng dẫn về công tác tổ  chức và hoạt động cho các Ban đại diện cha  
mẹ học sinh lớp.
 Quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường:
Quyết định triệu tập các cuộc họpsau khi đã thống nhất với Hiệu trưởng; 
Căn cứ ý kiến của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp để kiến nghị với  
Hiệu trưởng về  những biện pháp cần thiết nhằm thực hiện nhiệm vụ 
năm học của trường và về quản lý, giáo dục học sinh;
 Quyết định chi tiêu phục vụ các hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học  
sinh từ nguồn ủng hộ, tài trợ tự nguyện.
Gia đình: 
Gia đình thường xuyên chủ động nắm bắt tình hình học tập, rèn luyện 
của con em mình, đồng thời cung cấp thông tin về tình hình học tập, rèn luyện  
của các em ở nhà, diễn biến tâm lý, tình cảm của con em mình ở nhà cho giáo  
viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm,và nhà trường bằng các kênh khác nhau như:  


18


Thông qua các buổi họp cha mẹ học sinh, qua điện thoại,,gặp gỡ trực tiếp, các 
dịp khác với yêu cầu của nhà trường. Gia đình cần tạo điều kiện thuận lợi  
nhất cho con em tham gia vào các hoạt động cộng đồng;  Giáo viên có thể  tư 
vấn thêm cho các gia đình trong Buôn Drai chia sẻ  kinh nghiệm giáo dục con 
thông qua mối liên hệ, thông qua các hoạt động trong buôn như họp buôn, các 
ngày lễ, tết; mối liên hệ các gia đình học sinh  càng gần gũi, thân mật thì quan  
hệ  bạn bè của học sinh càng thêm khăng khít, nhiều khi còn giúp các em về 
mặt kinh tế hoặc động viên các em về mặt tình cảm. Để  thiết lập, duy trì và  
tăng cường mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội thì vai trò của gia đình 
là vô cùng quan trọng; các bậc cha mẹ  học sinh cần chủ  động xây dựng mối  
quan hệ và thường xuyên duy trì liên lạc, tránh tình trạng khoán trắng việc giáo  
dục con em mình cho nhà trường thì việc hỗ trợ con học tập và rèn luyện mới 
đạt kết quả cao.
Gia đình có thể  phối hợp với nhà trường thông qua Ban đại diện cha mẹ 
học sinh của lớp hoặc người giám hộ. Thông qua các cuộc họp cha mẹ  học  
sinh giáo viên tuyên tuyền Thông tư sô 55/ 2011/TT­BGDĐT ngày 22  tháng 11 
năm 2011    của Bộ  Giáo dục và Đào tạo   về  việc Ban hành Điều lệ  Ban đại 
diện cha mẹ học sinh.
Nhiệm vụ của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp:
Phối hợp với giáo viên chủ  nhiệm lớp và các giáo viên bộ  môn tổ  chức  
các hoạt động giáo dục học sinh; 
 Phối hợp với giáo viên chủ  nhiệm lớp chuẩn bị  nội dung của các cuộc  
họp cha mẹ học sinh trong năm học;
 Tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học 
sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp  
tục học tập; giúp đỡ  học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn  

cảnh khó khăn khác.

19


Địa phương
Địa phương cần phải thường xuyên nắm bắt tình hình học sinh bỏ  học, 
lưu ban, học sinh gặp khó khăn trên địa bàn để kịp thời hỗ trợ trong ngăn chặn 
học sinh bỏ  học, vận động học sinh đã bỏ  học trở  lại lớp tiếp tục học tập,  
hình thành các quĩ   học bổng để  hỗ  trợ  học sinh nghèo gặp khó khăn, khen  
thưởng học sinh giỏi. Giữa nhà trường và công an địa phương cần có qui chế 
phối hợp trong giữ gìn an ninh, trật tự trong và ngoài nhà trường, ngăn chặn tệ 
nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường, ngăn chặn bạo lực học đường. Triển 
khai tốt thông tư  số  06/2005/TTLT­BGDĐT­BCA về  việc hướng dẫn phối 
hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo vệ trật tự ,an toàn xã 
hội, đấu trnh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật khác trong ngành giáo 
dục; giữa nhà trường và các đoàn thể  khác với các đoàn thể  ,tổ  chức xã hội 
cùng kí qui chế phối hợp trong hỗ trợ, nâng cao chất lượng giáo dục, huy động 
các nguồn hỗ  trợ  cho nhà trường. Định kì họp giao ban giữa nhà trường với 
chính quyền địa phương, các tổ  chức chính trị  ­ xã hội trên địa bàn để  cùng 
phối hợp trong công tác giáo dục học sinh, cùng chăm lo sự nghiệp giáo dục
c.Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 
Để nâng cao chất lượng đọc, viết cho học sinh dân tộc thiểu số đạt tốc độ chuẩn 
kĩ năng đọc, kĩ năng viết trong từng giai đoạn của lớp cần phải có sự phối hợp giữa 3 môi  
trường giáo dục nhà trường – gia đình và xã hội; trong đó vai trò của  nhà trường đóng vai 
trò chủ đạo
Tăng cường sự  lãnh đạo sát sao của chi bộ  nhà trường, của Ban giám hiệu tổ 
chức phối hợp giữa các đoàn thể, đặc biệt là chỉ  đạo giáo viên chủ  nhiệm thực hện tốt kế 
hoạch.
Tổ  chức các đợt tập huấn tăng cường tiếng Việt cho HSDTTS bằng nhiều hình 

thức, trong đó việc dạy cho học sinh đọc được, viết được là quan trọng hàng đầu.
Tổ chức cho khối 1 dạy học Tiếng Việt 1­ Cộng nghệ giáo dục hiệu quả để học  
sinh chắc kiến thức từ khối 1, thực hiện tăng cường tiếng Việt trong các môn học
Bổ sung đầy đủ bàn ghế, trang thiết bị cho dạy và học, tăng cường tiếng Việt, tố 
chức lựa chọn sách bổ sung vào thư viện, đồ dùng dạy học phù hợp cho khối lớp..
Giáo viên tăng cường đồ dùng trực quan dạy trong các tiết học tiếng Việt để học  
sinh hiểu cụ thể từ, mở rộng vốn từ cho học sinh
Nắm chắc các em đọc yếu, viết yếu; đầu tư  nhiều thời gian, vận dụng nhiều  
phương pháp để học sinh đọc đúng, viết đúng lên từng bước đọc nhanh, viết nhanh đạt tốc  

20


độ chuẩn từng lớp.
Phối hợp với nhân viên thư  viện cho học sinh mượn nhiều sách, báo, truyện cho  
học sinh đọc ở nhà; tư vấn cho cha mẹ học sinh đọc cùng các em.

a. Kết quả khảo nghiệm

Đánh giá sự tiến bộ của các em học sinh  đến giai đoạn giữa học kì II, cụ 
thể như sau:
Khối/lớp

Tống   số  Tốc   độ  Tốc   độ   viết   của   HS   so   với   chuẩn 
đọc   của  KTKN giữa kì II

HS

HS   so   với 
chuẩn 

KTKN 
giữa kì II
Đạt 

Chưa đạt

Đạt 

Chưa đạt

Khối 1

23

73%

25 %

75 %

25%

Khối 2

21

80%

20 %


80%

20 %

Khối 3

20

80%

20 %

80 %

20%

Khối 4

14

90%

10 %

90%

10 %

Khối 5


12

93%

10 %

90 %

10%

Nhờ  áp dụng các biện pháp trên nên các em học sinh đọc yếu, viết 
yếu của nhà đến thời điểm này có sự tiến bộ hơn rõ rệt. 
III.Phần kết luận, kiến nghị
   1.Kết luận:.
Để  chỉ  đạo hiệu quả  dạy nâng cao chất lượng cho học sinh đọc yếu, 
viết yếu thì lãnh đạo nhà trường phải lập kế hoach, tổ chức thực hiện, kiểm  
tra đánh giá và tư  vấn cho giáo viên, kịp thời điều chính những nội dung chỉ 
đạo chưa hiệu quả trong công tác nâng cao chất lượng đọc, viết cho HSDTTS;  
trong đó chú trọng đến công tác kiểm tra thực tế  trên lớp, nắm bắt được sự 

21


thực hiện của giáo viên và sự  tiến bộ  của học để  kịp thời đôn đốc thực hiện  
có hiệu quả.
Phối hợp tốt với gia đình, Bí thư, ban tự quản buôn làm tốt công tác vận 
động học sinh đi học đều, duy trì sĩ số.
Tóm lại    trường hợp học sinh đọc  yếu, viết  yếu  thì sự    quan tâm của 
giáo viên đến từng học sinh và phương pháp giảng dạy sát đối tượng, kịp thời 
khích lệ động viên, đáp  ứng đúng những điều các em còn thiếu về  kiến thức. 

Trong quá trình quản lý và chỉ đạo thực hiện các biện pháp trên, tôi nhận thấy 
rằng để  đạt hiệu quả  cao, phải trải qua một quá trình    hướng dẫn học sinh 
luyện tập thường xuyên và lâu dài. Ở trường Tiểu học, việc ren đoc, vi
̀ ̣
ết cho 
hoc sinh ph
̣
ải được coi trọng ngay từ  lớp 1 để  làm nền tảng cho các lớp sau.  
Muốn giúp học sinh hoc tôt thì nhà tr
̣ ́
ường và gia đình cần chuẩn bị những điều 
kiện thuận lợi ban đầu về cơ  sở  vật chất để  giúp các em được thoải mái khi  
hoc tâp, đ
̣
̣
ồng thời giáo viên cần phải kết hợp và sử  dụng các phương pháp 
một cách linh hoạt, có sự sáng tạo trong giảng dạy và một điều kiện không thể 
thiếu với mỗi giáo viên đó là sự  kiên trì, tính cẩn thận và long yêu ngh
̀
ề  mến 
trẻ.
Giảng dạy cho HSDTTS, chúng ta cần hiểu được những vấn đề về tâm lý 
của học sinh, về  điều kiện, hoàn cảnh sống của gia đình các em để  tìm ra 
những biện pháp giáo dục, dạy học hiệu quả  hơn, đưa các em đến với ánh  
sáng của tri thức. Giáo viên cũng cần tự  bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ,  
học ngôn ngữ địa phương, thâm nhập đời sống văn hóa cộng đồng,
Một điều cuối cùng là, giáo viên cần giúp cho HSDTTS hiểu tiếng Việt là 
ngôn ngữ phổ thông dùng chung cho các dân tộc. 
2.Kiến nghị: 
Với địa phương

Bí thư, Ban tự  quản buôn Drai tăng cường phối hợp với nhà trường  

22


trong công tác giáo dục để có những biện pháp cụ thể giúp đỡ những học sinh  
có hoàn cảnh khó khăn, học sinh cơ  nhỡ; kịp thời fhuy động sự  hỗ  trợ  của  
cộng đồng, của các tổ chức để giúp đỡ học sinh đi học đều, duy trì sĩ số và các  
hoạt động khác đảm bảo an toàn trường học cho học sinh.
   

Với Ban đại diện cha mẹ  học sinh các lớp: Làm tốt công tác phối hợp 

với cha mẹ  học sinh của lớp, với giáo viên chủ  nhiệm để  duy trì sĩ số; tránh 
tình trạng hình thức bầu ra Ban đại diện của lớp cho có rồi không hoạt động 
hoặc hoạt động chưa hiệu quả.

Người viết

Đỗ Thị Vinh

23



×