Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.76 KB, 6 trang )

ó việc xác định giá đất lại phải
căn cứ vào việc định lượng rất cụ thể.
Một vấn đề nữa là hiện nay ở nước ta,
chưa có cơ quan, đơn vị có đủ tư cách pháp
nhân nào đủ năng lực, trình độ định giá Bất
động sản chuyên nghiệp để xác định được
giá thị trường là bao nhiêu.
4. Về chính sách địa tô:
Công tác bồi thường, giải phóng mặt
bằng chưa giải quyết hiệu quả sự chênh lệch
về địa tô được tạo ra từ đất đai do sự chuyển
đổi mục đích sử dụng đất hoặc không do đầu


Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2012

tư của người sử dụng đất mang lại. Điều này
vi phạm nguyên tắc công bằng xã hội, gây ra
những bất bình giữa người bị thu hồi đất với
người không bị thu hồi đất hoặc giữa người
bị thu hồi đất với doanh nghiệp được hưởng
lợi từ việc thu hồi đất. Ví dụ, khi giải phóng
mặt bằng và xây dựng một con đường, nhiều
hộ dân bị mất nơi ở do bàn giao mặt bằng
xây dựng đường phải di chuyển chỗ ở và tái
định cư tại các khu chung cư, thì ngược lại,
nhiều hộ gia đình có nhà ở trong ngõ nay trở
thành nhà mặt đường. Giá trị bất động sản
của họ tăng lên hàng trăm lần. Lợi thế sinh
lời rất lớn từ mảnh đất của họ được tạo ra từ
sự đầu tư xây dựng đường của Nhà nước,


của xã hội, nhưng họ lại không phải đóng bất
kỳ một khoản tiền nào từ nguồn lợi thu được
này vào ngân sách nhà nước. Đây là một
điều hết sức phi lý.
5. Về thực hiện:
Khoản 3 Điều 42 Luật Đất đai 2003 quy
định đối với trường hợp thu hồi đất mà người
sử dụng đất phải di chuyển chỗ ở thì trước
khi thu hồi đất, UBND cấp tỉnh có trách
nhiệm xây dựng khu tái định cư; khu tái định
cư được quy hoạch chung cho nhiều dự án
trên cùng một địa bàn và phải có điều kiện
phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Tuy
nhiên, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật
Đất đai 2003 chưa có quy định hướng dẫn cụ
thể thế nào là “có điều kiện phát triển bằng
hoặc tốt hơn nơi ở cũ”. Trên thực tế, rất khó
để có thể tạo được một khu tái định cư có
điều kiện phát triển cả về hạ tầng kỹ thuật, hạ
tầng xã hội và điều kiện sản xuất, kinh doanh
hơn nơi ở cũ. Điều này không chỉ gây khó
khăn cho việc triển khai thực hiện mà còn tạo
ra những cách hiểu khác nhau giữa các địa
phương khi xây dựng khu tái định cư với chất
lượng không giống nhau.

37

6. Về quản lý:
Vẫn tồn tại một số trường hợp thu hồi

đất không công khai, minh bạch. Điều này
thể hiện ở:
- Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu
hồi đất không thông báo cho người bị thu hồi
đất biết lý do thu hồi, phương án tổng thể về
bồi thường, giải phóng mặt bằng, thời gian,
kế hoạch di chuyển;
- Người bị thu hồi đất không được bàn
bạc, trao đổi, có ý kiến về phương án bồi
thường, giải phóng mặt bằng;
- Các khiếu nại, thắc mắc của người bị
thu hồi đất không được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền giải quyết thỏa đáng, kịp thời;
- Quá trình thực hiện bồi thường, giải
phóng mặt bằng còn vi phạm nguyên tắc
công bằng, bình đẳng, đúng pháp luật và còn
tồn tại tình trạng nhũng nhiễu, tham nhũng,
tiêu cực, cảm tính chủ quan hoặc định kiến ở
một bộ phận cán bộ thực thi nhiệm vụ giải
quyết bồi thường, v.v..
Hậu quả của những tồn tại này là trong
thời gian qua có khoảng 70% khiếu kiện
khiếu nại kéo dài liên quan đến đất đai và
trong đó thì hơn 50% khiếu nại này là có cơ
sở (Báo cáo tại QH Khóa XIII, kỳ họp thứ 4).
III. Một số giải pháp nâng cao năng lực
quản lý việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư
1. Tăng cường tính công khai trong
nguyên tắc thu hồi đất; theo đó việc thu hồi

đất chỉ được thực hiện sau khi quy hoạch sử
dụng đất, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt và
công khai; Nhà nước chủ động thu hồi đất
theo kế hoạch sử dụng đất hằng năm đã được
xét duyệt. Quy định rõ ràng và cụ thể hơn các
trường hợp Nhà nước thực hiện việc thu hồi
đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng,


Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2012

an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công
cộng và các dự án phát triển kinh tế, xã hội.
Đối với các dự án sản xuất, kinh doanh phù
hợp với quy hoạch sử dụng đất thì hộ gia
đình, cá nhân đang sử dụng được chuyển
nhượng, cho thuê, góp vốn bằng quyền sử
dụng đất với nhà đầu tư để thực hiện dự án.
2. Sửa đổi cơ chế thu hồi đất theo
hướng quy định Nhà nước thu hồi đất và
giao cho một Tổ chức Phát triển quỹ đất
thực hiện. Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư thuộc trách nhiệm chỉ đạo
của Uỷ ban nhân dân các cấp và có sự tham
gia của cả hệ thống chính trị. Kiện toàn,
nâng cao năng lực của tổ chức có chức năng
phát triển quỹ đất để bảo đảm thực thi nhiệm
vụ bồi thường giải phóng mặt bằng, đấu giá
quyền sử dụng đất. Việc này sẽ mang lại lợi

ích: Nhà nước thực hiện thu hồi đất, sẽ
chuyển toàn bộ địa tô chênh lệch của đất đai
vào ngân sách nhà nước thay vì khoản lợi
nhuận địa tô này rơi vào tay các nhà đầu tư
nếu để họ thỏa thuận bồi thường với người
sử dụng đất như quy định hiện nay; Cải tiến,

38

đổi mới việc định giá đất và quản lý việc
định giá đất.
3. Bảo đảm dân chủ, công khai, khách
quan, công bằng và đúng quy định của pháp
luật; xác lập cơ chế pháp lý đầy đủ, đồng bộ
cho việc thu hồi, giải phóng mặt bằng; ví dụ:
bổ sung quy định hướng dẫn chi tiết về điều
kiện phát triển “bằng hoặc tốt hơn ở nơi cũ”
của khu tái định cư mới tại khoản 3 Điều 42
Luật đất đai 2003. Hoàn thiện cơ chế tạo quỹ
đất, huy động các nguồn vốn xây dựng các
khu dân cư có hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã
hội đồng bộ để bố trí chỗ ở mới cho người
có đất bị thu hồi trước khi bồi thường, giải
tỏa. Khu dân cư được xây dựng phù hợp với
điều kiện, phong tục, tập quán của từng
vùng, miền.
4. Tổ chức thực hiện có hiệu quả
phương án đào tạo nghề, tạo việc làm, tổ
chức lại sản xuất và bảo đảm đời sống của
nhân dân ở khu vực có đất bị thu hồi. Nghiên

cứu phương thức chi trả tiền bồi thường, hỗ
trợ để bảo đảm ổn định đời sống lâu dài cho
người có đất bị thu hồi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Quốc hội nước CHXHCNViệt Nam (2003, Luật đất đai).
[2]. Chính Phủ, NĐ số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007,Quy định bổ sung về việc cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, thực hiện quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử
dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết
khiếu nại về đất đai.
[3]. Chính Phủ, NĐ số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009,Quy định bổ sung về Quy hoạch sử
dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
[4]. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 về chính sách, pháp luật đất đai.



×