Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Giải pháp hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp tại Công ty kiểm toán AFC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.17 KB, 27 trang )

Luận văn tốt nghiệp - 1 - GVHD: PGS.TS.Đàm Văn Huệ
1 Giải pháp hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh
nghiệp tại Công ty kiểm toán AFC
1 Định hướng phát triển công ty và công tác định giá doanh
nghiệp
Trong năm nay, Công ty kiểm toán AFC sẽ tiếp tục thực hiện và hoàn
thành các hợp đồng xác định giá trị doanh nghiệp đã ký kết từ năm trước, bên
cạnh đó công ty cũng tiến hành triển khai, kết hợp giữa hoạt động xác định
giá trị doanh nghiệp với các hoạt động tư vấn tài chính bên cạnh hoạt động
kiểm toán là mảng nghiệp vụ chính của Công ty.
Công ty kiểm toán AFC tiếp tục củng cố và phát huy hoạt động tư vấn cổ
phần hoá, xác định giá trị doanh nghiệp, đồng thời xây dựng các sản phẩm tư
vấn tài chính doanh nghiệp thành quy trình có hệ thống, hướng tới việc cung
cấp tư vấn tài chính sát nhập, giải thể, mua bán doanh nghiệp.
Dự đoán được tình hình phát triển và diễn biến của nền kinh tế trong thời
gian tới, khi mà hoạt động cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà Nước về cơ bản
đã hoàn thành gần xong, Công ty kiểm toán AFC có kế hoạch sẽ giảm bớt số
lượng các doanh nghiệp tư vấn cổ phần hoá và xác định giá trị doanh nghiệp.
Dự kiến công ty chỉ còn tư vấn cổ phần hóa và xác định giá trị doanh nghiệp
cho một số các Tổng Công ty lớn của Nhà nước. Bên cạnh đó công ty cũng
chuẩn bị các kế hoạch cần thiết để phục vụ cho nhu cầu mua bán, sát nhập,
hợp nhất… doanh nghiệp trong thời gian tới.
Hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp trong thời gian qua của Công ty
kiểm toán AFC đã thành công tốt đẹp, đây là nhờ trình độ cũng như sự nỗ lực
không ngừng của toàn thể đội ngũ cán bộ nhân viên trong công ty. Chính điều
này đã nâng cao chất lượng và uy tín cho hoạt động định giá của Công ty trên
thị trường so với các đối thủ cạnh tranh khác.
_________________________________________________________________________
Ngô Thị Thuỳ Dương Lớp: Tài Chính 46A
Luận văn tốt nghiệp - 2 - GVHD: PGS.TS.Đàm Văn Huệ
2 Giải pháp


Trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp, Công ty kiểm toán AFC
cũng như các tổ chức định giá khác không thể tránh khỏi một số các hạn chế.
Các hạn chế này có thể xuất phát từ phía chủ quan của công ty định giá, hay
do yếu tố khách quan về phía doanh nghiệp và cơ quan quản lý. Do vậy để
giải quyết được các hạn chế tồn tại và tăng cường tính hoàn thiện của các
phương pháp, thì đó không chỉ là sự nỗ lực của chính bản thân công ty kiểm
toán AFC nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của mình mà còn là sự quan tâm
và trách nhiệm hoàn thiện của các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp được
định giá.
Để cung cấp dịch vụ tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp một cách tốt
nhất, các tổ chức định giá nói chung và Công ty kiểm toán AFC nói riêng phải
xác định doanh nghiệp một cách chính xác và hoàn chỉnh, thực hiện tốt nhất
trách nhiệm cơ bản của một tổ chức định giá: luôn đảm bảo giá trị doanh
nghiệp phải tương đối chính xác so với giá trị thực tế. Tuy nhiên trong quá
trình thực hiện, tổ chức định giá luôn phải biết kết hợp lợi ích của các bên
tham gia: chủ doanh nghiệp, người đầu tư và nhà nước. Để phát triển chất
lượng hoạt động định giá ngày một tốt hơn và đảm bảo lợi ích của các bên
liên quan thì công ty kiểm toán AFC có thể áp dụng một số giải pháp sau:
1.1.1 Hoàn thiện các phương pháp đã áp dụng
1.1.1.1 Đối với phương pháp tài sản
Tại Việt Nam phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên giá
trị tài sản ròng được xác định trên cơ sở kết quả kiểm kê phân loại và đánh giá
giá trị thực tế của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp theo giá trị thị trường tại
thời điểm định giá, tức là mới tập trung áp dụng Phương pháp 1 mà chưa sử
dụng Phương pháp 2 và 3 đã nêu ở phần lý thuyết tổng quan. Việc xác định
_________________________________________________________________________
Ngô Thị Thuỳ Dương Lớp: Tài Chính A _K46
Luận văn tốt nghiệp - 3 - GVHD: PGS.TS.Đàm Văn Huệ
giá trị doanh nghiệp theo phương pháp 1 mới chỉ dựa trên cơ sở xem xét giá
trị doanh nghiệp ở trạng thái tĩnh, chưa tính đến khả năng sinh lời trong tương

lai cũng như tiềm năng phát triển và mức độ rủi ro của công ty. Để việc đánh
giá được tiến hành một cách chính xác hơn thì phương pháp xác định giá trị
doanh nghiệp theo giá trị tài sản ròng cần được cải biến và kết hợp với nhiều
phương pháp khác để được kiểm chứng.
1.1.1.2 Đối với phương pháp chiết khấu dòng tiền
Xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chính là việc
tính toán giá trị tương lai của doanh nghiệp dựa trên việc phản ánh sự phát
triển trong quá khứ, vì vậy để đánh giá giá trị hoạt động của doanh nghiệp
trong tương lai thì công việc đầu tiên cần tiến hành là phân tích tình hình hoạt
động trong quá khứ của doanh nghiệp. Hoạt động trong quá khứ của doanh
nghiệp sẽ là tấm gương tốt nhất để có thể dự đoán khả năng sinh lời trong
tương lai, phân tích quá khứ để đánh giá tiềm năng phát triển, để đánh giá
nguồn lực về nhân lực và tài lực của doanh nghiệp. Do vậy việc phân tích đầy
đủ các hoạt động trong quá khứ và hiện tại của doanh nghiệp là rất quan
trọng, nó là sơ sở để xây dựng dữ liệu cho việc thiết lập mô hình dự đoán các
hoạt động trong tương lai để đánh giá lợi nhuận dự tính của doanh nghiệp và
tỷ lệ chiết khấu hợp lý.
Có thể thấy, giá trị của doanh nghiệp phụ thuộc vào hai biến đầu vào
quan trọng là tốc độ tăng trưởng của dòng tiền và lãi suất chiết khấu. Do đó
trong quá trình định giá ta phải xác định những yếu tố tác động trực tiếp đến
hai tham biến này.
Quy trình định giá có thể tuân theo sơ đồ chung sau:
Phân tích ngành
_________________________________________________________________________
Ngô Thị Thuỳ Dương Lớp: Tài Chính A _K46
Luận văn tốt nghiệp - 4 - GVHD: PGS.TS.Đàm Văn Huệ
Phân tích công ty
Dự báo tài chính
Xác định giá trị doanh nghiệp
Phân tích độ nhạy

Phân tích ngành:
Phân tích ngành nhằm mục đích đánh giá tổng thể toàn ngành để xác định
tiềm năng lợi nhuận của lĩnh vực mà doanh nghiệp cần định giá đang hoạt
động. Ở đây cần phân tích các yếu tố cơ bản là:
- Sản phẩm thay thế: yếu tố này đóng vai trò quan trọng đối với lợi
nhuận của công ty. Nếu có nhiều sản phẩm thay thế với mức giá rẻ,
hợp lý hơn sản phẩm của doanh nghiệp phân tích, thì đồng nghĩa với
việc nếu doanh nghiệp không thay đổi chất lượng mẫu mã, nâng cao
tính năng công dụng của sản phẩm dịch vụ và giảm giá thành tương
ứng thì chắc chắn doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm
do tính cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ giảm.
- Sức chiếm lĩnh thị trường: điều này quyết định tỷ trọng thu nhập mà
lĩnh vực này có thể đạt được so với tổng thu nhập trên thị trường của
loại sản phẩm nào dó. Nếu một doanh nghiệp có khả năng nâng cao
sức chiếm lĩnh thị trường thì nó có thể nâng cao mức thu nhập của
mình.
- Điều kiện tham gia hay rút khỏi thị trường: các điều kiện này sẽ quyết
định khả năng một công ty mới gia nhập vào thị trường của doanh
nghiệp cần định giá hoặc một công ty cũ rút khỏi thị trường này. Đối
với lĩnh vực đòi hỏi các yêu cầu cao về công nghệ, tài sản… thì việc
_________________________________________________________________________
Ngô Thị Thuỳ Dương Lớp: Tài Chính A _K46
Luận văn tốt nghiệp - 5 - GVHD: PGS.TS.Đàm Văn Huệ
một doanh nghiệp mới gia nhập ngành này sẽ rất khó khăn, do
vậytính cạnh tranh thị trường có thể không cao và tương đối ổn định.
Ngược lại nếu các điều kiện rút lui khỏi thị trường là khó khăn có thể
hy vọng sự cạnh tranh sẽ giảm sút trong tương lai vì trong trường hợp
này có thể một số doanh nghiệp làm ăn không có lời nhưng vì việc
giải thể là phức tạp khó khăn nên các doanh nghiệp vẫn tồn tại với hy
vọng sẽ cải thiện tính hình chờ các doanh nghiệp khác rút khỏi thị

trường.
Phân tích công ty:
a) Đánh giá môi trường nội bộ của doanh nghiệp
Các yếu tố được đánh giá bao gồm:
- Cơ sở hạ tầng: là các tài sản vật chất thuộc về doanh nghiệp, nó cho
biết hiện trạng tài sản, các điều kiện trực tiếp liên quan đến sản xuất kinh
doanh sản phẩm dịch vụ sẽ ảnh hưởng đến doanh thu và chi phí hoạt
động như: quy trình sản xuất, địa điểm sản xuất kinh doanh, môi trường
làm việc dành cho quản lý và người lao động…
- Cơ cấu quản lý: bao gồm hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban
giám đốc, chính sách kinh doanh, bộ máy tài chính kế toán, chuyên gia
kỹ thuật…Các yếu tố này ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả kinh
doanh hiện tại và dòng tiền trong tương lai của doanh nghiệp.
- Các nguồn lực nội bộ: bao gồm nhân sự và quan hệ với nhà cung cấp.
Nhân sự là một tài sản của doanh nghiệp, doanh nghiệp nào sở hữu một
đội ngũ nhân lực trình độ cao, lành nghề, đáp ứng được yêu cầu của công
việc hiện tại và những thay đổi trong tương lai sẽ đưa doanh nghiệp ngày
càng phát triển. Quan hệ với nhà cung cấp ảnh hưởng trực tiếp tới các
biến đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh.
_________________________________________________________________________
Ngô Thị Thuỳ Dương Lớp: Tài Chính A _K46
Luận văn tốt nghiệp - 6 - GVHD: PGS.TS.Đàm Văn Huệ
- Sản phẩm và dịch vụ: là yếu tố quan trọng để tạo nên giá trị của công
ty. Sản phẩm thoả mãn được yêu cầu khách hàng, thường xuyên cải tiến
thay đổi mãu mã, nâng cao chất lượng sẽ giữ chân được khách hàng cũ
và vươn đến những khách hàng tiềm năng.
- Người tiêu dùng/khách hàng: bao gồm đánh giá về thị trường tiêu thụ;
nhãn hiệu, hình ảnh của công ty; chiến lược thị trường và thị phần.
Tuỳ theo đặc thù của loại hình doanh nghiệp để xác định các yếu
tố thuộc về môi trường nội bộ có khả năng ảnh hưởng đến giá trị doanh

nghiệp và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó.
b) Phân tích tài chính:
Mục đích của phân tích tài chính là để xác định tình hình tài chính
của công ty, sức mạnh tài chính của công ty trong mối tương quan với
các công ty khác, từ đó làm cơ sở cho những dự báo tương lai.
Phân tích tài chính có thể sử dụng các tỷ số tài chính được thiết lập
dựa trên các dữ liệu trong bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính của
doanh nghiệp, đánh giá mức độ hoạt động hiện tại thông qua số liệu có
sẵn. Các tỷ số tài chính của doanh nghiệp định giá được so sánh với hệ
số tài chính của cả ngành hay các doanh nghiệp cạnh tranh khác trong
ngành.
Các tỷ số tài chính chủ yếu của doanh nghiệp bao gồm:
- Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán: bao gồm tỷ số thanh toán hiện
hành, tỷ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán bằng tiền. Các tỷ số này
cho biết khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
- Nhóm tỷ số về khả năng hoạt động: bao gồm vòng quay hàng tồn kho,
kỳ thu tiền bình quân, kỳ trả tiền bình quân, vòng quay tài sản cố định,
vòng quay tổng tài sản. Nhóm tỷ số này được sử dụng để đánh giá hiệu
quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp, chính sách quản lý tín dụng của
_________________________________________________________________________
Ngô Thị Thuỳ Dương Lớp: Tài Chính A _K46
Luận văn tốt nghiệp - 7 - GVHD: PGS.TS.Đàm Văn Huệ
doanh nghiệp đối với các đối tác kinh doanh bao gồm nhà cung cấp
nguyên vật liệu và khách hàng của doanh nghiệp.
- Nhóm tỷ số về khả năng cân đối vốn: bao gồm tỷ lệ nợ, tỷ số khả
năng thanh toán lãi vay…Nhóm tỷ số này cho biết mức độ sử dụng nợ và
trả nợ của doanh nghiệp, từ đó cho biết hiệu quả của đòn bẩy tài chính và
khả năng gặp rủi ro khi sử dụng nợ.
- Nhóm tỷ số về khả năng sinh lời: bao gồm tỷ số lợi nhuận thuần trên
doanh thu, tỷ số lợi nhuận thuần trên tổng tài sản (ROA), tỷ số lợi nhuận

trên vốn cổ phần thường (ROE)… Nhóm tỷ số này đánh giá khả năng
sinh lời của chủ sở hữu khi đầu tư vào doanh nghiệp.
Dự báo tình hình tài chính và tính dòng tiền:
Trong bước này phải xem xét các kế hoạch sản xuất kinh doanh, các dự
án đầu tư, đưa ra các giả thiết có thể về sự phát sinh các dòng tiền. Đồng thời,
kết hợp với phân tích môi trường vĩ mô, môi trường ngành, môi trường nội bộ
và phân tích tài chính từ trước để dự báo xu hướng phát triển của doanh
nghiệp, xây dựng dự báo Báo cáo kết quả kinh doanh và Bảng cân đối kế toán
trong một thời kỳ nhất định. Từ đó tính toán các dòng tiền của doanh nghiệp.
Tính toán giá trị doanh nghiệp và kết luận định giá:
Dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán được dự
báo trong một giai đoạn sau thời điểm định giá để tính toán dòng tiền thuần tự
do.
Các dòng tiền này chiết khấu về thời điểm xác định giá trị , cộng dồn cho
kết quả giá trị doanh nghiệp tại thời điểm đó.
Phân tích độ nhạy cảm của giá trị định giá với các thay đổi:
Phân tích về mặt lý thuyết cũng như thực tế cho thấy có rất nhiều
yếu tố ảnh hưởng và tác động đến dòng tiền của doanh nghiệp. Các yếu
tố tác động đến dòng tiền được thiết lập trên cơ sở của sự phân bố xác
_________________________________________________________________________
Ngô Thị Thuỳ Dương Lớp: Tài Chính A _K46
Luận văn tốt nghiệp - 8 - GVHD: PGS.TS.Đàm Văn Huệ
suất và tính kỳ vọng toán chứ không phải được biết chắc chắn. Vì vậy
khi một biến quan trọng thay đổi sẽ dẫn đến dòng tiền thay đổi rất lớn,
khi đó giá trị doanh nghiệp sẽ thay đổi theo.
Tóm lại, hoạt động trong quá khứ của doanh nghiệp sẽ là tấm gương
tốt nhất để có thể dự đoán khả năng sinh lời trong tương lai, phân tích
quá khứ để đánh giá tiềm năng phát triển , nguồn lực, nhân lực và tài lực
của doanh nghiệp. Việc phân tích chính xác và đầy đủ các hoạt động
trong quá khứ và hiện tại của doanh nghiệp là cơ sở để xây dựng các dữ

liệu cho việc thiết lập mô hình dự đoán các hoạt động trong tương lai như
dự tính doanh thu hoạt động, dự tính chi phí, khấu hao, thuế suất để đánh
giá lợi nhuận dự tính của doanh nghiệp và đánh giá tỷ lệ chiết khấu hợp
lý là cơ sở xây dựng mô hính DDM và DCF tại Việt Nam.
Dựa trên lý thuyết này ta có thể phân tích tình hình hoạt động trong
quá khứ của công ty tài chính X trong ví dụ ở trên như sau:
Phân tích ngành
 Phân tích môi trường vĩ mô:
 Tốc độ tăng trưởng kinh tế:
Nền kinh tế có mức tăng trưởng cao, ổn định (7.5%/năm); thị trường
tài chính tiền tệ có tốc độ phát triển nhanh là điều kiện thuận lợi cho Công
ty tài chính X tiếp cận thị trường và phát triển mạng lưới khách hàng.
 Đặc tính đường cầu:
Cầu tín dụng trên thị trường lớn nên công ty có cơ hội tiếp cận với
nhiều loại hình khách hàng, dự án, phương án kinh doanh, lựa chọn những
khách hàng với những dự án, phương án kinh doanh hiệu quả, khả thi.
 Khung pháp lý:
_________________________________________________________________________
Ngô Thị Thuỳ Dương Lớp: Tài Chính A _K46
Luận văn tốt nghiệp - 9 - GVHD: PGS.TS.Đàm Văn Huệ
Công ty tài chính X được thành lập trong điều kiện có nhiều sự thay
đổi tích cực về chính sách cũng như khung pháp lý liên quan tới hoạt động
của công ty tài chính và hệ thống tổ chức tín dụng:
- Các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của các tổ chức tín
dụng được luật hoá (Luật các tổ chức tín dụng, Luật doanh nghiệp, Bộ
luật dân sự…) tạo hành lang pháp lý giúp tổ chức tín dụng có được
định hướng phát triển trong thời gian dài.
- Ngân hàng Nhà nước theo dõi, giám sát chặt chẽ và đưa ra những
chính sách điều chỉnh hoạt động của tổ chức tín dụng phù hợp dần với
thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, mặt khó khăn là:
- Hệ thống pháp luật Nhà nước trong lĩnh vực tài chính ngân hàng chưa
hoàn chỉnh, đồng bộ đồng thời chậm đổi mới so với thông lệ quốc tế
và yêu cầu phát triển của ngành.
- Hoạt động của các công ty tài chính nói chung bị ràng buộc bởi nhiều
hạn chế do chính sách đem lại, mô hình công ty tài chính chưa thực
sự rõ nét về hình thức hoạt động và sản phẩm.
 Phân tích thị trường:
- Khả năng cạnh tranh về cung cấp tín dụng của công ty trên thị trường
bị hạn chế so với các ngân hàng thương mại có uy tín, tiềm lực mạnh
trên thị trường (chiếm 98 % thị phần tín dụng).
- Khả năng huy động vốn giá rẻ (nguồn gửi tiết kiệm từ dân cư) gặp
nhiều khó khăn do công ty mới thành lập uy tín chưa cao, bị hạn chế
trong nhiều dịch vụ ngân hàng như không được làm dịch vụ thanh
toán, không được nhận tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm… Đây là những
khó khăn cơ bản mà các công ty tài chính nói chung đều gặp phải
trong đó có công ty tài chính X.
_________________________________________________________________________
Ngô Thị Thuỳ Dương Lớp: Tài Chính A _K46
Luận văn tốt nghiệp - 10 - GVHD: PGS.TS.Đàm Văn Huệ
Phân tích công ty :
 Phân tích môi trường nội bộ:
 Tình hình đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
Bên cạnh việc ổn định bộ máy tổ chức, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh,
công ty cũng không ngừng đầu tư các nguồn lực, cả về con người lẫn cơ sở
vật chất trang thiết bị, phần mềm quản lý hiện đại nhằm hướng tới sự phát
triển toàn diện bền vững. Công ty đã hoàn thành việc đầu tư trang thiết bị máy
tính, phần mềm quản lý nghiệp vụ ngân hàng hiện đại đồng thời mời các
chuyên gia giáo viên từ Ngân hàng nhà nước, học viện ngân hàng và các tổ
chức tín dụng đầu ngành để đào tạo chuyên sâu cho cán bộ nhân viên trong

Công ty.
Hiện nay Công ty đã được Tổng công ty tạo điều kiện để làm việc với các
Sở, Ngành liên quan của UBND thành phố Hà Nội để tìm và thuê địa điểm
làm trụ sở lâu dài của Công ty.
 Bộ máy tổ chức và tình hình lao động:
- Tình hình lao động:
Tổng số lao động tại thời điểm cổ phần hoá (tháng 10/2007) là 56
người. Trong đó trình độ trên đại học và đại học chiến 84% tổng số lao động.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty đều còn trẻ, đều đã qua đào tạo
chính quy và các khoá đào tạo nâng cao, có trình độ chuyên môn tốt. Bên
cạch đó, công ty cũng tổ chức các khoá trao đổi nghiệp vụ với các đối tác, vì
thế nhân viên công ty có điều kiện nâng cao năng lực áp dụng công nghệ ngân
hàng tiên tiến, đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao trong việc cung cấp dịch
vụ phục vụ khách hàng tốt nhất.
- Sơ đồ tổ chức
_________________________________________________________________________
Ngô Thị Thuỳ Dương Lớp: Tài Chính A _K46
Héi ®ång qu¶n trÞ

×