Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích nhân vật liên trong truyện ngắn hai đứa trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.26 KB, 3 trang )

Phân tích nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ.
1/Mở bài: Giới thiệu khái quát
_ Thạch Lam là nhà văn có quan niệm văn chương rất lành mạnh, tiến bộ và
có biệt tài trong viết truyện ngắn. Truyện ngắn của ông như những bài thơ
trữ tình, không có cốt chuyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật.
Văn Thạch Lam trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc.
_ Văn bản “Hai đứa trẻ” là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Thạch
Lam.
_ Trong tác phẩm, nhà văn đã tái hiện bức tranh phố huyện nghèo trước cách
mạng mà nhân vật chính là cô bé Liên có tâm hồn nhạy cảm, giàu lòng yêu
thương và trái tim nhân hậu để lại ấn tượng sâu sắc cho bạn đọc.
2/TB:
2.1. Cảm nhận chung (xuất xứ, bối cảnh, điểm nhìn…)
Văn bản “Hai đứa trẻ” in trong tập “Nắng trong vườn” (1938) lấy bối
cảnh là phố huyện nghèo huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương trước Cách
mạng tháng 8. Đó là nơi gắn bó tuổi thơ của hai chị em Thạch Lam nên bối
cảnh này trở thành không gian nghệ thuật trong hầu hết những sáng tác của
Thạch Lam. Qua đó, nhà văn gửi gắm tình cảm và sự gắn bó tha thiết với
mảnh đất quê hương này. Toàn bộ bức tranh phố huyện được quan sát, cảm
nhận bởi nhân vật Liên. Cách xây dựng nhân vật Liên dựa trên sự quan sát,
cảm nhận tinh tế của Thạch Lam hay đó chính là thế giới quan của tác giả.
2.2. Qua hồi tưởng của Liên, trước đây gia đình cô có cuộc sống khá giả ở
Hà Nội. Ngày nghỉ hai chị em thường được mẹ cho đi chơi bờ hồ, uống
những cốc nước lạnh xanh đỏ. Đó là những kí ức tươi đẹp, vui vẻ về tuổi thơ
một thời được sống nơi phồn hoa, đô hội.
- Còn hiện tại qua một vài chi tiết nhỏ, Thạch Lam đã giúp ta hình dung khá
rõ về hoàn cảnh của nhân vật: cha mất việc, cả gia đình về phố huyện nghèo
sinh sống, mẹ bươn chải chạy hàng xáo, hai chị em cũng góp phần vào cuộc
mưu sinh ấy là giúp mẹ trông coi cửa hàng tạp hóa nhỏ.
-> Đây không chỉ là hoàn cảnh riêng của Liên mà là hoàn cảnh sống của
những người dân phố huyện nói chung.


-> Đồng thời gợi hình ảnh không gian làng quê Việt Nam xưa vào những năm
trước Cách mạng tháng 8.
2.3. Qua ngòi bút của Thạch Lam, ta cảm nhận được đặc điểm tính cách,
phẩm chất của nhân vật Liên.
a. Trước tiên, Liên hiện lên là một thiếu nữ đảm đang, tháo vát, chu đáo.


- Đó cũng là vẻ đẹp phẩm chất truyền thống của người phụ nữ Việt Nam xưa
và nay.
- Nhà văn đã miêu tả những vẻ đẹp đó qua nhân vật Liên:
+ Tuy còn nhỏ tuổi nhưng Liên cùng với em trai đã thay mẹ trông coi cửa
hàng tạp hóa để tham dự vào cuộc mưu sinh. Cô là người rất tỉ mỉ, cẩn thận,
chịu khó (Cách Liên kiểm đếm hàng, tính tiền hàng sau một ngày và cách Liên
dọn hàng).
+ Liên đã thay mẹ chăm sóc cho cậu em trai nhỏ. Ta có thể cảm nhận tình
cảm ấm áp, trìu mến, thương yêu của người chị dành cho em. Liên rất chu đáo
và ân cần: nhắc em ra ngoài ngồi kẻo muỗi. Hai chị em cùng ngắm phố
huyện, bầu trời đêm. Khi em ngủ gục trên đùi, Liên vuốt mái tóc tơ của em,
bế em vào trong ngủ.
b. Liên còn là một thiếu nữ có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, giàu tình thương.
- Tâm hồn tinh tế nhạy cảm của Liên đã rung động trước thiên nhiên tạo vật
vào thời điểm lúc chiều tàn: Liên không hiểu sao thấy lòng buồn man mác
trước cái giờ khắc của ngày tàn. Cô cảm nhận được cái buồn của buổi chiều
quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của mình. Liên còn cảm nhận được cả
mùi riêng của đất, của quê hương này: từ mùi cát bụi quen thuộc hòa lẫn hơi
nóng ban ngày. Khi đêm tối, cô lặng lẽ quan sát, dõi theo thiên nhiên vũ trụ,
cuộc sống xung quanh. Tâm hồn ngây thơ của Liên luôn say mê tìm tòi, khám
phá thiên nhiên vũ trụ (vòm trời ngàn sao ganh nhau lấp lánh, dải sông Ngân
Hà, con vịt theo sau ông Thần Nông, vệt sáng đom đóm len vào dưới tán lá
bàng).

->Trong suy nghĩ của Liên: vũ trụ thăm thẳm bao la, ẩn chứa đầy bí mật từ đó
làm xao động ở tâm trí bạn đọc kí ức êm đềm của tuổi thơ.
- Trước cuộc sống con người phố huyện: Liên quan sát, chứng kiến nhịp
sống ấy và cô động lòng thương những đứa trẻ nghèo; cô thấu hiểu, cảm
thông sẻ chia với nỗi khổ của họ (chuyện trò, hỏi han, quan sát lặng lẽ). Ấn
tượng sâu đậm với người đọc trong tác phẩm là cuộc sống của những người
lao động nghèo ở phố huyện: quẩn quanh bế tắc, tẻ nhạt, nhàm chán – những
cảnh đời bất hạnh, nghèo khổ: chị Tí, gia đình bác Siêu, bác xẩm, cụ Thi….
=> Không chỉ yêu thiên nhiên tạo vật, gắn bó với phố huyện mà Liên còn
dành tình yêu thương, sự cảm thông cho những người cùng cảnh nghèo, kém
may mắn. Đó cũng chính là vẻ đẹp tâm hồn nhà văn Thạch Lam.


c. Tuy gia cảnh nghèo khó, hàng ngày phải đối diện với cuộc sống tẻ nhạt,
quẩn quanh nhưng Liên vẫn không thôi, không nguôi hi vọng về tương lai,
cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Niềm hi vọng của nhân vật được nhà văn thể hiện qua việc miêu tả tâm trạng
Liên lúc đợi tàu.
- Đợi tàu là thói quen thường nhật của hai chị em mặc dù buồn ngủ ríu cả mắt
lại. Hai chị em cố thức đợi chuyến tàu đến từ Hà Nội đi ngang qua phố huyện.
-> Cô đợi tàu vì một nguyên cớ khác đẹp đẽ hơn: được ngắm đoàn tàu đêm –
hoạt động cuối cùng của đêm khuya. Với người khác đó là việc làm hết sức
viển vông, vô nghĩa nhưng với Liên đó lại là việc vô cùng ý nghĩa: đoàn tàu
mang đến một thế giới tràn ngập ánh sáng, náo nức niềm vui đối lập hoàn
toàn với phố huyện nghèo nàn tăm tối.
-> Liên được sống lại những kí ức tuổi thơ, lặng lẽ mơ tưởng về Hà Nội tươi
đẹp; được hi vọng, được vui vẻ.
-> Đoàn tàu không chỉ là hình ảnh thực mà còn mang ý nghĩa biểu tượng cho
ánh sáng, hi vọng, ước mơ, niềm tin của con người trong cuộc sống còn nhiều
khó khăn, thử thách.Tác giả gửi gắm thông điệp: Đừng bao giờ để cuộc sống

chìm trong bóng tối, con người phải không ngừng vươn tới ánh sáng và cuộc
sống có ý nghĩa dù thực tại có ra sao.
2.4. Đánh giá khái quát:
- Hình ảnh nhân vật Liên trong truyện là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của
nhà văn Thạch Lam: Đó là một con người cụ thể, tiêu biểu cho người con gái
VN trước CMT8.
- Thông qua nhân vật, tác giả gửi gắm thông điệp về cuộc sống, con người và
thể hiện đặc trưng phong cách truyện ngắn Thạch Lam: ông chủ yếu khai thác
thế giới nội tâm nhân vật. Cho nên, đọc truyện ngắn, ta có cảm giác như đang
đọc một bài thơ trữ tình đầy xót thương. Qua nhân vật Liên, ta thấy được tính
cách, tâm hồn Thạch Lam và tài năng nghệ thuật của ông.
3/ Kết bài:
- Khẳng định…
- Liên hệ bản thân….



×