Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Một số biện pháp kích thích trẻ 4 - 5 tuổi hoạt động tích cực trong giờ hoạt động tạo hình trường Mầm non Họa Mi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1006.08 KB, 23 trang )

SKKN: Một số biện pháp kích thích trẻ 4 ­ 5 tuổi hoạt động tích cực trong giờ  
hoạt động tạo hình trường Mầm non Họa Mi

MỤC LỤC
Mụ
c
I
1
2
3
4
5
II
1
2
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
3
3.1
3.2

Tiêu đề các phần
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Đối tượng nghiên cứu
Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu


PHẦN NỘI DUNG
Cơ sở lí luận 
Thực trạng
Thuận lợi, khó khăn
Thành công, hạn chế
Mặt mạnh, mặt yếu
Nguyên nhân các yếu tố tác động
Các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
Giải pháp, biện pháp
Mục tiêu của giải pháp và biện pháp
Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp biện pháp
* Biện pháp 1: Tự học tự bồi dưỡng
* Biện pháp 2: Xây dựng nề nếp, thói quen hoạt động cho trẻ
* Biện pháp 3: Hình thành, cung cấp cho trẻ  các kỹ  năng tạo 
hình cơ bản
* Biện pháp 4: Thay đổi các hình thức vào bài để  gây hứng thú 
cho trẻ
* Biện pháp 5: Tạo hứng thú cho trẻ thông qua các sự kiện
* Biện pháp 6: Sử dụng nguyên vật liệu gần gũi, đẹp, phong phú
*Biện pháp 7: Tổ  chức đa dạng các hình thức hoạt động tạo 
hình.
* Biện pháp 8: Xây dựng môi trường lớp học gần gũi, thân thiện 
khuyến khích trẻ  làm phong phú vật liệu tạo hình để  thể  hiện  
cảm xúc và sáng tạo.
*   Biện   pháp   9:     Tổ   chức   cho   trẻ   thi   đua,   biểu   dương,   khen  
thưởng kịp thời.
* Biện pháp 10:  Cải tạo lại không gian trong lớp và kết hợp với 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Phượng

Trang

2
2
3
3
3
3
3
3
4
4
4
5
5
5
6
7
7
7
8
9
9
11
11
13
14

15
15
1



SKKN: Một số biện pháp kích thích trẻ 4 ­ 5 tuổi hoạt động tích cực trong giờ  
hoạt động tạo hình trường Mầm non Họa Mi

3.3
3.4
4
III
1
2

phụ huynh.
Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp
Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Kết quả  thu được qua khảo nghiệm giá trị  khảo nghiệm của 
vấn đề nghiên cứu
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị

Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Phượng

16
17
17
18
18
19

2



SKKN: Một số biện pháp kích thích trẻ 4 ­ 5 tuổi hoạt động tích cực trong giờ  
hoạt động tạo hình trường Mầm non Họa Mi

SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH TRẺ 4 ­5 TUỔI HOẠT 
ĐỘNG TÍCH CỰC TRONG GIỜ HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH 
TRƯỜNG MẦM NON HỌA MI
I. Phần mở đầu 
1. Lý do chọn đề tài
“Trẻ em là mầm non của đất nước”
         Bởi vậy, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ  em chính là góp phần xây dựng 
tương lai cho đất nước ngày một tươi sáng hơn. Việc chăm sóc giáo dục trẻ 
ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục ­ là cơ sở 
hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ  sau này. Nâng cao chất 
lượng giáo dục nói chung và môn tạo hình nói riêng là việc làm cần thiết để 
phát huy khả năng tưởng tượng và sự khéo léo của trẻ.
   Trong chương trình giáo dục mầm non, bộ  môn tạo hình là loại hình 
nghệ  thuật phản ánh thế  giới xung quanh cuộc sống con người một cách đa  
dạng phong phú và hấp dẫn đối với trẻ   ở  lứa tuổi mẫu giáo. Thông qua tạo 
hình trẻ được thử sức mình trong việc thể hiện và cải tạo thế giới riêng của  
mình. Hoạt động tạo hình còn phát triển  ở  trẻ  khả  năng quan sát, trí tưởng 
tượng sáng tạo, khả  năng phối hợp giữa mắt và tay, hoàn thiện một số  kỹ 
năng cơ bản (vẽ, nặn, xé dán cắt.). Đặc biệt, trong giờ học vẽ trẻ thích tự tay 
vẽ  được một cái gì đó dù các hình còn đơn giản như  ngôi nhà, cái cây, bông  
hoa, ô tô...  nhưng mang lại cho trẻ  cảm xúc thực sự  khi tạo ra được 1 sản 
phẩm. Còn đối với những gì trẻ không thích, không hứng thú thì trẻ sẽ vẽ đại  
khái cho xong và cảm thấy hài lòng hơn nữa tư duy của trẻ gắn liền với cảm  
xúc, ý muốn chủ quan nên trẻ ghi nhớ những gì trẻ cảm thấy thích thú và say 
mê thực hiện ý tưởng của mình. Hơn nữa, giờ vẽ còn hình thành ở trẻ những  

kỹ năng như ngồi ngay ngắn, kỹ năng cầm bút. Đó là những kỹ năng rất cần  
thiết cho trẻ và cũng là bước đệm cho trẻ sau này bước vào lớp 1.
        Căn cứ  sự  chỉ  đạo của Ban giám hiệu Trường Mầm non Họa Mi về 
đẩy mạnh nhiệm vụ  “Nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ” đối 
với toàn thể cán bộ giáo viên trong trường. Mục đích làm cho toàn thể cán bộ 
giáo viên trong trường nhận thức sâu sắc trong việc giúp trẻ  phát huy năng 
khiếu bẩm sinh vốn có trong con người trẻ góp phần thực hiện tốt chuyên đề 
mà ngành Giáo dục đã đề ra.
       Với trẻ  mầm non khi tham gia hoạt động tạo hình, là cách giúp trẻ  tái 
tạo lại hình tượng các đồ  vật, hiện tượng quen thuộc mà trước đó chúng đã 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Phượng

3


SKKN: Một số biện pháp kích thích trẻ 4 ­ 5 tuổi hoạt động tích cực trong giờ  
hoạt động tạo hình trường Mầm non Họa Mi
tri giác được. Chính yếu tố đó góp phần thúc đẩy tư duy trực quan hình tượng  
của trẻ phát triển. Nhưng làm thế nào để chúng ta có thể thúc đẩy tư duy trực  
quan hình tượng của trẻ phát triển? 
       Xuất phát từ đặc điểm trên, tôi thấy nhiệm vụ quan trọng mà giáo việc  
cần phải giải quyết khi hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ, đó là phải tạo  
cho trẻ hứng thú thật sự trong giờ học. Có như vậy, sản phẩm trẻ làm ra mới  
đạt kết quả cao. Vì vậy, tôi thấy việc tạo hứng thú cho trẻ trong giờ học tạo 
hình là cần thiết. 
      Nhận thức được tầm quan trọng đó, nhiều năm qua và đặc biệt là trong  
những năm đầu triển khai chuyên đề  tạo hình, tôi đã cố  gắng thực hiện tốt 
chuyên đề, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, nhiên cứu các biện pháp 
hữu hiệu nhất nhằm truyền thụ  đến trẻ  sao cho trẻ  tiếp thu một cách nhẹ 
nhàng, thoải mái. Từ nhận thức trên, tôi đã đưa vào “Một số biện pháp kích  

thích trẻ  4 ­ 5 tuổi hoạt  động tích cực trong giờ  hoạt động tạo hình” . 
Nhằm giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong mọi hoạt động tạo hình.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Mục tiêu của đề tài là áp dụng một số biện pháp sư pháp để kích thích, 
gây hứng thú cho trẻ tham gia tích cực vào môn tạo hình
Nhiệm vụ của đề tài nhằm tăng hứng thú cho trẻ, phát triển tính thẩm 
mỹ cho trẻ 
3. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp kích thích trẻ 4 – 5 tuổi hoạt động tích cực trong giờ 
hoạt động tạo hình trường Mầm non Họa Mi 
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
      Học sinh lớp chồi 1. Trường mầm non Họa Mi xã Quảng  Điền Krông 
Ana Đăk Lăk, trong năm học 2015­ 2016
* Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2015 đến tháng 3/2016
5. Phương pháp nghiên cứu
Quan sát mọi hoạt động của trẻ
   
Phương pháp dùng lời
    
Phương pháp thực hành 
   
Phương pháp dùng thủ thuật trò chơi
II. Nội dung
1. Cơ sở lý luận của vấn đề
      Nghệ  thuật tạo hình trong trường mầm non thật hấp dẫn đối với trẻ, 
trẻ  thích ngắm nhìn những đồ  vật, những bức tranh có màu sắc đẹp, những  
hình thù ngộ nghĩnh và đa dạng, trẻ luôn có những xúc cảm với những sự vật 
hiện tượng xung quanh, nó mang lại cảm xúc và ấn tượng mạnh mẽ đối với 
trẻ, thôi thúc trẻ muốn khám phá và sáng tạo ra cái đẹp.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Phượng


4


SKKN: Một số biện pháp kích thích trẻ 4 ­ 5 tuổi hoạt động tích cực trong giờ  
hoạt động tạo hình trường Mầm non Họa Mi
       Hoạt động tạo hình phát triển ở trẻ khả năng quan sát, trí tưởng tượng 
sáng tạo, khả  năng phối hợp giữa tay và mắt, hoàn thiện một số  kỹ năng cơ 
bản trong các hoạt động (vẽ, nặn, cắt, xé dán). Giờ học tạo hình mang lại cho  
trẻ  những cảm xúc thực sự, trẻ  thích thú và say mê thực hiện ý tưởng của 
mình, giờ hoạt động tạo hình còn hình thành ở trẻ những kỹ năng như: tư thế 
ngồi ngay ngắn, kỹ  năng cầm bút vẽ  và tô màu tranh, kỹ  năng nặn (lăn dọc,  
xoay tròn,  ấn bẹt) kỹ  năng vẽ, xé dán... những kỹ  năng đó rất cần thiết nó  
giúp trẻ hoàn thiện những sản phẩm nghệ thuật và phát triển các cơ ngón tay 
và bàn tay 
    
 Hoạt động tạo hình là hoạt động nghệ  thuật có tầm quan trọng trong  
việc giáo dục thẩm mỹ  cho trẻ, giáo dục trẻ  biết khai thác, khám phá thiên  
nhiên cuộc sống con người, cảnh vật...biết đánh giá, nhận xét cái đẹp, cái 
xấu...vì vậy trẻ cần được hướng dẫn tạo hình ngay từ nhỏ, giáo viên cần bồi 
dưỡng khả năng của trẻ, tạo môi trường, cơ hội cho trẻ được tri giác, tìm tòi, 
khám phá thế giới xung quanh, bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ, khả năng tư duy 
sáng tạo cho trẻ, để  tạo được thẩm mỹ  trong các hoạt động tạo hình, giáo 
viên cần tăng cường cho trẻ luyện tập các kỹ năng mang tính nghệ thuật, hình  
thành các kỹ  sảo tạo đường nét liên tục, uyển chuyển, tập cho trẻ  biết tự 
điều chỉnh hình dạng, cách tô màu, tạo vẻ  sinh động, đa dạng về  hình  ảnh, 
màu sắc của các hoạt động tạo hình.
        Như  chúng ta đã biết, con người sinh ra không phải ai cũng có sẵn 
trong mình những năng khiếu thẩm mỹ, cũng không ai có sẵn những tài năng 
bên mình, mà phải đòi hỏi thông qua giáo dục và hoạt động thực hành thì từ 

đó những tài năng và khả năng đó mới được bộc lộ và phát triển. Đối với trẻ 
nhỏ  việc học của trẻ  không phải đơn thuần là đưa trẻ  vào một khuôn phép 
chặt chẽ, mà học của trẻ ở đây thông qua "học mà chơi, chơi mà học".  Chính 
vì vậy để giờ học tạo hình được hấp dẫn lôi cuốn trẻ, giáo viên nên sử dụng  
thủ thuật vào bài một cách linh hoạt, tạo cảm xúc và hứng thú cho trẻ và cần 
được tiến hành đồng thời vào việc tích luỹ có hệ thống những biểu tượng tạo 
hình. Những biểu tượng tạo hình cần chính xác rõ ràng, màu sắc đẹp và 
phong phú phát huy được tính tích cực, chủ  động, sáng tạo của trẻ. cô giáo 
cần đưa các nội dung tích hợp lồng ghép sao cho phù hợp với từng bài một  
cách lôgic sinh động, có như  vậy giờ  học tạo hình mới có chất lượng và trẻ 
mới nắm được các kỹ  năng kiến thức của hoạt động tạo hình, trong khi trẻ 
thực hiện giáo viên cần phải luôn động viên, khuyến khích trẻ  Ngoài ra giáo  
viên nên tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên sống động xung quanh,  
đó là cách thức làm giầu cảm xúc cho trẻ nhanh chóng và hấp dẫn. Cô nên tạo 
cho trẻ có thói quen quan sát thiên nhiên xung quanh, con người và những hiện 
tượng gần gũi, thông qua môn làm quen với môi trường xung quanh trẻ được 
tri giác tranh  ảnh như: xem các tranh  ảnh về  phong cảnh đất nước, rừng và  
biển, cảnh sinh hoạt của con người..., các tác phẩm nghệ  thuật, quan sát 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Phượng

5


SKKN: Một số biện pháp kích thích trẻ 4 ­ 5 tuổi hoạt động tích cực trong giờ  
hoạt động tạo hình trường Mầm non Họa Mi
ngắm nhìn các loại cây, hoa, được sờ  nếm các loại quả, vuốt ve âu yếm các 
con vật, so sánh tìm tòi những đặc điểm chung của những con vật cùng nhóm, 
cùng loài, phân biệt được những đặc điểm giống và khác nhau của các loại 
cây, hoa, quả...
        Hoạt động tạo hình phải được tổ  chức bằng cách kết hợp linh hoạt  

nhuần nhuyễn giữa trực quan đàm thoại, trò chơi, giáo viên sử dụng lời nói ân 
cần, nhẹ nhàng tươi vui, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ hướng dẫn trẻ hoạt động tạo 
hình, tuyên truyền trao đổi nội dung hoạt động tạo hình cho các bậc phụ 
huynh để kết hợp giữa các gia đình và nhà trường để bồi dưỡng kỹ năng hoạt  
động tạo hình cho trẻ. Như vậy khi trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình giúp  
trẻ phát triển khả năng tri giác màu sắc, phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo, 
phát triển khả năng vận động, sự khéo léo, linh hoạt của các ngón tay, bàn tay, 
kỹ thuật tạo hình khiến cho trẻ thích thú. Khi hoàn thành những tác phẩm, sản 
phẩm tạo hình trẻ  tiếp thu được những tri thức mới khiến cho trẻ  có khả 
năng lĩnh hội tích cực hơn những tri thức về màu sắc, hình dạng, đường nét,  
bố  cục, tỷ  lệ, không gian...nhằm tạo cho trẻ  có nhiều biểu tượng đa dạng, 
phong phú về thế giới xung quanh..
2. Thực trạng của vấn đề
2.1. Thuận lợi, khó khăn
* Thuận lợi
      Được sự quan tâm của ban giám hiệu cũng như phòng GD&ĐT thường 
xuyên bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
      Trẻ  được học theo đúng độ  tuổi và thực hiện chương trình giáo dục 
mầm non mới của Bộ GD&ĐT
       Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp luôn quan tâm, chăm lo đến việc học 
tập của các cháu, tích cực tham gia vào các hoạt động của trường, lớp
       Bản thân luôn yêu nghề mến trẻ ham học hỏi nâng cao chuyên môn
       Trẻ ở gần nên rất chăm đi học
    
Lớp đã bố trí đủ 2 giáo viên
      Trường tổ chức bán trú cho trẻ ở lại cả ngày nên nề nếp ổn định
          Phòng học rộng rãi, thoáng mát
 * Khó khăn
       Vốn hiểu biết về môi trường xã hội còn hạn chế .
       Khả năng tiếp thu của một số cháu còn chậm.

      Một số phụ huynh phó mặt con mình cho giáo viên dẫn đến việc không  
tạo ra được sự thống nhất trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, hiệu quả phát 
triển tạo hình của trẻ không cao
        Một số cháu còn nhút nhát chưa chủ động tham gia các hoạt động
2.2. Thành công, hạn chế
* Thành công: 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Phượng

6


SKKN: Một số biện pháp kích thích trẻ 4 ­ 5 tuổi hoạt động tích cực trong giờ  
hoạt động tạo hình trường Mầm non Họa Mi
       Giúp trẻ hứng thú, học tốt môn tạo hình. Đồng thời, giúp trẻ rèn luyện 
một số kĩ năng cơ  bản, giúp phát triển cơ  tay, phát triển tư  duy và khả  năng 
thẩm mỹ của trẻ
      Giúp trẻ  nhận biết, phân biệt một số  mảng mầu, hứng thú, tập trung  
trong giờ học
      Trẻ biết quý trọng và gìn giữ những sản phẩm do chính bản thân mình 
tạo ra, phát huy tính sáng tạo và tư duy của trẻ
* Hạn chế:
      Các học liệu cho trẻ  sử  dụng trong hoạt động tạo hình còn ít, chưa 
được phong phú đa dạng 
2.3. Mặt mạnh, mặt yếu
* Mặt mạnh:
            Trẻ mầm non các cháu đã có đủ  sức khỏe để  tham gia vào các hoạt  
động học tập, vui chơi hàng ngày trong lớp cũng như ở nhà
 Đa số cháu đi học đều
* Mặt yếu:
Sáng tạo trong tạo hình và vốn sống của trẻ chưa thực sự phong phú.

Một số cháu còn rụt rè, không tự tin trong học tập
2.4. Nguyên nhân các yếu tố tác động
* Nguyên nhân thành công  
Cô luôn gần gũi hòa nhập với trẻ, tạo điều kiện cho trẻ  tiếp cận với 
những vẻ  đẹp của con người và thiên nhiên, có cơ  hội bọc lộ  cảm xúc cá 
nhân, mở rộng tâm hồn và phát triển mẫu mực nhân cách con người Việt Nam
        Luôn bám sát và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao một cách chủ động,  
sáng tạo dựa trên thực tế của trường, lớp, địa phương.
         Thường xuyên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp đặc biệt  
là những đồng nghiệp công tác lâu năm.
Nắm bắt được tâm sinh lý và thói quen của trẻ trong mọi hoạt động
 *  Nguyên nhân hạn chế yếu kém:
Một số  trẻ  sức khỏe còn kém, trẻ  còn nhút nhát, chưa tự  tin trong các  
hoạt động tạo hình
Một số  phụ  huynh chưa thực sự  quan tâm đến tình hình của con em  
mình.
2.5. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra
            Tâm lý hiện nay việc sáng tạo trong môn tạo hình của trẻ  của bản  
thân, các cháu rất ngại học tạo hình đúng hơn là sợ, nhút nhát do thói quen bố 
mẹ là nơi trú ẩn an toàn của trẻ trong mọi tình huống xã hội, vì vậy trẻ không  
phát triển được năng lực tư duy, tìm tòi, sáng tạo trong quá trình học tập của 
bản thân, từ  đó không hình thành được kỹ  năng tư  duy,khái quát hóa, trừu  
tượng hóa của trí lực các cháu.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Phượng

7


SKKN: Một số biện pháp kích thích trẻ 4 ­ 5 tuổi hoạt động tích cực trong giờ  
hoạt động tạo hình trường Mầm non Họa Mi

          Thông thường ở gia đình trẻ luôn được bảo vệ và chăm sóc theo nguyên 
tắc là phụ  thuộc và nuông chiều. Vì thế  đẫn đến trẻ  không diễn đạt được 
những nhu cầu của mình bằng sáng tạo của mình mà bằng những cử  chỉ  thì 
người lớn đã đáp  ứng ngay lập tức. Tất cả  những điều đó sẽ  tốt nếu nó  ở 
chừng mực nào đó, Nếu không cho trẻ bộc lộ những sở thích cá nhân, những 
hành vi tự  chủ  sẽ  dẫn đến những xung đột trong việc tự  suy nghĩ sáng tạo 
của trẻ trong học môn tạo hình, tạo cho trẻ hay ỷ lại không để ý khong gian 
xung quanh mình. 
Tôi áp dụng đề  tài này cho lớp mình, thấy có được kết quả  khả  quan  
nên đến năm học 2015­2016 tôi thực hiện đề tài này cho lớp tôi.
           Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát phân loại kha năng tao
̉
̣  
hinh c
̀ ủa trẻ để nắm tình hình chất lượng của lớp.
          * Kha năng tao hinh cua tre: 
̉
̣
̀
̉
̉
Nội dung khảo sát
Số lượng
Tỷ lệ
+ Số trẻ biết cách chọn màu tô 
24/42
57,1%
+ Số trẻ hứng thú học 
22/42
52,4%

+ Số  trẻ  không hứng thú học môn tạo 
8/42
19,04%
hình 
+ Số trẻ sắp xếp bố cục lộn xộn 
10/42
23,8%
+ Số  trẻ  biết sắp xếp bố  cục tranh tô 
20/42
47,6%
màu hài hòa hợp lý 
+ Số trẻ có sản phẩm đẹp sáng tạo 
12/42
28,6%
+ Số trẻ có sản phẩm rập khuôn 
18/42
42,9%
       Qua khảo sát kết quả hoạt động chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu 
của môn học, của chương trình đề ra.
       70% trẻ không biết cách nhận xét sản phẩm.
       40 % trẻ không tập trung chú ý trong giờ học.                                           
        Sau khi khảo sát đầu vào tôi thấy các kỹ  năng tạo hình của trẻ  : Kỹ 
năng vẽ, nặn, xé dán theo yêu cầu của lứa tuổi, kỹ  năng quan sát nhận xét 
đánh giá sản phẩm, kỹ năng sử dụng mầu sắc, bố cục tranh....chưa cao, chưa  
đồng đều... tôi đã kết hợp cùng đồng nghiệp trong lớp hình thành, cung cấp 
cho trẻ các kỹ năng thông qua nhiều hoạt động khác nhau:
         Để  hình thành kỹ  năng tao hinh cho tr
̣
̀
ẻ  yếu, tôi lên kế  hoạch rèn trẻ 

vào một buổi chiều, hoạt động đón trả  trẻ, hoạt động góc, hoạt động ngoài 
trời. Trong giờ học tao hinh, tôi x
̣
̀
ếp những trẻ khá ngồi cạnh những trẻ  yếu 
để trẻ yếu học tập trẻ khá.
    
 Đối với trẻ  khá, tôi gợi ý, khuyến khích để  phát huy trí tưởng tượng 
sáng tạo của trẻ để tạo ra nhiều bức tranh đẹp.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Phượng

8


SKKN: Một số biện pháp kích thích trẻ 4 ­ 5 tuổi hoạt động tích cực trong giờ  
hoạt động tạo hình trường Mầm non Họa Mi
3. Giải pháp, biện pháp
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
      Nhằm mục đích giúp trẻ  luôn có hứng thú khi tham gia các hoạt động 
tạo hình, có một số kỹ năng hoạt động tạo hình.
      Tạo cho trẻ luôn mong muốn được tham gia các hoạt động trang trí lớp 
học, tích cực tham gia tìm hiểu, xây dựng môi trường lớp học theo chủ đề.
       Giúp trẻ  yêu thích cái đẹp, luôn hướng tới cái đẹp, có một số  kỹ  năng  
tạo ra những sản phẩm đẹp và biết tôn trọng gìn giữ  những cái đẹp xung 
quanh mình, đồng thời giúp trẻ yêu thích bộ môn tạo hình.
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
* Biện pháp 1: Tự học tự bồi dưỡng
        Bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ  là việc mà bất kỳ  giáo 
viên nào cũng nên làm và phải làm thường xuyên.
       Tôi thường đọc sách báo, xem tin tức trên các phương tiện thông tin đại 

chúng, trao đổi đồng nghiệp tiếp cận những cái mới tìm ra những hình thức,  
phương pháp tổ chức các hoạt động sao cho trẻ không bị nhàm chán, phù hợp  
với khả năng của trẻ mình phụ trách.
       Trẻ  4­5 tuổi có những khả  năng nhận thức, trẻ  bắt đầu biết được ý 
thức của những việc mình làm hàng ngày, muốn tự thể hiện mình trước bạn  
bè và những người xung quanh...... để  nắm bắt được điều này tôi phải tranh  
thủ đọc các tài liệu về tâm lý lứa tuổi, gần gũi tìm hiểu cá tính, khả năng của  
từng trẻ để đưa ra những yêu cầu, hình thức phù hợp với nhận thức và tâm lý 
của trẻ.
       Tôi cũng tìm tòi, học hỏi thêm các hình thức tổ  chức giúp trẻ  có điều  
kiện sáng tạo trong các hoạt động, tạo cho trẻ biết tự thể hiện khả năng của 
bản thân dần dần trẻ thấy vui và yêu thích bộ môn tạo hình.Ngoài ra tôi cũng 
chú ý học hỏi, tự  mầy mò thêm cách tạo ra những sản phẩm tạo hình sáng  
tạo,   sưu   tầm   tạo   ra   một   số   sản   phẩm   phong   phú   làm   tài   liệu   mẫu,   tìm 
phương pháp hướng dẫn trẻ  sao cho trẻ  hứng thú và dễ  hiểu nhất, phù hợp 
với nhận thức, khả năng của trẻ.
        Theo quan điểm của tôi, khi người giáo viên có vốn kiến thức vững  
vàng, có kỹ  năng sư  phạm tốt, nhiệt tình tâm huyết với nghề, gần gũi yêu 
thương trẻ thì chắc chắn sẽ thành công khi tổ chức các hoạt động cho trẻ.
* Biện pháp 2: Xây dựng nề nếp, thói quen hoạt động cho trẻ
       Làm việc có nề nếp, có thói quen và có kỹ năng thực hiện hoạt động là  
điều rất cần thiết khi tham gia vào hoạt động.
      Vào đầu năm học, đa số  trẻ chưa có thói quen tập trung trong các hoạt  
động vì thời gian nghỉ  hè của trẻ  đã được tự  do rong chơi với gia đình, có  
những trẻ mới đến trường nên khi tham gia vào các hoạt động trẻ cũng chưa  
thật sự  chú ý, trẻ  còn nói chuyện, tự  do đi lại. Điều này  ảnh hưởng rất lớn  
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Phượng

9



SKKN: Một số biện pháp kích thích trẻ 4 ­ 5 tuổi hoạt động tích cực trong giờ  
hoạt động tạo hình trường Mầm non Họa Mi
đên khả năng tập trung tư duy, kỹ năng thực hiện hoạt động của trẻ. Do vậy  
nếu tôi không đưa trẻ  vào nề  nếp thì khi trẻ  tham gia vào các hoạt động sẽ 
không đạt hiệu quả cao. Khi trẻ có nề nếp tốt thì trẻ sẽ có sự tập trung chú ý 
cao, hứng thú, say mê, chú ý quan sát, lắng nghe, có trí tưởng tượng sáng tạo  
trong hoạt động. Trẻ cần có nề  nếp trong hoạt động, biết thực hiện nề  nếp 
giờ  nào việc nấy, có thói quen chú ý lắng nghe thì trẻ  mới có thể  hiểu được  
những hướng dẫn, yêu cầu của cô dần dà trẻ  mới có được các kỹ  năng cần  
thiết khi thực hiện các hoạt động. Thời gian đầu tôi phải đưa ra những nội  
quy của lớp, yêu cầu trẻ  phải cùng nhau nhớ  nội quy của cô, thực hiện và  
kiểm soát lẫn nhau. Tôi chia lớp ra thành tổ, ca, nhóm nhỏ để dễ kiểm soát và 
có điều kiện hướng dẫn các kỹ  năng tới từng trẻ. Tôi sắp xếp xen kẽ  lẫn  
những trẻ  nhanh nhẹn gần trẻ  nhút nhát, chậm chạp, giao nhiệm vụ  cho trẻ 
khá kèm trẻ  yếu, có nhận xét động viên kịp thời những trẻ  tích cực có tiến  
bộ.
      Hướng dẫn trẻ  cách chú ý lắng nghe, hiểu và thực hiện các yêu cầu  
của cô, khuyến khích trẻ  mạnh dạn trao đổi nhờ  cô hướng dẫn những chỗ 
chưa biết thực hiện với phương châm “Chưa biết mới phải đi học, chăm học  
thì sẽ giỏi”. Tôi cũng tập trung quan sát gần gũi, nhẹ nhàng, nghiêm khắc rèn 
trẻ tạo cho trẻ nề nếp, thói quen và kỹ năng thực hiện các hoạt động.
      Công việc này tôi đã phối hợp đều tay thường xuyên với 2 giáo viên  
cùng lớp, thời gian đầu ngoài những giờ hoạt động học chúng tôi tích cực tổ 
chức lôi cuốn trẻ  vào các hoạt động chiều thường xuyên nên chỉ  sau 1 tháng 
trẻ đã có những tiến bộ rõ nét khi tham gia các hoạt động: trẻ  có nề  nếp, có 
thói quen, bước đầu có một số kỹ năng thực hiện các yêu cầu của cô và điều 
này cũng khích lệ tôi tích cực tổ chức các hoạt động cho trẻ.
    
 Khi trẻ đã có những nề nếp thói quen kỹ năng thực hiện các hoạt động 

thì việc tổ  chức các hoạt động cho trẻ  không còn gặp nhiều khó khăn như 
trước, trẻ đã chú ý lắng nghe biết tập trung tư duy suy nghĩ và thực hiện các 
yêu cầu của hoạt động.
    
Khi tôi tổ chức cho trẻ hoạt động theo nhóm trẻ đã biết cách trò chuyện  
hỏi han thảo luận với nhau cùng nhau thực hiện các yêu cầu của cô.
* Biện pháp 3: Hình thành, cung cấp cho trẻ  các kỹ  năng tạo hình cơ 
bản:
    
  Để  trẻ  mạnh dạn, hứng thú tham gia vào các hoạt động tạo hình thì 
việc hình thành, cung cấp cho trẻ kỹ năng cơ bản để trẻ  có hành trang mạnh 
dạn tự tin tham gia vào các hoạt động tạo hình là cần thiết.
      Tận dụng ngay những giờ đón trả trẻ tôi cho trẻ làm quen các bức tranh 
mẫu của cô, các sản phẩm đẹp của các anh chị để cùng trò chuyện với trẻ về 
các đường nét, bố cục, mầu sắc, khuyến khích trẻ tập đánh giá sản phẩm và 
cùng trò chuyện với trẻ về cách vẽ, cách chọn mầu, cách sắp xếp bố cục với 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Phượng

10


SKKN: Một số biện pháp kích thích trẻ 4 ­ 5 tuổi hoạt động tích cực trong giờ  
hoạt động tạo hình trường Mầm non Họa Mi
những sản phẩm nặn, xé dán, đồ chơi.... thì tôi cùng trẻ trò chuyện các bước 
tiến hành để tạo thành sản phẩm.
       Những giờ  hoạt động góc, hoạt động chiều tôi thường cho trẻ  chia  
nhóm rèn các kỹ năng chuẩn bị cho hoạt động sau đạt kết quả. Để thực hiện 
được điều này tôi cũng phải thay đổi nhiều hình thức khác nhau để  cung cấp 
kiến thức, rèn kỹ năng cho trẻ .Với những loại tiết vẽ theo đề tài, ý thich tôi 
thường tận dụng những hoạt động ngoài giờ  học để  củng cố  kỹ  năng cho 

những trẻ  yếu, làm giầu vốn kiến thức cho trẻ  khá trước khi trẻ  thực hiện 
hoạt động học. Tôi cũng chia trẻ theo nhóm cho trẻ khá khướng dẫn trẻ yếu  
cùng nhau vẽ tranh, xé dán bức tranh theo nhóm. Tôi cũng cho trẻ quan sát tìm 
hiểu các loại sản phẩm khác nhau, cùng nhau khám phá cách thực hiện. Tôi 
cũng có thể cung cấp cho trẻ một số mẫu khác nhau để làm phong phú đề tài, 
ý thích của trẻ. Cho trẻ luyện tập kỹ năng cho trẻ để trong giờ hoạt động trẻ 
tự tin thể hiện ý tưởng của mình. 
* Biện pháp 4: Thay đổi các hình thức vào bài để gây hứng thú cho trẻ
       Thu hút được sự  chú ý của trẻ vừa dễ  lại vừa khó vì trẻ  rất hào hứng 
trước những điều mới lạ nhưng dễ chán với những gì quen thuộc. Vì vậy, tôi 
luôn suy nghĩ thay đổi cách hình thức vào bài sao cho sinh động, hấp dẫn bằng 
dùng những câu nói nhẹ nhàng, nét mặt vui tươi, sử dụng các trò chơi tạo tình 
huống bất ngờ, thay đôi không gian l
̉
ơp đ
́ ể  thu hút sự  chú ý của trẻ  vào giờ 
học. Qua đó, giờ học trở nên hào hứng, không  gò bó mà vẫn đạt kết quả cao.
       Gây hứng thú cho trẻ bằng các mô hình, sa bàn để trẻ quan sát sử dụng  
trí tưởng tượng hoàn thành bài vẽ của mình: 
      Ví dụ 1: Tôi cho trẻ  “Vẽ vườn cây ăn quả” Tôi lấy ra một mô hình sa  
bàn và rất nhiều những cây ăn quả đặt ở ngoài sa bàn, tôi cho trẻ lên đặt các  
cây vào trong sa bàn đó để  tạo thành một vườn cây. Rồi cho trẻ  quan sát để 
vẽ bức tranh về “vườn cây ăn quả”. Trẻ đã rất thích thú thực hiện đạt được 
kết quả cao.
    
 Ví dụ 2: Làm tranh về Tết Trung Thu (Một thể loại vẽ, in có sử dụng 
nguyên vật liệu tự nhiên như: rau, củ, quả).
       Tôi tạo không khí lớp học bằng các loại đèn lồng.
       Bảng treo tranh của trẻ là một tấm nhựa thể hiện bầu trời đêm có điểm 
nhấn là vầng trăng cổ tích và dải ánh sáng bạc có điểm xuyết bằng các bóng 

điện nhấp nháy. Với bảng treo sản phẩm này khi trẻ  dán các bức tranh của 
mình lên trông sẽ rất đẹp và lung linh, điều đó giúp trẻ thích thú và tự tin hơn.
      Ví dụ 3: Vẽ về biển
      Tôi cho trẻ gấp thuyền, ca nô, tàu thuỷ... từ chiều hôm trước, và chuẩn 
bị 3 bến cảng. Một bến vẽ thuyền, 1 bến vẽ ca nô, 1 bến vẽ tàu thuỷ.
      Vào giờ  học tôi cho trẻ  đi lấy đồ  dùng trẻ  gấp được và hỏi: “Hôm 
trước các con đã gấp được những cái gì? Thuyền buồm, tàu thuỷ... là những  
phương tiện gì? Nó hoạt động ở đâu? Vậy con thích chơi trò chơi với đồ chơi  
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Phượng

11


SKKN: Một số biện pháp kích thích trẻ 4 ­ 5 tuổi hoạt động tích cực trong giờ  
hoạt động tạo hình trường Mầm non Họa Mi
các con đã tạo được không? Cô đã thiết kế được các bến cảng cho tàu thuỷ, 
thuyền buồm, ca nô và chúng mình cùng chơi trò chơi cho các phương tiện đó  
về đúng bến của mình nhé. 
      Sau khi chơi xong tôi cho trẻ  ngồi xung quanh mình và hỏi: “Các con  
thường nhìn thấy thuyền, ca nô, tàu thuỷ  hoạt động ở  đâu? Vậy những ai đã 
được đi biển rồi? Các con thấy biển như thế nào? ” Trẻ kê theo hi
̉
ểu biết của  
trẻ. Và cho trẻ xem 3 bức tranh vẽ về biển được cô xắp xếp nội dung bố cục  
vào thời gian khác nhau. Để  trẻ tự  nhận xét các bức tranh vẽ về biển theo ý 
hiểu của mình. Bằng ngôn ngữ  miêu tả, tôi hướng trẻ  nhận xét về  vẻ  đẹp 
của các bức tranh qua nội dung, mầu sắc, bố cục xắp xếp: về cảnh biển lúc 
bình minh, buổi trưa và cảnh biển khi hoàng hôn buông xuống…
Có thể  nói hiệu quả  ngôn ngữ  miêu tả  rất cao giúp trẻ  tái tạo, hình 
dung một cách sinh động. Khi trẻ đã có kiến thức về biển, tôi sẽ hỏi trẻ thích 

vẽ biển vào thời điểm nào, có những gì ở biển, rồi gợi ý cho trẻ  cách vẽ bãi 
cát, sắc xanh của mây trời, của làn nước, hình dạng của thuyền buồm, dãy 
núi, cánh chim hải âu bay lượn. 
    
 Kết quả không những trẻ khá vẽ được mà những trẻ  yếu cũng tạo ra 
sản phẩm có nội dung và mầu sắc bức tranh thật sinh động.
      Ngoài ra tôi còn cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, xã hội, giúp trẻ có cảm  
xúc tốt. Trên cơ  sở  đó, bộc lộ  trí tưởng tượng sáng tạo bằng các đường nét 
đơn giản có tính khái quát cao, mầu sắc tươi sáng và quan trọng là trẻ sẽ gửi 
vào đó các ấn tượng của mình về thế giới xung quanh.
    
Ví dụ: Những giờ học cho trẻ học ngoài trời để tiếp xúc với thiên nhiên 
như: Vẽ hoa mùa xuân, vẽ trường mầm non, vẽ  vườn cây ăn quả, vẽ  theo ý 
thích, thổi hoa từ màu nước, làm cây quất, làm cây thông Noel...
      Với cách thay đổi các hình thức vào bài, các tiết học tôi thấy trẻ có cảm  
giác sảng khoái, hứng thú và bài có kết quả cao.
*  Tạo hứng thú cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi
      Ngoài việc tạo hứng thú cho trẻ ở tiết học, tôi còn tạo hứng thú cho trẻ 
ở  mọi lúc mọi nơi, trong giờ  đón trả  trẻ, hoạt động ngoài trời. Ngoài vẽ, tôi 
còn cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi ở hoạt động góc. Trẻ tự làm búp bê, sau đó, 
vẽ trang trí mặt nạ, làm váy áo để “trình diễn thời trang’’ ...
       Được hoạt động, được chơi với sản phẩm của mình làm ra, trẻ  rất 
thích thú tự  hào, kích thích trẻ  niềm say mê với môn học. Chính những giờ 
chơi này, tôi thấy trẻ  càng ngày càng thuần thục, đôi bàn tay khéo léo hơn.  
Bên cạnh đó, tôi còn tích hợp vẽ vẽ các môn học khác như: Lam quen v
̀
ơi văn
́
 
học, khám phá khoa học­ tìm hiểu môi trường xung quanh, hoạt động ngoài 

trời... 
 Khi trẻ  tham gia các hoạt động hằng ngày bất kể lúc nào có thể  khơi 
gợi ý tưởng để trẻ thực hiện không nhất thiết phải ngay lúc đó mà khi nào có  
điệu kiện cho trẻ thực hiện.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Phượng

12


SKKN: Một số biện pháp kích thích trẻ 4 ­ 5 tuổi hoạt động tích cực trong giờ  
hoạt động tạo hình trường Mầm non Họa Mi
           Ví dụ:  Trong tiết dạy làm quen với văn học, khi kết thúc tiết học, tôi  
cho trẻ  vẽ  hoặc tô màu các nhân vật trong truyện.  Khi trẻ  tô màu trẻ  được 
củng cố  kỹ  năng tô màu hơn nữa được quan sát kỹ  tranh giúp trẻ  có nhiều  
sang tạo hơn khi kể chuyện.
* Biện pháp 5: Tạo hứng thú cho trẻ thông qua các sự kiện
          Với tôi hoạt động tạo hình không chỉ là hoạt động học tập mà tôi còn  
muốn trẻ  thể hiện tình cảm, cảm súc của mình thông qua tác phẩm tạo hình 
đó. Một tác phẩm của trẻ khi hoàn thành ngoài việc làm theo yêu cầu của cô 
giáo hay ý thích của trẻ  mà tôi còn muốn trẻ  cảm nhận và thể  hiện được ý 
nghĩa của nó. Và không thể  bỏ  qua những sự  kiện ý nghĩa trong năm học,  
những ngày lễ ngày kỹ niệm như  ngày sinh nhật của các bé hay những ngày 
lễ lớn: trung thu, ngày nhà giáo Việt Nam, ngày phụ nữ Việt Nam 20­10, noel,  
tết, ngày phụ  nữ  thế  giới 8­3, đó là những động lực cho trẻ  làm những món 
quà để tặng cho người trẻ thương yêu,  những người mà trẻ quan tâm, hay để 
trang trí cho những ngày lễ trẻ sẽ hứng thú và làm một cách say mê.
Ví dụ: Vào ngày 8/3 ngày của bà của mẹ tôi gây hứng thú cho trẻ bằng  
những món quà ý nghĩa mà con có thể tặng mẹ, tặng bà những người mà trẻ 
yêu quý nhất.             
     * Biện pháp 6: Sử dụng nguyên vật liệu gần gũi, đẹp, phong phú

      Muốn trẻ vẽ được một bức tranh đẹp thì đồ dùng của cô như tranh mẫu,  
vật mẫu, tranh gợi ý phải đẹp, chuẩn mang tính thẩm mĩ. Vì tư duy của trẻ là  
tư duy trực quan hình tượng. Trẻ thu hút bởi các mầu sắc rực rỡ, những hình  
thù ngộ nghĩnh sinh động. Những chất liệu để làm nên những sản phẩm mẫu 
của cô có thể rất gần gủi với trẻ hoặc là những chất liệu mới mà cô sưu tầm 
được. Dưới mắt trẻ cái gì cũng mới mẻ, cũng gợi cho trẻ sự tò mò. Sự phong  
phú trong đồ  dùng còn giúp trẻ thả sức mà sáng tạo ra những sản phẩm của 
riêng mình, kích thích sự tìm tòi khám phát triển tư duy của trẻ.
       Vì lẽ  đó, muốn thu hút trẻ  vào giờ  học vẽ, ngoài các bức tranh bằng  
màu nước, màu sáp, tôi còn sưu tầm nhiều tranh nghệ  thuật, tranh dân gian,  
tranh Đông Hồ ... và làm thêm nhiều tranh bằng các chất liệu khác nhau như: 
tranh vườn cây ăn quả bằng đất nặn, tranh ngôi nhà của bé bằng nguyên liệu  
thiên nhiên (như lá cây, các loại hạt ...), những vật liệu nhân tạo như vải vụn, 
bằng hột hạt.... 
          Những bức tranh đó đều đảm bảo về nội dung, màu sắc để trẻ quan sát  
và nhận xét, giúp trẻ tích luỹ được nhiều cảm xúc, vốn hiểu biết của trẻ để 
thể hiện trong tranh vẽ của mình. Từ đó phát huy được trí tưởng tượng sáng 
tạo của trẻ.
         Sử dụng sản phẩm đẹp của trẻ làm đồ dùng trực quan
         Không phải với tất cả các hoạt động tạo hình của trẻ đều phải sử dụng  
đồ dùng trực quan như vậy nhưng cách sử dụng đồ dung trực quan do các anh  
chị lớn tuổi hơn làm ra sẽ gây được sự chú ý và tạo hứng thú đáng kể cho trẻ. 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Phượng

13


SKKN: Một số biện pháp kích thích trẻ 4 ­ 5 tuổi hoạt động tích cực trong giờ  
hoạt động tạo hình trường Mầm non Họa Mi


Trẻ rất hứng thú trong giờ tạo hình
* Sử dụng màu sắc
       Sử  dụng màu sắc của nền giá treo tranh: Thông thường sau các hoạt 
động tạo hình giáo viên thường treo tranh của trẻ lên giá có kẹp di động hoặc 
giá cố  định bắt vít lên tường hoặc trưng bày sản phẩm lên bàn tuy nhiên qua  
quá trình thực hiên tôi thấy rằng thay đổi cách trưng bày sản phẩm của trẻ 
một chút sẽ giúp ích rất nhiều cho nhận thức, hứng thú của trẻ cũng như tăng 
tính thẩm mỹ của sản phẩm.
      Vi du:
́ ̣   Dùng tấm nhựa dán lên đó màu xanh lam nhạt có trang trí một 
chút rong rêu, bong bong và một nàng tiên cá hoăc vai chu ca nho r
̣
̀
́ ́ ̉ ất thích hợp  
cho dan các s
́
ản phẩm tranh về đề tài biển. 
       Dùng tấm nhựa đó nhưng màu nền là màu tím, xanh lam đậm có trang  
trí thêm một dải ánh sáng bạc lệch sang một bên tấm nhựa sẽ  rất thích hợp  
cho các tranh về đề tài thiên nhiên đặc biệt là tranh về đề tài Trung Thu.
      Cũng tấm nhựa đó có dán màu sẫm như  tím đậm, xanh lam đậm, nâu 
thậm chí là đen không trang trí nhiều sẽ thích hợp với tất cả các bức tranh với  
tất cả các đề tài. 
      Một kiểu làm nền khác cũng rất thích hợp với các loại tranh đó là dán  
giấy theo các mảng màu cùng tông với nhau và cùng gam với nhau.
    
 Cách sử dụng các loại giấy gói quà có kẻ sọc màu đậm và trầm cũng 
mang lại một hiệu quả bất ngờ trong việc dán tranh cho trẻ. 
      Cách làm này không những hiệu quả  với các sản phẩm tranh tạo hình 
trong tiết học mà ta có thể sử dụng ở các góc trong lớp.

      Khi sử  dụng các mảng tường, tấm treo tranh dạng này nên dung tấm  
nhựa và hồ dán giấy để khi bóc ra thay nền khác không làm hỏng giấy.
      Đối với nền của sản phẩm là đồ  chơi thì ta tạo khung cảnh: Làm ngã 
tư  đường phố  với hoạt động “Làm ô tô từ  vỏ  hộp” để  trưng bày. Làm một 
ngôi nhà nhỏ với khoảng sân rộng có mấy bụi cỏ để trưng bày sản phẩm nặn 
về  đàn gà, về  chú thỏ, một cây quất  bỏ  đi sau Tết đã bỏ  hết quả  rất thích  
hợp để gắn quả của trẻ nặn trong hoạt động “ Nặn quả tròn”...
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Phượng

14


SKKN: Một số biện pháp kích thích trẻ 4 ­ 5 tuổi hoạt động tích cực trong giờ  
hoạt động tạo hình trường Mầm non Họa Mi
         Sử dụng nền bức tranh trẻ thể hiện: Đa số  nền của bức tranh trẻ thể 
hiện là màu trắng và trẻ có kỹ năng sẽ tô màu nền cho bức tranh nhưng đó là  
với tranh vẽ, đối với các tranh là xé dán, xếp dán, tranh từ nguyên vật liệu tự 
nhiên, tranh đất nặn thì chọn nền cho tranh cũng rất thú vị. Hiện nay có rất 
nhiều loại giấy màu đủ kích cỡ phục vụ cho hoạt động học tập, thay vì chọn 
giấy màu trắng các cô giáo thử  thay đổi với giấy màu thậm chí là mành, 
chiếu, mẹt, mika trong... hiệu quả sẽ rất bất ngờ.
          Sử dụng các kích thước bức tranh: Thông thường ta hay sử dụng khổ 
giấy A3, A4 cho trẻ thực hiện bài tập điều đấy sẽ  gây sự nhàm chán cho trẻ 
chính vì vậy tôi đã tạo hứng thú cho trẻ  bằng cách thi thoảng thay đổi kích  
thước, hình dáng của tranh sẽ  tạo nhiều hứng thú cho trẻ   Giấy hình vuông,  
hình lục giác, hình tròn. Chúng ta cũng có thể  cho trẻ  làm những hình bưu  
thiếp, khung tranh để … trẻ vẽ lên đấy tạo cảm giác mới lạ cho trẻ.
*Biện pháp 7: Tổ chức đa dạng các hình thức hoạt động tạo hình.
        Để luôn tạo cảm giác mới, gây hứng thú cho trẻ  tích cực tham gia vào 
các hoạt động tạo hình, tránh tình trạng nhàm chán do lặp đi lặp lại nhiều lần 

với cùng một hình thức hay cùng một đề tài tôi đã tạo điều kiện cho trẻ tiếp  
xúc với các loại sản phẩm tạo hình khác nhau với các hình thức hoạt động 
khác nhau.
       Ngay cả trong những hoạt động học tôi cũng tìm tòi mở rộng thêm nội  
dung, hình thức để  thu hút trẻ. Đầu năm học khi kỹ  năng của trẻ  chưa có 
nhiều tôi đã lựa chọn hoạt động vừa sức với trẻ: Tôi cho trẻ  lựa chọn vật 
liệu hình ảnh để trang trí đồ dùng: mũ, đồng hồ, bờm, ... vừa dạy trẻ kỹ năng  
lựa chọn hình ảnh hợp lý, cách phối mầu, rèn kỹ  năng bôi hồ  và dán sao cho 
khéo léo; và hơn cả  là tự  tay trẻ  có thể  tạo ra được những sản phẩm hoàn 
chỉnh để  làm đồ  dùng, đồ  chơi phục vụ  cho chính hoạt động hàng ngày của 
trẻ. 
         Khi trẻ đã có các kỹ năng hoạt động tạo hình thì tôi thường tổ chức cho  
trẻ các hoạt động học theo nhóm, trẻ có thể  cùng cô thảo luận về cách thực 
hiện các yêu cầu  ở tiết đề  tài, ý thích trước khi trẻ  về  nhóm tiến hành thực  
hiện bài tập của mình. Khi trẻ hoạt động theo nhóm, trẻ yếu thường hay học  
tập trẻ khá cách thực hiện yêu cầu của cô, trẻ đua nhau để có được sản phẩm  
đẹp. Hoạt động theo nhóm cũng khuyến khích trẻ  khá sáng tạo, thể hiện vai  
trò của mình, khi trẻ yếu kỹ năng còn lúng túng thì những trẻ khá dẫn hướng 
dẫn trẻ chậm hơn, trẻ gợi ý nhau cách làm. 
       Vào giữa các chủ đề tôi thường hướng dẫn gợi ý trẻ vẽ về chủ đề  để 
trang trí thêm vào mảng mở của chủ đề và cũng là để củng cố, mở rộng hiểu 
biết của trẻ  về  chủ đề. Thỉnh thoảng những hoạt động chiều tôi lại cho trẻ 
thi vẽ  tranh về  chủ  đề  và cho trẻ  mang tranh về  nhà khoe bố  mẹ  ­ thấy con 
mình ngày càng tiến bộ  phụ  huynh cũng phấn khởi quan tâm đến hoạt động 
của con nhiều hơn. 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Phượng

15



SKKN: Một số biện pháp kích thích trẻ 4 ­ 5 tuổi hoạt động tích cực trong giờ  
hoạt động tạo hình trường Mầm non Họa Mi
* Biện pháp 8: Xây dựng môi trường lớp học gần gũi, thân thiện khuyến 
khích trẻ làm phong phú vật liệu tạo hình để thể hiện cảm xúc và sáng  
tạo.
        Ngoài việc cung cấp cho trẻ  các kỹ  năng cần thiết thì việc tạo điều 
kiện cho trẻ thể hiện cảm xúc của mình cũng là rất quan trọng. Để trẻ hứng 
thú hơn trong hoạt động tạo hình tôi đã lôi cuốn trẻ vào việc tham gia chuẩn  
bị cho các hoạt động mới. Tôi cho trẻ quan sát một số sản phẩm tự tạo bằng  
các nguyên vật liệu khác nhau, trò chuyện với trẻ về các vật liệu cần thiết,  
cho trẻ  tư  duy tìm tòi, đóng góp những vật liệu để  chuẩn bị  cho các hoạt 
động mới. Hoạt động này cũng rất hiệu quả vì nó đã hình thành cho trẻ ý thức 
chuẩn bị  cho các hoạt động  ở  lớp. Ban đầu chỉ  có một vài trẻ  là nhớ  lời cô  
dặn, sau dần dà trẻ có ý thức hơn, tôi cũng thường xuyên khen ngợi tinh thần  
có ý thức của trẻ để khuyến khích động viên trẻ kịp thời. 
       Tôi cũng tạo cho trẻ một môi trường mở để trẻ tự lựa chọn hình thức  
hoạt động khi chơi, cho trẻ thấy được những giá trị của vật liệu mà trẻ đóng  
góp. Trong những giờ hoạt động vui chơi tôi cũng tạo điều kiện cho trẻ được 
tham gia thường xuyên, khích lệ trẻ chưa có kỹ năng vào chơi cùng những trẻ 
khá để  trẻ cùng quan tâm giúp đỡ  lẫn nhau. Cũng có những hoạt động tôi đã 
dùng hình thức giao nhiệm vụ để trẻ có ý thức với hoạt động của mình
      Mảng chủ  đề  mở  cũng được trẻ  thường xuyên quan tâm tìm hiểu và 
đóng góp công sức. Tôi cũng cho trẻ làm những bông hoa cùng cô để trang trí 
giàn hoa
* Biện pháp 9:  Tổ  chức cho trẻ  thi đua, biểu dương, khen thưởng kịp 
thời.
      Với trẻ mầm non thì việc biểu dương và khen thưởng kịp thời có hiệu  
quả rất cao trong việc khích lệ tinh thần của trẻ.
      Ngay từ đầu năm học góc tuyên truyền của lớp tôi đã có hình thức vừa 
tuyên truyền tới phụ huynh vừa khuyến khích trẻ. Hàng tuần tôi cho trẻ luyện  

tập thi đua nhận xét tìm ra những sản phẩm đẹp, việc sắp xếp sản phẩm tôi 
cũng có hình thức khuyến khích rõ ràng, những bài đẹp được các bạn lựa 
chọn sẽ được treo lên cao, cho vào khung tranh, còn lại những bài khác được  
treo giá phía dưới để trẻ có ý thức cố gắng.
  
 

Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Phượng

16


SKKN: Một số biện pháp kích thích trẻ 4 ­ 5 tuổi hoạt động tích cực trong giờ  
hoạt động tạo hình trường Mầm non Họa Mi

Một số bức tranh được trẻ lựa chọn để cô treo lên cao 
       Mỗi khi trẻ nhìn thấy bài của mình được treo trong khung tranh, được 
bố  mẹ  khen là trẻ  thấy rất tự  hào và có những cố  gắng cho lần hoạt động  
sau. Những trẻ  chưa được lựa chọn cũng có vẻ  hơi buồn hơn một chút, trẻ 
cũng hứa với mẹ lần sau con sẽ cố gắng hơn để bố mẹ thưởng. Bố mẹ thấy 
con mình chưa vẽ đẹp bằng bạn thì cũng có ý thức cho con luyện tập ở nhà.  
Mỗi tuần tôi thường cố  gắng tổ  chức cho trẻ  thi đua vẽ  tranh một lần để 
luyện kỹ năng cho trẻ và cũng là để phụ huynh biết được sự tiến bộ của con 
mình sau mỗi tuần học.
* Biện pháp 10:   Cải tạo lại không gian trong lớp và kết hợp với phụ 
huynh.
       Muốn thu hút được sự  chú ý của trẻ  trước hết trẻ  phải  được sống 
trong một không gian đẹp, thẩm mĩ. Vì vậy, tôi đã thống nhất cùng các cô sắp 
xếp,các cô trong lớp trang trí lớp học đẹp, thoáng, góc tạo hình luôn được 
thay đổi theo chủ điểm, cho trẻ làm tranh bằng nhiều nguyên liệu khác nhau  

như  : len, vải, nguyên liệu thiên nhiên, các loại hạt, tranh cát, vỏ  sò, vỏ  hến,  
ngao, cua biển... những sản phẩm tự  tạo. Trang trí góc tạo hình bằng chính 
sản phẩm của trẻ, tạo các mảng tường treo sản phẩm cho trẻ  bắt mắt, nổi  
bật tạo cho trẻ cảm giác mới lạ, thích thú.
         Việc tạo hứng thú cho trẻ trong giờ học, gia đình cũng đóng một vai trò 
rất lớn. Đầu năm học khi họp phụ huynh, tôi nêu rõ tầm quan trọng của môn  
tạo hình, đồng 
thời trao đổi, tuyên truyền để  họ  chọn thời điểm để  dạy trẻ  vẽ, và hướng  
dẫn trẻ  vẽ  từ  dễ  đến khó, từ  đơn giản đến phức tạp, khuyến khích phụ 
huynh cho trẻ  vẽ  thế  giới xung quanh, cha mẹ  cùng con sưu tầm và mang  
nguyên   vật   liệu   thiên   nhiên   như:   lá   cây,   hột   hạt,   sỏi,   các   loại   vỏ   sò,   vỏ 
hộp...đến lớp và trẻ trực tiếp sử dụng.
         Được thấy con mình tự  tin vui vẻ  mỗi khi đến trường là điều mà phụ 
huynh và giáo viên ai cũng mong muốn. Tuy nhiên để làm tốt được công việc 
này bao giờ  cũng cần có sự  phối hợp chặt chẽ  giữa gia đình và nhà trường.  
Ngay từ  buổi họp phụ  huynh đầu năm học tôi đã trao đổi với phụ  huynh về 
mong muốn của mình và những việc làm tưởng như  đơn giản nhưng không 
được xem nhẹ  vì nó có hiệu quả  rất lớn trong việc hình thành xây dựng ý 
thức ban đầu cho trẻ.
       Để  trẻ  yêu thích lớp học, thích đến trường lớp, có ý thức giữ  gìn lớp  
học của mình thì ngay cả   ở  nhà hay  ở  những nơi vui chơi trẻ  cũng phải có 
được ý thức đó. Trẻ biết yêu cái đẹp, có ý thức giữ gìn môi trường ở mọi lúc,  
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Phượng

17


SKKN: Một số biện pháp kích thích trẻ 4 ­ 5 tuổi hoạt động tích cực trong giờ  
hoạt động tạo hình trường Mầm non Họa Mi
mọi nơi.  Ở  nhà, trẻ  biết thu gọn đồ  chơi của mình sau khi chơi, không bầy  

bừa ra nhà. Trẻ biết cảm nhận những hình ảnh đẹp nơi công cộng, có ý thức 
giữ gìn đồ dùng, cảnh quan nơi công cộng không tự ý sử dụng. Ở lứa tuổi này 
ý thức tự  lập, tự  chủ  trong công việc của mình cũng cần được hình thành ở 
trẻ. Trẻ dễ nhớ, chóng quên, với những trẻ chưa biết tập trung chú ý
còn ngại tham gia hoạt động tôi cũng trao đổi với phụ huynh nhờ phụ huynh 
kết
hợp rèn thêm trẻ ở nhà. Một điều tuy nhỏ nhưng cũng là một vấn đề  lớn đối 
với việc hình thành ý thức con trẻ, đó là việc phụ huynh quan tâm giúp đỡ con  
trẻ  tìm kiếm vật liệu chuẩn bị  cho các hoạt động của lớp. Hoạt động này 
giúp cho con trẻ có ý thức quan tâm đến các hoạt động của mình ở lớp và tạo 
cho trẻ háo hức mỗi khi chuẩn bị cho hoạt động mới .
3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp
       Trẻ  em hôm nay là thế  giới ngày mai. Trẻ  em là niềm hạnh phúc của 
mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc. Việc bảo vệ  và chăm sóc, giáo  
dục trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội và của mỗi gia đình. Đối  
với việc giáo dục và phát triển nhân cách cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non,  
hoạt động tạo hình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển trẻ nhỏ 
về mọi mặt như: thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể lực và lao động. Hoạt động 
tạo hình là một hoạt động học tập mang tính nghệ  thuật, giúp trẻ nhận thức  
thế  giới xung quanh và phản ánh thế  giới thông qua các hình tượng nghệ 
thuật, trong các hình thức hoạt động mang tính nghệ thuật.
        Việc giúp trẻ  4 – 5 tuổi hoạt động tích cực trong giờ  học tạo hình là 
hết sức cần thiết, nó góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo 
dục nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. Chính vì vậy, theo tôi “Giúp trẻ 4 – 5  
tuổi hoạt động tích cực, hứng thú trong giờ  học tạo hình” cần được nhân 
rộng và có tính liên tục, có tính kế  thừa và phát huy một cách linh hoạt sáng 
tạo, sao cho phù hợp với đặc điểm riêng của mỗi trường, lớp. Điều đó không 
phải là việc làm của riêng ai mà là vấn đề cần được giáo viên Mầm non lưu  
tâm. Do đó, cần phải:
­  Nắm vững phương pháp dạy bộ  môn,  phải khảo sát chất lượng đầu năm  

để nắm được khả năng tạo hình của trẻ và có kế hoạch dạy trẻ
­  Luôn thay đổi hình thức, tạo tình huống bất ngờ để thu hút sự chú ý của trẻ
­ Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên 
­  Đồ dùng dạy học đa dạng, phong phú, tạo hứng thú cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
­ Sử dụng linh hoạt các dụng cụ trực quan, chú ý đến phối hợp màu sắc trong  
hoạt đông và nơi để sản phẩm của trẻ.
­  Thống nhất phương pháp dạy giữa 2 cô, kết hợp với phụ huynh 
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
       Các giải pháp, biện pháp được nêu trong đề  tài có mối quan hệ  chặt 
chẽ với nhau bởi để trẻ tích cực và hứng thú tham gia vào hoạt động tạo hình 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Phượng

18


SKKN: Một số biện pháp kích thích trẻ 4 ­ 5 tuổi hoạt động tích cực trong giờ  
hoạt động tạo hình trường Mầm non Họa Mi
thì cần phải có những giải pháp hợp lý để  giúp trẻ  phát huy tính sáng tạo và 
khả  năng thẫm mỹ  của bản thân, đồng thời rèn cho trẻ  có một tư  duy sáng 
tạo, một nề  nếp học tập tập trung. Muốn vậy, thì cũng cần phải có những 
biện pháp sử  dụng hợp lý, mang tính sư  phạm cao, không tạo sự  nhàm chán  
cho trẻ, làm tăng hứng thú cho trẻ, tạo cho trẻ một môi trường học tập lành 
mạnh, thoải mái, vui vẻ, nhưng lại mang tính thẩm mỹ và có chất lượng, đáp 
ứng cho nhu cầu dạy và học của  cô  và trẻ. Đồng thời, những biện pháp đó 
cũng   phải   nhận   được   những   phản   hồi   tích   cực   từ   Ban   giám   hiệu,   đồng 
nghiệp và phụ huynh, mang lại hiệu quả, và khả năng áp dụng rộng rãi và kết 
quả đạt được tốt.
4. Kết quả đạt được
       Sau khi kết hợp với đồng nghiệp tìm tòi suy nghĩ và thực hiện những biện 
pháp của mình tôi nhận thấy trẻ lớp tôi đã có những tiến bộ rõ ràng.

          Trẻ rất thích đi học, vui vẻ hồn nhiên khi tới lớp, yêu mến lớp học của  
mình, có ý thức giữ gìn môi trường lớp học.
      Trẻ luôn có hứng thú khi tham gia các hoạt động tạo hình, có một số kỹ 
năng hoạt động tạo hình.
           Trẻ luôn mong muốn được tham gia các hoạt động trang trí lớp học, tích 
cực tham gia tìm hiểu, xây dựng môi trường lớp học theo chủ đề.
      Trẻ có ý thức ghi nhớ lời cô dặn, luôn tự hào với bố mẹ để giới thiệu các  
sản phẩm của mình ở lớp. Phụ huynh cảm nhận được sự tiến bộ hàng ngày của  
con ở lớp. 
* Bảng kết quả:  Thể hiện Một số biện pháp kích thích trẻ  4 – 5 tuổi hoạt  
động tích cực trong giờ học tạo hình với cách dạy thông thường và cách dạy 
mới
Nội dung khảo sát

Số lượng

Tỷ lệ

+ Số trẻ biết cách chọn màu tô 

35/42

83,3 %

+ Số trẻ hứng thú học 

39/42

92,9 %


+ Số  trẻ  không hứng thú học môn tạo 
hình 
+ Số trẻ sắp xếp bố cục lộn xộn 

3/42

7,14 %

5/42

11,9 %

+ Số  trẻ  biết sắp xếp bố  cục tranh tô 
màu hài hòa hợp lý 

33/42

78,6 %

+ Số trẻ có sản phẩm đẹp sáng tạo 

34/42

80,9 %

+ Số trẻ có sản phẩm rập khuôn 

10/42

2,38 %


III. Phần kết luận, kiến nghị
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Phượng

19


SKKN: Một số biện pháp kích thích trẻ 4 ­ 5 tuổi hoạt động tích cực trong giờ  
hoạt động tạo hình trường Mầm non Họa Mi
1. Kết luận
        Qua các biện pháp nhằm kích thích trẻ sang tạo trong giờ học vẽ, trẻ tạo  
ra được nhiều bức tranh đẹp. Những sản phẩm của trẻ đã được dùng trang trí 
thay vào những bức tranh có sẵn. Không gian lớp đều được trang trí bằng sản  
phẩm của trẻ, mang dáng vẻ  ngộ  nghĩnh, hồn nhiên của trẻ. Không chỉ  vậy 
những sản phẩm tạo hình của trẻ còn được sử dụng để  phục vụ cho các hoạt  
động hằng ngày của trẻ như học hành, vui chơi và là những món quà ý nghĩa để 
trẻ dành tặng cho những người thân, người bạn của mình. Có thể  nói trẻ thực 
sự được sống trong thế giới riêng của mình.
        Với tâm huyết của một giáo viên mầm non, tôi vẫn mong muốn một 
điều là được phụ  huynh tin yêu, tin tưởng. Thấy được những gương mặt  
rạng rỡ  của phụ  huynh khi đón con được cảm nhận những sản phẩm, kết  
quả  học tập của con mình tại lớp tại lớp. Những lời bi bô của con trẻ  giới 
thiệu về  sản phẩm của mình với bố  mẹ  nó luôn động viên tôi, khích lệ  tinh 
thần làm việc của tôi, khiến tôi luôn suy nghĩ tìm tòi ra những biện pháp giúp 
trẻ yêu thích lĩnh vực nghệ thuật.
        Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự chia sẻ, động 
viên,  ủng hộ  của ban giám hiệu nhà trường, của chính những đồng nghiệp 
trong lớp và của nhiều phụ huynh học sinh. Đặc biệt động lực chính giúp tôi 
thêm phấn khởi thực hiện đề tài chính là sự  yêu thích của trẻ mỗi khi trẻ tới  
lớp và nhất là những khuôn mặt vui vẻ  hồn nhiên rất hứng thú khi say mê 

tham gia vào hoạt động tạo hình. Tôi cũng tự rút ra được một số bài học kinh 
nghiệm như sau:
­  Giáo viên cần có tình yêu nghề, mến trẻ, đem lại niềm vui và đam mê cho 
trẻ.
­ Tự học tự bồi dưỡng trau dồi chuyên môn nâng cao nghiệp vụ
­   Để  thực hiện tốt chương trình nuôi dạy trẻ  cần xây dựng nề  nếp, thói  
quen, kỹ năng thực hiện các hoạt động
­  Hình thành, cung cấp cho trẻ các kỹ năng tạo hình cơ bản.
­  Tạo cho trẻ yêu thích nghệ thuật (Cho trẻ tiếp xúc, cảm nhận vẻ đẹp môi 
trường xung quanh và những sản phẩm đẹp)
­ Đồ  dùng dạy học phải đa dạng, phong phú, tạo hứng thú cho trẻ ở mọi lúc  
mọi nơi.
­  Tổ chức đa dạng các hình thức hoạt động tạo hình.
­   Xây dựng môi trường lớp học gần gũi, thân thiện khuyến khích trẻ  làm 
phong phú vật liệu tạo hình để thể hiện cảm xúc và sáng tạo.
­  Thi đua, biểu dương, khen thưởng kịp thời.
­ Thống nhất phương pháp dạy giữa giáo viên trong lớp, kết hợp chặt chẽ với 
phụ huynh trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ.
2. Kiến nghị
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Phượng

20


SKKN: Một số biện pháp kích thích trẻ 4 ­ 5 tuổi hoạt động tích cực trong giờ  
hoạt động tạo hình trường Mầm non Họa Mi
       Ban giám hiệu tạo điều kiện cho giáo viên trong trường được đi tham 
quan, dự  các lớp tập huấn  ở  các cơ  sở  giáo dục mầm non khác để  giáo viên 
có cơ hội học hỏi  thêm nhiều kinh nghiệm và các hình thức tổ chức các hoạt 
động học tập và vui chơi cho trẻ

        Đầu tư  kinh phí, thời gian đồng thời hướng dẫn, khuyến khích giáo 
viên tích cực nghiên cứu, sáng tạo thêm nhiều học liệu mới, nhiều hoạt động  
mới, hấp dẫn trẻ và có hiệu quả để phục vụ cho công tác giáo dục trẻ.
           Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ tôi đã rút ra trong năm học vừa  
qua, nhằm kích thích trẻ  hoạt động tích cực trong hoạt động tạo hình. Tuy  
kinh nghiệm không nhiều nhưng được rút ra từ  thực tiễn giảng dạy và tôi 
cũng được mạnh dạn đề  ra để  cùng trao đổi với các bạn đồng nghiệp, ban 
lãnh đạo. Rất mong ban lãnh đạo cùng các bạn đồng nghiệp góp ý cho tôi để 
làm phong phú hơn những kinh nghiệm trong công tác giảng dạy bộ môn này.  
Xin chân thành cảm ơn
                                                            Quảng Điền, ngày 28 tháng 03 năm 2016
                                                                              Người viết
                                                                      
               
                                                                      Nguyễn Thị Kim Phượng

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN

Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Phượng

21


SKKN: Một số biện pháp kích thích trẻ 4 ­ 5 tuổi hoạt động tích cực trong giờ  
hoạt động tạo hình trường Mầm non Họa Mi
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

                                                CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG 
KIẾN

Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Phượng

22


SKKN: Một số biện pháp kích thích trẻ 4 ­ 5 tuổi hoạt động tích cực trong giờ  
hoạt động tạo hình trường Mầm non Họa Mi

TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT

Tên tài liệu

Tác giả

1

+ Sách “Hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ  Lê Đức Hiền 
mầm non” của Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội

2


Giáo trình tâm lý học trẻ  em lứa tuổi mầm non  Nguyễn Ánh Tuyết
–Nhà xuất bản Đại học sư phạm năm 2008
Hướng   dẫn   thực   hiện   đổi   mới   hình   thức   tổ  NXB   Giáo   dục   Việt 

3

chức hoạt động giáo dục trẻ 4­ 5 tuổi
4
5

6

Nam­ 2007

Phương  pháp  hướng  dẫn  hoạt   động  tạo  hình  Nhà xuất bản đại học 
Quốc gia Hà Nội
cho trẻ `mẫu giáo
Chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo và 
NXB Giáo dục Việt 
hướng dẫn thực hiện trẻ 4­ 5
Nam ­ 2009
tuổi
Nguồn tư liệu trên mạng internet

Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Phượng

23




×