VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHAN XUÂN PHỒN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA
MỘT SỐ NHÓM NHẬP CƯ ĐẾN THÀNH PHỐ VINH
Chuyên ngành : Ngôn ngữ học
Mã số : 62 22 02 40
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
HÀ NỘI - 2014
Công trình được hoàn thành tại: Học viện khoa học Xã hội
Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Vũ Kim Bảng
Phản biện 1: GS. TS. Nguyễn Thiện Giáp
Phản biện 2: PGS. TS. Hà Quang Năng
Phản biện 3: PGS. TS. Trần Thị Trung Toàn
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học Viện họp
tại Học Viện Khoa Học Xã hội
Vào hồi …….giờ…….phút, ngày … tháng…… năm ………
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện :
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
1. Phan Xuân Phồn: Vai trò của phương ngữ đối với việc giảng dạy từ ngữ ở
trường phổ thông. (Phương ngữ miền Trung- Tiếng Việt IV) (Bài báo
đăng tải trên Ngữ học trẻ năm 1998 của Hội ngôn ngữ học Việt Nam,
trang từ 71-75).
2. Phan Xuân Phồn: Vận dụng trò chơi vào trong tiết dạy tiếng Việt cho học
sinh cấp tiểu học. trang từ 87-89.(Bài báo đăng tải trên Ngữ học trẻ năm
2000 ).
3. Phan Xuân Phồn (12/2008), “Phương thức cấu tạo từ trong phương ngữ
Nghệ Tĩnh” Tạp chí giáo dục , số 12, tr54-56.
4. Phan Xuân Phồn (11/2011), “Đặc điểm thanh điệu trong cách phát âm của
người Nghi Lộc” Tạp chí giáo dục, số 12 , tr68-70.
5. Phan Xuân Phồn (12/2012), “Sự du nhập tiếng nói của các cư dân nơi
khác vào thành phố Vinh - Bến Thuỷ trước Cách mạng”, Tạp chí Ngôn
ngữ & đời sống , số 12, tr31-35.
6. Phan Xuân Phồn (03/2013), “Về các âm chính ɔ và o trong tiếng tiếng
địa phương Nghệ Tĩnh (Qua khảo sát cư dân thành phố Vinh và các vùng
lân cận khác)”,Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống , số 03, tr17-19.
MỞ ĐẦU
1. Lý do mục đích chọn đề tài
1.1. Căn cứ vào lịch sử phát triển của thành phố cũng như vai trò, vị trí
của nó trong khu vực, có thể nói Vinh là địa phương đại diện cho sự hội tụ
đầy đủ những nét đặc thù nhất của vùng Nghệ An nói riêng và của vùng Bắc
Trung Bộ nói chung, trong đó ngôn ngữ cũng không phải là một ngoại lệ.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của thành phố trong thời kỳ hội nhập, Vinh
trở thành trung tâm hội tụ của các cư dân tập trung đến từ nhiều vùng miền
khác nhau đến học tập, làm ăn, sinh sống. Điểm này đã làm cho phương ngữ
Nghệ Tĩnh nói chung và tiếng Vinh nói riêng không còn giữ được những nét cổ
xưa mà ngày càng phong phú, đa dạng và phức tạp.
1.2. Chuyển cư về các trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội, các cộng đồng
chuyển cư phải tìm cách thích nghi với môi trường sống mới. Sự thích nghi có
lẽ sẽ diễn ra trên nhiều mặt và ngôn ngữ không phải là một ngoại lệ. Sự biến
đổi này phản ánh một khuynh hướng tất yếu trong những hành vi xã hội của
con người để thích ứng với một môi trường mới.
1.3. Để hòa nhập vào cộng đồng ngôn từ của cư dân Vinh, dù có ý thức
hay không có ý thức về sự biến đổi thì những người nhập cư vẫn ít nhiều chịu
ảnh hưởng, thậm chí học theo những hình thái ngôn từ của cư dân Vinh.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu đặc điểm ngôn
ngữ của một số nhóm nhập cư từ Nghi Lộc đến thành phố Vinh, nghiên cứu
những mặt biểu hiện hoạt động của lời nói. Đề tài đặt ra vấn đề quan sát quá
trình biến đổi ngôn từ của cư dân Nghi Lộc về định cư và sinh sống ở Vinh,
nhằm chỉ ra xu hướng bảo lưu và biến đổi về mặt lời nói của nhóm chuyển
cư do tác động của các nhân tố xã hội.
2. Lịch sử nghiên cứu
Nằm trong vùng phương ngữ Trung, một vùng phương ngữ có vị trí
quan trọng đối với nghiên cứu lịch sử tiếng Việt. Bộ mặt phương ngữ Nghệ
Tĩnh hiện lên qua những nét khái quát phác thảo trong công trình nghiên
cứu: "Tiếng Việt trên mọi miền đất nước" của Hoàng Thị Châu, qua "Một
vài nhận xét bước đầu về ngữ âm và ngữ nghĩa từ địa phương Nghệ Tĩnh"
của M.B. Emeneau, hay "Thử tìm hiểu giọng nói chung cả nước" của Bùi
Văn Nguyên. Gần đây đã có một số công trình đi sâu nghiên cứu sự biến
đổi của ngôn ngữ trong thời kỳ hội nhập; Nghiên cứu sự biến đổi và bảo lưu
ngôn từ của các cộng đồng cư dân từ các phương ngữ khác đến Hà Nội của
tác giả Trịnh Cẩm Lan; Nghiên cứu "Đặc điểm ngữ âm của phương ngữ
Nghệ Tĩnh" của tác giả Nguyễn Hoài Nguyên (luận án TS 2003); Nghiên
cứu "Từ và ngữ nghĩa của từ trong phương ngữ Nghệ Tĩnh" - 2008 của tác
giả Hoàng Trọng Canh song nghiên cứu, tìm hiểu sự biến đổi ngôn ngữ
1
của các cư dân nhập cư đến thành phố Vinh cho đến nay chưa có một công
trình nào đề cập tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ
của một số nhóm nhập cư từ Nghi Lộc đến thành phố Vinh.
Chúng tôi chọn những cư dân huyện này vì: thứ nhất từ góc độ xã hội,
cộng đồng cư dân huyện Nghi Lộc là một cộng đồng lớn và có thể nói là
lớn nhất so với các cư dân cộng đồng khác ở Vinh. Lý do thứ hai từ góc độ
ngôn ngữ, tiếng Nghi Lộc cho tới nay còn bảo lưu được nhiều yếu tố cổ
trong các thổ ngữ tiếng Việt, sự khác biệt giữa tiếng Nghi Lộc với tiếng
Vinh nói riêng và ngôn ngữ phổ thông nói chung là rất dễ nhận thấy và khá
điển hình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Nghiên cứu những đặc điểm ngữ âm trong hoạt động nói năng
(bảo lưu hay biến đổi) của các nhóm người Nghi Lộc đến cư trú tại Vinh bị
những nhân tố xã hội khác nhau chi phối.
3.2.2. Sự biến đổi ngữ âm đó thể hiện ở các tiểu hệ thống:
- Hệ thống phụ âm đầu
- Hệ thống vần cái
- Hệ thống thanh điệu.
4. Mục đích nghiên cứu
4.1. Luận án là sự vận dụng những cơ sở lý thuyết và phương pháp của
ngôn ngữ học xã hội để khảo sát sự biến đổi ngôn ngữ, đặc biệt là sự biến
đổi về mặt ngữ âm của cộng đồng cư dân Nghi Lộc nhập cư tới thành phố
Vinh theo những độ tuổi khác nhau.
4.2. Kết quả nghiên cứu của luận án là một minh chứng cho quá trình
biến đổi, hội tụ và phân ly trong tiếng Việt qua một vùng phương ngữ.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa khung lý thuyết phục vụ cho luận án.
- Khảo sát các nhân tố xã hội ảnh hưởng đến sự biến đổi ngôn ngữ của
một số nhóm nhập cư đến thành phố Vinh.
- Khảo sát sự biến đổi các yếu tố chiết đoạn (bảo lưu và biến đổi).
- Khảo sát sự biến đổi các yếu tố siêu đoạn ( bảo lưu và biến đổi).
- Cộng đồng cư dân Nghi Lộc đến định cư tại Vinh sử dụng các biến
thể đó như thế nào trong lời nói? Loại biến thể nào được sử dụng nhiều, loại
nào được sử dụng ít
- Việc sử dụng đó có biến đổi gì so với khi họ chưa du nhập vào địa
giới của Vinh? cái gì biến đổi, cái gì còn giữ lại.
2
- Việc sử dụng các biến đổi ngôn ngữ có liên quan gì đến biến thể xã
hội, đến trình độ văn hoá, tuổi tác, thời gian định cư hay không ?
- Tiến hành phân tích, đánh giá để xác định mức độ biến đổi, mức độ
ảnh hưởng.
6. Phương pháp nghiên cứu và tư liệu nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu
a, Phương pháp điều tra điền dã
b, Phương pháp miêu tả
c, Phương pháp so sánh đối chiếu
d, Phương pháp phân tích ngữ âm thực nghiệm
6.2.Tư liệu nghiên cứu
(1) Thu thập tư liệu các nhân tố xã hội (xem bảng hỏi)
(2) Thu thập tư liệu nói năng của các nhóm chuyển cư (xem bảng từ)
(3) Tư liệu ghi âm kín lời nói tự nhiên
(4)Tư liệu phỏng vấn trực tiếp bao gồm:
+ Tư liệu ghi âm giọng đọc của các CTV đối với các đoạn văn, các
bảng từ được thiết kế sẵn theo định hướng điều tra (4 bảng từ ở phần đầu
luận án).
+ Tư liệu ghi âm những câu trả lời phỏng vấn trực tiếp theo định hướng
điều tra.
(5) Tư liệu phỏng vấn gián tiếp gồm:
Để thu được các nguồn tư liệu này, chúng tôi đã chọn được 72 CTV
thuộc cộng đồng NGL tại Vinh và 72 người gốc Nghi Lộc, hiện vẫn đang
sống ở NGL để làm đối chứng.
7. Xử lý tư liệu
a, Tư liệu các nhân tố xã hội bằng phương pháp thống kê, phân loại
b, Tư liệu ngôn ngữ nói bằng phương pháp phân tích ngữ âm thực
nghiệm.
c, Chương trình phân tích ngữ âm Praat2000:
d, Màn hình dưới hiển thị đường nét của tần số cở bản (F
0
) được vẽ
bằng các đường nét khác nhau.
e, Nguồn tư liệu từ các máy ghi âm chuyên dụng được nghe đi nghe lại
để thẩm nhận âm thanh (đối với những âm vị siêu đoạn tính) và để xác định
các biến thể được sử dụng đối với các âm vị đoạn tính.
f, Tất cả các tư liệu thu được (bao gồm cả tư liệu từ phiếu điều tra)
được nhập vào chương trình phần mềm phân tích dữ liệu để xử lý.
3
8. Những đóng góp mới của luận án
8.1. Luận án đã chứng minh được rằng các cư dân khi chuyển vùng
phương ngữ thì ngôn từ của họ, qua thời gian, sẽ biến đổi để thích nghi với
môi trường mới
8.2. Luận án sẽ góp phần chứng minh tính đúng đắn trong lý thuyết về
biến thể của ngôn ngữ học xã hội, đó là các phương ngữ mạnh hay các yếu
tố của phương ngữ mạnh thường có xu hướng lấn át các phương ngữ yếu
hay các yếu tố của phương ngữ yếu.
8.3. Luận án còn góp một phần nhỏ để giải quyết một số vấn đề thực
tiễn đang đặt ra hiện nay, đó là: cách dùng ngôn từ trong giao tiếp, trong các
văn bản, cách phát âm trong nhà trường; cách phát âm, cách đọc trên các
phương tiện thông tin đại chúng ở thổ ngữ Vinh.
9. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án gồm có 3 chương với các nội
dung chính sau:
Chương 1: Những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài luận án
Chương 2: Sự biến đổi các yếu tố chiết đoạn của một số nhóm nhập cư
từ Nghi Lộc tới thành phố Vinh
Chương 3: Sự biến đổi các yếu tố siêu đoạn của một số nhóm nhập cư
từ Nghi Lộc tới thành phố Vinh
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Dẫn nhập
1.2. Phương ngữ - sự biểu hiện của tính đa dạng ngôn ngữ
* Với tư cách là biến thể của một ngôn ngữ, phương ngữ thường được
dùng trong một phạm vi địa lí hay một phạm vi xã hội nhất định. Có những
phương ngữ được dùng trong phạm vi địa lý - xã hội.
* Một phương ngữ cụ thể nào đó không hoàn toàn độc lập mà phải
được xem xét trong mối quan hệ giữa bản thân nó với ngôn ngữ mà nó là
biến thể và với cả những phương ngữ khác cùng là biến thể của ngôn ngữ
chung đó.
* Về năng lực hành chức trong một xã hội nào đó thì chức năng của
phương ngữ bao giờ cũng hẹp hơn ngôn ngữ toàn dân.
1.3. Phương ngữ thành thị - một vài đặc điểm
1.3.1. Khái niệm thành thị
1. Thành thị như một tổ chức xã hội
2. Thành thị như một tệ nạn
4
3. Thành thị như một lối sống
1.3.2. Thành thị trong sự so sánh với nông thôn
Những khác biệt giữa hai loại hình không gian xã hội đó được xác định
dựa trên: 1) Cơ cấu tổ chức xã hội; 2) Trình độ phát triển; 3) Những đặc
điểm về lối sống.
1.4. Về cách hiểu thuật ngữ ngôn ngữ thành thị (langue urbane)
Phương ngữ thành thị (urban dialect) là một thuật ngữ đã được sử dụng
từ lâu trong phương ngữ học để gọi biến thể của một ngôn ngữ nào đó ở
khu vực thành thị.
Peter Trudgill (1974) trong “Những vấn đề ngôn ngữ học xã hội” cũng
đề cập đến một số phạm vi nghiên cứu của phương ngữ học.
Werner F. Leopold (1970) khi nói đến vấn đề tiếp xúc và hòa nhập giữa
các phương ngữ, ông cũng đề cập đến sự hòa nhập giữa phương ngữ thành
thị và phương ngữ nông thôn nhờ yếu tố con người(chủ yếu là sự di dân).
Ở Canada, Wardhaugh (1990) khi bàn đến những vấn đề liên quan đến
phương ngữ có đưa ra sự phân biệt giữa hai thuật ngữ: Phương ngữ (dialect)
và thổ ngữ (patois).
Keith Walter (1990), trong một chuyên luận về phương ngữ học [108]
có riêng một phần lớn viết về phương ngữ thành thị.
Ở Việt Nam, Hoàng Thị Châu cũng nói đến một vài đặc điểm của
phương ngữ thành thị. Theo bà: “Ngôn ngữ ở các thành phố, các thị xã
thường là cái cầu nối giữa ngôn ngữ văn học với các phương ngữ.” Một
thành phố bất kỳ, dù lớn hay nhỏ, thì cũng là nơi hội tụ cư dân từ nhiều
vùng khác nhau.
Như vậy, các nhà phương ngữ học trong và ngoài nước đều có chung
một cách nhìn nhận về sự tồn tại phương ngữ thành thị và đặc điểm của nó
thường là một hình thái ngôn ngữ có nhiều đặc điểm gần với ngôn ngữ của
toàn dân tộc.
1.5. Cách tiếp cận phương ngữ thành thị
Phương ngữ học thành thị với đối tượng là các biến thể ngôn ngữ và xã
hội ở khu vực thành thị - nơi hội tụ và thu hút dân cư từ nhiều vùng miền
khác nhau - cũng ra đời cùng với những thay đổi có tính chất cách mạng
trong ngôn ngữ học để tạo nên một trường phái mới, một cách tiếp cận mới
với đối tượng chung là lời nói chứ không phải ngôn ngữ nữa. Có thể nói,
nếu phương ngữ học nông thôn nghiên cứu phương ngữ chủ yếu dưới góc
độ địa lý thì phương ngữ học thành thị nghiên cứu phương ngữ chủ yếu
dưới góc độ xã hội.
5
1.6. Ngôn ngữ thành thị như một lối giao tiếp
Quan niệm về phương ngữ thành thị, nhìn chung các nhà nghiên cứu đã
thống nhất ở một số đặc điểm nổi bật sau :
- Là một hình thái cao có phương ngữ (H: hight) trong sự tương quan
đối lập với hình thái thấp (L:low) là phương ngữ nông thôn; gần với ngôn
ngữ toàn dân, có thể coi là bán phương ngữ.
- Phương ngữ thành thị là cầu nối giữa ngôn ngữ văn học và phương ngữ.
- Phương ngữ thành thị thường tiến bộ hơn phương ngữ nông thôn.
- Phương ngữ thành thị góp phần vào việc đẩy mạnh quá trình thống
nhất ngôn ngữ.
- Mọi sự tiến bộ, cách tân trong ngôn ngữ đều bắt đầu từ thành thị lớn
rồi lan truyền đến thành thị nhỏ sau đó mới đến nông thôn.
1.7. Một số khuynh hướng nghiên cứu
Ngôn ngữ thành thị đã được tập trung nghiên cứu theo 3 hướng sau đây:
1) Trước hết là đời sống ngôn ngữ ở các thành phố đa ngữ (chủ yếu ở
các nước đang phát triển), với quan hệ của các ngôn ngữ cùng vai trò, vị thế
của chúng ở môi trường đa ngữ.
2) Tiếp đó là những nghiên cứu hướng vào việc tìm hiểu đặc trưng sử
dụng ngôn ngữ của cộng đồng xã hội thành thị trong việc tổ chức không
gian xã hội của các tiểu cộng đồng, các nhóm xã hội, và vấn đề thích nghi
ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp trong bối cảnh thành thị (căn cứ trên việc
phân tích diễn ngôn).
3) Một mảng đề tài nữa cũng rất được chú trọng đó là sử dụng ngôn từ
của lớp trẻ ở thành phố và nông thôn. Thành phố vừa được coi là thị trường
ngôn ngữ, vừa là nơi sản sinh ngôn từ, cũng đồng thời là lò “ngốn” ngôn từ.
1.8. Các nhân tố xã hội ảnh hưởng đến sự biến đổi ngôn ngữ của
một số nhóm nhập cư Nghi Lộc tới thành phố Vinh
1.8.1. Tuổi tác
Đối tượng nghiên cứu của luận án này sẽ được hiểu theo hai điệu: Thứ
nhất là tuổi với nghĩa “tuổi đời” của một con người, và thứ hai là tuổi với
nghĩa “tuổi đến thành phố Vinh”.
1.8.2. Thời gian định cư
Thời gian đó dài hay ngắn tùy thuộc vào khả năng thích nghi cũng như
hoàn cảnh sống của từng người.
1.8.3. Trình độ văn hóa
Cộng đồng NGL đến thành phố Vinh chiếm số lượng nhiều nhất và chủ
yếu để học tập, công tác, làm ăn, buôn bán.
1.8.4. Trình độ ngoại ngữ
6
Do tương quan giữa hai nhân tố xã hội này mà số lượng người biết ngoại
ngữ trong số CTV của chúng tôi rất lớn:
- Biết ngoại ngữ: 47 người, chiếm 75,81%
- Không biết ngoại ngữ: 15 người, chiếm 24,19%
1.8.5. Giới tính
Vấn đề giới được bàn đến từ hai góc độ. Thứ nhất là ngôn ngữ để nói về
mỗi giới, đó là sự khác biệt giữa những phạm vi, những phương tiện ngôn
ngữ chỉ có thể dùng cho giới này mà không thể dùng cho giới khác. Thứ hai là
ngôn ngữ mà mỗi giới sử dụng, đó là sự khác nhau về cách diễn đạt, cách sử
dụng ngôn ngữ của mỗi giới để biểu hiện cùng một vấn đề. Trong luận án
này, giới được chúng tôi xem xét từ góc độ thứ hai.
1.8.6. Mô hình hôn nhân
Theo tiêu chí về mô hình hôn nhân, có thể phân loại các CTV thành các
nhóm sau đây:
- Nhóm chưa có gia đình: 24 người, chiếm 34,9%
- Nhóm đã có gia đình: 48 người, trong đó:
+ Vợ (hoặc chồng) cùng Nghi Lộc: 23 người, chiếm 32,8%
+ Vợ (hoặc chồng) quê ở một vùng thuộc phương ngữ khác: 26 người,
chiếm 32,3%.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
(1)Từ những kết quả nghiên cứu, khảo sát trong và ngoài nước, cũng
như thông qua những đánh giá, phân tích về tình hình và xu hướng nghiên
cứu có thể thấy, ngôn ngữ thành thị đã trở thành đối tượng nghiên cứu thực
thụ của chuyên ngành NNHXH.
(2) Ảnh hưởng đến sự biến đổi trên đây là hàng loạt những nhân tố xã
hội, tâm lý khác nhau của chủ thể giao tiếp như giới tính, tuổi đời, tuổi đến
thành phố Vinh, thời gian định cư ở thành phố Vinh, rồi trình độ văn hóa,
khả năng ngoại ngữ, mô hình hôn nhân. Mức độ ảnh hưởng của những nhân
tố này không giống nhau, có nhân tố không ảnh hưởng quyết định, có nhân
tố có ảnh hưởng quan trọng và cũng có những nhân tố không ảnh hưởng
quyết định nhưng góp phần tạo nên kết quả biến đổi.
(3) Qua những gì đã khảo sát, chúng tôi nhận thấy sự biến đổi phát âm
theo hướng nhích lại gần cách phát âm thành phố Vinh của cộng động Nghi
Lộc là một hiện thực. Quy luật này phản ánh một xu hướng hội tụ và tích
hợp những yếu tốt có lợi cho hoạt động giao tiếp.
7
Chương 2
SỰ BIẾN ĐỔI CÁC YẾU TỐ CHIẾT ĐOẠN
CỦA MỘT SỐ NHÓM NHẬP CƯ TỪ NGHI LỘC TỚI
THÀNH PHỐ VINH
2.1. Vài nét về lịch sử, địa lý huyện Nghi Lộc
2.2.Đặc điểm hệ thống phụ âm đầu giọng Nghi Lộc
- Âm [b] trong tiếng phổ thông được ghi nhận là một âm môi – môi, tắc
và hữu thanh. Tuy nhiên người Nghi Lộc phát âm có khác biệt: trước khi
chuẩn bị phát âm có hiện tượng tắc thanh hầu và có sự rung nhẹ của hai dây
thanh, tiếp đến là động tác khép môi chặt rồi bật ra.
- Âm [d] trong tiếng phổ thông là một phụ âm đầu lưỡi – lợi tiếp ngạc,
tắc và hữu thanh. Nhưng ở tiếng Nghi Lộc thì [d] được phát âm như một âm
đầu lưỡi răng, trước khi phát âm có hiện tượng tắc thanh hầu nhẹ, hai dây
thanh chạm nhẹ trước khi làm cho [d] ở đây trầm và tối hơn [d] ở tiếng phổ
thông
- Âm [m] Nghi Lộc tương ứng với các âm [b] và [v] trong tiếng phổ
thông. Chẳng hạn như: me [m
ε
]
- Âm [l] ở âm [l] ở Nghi Lộc có tương ứng với các âm: [ɲ], [c], [t’],[t]
chẳng hạn như các trường hợp: lặt [lăt
6
] – nhặt [ɲăt
6
],
- Âm [X] trong tiếng phổ thông là một âm gốc lưỡi, xát và vô thanh, tuy
nhiên ở tầng lớp người trung niên và cao tuổi ở Nghi Lộc, âm [X] được phát
âm như là một âm tắc, bật hơi [X’], ví dụ: khun [X’unɻ] (khôn).
- Âm [v] trong tiếng phổ thông là một âm xát, môi – môi và hữu thanh.
Tuy nhiên trong tiếng Nghi Lộc âm [v] lại được thể hiện thành một phụ âm
môi – môi, tắc và hữu thanh gần giống như [b], ví dụ: vấp [bɤp1], vui
[buiɻ].
2.3. Nguyên âm tiếng Nghi Lộc
Về cơ bản các nguyên âm trong tiếng Nghi Lộc không có gì khác nhiều
so với các nguyên âm trong tiếng Việt phổ thông, ngoại trừ thêm âm /o/
trong một số ít các âm tiết kiểu: lôông (trồng), gôộc (gốc), nhôông (chồng),
mà thực ra chỉ là /o/ bình thường, có điều trước /ɳ, k/ không bị ngắn lại như
trong tiếng Bắc; cũng vì lý do /εˇ, ɔ/ không tồn tại trong những vần như
anh/ach, ong/oc; còn lại vẫn đủ 9 nguyên âm dài / i, e, ɛ, ɯ, ɤ, a, u, o, ɔ/; 2
nguyên âm ngắn / ɤ, ă / và 3 nguyên âm đôi / ie, ɯɤ, uo/. Tuy nhiên chúng
cũng có một số kiểu biến âm khác như sau:
- [i] đôi khi được phát âm thành một nguyên âm chuyển sắc [
e
i], ví dụ:
chi [c
e
iɻ]. [i] ở Nghi Lộc có sự tương ứng với [ɤ] và [ă] trong tiếng phổ
8
thông. Đó là các trường hợp như: chí [ciɻ] – chấy [cɤj ɻ], mi [miɻ] – mày
[măjɻ].
- [e] đôi khi cũng được thể hiện thành nguyên âm chuyển sắc [
ε
e]; lưỡi
khi ban đầu cấu âm nâng thấp như cấu âm [ε], sau đó lưỡi nâng lên mức
vừa như cấu âm [e]. Ở Nghi Lộc tương ứng với [ε] và [ie] trong tiếng phổ
thông, ví dụ: mệ [meɻ] – mẹ [mεɻ], tề [teɻ] – kìa [kieɻ].
- [ɯ] ở Nghi Lộc có xu hướng được phát âm thành [ɤ]. Ở Nghi Lộc
cùng tồn tại hai âm chính [ɯ] và [ɤ] trong các cặp âm tiết kiểu như:
thư/thơ, lừ/lờ, cớ/cứ, giừ/giờ, mự/mợ….
- [ɤ] ở Nghi Lộc thường được phát âm thành [a] trong tiếng phổ thông;
ở Nghi Lộc tương ứng với [ɯ] và [ɯɤ] trong tiếng phổ thông: ví dụ thơ
[tɤɻ] – thư [tɯɻ], nhợ [ɲɤɻ] – nhựa [ɲɯɤɻ].
- [a] ở Nghi Lộc có xu hướng được phát âm thành [ɐ] có sự dịch
chuyển từ không tròn môi thành tròn môi và có sự kéo dài trường độ. Khi
đó người Nghi Lộc phát âm: bà ta [baɻ taɻ] > [bɐɻtɐɻ]. [a] ở đây có sự
tương ứng duy nhất với nguyên âm đôi [ɯɤ], lả [laɻ] – lửa [lɯ ɤɻ ].
2.4. Vài nét về lịch sử, địa lý và cư dân thành phố Vinh
2.4.1. Vài nét về lịch sử, địa lý thành phố Vinh
Thành phố Vinh thuộc vùng kẻ Vang hoặc kẻ Vịnh ngày xưa. Sau đó,
lần lượt đổi thành Kẻ Vinh, Vinh Giang, Vinh Doanh, Vinh Thi. Cuối cùng,
tên chính thức của thành phố được rút gọn lại thành một tiếng là Vinh và
tồn tại mãi cho đến tận bây giờ.
2.4.2. Vài nét về cư dân thành phố Vinh
2.4.2.1. Tăng tự nhiên
2.4.2.2. Tăng cơ học
Định chung về số liệu tăng trưởng dân số của toàn Thành phố Vinh
Năm 1997 2000 2005 2007 2008 2009 2011 2013
Tỷ lệ tăng
chung
2,30% 1,96% 1,89% 1,79% 1,91% 2,01% 2,33% 2,38%
Tỷ lệ tăng tự
nhiên
16,15‰ 13,09‰ 11,80‰ 11,96‰ 12,09‰ 15,3% 18,03% 18,8%
Tỷ lệ tăng cơ
học
6,85‰ 6,51‰ 7,1‰ 5,94‰ 7,01‰ 7,01‰ 7,3‰ 7,36‰
Bảng 2.1. Số liệu tăng trưởng dân số của toàn Thành phố Vinh tính
đến năm 2013
9
2.4.3. Sự tiếp xúc giữa các tiếng địa phương ở thành phố Vinh
2.5. Đặc điểm hệ thống phụ âm đầu tiếng Vinh
Kết quả điều tra và khảo sát cho thấy: hệ thống phụ âm đầu
tiếng Vinh có số lượng khá đầy đủ.
Bảng 2.2. Hệ thống phụ âm đầu tiếng Vinh
-
- Âm [b-]
,
được thể hiện trong phát âm là âm môi, tắc, hữu
thanh. Trong cách phát âm của cư dân Vinh, âm /b/ được phát âm
bắt đầu bằng động tác hai môi khép chặt. Luồng hơi từ phổi đi ra
được dồn đầy ở khoang miệng, làm bật mở hai môi để không khí
thọát ra ngoài, tạo nên một tiếng nổ nhẹ. Ví dụ: [?bɔk
6
] (trăm) bạc
- Âm [b] trong tiếng Vinh còn tướng ứng với các phụ âm đầu
[s]
,
[d], [m] trong TVVH.
Tương ứng [b] - [d] [bo
4
] - [do
4
] bổ - đổ
Tương ứng [b] - [m] [buk
6
] [muk
6
] bục - mục
- Âm [f-], là âm môi - môi, xát, vô thanh. Trong tiếng Vinh âm
này đựợc thể hiện thành âm môi - răng. Cách phát âm [f-] như đã
miêu tả thể hiện ở cư dân Vinh, những người có trình độ văn hoá
và tầng lớp thanh thiếu niên của cư dân Vinh.
- Âm [V-] là phụ âm xát, môi - môi, hữu thanh. Trong tiếng Vinh, [v-]
được thể hiện thành âm môi - răng. Ví dụ: [vɔ
2
] (cái) vò; [vit
6
] vật
(nhau)
- Âm [t-], tiếng Vinh khi phát âm [t], đầu lưỡi nâng lên chạm
vào chân răng tiếp giáp với lợi, đồng thời cuống lưỡi có xu hướng
nhích lên phía ngạc mềm là cho lưỡi kéo dịch về phía trong
khoang miệng.
10
Ví dụ: [tui
5
] tối (rồi) [tɔm
s
] tóm (gầy)
Âm [t-] trong tiếng Vinh còn tương ứng với các phụ âm đầu [z],
[z] [d], [k] trong TVVH.
- Âm [t’-], Nét bật hơi của [t'] cư dân Vinh được thể hiện
mạnh hơn so với [t'] của thổ ngữ Nghi Lộc và TVVH
- Ví dụ: [t'em
2
] thềm (nhà)
Trong tiếng Vinh, âm [t'-] còn tương ứng với các phụ âm đầu
[z], [v], [s], [t] của TVVH
- Âm [d-], trong cách phát ậm của cư dân Vinh, đầu lưỡi nâng lên chạm
vào phần tiếp giáp giữa lợi và ngạc cứng, đầu lưỡi có xu hướng uốn lên
phần ngoài của ngạc cứng, toàn thân lưỡi chuyển địch vể phía trong
khoang miệng.
7. Ví dụ: [dɣ
s
] (hòn) đá, [dom
1
dom
5
] đom đóm
- Âm [n-], trong cách phát âm của người Vinh [n] được thể hiện
bằng cách cho lưỡi uốn lên áp sát chỗ tiếp giáp giữa lợi và ngạc
cứng. Luồng hơi đi ra bị chặn lại ở khoang miệng buộc phải thoát
ra ngoài qua khoang mũi.
Ví dụ: [nɔ
1
] (ăn) no, [ nom
2
] (gió) nồm
Ngọài nét ngữ âm trên, âm [n-] tiếng Vinh còn tương ứng
với các âm [k], [z] trong TVVH.
- Âm [z-], trong cách phát âm của cư dân Vinh, âm [z-] được
phát âm bằng hai biến thể địa phương
Ví dụ: [djau
1
] đao, [dja
1
djɛ
1
] da dẻ
- Âm [1-] trong tiếng Vinh tương ứng với các âin đầu [k], [t'],
[ʐ] trong TVVH.
- Âm [ş-], trong tiếng Vinh, [ʂ-] là phụ âm quật lưỡi, có mặt ở
tất cả các thổ ngữ. Đặc điểm cấu âm quặt lưỡi thể hiện khá rõ
trong cách phát âm của lớp người già và trung niên.
Ví dụ: [şuɳ
1
] (quả) sung, [şuon
1
şε
4
] suôn sẻ
Âm [ş-] trong tiếng Vinh còn tương ứng với các phụ âm đầu
[t’], [s], [x] trong TVVH
- Âm [c-], là phụ âm mặt lưỡỉ, tắc, vô thanh. Quan sát cách phát âm của
cư dân Vinh, chúng tôi thấy, khi phát âm [c], mặt lưỡi nâng lên tiếp xúc
11
với ngạc. Luồng hơi thoát ra ngoài tạo một tiếng nổ nhẹ.
Ví dụ: [cim
1
] (con) chim, [cap
6
] (tháng) chạp
- Âm [c-] trong tiếng Vinh còn tương ứng với các phụ âm đầu
[z], [v] trong TVVH.
- Âm [ɲ-] trong tiếng Vinh còn tương ứng với các phụ âm đầu
[c], [k], [ʐ] trong TVVH.
- Âm [k-], là phụ âm cuối lưỡi, tắc, vô thanh. Khi phát âm cuống
lưỡi nâng lên gần sát phía cuối ngạc cứng, thân lưỡi nhích vào
phía trong khoang miệng. Luồng hơi đi ra tạo thành một tiếng nổ
nhẹ.
Ví dụ: [kam
5
] cám (lợn); [ki
3
kaŋ
2
] kỹ càng
Âm [k] trong tiếng Vinh còn tượng ứng với các phụ âm đầu [ɣ,
[x], [t] trong TVVH.
- Âm [ŋ] là phụ âm cuối lưỡi, tắc, mũi, hữu thanh. Khi phát âm
cuống lưỡi nâng lên sát với phía sau ngạc cứng, thân lưỡi dịch lùi
về phía trong khoang miệng, luồng hơi đi ra bị bít lại ở khoang
miệng phải thoát ra ngoài qua khoang mũi.
Ví dụ: [ŋo
1
] (cây) ngô, [ŋɔn
6
] ngọn (cây)
- Âm [x-] trong TVVH là phu âm cuối lưỡi, xát, vô thanh.
Trong cách phát âm của tầng lớp thanh thiếu niên và những người
có trình độ văn hoá, âm [x-] được thể hiện là một phụ âm xát như
TVVH.
Ví dụ: [xo
1
] khô (khan); [xat
5
] khát (nước)
Trong cách phát âm của lớp người già và trung niên tiếng Vinh,
âm [x-] được thể hiện thành một âm tắc, bật hơi [k
!
]. Khi phát âm,
cuống lưỡi nâng lên sát phần sau ngạc cứng, luồng hơi đi ra tạo
thành một tiếng nổ mạnh.
Ví dụ: [k
'
ăn
1
] (cái) khăn, [k'o
4
] khổ (cực)
- Âm [ɣ-], trong tiếng Vinh còn tương ứng với các phụ âm đầu
[k], [s] trong TVVH.
- Âm [h-], trong tiếng Vinh còn tương ứng với các phụ âm đầu
[t'], [ŋ] trong TVVH
*Âm [?], trong tiếng Vinh còn tương ứng với các phụ âm đầu [ʐ], [c]
trong TVVH.
Nhận xét: Sự hiện thực hóa hệ thống âm vị phụ âm đầu
12
trong tiếng Vinh hết sức đa dạng và phức tạp. Ngoài việc thể
hiện khá đầy đủ các nét khu biệt âm vị học của các phụ âm đầụ
như trong TVVH, hệ thống phụ âm đầu trong tiếng Vinh còn
được thể hiện bằng các nét đặc hữu địa phương. Qua mô tả ở
trên, chúng tôi nhận thấy trong cách phát âm của cư dân
Vinh, các phụ âm đầu [m], [n], [r|]
,
[k-], [h-] là không có sự
khác biệt đáng kể so với TVVH nhưng lại có sự khác biệt với
thổ ngữ Nghi Lộc.
So với TVVH và các phương ngữ khác, hệ thống phụ âm đầu trong
tiếng Vinh có 2 nét ngữ âm phổ biến, có mặt hầu hết các thổ ngữ.
+ Cách cấu âm của các phụ âm trong tiếng Vinh có sự chuyển dịch bộ
vị cấu âm ở hầu hết các phụ âm đầu. Các phụ âm môi - môi [f], [v] được
thể hiện thành môi - răng. Hàng loạt các phụ âm đầu lưỡi - răng [t], [t'], [s],
[z], [d], [n], [1], [ʐ] đều được thể hiện thành các phụ âm đầu lưỡi -
lợi tiếp ngạc tương ứng.
+ Trong thực tế phát âm trong tiếng Vinh có đầy đủ dãy các phụ
âm bật hơi [p
'
], [t'], [k
'
]. Âm [t'] tương ứng với [t
1
] TVVH nhưng
tính chất bật hơi mạnh hơn. Âm [p
'
] trong tiếng Vinh tương ứng
với [f] và [v] của TVVH. Âm [k'] tiếng Vinh tương ứng với [x]
và [ɣ] TVVH. Cách cấu âm bật hơi của [p’], [k
'
] thể hiện khá ổn
định trong phát âm của lớp người già và trung niên.
2.6. Sự ảnh hưởng của các nhân tố xã hội
2.6.1. Tuổi
(a) Tuổi đời:
(b) Tuổi đến Vinh:
2.6.2. Giới tính:
2.6.3. Mô hình hôn nhân:
2.6.4. Trình độ ngoại ngữ
2.7. Sự biến đổi vần cái trong tiếng Vinh
2.7.1. Một vài đặc điểm vần cái trong tiếng Vinh
2.7.2. Miêu tả ngữ âm hệ thống vần cái trong tiếng Vinh .
a,Vần mở:
a.1. Các vần nguyên âm dòng trước:
- Vần [ε], trong tiếng Vinh tương ứng với vần [e] tiếng Việt
văn hoá.
Ví dụ: [mε
1
]- [be
1
] (con) me - (con) bê
13
- Vần [ɯ], vần [ɯ] được thể hiện như vần [ɯ] tiếng Việt văn
hoá. Riêng cư dân Nghi Lộc vần [ɯ] được thể hiện thành [ɤ]. Ở
đây có sự khác nhau về độ nâng: từ độ nâng cao [ɯ] sang độ nâng
vừa [ɤ].
Ví dụ: [ɲɤ
2
] nhừ (tử)
- Vần [ɤ], vần [ɤ] được phát âm giống vần [ɤ] TVVH, ở thổ
ngữ Nghi Lộc, vần [ɤ] được phát âm thành [a]. Ví dụ: [ca
6
] chợ;
[ma
1
] mợ
- Vần [a], ở thổ ngữ Nghi Lộc vần [a] được phát âm thành [ɔ]
Ở đây có sự chuyển dịch giữa các nguyên âm cùng dòng nhưng
khác nhau về dáng môi, từ không tròn môi thành tròn môi, có hiện
tượng kéo dài trường độ.
Ví dụ: [ɣɔ
1
] (con) gà [bɔ
2
] (ông) bà.
Vần [a] trong tiếng Vinh còn tương ứng với vần [ɯɤ] trong
TVVH.
Ví dụ: [la
4
] - [lɯɤ
4
]lả - lửa, [ɲa
5
] - [ɲɯɤ
5
] ngá-
ngứa
a.2. Các vần nguyên âm dòng sau -tròn môi
- Vần [u], trong trong tiếng Vinh, vần [u] còn tương ứng với vần
[ɤu] TVVH.
Ví dụ: [bu
2
] - [bɤu
2
] (quả) bù - (quả) bầu
- Vần [0], cư dân Nghi Lộc phát âm vần [o] được thể hiện
thành [ɔ].
Ví dụ: [hɔ
2
] (đồng) hồ, [kɔ
4
] (xe) cộ
Vần [0] trong tiếng Vinh còn tương ứng với vần [u] tiếng Việt vặn hoá.
Ví dụ: [mo
4
] - [mu
4
] mổ (chuối) - mủ (chuối)
[ko
4
] - [ku
4
] cổ (chuối) - củ (chuối)
[ko
6
] - [ku
3
] (áo) cộ - (áo) cũ.
b. Vần nửa mở
b.1.Các vần nửa mở có kết âm [iu]
- [eu], trong tiếng Vinh còn tương ứng với vần [ɛu] TVVH.
14
Ví dụ: [neu
1
] - [nɛu
1
] (mỏ) nêu - (mỏ) neo
[xeu
2
] - [xwɛu
2
] khều - khoèo
- Vần [ɯu], trong tiếng Vinh được phát âm không có gì khác
với vần TVVH tương ứng. Trong cách phát âm của người Nghi
Lộc, vần [ɯu] phát âm thành [ɤu]
Ví dụ: [hɤu
1
] (về).hưu, [lɤu
6
] (quả) lựu
- Vần [ɯɤu]. Vần [ɯɤu] phát âm không có gì khác biệt so với
vần TVVH tương ứng. Riêng ở thổ ngữ Nghi Lộc, vần [ɯɤu]
đựợc phát âm thành [ɤu], [ău].
Ví dụ:[hɤu
1
] (con) hươu [ʐɤu
6
] (chai) rượu [kău
6
] cậu
b.2. Các vần nửa mở có kết âm [-i]
- Vần [ɯi]. Trong cách phát âm của tiếng Vinh, vần [ɯi]được
phát âm thành [ɯɤi].
Ví dụ: [cɯɤi
4
] chưởi (mắng)
- Vần [ɯɤi]. Ngoài cách phát âm như vần tiếng Việt văn hoá
tương ứng, vần [ɯɤi] được thổ Nghi Lộc phát âm thành vần [ɤi].
Ví dụ: [ʐɤi
6
] mát (rượi), [kɤi
2
] cười (nói)
- Vần [ăi]. Vần [ăi] trong tiếng Vinh phát âm không có sự
khác biệt so với vần TVVH tương ứng.
Ở thổ ngữ Nghi Lộc vần [ăi] phát âm thành [ai].
Ví dụ: [ŋai
2
] ngày, [mai
5
baị
1
] máy bay
- Vần [aị], trong tiếng Vinh được phát âm không có sự khác
biệt so với vần TVVH tương ứng.
+ Ở thổ ngữ Nghi Lộc, vần [aị], phát âm thành [ɔi]. Đỉnh vần
là nguyên âm dòng sau, tròn môi, độ mở hẹp hơn. Giữa đỉnh vần
và kết vần không tròn môi cóđộ chạm lỏng.
Ví dụ: [tɔi
1
] (lỗ) tai [vɔi
1
] (hai) vai
- Vần [ui], vần [ui] phát âm giống vần TVVH tương ứng.
Trong thổ ngữ Nghi Lộc vần [ui] phát âm thành [oi].
Ví dụ: [tui
5
] - [toi
5
] (buổi) túi - (buổi) tối
[mui
1
] - [moi
1
] mui (răng) - môi (răng)
15
- Vần [oj]. Vần [oj] phát âm giống vần TVVH tương ứng.
+ Ở thổ ngữ Nghi Lộc, vần [oj] lại được phát âm thành [uoi].
Ví dụ: [ʐuoij
2
] (đi) rồi; [vuoj
6
] vội (vàng).
Qua thống kê và miêu tả, có thể hình dung các cách thể hiện
hệ thống vần nửa mở của thổ ngữ Vinh bằng sơ đồ sau:
* Nhận xét
Từ việc khảo sát và phân tích phần vần thổ ngữ Vinh, chúng tôi
thấy đây là khu vực thể hiện sự biến đổi đa dạng và phức tạp. Hầu
hết các vần cái thổ ngữ Nghi Lộc khi đi vào thổ ngữ Vinh đều thể
hiện bằng những biến thể trong tiếng Vinh . Các biến thể địa
phương vừa được thể hiện trong thực tế phát âm vừa được ghi
nhận ở một bộ phận từ vựng, Các biến thể địa phương trong sự
tương ứng kiểu 1-1 nhưng trong nhiều trường hợp có sự tương ứng
1/hơn 1, chẳng hạn: (con) gái > gấy, gói, ghí.
Khác với các phương ngữ khác, phần vần trong thổ ngữ Vinh gần
như giữ được trọn vẹn các yếu tố phụ âm tính ở kết vần. Các yếu tố phụ âm
tính làm nhiệm vụ kết vần trong sự kết hợp với các yếu tố nguyên âm tính
không chịu một sự tác động chặt chẽ như ở PNB hay một phần như ở PNN
mà chúng vẫn còn là một sự sao phỏng không hoàn toàn các phụ âm có ở
phần đầu âm tiết. Do đó, nếu trong trong thổ ngữ Vinh và các thổ ngữ
khác số lượng vần có trong thực tế ít hơn rất nhiều so với sự hình dung lí
thuyết thì vần thổ ngữ NGL có số lượng tối đa.
Xét từ phía đỉnh vần, có thể nhận thấy các nguyên âm đỉnh vần
trong tiếng Vinh có độ nâng lưỡi cao thì thổ ngữ NGL có độ nâng lưỡi
thấp (đôi khi có hiện tượng ngược lại). Như vậy, khẩu độ của nguyên âm
đỉnh vần trong PNNGL theo hướng mở và trầm, kể cả các nguyên âm
chuyển sắc. Nếu có các tiếp hợp giữa đỉnh vần và kết vần thì tiếng NGL có
xu hướng tiếp hợp lỏng.
2.8. Sự ảnh hưởng của các nhân tố xã hội
2.8.1. Giới tính
2.8.2. Tuổi tác
(a) Tuổi đời:
(b) Tuổi đến Vinh:
2.8.3. Mô hình hôn nhân
2.8.4. Trình độ ngoại ngữ
16
Tiểu kết chương 2
(1) Qua phân tích sự biến đổi các âm đầu và nguyên âm trên, việc bảo
lưu cách dùng biến thể địa phương NGL diễn ra rất mạnh. Vì cách phát âm
các biến thể địa phương NGL của các biến được xét trong chương này vốn
là cách phát âm đúng với chính tả của tiếng Việt hiện đại nên sự bảo lưu ở
đây là sự bảo lưu cái đúng. Hơn nữa, khác với sự bảo lưu biến thể địa
phương NGL của các phụ âm và nguyên âm nói trên hoàn toàn không gây
trở ngại gì cho giao tiếp của cộng đồng NGL tại Vinh nên họ không có cả
động lực lẫn áp lực để thay đổi từ biến thể NGL sang biến thể Vinh:
(2) Trên tổng thể của sự biến đổi không lấy gì làm mạnh mẽ đối với
biến ngôn ngữ (phụ âm đầu và nguyên âm và vần) trên đây, vẫn có thể nhận
thấy những mối tương quan nhất định giữa các biến ngôn ngữ và các biến
xã hội, có thể tìm thấy trong các tương quan đó một vài ý nghĩa sau đây:
- Trong môi trường giao tiếp mới, nữ luôn nhạy cảm với sự thay đổi
hơn nam. Nếu việc bảo lưu cách dùng biến thể thổ ngữ NGL đối với các
biến được xét trong chương này làm cho giọng nói có phần nặng hơn thì nữ
có xu hướng hướng tới sự nhẹ nhàng trong chất giọng bằng việc chuyên
dùng các biến thể địa phương Vinh hoặc trung gian, ngay cả khi điều đó
làm cho ngôn từ của họ xa rời với những qui ước mà nhiều người cho là
chuẩn mực.
(3) Khuynh hướng trong biến đổi ngôn từ của các cư dân Nghi Lộc
định cư tại Vinh đó là chỉ loại bỏ những yếu tố gây trở ngại cho việc giao
tiếp, những yếu tố cản trở việc không hiểu chúng. Biến đổi ở đây đồng
nghĩa với sự hội tụ và tích hợp những nhân tố tích cực, có lợi cho hoạt động
ngôn từ chứ hoàn toàn không phải là sự hòa tan và đánh mất bản sắc. Trong
sự hòa nhập với môi tường giao tiếp của cộng đồng cư dân Vinh, các cư dân
nhập cư có những biến đổi theo tiếng Vinh nhưng không phải tất cả mà một
cách có chọn lọc, họ vẫn giữ lại cho mình những yếu tố vốn có những ảnh
hưởng tốt đối với việc sử dụng ngôn ngữ của chính họ, tạo ra một bản sắc
rất riêng hòa nhập chứ không hòa tan.
17
Chương 3
SỰ BIẾN ĐỔI CÁC YẾU TỐ SIÊU ĐOẠN CỦA MỘT SỐ
NHÓM NHẬP CƯ TỪ NGHI LỘC TỚI THÀNH PHỐ VINH
3.1. Đặc điểm hệ thống thanh điệu giọng Nghi Lộc
3.1.1. Thanh ngang
3.1.2. Thanh huyền
3.1.3. Thanh nặng - Thanh ngã
3.1.4. Thanh nặng
3.1.5. Thanh sắc - Thanh hỏi
3.2. Đặc điểm hệ thống thanh điệu trong tiếng Vinh
3.2.1.Dẫn nhập
3.2.2. Miêu tả đặc điểm hệ thống thanh điệu tiếng Vinh
3.2.2.1 .Thanh ngang
a. Nhóm cao niên
b. Nhóm trung niên
c. Nhóm thanh niên
d. Nhóm trẻ em
3.2.2.2.Thanh huyền
a. Nhóm cao niên
b. Nhóm trung niên
c. Nhóm thanh niên
d. Nhóm trẻ em
3.2.2.3. Thanh hỏi
a. Nhóm cao niên
b. Nhóm trung niên
c. Nhóm thanh niên
d. Nhóm trẻ em
3.2.2.4. Thanh sắc
a. Nhóm cao niên
b. Nhóm trung niên
c. Nhóm thanh niên
d. Nhóm trẻ em
3.2.2.5. Thanh nặng
a. Nhóm cao niên
b. Nhóm trung niên
c. Nhóm thanh niên
d. Nhóm trẻ em
18
Qua phân tích kết quả trên đã cho ta bảng giá trị trung bình chung của
hệ thống thanh điệu của các cư dân Nghi Lộc nhập cư tới thành phố Vinh
sau đây:
Hình 3.54. Biểu đồ diễn tiến giá trị trung bình chung thanh điệu
thổ ngữ Vinh (CTV nam)
Hình 3.55. Biểu đồ diễn tiến giá trị trung bình chung thanh điệu thổ
ngữ Vinh (CTV nữ)
* Nhận xét
Về mặt đồng đại, trong hệ thanh trong tiếng Vinh: thanh ngang
được thể hiện gần nhự thanh sắc hoặc thanh huyền, thanh huyền
được thể hiện gần với thanh ngang hoặc thanh nặng, thanh sắc
được thể hiện gần với thanh nặng họặc thanh hỏi, thanh hỏi được
thế hiện gần với thanh nặng hoặc thanh ngã, thanh ngã nhất loạt
phát âm nhập với thanh nặng. Do đó, nếu chỉ nhìn trên bề mặt thì
phẩm chất ngữ âm cùng với giá trị khu biệt của vài ba thanh nào
đó không còn nhận ra được nữa.
3.3. Sự ảnh hưởng của các nhân tố xã hội
3.3.1. Giới tính
Quan sát kết quả phân tích định lượng sau đây:
Bảng 3.3. Tương quan giữa giới với việc sử dụng các biến thể thanh
điệu:
Giới tính Các biến thể của 5 thanh điệu Tổng số
0 1 Các dạng BT
khác
Nam 8,6 38,2 53,2 100,0%
Nữ 36,
2
18,3 45,5 100,0%
0,001< p < 0,09 (p là độ khác biệt có ý nghĩa thống kê.
19
Chú thích: Thống kê trên là giá trị trung bình cộng của cả 5 thanh
*Bao gồm
+ Số CTV sử dụng cả hai loại biến thể trong lời nói tự nhiên
+ Số CTV sử dụng biến thể trung gian
3.3.2. Tuổi tác
Kết quả phân tích định lượng đối với việc sử dụng các biến thể của 3
thanh điệu ở các nhóm tuổi như sau:
Bảng 3.4. Tương quan giữa tuổi với việc sử dụng các biến thể thanh
điệu
Tuổi
Các biến thể của 5 thanh điệu
Tổng
số
0 1 Các dạng BT khác
10 - 15 10,2 36,3 53,5 100,
0
16 - 30 26,8 15,6 57,6 100,
0
31 - 50 48,6 14,3 37,1 100,
0
51 -70 13,2 25,7 61,1 100,
0
0,023 < p < 0,28
Chú thích:
(*) Bao gồm
+ Số CTV sử dụng cả hai loại biến thể trong lời nói tự nhiên
+ Số CTV sử dụng biến thể trung gian
- Thống kê trên là giá trị trung bình cộng của 5 thanh
- Nếu chỉ làm một phép so sánh giản đơn giữa các nhóm tuổi thì có thể
thấy tỷ lệ sử dụng các biến thể địa phương Vinh có xu hướng tăng dần từ nhóm
10 - 15 tuổi đến nhóm 31 - 50 tuổi nhưng lại giảm khi đến nhóm 51 - 70 tuổi và
theo xu hướng ngược lại với xu hướng trên đối với biến thể địa phương NGL.
Từ nhận định trên có thể cho ta rút ra một số kết luận sau đây:
- Sự thích nghi ở lứa tuổi trung niên (31 - 50 tuổi) đạt được mức cao
nhất: Tỷ lệ sử dụng các biến thể địa phương Vinh cao nhất thuộc về nhóm
trung niên và tỷ lệ sử dụng các biến thể địa phương NGL thấp nhất cũng
thuộc về nhóm này. Tỷ lệ sử dụng biến thể trung gian so với các biến thể
khác cùng nhóm cũng cao hơn ở các nhóm tuổi còn lại.
- Nhóm cao niên (51 - 70 tuổi) tỏ ra khá bảo thủ nhất trước những cái
mới trong ngôn ngữ, bằng chứng là dù có thời gian định cư trung bình tại
Vinh dài nhất nhưng sự biến đổi của họ đạt tỷ lệ rất nhỏ , không đáng kể
(khoảng trên dưới 13%).
20
- Thanh niên là nhóm có đầy tiềm năng biến đổi, khả năng hướng tới
những biến thể ngôn ngữ có uy tín rất mạnh mẽ và cũng là lớp người rất
nhạy cảm trước những cái mới trong ngôn ngữ. Bằng chứng là mặc dù các
thông số xã hội luôn ở những chỉ số khiêm tốn nhất: thời gian sống ở Vinh
ngắn nhất (gần bằng 1/5 nhóm cao niên và bằng 2/5 nhóm trung niên), hoàn
cảnh ít thuận lợi nhất cho sự biến đổi…Thông số tâm lý có lợi cho sự biến
đổi (muốn thay đổi) cũng thấp nhất (chỉ 15,8% trong khi nhóm cao niên là
71,`% và trung niên là 35,1%) nhưng kết quả lại cho thấy rằng tỷ lệ sử dụng
các dạng biến thể trung gian ở nhóm này rất cao (56,9 và 56,1%) và tỷ lệ sử
dụng biến thể địa phương Vinh nếu so với nhóm cao niên thì không phải là
quá thấp, lẽ dĩ nhiên tỷ lệ sử dụng các biến thể địa phương Vinh ở nhóm
này vẫn ở mức cao nhất.
Nếu xem xét trong tương quan với thông số xã hội này thì kết quả phân
tích định lượng sẽ như sau:
Bảng 3.5. Tương quan giữa tuổi đến Vinh với việc sử dụng các biến thể
thanh điệu
Tuổi đến Vinh Các biến thể của 5 thanh điệu Tổng số
0 1 Các dạng BT khác
10 - 20 tuổi 28,2 20,6 51,2 100,0
21 - 30 tuổi 18,3 26,5 55,2 100,0
30-40 tuổi 0 62,3 37,7 100,0
0,038 < p < 0,08
Chú thích:
(*) Bao gồm
+ Số CTV sử dụng cả hai loại biến thể trong lời nói tự nhiên
+ Số CTV sử dụng biến thể trung gian
- Thống kê trên là giá trị trung bình cộng của 5 thanh
3.3.3. Thời gian định cư tại Vinh
Kết quả thống kê:
Bảng 3.6. Tương quan thời gian định cư tại Vinh với việc sử dụng các
biến thể thanh điệu:
Thời gian ở
Vinh (năm)
Các biến thể của 5 thanh điệu Tổng số
0 1 Các dạng BT
khác
5 - 15 9,9 55,2 34,9 100,0
16 - 25 26,8 25,2 48,0 100,0
26 - 35 43,7 18,3 38,0 100,0
36 - 55 19,1 25,3 55,6 100,0
21
0,033 < p < 0,049
Nhìn vào kết quả bảng 3.6; ta có thể đưa ra một số nhận định sau đây:
Một người NGL có tuổi đời còn trẻ (thành niên) mới đến Vinh thì
không thể có thời gian sống ở Vinh dài, cũng vậy, một người NGL có thời
gian sống ở Vinh đã rất dài rồi thì đương nhiên cũng không còn trẻ nữa. Xu
hướng tăng dần của các chỉ số ở biến thể (0) và giảm dần của các chỉ số ở
biến thể (1) từ nhóm 5-15 năm đến nhóm 26 -35 năm là một điều tất yếu vì
cùng với thời gian định cư ở Vinh càng lâu thì kết quả thích ứng càng rõ.
3.3.4. Mô hình hôn nhân
Kết quả phân tích định lượng:
Bảng 3.7. Tương quan giữa mô hình hôn nhân với việc sử dụng các
biến thể thanh điệu
Mô hình hôn
nhân
Các biến thể của 5
thanh điệu
Tổng số
0 1 Các dạng BT
khác
Chưa có gia đình 11,3 38,2 50,5 100,0
Vợ (chồng)NGL 7,2 31,6 61,2 100,0
Vợ (chồng) Bắc 39,0 9,2 51,8 100,0
0,000 < P < 0,012
Chúng ta thừa nhận rằng mô hình hôn nhân là nhân tố xã hội có ảnh
hưởng quyết định đến sự thay đổi để thích nghi với môi trường giao tiếp
mới của người NGL tại Vinh. Nếu môi trường giao tiếp xã hội (nơi làm
việc, nơi học tập, nơi diễn ra các mối quan hệ xã hội…) tại Vinh là một
nhân tố quan trọng, vừa là động lực, vừa gây áp lực để người NGL phải
thay đổi để thích nghi thì môi trường giao tiếp gia đình có thể góp phần
thúc đẩy rất mạnh hoặc kìm hãm rất mạnh sự thay đổi đó.
3.3.5. Trình độ ngoại ngữ
Kết quả:
Bảng 3.8. Tương quan giữa khả năng ngoại ngữ với việc sử dụng các
biến thể thanh điệu
Ngoại ngữ Biến thể
(0)
Biến thể (1) Biến thể (2) Tổng
Biết 52,1 28,6 19,3 100,0
Không
biết
43,2 25,3 31,5 100,0
22