Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh học cây Giảo cổ lam tỉnh Thái Nguyên và đề xuất mô hình sản xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 5 trang )

2016

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÂY GIẢO CỔ LAM
TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH
SẢN XUẤT
Phạm Hồng Hải1, Trần Thị Hà Phương1

TÓM TẮT
Nghiên cứu nhằm xây dựng mô hình trồng, mô hình sản
xuất sản phẩm và lập hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm
Giảo cổ lam Thái Nguyên.
Mô hình trồng cây GCL: Theo mô hình hướng dẫn của
Viện Dược liệu, thí điểm trồng trên 100m2 tại xóm Trung
Sơn, xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, trồng bằng phương pháp
giâm cành và giâm hom, tỷ lệ sống đạt 95%. Thời điểm trồng
vào tháng 3/2015.
Mô hình sản xuất sản phẩm: Kết quả kiểm nghiệm cho
thấy cây GCL tại xã Thần Sa có hàm lượng Saponine cao,
các tiêu chí ATVSTP đều đạt; thí điểm đóng gói tại xưởng
đóng chè đạt tiêu chuẩn ATVSTP; thiết kế mô phỏng bao bì,
nhãn hàng hóa phù hợp với sản phẩm.
Lập hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm: Bộ hồ sơ công
bố chất lượng sản phẩm được lập sau khi nghiệm thu đề tài
để được công nhận là hàng hóa đủ điều kiện lưu thông trên
thị trường.
Từ khóa: Giảo cổ lam, mô hình sản xuất.
ABTRACT:
STUDY ON BIOLOGICAL CHARACTERISTICS
OF JAOGULAN IN THAI NGUYEN PROVINCE AND


SUGGESTIONS FOR A MODEL OF PRODUCTION
The study aims at the making of a plantation model. the
making of a processing model, and the making of a document
on quality for the labelling of Thai Nguyen Jiaogulan commodity.
Jiaogulan plantation model: The model has been made
on the instruction of the Institute for Medicinal Materials.
Methods of atificial insemination with Jiaogulan cuttings and
layering were used in a 100m2 of experimental field located
in Trung Son village, Than Sa commune of Vo Nhai district.
The plantation time was in March 2015. It was observed that
95% of the buds survived.
Commodity processing model: On laboratory findings,

it was found that the Than Sa Jiaogulan had a high
concentration of saponin and responded to all criteria of
food safety. The packaging of Jiaogulan in a factory for tea
processing showed that Jiaogulan tea responded also to all
criteria of safe food. The simulated packet design and label
were assessed to have the quality of a commodity for circulation
in the market.
Document of commodity quality: The document of
commodity quality will be officially stated on the clearance
of the project for legal recognition of Jiaogulan commodity
to be circulated in the market.
Key words: Jaogulan, model of production.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây Giảo cổ lam (GCL) hiện có nhu cầu sử dụng rất lớn
trong nước, nhất là đối với những người cao tuổi, cao huyết
áp, nhiễm mỡ máu…, giảo cổ lam được lưu hành và sử dụng
rộng rãi, phổ biến ở Việt Nam, bởi tính năng và tác dụng

tuyệt vời của nó, do vậy được người sử dụng hết sức quan
tâm, nhiều công ty trong và ngoài nước chú trọng bào chế và
sản xuất ra nhiều dạng thuốc mới. Tuy nhiên nguồn nguyên
liệu chủ yếu hiện nay do người dân tự thu hái tự nhiên trong
rừng, tự tổ chức thu gom, mua bán và đã có sự nhầm lẫm với
nhiều loài cây khác khi cung cấp nguyên liệu cho các công
ty sản xuất thuốc, xảy ra tình trạng dược liệu giả, kém phẩm
chất và đã được báo chí truyền thông trong nước lên tiếng
báo động. Tình trạng thu hái bừa bãi đã làm cho nguồn dược
liệu GCL thiên nhiên có nguy cơ cạn kiệt.
Trước nhu cầu hội nhập và phát triển của ngành dược
liệu, đồng thời để thực hiện chủ trương chính sách của Đảng
và Nhà nước đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về số lượng
và chất lượng nguồn nguyên liệu làm thuốc, phát triển vùng
trồng các cây dược liệu có giá trị chữa bệnh và giá trị kinh
tế, trong đó có cây GCL, vì vậy “Phân loại thực vật học và
phân tích thành phần hoạt chất chính cây Giảo cổ lam Thái

1. Viện Kinh tế y tế và Các vấn đề xã hội, Đại học Thái Nguyên

Ngày nhận bài: 05/08/2016

Ngày phản biện: 08/08/2016

Ngày duyệt đăng: 12/08/2016
SỐ 34 - Tháng 9+10/2016
Website: yhoccongdong.vn

71



S
VIỆN

EC
KHỎ ỘNG
G
ỒN
Đ

ỨC

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Nguyên” như một chương trình chuẩn hóa cây Giảo cổ lam,
góp phần định danh, giống loài, chọn giống cây tốt để phát
triển vùng dược liệu Giảo cổ lam nhằm phát triển kinh tế
hàng hóa cho tỉnh Thái Nguyên.
II. MỤC TIÊU
Mục tiêu chung: Phân loại thực vật học và phân tích
thành phần hoạt chất chính cây Giảo cổ lam Thái Nguyên
góp phần định danh, giống, loài, chọn giống cây tốt để phát
triển vùng dược liệu Giảo cổ lam nhằm phát triển kinh tế
hàng hóa cho tỉnh Thái Nguyên.
Mục tiêu cụ thể:
- Phân loại thực vật học cây Giảo cổ lam tỉnh Thái Nguyên
- Phân tích thành phần hoạt chất chính của cây Giảo cổ
lam tại địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất phương án trồng, thu hái và sản xuất sản phẩm
từ cây Giảo cổ lam tại địa bàn nghiên cứu.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp điều tra cây thuốc; phương pháp phân loại
thực vật học; phương pháp phân tích thành phần hoạt chất
chính (phương pháp thống kê; phương pháp so sánh; phương
pháp hệ thống); phương pháp thu thập số liệu (phương pháp
điều tra, phỏng vấn; phương pháp hồi cứu; phương pháp
quan sát; phương pháp bảo quản mẫu và gửi mẫu).

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Phân bố cây Giảo cổ lam theo khu vực địa lý tại
địa bàn nghiên cứu
a. Sự phân bố cây giảo cổ lam theo khu vực địa lý
- Cây 5 lá: Mọc trên núi đá vôi cao, độ cao 500 – 600m so
với mực nước biển, cây mọc dưới tán lá rừng (Núi Thần Sa)
- Cây 7 lá: Thường mọc ven suối, chân núi hoặc nơi núi
thấp có nước chảy (Xóm Trung Sơn, xã Thần Sa).
b. Sự phân bố cây GCL theo môi trường sống
Giảo cổ lam mọc ở khu vực có khí hậu mát, lạnh quanh
năm.
c. Cách khai thác và sử dụng cây GCL
- Hiện nay GCL được người dân khai thác quanh năm,
không theo vụ mùa nào.
- Bộ phận sử dụng chủ yếu là thân và lá, dùng tươi hoặc
sấy khô.
d. Nhóm bệnh người dân hay sử dụng cây GCL để
phòng và chữa bệnh.
Nhóm bệnh lý người dân hay sử dụng GCL là nhóm bệnh
huyết áp (50%) và giải độc gan (21,3%)
e. Các bài thuốc có liên quan đến cây GCL
Hiện nay GCL được dùng đơn độc, không kết hợp với các
vị thuốc hoặc cây thuốc khác

4.2. Phân loại thực vật học cây Giảo cổ lam tỉnh Thái
Nguyên

Bảng 1. Phân biệt cây Giảo cổ lam thật và giả
CÂY GIẢO CỔ LAM THẬT

CÂY GIẢO CỔ LAM GIẢ

- Giảo cổ lam trong các nghiên cứu khoa học có tên khoa
học là Gynostemma Pentaphyllum có 5 lá chét (chữ la tinh
pentaphylla có nghĩa là 5 lá), loài cùng chi là G. Pubescens
có 7 lá chét hay cây G. Laxum có 3 lá chét.

- Giảo cổ lam rất dễ bị nhầm lẫn với cây ngũ trảo có
nơi gọi là cây Dây quai bị (Tetrastigma strumarium
Gagnep) trong chi Tetrastigma thuộc họ Nho (Vitaceae).

- Cây Giảo cổ lam là cây leo bằng tua cuốn mọc ở nách lá,
đây là đặc điểm của họ bầu bí (Curcubitaceae).

- Phân biệt với các cây họ Nho leo bằng tua cuốn mọc đối
diện với lá.

- Đặc biệt, cây Giảo cổ lam khi thử nhấm một chút thân
hoặc lá ở đầu lưỡi sẽ có vị đắng sau chuyển sang vị ngọt,
mát do có thành phần chính là Saponin tương tự như trong
Nhân sâm.

- Cây Giảo cổ lam giả khi thử nhấm một chút thân hoặc lá
ở đầu lưỡi sẽ không có vị gì, thậm chí hơi nhớt, nhờ nhợ.


- Giảo cổ lam khi phơi khô hoặc sao lên thì rất thơm và có
mùi đặc trưng.
- Cũng cần lưu ý cây này chưa thấy mọc dưới đồng bằng,
chỉ mọc trên núi đá vôi, nơi có khí hậu mát mẻ, ẩm, có
bóng mát, không chịu được nắng nóng.

72

SỐ 34 - Tháng 9+10/2016
Website: yhoccongdong.vn

- Giảo cổ lam giả không có mùi vị đặc trưng.
- Cây này có thể mọc hoang dại ven đường đi, lẫn với khu
vực có giảo cổ lam thật hoặc bò lên các cây rừng ở tầng
thấp. Cây ưa nắng, chịu được nắng nóng.


2016

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

Hình 1. Mẫu cây Giảo cổ lam thật và giả được ép cồn

4.3. Phân tích thành phần hoạt chất chính cây Giảo cổ
lam tỉnh Thái Nguyên
Bảng 2. Quy định giới hạn tối đa kim loại nặng trong
thực phẩm
Kết quả
kiểm

nghiệm
(mg/kg)

TT

Tên kim
loại

1

Cadimi
(Cad)

0,03

2

Chì (Pb)

0,37

3

Thủy
ngân (Hg)

Không
phát hiện

Giới hạn

tối đa cho Phương pháp
phép
thử nghiệm
(mg/kg)
TCCS/PTHH
0,3
06:2014
TCCS/PTHH
10
06:2014
TCCS/PTHH
0,5
07:2014

(Kết quả kiểm nghiệm mẫu Giảo cổ lam tại Viện Khoa
học sự sống)
Bảng 3. Quy định giới hạn cho phép vi sinh vật trong sản
phẩm rau khô

TT

1

2

3

Tên vi
sinh vật


Kết quả
kiểm
nghiệm
(mg/kg)

E.Coli

Không
phát hiện

Tổng số
bào tử
nấm mốc,
nấm men

32

Tổng số
Vi sinh vật
hiếu khí

8,5 x 102

Giới hạn
tối đa
Phương pháp
cho phép
thử nghiệm
(trong
1g )

TCVN
Không có
6187-1:2009
102

TCVN
7852-2008

(Kết quả kiểm nghiệm mẫu Giảo cổ lam tại Viện Khoa
học sự sống)
Bảng 4. Định lượng hoạt chất chính (Saponin) trong mẫu
cây giảo cổ lam
TT Mẫu giảo cổ lam
1
2

3

TCVN
4884-2005

Phương pháp

0,58

Tính theo
Ginsenoside Rg1

0,77


Tính theo
Ginsenoside Rg1

0,20

Tính theo
Ginsenoside Rg1

(Kết quả kiểm nghiệm mẫu Giảo cổ lam tại Viện Khoa
học sự sống)
Bảng 5.Định tính hoạt chất chính (Saponin) trong mẫu
cây giảo cổ lam
TT Mẫu giảo cổ lam
1
2

3
104

Mẫu Giảo cổ
lam tại Thần Sa
Mẫu Giảo cổ lam
5 lá tại huyện
Định hóa
Mẫu Giảo cổ lam
7 lá tại huyện
Định Hóa

Hàm
lượng

Saponin

Mẫu Giảo cổ
lam tại Thần Sa
Mẫu Giảo cổ lam
5 lá tại huyện
Định Hóa
Mẫu Giảo cổ lam
7 lá tại huyện
Định Hóa

Hàm
lượng
Saponin
Dương
tính

Xác định trên
thiết bị HTPLC

Dương
tính

Xác định trên
thiết bị HTPLC

Dương
tính

Xác định trên

thiết bị HTPLC

Phương pháp

(Kết quả kiểm nghiệm mẫu Giảo cổ lam tại Viện Khoa
học sự sống)
SỐ 34 - Tháng 9+10/2016
Website: yhoccongdong.vn

73


S
VIỆN

EC
KHỎ ỘNG
G
ỒN
Đ

ỨC

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Như vậy:
- Cây giảo cổ lam tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh
Thái Nguyên được định danh là Gynosterma Pentaphyllum
(5 lá) và G. Pubescent (7 lá).
- Tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên xuất
hiện cây Giảo cổ lam giả (thuộc họ nho).

- Mẫu Giảo cổ lam đều có thành phần hoạt chính là
Saponin, hàm lượng chì, Cadimi, số tế bào nấm mốc nấm
men, số vi sinh vật hiếu khí đều thấp hơn giới hạn cho phép
nhiều lần; không phát hiện thấy có Thủy ngân và vi khuẩn
E.Coli.
4.4. Mô hình trồng cây Giảo cổ lam tại xã Thần Sa,
huyện Võ Nhai, Thái Nguyên
Tiêu chí GACP
Theo Tổ chức Y tế Thế giới: “Guidelines on good
Agricultural and Collection Practices (GACP) for Medicinal
Plants” (Hướng dẫn thực hành trồng và thu hái tốt cây
thuốc GACP).
Nguyên tắc cơ bản của GACP là phương thức quản lý
toàn diện quá trình sản xuất nông nghiệp, đảm bảo chất
lượng sản phẩm sạch và môi trường đất, nước, không khí
không bị ô nhiễm độc hại, không ảnh hưởng cho sản xuất
bền vững phát triển.
Xây dựng mô hình trồng cây GCL
Chúng tôi xây dựng mô hình trồng cây GCL theo hướng
dẫn của Viện Dược liệu
+ Địa điểm: Tại xóm Trung Sơn, xã Thần Sa, huyện Võ
Nhai, Thái Nguyên. Với các đặc điểm như có núi đá vôi,
suối, khe, đất ven suối, đất dốc, độ che phủ, độ ẩm, nguồn
nước thiên nhiên sạch, có điều kiện khí hậu mát mẻ, nhiệt độ
trung bình từ 15 – 250C, độ ẩm không khí 70 – 95%, đất giữ
ẩm và thoát nước tốt...)
+ Diện tích:
- Thí điểm trồng tại 1 hộ gia đình với diện tích 100m2
(25m x 4m): Hộ gia đình ông Lường Văn Thức, địa chỉ: Xóm
Trung Sơn, xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

- Thí điểm trồng trong Labo tại học Viện Nông nghiệp
Việt Nam.
+ Kỹ thuật trồng và chăm sóc: Theo qui trình có sẵn
nhưng có điều chỉnh và hoàn thiện theo đặc điểm địa hình,
khí hậu... của địa phương.
Lượng giống cần cho 100m2 là 2500 mầm/ha tùy theo
chất lượng đất tốt hay xấu, mật độ 20cm x 20cm. Có thể
trồng thẳng hoặc giâm hom.
Mô hình sản xuất đi theo 1 chiều khép kín từ thu hái,
rửa sạch, phơi, sao sấy
- Kiểm nghiệm các tiêu chí ATVSTP

74

SỐ 34 - Tháng 9+10/2016
Website: yhoccongdong.vn

- Quy định giới hạn tối đa kim loại nặng trong thực phẩm
- Quy định giới hạn cho phép vi sinh vật trong sản phẩm
rau khô
- Định lượng hoạt chất chính (Saponin) trong mẫu cây
giảo cổ lam
- Định tính hoạt chất chính (Saponin) trong mẫu cây giảo
cổ lam
- Thí điểm đóng gói sản phẩm tại xưởng sản xuất đã đạt
tiêu chuẩn ATVSTP
- Thiết kế nhãn hàng hóa (mô phỏng)
- Lập hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm cây GCL
Như vậy:
- Mô hình trồng cây GCL: Theo mô hình hướng dẫn của

Viện Dược liệu, thí điểm trồng trên 100m2 tại xóm Trung
Sơn, xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, trồng bằng phương pháp
giâm cành và giâm hom, tỷ lệ sống đạt 95%. Thời điểm trồng
vào tháng 3/2015
- Mô hình sản xuất sản phẩm: Kết quả kiểm nghiệm cho
thấy cây GCL tại xã Thần Sa có hàm lượng Saponine cao,
các tiêu chí ATVSTP đều đạt; thí điểm đóng gói tại xưởng
đóng chè đạt tiêu chuẩn ATVSTP; thiết kế mô phỏng bao bì,
nhãn hàng hóa phù hợp với sản phẩm
- Lập hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm: Bộ hồ sơ công
bố chất lượng sản phẩm được lập sau khi nghiệm thu đề tài
để được công nhận là hàng hóa đủ điều kiện lưu thông trên
thị trường.
V. KẾT LUẬN
1. Khảo sát thực trạng cây GCL
- Sự phân bố cây giảo cổ lam theo địa lý: Cây 5 lá: mọc
trên núi đá vôi cao, độ cao 500 – 600m so với mực nước biển,
cây mọc dưới tán lá rừng (Núi Thần Sa); Cây 7 lá: Thường
mọc ven suối, chân núi hoặc nơi núi thấp có nước chảy (Xóm
Trung Sơn, xã Thần Sa).
- Sự phân bố cây GCL theo môi trường sống: Giảo cổ lam
mọc ở khu vực có khí hậu mát, lạnh quanh năm.
- Cách khai thác và sử dụng cây GCL: Hiện nay GCL
được người dân khai thác quanh năm, không theo vụ mùa
nào. Bộ phận sử dụng chủ yếu là thân và lá, dùng tươi hoặc
sấy khô.
- Nhóm bệnh người dân hay sử dụng cây GCL để phòng
và chữa bệnh: Nhóm bệnh lý người dân hay sử dụng GCL là
nhóm bệnh huyết áp (50%) và giải độc gan (21,3%)
- Các bài thuốc có liên quan đến cây GCL: Hiện nay GCL

được dùng đơn độc, không kết hợp với các vị thuốc hoặc cây
thuốc khác
2. Phân loại thực vật học cây GCL và phân tích hoạt chất.


2016

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

- Cây giảo cổ lam tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh
Thái Nguyên được định danh là Gynosterma Pentaphyllum
(5 lá) và G. Pubescent (7 lá).
- Tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên xuất
hiện cây Giảo cổ lam giả (thuộc họ nho).
- Mẫu Giảo cổ lam đều có thành phần hoạt chính là
Saponin, hàm lượng chì, Cadimi, số tế bào nấm mốc nấm
men, số vi sinh vật hiếu khí đều thấp hơn giới hạn cho
phép nhiều lần; không phát hiện thấy có Thủy ngân và vi
khuẩn E.Coli.
3. Mô hình trồng, thu hái, sản xuất và công bố sản
phẩm cây GCL
-Theo mô hình hướng dẫn của Viện Dược liệu, thí điểm

trồng trên 100m2 tại xóm Trung Sơn, xã Thần Sa, huyện Võ
Nhai, trồng bằng phương pháp giâm cành và giâm hom, tỷ lệ
sống đạt 95%. Thời điểm trồng vào tháng 3/2015.
- Kết quả kiểm nghiệm cho thấy cây GCL tại xã Thần Sa
có hàm lượng Saponine cao, các tiêu chí ATVSTP đều đạt.
- Thí điểm đóng gói tại xưởng đóng chè đạt tiêu chuẩn
ATVSTP.

- Thiết kế mô phỏng bao bì, nhãn hàng hóa phù hợp với
sản phẩm.
- Lập hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm: Bộ hồ sơ công
bố chất lượng sản phẩm được lập sau khi nghiệm thu đề tài
để được công nhận là hàng hóa đủ điều kiện lưu thông trên
thị trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Gauhar Rehman, Hwang Seung-Lark, Jeong Si-Sung, et al. (2012), “Heat-processed Gynostemma pentaphyllum
extract improves obesity in ob/ob mice by activating AMP-activated protein kinase”, Biotechnology letters, 34(9), pp.
1607-1616)
2. Saleeby, J. P. Wonder Herbs: A Guide to Three Adaptogens
3. Winston, David; Steven Maimes (tháng 4 năm 2007). Adaptogens: Herbs for Strength, Stamina, and Stress Relief.
Healing Arts Press. ISBN 978-1-59477-158-3. Contains a detailed herbal monograph on jiaogulan and highlights health
benefits.
4. Bensky, Dan; Andrew Gamble, Steven Clavey, Erich Stöger (tháng 9 năm 2004). Chinese Herbal Medicine: Materia
Medica, 3rd Edition. Eastland Press. ISBN 978-0-939616-42-8.
5. Attawish A, Chivapat S, Phadungpat S, Bansiddhi J, Techadamrongsin Y, Mitrijit O, Chaorai B, Chavalittumrong P
(9-2004). “Chronic toxicity of Gynostemma pentaphyllum”. Fitoterapia75 (6): 539–51.

SỐ 34 - Tháng 9+10/2016
Website: yhoccongdong.vn

75



×