Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Khảo sát tình trạng hạ huyết áp tư thế ở người cao tuổi có tăng huyết áp tại phòng khám khoa cán bộ cao cấp Bệnh viện Quân y 175

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.41 KB, 7 trang )

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG HẠ HUYẾT ÁP TƯ THẾ Ở NGƯỜI
CAO TUỔI CÓ TĂNG HUYẾT ÁP TẠI PHÒNG KHÁM KHOA
CÁN BỘ CAO CẤP BỆNH VIỆN QUÂN Y 175
Thân Hồng Anh1, Lâm Mỹ Hằng1, Nguyễn Hồng Vũ1, Nguyễn Đình Tuấn1
Nguyễn Mạnh Hùng1, Trần Thị Phương Lan1, Đoàn Thanh Hải1
Đặng Văn Thanh1, Nguyễn Đặng Phương Kiều1, Nguyễn Thị Thu Ngân1
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát tình trạng hạ huyết áp tư thế ở người cao tuổi ( NCT) có tăng
huyết áp (THA) đang điều trị Phòng khám - Bệnh viện Quân Y 175 và khảo sát liên quan
giữa kiểm soát huyết áp đạt mục tiêu và hạ huyết áp tư thế.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 390 bệnh nhân
cao tuổi THA đang điều trị ngoại trú tại Khoa Điều trị cán bộ cao cấp Quân đội- Bệnh
viện Quân y 175 từ tháng 10/2015 đến tháng 3/2016.
Kết quả: Tỷ lệ hạ huyết áp tư thế là 14,4%; tỷ lệ này tăng cao có ý nghĩa ở nhóm từ
80 tuổi trở lên là 22,2% và chỉ có 51,8% những bệnh nhân hạ huyết áp tư thế có triệu
chứng đi kèm. Bệnh nhân bị hạ huyết áp tư thế khó có khả năng kiểm soát huyết áp đạt
mục tiêu hơn những bệnh nhân không hạ huyết áp tư thế (OR=0,456; 95% CI= 0,26 –
0,81; p=0,007).
EXAMINATION OF POSTURAL HYPERTENSION IN HYPERTENSIVE
ELDERLY (THT) PATIENTS WHO ARE RECEIVING TREATMENT AT THE
CLINIC, MILITARY HOSPITAL 175
SUMMARY
Objectives: Examination of postural hypertension in hypertensive elderly (THT)
patients who are receiving treatment at the clinic, Military Hospital 175 and related
studies between control of target blood pressure and postural hypotension.
Subjects and methods of research: Study method is cross sectional description with
(1)

Bệnh viện Quân 175



Người phản hồi (Corresponding): Thân Hồng Anh ()
Ngày nhận bài: 11/8/2017. Ngày phản biện đánh giá bài báo: 28/8/2017.
Ngày bài báo được đăng: 25/12/2017

11


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 12 - 12/2017

390 hypertensive elderly patients treated for hypertension in the department of treating
senior- Military Medical Hospital 175 from 10/2015 to 3/2016.
Result: The prevalence of orthostatic hypotension is 14,4%; this rate in the 80-yearold group was 22.2% significantly higher than that of the younger; 51,8 % of postural
hypotensive pateints with symptoms. Patients with postural hypotension are less likely
to achieve target blood pressure control than those without postural hypotension (OR =
0.456; 95% CI = 0.26 - 0.81; p = 0.007).

ĐẶT VẤN ĐỀ:
Hạ huyết áp tư thế theo Hội Thần
Kinh và tự chủ Hoa Kỳ và Viện Thần
Kinh Hoa Kỳ là tình trạng lâm sàng với
huyết áp tâm thu giảm ít nhất 20 mmHg
và/hoặc huyết áp tâm trương giảm ít nhất
10 mmHg khi đứng trong vòng 3 phút. Hạ
huyết áp tư thế chiếm một tỷ lệ đáng kể ở
NCT có THA khoảng từ 5 - 30% [6]. Đây
là một trong những rào cản trong kiểm
soát huyết áp ở NCT và được cho là yếu
tố nguy cơ độc lập cho té ngã, suy yếu và
tử vong.

Các công trình nghiên cứu về hạ
huyết áp tư thế ở người cao tuổi ở Việt
nam còn hạn chế: nghiên cứu của Nguyễn
Văn Trí tại cộng đồng phía Nam và nghiên cứu của Vũ Mai Hương tại Bệnh viện
Lão khoa Trung Ương [3],[2]. Việc điều
trị THA từ trước tới nay thường chỉ chú
ý đạt huyết áp mục tiêu theo các khuyến
cáo mà ít để ý đến tình trạng hạ huyết áp
tư thế đi kèm, vì vậy chúng tôi tiến hành
đề tài này nhằm:
Xác định tình trạng hạ huyết áp tư
thế ở NCT có THA đang điều trị tại phòng
khám bệnh - Bệnh viện Quân y 175 và
khảo sát mối liên quan giữa kiểm soát
huyết áp đạt mục tiêu và hạ huyết áp tư
thế.

12

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu:
Những bệnh nhân THA ≥ 60 tuổi đang
điều trị THA ngoại trú THA từ 1 tháng trở
lên tại phòng khám Khoa Điều trị cán bộ
cao cấp Quân đội bệnh viện quân y 175 từ
tháng 10/2015 đến tháng 3/2016.
Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nhân đang
mắc các bệnh cấp tính (nhiễm trùng, đột
quỵ cấp, nhồi náu cơ tim cấp,..); bệnh nhân

không hợp tác (giảm thính lực, không hợp
tác,..) và không đồng ý tham gia nghiên
cứu.
Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu cắt ngang mô tả, có phân
tích.
Cỡ mẫu được tính theo công thức:

tương ứng với độ tin cậy 95%;
p = 16,4%: tỉ lệ người cao tuổi bị
THA có hạ huyết áp tư thế theo nghiên
cứu của Nguyễn Văn Trí năm 2016[3].
d: sai số 5% ta được n = 211 người
Các tiêu chuẩn chẩn đoán:
Hạ huyết áp tư thế: Theo tiêu chuẩn
của Hội Thần Kinh Hoa Kỳ.
Kiểm soát huyết áp đạt mục tiêu:


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Theo tiêu chuẩn của JNC 8.
+ Bệnh nhân ≥ 60 tuổi huyết áp đạt
dưới 150/90 mmHg.
+ Bệnh nhân đái tháo đường và/hoặc
bệnh thận mạn huyết áp đạt dưới 140/90
mmHg với bất kỳ lứa tuổi.
Đái tháo đường: Bệnh nhân mới được
chẩn đoán theo tiêu chuẩn của hiệp hội đái
tháo đường Hoa Kỳ năm 2009; bệnh nhân

đã được chẩn đoán và đang điều trị đái
tháo đường.
Bệnh thận mạn: Bệnh nhân mới được
chẩn đoán theo tiêu chuẩn của KDOQIHội thận học Hoa Kỳ năm 2002; BN đã
được chẩn đoán bệnh thận mạn và có mức
lọc cầu thận ước đoán < 60 ml/p/1,73m2.
Rối loạn lipid máu: được chẩn đoán
theo tiêu chuẩn của ESH/ESC 2013; đã
được chẩn đoán và đang điều trị rối loạn
lipid máu.
Thừa cân - Béo phì: dựa vào tiêu
chuẩn dành cho người châu Á theo đề
nghị của WHO năm 2000.
Các bước tiến hành trên bệnh nhân:
Bệnh nhân được giải thích quá trình thực
hiện nghiên cứu và đều tự nguyện tham
gia.

Hỏi bệnh sử và khai thác các yếu tố:
tuổi, các bệnh lý kết hợp, các thuốc đang
sử dụng.
Đo các chỉ số nhân trắc: chiều cao,
cân nặng, tính BMI.
Đo huyết áp hai tư thế khi nằm và khi
đứng trong vòng 3 phút tại phòng khám
khoa Điều trị cán bộ cao cấp Quân đội
Bệnh viện Quân y 175. Ghi nhận các triệu
chứng khi thay đổi tư thế từ nằm sang
đứng như: choáng váng, chóng mặt, buồn
nôn và ngất.

Làm các xét nghiệm cận lâm sàng:
nhóm mỡ, đường máu, định lượng creatinine huyết thanh, albumin niệu.
Xử lý số liệu: Số liệu được xử lý theo
phần mềm thống kê y học SPSS 20.0
Vấn đề y đức:
Đây là nghiên cứu quan sát, thực hiện
bằng cách phỏng vấn, hỏi bệnh và khám
bệnh và hoàn toàn tôn trọng quyền không
tham gia nghiên cứu của đối tượng.
Nghiên cứu nhằm phát hiện các vấn
đề sức khỏe mà không can thiệp vào quá
trình điều trị và người bệnh hoàn toàn
được bảo mật thông tin.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian nghiên cứu có 390 bệnh nhân thỏa các tiêu chuẩn chọn bệnh.

13


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 12 - 12/2017

Bảng 1. Đặc điểm chung của bệnh nhân
Đặc điểm

Số lượng

Tỷ lệ %

Nam

Nữ
60 - 79
≥ 80

385
5
209
81

98,7
1,3
79,2
20,8

Ko thừa cân-Béo phì
Thừa cân- Béo phì

92
298

23,6
76,4

Giới
Tuổi
70 ± 8,7
Chỉ số khối cơ thể
24,66 ± 0,13

Lợi tiểu

43
11
Ức chế men chuyển
258
66,2
Thuốc hạ áp
Ức chế thụ thể
95
24,4
Ức chế Canxi
172
44,1
Ức chế beta
99
25,4
Bệnh nhân tham gia nghiên cứu hầu hết là nam giới: 98,7%; trên 75% bệnh nhân
thừa cân - béo phì và thuốc hạ áp được sử dụng nhiều nhất là ức chế men chuyển và ức
chế canxi, chỉ có 11% bệnh nhân trong nghiên cứu này dùng lợi tiểu. Thời gian phát hiện
THA trung bình là 11,3 ± 7,0 năm.
Bảng 2: Tình trạng hạ huyết áp tư thế
N = 390

Tần số

Tỷ lệ (%)

Hạ huyết áp tư thế đứng

56


14,4

Có triệu chứng

29

51,8

Không triệu chứng

27

48,2

Tỷ lệ hạ huyết áp tư thế ở bệnh nhân THA đang điều trị tương đối cao: 14,4% và
trên 50% bệnh nhân có triệu chứng đi kèm như: chóng mặt, choáng váng, hoa mắt, đau
đầu, tối sầm và có tới 48,2% không có triệu chứng đi kèm.

14


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Bảng 3: Đặc điểm hạ huyết áp tư thế
Đặc điểm
Nhóm bệnh nhân
THA
THA + Đái tháo đường
THA + Bệnh thận mạn
Tuổi

< 80 tuổi
≥ 80 tuổi
Thừa cân – Béo phì
Không thừa cân – Béo phì
Thừa cân - Béo phì

Tỷ lệ hạ HA tư thế (%)

P

10,7
16,7
21,4

>0,05

12,3
22,2

< 0,05

18,5
13,2

>0,05

Nhóm bệnh nhân có tuổi từ 80 trở lên có tỷ lệ hạ huyết áp tư thế là 22% cao hơn có
ý nghĩa so với bệnh nhân THA dưới 80 tuổi l2,3%.

Bảng 4. Liên quan giữa kiểm soát huyết áp và hạ huyết áp tư thế

Hạ huyết áp
tư thế đứng

Không

Kiểm soát huyết áp đạt mục tiêu
Có (n, %)
22 (39,3)
196 (58,7)

Không (n, %)
34 (60,7)
138 (41,3)

OR

95% CI

P

0,456

0,26 – 0,81

0,007

Tỷ lệ kiểm soát huyết áp đạt mục tiêu ở nhóm hạ huyết áp tư thế là 39,3% thấp hơn
có ý nghĩa so với nhóm không hạ huyết áp tư thế là 58,7%, sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê với OR = 0,456; 95% CI = 0,26 – 0,81; p = 0,007.


BÀN LUẬN
Bệnh nhân tham gia nghiên cứu hầu
hết là nam giới: 98,7%; đây cũng là đặc
điểm bệnh nhân tại khoa cán bộ cao cấp
Quân đội bệnh viện 175. Trong mẫu nghiên cứu, có 14,4% bệnh nhân có hạ
huyết áp tư thế đứng và trong số đó chỉ
có 51,8% bệnh nhân xuất hiện các triệu
chứng như: đau đầu chóng mặt, choáng
váng và không có trường hợp nào ngất.
Tỷ lệ hạ huyết áp tư thế đứng ở NCT tại
cộng đồng tỉnh Bến Tre trong nghiên cứu

của Nguyễn Văn Trí trong nhóm có THA
là 16,4%, có 59,5% bệnh nhân có các triệu
chứng đi kèm [3]. Nghiên cứu của Vũ Mai
Hương cho thấy tỷ lệ hạ huyết áp tư thế ở
bệnh nhân THA tại Viện Lão Khoa Trung
Ương là 35,6% và khoảng 70% bệnh nhân
có triệu chứng [1]. Như vậy, tỷ lệ hạ huyết
áp tư thế đứng ở NCT có THA trong các
nghiên cứu trong nước khoảng từ 16%
đến 35% [2].
Trên thế giới tỷ lệ, ở NCT có THA,
tỷ lệ hạ huyết áp tư thế trong nghiên cứu
SHEP là 17,3%; nghiên cứu HYVET
15


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 12 - 12/2017


ở những bệnh nhân từ 80 tuổi trở lên là
8,3% [9], [5]. Một nghiên cứu của Valbusa ở NCT tại nhà dưỡng lão có THA thì tỷ
lệ này là 18% [10]].
Hạ huyết áp tư thế đứng tăng dần theo
tuổi, đặc biệt nhóm tuổi từ 80 trở lên có tới
22,2% bị hạ huyết áp tư thế cao hơn có ý
nghĩa so với nhóm tuổi ít hơn 80. Nghiên
cứu của Vũ Mai Hương và Phạm Thắng
tại Viện Lão khoa Trung Ương nhận thấy
tỷ lệ hạ huyết áp tư thế ở nhóm bệnh nhân
từ 75 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ khoảng 30%
cao hơn có ý nghĩa so với nhóm bệnh
nhân ít tuổi hơn[1],[2]. Nghiên cứu của
Barochiner J và cộng sự trên những bệnh
nhân THA đang điều trị nhận thấy, tỷ lệ hạ
huyết áp tư thế ở nhóm người dưới 65 tuổi
là 3,6%; từ 65 đến 79 tuổi là 12,2% và
từ 80 tuổi trở lên là 16,7%[4]. Người cao
tuổi đặc biệt nhậy cảm với tình trạng hạ
huyết áp tư thế do giảm sút lúc tuổi cao về
độ nhậy của các thụ thể áp lực, về trương
lực phó giao cảm, về khả năng co mạch
của các thụ thể α1, về độ giãn nở của tim
và hệ tĩnh mạch, làm ảnh hưởng đến khả
năng bù trừ bình thường với tình trạng
biến đổi thể tích lòng mạch ở tư thế đứng.
Người cao tuổi cũng hay có suy giảm cảm
giác khát, giảm khả năng giữ muối/nước,
làm tăng nguy cơ mất nước và giảm thể
tích tuần hoàn, tất cả góp phần thúc đẩy

hạ huyết áp tư thế. Ngoài ra, rối loạn hệ
thần kinh tự động cũng góp phần thúc đẩy
hạ huyết áp tư thế do ảnh hưởng đến khả
năng co mạch và các đáp ứng thần kinh thể
dịch, bình thường vốn hỗ trợ duy trì huyết
áp khi đứng. Các bệnh lý hay gặp ở NCT
như: THA, đái tháo đường, xơ cứng rải
rác, suy thận mạn, bệnh gan mạn, bệnh đa
dây thần kinh thoái hóa myelin là nguyên
nhân gây hạ huyết áp tư thế do rối loạn hệ
16

thần kinh tự chủ. Trong nghiên cứu của
chúng tôi, hạ huyết áp tư thế trong nhóm
THA không có đái tháo đường và bệnh
thận mạn chỉ chiếm 10,7%, nhưng tỷ lệ
này tăng lên 16,7% ở nhóm có đái tháo
đường và 21,4% ở nhóm có bệnh thân
mạn. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê với p > 0,05.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ
kiểm soát huyết áp ở nhóm hạ huyết áp
tư thế đứng chỉ có 39,3% thấp hơn so với
nhóm không hạ huyết áp tư thế là 58,7%
và khả năng kiểm soát huyết áp của nhóm
hạ huyết áp tư thế chỉ bằng 0,456 lần so
với nhóm không bị hạ huyết áp tư thế với
p = 0,007. Như vậy hạ huyết áp tư thế
đứng là một rào cản đối với việc kiểm soát
tốt huyết áp ở NCT.

Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù
hợp với nhận định của Shen SS và cộng
sự khi nghiên cứu mối liên quan giữa việc
không kiểm soát huyết áp và hạ huyết áp
tư thế đứng với việc đứng thăng bằng của
bệnh nhân cao tuổi có THA nhận thấy, tỷ
lệ không kiểm soát của nhóm hạ huyết áp
tư thế là 63,9% cao hơn đáng kể so với
nhóm không hạ huyết áp tư thế là 27,9%
với p < 0,001[8].
Valbusa trong nghiên cứu về NCT của
mình cũng cho rằng hạ huyết áp tư thế xảy
ra thường xuyên hơn ở nhóm bệnh nhân
có huyết áp không được kiểm soát. Tác
giả cho rằng, bệnh nhân không kiểm soát
được huyết áp thường có tình trạng lợi
tiểu về đêm do huyết áp cao dẫn đến giảm
thể tích tuần hoàn và làm trầm trọng hơn
tình trạng hạ huyết áp tư thế đứng [10].
Nghiên cứu của Barochiner J và Sáez T
cũng nhận thấy có sự liên quan giữa kiểm
soát huyết áp và hạ huyết áp tư thế đứng
[4],[7] .


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đối với NCT có THA, hạ huyết áp
tư thế thường khiến người bệnh tự dừng
uống thuốc hạ huyết áp để hạn chế cơn

hạ huyết áp tư thế, giảm chóng mặt và té
ngã. Mặt khác các thầy thuốc cũng được
khuyến cáo dùng thuốc nên điều chỉnh
phù hợp với mức huyết áp thấp và đây có
lẽ là các lý do khiến cho kiểm soát huyết
áp ở bệnh nhân có hạ huyết áp tư thế khó
khăn hơn.

KẾT LUẬN
Quan nghiên cứu 390 bệnh nhân cao
tuổi THA đang điều trị ngoại trú tại Phòng
khám khoa Điều trị cán bộ cao cấp Quân
Đội bệnh viện quân y 175 chúng tôi nhận
thấy:
Tỷ lệ hạ huyết áp tư thế ở bệnh nhân
cao tuổi THA là 14,4%; tỷ lệ này tăng cao
có ý nghĩa ở nhóm tuổi từ 80 trở lên là
22,2%; chỉ có khoảng trên 50% bệnh nhân
hạ huyết áp tư thế là có triệu chứng đi
kèm như chóng mặt, choáng váng, buồn
nôn,….
Bệnh nhân bị hạ huyết áp tư thế
khó có khả năng kiểm soát huyết áp đạt
mục tiêu hơn những bệnh nhân không
hạ huyết áp tư thế (OR=0,456; 95% CI=
0,26 – 0,81; p=0,007).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Vũ Mai Hương (2003), Tìm hiểu tỷ

lệ hạ huyết áp tư thế đứng một số yếu tố
nguy cơ ở người cao tuổi tại một thị xã
và tại Viện Lão khoa, Luận án tốt nghiệp
chuyên khoa 2, Đại học Y Hà nội.
2.Phạm Thắng và cs (2003), “Tìm
hiểu tỷ lệ hạ huyết áp tư thế ở người già
sống tại cộng đồng”, Tạp chí nội khoa, 3,
tr 6-11.
3.Nguyễn Văn Trí, Nguyễn Trần Tố

Trân và cs (2016), “Tình hình hạ huyết áp
tư thế ở người cao tuổi trong cộng đồng
xã Vĩnh Thạch, tỉnh Bến Tre”, Chuyên đề
tim mạch học; 2, tr: 7-10.
4.Barochiner J et al, (2012).
“Orthstatic hypotension in Treated
hypertension patients” Rom.J. Intern.
Med, 50 (3), pp. 203 – 209.
5.Beckett NS, Ruth Peters et al (2008),
“Treatment of Hypertension in Patients
80 Years of Age or Older”, N Engl J Med,
358, pp: 1887-1898 (HYVET).
6.Lahrmann H, Cortelli P, et al. (2006),
“EFNS guidelines on the diagnosis and
management of orthostatic hypotension”.
European journal of neurology, 13, pp.
930-6.
7.Sáez T, Suárez C et al (2000),
“Orthostatic hypotension in the aged
and its association with antihypertensive

treatment”, Med Clin (Barc), 114(14), pp:
525-9.
8.Shen SS, He T, et al, (2015),
“Uncontrolled
hypertension
and
orthostatic hypotension in relation to
standing balance in elderly hypertensive
patients”, Journal List Clin Interv Agingv,
10, pp. 897-906.
9.SHEP
Cooperative
Research
Group (1991), “Prevention of stroke
by antihypertensive drug treatment in
older persons with isolated systolic
hypertension. Final results of the Systolic
Hypertension in the Elderly Program
(SHEP)”, JAMA, 265, pp: 3255-64.
10.Valbusa F et al (2012). “Orthstatic
hypotension in very old subject living
in nursing home: the PARTAGE study”.
Hypertens, 30, pp. 53-60.

17



×