Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢI QUYẾT THỦ tục HÀNH CHÍNH tại bảo HIỂM xã hội TỈNH QUẢNG TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

……/……

……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LÊ VĂN THUẬN

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH QUẢNG TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 8 34 04 03
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THANH TUẤN

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công đề
tài “Ứng dụng Công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính
tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Trị” là công trình nghiên cứu của riêng


bản thân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là
trung thực và chƣa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Lê Văn Thuận


ii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin dành bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới quý
Thầy, Cô giáo Học viện Hành chính Quốc gia đã trang bị cho tôi nhiều kiến
thức quý báu trong suốt thời gian học tập vừa qua.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Nguyễn Thanh Tuấn
là ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn khoa học, đã tận tình hƣớng dẫn cho tôi cả
chuyên môn và phƣơng pháp nghiên cứu và chỉ bảo cho tôi nhiều kinh
nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn quan tâm
giúp đỡ, cung cấp nhiều số liệu, chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế để tôi có
thể hoàn thành nghiên cứu này.
Mặc dù với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, luận văn không tránh khỏi
những thiếu sót. Tôi mong nhận đƣợc sự góp ý chân thành của quý Thầy, Cô
giáo, đồng nghiệp và bạn bè để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
Huế, tháng 6 năm 2019
Tác giả luận văn

Lê Văn Thuận


iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ...................................................................................viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG
CNTT TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NGÀNH BHXH 10
1.1. Thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính ......................................... 10

1.1.1. Thủ tục hành chính .......................................................................... 10
1.1.2. Cải cách thủ tục hành chính ........................................................... 10
1.1.3. Thủ tục hành chính và cải cách TTHC ngành BHXH .................... 10
1.2. Công nghệ thông tin và ứng dụng CNTT trong giải quyết TTHC .................. 11

1.2.1. Các khái niệm.................................................................................. 11
1.2.2. Nguyên tắc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC 14
1.2.3. Vai trò của ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan Nhà nước. . 14
1.2.4. Cơ sở pháp lý trong việc ứng dụng CNTT ...................................... 18
1.3. Các yếu tố chính ảnh hƣởng đến hiệu quả ứng dụng CNTT trong giải quyết
TTHC ...................................................................................................................... 23

1.3.1. Về cơ chế, chính sách ...................................................................... 23
1.3.2. Về bố trí kinh phí cho ứng dụng CNTT ........................................... 24
1.3.3. Về nguồn nhân lực cho hoạt động ứng dụng CNTT ....................... 24
1.3.4. Cơ sở hạ tầng CNTT ....................................................................... 25
1.3.5. Về sự đồng bộ trong việc triển khai các ứng dụng CNTT .............. 25

1.3.6. Các yếu tố ảnh hưởng khác............................................................. 25
1.4. Kinh nghiệm ứng dụng CNTT của BHXH một số Tỉnh, Thành phố. ............. 26


iv

1.4.1. Ứng dụng CNTT tại BHXH thành phố Hà Nội ............................... 26
1.4.2. Ứng dụng CNTT tại BHXH thành phố Hồ Chí Minh ..................... 29
1.4.3. Bài học kinh nghiệm từ việc triển khai ứng dụng CNTT vào giải
quyết TTHC tại BHXH Thành phố Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh .. 30
Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................... 33

Chƣơng 2 THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG GIẢI QUYẾT
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA NGÀNH BHXH TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ.. 34
2.1. Đặc điểm tỉnh Quảng Trị và Hệ thống cơ quan BHXH .................................. 34

2.1.1. Số đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ......................... 34
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị ....................................... 34
2.1.3. Hệ thống cơ quan BHXH các cấp ................................................... 35
2.2. Thực trạng triển khai ứng dụng CNTT của ngành BHXH .............................. 39

2.2.1. Về cơ chế, chính sách ...................................................................... 39
2.2.2. Về bố trí kinh phí cho ứng dụng CNTT ........................................... 40
2.2.3. Về nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động ứng dụng CNTT.......... 41
2.2.4. Về hạ tầng thiết bị CNTT ................................................................ 43
2.2.5. Hệ thống các phần phần mềm ứng dụng ........................................ 44
2.3. Quy trình tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả TTHC ............................ 48

2.3.1. Quy trình tiếp nhận TTHC trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ .. 48
2.3.2. Quy trình tiếp nhận TTHC qua dịch vụ Bưu chính ......................... 52

2.3.3. Quy trình tiếp nhận TTHC qua giao dịch điện tử ........................... 52
2.3.4. Dịch vụ công trực tuyến ngành BHXH ........................................... 56
2.3.5. Tình hình giải quyết TTHC và quản lý đối tượng tham gia BHXH,
BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ............................................... 59
2.4. Đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT trong giải quyết TTHC của ngành
BHXH và tại BHXH tỉnh Quảng Trị. ..................................................................... 62

2.4.1. Kết quả đạt được ............................................................................. 62


v

2.4.2. Tồn tại, hạn chế ............................................................................... 62
2.4.3. Nguyên nhân ................................................................................... 65
Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................... 69

Chƣơng 3 GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG
GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NGÀNH BHXH ............................... 70
3.1. Quan điểm, phƣơng hƣớng ứng dụng CNTT .................................................. 70

3.1.1. Quan điểm, phương hướng ứng dụng CNTT của Đảng và Nhà
nước ........................................................................................................... 70
3.1.2. Quan điểm, phương hướng ứng dụng CNTT của ngành BHXH..... 71
3.1.3. Quan điểm, phương hướng ứng dụng CNTT của BHXH tỉnh Quảng
Trị .............................................................................................................. 72
3.2. Cơ sở xây dựng giải pháp ứng dụng CNTT trong giải quyết TTHC ngành
BHXH. .................................................................................................................... 73

3.2.1. Căn cứ xây dựng, đề xuất giải pháp ............................................... 73
3.2.2. Nguyên tắc xây dựng giải pháp ...................................................... 73

3.2.3. Các mục tiêu để xây dựng giải pháp............................................... 74
3.3. Các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giải quyết TTHC ................. 75

3.3.1. Giải pháp về cơ chế chính sách ...................................................... 75
3.3.2. Giải pháp về tài chính ..................................................................... 76
3.3.3. Giải pháp áp dụng mô hình xã hội hóa và thuê dịch vụ CNTT ...... 77
3.3.4. Giải pháp về sự đồng bộ trong việc triển khai các ứng dụng CNTT78
3.3.5. Giải pháp chuẩn hóa quy trình, nghiệp vụ ..................................... 80
3.3.6. Giải pháp cấp Sổ BHXH, thẻ BHYT điện tử ................................... 85
3.3.7. Giải pháp phần cứng, hạ tầng CNTT ............................................. 88
3.3.8. Giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ............................... 90
3.3.9. Giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức và trình độ ứng dụng
CNTT ......................................................................................................... 90


vi
3.4. Đề xuất kiến nghị ............................................................................................. 91

3.4.1. Kiến nghị với Chính phủ ................................................................. 91
3.4.3. Kiến nghị với BHXH tỉnh Quảng Trị .............................................. 93
Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................... 95

KẾT LUẬN ................................................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

BHXH

Bảo hiểm xã hội

2

BHYT

Bảo hiểm y tế

3

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

4

CNTT

Công nghệ thông tin


5

CSDL

Cơ sở dữ liệu

6

IVAN

7

KCB

Khám chữa bệnh

8

LAN

(Local Area Network) Mạng nội bộ

9

TTHC

Thủ tục hành chính

10


WAN

(Wide area network) Mạng truyền dữ liệu diện rộng

(Insurance Value Added Network) dịch vụ giá trị
gia tăng về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1

2.2

2.3

Tổng số công chức, viên chức, lao động và trình độ
chuyên môn đào tạo của BHXH tỉnh Quảng Trị
Số cán bộ có trình độ CNTT từ trung cấp trở lên tại
BHXH tỉnh Quảng Trị
TTHC dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 của
cơ quan BHXH


Trang

38

42

56


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu

Tên hình vẽ

hình vẽ
2.1
2.2
2.3
2.4

Mô hình tổ chức của Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Trị
Quy trình cung cấp dịch vụ đăng ký tham gia BHXH,
BHYT, BHTN bằng hồ sơ giấy
Quy trình tiếp nhận TTHC qua giao dịch điện tử
Biểu đồ tiếp nhận hồ sơ TTHC qua các năm tại tỉnh
Quảng Trị

Trang

38
51
55
59

3.1

Mô hình kiến trúc tổng thể triển khai các ứng dụng CNTT

79

3.2

Mô hình tích hợp dữ liệu tập trung

80

3.3

Đề xuất mô hình tiếp nhận hồ sơ giao dịch điện tử

81

3.4

Mô hình tổ chức hệ thống thông tin giám định BHYT

84



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công nghệ thông tin đã và đang giữ vai trò rất to lớn trong phát triển
kinh tế - xã hội, không chỉ thúc đẩy nhanh quá trình tăng trƣởng kinh tế, mà
còn kéo theo sự biến đổi trong phƣơng thức sáng tạo của cải, trong lối sống và
tƣ duy của con ngƣời. Công nghệ thông tin là chiếc chìa khoá để mở cánh
cổng vào nền kinh tế tri thức. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm
thay đổi cơ bản cơ cấu kinh tế, phƣơng thức tổ chức và sản xuất, cách tiếp cận
của từng ngƣời tới tri thức, giải trí, phƣơng pháp tƣ duy, giải quyết công việc
và các mối quan hệ trong xã hội. Trong hoạt động của các cơ quan Nhà nƣớc,
việc ứng dụng công nghệ thông tin đã góp phần nâng cao năng lực quản lý
điều hành của các cơ quan Nhà nƣớc, phục vụ tốt hơn, có hiệu quả hơn cho
ngƣời dân và doanh nghiệp góp phần đẩy nhanh tiến trình cải cách hành
chính.
Đảng và Nhà nƣớc ta trong nhiều năm qua đã ban hành nhiều chủ
trƣơng, chính sách, văn bản chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt
động của các cơ quan Nhà nƣớc, thúc đẩy cải cách hành chính nói chung và
cải cách thủ tục hành chính nói riêng. Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày
14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử; Quyết định số 1819/QĐTTg của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành ngày 26/10/2015 về việc phê duyệt
Chƣơng trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của
cơ quan Nhà nƣớc giai đoạn 2016 - 2020. Nghị định Số 61/2018/NĐ-CP
ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên
thông trong giải quyết thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả
hoạt động của các cơ quan Nhà nƣớc, phục vụ ngƣời dân và doanh nghiệp


2


ngày càng tốt hơn. Công khai, minh bạch các hoạt động của các cơ quan Nhà
nƣớc trên môi trƣờng mạng.
Hệ thống pháp luật, chính sách về bảo hiểm xã hội bao gồm các chế độ:
hƣu trí, tử tuất, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo
hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp. Theo báo cáo năm 2018 của cơ quan Bảo
hiểm xã hội Việt Nam tổng số ngƣời tham gia BHXH bắt buộc là 14,72 triệu
ngƣời chiếm 30,4% lực lƣợng lao động trong độ tuổi; số ngƣời tham gia bảo
hiểm thất nghiệp là 12,68 triệu ngƣời; số ngƣời tham gia bảo hiểm y tế là 83,5
triệu ngƣời chiếm 88,5% dân số toàn quốc. Trong năm 2018 thanh toán chi
phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho 177,6 triệu lƣợt ngƣời; giải
quyết lƣơng hƣu, hƣởng BHXH hàng tháng 122.843 ngƣời, giải quyết hƣởng
trợ cấp một lần 810.003 ngƣời; giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, nghĩ
dƣỡng sức phục hồi sức khỏe 9,7 triệu lƣợt ngƣời. Những con số này cho thấy
ngành BHXH là ngành có số lƣợng đối tƣợng phục vụ rất lớn (toàn dân), thời
gian phục vụ lâu dài từ lúc sinh ra cho đến lúc chết, cơ sở dữ liệu (về thông
tin đối tƣợng, quá trình tham gia BHXH, BHYT,BHTN, hồ sơ giám định đề
nghị thanh toán chi phí KCB BHYT…) khổng lồ. Do vậy, đòi hỏi phải điều
hành, quản lý một cách khoa học.
Trong những năm qua việc ứng dụng công nghệ thông tin đƣợc Bảo
hiểm xã hội Việt Nam đặc biệt quan tâm, bằng việc đầu tƣ lớn cho cơ sở hạ
tầng công nghệ thông tin nhƣ xây dựng hệ thống mạng nội bộ, mạng truyền
dữ liệu diện rộng, trang cấp hệ thống máy chủ, hệ thống máy tính cá nhân cho
cán bộ công chức, viên chức trong toàn ngành. Xây dựng và hoàn thiện các
phần mềm nghiệp vụ. Triển khai và thu thập cơ sở dữ liệu thông tin hộ gia
đình tham gia BHXH, BHYT, cấp mã số định danh duy nhất cho ngƣời tham
gia, triển khai giao dịch điện tử, triển khai hệ thống thông tin giám định


3


BHYT kết nối liên thông dữ liệu với tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
trên toàn quốc.
Theo báo cáo đánh giá, xếp hạng mức độ sẵn sàng cho phát triển và
ứng dụng CNTT ở Việt Nam (Vietnam ICT Index) của Bộ Thông tin và
Truyền thông và Hội Tin học Việt Nam năm 2018. Cơ quan Bảo hiểm xã hội
Việt Nam đƣợc xếp đứng thứ 2 thuộc khối các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ có dịch vụ công. Với một số chỉ tiêu cụ thể nhƣ về hạ tầng
kỹ thuật: tỷ lệ các đơn vị trực thuộc kết nối mạng WAN đạt 100%, chỉ số hạ
tầng kỹ thuật, chỉ số an ninh, an toàn thông tin đứng thứ 1; về hạ tầng nhân
lực: tỷ lệ cán bộ chuyên trách CNTT, tỷ lệ công chức, viên chức đƣợc hƣớng
dẫn, tập huấn về phần mềm nghiệp vụ, an toàn thông tin đạt 100%, chỉ số hạ
tầng nhân lực CNTT xếp thứ 2.
Tuy nhiên hiện nay, trong toàn ngành BHXH nói chung và tại BHXH
tỉnh Quảng Trị nói riêng các quy trình, nghiệp vụ, thủ tục hành chính còn khá
nhiều tác nghiệp thủ công, ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch
vụ công trực tuyến mới chỉ triển khai thí điểm, cơ sở dữ liệu thông tin về
ngƣời tham gia BHXH, BHYT còn chƣa đầy đủ, chƣa có sự liên thông dữ liệu
giữa các bộ, ngành liên quan nhƣ ngành Thuế, Lao động, Y tế… Chƣa đa
dạng hóa các hình thức cung cấp dịch vụ. Cơ quan BHXH đã triển khai hệ
thống giao dịch điện tử với đơn vị sử dụng lao động và ngƣời dân. Tuy nhiên
các hoạt động trên vẫn mang tính chất đơn lẻ, mới triển khai thí điểm giao
dịch điện tử TTHC về thu, nộp BHXH, BHYT, giải quyết các chế độ BHXH
ngắn hạn mà chƣa triển khai trên tất cả các TTHC hiện có của ngành BHXH.
Với phân tích ở trên có thể thấy để thực hiện đúng theo chỉ đạo của
Chính phủ tại Thông báo số 288/TB-VPCP ngày 25/7/2014, Thủ tƣớng Chính
phủ yêu cầu Bảo hiểm xã hội Việt Nam cắt giảm 1/3 quy trình, thủ tục; giảm
50% số giờ thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực BHXH, BHYT,


4


BHTN. Phấn đấu chỉ số môi trƣờng kinh doanh của Việt Nam tối thiểu đạt
mức trung bình của nhóm nƣớc ASEAN-4 trên một số chỉ tiêu chủ yếu theo
thông lệ quốc tế đòi hỏi phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hơn
nữa trong cải cách thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công của ngành
BHXH.
Trƣớc những tồn tại, khó khăn và theo yêu cầu của Chính phủ đối với
ngành BHXH, tác giả lựa chọn đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong
giải quyết thủ tục hành chính tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Trị” làm
luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công - Học viện Hành chính Quốc gia.
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác ứng dụng công nghệ thông tin của ngành
BHXH nói chung và tại BHXH tỉnh Quảng Trị nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu
- Nguyễn Hoàng Phƣơng (2015), “Hoàn thiện mô hình cung cấp dịch
vụ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam”. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý
kinh tế - Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà nội . Luận văn đã khái quát
đƣợc lý luận chung về mô hình cung cấp dịch vụ của BHXH nhƣ: Dịch vụ
công; Dịch vụ BHXH gồm dịch vụ BHXH, BHYT, BHTN; Mô hình cung cấp
dịch vụ của BHXH; các yếu tố ảnh hƣởng đến mô hình cung cấp dịch và đã
đƣa ra các giải pháp để hoàn thiện mô hình cung cấp dịch vụ công của cơ
quan BHXH.
- Lê Châu Long (2015), “Ứng dụng CNTT trong cải cách thủ tục hành
chính ở tỉnh Quảng Trị”. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công. Luận
văn đã hệ thống hóa những các vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động ứng
dụng CNTT trong cải cách TTHC. Phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng
CNTT trong cải cách TTHC ở các cơ quan hành chính Nhà nƣớc tại tỉnh
Quảng Trị. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng ứng dụng
CNTT trong cải cách TTHC trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.



5

- Trần Ngọc Liên (2017), “Ứng dụng công nghệ thông tin tại các Sở
thuộc tỉnh Quảng Nam trong điều kiện hiện đại hóa hành chính”. Luận văn
thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công. Luận văn đã đƣa ra đƣợc các lý luận về
TTHC, cải cách TTHC, đã chỉ ra và làm rõ những hạn chế, tồn tại về ứng
dụng CNTT và đƣa ra các quan điểm, giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện ứng
dụng CNTT trong hoạt động quản lý Nhà nƣớc.
- Nguyễn Thị Phƣơng Mai (2014), “Nghiên cứu giải pháp đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp thông tin, dịch vụ phục vụ
người dân và đơn vị sử dụng lao động về BHXH, BHYT trên địa bàn thành
phố Hà Nội”. Đề tài khoa học cấp ngành BHXH. Đề tài đã xây dựng đƣợc mô
hình đồng bộ dữ liệu tập trung tại BHXH thành phố Hà Nội từ dữ liệu của
BHXH các quận, huyện. Xây dựng mô hình cung cấp thông tin đến ngƣời lao
động, đơn vị sử dụng lao động thông qua hệ thống tin nhắn SMS. Đề xuất các
giải pháp về quy trình, kinh phí thực hiện.
- Nguyễn Đặng Phƣơng Truyền (2015), “Nâng cao chất lượng cung
ứng dịch vụ hành chính công ở cấp huyện theo cơ chế một cửa liên thông”.
Bài nghiên cứu đăng trên Tạp chí tổ chức Nhà nƣớc. Bài viết đã nêu ra một số
vấn đề chính có liên quan tới dịch vụ hành chính và cơ chế một cửa liên thông
tại cấp huyện, đồng thời chỉ ra những hạn chế trong thực hiện cung ứng dịch
vụ hành chính công ở cấp huyện theo cơ chế một cửa liên thông, ngoài ra còn
đƣa ra một số khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc cung ứng
dịch vụ hành chính công theo cơ chế một cửa liên thông tại cấp huyện. Tuy
vậy, bài viết vẫn chƣa phân tích sâu các ứng dụng CNTT phục vụ cho việc
nâng cao chất lƣợng cung ứng dịch vụ công, cũng nhƣ chƣa đƣa ra đƣợc các
giải pháp về ứng dụng CNTT trong cung ứng dịch vụ công của các cơ quan
Nhà nƣớc để thực hiện cơ chế một cửa liên thông điện tử.



6

- Báo cáo “Hiện đại hóa bảo hiểm xã hội Việt Nam” (2017) thuộc
chƣơng trình hỗ trợ cải cách hành chính và hiện đại hóa của Bảo hiểm xã hội
Việt Nam. Nhóm nghiên cứu Ngân hàng thế giới (WB).
- Nguyễn Nguyệt Nga (Ngân hàng Thế giới) (2012). Báo cáo “Việt
Nam phát triển một hệ thống bảo hiểm xã hội hiện đại - Những thách thức
hiện tại và các phương án lựa chọn cho cải cách trong tương lai”. Tác giả đã
chỉ ra những vấn đề quan trọng cần phải đổi mới để phát triển một hệ thống
hƣu trí hiện đại cho Việt Nam nhƣ: Còn yếu về quy hoạch hệ thống công nghệ
thông tin và năng lực hỗ trợ. Cần phải có một kế hoạch về công nghệ thông
tin đồng bộ để phát triển môi trƣờng thông tin chung cho những nhiệm vụ
chuẩn nhƣ: thu phí bảo hiểm, tính toán trợ cấp hƣu trí, chi trả trợ cấp hƣu trí.
Cần nhiều cố gắng hơn nữa để mở rộng độ bao phủ của hệ thống bảo hiểm bắt
buộc và của khu vực tự kinh doanh phi chính thức, tăng cƣờng công bằng,
đảm bảo bền vững tài chính, cũng cố công tác thực thu, thực thi và quản lý.
Các đề tài trên đã hệ thống hóa đƣợc cơ sở lý luận về TTHC, cải cách
TTHC, dịch vụ công và thực trạng triển khai ứng dụng CNTT của các cơ
quan Nhà nƣớc. Hầu hết các đề tài đều đã đƣa ra các giải pháp về các nội
dung nhƣ là: về cơ chế chính sách, tài chính, nguồn nhân lực, hạ tầng CNTT,
sự quan tâm của lãnh đạo cơ quan và một số giải pháp khác. Tuy nhiên, các
giải pháp này mới chỉ mang tính định hƣớng mà chƣa có các giải pháp cụ thể
về yêu cầu kỹ thuật, tính đồng bộ trong việc triển khai các ứng dụng CNTT về
cả hệ thống phần cứng và phần mềm CNTT. Các đề tài cũng chƣa đề cập đến
việc xây dựng các ứng dụng phần mềm, dữ liệu, đầu tƣ cơ sở hạ tầng CNTT
phải tuân theo kiến trúc chung của Chính phủ điện tử, có sự chia sẻ, kết nối
dữ liệu giữa các bộ, ngành liên quan trong danh mục các cơ sở dữ liệu quốc
gia.



7

Mặc dù ứng dụng CNTT vào hoạt động của các cơ quan Nhà nƣớc nói
chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng đã có nhiều đề tài nghiên cứu.
Tuy nhiên, qua tìm hiểu cho thấy đến nay vẫn chƣa có một đề tài nào đặt vấn
đề nghiên cứu ứng dụng CNTT trong giải quyết TTHC của ngành Bảo hiểm
xã hội và tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Trị.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích:
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm đề xuất một số giải pháp
nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong giải quyết thủ tục hành chính cho
ngành BHXH và tại BHXH tỉnh Quảng Trị.
- Nhiệm vụ:
+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về ứng dụng
CNTT trong cải cách thủ tục hành chính của các cơ quan Nhà nƣớc và của
ngành BHXH.
+ Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT trong giải
quyết thủ tục hành chính tại BHXH tỉnh Quảng Trị.
+ Làm rõ các tồn tại, hạn chế, nguyên nhân từ đó đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong giải quyết thủ tục hành chính
cho ngành BHXH và tại BHXH tỉnh Quảng Trị.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu:
+ Hoạt động ứng dụng CNTT trong giải quyết thủ tục hành chính, các
quy trình, nghiệp vụ, các thủ tục hành chính đƣợc tin học hóa tại BHXH tỉnh
Quảng Trị. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc ứng dụng CNTT trong giải quyết
thủ tục hành chính.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Trị.



8

+ Về thời gian: Thu thập số liệu từ 2016-2018 và đề xuất giải pháp
chiến lƣợc phát triển ngành BHXH đến năm 2020 tầm nhìn 2030.
+ Về nội dung: Phân tích, đánh giá hiện trạng ứng dụng công nghệ
thông tin trong giải quyết TTHC của toàn ngành BHXH. Số liệu minh họa thu
thập từ cơ quan BHXH tỉnh Quảng Trị. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu
quả việc ứng dụng CNTT trong giải quyết thủ tục hành chính cho ngành
BHXH và tại BHXH tỉnh Quảng Trị.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
+ Phƣơng pháp thu thập thông tin:
Nghiên cứu tài liệu: Về hệ thống văn bản chỉ đạo, điều hành hoạt động
ứng dụng CNTT trong giải quyết thủ tục hành chính ngành BHXH; nghiên
cứu quy trình, nghiệp vụ, thủ tục hành chính đƣợc tin học hóa của ngành
BHXH; nghiên cứu báo cáo về tình hình ứng dụng CNTT của ngành BHXH.
Quan sát: Quan sát các quy trình, nghiệp vụ, thủ tục hành chính đƣợc
tin học hóa thực hiện tại BHXH tỉnh Quảng Trị.
+ Phƣơng pháp phân tích, xử lý số liệu: Dựa trên các số liệu thu thập
đƣợc từ cơ quan BHXH tỉnh Quảng Trị, tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp,
xử lý số liệu để có những đánh giá khách quan về ứng dụng CNTT trong giải
quyết thủ tục hành chính tại BHXH tỉnh Quảng Trị từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận: Luận văn góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận của việc
ứng dụng CNTT trong cải cách, giải quyết TTHC của các cơ quan Nhà nƣớc
và của ngành BHXH. Đi sâu làm rõ một số vấn đề về: TTHC, cải cách TTHC,
các chủ trƣơng của Đảng, các cơ sở pháp lý của Nhà nƣớc quy định về ứng
dụng CNTT, về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, một cửa điện
tử trong giải quyết TTHC.



9

Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn đã đề ra những giải
pháp trong giải quyết TTHC. Nhằm phục vụ tốt cho tổ chức, doanh nghiệp,
đơn vị sử dụng lao động và công dân theo hƣớng thuận tiện, đơn giản, nhanh
chóng khi giải quyết chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN; cải thiện môi
trƣờng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Những giải pháp
của luận văn góp phần đƣa ra các gợi ý để đƣa vào chiến lƣợc phát triển
ngành BHXH đến năm 2020 tầm nhìn 2030; Kế hoạch và khung kiến trúc
Chính phủ điện tử của ngành BHXH.
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, phục vụ cho việc sơ
kết, tổng kết, đánh giá hoạt động ứng dụng CNTT trong công tác cải cách
hành chính của ngành BHXH.
Luận văn cũng có thể sử dụng làm tƣ liệu tham khảo phục vụ cho việc
nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về BHXH trong tƣơng lai.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng.
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ứng dụng CNTT trong
giải quyết thủ tục hành chính ngành BHXH.
Chƣơng 2. Thực trạng ứng dụng CNTT trong giải quyết thủ tục hành
chính của ngành BHXH tỉnh Quảng Trị.
Chƣơng 3. Giải pháp ứng dụng CNTT trong giải quyết thủ tục hành
chính của ngành BHXH.


10


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CNTT
TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NGÀNH BHXH
1.1. Thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính
1.1.1. Thủ tục hành chính
Theo Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ban hành ngày 8/6/2010 của Chính
phủ thì TTHC là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do
cơ quan Nhà nƣớc, ngƣời có thẩm quyền quy định để giải quyết một công
việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.
1.1.2. Cải cách thủ tục hành chính
Cải cách thủ tục hành chính là cải cách các quy định pháp luật về trình
tự, thủ tục thực hiện thẩm quyền của các cơ quan hành chính Nhà nƣớc, ngƣời
có thẩm quyền; cải cách các quy định về các loại thủ tục hành chính; cải cách
việc thực hiện các thủ tục hành chính.
Ý nghĩa của cải cách thủ tục hành chính nhằm bảo đảm tính pháp lý,
hiệu quả, minh bạch, công bằng trong khi giải quyết công việc hành chính;
loại bỏ những rƣờm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó
khăn cho ngƣời dân và doanh nghiệp.
1.1.3. Thủ tục hành chính và cải cách TTHC ngành BHXH
1.1.3.1. Thủ tục hành chính ngành BHXH
Thủ tục hành chính ngành BHXH là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ
và yêu cầu, điều kiện để giải quyết một công việc cụ thể của cá nhân, tổ chức
theo quy định của pháp luật về BHXH.
Các TTHC đƣợc ban hành theo Quyết định số số 772/QĐ-BHXH ngày
16/6/2018 của BHXH Việt Nam về việc công bố kèm theo Quyết định này
các thủ tục hành chính thay thế trong lĩnh vực thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp;


11


quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế thuộc thẩm quyền giải quyết
của Bảo hiểm xã hội Việt Nam bao gồm các TTHC (phụ lục số 1).
1.1.3.2. Cải cách thủ tục hành chính ngành BHXH
Cải cách thủ tục hành chính ngành BHXH là rà soát, kiểm tra các
TTHC về BHXH, BHYT, BHTN để từ đó sửa đổi, bổ sung, thay thế những
thủ tục không còn phù hợp hoặc cần ban hành mới.
Cơ quan BHXH Việt Nam phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp
tục rà soát, cắt giảm, đơn giản hồ sơ, biểu mẫu, quy trình và thủ tục kê khai,
thu nộp, giải quyết và chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN; rút ngắn thời
gian hoàn thành thủ tục kê khai tham gia bảo hiểm bắt buộc đối với doanh
nghiệp xuống còn 45 giờ trong một năm với các nội dung cụ thể sau:
- Rà soát, đơn giản hồ sơ, quy trình, thực hiện trong tất cả các lĩnh vực
nghiệp vụ.
- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy trình, quy định, mẫu biểu, hồ sơ về
giao dịch điện tử trong việc thực hiện thủ tục tham gia BHXH, BHYT,
BHTN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT.
- Nghiên cứu sửa đổi quy trình quản lý chi trả, thanh quyết toán chi các
chế độ BHXH, BHYT, BHTN và quản lý ngƣời hƣởng.
1.2. Công nghệ thông tin và ứng dụng CNTT trong giải quyết TTHC
1.2.1. Các khái niệm
Công nghệ thông tin (tiếng anh là: Information Technology) là một
ngành ứng dụng CNTT vào quản lý xã hội, xử lý thông tin. Có thể hiểu CNTT
là ngành sử dụng máy tính và các phƣơng tiện truyền thông để thu thập,
truyền tải, lƣu trữ, bảo vệ và xử lý dữ liệu. Theo Điều 4 của Luật CNTT ban
hành năm 2006 của Quốc hội nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam định
nghĩa nhƣ sau “ CNTT là tập hợp các phƣơng pháp khoa học, công nghệ và


12


công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đƣa, thu thập, xử lý, lƣu trữ và
trao đổi thông tin số”.
Khái niệm dịch vụ công trực tuyến: Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ
hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan Nhà nƣớc đƣợc cung cấp
cho các tổ chức, cá nhân trên môi trƣờng mạng.
Theo Thông tƣ số 26/2009/TT-BTTTT ngày 31/07/2009 về việc cung
cấp thông tin và đảm bảo khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin
điện tử của cơ quan Nhà nƣớc, chƣơng trình dịch vụ công trực tuyến đƣợc
triển khai theo 4 mức độ:
- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1: là dịch vụ đảm bảo cung cấp đầy
đủ các thông tin về quy trình, thủ tục; hồ sơ; thời hạn; phí và lệ phí thực hiện
dịch vụ.
- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2: là dịch vụ công trực tuyến mức độ
1 và cho phép ngƣời sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn
thiện hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện đƣợc gửi trực tiếp hoặc
qua đƣờng bƣu điện đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.
- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: là dịch vụ công trực tuyến mức độ
2 và cho phép ngƣời sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ
quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và
cung cấp dịch vụ đƣợc thực hiện trên môi trƣờng mạng. Việc thanh toán lệ
phí (nếu có) và nhận kết quả đƣợc thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức
cung cấp dịch vụ.
- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: là dịch vụ công trực tuyến mức độ
3 và cho phép ngƣời sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) đƣợc thực hiện trực
tuyến. Việc trả kết quả có thể đƣợc thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc
qua đƣờng bƣu điện đến ngƣời sử dụng.


13


Theo Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 04 năm 2018 của
Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết
thủ tục hành chính, giải thích một số thuật ngữ sau:
- Bộ phận Một cửa là tên gọi chung của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết
quả giải quyết thủ tục hành chính hoặc Trung tâm Phục vụ hành chính công
cấp tỉnh, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn hƣớng dẫn, tiếp nhận, giải quyết
hoặc chuyển hồ sơ giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, theo
dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá
nhân.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia là cổng tích hợp thông tin về dịch vụ
công trực tuyến, tình hình giải quyết, kết quả giải quyết thủ tục hành chính
trên cơ sở kết nối, truy xuất dữ liệu từ các Hệ thống thông tin một cửa điện tử
cấp bộ, cấp tỉnh và các giải pháp hỗ trợ nghiệp vụ, kỹ thuật do Văn phòng
Chính phủ thống nhất xây dựng, quản lý.
- Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh là cổng tích hợp thông tin về
dịch vụ công trực tuyến, về tình hình giải quyết, kết quả giải quyết thủ tục
hành chính trên cơ sở tích hợp và chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin một
cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh.
- Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh là hệ thống
thông tin nội bộ có chức năng hỗ trợ việc tiếp nhận, giải quyết, theo dõi tình
hình tiếp nhận, giải quyết, kết quả giải quyết thủ tục hành chính của các cơ
quan, đơn vị trực thuộc; kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu với hệ thống quản
lý văn bản để xử lý hồ sơ trên môi trƣờng mạng; kết nối, tích hợp với Cổng
Dịch vụ công quốc gia và Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh để đăng tải
công khai kết quả giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp các dịch vụ công
trực tuyến.


14


- Cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính là
phƣơng thức phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong tiếp nhận hồ sơ,
giải quyết và trả kết quả giải quyết một thủ tục hành chính hoặc một nhóm
thủ tục hành chính có liên quan với nhau, theo dõi, giám sát, đánh giá việc
giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân thông qua Bộ phận Một.
1.2.2. Nguyên tắc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC
- Bảo đảm tính thống nhất, hiệu quả, đồng bộ, tránh chồng chéo, lãng
phí trong đầu tƣ xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin từ trung ƣơng đến cơ
sở.
- Bảo đảm tuân thủ Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên
bản 2.0 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành. Huớng dẫn các bộ, ngành
xây dựng, cập nhật kiến trúc Chính phủ điện tử cấp bộ, kiến trúc Chính quyền
điện tử cấp tỉnh đảm bảo triển khai Chính phủ điện tử có hiệu quả, tránh đầu
tƣ trùng lặp và nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành, nâng cao chất luợng
phục vụ nguời dân, doanh nghiệp; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc mã
định danh và định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối các hệ thống quản lý
văn bản; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc thông điệp dữ liệu công dân
trao đổi với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cƣ.
- Bảo đảm khả năng kết nối, chia sẻ thông tin giữa các hệ thống thông
tin của các cơ quan nhà nƣớc với nhau; khả năng tiếp nhận, kết nối, chia sẻ
thông tin giữa cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính với tổ
chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện thủ tục hành chính thông qua các phƣơng
tiện điện tử, truyền thông, mạng xã hội đƣợc cấp có thẩm quyền cho phép.
- Tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tƣ, xây dựng, công nghệ
thông tin, văn thƣ, lƣu trữ, an ninh, an toàn thông tin và các quy định khác
của pháp luật có liên quan.
1.2.3. Vai trò của ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan Nhà nước.



15

1.2.3.1. Vai trò của ứng dụng CNTT đối với phát triển xã hội nói chung
Ngày nay, CNTT đã ở một bƣớc phát triển cao và có tác động vô cùng
to lớn đối với xã hội loài ngƣời. CNTT không chỉ thúc đẩy nhanh quá trình
tăng trƣởng kinh tế, mà còn kéo theo sự biến đổi trong phƣơng thức sáng tạo
của cải, trong lối sống và tƣ duy của con ngƣời trong nền kinh tế tri thức.
Trong nền kinh tế toàn cầu hoá hiện nay, với sự phát triển của internet,
thƣơng mại điện tử đang trở thành một lĩnh vực phát triển rất mạnh mẽ, nó
thúc đẩy các ngành sản xuất dịch vụ trên phạm vi toàn thế giới và đặc biệt
quan trọng với các nƣớc đang phát triển, nhất là đối với những vùng xa xôi
hẻo lánh, các nƣớc và các vùng này có cơ hội tiếp cận thị trƣờng quốc tế.
CNTT là chiếc chìa khoá để mở cánh cổng vào nền kinh tế tri thức. CNTT sẽ
nhanh chóng thay đổi thế giới một cách mạnh mẽ, sự chuyển đổi này có vị thế
trong lịch sử nhƣ một cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật và có ảnh hƣởng to
lớn đến đời sống con ngƣời. Sự phát triển của CNTT đã làm thay đổi cơ bản
cơ cấu kinh tế, phƣơng thức tổ chức và sản xuất, cách tiếp cận của từng ngƣời
tới tri thức, giải trí, phƣơng pháp tƣ duy và giải quyết công việc và các mối
quan hệ trong xã hội. Sáng tạo ra những giá trị mới và các việc làm mới, cuộc
cách mạng này sẽ mang lại những thị trƣờng mới và những nghề nghiệp mới
với những đột phá công nghệ có tính thách thức đối với toàn thế giới. An
ninh, quốc phòng cũng có những thay đổi cơ bản, CNTT đã tạo ra những thế
hệ vũ khí, phƣơng tiện chiến tranh "thông minh", từ đó xuất hiện hình thái
chiến tranh, phƣơng thức tác chiến mới, làm thay đổi sâu sắc học thuyết quân
sự của nhiều quốc gia.
Vì vậy, với sự phát triển nhƣ vũ bão của CNTT hiện nay, quốc gia nào,
dân tộc nào nhanh chóng nắm bắt và làm chủ đƣợc CNTT thì sẽ khai thác đƣợc
nhiều hơn, nhanh hơn lợi thế của mình. Và cũng chính từ đây nảy sinh một



×