Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Giới thiệu SAP và ứng dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 99 trang )

Nguyễn trầntuyển

bộ giáo dục và đào tạo
trường đại học bách khoa hà nội
---------------------------------------

luận văn thạc sĩ khoa học

công nghệ thông tin

ngành : công nghệ thông tin

Giới thiệu SAP và ứng dụng

Nguyễn trần tuyển

2005 - 2007
Hà Nội
2007

Hà Nội 2007


Giới thiệu SAP và ứng dụng

-2-

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.



Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2007

Nguyễn Trần Tuyển

Luận văn thạc sỹ


Giới thiệu SAP và ứng dụng

-3-

MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan

Trang

MỤC LỤC............................................................................................................................... 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... 5
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ............................................................................................... 6
MỞ ĐẦU................................................................................................................................. 8
CHƯƠNG 1. HỆ XÍ NGHIỆP............................................................................................. 10

1.1 Cơ sở hình thành và sự phát triển .......................................................... 10
1.1.2 Thời kỳ tính toán phân tán .............................................................. 10
1.1.3 Yêu cầu về tích hợp ứng dụng ......................................................... 10
1.1.4 Gói phần mềm hoạch định tài nguyên xí nghiệp ............................. 11
1.1.5 Các hệ thống hoạch định tài nguyên ............................................... 11
1.1.6 Đi tìm định nghĩa hệ xí nghiệp (ES) ................................................ 12

1.2 Định nghĩa hệ xí nghiệp......................................................................... 13
1.2.1 Các thuộc tính của hệ xí nghiệp ...................................................... 14
1.2.2 Các vấn đề của xí nghiệp ................................................................ 15
1.2.3 Phân loại hệ xí nghiệp..................................................................... 15
1.3 Các đặc trưng của hệ xí nghiệp ............................................................. 16
1.3.1 Tích hợp thành một hệ thống đồng nhất ......................................... 16
1.3.2 Công cụ hỗ trợ triển khai ............................................................... 16
1.4 Hướng phát triển của hệ xí nghiệp ........................................................ 17
1.4.1 Mở rộng gói ES ............................................................................... 17
1.4.2 Phát triển theo các chuẩn công nghệ mới ....................................... 19
1.4.3 Phát triển công cụ kết xuất báo cáo thông minh ............................ 19
1.4.4 Phát triển phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ........................... 20
1.5 Hệ hoạch định tài nguyên xí nghiệp (ERP) ........................................... 20

CHƯƠNG 2. GÓI PHẦN MỀM TÍCH HỢP XÍ NGHIỆP SAP ...................................... 23

2.1 Lịch sử phát triển ................................................................................... 23
2.1.1 Giới thiệu SAP AG .......................................................................... 23
2.1.2 Các phiên bản của phần mềm SAP ................................................. 23
2.2 Lợi ích của phần mềm tích hợp xí nghiệp SAP ..................................... 24
2.2.1 Giảm chi phí .................................................................................... 24
2.2.3 Tích hợp xí nghiệp ........................................................................... 25
2.2.4 Thông tin thời gian thực .................................................................. 26
2.2.5 Triển khai đa quốc gia .................................................................... 26
2.2.6 Tính linh hoạt .................................................................................. 26
2.3 Phần mềm tích hợp xí nghiệp R/3 ......................................................... 26
2.3.1 Các đặc điểm ................................................................................... 26
2.3.2 Kiến trúc .......................................................................................... 33
2.3.3 Các loại ứng dụng SAP ................................................................... 48
2.3.4 Công cụ triển khai SAP R/3 ........................................................... 51

2.3.5 Các vấn đề của R/3.......................................................................... 52

Luận văn thạc sỹ


Giới thiệu SAP và ứng dụng

-4-

2.4 Nền tảng công nghệ SAP Netweaver .................................................... 53
2.4.1 Tích hợp con người ......................................................................... 53
2.4.2 Tích hợp thông tin ........................................................................... 54
2.4.3 Tích hợp quy trình ........................................................................... 54
2.4.4 Nền tảng ứng dụng .......................................................................... 55

CHƯƠNG 3. NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH ABAP .............................................................. 57

3.1 Lịch sử phát triển của ABAP ................................................................. 57
3.2 Đặc tả ngôn ngữ lập trình ABAP .......................................................... 57
3.2.1 Cú pháp ........................................................................................... 57
3.2.2 Dữ liệu và kiểu dữ liệu .................................................................... 59
3.2.3 Các lệnh ABAP ................................................................................ 64
3.2.4 Khối xử lý ........................................................................................ 67
3.2.5 ABAP Objects .................................................................................. 72
3.4 Các đặc trưng của ABAP....................................................................... 73
3.2.1 R/3 Repository ................................................................................. 73
3.2.2 Phần mềm cơ sở .............................................................................. 74
3.2.3 Giao dịch ......................................................................................... 74
3.2.4 ABAP Objects .................................................................................. 77
3.2.5 Giao diện lập trình BAPI ................................................................ 78

3.2.6 ABAP Workbench ............................................................................ 79
3.2.7 Từ điển ABAP ................................................................................. 80

CHƯƠNG 4. ỨNG DỤNG CỦA SAP ............................................................................... 82

4.1 Tình hình ứng dụng thực tế .................................................................. 82
4.1.1 Tình hình ứng dụng SAP tại Việt Nam .......................................... 82
4.1.2 Tình hình ứng dụng SAP trên thế giới ........................................... 82
4.2 Phát triển ứng dụng SAP cho bài toán cụ thể ...................................... 83
4.2.1 Giới thiệu ........................................................................................ 83
4.2.2 Hoạt động của chương trình.......................................................... 83
4.2.3 Các thành phần được sử dụng trong chương trình ......................... 84
4.2.4 Các bước cài đặt ............................................................................. 86
KẾT LUẬN ................................................................................................. 89

TÓM TẮT ............................................................................................................................. 90
ABSTRACT.......................................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 92
CÁC THUẬT NGỮ DÙNG TRONG LUẬN VĂN ......................................................... 93
PHỤ LỤC .............................................................................................................................. 94

Luận văn thạc sỹ


Giới thiệu SAP và ứng dụng

-5-

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Từ viết tắt

Tên đầy đủ
Advanced Business Application
Programming

Tạm dịch
Lập trình ứng dụng kinh doanh
tiên tiến

ABAP Development Workbench

Môi trường phát triển ABAP
Giữa các doanh nghiệp
Giao diện lập trình ứng dụng
kinh doanh
Kết xuất báo cáo thông minh

DSS
Dynpro
EDI
EP

Business to Business
Business Application Program
Interfaces
Business Intelligence
Computer Integrated
Manufacturing
Customer Relationship

Management
Decision Support System
Dynamic programs
Electronic Data Interchange
Enterprise Platform

ERP

Enterprise Resource Planning

ES

Enterprise System

ESA
ESFT
IDoc
MRP
MRPII
OLAP
OLE
RFC
RPC
SCM

Enterprise Software Architecture
Enterprise Software
Intermediate Document
Material Requirements Planning
Manufacturing Resource Planning

Online Analysis Processing
Object Linking and Embeding
Remote Function Calls
Remote Procedure Calls
Supply Chain Management

ABAP
ABAP
DW
B2B
BAPI
BI
CIM
CRM

Luận văn thạc sỹ

Sản xuất có ứng dụng máy tính
Quản lý quan hệ khách hàng
Hệ trợ giúp quyết định
Chương trình động
Trao đổi dữ liệu điện tử
Nền tảng xí nghiệp
Hệ hoạch định tài nguyên xí
nghiệp
Hệ xí nghiệp/ Hệ tổ chức kinh
doanh.
Kiến trúc phần mềm xí nghiệp
Phần mềm xí nghiệp
Tài liệu trung gian

Hoạch định nhu cầu nguyên liệu
Hoạch định tài nguyên sản xuất
Xử lý phân tích trực tuyến
Công nghệ liên kết và nhúng
Lời gọi hàm từ xa
Lời gọi thủ tục từ xa
Quản lý dây chuyền cung cấp


Giới thiệu SAP và ứng dụng

-6-

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang

Hình 2.1 SAP là hệ thống mở ......................................................................... 29
Hình 2.2 Các chuẩn giao tiếp của SAP .......................................................... 31
Hình 2.3 Kiến trúc SAP R/3 ........................................................................... 34
Hình 2.4 Phần mềm R/3 cơ sở........................................................................ 36
Hình 2.5 SAPGUI - SAP Front End .............................................................. 38
Hình 2.6 Tiến trình xử lý (Work process) ...................................................... 39
Hình 2.7 Bộ xử lý tác vụ (Task handler ) ....................................................... 40
Hình 2.8 Vai trò của bộ điều phối (Dispatcher) ............................................ 41
Hình 2.9 Các tiến trình Work process và Dispatcher .................................... 43
Hình 2.10 Bước xử lý (dialog step) ................................................................ 44
Hình 2.11 Giao dịch cập nhật dữ liệu (LUW) ............................................... 45
Hình 2.12 Tiến trình xử lý hàng đợi ............................................................... 46
Hình 2.13 Tiến trình cập nhật dữ liệu ............................................................ 47
Hình 2.14 Gateway server.............................................................................. 47

Hình 2.15 Các loại ứng dụng SAP ................................................................. 49
Hình 2.16 Hướng phát triển của SAP ............................................................ 53
Hình 2.17 Kiến trúc SAP Netweaver .............................................................. 55
Hình 2.18 Nền tảng công nghệ mở của SAP Netweaver................................ 55
Hình 3.119 Cấu trúc chương trình ABAP ...................................................... 68
Hình 3.220 Khối xử lý ..................................................................................... 68
Hình 3.321 Khối xử lý sự kiện ......................................................................... 69
Hình 3.422 Khối xử lý sự kiện cho danh sách liệt kê ..................................... 69
Hình 3.523 Chương trình con ........................................................................ 71
Hình 3.624 Module hàm ................................................................................. 71
Hình 3.7 25 Phương thức của lớp ................................................................... 72
Hình 3.826 R/3 Repository ............................................................................. 74
Hình 4.127 Tạo file đính kèm ......................................................................... 85
Hình 4.2 28 Tạo bảng cơ sở dữ liệu từ giao dịch SE11 ................................. 86
Hình 4.329 Đối tượng ZFRIENDS ................................................................. 87
Hình 4.430 ABAP Editor ................................................................................ 88

Luận văn thạc sỹ


Giới thiệu SAP và ứng dụng

-7-

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1 Các loại tiến trình ............................................................................ 42
Bảng 3.1 2 Các kiểu dữ liệu tiền định ............................................................. 60
Bảng 3.2 3 Ví dụ kiểu dữ liệu có cấu trúc ....................................................... 64

Bảng 3.4 Một số giao dịch .............................................................................. 76
Bảng 3.5 Một số hàm BAPI ............................................................................. 78
Bảng 4.16 Các giao dịch sử dụng trong chương trình ................................... 84

Luận văn thạc sỹ


Giới thiệu SAP và ứng dụng

-8-

MỞ ĐẦU
Để gia tăng giá trị sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ, điều tiên quyết
là hệ thống các công ty xí nghiệp phải ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm,
phát triển tốt các mối quan hệ với khách hàng, sử dụng nguồn lực hiệu quả và tối
ưu. Mặt khác, để có được các chỉ thị điều hành xí nghiệp hiệu quả thì thông tin về
toàn bộ hoạt động của xí nghiệp (nhân công, nguyên liệu, sản phẩm, kế toán, khách
hàng,...) là tối quan trọng. Do đó, hệ thống ứng dụng phần mềm xí nghiệp đóng vai
trò rất quan trọng trong việc cập nhật thông tin hoạt động của xí nghiệp, từ đó cung
cấp thông tin trợ giúp việc điều hành các hoạt động của xí nghiệp. Với mong muốn
tìm hiểu về phần mềm cho xí nghiệp và ứng dụng phần mềm xí nghiệp, trong luận
văn này sẽ nghiên cứu về gói phần mềm tích hợp xí nghiệp rất thành công SAP hiện đã và đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Mục đích là có được hiểu biết
về SAP và cách ứng dụng, tùy biến SAP để triển khai trong thực tế. Đối tượng
nghiên cứu của luận văn này là gói phần mềm SAP và ứng dụng cũng như cách tùy
biến SAP phục vụ toàn bộ các hoạt động của xí nghiệp. Kết quả nghiên cứu sẽ là
tiền đề cho việc nghiên cứu và phát triển SAP để đưa vào ứng dụng phục vụ cho các
ngành kinh tế.
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu trên đây, luận văn gồm có các nội dung
chính sau:
Chương 1: Hệ xí nghiệp

Chương này nghiên cứu tổng quan về bối cảnh hình thành và phát triển của
hệ xí nghiệp. Tìm hiểu về hệ xí nghiệp, các đặc trưng của hệ xí nghiệp cùng sự xuất
hiện hệ hoạch định tài nguyên xí nghiệp (ERP) cho nhu cầu tích hợp xí nghiệp đồng
thời cũng lĩnh vực phát triển của phần mềm SAP.
Chương 2: Phần mềm tích hợp SAP
Nội dung nghiên cứu hệ tích hợp xí nghiệp SAP R/3, tìm hiểu các đặc trưng
của SAP R/3 về kiến trúc, hoạt động phục vụ các yêu cầu tích hợp xí nghiệp đã
được đặt ra trong chương 1.
Chương 3: Ngôn ngữ lập trình ABAP

Luận văn thạc sỹ


Giới thiệu SAP và ứng dụng

-9-

Trên cơ sở nắm được kiến trúc và hoạt động của SAP, chương này đi sâu
nghiên cứu về ngôn ngữ lập trình ABAP - công cụ xây dựng và phát triển SAP.
Cùng với phát triển ứng dụng SAP là việc cấu hình SAP cho các yêu cầu tích hợp
cụ thể của từng xí nghiệp về lĩnh vực ứng dụng và quy mô của xí nghiệp cũng là
vấn đề được bàn tới. Để đáp ứng yêu cầu tích hợp cũng sự phát triển của các xí
nghiệp ngày nay, chương này cũng trình bày khả năng tích hợp giữa các hệ thống
SAP với nhau cũng như giữa hệ thống SAP với các hệ thống phần mềm xí nghiệp
khác.
Chương 4: Ứng dụng SAP
Nội dung chương này đề cập đến thực tế ứng dụng của SAP tại Việt Nam
cũng như trên thế giới. Đồng thời trình bày các bước phát triển một ứng dụng SAP
hoàn chỉnh dựa trên một ví dụ về xây dựng một ứng dụng SAP nhỏ. Qua ví dụ nêu
bật các đặc trưng của SAP đã được trình bày trong các chương trước.

Do sự trải rộng của vấn đề nghiên cứu, khuôn khổ của thời gian thực hiện luận
văn có hạn, luận văn này chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mong muốn
nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy, cô giáo, của các đồng nghiệp
và các bạn.
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2007

Luận văn thạc sỹ


Giới thiệu SAP và ứng dụng

- 10 -

CHƯƠNG 1. HỆ XÍ NGHIỆP
Ngày nay, công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Đặc
biệt trong các công ty, xí nghiệp, công nghệ thông tin là công cụ phục vụ việc quản
lý và điều hành toàn bộ hoạt động của xí nghiệp. Trước khi đi sâu tìm hiểu gói phần
mềm SAP, chúng ta hãy bắt đầu tìm hiểu về Hệ xí nghiệp (Enterprise System).
Xuất phát từ yêu cầu tích hợp hệ thống thông tin của toàn bộ xí nghiệp, hệ xí
nghiệp đã hình thành và phát triển. Trong quá trình hình thành và phát triển đó,
người ta đã đưa ra được định nghĩa hệ xí nghiệp để từ đó có thể xây dựng hệ xí
nghiệp phục vụ nhu cầu tích hợp. Gắn liền với yêu cầu tích hợp ngày càng cao, hệ
xí nghiệp cũng tiếp tục phát triển để đáp ứng các yêu cầu đó.
1.1 Cơ sở hình thành và sự phát triển
1.1.1 Thời kỳ tính toán tập trung
Việc ứng dụng máy tính trong xí nghiệp chỉ bắt đầu từ những năm 50 và đầu
những năm 60 với sự phát triển của tính toán máy tính lớn (mainframe). Hệ thống
máy tính lớn dựa trên một máy đơn được sử dụng chủ yếu cho xử lý dữ liệu.
Đến những năm 70, xuất hiện máy vi tính làm tăng khả năng tính toán phi
tập trung cùng với việc chuẩn hóa các gói phần mềm. Trong suốt những năm 70,

các xí nghiệp đã nhận thức được tiềm lực chiến lược của công nghệ thông tin, khả
năng của công nghệ thông tin trong việc thúc đẩy lợi thế cạnh tranh của các xí
nghiệp.
1.1.2 Thời kỳ tính toán phân tán
Đến những năm 80, sự xuất hiện của tính toán phân tán trên cơ sở máy tính
cá nhân trợ giúp việc phổ biến thông tin trong toàn bộ xí nghiệp. Trong những năm
90, các quy trình kinh doanh trong xí nghiệp được xem xét lại và ngườ ta tin tưởng
rằng hệ xí nghiệp và quy trình xí nghiệp sẽ cùng với nhau giải quyết nhiều thách
thức tích hợp mà các xí nghiệp đang phải đối mặt.
1.1.3 Yêu cầu về tích hợp ứng dụng
Tóm tắt lịch sử công nghệ thông tin cho thấy bản chất của cuộc cách mạng
trong lĩnh vực công nghệ thông tin là chuyển từ tính toán tập trung sang tính toán
phân tán. Hệ thống thông tin tập trung ban đầu từ những năm 60 đến các năm 70
Luận văn thạc sỹ


Giới thiệu SAP và ứng dụng

- 11 -

được triển khai chỉ hỗ trợ chức năng ứng dụng đơn, như hệ thống kế toán hay hệ
thống sản xuất. Tuy nhiên từ những năm 80, đòi hỏi và áp lực lên hệ thống công
nghệ thông tin tăng nhanh nhằm đáp ứng yêu cầu triển khai các chiến lược của xí
nghiệp tốt hơn và tăng khả năng cạnh tranh. Thuật ngữ “islands of automation” để
chỉ các ứng dụng chạy riêng rẽ. Trong thời gian này, các ứng dụng riêng rẽ thường
được đặt chung vào một hệ thống để quản lý và tập trung dữ liệu tốt hơn. Sự tích
hợp theo cách này chỉ là tích hợp về mặt kỹ thuật mà còn được gọi là “spaghetti
integration”-tích hợp công cụ.
Kiểu tích hợp công cụ sinh ra các vấn đề của chính nó. Việc kết nối giữa các
lĩnh vực có các chức năng khác nhau trong xí nghiệp là không dễ và đòi hỏi một

lượng lớn mã máy tính để cho phép các chức năng khác nhau có thể "nói chuyện"
được với nhau. Hơn nữa, khối mã lệnh cần bổ sung này sẽ phát sinh các lỗi hệ
thống, luồng thông tin không nhất quán và cần một nguồn tài nguyên lớn để làm
việc này. Do đó, cuối những năm 80 đầu những năm 90, các tổ chức đã có kinh
nghiệm trong vấn đề tích hợp hệ thống công nghệ thông tin. Cần thiết có một sự đổi
mới để việc tích hợp hệ thống công nghệ thông tin chi phí giảm và tốn ít công sức
hơn.
1.1.4 Gói phần mềm hoạch định tài nguyên xí nghiệp
Nhằm đáp ứng yêu cầu tích hợp của các xí nghiệp, các nhà cung cấp phần
mềm đã cho ra các ứng dụng đơn có thể đáp ứng một số lĩnh vực khác nhau qua
việc chia sẻ cơ sở dữ liệu. Các gói phần mềm mới này được gọi là Hệ hoạch định
tài nguyên xí nghiệp. Gói phần mềm mới này hứa hẹn một sự tích hợp “nguyên một
khối”.
Lĩnh vực đầu tiên là xử lý dữ liệu. Xử lý dữ liệu cho phép các tổ chức cải
thiện hiệu quả hoạt động bằng cách tự động các quy trình thông tin. Lĩnh vực thứ
hai là Hệ thông tin quản lý. Trong những năm 70, hệ thông tin quản lý cho phép các
xí nghiệp tăng hiệu quả quản lý bằng cách thỏa mãn các yêu cầu thông tin. Cuối
cùng, với sự phát triển của tính toán phân tán, trong những năm 80 sự xuất hiện của
hệ thống thông tin chiến lược. Mục tiêu của giai đoạn này là cải thiện tính cạnh
tranh bằng cách thay đổi bản chất và cách quản lý kinh doanh.
1.1.5 Các hệ thống hoạch định tài nguyên
Luận văn thạc sỹ


Giới thiệu SAP và ứng dụng

- 12 -

Người ta đưa ra giả thuyết là gói hệ xí nghiệp là mở rộng của gói Hoạch định
yêu cầu nguyên liệu (MRP) và gói Hoạch định tài nguyên sản xuất (MRPII) với sự

nâng cao chức năng tốt hơn. Để xác định vị trí của các hệ thống này, chúng ta tìm
hiểu về gói MRP trong những năm 60. Theo thuật ngữ đơn giản nhất, hệ thống
MRP liên quan đến tính toán khối lượng vật liệu và số lần yêu cầu để cải tiến hoạt
động trong một tổ chức sản xuất. Hệ thống MRPII được mở rộng dựa trên khái
niệm này trong suốt những năm 70 và các chức năng mới được hoàn thành như: kế
hoạch bán hàng, khả năng quản lý và lập lịch. Tuy nhiên, trong suốt những năm 80
các công ty bắt đầu nhận ra rằng lợi nhuận và thỏa mãn khách hàng mới là mục tiêu
của toàn bộ công ty. Mở rộng sản xuất, hoàn thiện các chức năng như: tài chính, bán
hàng, phân phối và nguồn lực con người. Từ đó sinh ra khái niệm sản xuất tích hợp
tính toán (CIM) là bước cách mạng tiếp theo tiến đến hệ xí nghiệp. Vào đầu những
năm 90, với sự phát triển của các chức năng gói và yêu cầu tích hợp tổ chức tốt hơn,
gói Hệ xí nghiệp bắt đầu xuất hiện.
1.1.6 Đi tìm định nghĩa hệ xí nghiệp (ES)
Để hiểu hệ xí nghiệp một cách rõ ràng, chúng ta cần hiểu định nghĩa của hệ xí
nghiệp. Davenport [6] cho rằng ES là các gói phần mềm hứa hẹn sự tích hợp một
khối cả xí nghiệp và nhà cung cấp và khách hàng. Có nhiều nghiên cứu sử dụng
thuật ngữ ERP để định nghĩa hệ xí nghiệp. Davenport cho rằng các gói phần mềm
này được đề cập đến như là hệ kinh doanh mà không phải là hệ thống kỹ thuật hay
sản xuất, do đó ông ta đưa ra thuật ngữ “enterprise system”. Ý tưởng này cũng được
Markus [6] ủng hộ, ông ta cho rằng lĩnh vực cần phải chuyển từ khái niệm sản xuất
ban đầu của những năm 70, 80 và các năm đầu 90 thành tư tưởng tích hợp xí nghiệp
rộng.
Tuy nhiên, việc định nghĩa ES không dừng lại ở đó. Với sự phát triển của công
nghệ mới và yêu cầu điều chỉnh quy trình kinh doanh tốt hơn, định nghĩa mới được
đưa ra: gói Hệ xí nghiệp hướng Internet (Internet-oriented ES), gói Hệ xí nghiệp mở
rộng (Extended ES) và Hệ thống quản lý thông tin xí nghiệp mở rộng (EnterpriseWide Information Management Systems). Do đó mỗi lĩnh vực khi đó có một định
nghĩa ES khác nhau.

Luận văn thạc sỹ



Giới thiệu SAP và ứng dụng

- 13 -

Thực ra, một số người chỉ rõ rằng gói ES không có điểm chung với các hệ thống
trước đó (là MRP và MRPII) khác với lời hứa hẹn tích hợp các quy trình xí nghiệp
bằng một hệ thống phần mềm đơn. Thuật ngữ ES có thể là định nghĩa phù hợp nhất
cho đến nay.
Gói ES nên được định nghĩa bằng khả năng tích hợp các quy trình và thông tin
xí nghiệp liền một khối .
Năm 1998, xấp xỉ 40% các công ty với lợi tức hàng năm hơn 1 tỷ đôla đã triển
khai hệ thống ES (Caldwell & Stein, 1998). Trong một cuộc khảo sát được thực
hiện bởi AMR Research [6], kết quả khảo sát từ 800 công ty ở Mỹ cho thấy 43%
ngân sách của các công ty được sử dụng cho gói ES và hơn một nửa trong số các
công ty này đã triển khai hệ thống ES. Ước lượng công nghiệp ES có giá trị khoảng
trên 66 tỷ đô la năm 2003 (AMR Research, 1999a). ES nhanh chóng trở thành phần
chính yếu của đầu tư IT thường xuyên.
Lý do cho sự quan tâm của các tổ chức và sự lớn mạnh của ES bắt nguồn từ sự
chuẩn bị để thay thế các hệ thống cũ để đối phó với vấn đề Y2K, tạo cho công ty
cạnh tranh tốt hơn và khả năng cho phép công ty cạnh tranh ở phạm vi toàn cầu.
Theo Stefanou [6], hiện tượng mở rộng toàn cầu như thuê ngoài, liên danh, liên
minh, và hợp tác giữa các công ty tạo ra một dạng tổ chức mới được gọi là “virtual
enterprise”. Vấn đề Y2K cũng đóng vai trò là lý do để triển khai ES cho phép các tổ
chức sử dụng thách thức Y2K xác nhận việc tích hợp xí nghiệp và triển khai ES.
Với sự hứa hẹn tích hợp một khối, các tổ chức có thể khẳng định đầu tư cho ES,
tin tưởng rằng hệ thống là câu trả lời cho vấn đề tích hợp hệ thống thông tin. Để đáp
lại, các công ty phần mềm cung cấp nhiều công cụ ứng dụng hứa hẹn tích hợp cho
các loại hình công ty. Nhận thức được bản chất của các gói của các nhà cung cấp
cùng những hứa hẹn mà các gói này mang lại đòi hỏi sự xem xét các đặc tính chung

tạo nên sự khác biệt của gói ES.
1.2 Định nghĩa hệ xí nghiệp
Theo định nghĩa của P5EE [10], hệ xí nghiệp gồm có Phần mềm tích hợp xí
nghiệp (Enterprise Software) chạy trên Nền tảng xí nghiệp (Enterprise Platform).
Phần mềm tích hợp xí nghiệp là phần mềm giải quyết các vấn đề của xí nghiệp.
Phần mềm này được viết theo Kiến trúc phần mềm xí nghiệp (Enterprise Software
Luận văn thạc sỹ


Giới thiệu SAP và ứng dụng

- 14 -

Architecture). ESA là kiến trúc phần mềm cho phép phần mềm thể hiện các thuộc
tính của ES khi chạy trên nền tảng xí nghiệp. Do đó, có thể hiểu định nghĩa hệ xí
nghiệp như sau:
Hệ xí nghiệp = Nền tảng xí nghiệp + Phần mềm xí nghiệp
Hệ xí nghiệp = Nền tảng xí nghiệp + (Phần mềm giải quyết các vấn đề của xí nghiệp +
Kiến trúc phần mềm xí nghiệp)

Nền tảng xí nghiệp gồm các tài nguyên mạng và tài nguyên tính toán cho
phép phần mềm xí nghiệp thực hiện đầy đủ các thuộc tính của hệ xí nghiệp.
1.2.1 Các thuộc tính của hệ xí nghiệp
Có thể định nghĩa hệ xí nghiệp là hệ thống có các thuộc tính sau đây:
Thuộc tính

Ý nghĩa

Tính sẵn sàng


Đảm bảo dịch vụ, tài nguyên luôn sẵn sàng phục vụ.

Khả năng mở rộng

Khả năng đảm bảo chất lượng dịch vụ khi yêu cầu phục vụ tăng.
Đảm bảo tính toàn vẹn và nhất quán của ứng dụng và tất cả các giao

Độ tin cậy

dịch của ứng dụng. Khả năng cung cấp dịch vụ tin cậy đòi hỏi phụ
thuộc vào phần cứng, mạng, hệ điều hành, hệ thống lưu trữ và ứng
dụng phần mềm.

Tính bảo mật
Tính tương tác
Tính bảo quản
Khả năng bảo trì
Tính mở rộng

Khả năng phân quyền người dùng truy cập vào các dữ liệu và chức
năng của ứng dụng.
Khả năng chia sẻ dữ liệu và giao tiếp với hệ thống khác.
Khả năng lưu trữ dữ liệu và tài nguyên hệ thống sẵn sàng phục vụ
truy cập bất mọi nơi trong xí nghiệp.
Khả năng sửa lỗi mà không làm ảnh hưởng đến hệ thống khác hoặc
thành phần khác.
Khả năng thêm hoặc sửa các chức năng mà không làm ảnh hưởng
đến các chức năng hiện tại.
Khả năng quản lý hệ thống đảm bảo hệ thống liên tục hoạt động tốt


Tính quản lý

và đảm bảo scalability, reliability, availability, performance và
security.

Tính khả chuyển
Khả năng truy cập

Khả năng của phần mềm chạy trên nhiều nền tảng phần cứng và hệ
điều hành khác nhau.
Khả năng truy cập các chức năng hệ thống qua các user agent khác
nhau bằng ngôn ngữ khác nhau.
Bảng 1.1 Các thuộc tính của hệ xí nghiệp

Luận văn thạc sỹ


Giới thiệu SAP và ứng dụng

- 15 -

1.2.2 Các vấn đề của xí nghiệp
Trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Các xí nghiệp thường gặp các vấn đề về
hệ thống thông tin điều hành toàn bộ hoạt động của xí nghiệp. Các vấn đề quan
trọng mà các xí nghiệp lớn cần phải giải quyết gồm có:
- Vấn đề tương tác giữa các hệ thống hiện có của các phòng ban khác nhau.
- Vấn đề tích hợp dữ liệu giữa các hệ thống có công nghệ lưu trữ và hệ thống tính
toán khác nhau hoàn toàn.
- Nhu cầu truy cập dữ liệu bất kỳ tại bất cứ vị trí nào trong xí nghiệp.
- Truy cập vào bất cứ chức năng chương trình tại bất cứ đâu trong xí nghiệp.

- Hỗ trợ phân tán về mặt địa lý trên cơ sở người dùng.
- Hỗ trợ nhiều giao dịch lớn, số lượng lớn và lưu trữ dữ liệu lớn.
- Hỗ trợ thay đổi trong quy trình kinh doanh.
- Tự động các quy trình kinh doanh giữa các đơn vị trong xí nghiệp.
- Duy trì bảo mật dữ liệu.
1.2.3 Phân loại hệ xí nghiệp
Trong xí nghiệp lớn có nhiều kiểu hệ thống, việc phân loại các kiểu hệ thống
giúp cho việc lựa chọn hệ tích hợp thích hợp cho từng kiểu hệ thống:
-

Hệ giao dịch: người dùng nhập dữ liệu vào hệ thống hướng giao dịch và tất cả
người dùng khác thấy kết quả ngay lập tức. Các hệ thống này phải có khả năng
kiểm soát giao dịch cục bộ và phân tán mạnh để đảm bảo nhiều thay đổi trên có
thể thực hiện hoặc hủy bỏ toàn bộ. Hệ này còn được gọi là xử lý giao dịch trực
tuyến(OLTP).

-

Hệ báo cáo: hệ phục vụ người dùng cần xem số liệu báo cáo của xí nghiệp ở
dạng văn bản hoặc đồ họa theo yêu cầu. Hệ có công cụ phía server và khả năng
hỗ trợ kho chứa dữ liệu để thực hiện chuyển đổi, nhập hoặc xuất dữ liệu, cập
nhật thời gian thực hoặc cập nhật theo lô, khả năng đồng bộ 2 chiều với các kho
chứa nhỏ hơn (data-warehouse => data-mart). Các hệ báo cáo gồm: xử lý phân
tích trực tuyến (OLAP), hệ thông tin điều hành (EIS), hệ trợ giúp quyết định
(DSS), kho chứa dữ liệu (Data Warehouse), Data Mart.

-

Hệ lô: Các hệ này thường chạy theo lịch được định sẵn phụ thuộc vào các sự
kiện bên ngoài và các tác vụ khác. Các hệ này thường phải xử lý một số lượng


Luận văn thạc sỹ


Giới thiệu SAP và ứng dụng

- 16 -

lớn dữ liệu. Các Tiến trình xử lý lô (batch processes) được phân tán để tối đa
lượng dữ liệu được đưa vào hoặc để truy cập tài nguyên phân tán. Hệ lô thường
là thành phần của hệ báo cáo hoặc hệ giao dịch.
-

Hệ thời gian thực (hoặc hệ thống tựa thời gian thực): thường được sử dụng để
điều khiển, giám sát hoặc liên lạc với các thiết bị hoạt động trong thời gian thực.
Hệ thời gian thực yêu cầu đảm bảo thời gian đáp ứng rất nghiêm ngặt. Các ví dụ
về hệ tựa thời gian thực: "inetd","named", và "snmpd" được viết bằng C, và
"lbnamed" được viết bằng Perl. Hệ tựa thời gian thực thường là thành phần của
hệ thống lớn hơn như hệ báo cáo hay hệ giao dịch. Hệ thời gian thực còn được
gọi là hệ hướng sự kiện.

1.3 Các đặc trưng của hệ xí nghiệp
Theo một nghiên cứu do Markus và Tanis [6] thực hiện, có một số đặc tính
của ES cụ thể phân biệt với các gói phần mềm khác. Các đặc tính phân biệt này
gồm có: sự tích hợp, bản chất của gói ES, thực tiễn kinh doanh, yêu cầu đóng gói,
và bản chất sự tiến triển của các hệ thống này. Chúng ta sẽ xem xét qua một số đặc
tính.
1.3.1 Tích hợp thành một hệ thống đồng nhất
Nhìn từ góc độ tích hợp, một trong các chức năng chính của ES để so sánh
với tất cả các tích hợp công nghệ trước đó là sự hứa hẹn "tích hợp thành một khối

đồng nhất" tất cả thông tin của toàn bộ tổ chức. ES là gói phần mềm thương mại
được mua từ thị trường các nhà cung cấp. Chúng khác các công cụ tích hợp trước
đó theo cách là chúng không được phát triển bởi các xí nghiệp mà được tùy biến
theo yêu cầu cụ thể của xí nghiệp.
1.3.2 Công cụ hỗ trợ triển khai
Một đặc tính khác duy nhất của ES là bộ các “thực tiễn kinh doanh tốt nhất”
giúp xí nghiệp triển khai hệ xí nghiệp. ES được xây dựng để hỗ trợ các quy trình
kinh doanh chung mà về cơ bản có thể khác cách tổ chức điều hành công việc kinh
doanh trong thực tế. ES được xây dựng để đáp ứng yêu cầu chung của nhiều xí
nghiệp. Theo khía cạnh kỹ thuật thì thuật ngữ “tích hợp liền một khối” là khó được
đảm bảo khi xem xét ES. Markus và Tanis tin rằng phần mềm được tích hợp nhưng
mục tiêu của xí nghiệp đối với gói ES có thể là không. Ví dụ, một số công ty có thể
Luận văn thạc sỹ


Giới thiệu SAP và ứng dụng

- 17 -

sử dụng sự pha trộn sản phẩm của các nhà cung cấp ES khác nhau để nhận được
phiên bản tích hợp của họ. Cuối cùng, giống như tất cả các hệ thống IT, ES luôn
phát triển và thay đổi. Trong suốt những năm 80, hệ thống MRP được phát triển để
chạy trên kiến trúc mainframe trong khi gói ES hiện tại thì chạy trên kiến trúc
client/server. Trong tương lai, ES sẽ tập trung vào đặc tính tích hợp giữa các xí
nghiệp.
Trên đây là các đặc tính chung giúp chúng ta hiểu bản chất của ES. Các đặc
tính của gói ES cũng giúp chúng ta xác định gói ES sẵn có trên thị trường.
1.4 Hướng phát triển của hệ xí nghiệp
1.4.1 Mở rộng gói ES
Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu AMR, thị trường hệ xí nghiệp năm

1998 có giá trị 16 tỷ đô la, và đến cuối năm 2003, giá trị của thị trường này tăng lên
trên 60 tỷ đô la. Động lực phát triển của sự tăng trưởng này là bắt nguồn từ việc mở
rộng phạm vi họat động, ứng dụng tăng chức năng của gói sản phẩm. Theo ước tính
của Viện nghiên cứu AMR, doanh số bán hàng hàng năm của công cụ mở rộng của
hệ xí nghiệp sẽ tăng khoảng 70% đến cuối năm 2003 và đến gần 14 tỷ đô la.
Lý do chính cho việc mở rộng hệ xí nghiệp liên quan đến bản chất của gói hệ
xí nghiệp truyền thống. Với sự thay đổi không ngừng trong quy tắc tiêu chuẩn kinh
doanh, gói ES tiếp tục tăng trưởng vế sự đa dạng và chức năng để phù hợp với yêu
cầu phát sinh của các xí nghiệp. Việc mở rộng này cần phải được xảy ra một cách
hữu cơ để đảm bảo tính toàn vẹn tích hợp của gói ES được duy trì. Có 4 loại mở
rộng:
(1) Quản lý quan hệ khách hàng (CRM),
(2) Quản lý dây chuyền cung cấp (SCM),
(3) Kinh doanh trên mạng (e-business)
(4) Kết xuất báo cáo thông minh (BI).
Theo Greenberg, hệ quản lý quan hệ khách hàng "gồm toàn bộ các tập quy
trình và công nghệ cho việc quản lý các mối quan hệ với các khách hàng hiện tại và
các khách hàng tiềm năng và các đối tác kinh doanh thông qua tiếp thị, bán hàng và
dịch vụ không kể các kênh thông tin. Mục đích của CRM là tối ưu sự thỏa mãn của
các khách hàng và đối tác bằng cách xây dựng các mối quan hệ có thể tốt nhất".
Luận văn thạc sỹ


Giới thiệu SAP và ứng dụng

- 18 -

Nhiều nhà cung cấp gói ES đã bắt đầu nhận ra rằng việc thỏa mãn khách hàng là
nhân tố cốt lõi hoặc là chức năng của toàn bộ gói ES. Davenport dự báo rằng các
nhà cung cấp ES hàng đầu đang thêm các chức năng và phần mềm dịch vụ khách

hàng vào gói phần mềm của họ. Theo viện nghiên cứu AMR, thị trường CRM tiến
đến con số 1,4 tỷ đô la vào năm 1997 và tiến đến 16,8 tỷ đô la vào năm 2003 là
minh chứng rõ ràng cho thấy các nhà cung cấp ES tiếp tục tích hợp khả năng CRM
vào trong gói phần mềm của họ.
Mục tiêu của SCM là để "cắt giảm chi phí bằng cách giảm thời gian dư thừa,
giảm hàng hóa tồn kho, để cải thiện dịch vụ bằng cách đem lại cho khách hàng
nhiều lựa chọn, phân phối hàng nhanh hơn, minh bạch và rõ ràng hơn trong đặt
hàng". Gói ES khi được thêm công cụ SCM có thể mở rộng hệ thống nội bộ ra khâu
cung cấp hàng của tổ chức. Theo Norris et al [6], gói ES với chức năng quản lý dây
chuyền cung cấp có khả năng mở rộng tốt hơn cho xí nghiệp. Các thành phần này
gồm:
(1) Sự thay thế dây chuyền cung cấp bằng sự tích hợp sản phầm và tiến trình
phân phối sử dụng thời gian thực để cải thiện sự hồi đáp khách hàng.
(2) Hệ thống mua hàng điện tử (e-procurement dựa) trên công nghệ web để
hỗ trợ quy trình mua sẵm hàng hóa chính như: tiêu chuẩn yêu cầu, nguồn
hàng, hợp đồng, đặt hàng, và thanh toán.
(3) Kế hoạch cộng tác là luồng công việc B2B qua nhiều xí nghiệp để đồng
bộ kế hoạch sản xuất, luồng sản xuất và tối ưu tài nguyên.
(4) Phát triển sản phẩm cộng tác liên quan đến việc ứng dụng kinh doanh
điện tử để đảm bảo sự thành công của sản phẩm và thời gian đưa ra thị
trường.
(5) Hậu cần điện tử (E-logistics) dựa trên công nghệ web được sử dụng để hỗ
trợ kho hàng và quản lý quy trình vận chuyển.
(6) Cung cấp qua web (supply webs): Mục đích của thành phần này là để tích
hợp dây chuyền cung cấp của nhiều người mua và người bán để tạo nên cộng
đồng thương mại ảo trong toàn bộ hệ thống dây chuyền cung cấp. Nhiều nhà
cung cấp gói ES và SCM ngày nay đã hợp thành tổ chức đã kết hợp các chức
năng SCM và các quy trình kinh doanh.
Luận văn thạc sỹ



Giới thiệu SAP và ứng dụng

- 19 -

1.4.2 Phát triển theo các chuẩn công nghệ mới
Không chỉ có công nghệ web cho phép gói ES tích hợp với SCM và CRM
mà còn cho phép sự cộng tác giữa các xí nghiệp để tích hợp dây chuyền có giá trị
lớn hơn. Gói ES với công nghệ web cho phép các tổ chức có hệ thống kinh doanh
qua mạng. Hai công nghệ khác, hứa hẹn chức năng tốt hơn và phong phú hơn cho
gói ES cũng đã xuất hiện như là kết quả của công nghệ web. Đó là (1)
componentisation và (2) bolt-on tools. Nhiều tổ chức đang sử dụng công cụ thành
phần với cố gắng đưa ra sự mềm dẻo hơn cho gói ES. Nghĩa là họ phát triển lại các
gói sử dụng công cụ phát triển đối tượng, giao thức giao diện thành phần như
CORBA, chuẩn tích hợp như là XML. Các xí nghiệp có thể tùy biến gói đề phù hợp
với nhu cầu của họ, chứ không chấp nhận các gói chuẩn và tập các “best practices”
có sẵn. Do đó các tổ chức không phải mua toàn bộ gói mà có thể chỉ một phần của
gói phù hợp với gói của các nhà cung cấp khác. Một cách tiếp cận khác để tích hợp
ES là thông qua các công cụ bolt-on. Có các công cụ lớp giữa hay các công cụ của
hãng thứ 3 thay đổi gói ES cuả họ với các công nghệ khác để có được sự tích hợp
tốt hơn.
1.4.3 Phát triển công cụ kết xuất báo cáo thông minh
Một trong những vấn đề của ES được đưa ra là ES không có khả năng cung
cấp cho người quản lý dữ liệu có thể hỗ trợ ra quyết định và phân tích phán đoán.
Nếu thiếu các công cụ hỗ trợ ra quyết định có nghĩa là các gói ES truyền thống
không khác gì các cơ sở dữ liệu tập trung lớn. Theo Davenport, "Hầu hết các công
ty ngày nay cố gắng trích xuất dữ liệu từ gói của họ và chuyền cho công cụ báo cáo
và truy vấn, quản lý kho dữ liệu hoặc công cụ phân tích thống kê của hãng thứ 3."
Để có cách xử lý vấn đề này, các cố gắng đang được thực hiện để thêm các chức
năng này vào gói ES trong tương lai. Callaway nói về một số gói ES sử dụng công

cụ kinh doanh thông minh như Xử lý phân tích trực tuyến (OLAP) và Hệ trợ giúp
quyết định (DSS) để chuyển dữ liệu thành kiến thức và cho phép các nhà điều hành
có quyết định tốt hơn. Theo viện nghiên cứu AMR, lĩnh vực BI sẽ đáng giá hàng
triệu đô la đến cuối năm 2003, và sẽ sinh lợi tức lớn cho các nhà cung cấp ES thông
qua việc cấp phép các phần mềm mới. Davenport mong đợi lĩnh vực quản lý tri thức
sẽ trở thành một thành phần của gói ES. Kho tri thức dưới dạng kho chứa dữ liệu
Luận văn thạc sỹ


Giới thiệu SAP và ứng dụng

- 20 -

và khai phá dữ liệu sẽ trở thành một phần của gói ES để hỗ trợ tốt hơn việc xây
dựng chiến lược và lợi thế cạnh tranh.
Gói ES trong tương lai cần phải luôn chú ý đến cải tiến công nghệ và yêu cầu
của các công ty. Sự quan tâm đó sẽ tăng các chức năng của gói và tiếp tục mở rộng
ES. Các nhà cung cấp cũng phải xác định mở rộng ra các lĩnh vực thị trường mới là
cấp thiết để bảo đảm cho ES tiếp tục lớn mạnh và thịnh vượng.
1.4.4 Phát triển phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các xí nghiệp vừa và nhỏ là một phần của thị trường. Khoảng vài năm trước
đây, các tổ chức triển khai ES thường là các công ty lớn có các cơ sở sản xuất như
các công ty dược phẩm, dầu mỏ. Cùng với sự xuất hiện của Internet, khó khăn trong
triển khai nâng cấp hệ thống và giá thành giảm đi đáng kể. Với Internet, từng người
dùng đơn lẻ có thể truy cập vào dữ liệu và quy trình ES mà không cần đến ES client
hay hỗ trợ kỹ thuật cho các client này. Portal cũng giúp giảm giá thành của gói bằng
cách cho phép người dùng thiết lập các "trung tâm" để trao đổi trực tuyến (ví dụ
mySAP.com). Một giải pháp cơ bản khác cho vấn đề khó khăn trong triển khai nâng
cấp và giá thành cao là ứng dụng hosting. Và giá thành được tính theo cách là giá
thành trên một đơn vị giao dịch.

Các công ty vừa và nhỏ với số vốn nhỏ là lĩnh vực lý tưởng cho các nhà cung
cấp và triển khai ES. Tương lai của gói ES do đó liên quan đến cấu thành công nghệ
để đáp ứng yêu cầu thay đổi trong các xí nghiệp. Với sự tập trung vào tích hợp dây
truyền cung cấp từ lợi ích của công nghệ mang lại, việc tích hợp giữa các xí nghiệp
hứa hẹn là phần thưởng tiếp theo. Gói ES được mong đợi như là kho dữ liệu tri
thức, hỗ trợ ra quyết định và thông minh. Gói ES sẽ không còn là riêng của các tập
doàn lớn. Thị trường các xí nghiệp vừa và nhỏ hứa hẹn mang lại lợi nhuận lớn nhất
trong thời gian tới.
1.5 Hệ hoạch định tài nguyên xí nghiệp (ERP)
Xuất hiện từ những năm 1960, hệ thống thông tin tích hợp đã được mở rộng
phạm vi từ hệ thống theo dõi thống kê cho đến hệ thống Hoạch định yêu cầu nguyên
liệu (MRP) và cuối cùng là đến hệ thống Hoạch định tài nguyên xí nghiệp (ERP).
Ngày nay, hầu hết các tổ chức tích hợp một phần hoặc tất cả các chức năng của xí
nghiệp để có được hiệu quả và năng suất cao nhất. Bắt đầu từ năm 1972, SAP đã trở
Luận văn thạc sỹ


Giới thiệu SAP và ứng dụng

- 21 -

thành công ty cung cấp phần mềm ứng dụng xí nghiệp phát triển lớn nhất trên thế
giới.
ERP là quy trình tích hợp tất cả các chức năng xí nghiệp và các quy trình trong
xí nghiệp. Việc tích hợp này mang lại các lợi ích sau:
- Một đầu nhập dữ liệu sẽ giúp giảm dư thừa dữ liệu và tiết kiệm thời gian nhập
liệu của nhân viên và do đó giảm được công việc và chi phí (Jacobs &
Whybark, 2000).
- Sự tập trung hóa của thông tin, việc ra quyết định và kiểm soát dẫn đến tăng
hiệu quả trong hoạt động và tăng năng suất, cũng như tăng cường sự phối hợp

giữa các bộ phận trong tổ chức. Điều này đặc biệt đúng đối với các tập đoàn
đa quốc gia mà với các tập đoàn này, việc tích hợp mang lại sự liên lạc và hợp
tác tốt hơn trên khắp thế giới.
- Việc chia sẻ một cơ sở dữ liệu tập trung hóa cung cấp cho người quản lý thông
tin cập nhật và chính xác để có được các quyết định kinh doanh đúng đắn. Hơn
nữa giảm được dư thừa dữ liệu sẽ cải thiện sự toàn vẹn của dữ liệu.
- Tích hợp chức năng thống nhất tất cả các loại dữ liệu như: dữ liệu về tài chính,
dữ liệu bán hàng, dữ liệu sản xuất từ đó giảm giá thành của sản phẩm bán ra.
ERP đặc biệt quan trọng đối với các công ty có quan hệ mật thiết với khách
hàng và nhà cung cấp. Công ty sử dụng dữ liệu điện tử trao đổi để xử lý các giao
dịch bán hàng bằng hệ thồng phần mềm. Do đó, việc triển khai ERP đặc biệt có ích
với các công tác như nhà máy sản xuất sản xuất hàng loạt các sản phẩm với ít thay
đổi (Brady, Monk & Wagner, 2001). ERP do đó cung cấp cho xí nghiệp lợi thế cạnh
tranh.
Trong những năm gần đây, với sự phát triển của thương mại điện tử và kinh
doanh trên mạng cùng với việc ngày càng phổ biến các khái niệm SCM, CRM, mua
hàng điện tử, và thị trường điện tử, ngày càng nhiều xí nghiệp tích hợp hệ thống
ERP của họ với các ứng dụng B2B mới nhất. Một số nhà cung cấp phần mềm xí
nghiệp lớn là: Oracle, PeopleSoft, J.D. Edwards, và SAP.
Đáp ứng yêu cầu quản lý ngày càng cao của các xí nghiệp, ứng dụng phần
mềm trong quản lý hoạt động xí nghiệp cũng phát triển theo hướng tích hợp toàn bộ
Luận văn thạc sỹ


Giới thiệu SAP và ứng dụng

- 22 -

các ứng dụng trong xí nghiệp thành một hệ thống phần mềm quản lý thống nhất. Hệ
thống này quản lý thống nhất các hoạt động của xí nghiệp như: hoạch định tài

nguyên, quản lý dây chuyền cung cấp, quản lý quan hệ khách hàng được gọi là hệ xí
nghiệp. Hệ xí nghiệp giải quyết các vấn đề của xí nghiệp bằng khả năng tích hợp
ứng dụng “liền một khối” và tùy biến theo yêu cầu triển khai của xí nghiệp. Nắm
bắt được yêu cầu của thị trường, SAP đã cung cấp ra thị trường gói phần mềm tích
hợp xí nghiệp (SAP R/3) đáp ứng yêu cầu cầu tích hợp và tùy biến của xí nghiệp.
Trong chương tiếp theo sẽ tìm hiểu gói phần mềm tích hợp xí nghiệp R/3 của SAP.

Luận văn thạc sỹ


Giới thiệu SAP và ứng dụng

- 23 -

CHƯƠNG 2. GÓI PHẦN MỀM TÍCH HỢP XÍ NGHIỆP SAP
Trước nhu cầu tích hợp xí nghiệp ngày càng tăng, SAP đã có sản phẩm phần
mềm xí nghiệp đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Để tìm hiểu tại sao gói phần
mềm SAP có thể đáp ứng được yêu cầu tích hợp của xí nghiệp và được ứng dụng
rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực kinh tế, chương này sẽ giới thiệu gói phần mềm
tích hợp SAP R/3. Tiếp theo sẽ tìm hiểu kiến trúc, hoạt động R/3 và nghiên cứu sản
phẩm mới nhất của SAP là SAP Netweaver. Phần mềm R/3 là sản phẩm rất thành
công của SAP nên trong toàn bộ luận văn, thuật ngữ SAP nếu không được dùng để
nói đến công ty SAP thì được dùng để nói đến phần mềm SAP R/3.
2.1 Lịch sử phát triển
2.1.1 Giới thiệu SAP AG
Công ty cổ phần SAP (SAP AG viết tắt của tiếng Đức SAP Aktiengesellschaft)
do 5 kỹ sư của IBM sáng lập năm 1972 tại Mannheim nước Đức. SAP là viết tắt của
“Systemanalyse und Programmentwicklung” tạm dịch là Phân tích hệ thống và phát
triển chương trình.
Sau đó, công ty được đổi tên thành “Systeme, Anwendungen und Produkte in

der Datenverarbeitung“ nghĩa là Hệ thống, ứng dụng và sản phẩm trong xử lý dữ
liệu và trụ sở công ty được chuyển về Walldorf nước Đức.
Mục đích của SAP là tích hợp tất cả các chức năng của xí nghiệp trong một
tổ chức để từ đó sự thay đổi trong một quy trình kinh doanh sẽ được tự động lập tức
phản ánh bởi các cập nhật trong các quy trình liên quan. Gói phần mềm mang tích
chất đổi mới và cách mạng triển khai đa ngôn ngữ (hơn 20 ngôn ngữ vào năm 2003
[8]), đa tiền tệ, đa quốc gia đã đưa SAP trở thành nhà cung cấp phần mềm xí nghiệp
lớn nhất thế giới.
2.1.2 Các phiên bản của phần mềm SAP


SAP R/1
Phần mềm tích hợp xí nghiệp đầu tiên của SAP là hệ thống kế toán có tên là

System RF sau đó được đổi tên là R/1 (R là viết tắt của “realtime data processing”)
được phát triển năm 1973 để giải quyết bài toán sản xuất. Sau đó, R/1 được thêm
Luận văn thạc sỹ


Giới thiệu SAP và ứng dụng

- 24 -

các chức năng nhằm mở rộng sang thị trường gồm: dịch vụ, tài chính và ngân hàng.
Ví dụ, module Asset Accounting được thêm vào năm 1977.
• SAP R/2

Để tăng tính tích hợp, phiên bản R/2 chạy trên hệ thống máy tính lớn được
công bố năm 1979. R/2 rất được các công ty đa quốc gia ở Châu Âu ưa chuộng vì
có tính năng thời gian thực, đa tiền tệ và khả năng tích hợp sẵn đa ngôn ngữ.

• SAP R/3

Phiên bản R/3 có kiến trúc 3 lớp, các lớp được cài đặt trên các server khác
nhau. Với sự xuất hiện của tính toán client-server phân tán, SAP cho ra đời phiên
bản R/3 client-server đa nền tảng và đa hệ điều hành (MS Windows, UNIX). Phiên
bản đầu tiên của R/3 được phát hành năm 1992.Trong phần tiếp theo của chương
này sẽ nghiên cứu kiến trúc, các đặc trưng của R/3-phần mềm tích hợp xí nghiệp
thành công của SAP.

• SAP Netweaver
Phiên bản đầu tiên của SAP NetWeaver 04 có mặt trên thị trường năm 2004.

SAP Netweaver ra đời đáp ứng yêu cầu cầu tích hợp trên nền tảng công nghệ mới
hướng dịch vụ.
2.2 Lợi ích của phần mềm tích hợp xí nghiệp SAP
2.2.1 Giảm chi phí
SAP là phần mềm tùy biến dạng bảng (table drive customization
software)[9]. Phiên bản R/3 được triển khai cho khách hàng có các quy trình chuẩn
được kích hoạt theo yêu cầu của khách hàng, nhiều tiến trình và tùy chọn khác
không được kích hoạt. Trong hệ thống SAP R/3 có khoảng hơn 10000 bảng kiểm
soát việc thực hiện các quy trình này. Do đó việc cấu hình SAP chỉ là tiến trình thay
đổi các tham số của các bảng này để ứng dụng chạy đúng theo yêu cầu của khách
hàng.
SAP mang đến cho các xí nghiệp khả năng tạo ra sự thay đổi nhanh chóng
trong yêu cầu kinh doanh của họ bằng tập các chương trình chung. Bảng tùy biến
thay đổi các chức năng của chương trình thay vì theo cách cũ là thay đổi mã nguồn
của chương trình. Do đó khi cần thay đổi hay thêm mới các yêu cầu của xí nghiệp
thì triển khai và kiểm thử được tiến hành rất nhanh.
Luận văn thạc sỹ



Giới thiệu SAP và ứng dụng

- 25 -

Nhiều phần mềm ứng dụng xí nghiệp cũng đã thấy được lợi ích của “tùy biến
dạng bảng” nên cũng đang thay đổi phần mềm ứng dụng của họ dựa trên khái niệm
tùy biến dạng bảng này.
Để giảm thiểu chi phí nâng cấp, các bảng cấu hình và chương trình chuẩn
SAP không nên thay đổi quá nhanh. Mục đích chính của việc sử dụng phần mềm
ứng dụng xí nghiệp chuẩn của SAP là để giảm thời gian và tiền bạc cho việc phát
triển và kiểm thử chương trình. Do đó hầu hết các công ty tận dụng các tiện ích sẵn
có do SAP cung cấp.

• Sự khác nhau giữa cấu hình (configuration) và tùy biến (customization)
Cấu hình sử dụng sự mềm dẻo sẵn có của phần mềm xí nghiệp để thay đổi

cấu trúc dữ liệu và thay đổi giao diện. Cấu hình sử dụng các công cụ có sẵn trong
chương trình. Tùy biến là việc thay đổi mã nguồn để tạo ra các chức năng không có
sẵn trong quá trình cấu hình. Nên tránh tùy biến bằng cách sử dụng cấu hình do tùy
biến có chi phí cao và nâng cấp phức tạp.
2.2.2 Thực tiễn kinh doanh
Kiến trúc của SAP phản ánh "thực tiễn kinh doanh tốt nhất" (best business
practices). Khi một công ty triển khai SAP thì công ty đó cần điều chỉnh các hoạt
động của họ để mang lại hiệu quả và sức mạnh.
Quá trình điều chỉnh các thủ tục theo mô hình SAP kiên quan đến việc thiết
kế lại quy trình kinh doanh là việc phân tích logic sự kiện và các mối quan hệ trong
hoạt động hiện tại của xí nghiệp.
2.2.3 Tích hợp xí nghiệp
Lợi ích lớn nhất của SAP R/3 so với các giải pháp khác là sự tích hợp thực

sự giữa các chức năng xí nghiệp như tài chính, bán hàng, mua hàng, sản xuất, và
nguồn nhân lực .
Phần mềm SAP có các tính chất: đơn nguyên, khả năng mở rộng, mở và
mềm dẻo cho phép các công ty tùy biến phù hợp với yêu cầu cụ thể của mỗi công
ty. SAP gọi cách tiếp cận triển khai này là "cấu hình theo yêu cầu" vì mỗi lần triển
khai là khác nhau tùy thuộc vào khách hàng.
Tuy nhiên giải pháp của SAP không dừng ở đó. Việc tích hợp thông tin là
chính yếu trong triết lý của SAP. Và SAP coi việc tạo ra các công cụ để thực hiện
Luận văn thạc sỹ


×