Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ và văn hóa xã hội trong tên nữ giới người việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.12 KB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ
VÀ VĂN HÓA – XÃ HỘI TRONG TÊN
NỮ GIỚI NGƯỜI VIỆT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP VIỆN NĂM 2018
Mã số: V2018Chủ nhiệm đề tài: TS. LÊ THỊ MINH THẢO

Hà Nội, 2018



DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
STT

Họ và tên

Nhiệm vụ

Đơn vị công tác

trong đề tài
1. TS. Lê Thị Minh
Thảo

Chủ nhiệm đề Phòng NCKH&HTQT, Viện
tài

2. TS. Lê Phương


Thảo

Thành viên

3. ThS. Lại Minh
Thư

Thành viên

Đại học Mở Hà Nội
Khoa Sau đại học - Viện
Đại học Mở Hà Nội
Khoa Ngoại ngữ - Đại học
lao động xã hội


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Tên Bảng
1 Bảng 2.1. Mô hình tên người Việt của Trần Ngọc Thêm
2 Bảng 2.2. Mô hình cấu trúc chính danh nữ giới người Việt
3 Bảng 2.3: Bảng tổng hợp phân bổ số lượng tên cá nhân nữ
giới người Việt theo mô hình cấu tạo
4 Bảng 2.4: Bảng tổng hợp phân bổ số lượng tên đệm nữ
giới người Việt theo mô hình cấu tạo
5 Bảng 2.5: Bảng tổng hợp phân bổ số lượng tên nữ giới
người Việt theo thành tố cấu tạo

Trang
30

31
34
36
49


DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT
1

Tên sơ đồ
Hình 2.1. Sơ đồ cấu tạo tổ hợp định danh nữ giới
người Việt

Trang
27


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11
12
13
14
15
16

Chữ viết tắt
R
S
P
T
Tr.
Nxb
A
A1
A2
B
B1
B2
B3
C
C1
C2

Giải thích
Căn tố
Hậu tố
Tiền tố
Thành tố

Trang
Nhà xuất bản
Tên cá nhân
Tên cá nhân đơn
Tên cá nhân phức
Tên đệm
Tên đệm zero
Tên đệm đơn
Tên đệm phức
Tên họ
Tên họ đơn
Tên họ phức


MỤC LỤC
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi và ngữ liệu nghiên cứu..............................................2
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu............................................2
5. Đóng góp mới về khoa học của đề tài...........................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ
THUYẾT...........................................................................................................4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.............................................................4
1.1.1. Tình hình nghiên cứu tên người trên thế giới................................4
1.1.2. Tình hình nghiên cứu tên người ở Việt Nam..................................7
1.2. Cơ sở lí thuyết.......................................................................................11
1.2.1. Một số vấn đề lí thuyết về tên riêng.............................................11
1.2.2. Vấn đề giới trong ngôn ngữ học..................................................19
Tiểu kết chương 1........................................................................................25
CHƯƠNG 2........... ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ Ý NGHĨA TRONG TÊN NỮ

GIỚI NGƯỜI VIỆT........................................................................................27
2.1. Đặt vấn đề.............................................................................................27
2.2. Cơ sở phân tích đặc điểm cấu tạo tên nữ giới người Việt.....................28
2.2.1. Một số lí luận về hình vị...............................................................28
2.2.2. Cơ sở phân tích các thành phần cấu tạo trong tên nữ giới người
Việt.........................................................................................................29
2.3. Đặc điểm cấu tạo tên nữ giới người Việt..............................................30
2.3.1. Mô hình chung tên nữ giới người Việt.........................................30
2.3.2. Các thành phần cấu tạo tên nữ giới người Việt...........................31
2.3.3. Các mô hình cấu tạo tên nữ giới người Việt................................41
Tiểu kết chương 2........................................................................................49
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI PHẢN
ÁNH QUA TÊN NỮ GIỚI NGƯỜI VIỆT......................................................51
3.1. Đặt vấn đề.............................................................................................51
3.2. Đặc điểm nghĩa của tên nữ giới người Việt..........................................52
3.2.1. Đặc điểm nghĩa của tên cá nhân nữ giới người Việt...................52


3.2.2. Đặc điểm nghĩa của tên đệm nữ giới người Việt.........................58
3.2.3. Đặc điểm nghĩa của tên họ nữ giới người Việt............................62
3.3. Những đặc điểm về văn hóa - xã hội được phản ánh qua tên nữ giới
người Việt....................................................................................................62
3.3.1. Những yếu tố về văn hóa – xã hội ảnh hưởng đến tên nữ giới
người Việt...............................................................................................62
3.3.2. Phân tích những đặc điểm về văn hóa - xã hội được phản ánh
qua

tên

nữ


giới

người

Việt……………………………………………….

………….. 63
Tiểu kết chương 3........................................................................................71
KẾT LUẬN.....................................................................................................73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN...........................76


MỞ ĐẦU
1. 1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Trong mỗi cộng đồng, mỗi ngôn ngữ khác nhau, tên người (nhân danh)
không chỉ đơn thuần là những kí hiệu dùng để định danh mà còn chứa đựng
những dấu ấn về lịch sử, xã hội và truyền thống văn hoá đặc trưng cho mỗi
cộng đồng dân tộc đó. Tên nữ giới người Việt vừa mang đặc trưng của ngôn
ngữ, vừa là ánh xạ phản chiếu đặc điểm văn hoá - xã hội. Do đó, thông qua
việc nghiên cứu tên nữ giới người Việt, chúng tôi có thể tìm hiểu được những
đặc trưng về ngôn ngữ và văn hóa – xã hội thể hiện qua tên nữ giới ở Việt
Nam.
1.2. Tên người nói chung và tên nữ giới nói riêng chiếm một vị trí rất quan
trọng trong hệ thống tên riêng. Trong mỗi ngôn ngữ, tên nữ giới có những đặc
điểm riêng. Xét về số lượng, nữ giới là lực lượng chiếm phân nửa dân số nhân
loại. Điều đó cũng có nghĩa là số lượng tên nữ giới chiếm phân nửa số lượng
tên người trên thế giới. Với số lượng rất lớn như vậy, đây chính là một nguồn
ngữ liệu hết sức phong phú để tìm hiểu và phân tích. Hơn nữa, việc nghiên
cứu tên nữ giới góp phần làm phong phú thêm nội dung nghiên cứu trong

ngôn ngữ học xã hội về giới cũng như trong ngôn ngữ và văn hoá - xã hội nói
chung.
1.3. Theo nguồn tư liệu mà chúng tôi tiếp cận được, hiện vẫn còn thiếu
vắng những công trình nghiên cứu về tên nữ giới người Việt.
Từ những lí do nêu trên, để giúp những người học và nghiên cứu ngôn ngữ
và văn hóa Việt Nam hiểu được những đặc điểm ngôn ngữ, văn hoá, xã hội
hàm chứa trong tên nữ giới, chúng tôi chọn vấn đề “Nghiên cứu đặc điểm
ngôn ngữ và văn hóa-xã hội trong tên nữ giới người Việt” làm đề tài nghiên
cứu khoa học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc khảo sát tên riêng (chính danh) nữ giới người Việt, mục
đích của đề tài là góp phần hệ thống những lí luận về tên riêng nói chung, tên
nữ giới nói riêng và làm rõ những đặc trưng về văn hóa - xã hội được phản
ánh qua tên nữ giới người Việt.

9


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích như trên, đề tài đặt ra những nhiệm vụ chủ yếu như sau:
- Xây dựng hệ thống cơ sở lí thuyết cho toàn bộ nghiên cứu thông qua
điểm luận một số vấn đề lí thuyết quan trọng về danh xưng học, tên riêng, tên
người nói chung và tên nữ giới nói riêng và lí thuyết về ngôn ngữ học về giới.
- Khảo sát tên nữ giới người Việt
- Phân tích đặc điểm ngôn ngữ và văn hóa xã hội phản ánh qua tên nữ giới
người Việt
2. 3. Đối tượng và phạm vi và ngữ liệu nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tên chính danh của nữ giới người Việt,

trong đó bao gồm cả phần tên họ, tên đệm và tên cá nhân.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn ở việc phân tích tên (chính
danh) của nữ giới người Kinh tại Việt Nam.
Cách tiếp cận vấn để nghiên cứu của đề tài cơ bản là miêu tả và phân tích.
Do đó, dù nguồn ngữ liệu để phân tích của đề tài là nguồn ngữ liệu hiện đại (từ
năm 1975 đến nay) nhưng, đề tài vẫn đưa ra các hiện tượng về tên riêng trong
lịch sử để có cơ sở phân tích và đưa ra được cái nhìn tổng thể về tên nữ giới
người Việt. Chúng tôi chọn phạm vi này bởi lẽ năm 1975 là một dấu mốc về sự
phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam.
3.3. Ngữ liệu nghiên cứu
Nguồn ngữ liệu được sử dụng để phân tích trong đề tài được chúng tôi
thu thập từ danh sách 12.936 tên nữ học viên, sinh viên người Kinh của 3
trường đại học ở Việt Nam là Viện đại học Mở Hà Nội, Đại học Tây Đô Cần
Thơ và Đại học Mở bán công Thành phố Hồ Chí Minh. Lí do chúng tôi chọn
3 trường đại học này vì các trường thuộc các khu vực Bắc, Trung, Nam của
Việt Nam. Như vậy, ngữ liệu thu thập được mang tính toàn diện về vùng miền
của Việt Nam. Đây là những nguồn ngữ liệu đáng tin cậy do các trường cung
cấp.

10


3. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài và thực hiện các nhiệm vụ
đã đặt ra, chúng tôi đã áp dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp điều tra để tổng hợp nguồn ngữ liệu tên nữ học viên, sinh
viên tại các trường đại học ở Việt Nam;
- Phương pháp miêu tả để miêu tả các đặc điểm về cấu tạo và đặc điểm
ngữ nghĩa của từng thành phần định danh (tên họ, tên đệm, tên cá nhân) trong

tổ hợp định danh nữ giới người Việt;
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành được tận dụng để thấy được mối
liên hệ giữa đặc trưng ngôn ngữ với các thuộc tính văn hóa - xã hội được phản
ánh.
Ngoài ra, để thực hiện đề tài một cách khoa học và chính xác chúng tôi
còn áp dụng thủ pháp thống kê định lượng, kết hợp với phân tích định tính,
mô hình hóa, lập bảng biểu để đưa ra kết quả phân tích nghiên cứu.
4. 5. Đóng góp mới về khoa học của đề tài
Đề tài đã phân tích chi tiết các đặc điểm cấu tạo của tên nữ giới người
Việt, đồng thời cũng phân tích các đặc điểm ngữ nghĩa trong từng bộ phận của
cấu trúc tên riêng nữ giới người Việt: tên cá nhân, tên đệm và tên họ. Trên cơ
sở đó, đề tài chỉ ra những đặc điểm trên cả phương diện ngôn ngữ và văn hóa
– xã hội.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Đề tài dự kiến sẽ có những đóng góp cả về lý luận và thực tiễn như sau:
Về lý luận, các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ
những đặc trưng của nhân danh học nữ giới cả về mặt ngôn ngữ lẫn văn hoá xã hội.
Về thực tiễn, các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ có đóng góp nhất
định cho công tác nghiên cứu ngôn ngữ, công tác dạy và học ngôn ngữ và văn
hoá Việt Nam của giảng viên, sinh viên, nghiên cứu viên của các viện nghiên
cứu, các trường đại học và những người yêu thích ngôn ngữ văn hoá Việt
Nam.

11


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT
Ở chương này, đề tài tập trung vào việc tổng quan tình hình nghiên cứu
tên người trên thế giới, tên người Việt nói chung và tên nữ giới người Việt nói

riêng. Chúng tôi cũng điểm luận một số vấn đề lí thuyết quan trọng về tên
riêng, tên người, tên nữ để làm tiền đề cho toàn bộ đề tài.
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu tên người trên thế giới
Tại Châu Âu, vấn đề nghiên cứu tên riêng đã được nhắc tới rất sớm
trong các tác phẩm của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại như Planton,
Democrit, Heghen hay các công trình nghiên cứu liên quan đến sử học .Ví dụ
như ở Pháp, cuốn “Đại từ điển lịch sử” (Grand dictionaire historique) hoặc
“Tạp lục tôn giáo và thế tục” (Mélange sacré et profane) của Morérí ra đời
năm 1674, hay cuốn “từ điển lịch sử và phê bình” (Dictionaire historique et
eritique) của Bayle là một bộ sưu tập liệt kê các tên riêng theo bảng chữ cái
(Từ điển tên riêng Thế giới) [1696]. Đến cuối thế kỷ XIX ngành khoa học
nghiên cứu về tên người mới chính thức ra đời. Nhưng trước đó, ở một số
nước Châu Âu đã hình thành khái niệm về “nhân danh học” thông qua nhiều
công trình nghiên cứu về tên người chủ yếu căn cứ vào tư liệu của ngành sử
học, dân tộc học và gia phả học...Các công trình nghiên cứu về tên người tại
thời điểm đó thường chỉ bó hẹp ở những đặc điểm ngoài ngôn ngữ của lớp tên
riêng chỉ người. Sang thế kỷ XX, Châu Âu chứng kiến sự ra đời của hàng loạt
các công trình nghiên cứu về tên người có giá trị trên tất cả các bình diện.
Tiêu biểu là tại Anh hằng trăm cuốn từ điển tên người, sách, bài báo, công
trình nghiên cứu chuyên sâu về tên người theo quan điểm ngôn ngữ học ra đời
và đặc biệt được hưởng ứng tại nhiều nước như Mĩ và Thuỵ Điển.
Ở Anh, chuyên ngành khoa học nghiên cứu về tên người (nhân danh
học) mới chính thức ra đời vào cuối thế kỷ XIX, là một nhánh thuộc ngành
khoa học nghiên cứu về tên riêng (danh xưng học). Tuy nhiên, nhân danh học
Anh đã phát triển một cách nhanh chóng và rộng rãi trên nhiều phương diện
như lịch sử học, xã hội học, triết học, văn hóa học và ngôn ngữ học.
Tuy các công trình nghiên cứu về tên người Anh nói chung có số lượng
rất lớn và đa dạng, song các công trình nghiên cứu về tên riêng nữ giới thì còn
12



hạn chế. Trong danh mục 38 số tạp chí Nomina kể từ năm 1977 đến nay, chỉ
có 02 trong tổng số 266 công trình công bố về tên nữ giới người Anh như:
The Name-type Maid(en)well của Hough, C. (2010) hay Naming Welsh
Women của Margan, G.
Trước đó phải kể đến Carter, với tư cách là một nhà văn, nhà thơ, bà đã
cho ra đời cuốn sách Lexicon of Ladies Names: With Their Floral Emblems
(1865) . Cuốn sách này chủ yếu phân tích ý nghĩa của 162 tên nữ giới trong
mối quan hệ với tên của 141 loài hoa và những ý nghĩa biểu trưng cho sắc
thái, tình cảm phản ánh qua cái tên đó. Cuốn sách cung cấp thêm thông tin về
ngôn ngữ của hoa, từ vựng hoa và có cả những bài thơ xen lẫn trong nội dung
cuốn sách. Tuy nhiên, công trình này mới chỉ nghiên cứu tên nữ trên bình diện
ngữ nghĩa, đặc biệt là ý nghĩa liên quan đến các loài hoa mà chưa phải là
nghiên cứu có tính tổng quát về tên riêng nữ giới người Anh.
Cũng về chủ đề nghiên cứu tên nữ giới người Anh, Elisabeth Okasha
trong Women's Names in Old English (2011) đã nghiên cứu tên riêng nữ giới
trong tiếng Anh cổ [173]. Đây là một nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề tên
riêng nữ giới thông qua ngữ liệu là tên nữ trong các tài liệu tiếng Anh cổ và
cũng là công trình nghiên cứu đầu tiên đưa ra quan điểm hoàn toàn khác so
với những quan điểm đã được công nhận trước đây rằng giới tính của mỗi cá
thể được xác định một cách chính xác bởi giới ngữ pháp (grammatical
gender) trong tên người đó. Bà phủ nhận chức năng ngữ pháp về giới trong
tên người ở tiếng Anh cổ. Bà cho rằng rất khó phân biệt giới trong tên người ở
tiếng Anh cổ. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu về nhân danh học đương đại
cho rằng việc phân biệt giới tính nam và nữ qua tên người không mấy phức
tạp. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu này chỉ giới hạn nghiên cứu tên nữ giới
người Anh trong tiếng Anh cổ nên cũng chưa nói được đầy đủ về tên riêng nữ
giới người Anh.
Một bình diện nổi bật trong nghiên cứu tên nữ giới người Anh đó là bình

diện ngôn ngữ học xã hội với rất nhiều công trình nghiên cứu về tên nữ giới
và tình trạng hôn nhân. Gốc rễ của vấn đề nằm ở phong tục đổi tên nữ sau khi
kết hôn ở Anh cũng như nhiều quốc gia châu Âu khác trên thế giới. Có thể kể
đến một số công trình như The Distinction of Gender? Women’s Names in the
Thirteenth Century của Postles (1996), A Name of One’s Own: Identity,
Choice and Performance in Marital Relationship của Wilson (2009) hay The
13


Making of Selfhood: Naming Decisions on Marriage của Thwaites (2013).
Các công trình đều xoay quanh vấn đề đổi tên của phụ nữ sau khi thay đổi
tình trạng hôn nhân như đổi tên sau kết hôn, đổi tên sau li hôn, đổi tên sau khi
chồng mất,… Đây là các nghiên cứu liên ngành ngôn ngữ học, triết học, xã
hội học, tâm lý học…Các nghiên cứu đã nhấn mạnh đến quyền bình đẳng của
phụ nữ đặc biệt là quyền được giữ lại tên sau kết hôn.
Có thể khẳng định tên người Anh nói chung và tên nữ giới người Anh
nói riêng là một vấn đề thú vị được các nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy đã có
rất nhiều công trình nghiên cứu về tên người Anh nói chung nhưng những
công trình nghiên cứu về tên nữ giới người Anh nói riêng từ góc độ đối chiếu
còn rất hạn chế. Đặc biệt, hiện nay vẫn còn đang thiếu vắng những nghiên
cứu về tên nữ giới người Anh mang tính so sánh đối chiếu với các cộng đồng
văn hóa khác.
Tại Châu Á, tiêu biểu như Trung Quốc đã có nghiên cứu về tên người
từ thời đại Xuân Thu, cách đây hơn 2000 năm. Song việc nghiên cứu tên
người bắt đầu phát triển từ triều đại nhà Hán với cuốn sách ghi lại được 130
dòng họ phổ biến nhất Trung Quốc. Tới triều đại Tống là một thời đại quan
trọng với sự phát triển của nhân danh học Trung Quốc. Nó được đánh dấu bởi
sự ra đời của cuốn “Bách Gia Tính” khi vua Phục Hy ra lệnh bắt dân chúng
phải có một “gia tính” hay “tộc tính” để dễ phân biệt các hệ phái gia đình và
qui định phép tắc hôn nhân. Cuốn sách viết theo thể loại thơ bốn chữ, ghi lại

khoảng 504 dòng họ phổ biến nhất Trung Quốc lúc bấy giờ. Theo “Thuyết
văn giải tự”, đến thế kỷ V trước công nguyên ở Trung Quốc đã có hai loại
“gia tính” được dùng: chữ “tính” là họ gốc được cấu tạo theo nguyên tắc hội ý
gồm “nữ” và “sinh”. “Tính” do cha truyền con nối hoặc do vua ban và dành
cho nam giới; “thị” là họ cành, tức là tên mới đặt khi sinh giành cho cả nam
và nữ. Giới quý tộc vừa có “tính” vừa có “thị”, dân thường chỉ có “tính”. Đàn
ông, con trai xưng “thị” để phân biệt sang hèn, đàn bà con gái xưng “tính” để
phân biệt hôn nhân. Theo tài liệu “Văn hoá họ tên” [2001], “danh” xuất hiện
muộn nhất ở Trung Quốc vào khoảng thời Hạ Thương. Tiếp đến triều đại nhà
Minh, Thanh sự nghiên cứu về tên người cũng không ngừng phát triển. Tuy
nhiên việc nghiên cứu về nhân danh học ở Trung Quốc trước thế kỉ XIX chưa
thành hệ thống lý luận chính thức. Phần lớn chỉ khảo sát cội nguồn dòng họ,
chỉ chú trọng thu thập tài liệu mà chưa coi trọng lý luận và phương pháp
14


nghiên cứu. Đến thế kỷ XX, Trung Quốc bắt đầu hình thành ngành nhân danh
học chính thức và hoàn chỉnh với nhiều công trình nghiên cứu và các tác giả
nổi tiếng như: Vương Tuyền Căn, Hà Hiểu Minh, Vương Đại Lương, Dương
Dương, Trương Thu Nham, Lý Văn Lượng...
Tại Nhật Bản, chuyên ngành nghiên cứu về nhân danh học chỉ chính
thức ra đời vào cuối thế kỷ XIX song thực tế tiền đề cho ngành khoa học này
đã hình thành từ thời Edo (giữa thế kỷ XVII) do sự thâm nhập mạnh mẽ của
văn hoá chữ Hán. Đến thế kỷ XIX, ngành nhân danh học ở Nhật bắt đầu phát
triển với những tác phẩm và công trình nghiên cứu của nhà văn, nhà nhân
danh học Watanabe Mitsuo [1908]. Ông đã cho ra đời hàng chục công trình có
giá trị và giành phần lớn cho các nghiên cứu về tên người. Khi đã vào cương
vị thứ trưởng bộ máy chính quyền Nhật Bản, lòng say mê nghiên cứu về nhân
danh học đã giúp ông tiếp tục cho ra đời những cuốn sách nổi tiếng trong lịch
sử nhân danh học Nhật Bản như “Tên họ của Nhật Bản”, “Danh nhân của

Nhật Bản”...Trong các nghiên cứu này của mình ông đã công phu sưu tầm
hàng ngàn tên riêng kèm theo những bút danh, biệt danh của những con người
lỗi lạc. Các nghiên cứu cho thấy “văn hoá chữ Hán” đã thâm nhập mạnh mẽ
và ảnh hưởng sâu sắc đến nhân danh học Nhật Bản. Phần tên người Nhật rất
phức tạp, phần lớn đọc theo nghĩa, tức là cùng nghĩa có thể viết các chữ Hán
khác nhau, khi nhìn vào chữ Hán có thể hiểu và suy ra cách đọc. Chính từ
việc suy ra cách đọc lại làm nảy sinh nhiều cách đọc khác nhau vì một chữ
Hán trong tiếng Nhật lại có nhiều cách đọc.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu tên người ở Việt Nam
Ở Việt Nam, tên người (nhân danh) là chủ đề được quan tâm khá sớm
từ những năm 30 của thế kỷ XX với những công trình khảo cứu, biên soạn,
tổng hợp về tên người trên bình diện dân tộc học hay xã hội học. Theo Phạm
Tất Thắng, “những năm 60-70 của thế kỉ XX đến nay, tình hình nghiên cứu
tên riêng chỉ người trong Việt ngữ học xuất phát từ nhiều mục đích khác nhau
đã phát triển rầm rộ…” [66].
Các công trình nghiên cứu chung về tên người Việt trong đó có đề cập
đến tên nữ giới tương đối phong phú, chẳng hạn, trong bài viết Tên người Việt
Nam (1954), Nguyễn Bạt Tụy đã liệt kê được 308 họ và khảo cứu về cách đặt
tên đệm và tên chính của người Việt Nam [83]. Năm 1961, Trịnh Huy Tiến
viết bài Các loại danh nhân Việt Nam đã đề cập đến 15 loại danh hiệu và tên
15


chính nhưng chưa nói đến tên họ và tên đệm [80]. Nói chung, những nghiên
cứu ở giai đoạn này mới chỉ là sự liệt kê danh sách tên hay là những ý kiến về
một vài lĩnh vực liên quan đến tên người, ví dụ: sự hình thành của tên họ hay
cách đặt tên của người Việt mà chưa có những nghiên cứu chuyên sâu.
Về vấn đề chính tả, các tác giả đã đưa ra hệ thống giải pháp viết hoa tên
riêng cho hợp lí và tiện dùng. Tuy nhiên, vấn đề chính tả và cách viết hoa tên
riêng đến giờ vẫn còn tiếp tục được luận bàn. Nổi bật ở giai đoạn này là các

tác giả Lê Anh Hiền (1972), Nguyễn Huy Minh (1973), Lê Xuân Thại (1973)
[23] [47]. Cũng trong giai đoạn này, ngoài vấn đề về chính tả, một số tác giả
bắt đầu đi sâu vào nghiên cứu nghĩa của tên riêng chỉ người, cũng như khai
thác những khía cạnh khác liên quan đến tên người Việt như lịch sử, văn hóa,
xã hội, chẳng hạn, năm 1975, Nguyễn Kim Thản đã viết bài Vài nét về tên
người Việt, và năm 1976 Trần Ngọc Thêm có bài Về lịch sử, hiện tại và tương
lai của tên riêng người Việt [57] [68]. Các nghiên cứu này đã nêu lên nguồn
gốc của một số tên họ, đặc điểm của lớp tên đệm, tên chính cũng như nêu lên
chức năng của tên người và nguyên tắc đặt tên chính của người Việt. Đáng
chú ý tác giả Lê Trung Hoa đã cho ra đời tác phẩm Họ và tên người Việt Nam
năm 1992 [27]. Tác phẩm được đánh giá là một công trình nghiên cứu chuyên
sâu và có tính hệ thống nhất từ trước tới nay về vấn đề tên gọi của người Việt
trên bình diện dân tộc – ngôn ngữ học.
Nói đến nhân danh học Việt Nam, phải kể đến Phạm Tất Thắng, một
trong những nhà nghiên cứu có rất nhiều công trình đã công bố về tên người
(khoảng 50 công trình), tiêu biểu là luận án Đặc điểm của lớp tên riêng chỉ
người (chính danh) trong tiếng Việt [59]. Trong công trình này, tác giả đã
khảo sát và miêu tả một cách có hệ thống tên chính thức (chính danh) của
người Việt. Gần đây, ông có rất nhiều công trình nghiên cứu về tên riêng, ví
dụ: Không gian tên riêng tiếng Việt [65]. Mới gần đây ông công bố bài Tình
hình nghiên cứu tên riêng chỉ người trong Việt ngữ học trên tạp chí ngôn ngữ
năm 2015 và Tên riêng là một loại đơn vị từ vựng năm 2016 trong kỉ yếu hội
thảo quốc tế về ngôn ngữ học [66] [67].
Về đại thể, vấn đề nghiên cứu tên người Việt xuất phát từ các bình diện
chủ yếu như: sử học, dân tộc học, xã hội học, văn hoá học và ngôn ngữ học.
Về lịch sử, tên người Việt cũng có nhiều ý kiến chưa thống nhất.
Nguyễn Kim Thản, Hồ Hữu Tường cho rằng tên họ người Việt có gốc tích từ
16



Trung Quốc, trong khi đó Diệp Đình Hoa lại phỏng đoán rằng tên họ của
người Việt có nguồn gốc bản địa, thuần Việt và được ghi lại trong tên làng xã
[57][85][24]. Trần Ngọc Thêm lại đưa ra giả thuyết tiền thân của tên người
Việt xuất phát từ tên các vật tổ truyền thống của các bộ lạc [68, tr.15]. Một
phạm trù khác thuộc tên người là tên đệm, vấn đề nguồn gốc của tên đệm
cũng gây nhiều tranh cãi. Nguyễn Kim Thản cho rằng “Tên đệm ra đời muộn
hơn họ”, còn Trần Ngọc Thêm lại nhận định “Tên đệm xuất hiện cùng lúc với
họ” [57, tr.69][68, tr.16]. Tuy nhiên, các ý kiến đưa ra về nguồn gốc của tên
người Việt còn ở dạng giả thuyết hoặc võ đoán cần có những minh chứng lịch
sử thuyết phục để đưa ra quan điểm thống nhất. Nổi bật nhất trong các công
trình khảo cứu về tên người trên bình diện lịch sử phải kể đến Từ điển nhân
vật lịch sử của Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thế (tái bản lần thứ 4 năm
1997), đây là một công trình đồ sộ, đòi hỏi nhiều công sức được soạn thảo
công phu với 1769 tên nhân vật trong lịch sử từ thời vua Hùng dựng nước đến
năm 1988 kèm theo những thông tin cá nhân và thông tin lịch sử kèm theo.
Tuy nhiên, trong 1769 tên các nhân vật chỉ có 66 tên là tên của nhân vật nữ.
Từ góc độ liên ngành ngôn ngữ - văn hóa học, Dương Kỳ Đức đã mở
đầu hướng nghiên cứu về mạng danh với định nghĩa: “Mạng danh là nhân
danh do mỗi thành viên (chủ tài khoản) của một mạng xã hội ảo tự đặt cho
mình bằng tổ hợp tùy thích các chữ cái, chữ số, từ, ngữ để sử dụng trong giao
tiếp phi trực diện (ảo) trên mạng” [15, tr.20]. Ông cũng tiến hành phân loại
mạng danh, xác định vị trí của mạng danh trong hệ thống nhân danh và luận
chứng về cơ sở ngôn ngữ - văn hóa học của mạng danh tiếng Việt.
Trên bình diện ngôn ngữ học, các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều đến
các vấn đề: chức năng, chính tả, cấu tạo và ý nghĩa của tên người Việt. Các
tác giả tiêu biểu trên bình diện này gồm: Lê Anh Hiền (1972), Trần Ngọc
Thêm (1976), Nguyễn Văn Thạc (1979), Nguyễn Huy Minh (1993), Dương
Kỳ Đức (1998), Lê Trung Hoa (2002), Phạm Tất Thắng (1996, 2003, 2004,
2011), Nguyễn Việt Khoa (2010), Nguyễn Văn Khang (2016) [59] [23] [47]
[68] [14] [27][59][62][63][64][170][39].

Về chức năng của tên người, Trần Ngọc Thêm (1976) cho rằng tên
người có 5 chức năng cơ bản như: chức năng phân biệt, chức năng biệt giới,
chức năng thẩm mĩ, chức năng bảo vệ và cuối cùng là chức năng xã hội [68,
tr.12-13].
17


Về phương diện chính tả, các nghiên cứu tập trung vào thảo luận về
cách viết hoa tên người. Phần lớn các nhà nghiên cứu đều thống nhất viết hoa
tất cả các âm tiết trong tên người và giữa các âm tiết không dùng dấu gạch
nối, như trong Bản dự thảo về quy tắc viết hoa do Viện Ngôn ngữ học đề xuất
năm 1972 [93].
Về phương diện cấu tạo, theo Phạm Tất Thắng (1996), tên chính danh
của người Việt (Kinh) là một đơn vị định danh có dạng một tổ hợp gọi là tổ
hợp định danh tên người. Một tổ hợp định danh tên người đầy đủ gồm 3 danh
tố là họ, đệm và tên cá nhân. Mỗi danh tố là một đơn vị có cấu trúc – chức
năng riêng. Chúng là những kí hiệu định danh có giá trị định danh riêng biệt.
Mỗi danh tố có thể được tạo thành từ các thành tố. Một tổ hợp định danh tên
người trong tiếng Việt có bao nhiêu âm tiết (tiếng) thì có bấy nhiêu thành tố.
Nếu dựa vào độ dài (số lượng âm tiết/tiếng) của tổ hợp định danh tên người
thì trong tiếng Việt có 5 kiểu tên (2 thành tố, 3 thành tố, 4 thành tố, 5 thành tố
và 6 thành tố). Nếu dựa vào đặc trưng cấu tạo thì tên người trong tiếng Việt có
13 khuôn cấu trúc [59, tr.44].
1.2.3. Tình hình nghiên cứu tên nữ giới ở Việt Nam
Mặc dù, tình hình nghiên cứu về tên người ở Việt Nam ngày càng phát
triển nhưng những công trình chuyên nghiên cứu về tên nữ giới người Việt còn
rất hạn chế. Có thể kể đến Dương Xuân Đống, một trong số ít người đã có
những công trình công bố về tên nữ giới. Trong bài Từ Thị trong họ tên người
phụ nữ Việt Nam tác giả đã luận giải về ý nghĩa của từ “Thị” và đưa ra các
quan điểm về nguồn gốc của từ “Thị” trong tên nữ giới người Việt cũng như

xu thế sử dụng từ “Thị” làm tên đệm trong việc đặt tên cho nữ giới [11, tr.2324]. Xét cho cùng, đây vẫn chỉ là bài nghiên cứu từ một góc độ rất nhỏ nhưng
mang tính đặc trưng về tên nữ giới trong nhân danh Việt.
Như vậy có thể thấy, tình hình nghiên cứu tên người người Việt (nhân
danh học Việt) trong hơn nửa thế kỉ qua đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Tuy nhiên, những thành tựu đó phần lớn xuất phát chủ yếu từ bình diện dân
tộc học hay xã hội học. Những công trình nghiên cứu về tên người trên bình
diện ngôn ngữ học vẫn còn khá khiêm tốn, hơn nữa những công trình chuyên
nghiên cứu về tên nữ giới còn hạn chế. Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi
đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ và văn hóa-xã hội trong
tên nữ giới người Việt”
18


1.2. Cơ sở lí thuyết
Tên riêng thuộc hệ thống từ vựng nhưng bản thân nó có thể tự hình
thành một kiểu loại riêng biệt bao gồm tên người và tên các sự vật hiện tượng
khác. Để có cơ sở lí luận nghiên cứu tên nữ giới (một bộ phận của tên người),
đề tài căn cứ trên một số lí luận liên quan đến tên riêng nữ giới, vấn đề giới
trong ngôn ngữ.
1.2.1. Một số vấn đề lí thuyết về tên riêng
1.2.1.1. Danh xưng học
Trong hệ thống tên riêng, tên người (nhân danh) là một mảng quan trọng
so với các nhóm tên khác, trong đó bộ môn chuyên nghiên cứu về tên riêng là
danh xưng học (onomastics).
Có nhiều quan điểm khác nhau về danh xưng học. Blackburn cho rằng
danh xưng học là một nhánh của ngữ nghĩa học, nghiên cứu về từ nguyên của
danh từ riêng [101]. Trong khi đó, Colman thì miêu tả danh xưng học như một
ngành khoa học nghiên cứu về tên và cách đặt tên. Ông cho rằng danh xưng
học chia thành nhân danh học (anthroponomastics) nghiên cứu về tên người và
địa danh học (toponomastics) nghiên cứu về tên đất nhưng danh xưng học

thiên về nghiên cứu tên người nhiều hơn [115]. Trên quan điểm ngôn ngữ học,
Matthews, Crystal và Bussmann đã đưa ra những định nghĩa đáng chú ý.
Matthews đã định nghĩa danh xưng học là ngành khoa học nghiên cứu về cả
tên người và tên địa danh [159]. Crystal thì đưa ra định nghĩa rằng danh xưng
học là một nhánh của ngữ nghĩa học nghiên cứu về từ nguyên trong danh từ
riêng bao gồm danh từ riêng chỉ người và danh từ riêng chỉ địa danh [118].
Bussmann thì đưa ra định nghĩa cụ thể hơn về danh xưng học. Ông đưa ra
nhận định rằng danh xưng học là một ngành khoa học nghiên cứu về nguồn
gốc, ý nghĩa và sự phân vùng địa lý của tên riêng. Ông chia danh xưng học
thành các nhóm nhỏ hơn đó là nhân danh học, thủy danh học và địa danh học
[105].
Dù có rất nhiều quan điểm khác nhau về danh xưng học, chúng tôi cho
rằng danh xưng học là một ngành khoa học nhân văn, nghiên cứu về tên và
cách đặt tên người, tên nơi chốn và các sự vật, hiện tượng khác.

19


1.2.1.2. Vấn đề tên riêng
i. Các khái niệm về tên riêng
Cho đến nay, các nhà khoa học ở Việt Nam và trên thế giới đã đưa
nhiều quan điểm khác nhau về tên riêng (proper name).
Crystal hay Chalker và Weiner cho rằng “tên riêng (proper name) là tên
của từng cá thể riêng biệt, đó là tên người, tên địa điểm, sự vật, sự kiện, xuất
bản phẩm,… [118, tr.208][107, tr.96] hay nói cách khác, tên riêng là các danh
từ riêng chỉ các thực thể tồn tại duy nhất, ví dụ: London, Hà Nội, sông
Thames, sông Hồng,.
Theo Huddleston, tên riêng là một phân lớp của danh từ về mặt ngữ
pháp và tên riêng là tên được cá thể hoá cho cá nhân, địa điểm hay tổ chức...,
việc cá thể hoá này được thực hiện thông qua việc đặt tên [149, tr.27].

Trên quan điểm ngữ dụng, ngữ nghĩa, cú pháp, Van và Mark đã đưa ra
định nghĩa về tên riêng như sau:
Về ngữ dụng học, tên riêng là một danh từ biểu thị cho những thực thể
tồn tại duy nhất ở cấp độ qui ước hình thành ngôn ngữ, khiến cho thực thể
đó nổi bật về mặt tâm lí trong phạm vi phạm trù được đưa ra ở mức độ cơ
bản. Về ngữ nghĩa học, ý nghĩa của tên riêng (nếu có) thì rất khó có thể
xác định được. Về cú pháp học, một sự phản ánh quan trọng của đặc điểm
ngữ nghĩa – cú pháp của tên riêng là khả năng xuất hiện của tên riêng
trong một cấu trúc đóng [188, tr.116].
Trong tiếng Việt, các nhà ngôn ngữ học cũng đưa ra các định nghĩa và
quan điểm khác nhau về tên riêng.
Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Tên riêng là tên đặt cho từng cá thể sự vật.
Tên riêng hoàn toàn không phải không có nghĩa biểu niệm”. Ông cũng chỉ ra:
“Chức năng cơ bản của tên riêng là chỉ cá thể sự vật đúng với phạm trù cá thể
được gọi tên bằng tên riêng đó (...) Quan trọng hơn là tên riêng được dùng
trong chức năng xưng hô. Tuy là phạm trù ngôn ngữ học phổ quát, nhưng tên
riêng mang đậm bản sắc dân tộc cả về qui tắc đặt tên và qui tắc dùng” [5].
Theo quan niệm của Dương Kỳ Đức, tên riêng là “tên gọi cho một sự
vật, hiện tượng duy nhất, độc nhất để phân biệt, cá thể hóa sự vật, hiện tượng
đó với sự vật, hiện tượng gần gũi trong một tập hợp nào đó” [16, tr.17]. Theo
ông, tính chất duy nhất, độc nhất, cá thể hóa này được hiểu không phải theo
nghĩa tuyệt đối mà theo nghĩa tương đối, trong quan hệ với các sự vật, hiện
20


tượng gần gũi trong một tập hợp nào đó. Chẳng hạn, trong tập hợp “các xe
máy tay ga của Yamaha” thì Acruzo là một tên riêng, để phân biệt với các xe
Nozza, Grande, Janus, Sirius,…, mặc dù có hàng nghìn chiếc xe máy tay ga
Acruzo đời 2016 giống nhau như đúc. Tương tự trong tập hợp “các ngày tết
trong chu kì một năm”, thì Tết cơm mới là một tên riêng, để phân biệt, cá thể

hóa với các tên gọi tết khác, như Tết hàn thực, Tết đoan ngọ, Tết trung thu,…
Cũng vậy, trong tập hợp một “thập lục hoa giáp” (chu kì 60 năm) thì Đinh
Dậu là một tên riêng của năm, trong quan hệ với các năm khác như Nhâm,
Bính, Quý,…[16, tr.18]
Như vậy, tên riêng được định nghĩa từ nhiều góc độ khác nhau. Do đó,
việc đưa ra một khái niệm chính xác nhất về tên riêng là rất khó vì mỗi tác giả
đều có những lí luận riêng khi đưa ra quan điểm của mình. Tuy nhiên, quan
điểm của chúng tôi là tên riêng là một loại đơn vị từ vựng dùng để gọi tên một
cá thể đơn nhất, để phân biệt giữa cá thể này với cá thể khác.
Trong việc xác định kiểu loại của tên riêng, các nhà ngôn ngữ học trên
thế giới và ở Việt Nam đều có những quan điểm khác nhau như sau:
Đại điện là Huddleston và nhiều tác giả khác thì cho rằng “trên quan
điểm cú pháp học, tên riêng phải là một danh từ mà danh từ đó có thể có chức
năng của một cụm danh từ” [149, tr.96]. Ở Việt Nam, Mai Ngọc Chừ cho
rằng “danh từ được phân chia bước đầu thành hai lớp nhỏ là danh từ riêng và
danh từ chung” [6]. Nói như vậy có nghĩa là tên riêng (danh từ riêng) thuộc từ
loại danh từ.
Còn theo Nguyễn Tài Cẩn, “tên riêng đáng được tách ra thành một hệ
thống còn danh từ chung có thể với động từ và tính từ làm thành một hệ thống
khác tên riêng [3]. Nguyễn Văn Khang đưa ra quan điểm rất rõ ràng trong đề
tài nghiên cứu khoa học cấp Viện về Từ Hán Việt với tên chính người Việt “có
nên xếp tên riêng vào từ loại danh từ hay không và tên riêng có nên coi là
danh từ riêng trong mối quan hệ với danh từ chung hay không? Câu trả lời là
không” [39, tr. 40]. Trong một công bố mới gần đây của Phạm Tất Thắng về
tên người, ông cho rằng “Tên riêng được coi là một đơn vị từ vựng đặc biệt có
giá trị tương đương với từ, được gọi là Ngữ định danh tên riêng” [67]. Theo
Phạm Tất Thắng, “…các tên riêng không thỏa mãn các đặc trưng chủ yếu của
từ loại danh từ. Vì thế, chúng cần được tách khỏi danh từ làm thành một lớp

21



riêng, có cấu trúc - chức năng đặc biệt, khác hẳn với danh từ chung và các lớp
từ loại khác trong hệ thống ngôn ngữ” [64].
Chúng tôi nhất trí với quan điểm cho rằng nếu xếp tên riêng vào loại
danh từ và là danh từ riêng thì chưa thỏa đáng vì có nhiều điểm khác với danh
từ chung.
Như vậy, ở Việt Nam cũng như trên thế giới đã đưa ra nhiều định nghĩa
về tên riêng, song đến nay vẫn chưa có một định nghĩa nào được coi là thoả
mãn. Theo Phạm Tất Thắng, nếu xét trên bình diện nghĩa biểu vật và đặc điểm
ngữ pháp thì có thể xếp tên riêng vào nhóm danh từ và được gọi là danh từ
riêng. Nếu xét trên bình diện cấu trúc, thì tên riêng không đơn giản là từ mà
còn là một tổ hợp từ hay ngữ. Quan điểm của chúng tôi là cần tách tên riêng
ra thành một kiểu loại riêng mà không phải là thuộc danh từ hay cụm từ bởi
xét về ngữ nghĩa, cấu tạo, tên riêng mang những đặc thù khác hẳn với các
danh từ hay cụm từ bình thường khác.
Xác định tên người là một tổ hợp định danh nên chúng tôi thống nhất
sử dụng thuật ngữ “tổ hợp định danh nữ giới người Việt” cho đối tượng
nghiên cứu là tên riêng nữ giới người Việt.
Trong hệ thống tên người có nhiều loại tên khác nhau như pháp danh, nghệ
danh, biệt danh, bút danh, tên chính danh… Trong phạm vi nghiên cứu của đề
tài, chúng tôi chỉ tập thực hiện nghiên cứu tên chính danh của nữ giới người
Việt.
Theo quan điểm của Phạm Tất Thắng (2005) có hai cách phân loại tên
người đó là cách phân loại dựa vào chức năng và dựa vào phạm vi sử dụng.
Nếu xét về chức năng thì tên người phân biệt thành hai loại là tên chính thức
và tên không chính thức,…Nếu căn cứ vào phạm vi sử dụng thì có thể phân
thành hai loại là tên thường dùng và tên không thường dùng. Theo logic phân
loại tên người của ông thì tên chính thức của người Việt thường gọi bằng tên
thật, tên chính, tên chính danh, tên khai sinh, tên nguyên hoặc tên cái [63,

tr.61,62]. Như vậy, với giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài là tên chính
danh, chúng tôi đưa ra quan điểm về tên chính danh như sau:
Về định nghĩa, tên chính danh là tên chính thức của mỗi cá nhân, được sử
dụng một cách thường xuyên trong cuộc đời mỗi con người, có vai trò quan
trọng nhất trong các hình thức tên gọi của mỗi người, có giá trị về mặt pháp lí
trong việc định danh cho mỗi cá nhân.
22


Về phạm vi sử dụng, tên chính danh được sử dụng trong phần lớn các hoạt
động giao tiếp, trong các văn bản hành chính, pháp lí như giấy khai sinh,
chứng minh thư, thẻ căn cước, hộ chiếu, sổ hộ tịch, hợp đồng, văn bằng, chứng
chỉ,…
Về đặc trưng, tên chính danh có tính bền vững (tên được cha mẹ đặt cho từ
khi sinh ra và gần như được sử dụng đến hết cuộc đời), tính pháp lí (tên được
đăng kí chính thức trong các sổ hộ tịch của cơ quan quản lí ở địa phương và
được sử dụng trong các văn bản hành chính của Nhà nước) và tính phổ biến
(tên được sử dụng trong phạm vi rộng lớn, trong mọi hoàn cảnh gia tiếp).
1.2.1.3. Vấn đề nghĩa của tên riêng
Tên có nghĩa hay không có nghĩa, đó là chủ đề hấp dẫn thu hút được
các ý kiến đa chiều của các nhà khoa học. Có những ý kiến cho rằng tên có
nghĩa, đối lập với quan điểm này lại có những ý kiến cho rằng tên không có
nghĩa. Vấn đề nghĩa của tên riêng gắn liền với bản chất của tên.
Đi đầu trong quan điểm tên riêng không có nghĩa đó là Mill (1843) –
một triết gia người Anh. Ông cho rằng: tên riêng không có nghĩa hàm chỉ
(connotative meaning). Theo ông, tên riêng chỉ ra những cá nhân mà được gọi
bằng chính cái tên đó, nhưng không bao hàm ý nghĩa biểu niệm của từ dùng
để đặt tên. Ông chứng minh quan điểm của mình bằng ví dụ với cái tên
George của một người bình thường và King George III (Vua George III). Ông
chỉ ra rằng ở ví dụ này, tên George không đưa ra được ý nghĩa gì về thứ bậc

cũng như thông tin giữa hai con người (một người được đặt tên là George và
ông vua George III của Anh) [197, tr33-34]. Cũng theo trường phái này có
Kripke, ông cho rằng tên riêng chỉ gọi tên một sự vật một cách cứng nhắc và
không có nghĩa hàm chỉ. Nếu tên riêng có nghĩa thì dường như nghĩa biểu vật
của tên riêng sẽ thay đổi trong các thế giới khác nhau [152].
Đối lập với quan điểm này, Frege – nhà toán học, triết học nổi tiếng ở
Đức lại cho rằng tên riêng có nghĩa. Frege cho rằng “nếu thay đổi nội dung
của những tên cùng tham chiếu thì sẽ thấy tên riêng có nghĩa. Ông chứng
minh cho quan điểm của mình bằng ví dụ nếu X (sao Mai) và Y (sao Hôm) là
tên của cùng một loại sự vật S (ngôi sao), khi đó nếu coi khái niệm chung là S
= S (ngôi sao là ngôi sao) thì có nghĩa X = Y, tức là sao Mai (sao mọc vào
buổi sáng) và sao Hôm (sao mọc buổi tối) giống nhau là hoàn toàn sai [trích
theo 188, tr.25-28]. Như vậy, cùng giá trị tham chiếu là ngôi sao, nhưng mỗi
23


sao lại có một cái tên riêng. Ý nghĩa của tên riêng đó là để phân biệt ngôi sao
này với ngôi sao khác.
Việt ngữ học cũng tồn tại hai trường phái khác nhau về vấn đề nghĩa
của tên riêng. Hoàng Phê theo trường phái tên riêng không có nghĩa. Ông cho
rằng tên riêng là những kí hiệu thuần túy không có nghĩa. Có những tên riêng
vốn có nghĩa thì cái nghĩa đó thường cũng không ai nghĩ đến, nó trở thành vô
nghĩa [50]. Trái ngược với trường phái này có Hoàng Tuệ, ông cho rằng tên
riêng không phải là một con số, một cái nhãn chỉ có tác dụng để phân biệt, mà
là một biểu trưng [82]. Cùng lập trường quan điểm tên riêng có nghĩa, Bình
Long cho rằng “ngoài các mặt cấu tạo, chính tả, phát âm và cách dùng khi
xưng hô, tên riêng của các nước, các dân tộc còn đáng được tìm hiểu về mặt
nghĩa” [46].
Để đưa ra quan điểm về vấn đề này, chúng tôi xem xét tên riêng trong
trường hợp cụ thể - đó là tên người. Tên người dùng để gọi tên cho từng cá

thể riêng biệt và là phương tiện quan trọng trong giao tiếp để phân biệt giữa
cá nhân này với cá nhân khác. Như vậy, tên người có nghĩa hay không?
Về ý nghĩa của tên người (tên chính danh), Phạm Tất Thắng (1996) cho
rằng tên người là một đơn vị có nghĩa, nó mang chức năng biểu đạt (giúp ta
nhận biết được đối tượng) và là loại nghĩa hàm chỉ [59, tr.79]. Dựa theo đặc
điểm từ vựng – ngữ nghĩa của từ, tên riêng người Việt có các loại (các trường)
nghĩa hàm chỉ sau: sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội, con người, trạng thái
tâm sinh lí của con người.
Dương Kỳ Đức quan niệm nghĩa của tên riêng chỉ người (nhân danh) là
một loại nghĩa văn hàm, phản ánh văn hóa của một cộng đồng người. Cụ thể,
theo ông, tên riêng có nghĩa, nhưng đấy không phải là nghĩa khái niệm như ở
thực từ, mà là nghĩa văn hàm. Khác với nghĩa ngữ hiệu là cái biểu đạt khái
niệm, cái phản ánh các đặc trưng chung của đối tượng được con người nhận
thức qua thực tiễn xã hội, nghĩa hàm văn là một hàm tố văn hóa của từ, chứa
đựng động hình văn hóa, tức là chứa đựng cái cách riêng trong việc tạo ra đối
tượng hoặc thao tác với nó hay trong cảm nhận của nó bởi một cộng đồng
ngôn ngữ. Với quan niệm đó, nghĩa của tên riêng không phải chỉ là sự hàm
chỉ, mà được hiểu rộng hơn, nó là cái hàm tích động hình văn hóa, hàm tích
cái cách cảm nhận đầy bản sắc của một cộng đồng người. Chẳng hạn, tên
người Việt hàm tích tín ngưỡng phồn thực (Bòi, Hĩm,…), tín ngưỡng sùng bái
24


tự nhiên (Mây, Nguyệt, Tuyết, Thu, Xuân,…), đề cao nông nghiệp (Lúa, Bưởi,
Chanh, Lụa, Lượt,…), sùng bái người đã chết (kiêng đặt tên trùng với tên tổ
tiên), tâm lí dung hợp, hòa điệu (Thảo, Thủy, Ngọc, Nôen, Lêna,…) [4].
Sau khi phân tích quan điểm về nghĩa trong tên người của các nhà khoa
học trong và ngoài nước, chúng tôi cho rằng tên người có nghĩa. Nghĩa ở đây
không phải hiểu theo cách là tổng hợp các đặc trưng ngữ nghĩa khái quát hóa
và phản ánh một cách có chọn lọc một tập hợp các sự vật đồng nhất (như

thường thấy ở các thực từ), mà là thông tin có tính chất lịch sử - văn hóa hoặc
có tính chất xã hội, thường gắn liền với một thời đại nhất định, một cộng đồng
xã hội nhất định (họ tộc, tầng lớp, cư dân địa phương,…) và phản ánh thị hiếu
cũng như tập tục, thói quen và các sắc thái tình cảm, cảm xúc. Từ một khía
cạnh khác, nếu quan niệm nghĩa của từ là một hình thức tồn tại của ý thức xã
hội, phản ánh sự tri nhận theo cách riêng của mỗi cộng đồng người là chủ thể
của ngôn ngữ, thì nghĩa của tên người không phải là nghĩa ngữ hiệu (biểu đạt
khái niệm, phản ánh các đặc trưng chung của loạt đối tượng giống nhau được
cộng đồng người tri nhận) mà là nghĩa văn hàm (chứa đựng các cách riêng
trong việc tri nhận một con người riêng biệt, như một cá nhân biệt lập, cụ
thể).
Như vậy, nghĩa của tên nữ giới được phân tích trong đề tài không phải
là nghĩa của thực từ mà là nghĩa biểu trưng theo cách phân tầng nghĩa của
Lê Quang Thiêm. Ông cho rằng “Khởi nguyên nội dung tên riêng không nói
gì về cái được gọi tên. Một bộ phận tên riêng thể hiện ước muốn, hi vọng có
tính văn hóa – xã hội được gửi gắm của chủ đặt tên trở thành nội dung nghĩa”
[76, tr.125]. Ý nghĩa này do người đặt tên lựa chọn và mang trong đó một ước
vọng của người đặt tên. Khi một người có tên là Rosy (tên nữ giới người Anh)
hay Hồng (tên nữ giới người Việt) không có nghĩa người được đặt tên đó là
một bông hồng mà cái tên đó gợi lên ý nghĩa về một loài hoa đẹp, có thể
mang trong tên đó là ước vọng, mong muốn của ông bà, cha mẹ về một người
con gái đẹp tựa như hoa. Quan điểm này có nhiều nét tương đồng với Nguyễn
Văn Khang “Nghĩa của tên riêng không hoàn toàn độc lập với nghĩa từ vựng
của những từ ngữ dùng làm tên riêng mà nghĩa của tên riêng được xây dựng
trên cơ sở nghĩa hay là được gợi ra từ nghĩa của từ” [39, tr.40].
Cũng về vấn đề này nhưng dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận,
Trần Văn Cơ cho rằng nghĩa biểu trưng là kết quả của quá trình con người sử
25



×