Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Bai thu hoach boi duong chuc danh nghe nghiep giao vien tieu hoc hang 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.36 KB, 16 trang )

NỘI DUNG
1. ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................2
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN.........................................................................................2
3. THỰC TRẠNG SINH HOẠT CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
BÀU LÂM.........................................................................................................4
3.1. Thuận lợi.................................................................................................4
3.2. Khó khăn.................................................................................................4
4. GIẢI PHÁP...................................................................................................6
4.1 Chức năng nhiệm vụ của tổ chuyên môn.................................................6
a)

Chức năng của tổ chuyên môn:.........................................................7

b)

Nhiệm vụ của tổ chuyên môn:............................................................7

4.2 Nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn :...............................................7
4.2.1 Công tác hành chính:.......................................................................7
4.2.2 Công tác chuyên môn :......................................................................8
4.3. Giải pháp 1..............................................................................................8
4.4. Giải pháp 2..............................................................................................9
4.5. Giải pháp 3..............................................................................................9
4.6. Giải pháp 4............................................................................................12
4.7. Giải pháp 5............................................................................................14
5. KẾT LUẬN................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................17

-1-



1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Qua quá trình học tập và nghiên cứu cũng như sự hướng dẫn, truyền
đạt của các thầy, cô giáo phụ trách giảng dạy Chương trình bồi dưỡng theo
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học ở hạng III, tôi nắm bắt
được các nội dung như sau:
Nắm bắt xu hướng phát triển của giáo dục, tinh thần đổi mới căn bản và
toàn diện giáo dục, các mô hình trường học mới. Những mặt được và mặt hạn
chế của các mô hình trường học đó. Vận dụng sáng tạo và đánh giá được việc
vận dụng những kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn
giáo dục học sinh tiểu học của bản thân và đồng nghiệp. Chủ động, tích cực
phối họp với đồng nghiệp, nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn.
Nắm vững và vận dụng tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật
của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục tiểu
học; chủ động tuyên truyền và vận động đồng nghiệp cùng thực hiện tốt chủ
trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về giáo dục nói chung và giáo dục
tiểu học nói riêng. Hiểu rõ chương trình và kế hoạch giáo dục tiểu học; hướng dẫn
được đồng nghiệp cùng thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục tiểu học.
“sinh hoạt tổ chuyên môn và công tác bồi dưỡng giáo viên trong trường tiểu
học”. Là điều rất may mắn và hữu ích cho bản thân tôi trông công tác quản lí tổ,
trao dồi, học hỏi thêm về chuyên môn. Đó cũng chính là chuyên đề mà bản thân
muốn hướng đến trong bài thu hoạch cuối khoá này với đề tài “Thực trạng sinh
hoạt chuyên môn ở trường tiểu học Bàu Lâm huyện Xuyên Mộc”.
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Công tác sinh hoạt chuyên môn là một hoạt động hết sức quan trọng trong
tất cả các hoạt động của trường học nói chung và trường tiểu học nói riêng.
Sinh hoạt chuyên môn không chỉ giúp mỗi người giáo viên nâng cao năng lực
chuyên môn cho bản thân mà còn là hoạt động tạo điều kiện cho tất cả các giáo
-2-



viên trao đổi, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác. Qua các buổi sinh hoạt chuyên
môn, giáo viên được bổ sung và nâng cao những kiến thức chuyên môn trong
thực tiễn, những kỹ năng mềm dẻo trong công tác giảng dạy và quản lý học
sinh. Do đó vấn đề sinh hoạt chuyên môn hiện nay đang được các cấp quản lý
giáo dục quan tâm và tìm giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng của buổi
sinh hoạt chuyên môn thông qua đó nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động thường xuyên của nhà trường và là
một trong những hình thức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên,
giúp giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học cho phù
hợp với từng đối tượng học sinh của lớp - trường mình. Để một buổi sinh hoạt
chuyên môn có hiệu quả, các chuyên đề phải thỏa mãn tối thiểu các điều kiện
sau:
Phải được bắt nguồn từ việc giải quyết các vấn đề khó, hoặc các vấn đề
mới phát sinh trong thực tế giảng dạy. Bám sát định hướng đổi mới phương
pháp giáo dục và kiểm tra đánh giá hiện nay. Mang tính phổ biến và khả thi.
Đảm bảo nguồn lực và các điều kiện cơ sở vật chất. Nâng cao sinh hoạt
chuyên môn không chỉ giúp mỗi giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn cho
bản thân mà Sinh hoạt chuyên môn còn là môi trường để tình đồng nghiệp
nảy nở và phát triển giữa tất cả giáo viên, giúp họ hỗ trợ lẫn nhau trong công
tác; hình thành môi trường học tập tốt đẹp cũng như truyền thống, bản sắc văn
hóa riêng của nhà trường. Sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao khả năng
nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm, ứng dụng tiến bộ khoa học giáo dục cho cán
bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong hoạt động quản lý và giáo dục, góp
phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục và thực hiện các mục
tiêu đổi mới của Ngành.
3. THỰC TRẠNG SINH HOẠT CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
BÀU LÂM

-3-



- Trường Tiểu học Bàu Lâm nằm trên địa bàn xã Bàu Lâm huyện Xuyên
Mộc là một trong những xã vùng sâu vùng xa của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Điều
kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn. Trường đóng trên địa bàn thuộc vùng
đặc biệt khó khăn. Đa phần phụ huynh học sinh làm nghề nông. Học sinh thuộc
diện dân tộc thiếu số như Châu ro, Hoa, Tày... Chính vì vậy, việc vận động các
em đi học rất là khó khăn. Mặt khác, đa số gia đình các em có đời sống khó
khăn nên việc quan tâm đến việc học tập của các em hầu như được khoán
trắng cho giáo viên.
Quy mô trường lớp, học sinh tiếp tục được ổn định, kế hoạch năm học
2018- 2019: Trường Tiểu học Bàu Lâm có 32 lớp với hơn 800 học sinh đạt tỷ
lệ 28.7 học sinh/ lớp. Nhà trường được chia làm 05 tổ chuyên môn gồm: tổ 1,
tổ 2, tổ 3, tổ 4 và tổ 5. Sự phân công nhiệm vụ trong các tổ sẽ dựa vào năng
lực của các giáo viên và dựa vào số lượng học sinh trong từng tổ khối.
3.1. Thuận lợi
Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp. Ban giám hiệu
nhà trường và các ban ngành đoàn thể đóng trên địa bàn, nhất là việc ban hành
các chủ trương, chính sách đầu tư cho Giáo dục và Đào tạo; công tác tham
mưu, quản lý, chỉ đạo của ngành tiếp tục có nhiều đổi mới mang lại hiệu quả
tích cực, tạo niềm tin và động lực cho toàn trường giữ vững kỷ cương, trách
nhiệm và uy tín. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên ổn định, đảm
bảo về số lượng và chất lượng, có tinh thần học tập, bồi dưỡng nâng cao
chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm tạo được sự đồng thuận trong việc quyết tâm
chấn chỉnh kỷ cương trong dạy học có ý thức đổi mới phương pháp và nâng
cao hiệu quả giáo dục, trong quản lý.
3.2. Khó khăn
Hiện nay các buổi sinh hoạt chuyên môn trong các nhà trường còn có
tình trạng đơn điệu cả về hình thức và nội dung, chưa đạt hiệu quả cao. Chất

-4-



lượng chuyên môn cũng như khả năng tự học, tự bồi dưỡng của một số giáo
viên còn hạn chế dẫn đến hiệu quả các buổi sinh hoạt chuyên môn chưa cao.
- Nội dung đưa ra trao đổi còn chưa phong phú, chưa đi sâu vào các
vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡ những khó khăn
cho giáo viên trong tổ.
- Về việc dự giờ trong một số lần sinh hoạt chuyên môn còn chưa có
hiệu quả do trong không gian lớp học còn chật hẹp, số lượng giáo viên dự giờ
đông, học sinh trong lớp nhiều. Sau khi dự giờ xong, đến phần thảo luận đánh
giá rút kinh nghiệm, một số giáo viên chưa mạnh dạn đóng góp ý kiến cho
đồng nghiệp hoặc có đóng góp còn nể nang.
- Một số giáo viên còn chưa mạnh dạn, chưa chịu khó suy nghĩ, chưa
dám chịu trách nhiệm. Chưa có tinh thần cầu thị, cầu tiến còn thụ động trông
chờ ỷ lại sự điều hành của Ban giám hiệu, của khối trưởng, khối phó và
những người có tuổi nghề, tuổi đời cao hơn.
Trong những năm qua, công tác sinh hoạt chuyên môn ở các trường
học nói chung và Trường tiểu học Bàu Lâm nói riêng đã được tổ chức thực
hiện thường xuyên. Song các buổi sinh hoạt chuyên môn thường diễn ra theo
hai hình thức: Hội thảo theo chuyên đề và dự giờ trao đổi, rút kinh nghiệm.
Với các nội dung như triển khai học tập các văn bản chỉ đạo về chuyên môn
của cấp trên, tập huấn phương pháp dạy học thường do Ban giám hiệu triển
khai. Bên cạnh đó là việc tổ chức thảo luận, dự giờ trao đổi kinh nghiệm về
một số bài học. Cả hai hình thức trên đã được thực hiện khá tốt góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Tuy nhiên các buổi sinh hoạt
chuyên môn hiện nay còn bộc lộ nhiều vấn đề bất cập cần phải thay đổi. Còn
có tình trạng đơn điệu cả về hình thức và nội dung, chưa đạt hiệu quả cao,
một số giáo viên còn chưa chú trọng tự học tự bồi dưỡng chuyên môn. Đó là,
chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn còn chưa cao. Nội dung sinh hoạt
chuyên đề chưa được chú trọng, còn nhiều hạn chế. Trong một trường học nói

chung và trong các tổ chuyên môn nói riêng, do đặc thù nội dung sinh hoạt
-5-


của từng tổ khối khác nhau nên khối lượng công việc các tổ khối cũng sinh
hoạt khác nhau. Do đó, việc tổ chức các hoạt động trong tổ chuyên môn cần
phải được chú trọng. Hiện nay việc sinh hoạt ở một số tổ chuyên môn đôi lúc
mang tính hình thức, chưa đem lại hiệu quả cao.
-Mỗi tổ chuyên môn có từ 7 đến 9 giáo viên (Bao gồm cả giáo viên
chủ nhiệm và giáo viên bộ môn), đều có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn;
-Tổ chuyên môn tổ chức họp 2 lần/ tháng vào ngày đầu tháng và giữa
tháng; tuy nhiên thời gian sinh hoạt không nhiều, không thường xuyên; nội
dung sinh hoạt nghèo làn, đơn điệu. Thiên về hành chính, sự vụ, sự việc;
-Nội dung, hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn: Tổ trưởng đánh giá
tình hình 2 tuần qua, đưa ra kế hoạch cho 2 tuần tới và thông báo một số văn
bản (nếu có), các thành viên ý kiến. Việc các thành viên ý kiến cũng chỉ xoay
quanh việc đánh giá của tổ trưởng và kế hoạch của tổ trưởng, rất ít khi đề cập
đến những vướng mắc về nội dung, chương trình, phương pháp hay công tác
chủ nhiệm trong quá trình giảng dạy của bản thân. Sau mỗi kỳ khảo sát chất
lượng tổ cũng chỉ phân tích chung chung và đưa ra một số giải pháp chung
cho toàn khối.
-Sự chuẩn bị của từng giáo viên trước khi tham gia sinh hoạt hầu như
không có; ý thức tham gia xây dựng chưa cao.
-Hồ sơ, sổ sách cập nhật bằng tay nên sai sót và tẩy xóa nhiều; hồ sơ
có khả năng đáp ứng việc thu thập thông tin thấp; nội dung thông tin tuy được
cập nhật khá đầy đủ tuy nhiên chưa có sự logic;
4. GIẢI PHÁP
4.1 Chức năng nhiệm vụ của tổ chuyên môn
Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành trong bộ máy tổ chức quản lý của
trường tiểu học. Trong nhà trường tiểu học tổ chuyên môn là một bộ phận

giúp ban giám hiệu nhà trường điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động
chuyên môn nghiệp vụ sư phạm.
Dưới sự chỉ đạo của tổ chức Đảng các tổ chuyên môn trong nhà trường có
mối quan hệ hợp tác với nhau phối hợp các bộ phận nghiệp vụ khác của các
đoàn thể thực hiện chiến lược phát triển nhà trường chương trình và các hoạt
động giáo dục và các hoạt động khác nhằm đạt mục tiêu giáo dục.

-6-


a) Chức năng của tổ chuyên môn:
- Giúp yêu trưởng điều hành các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ sư phạm
của nhà trường.
- Là đầu mối để hiệu trưởng quản lý giáo viên về nhiều mặt nhưng chủ yếu
vẫn là hoạt động chuyên môn.
- Giúp hiệu trưởng xây dựng kế hoạch hoạt động ở quy mô tổ theo chương
trình môn học của bộ giáo dục và đào tạo cũng như kế hoạch năm học của
nhà trường tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên đánh giá xếp
loại và đề xuất khen thưởng kỉ luật giáo viên theo đúng quy định.
b) Nhiệm vụ của tổ chuyên môn:
- Điều 18 điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo thông tư số
41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của bộ trưởng Bộ
giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ nhiệm vụ của tổ chuyên môn trong trường
tiểu học như sau:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học
nhằm thực hiện chương trình kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục.
- Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra đánh giá chất
lượng hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lý sử dụng sách, thiết bị
của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường.
-


Tham gia đánh giá xếp loại giáo viên theo quy định chuẩn nghề nghiệp
giáo viên và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó.

4.2 Nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn :
4.2.1.

Công tác hành chính:

-Thảo luận đóng góp xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo
tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện cụ thể hóa chương trình, kế hoạch
dạy học và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường; cho ý kiến góp
ý chương trình hành động của nhà trường; tham gia xây dựng các chỉ
tiêu thi đua của tổ, trường ...
- Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề
nghiệp giáo viên tiểu học;
-7-


-Tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm khi kết thúc học kỳ I và cuối
năm học.
4.2.2.

Công tác chuyên môn :

-Tổ chức sinh hoạt chuyên đề : Trao đổi kinh nghiệm, lên tiết chuyên đề;
-Trao đổi để điều chỉnh nội dung, chương trình sách giáo khoa, phương
pháp, hình thức tổ chức dạy học, kỹ năng sư phạm; công tác chủ nhiệm.
-Ra đề kiểm tra chung, kiểm tra định kỳ;
-Phân tích chất lượng học sinh sau mỗi kỳ khảo sát, xây dựng các biện

pháp nâng chất lượng giáo dục toàn khối, đặc biệt chú ý các học sinh
yếu;
Từ thực trạng sinh hoạt chuyên môn của trường tiểu học Bàu Lâm; căn cứ vào
chức năng nhiệm vụ của tổ chuyên môn theo quy định của điều lệ trường tiểu
học; từ những kiến thức tiếp thu được qua việc học tập và nghiên cứu chuyên
đề này. Tôi xin đưa ra một số giải pháp sau:
4.3. Giải pháp
- Nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm cho đội
ngũ điều hành và giáo viên. Ban giám hiệu, các tổ trưởng tổ chuyên môn quán
triệt mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác sinh hoạt chuyên môn
trong trường tiểu học.Tổ chức cho giáo viên xác định các nội dung sinh hoạt
chuyên môn dựa trên nhu cầu của từng người đã xác định trong kế hoạch năm
học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
- Đa dạng hóa các nội dung của sinh hoạt chuyên môn, tạo cho giáo
viên có cách nhìn tích cực hơn trong sinh hoạt chuyên môn.Nội dung chuyên
đề được lựa chọn đẻ sinh hoạt thực tế hơn, thiết thực hơn và xuất phát từ các
vấn đề trong giảng dạy.
-Xác định nội dung cơ bản trọng tâm mà đa số giáo viên đều có nhu
cầu bồi dưỡng. Lựa chọn thời gian, địa điểm tổ chức khoa học nhằm phát huy
và khai thác tối đa các nguồn lực cho buổi sinh hoạt chuyên môn. Tạo không
khí thẳng thắn, thoải mái cho tất cả những thành viên tham gia sinh hoạt

-8-


chuyên môn. Phân công nhiệm vụ cụ thể rõ ràng cho từng bộ phận, từng cá
nhân. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để buổi sinh hoạt
chuyên môn đạt hiệu quả cao nhất.
- Giúp giáo viên đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp
dạy học và tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên trong tổ. Xây dựng kế

hoạch sinh hoạt chuyên môn với nội dung sinh hoạt phong phú, đi sâu vào các
vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡ những khó khăn
cho giáo viên trong tổ.
- Các tổ khối từ khối 1 đến khối 5 phối kết hợp cùng nhau thảo luận
xây dựng nội dung sinh hoạt chuyên môn. Tập trung vào các nội dung cụ thể
mà cán bộ, giáo viên quan tâm, gặp vướng mắc, khó khăn cần chia sẻ, hỗ trợ
trong quá trình dạy và học. Một số nội dung sinh hoạt chuyên môn:
+ Đối với cách đánh giá học sinh theo thông tư 22/2016 BGD&ĐT
ngày 22 tháng 9 năm 2016;
+ Đối với chương trình hiện hành: tập trung vào bồi dưỡng kiến thức
Toán, Tiếng Việt, ... Ngoài ra, có thể thêm những nội dung khác mà thấy cần
thiết với giáo viên và có tác dụng nâng cao chất lượng dạy và học.
- Cần nghiên cứu kỹ các tài liệu, công văn hướng dẫn về nội dung sinh
hoạt chuyên môn được đưa ra.
- Trong kế hoạch cần nêu rõ: nội dung sinh hoạt, người thực hiện, lớp
thực hiện, thời gian - địa điểm thực hiện nội dung,...
- Cần nghiên cứu kỹ công văn hướng dẫn đánh giá của Bộ Giáo dục
và Đào tạo; Lựa chọn các nội dung cụ thể như: Cách đánh giá thường xuyên
theo tiến trình bài học và hoạt động giáo dục có các nội dung như: cách quan
sát, theo dõi, hỗ trợ, đánh giá kết quả học tập của từng học sinh, từng nhóm
học sinh qua mỗi hoạt động học; các kĩ thuật đánh giá trên lớp; cách quan sát,
nhận định về một số biểu hiện của phẩm chất và năng lực của từng học sinh;
cách hướng dẫn học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau; cách phối hợp với
phụ huynh tham gia hoặc quan sát, đánh giá học sinh; cách viết nhật ký đánh
-9-


giá thường xuyên về từng học sinh,... Cách đánh giá để bồi dưỡng, giúp đỡ
học sinh nhằm phát huy khả năng của các em và giúp các em tiến bộ trong
học tập. Cách ra đề kiểm tra, đánh giá định kỳ kết quả học tập; cách chấm bài

kết hợp với sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm, hạn chế và góp ý cho học sinh.
Cách ghi Phiếu tổng hợp đánh giá cuối học kỳ I và cuối năm học. Cách hướng
dẫn học sinh bình bầu khen thưởng vào cuối kỳ, cuối năm học....
Đối với nội dung đánh giá thường xuyên cần chuẩn bị bài dạy - người
dạy minh họa, thời gian, địa điểm dạy,... ; đối với nội dung về đánh giá định
kỳ và các nội dung khác cần chuẩn bị nội dung, đề kiểm tra, bài kiểm tra, các
hồ sơ đánh giá,...
+ Phân công trách nhiệm cho các thành viên tham gia cuộc họp sinh
hoạt chuyên môn: Tất cả giáo viên tự nghiên cứu những vấn đề liên quan tới
nội dung sinh hoạt chuyên môn đã xây dựng, phân công người dạy, người
chuẩn bị phương tiện,...
+ Phân công giáo viên hoặc tổ chuyên môn hỗ trợ giáo viên dạy minh
họa hoặc chuẩn bị nội dung chuyên đề, hội thảo.
- Tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn: Trường chúng tôi có 46 giáo
viên tiểu học, chuyên ngành trực tiếp tham gia giảng dạy, tham gia sinh hoạt ở
05 tổ đó là: tổ khối 1 (Có 6 Thành viên); tổ khối 2, 3 (có 9 thành viên); tổ
khối 4, 5 (có 10 thành viên). Trong một số buổi sinh hoạt, thảo luận về chuyên
môn ban giám hiệu chia nhóm, mỗi nhóm có đầy đủ các thành viên của mỗi
chương trình học hoặc có sự thay đổi theo khối lớp với sự luân phiên giữa các
chương trình học để giúp nhau nắm bắt cập nhật các nội dung chương trình.
Các buổi sinh hoạt chuyên môn đầu năm tổ chức tại điểm trường chính để
thống nhất các nội dung, hình thức làm việc cho cả năm học. Các buổi sinh
hoạt chuyên môn thường kỳ trong năm, tuỳ từng nhiệm vụ cụ thể mà bố trí
sắp xếp luân phiên sinh hoạt chuyên môn ở tất cả các điểm trường. Tạo điều
kiện để học sinh và giáo viên các điểm trường lẻ cũng có sự tham gia và đánh
giá chuyên môn như ở trường trung tâm.
- 10 -


Các bước tổ chức một buổi sinh hoạt chuyên môn:

Bước 1: Tổ chức thực nghiệm như dạy minh họa, dự giờ, nghiên cứu
thực tế, tham quan, ....
Bước 2: Tổ chức trao đổi, thảo luận sau thực nghiệm. Tìm những giải
pháp, biện pháp khả thi phù hợp với khả năng của giáo viên trong tổ chuyên
môn. Đưa ra kết luận, phương hướng áp dụng về nội dung thảo luận.
Bước 3: Thống nhất, áp dụng vào thực tế.
Ví dụ: Tổ chức sinh hoạt chuyên môn về đánh giá học sinh (Đánh giá
thường xuyên theo tiến trình bài học và hoạt động giáo dục)
+ Bước 1: Tổ chức dạy minh họa và dự giờ, tập trung vào nội dung
đánh giá thường xuyên theo tiến trình bài học và hoạt động giáo dục của giáo
viên và học sinh nhằm trả lời các câu hỏi:
Giáo viên giám sát, hỗ trợ đánh giá hoạt động học của từng nhóm,
từng học sinh như thế nào? Giáo viên đã động viên, khích lệ học sinh hoặc
hướng dẫn, hỗ trợ học sinh vượt qua khó khăn trong học tập như thế nào ?.
Các kỹ thuật đánh giá trên lớp nào đã được giáo viên sử dụng ?. Học sinh có
biết cách tự đánh giá và đánh giá bạn hay không ?. Kết quả đánh giá của giáo
viên, kết quả học sinh tự đánh giá và đánh giá bạn như thế nào ?. Giáo viên
ghi nhật ký đánh giá sau giờ dạy như thế nào ?. Nên điều chỉnh hoạt động dạy
học như thế nào sau giờ dạy ?.
+ Bước 2: Thảo luận chung
Sau khi dự giờ, tập trung thảo luận về đánh giá thường xuyên học sinh
trong giờ học, các kỹ thuật đánh giá trên lớp. Trên cơ sở đó làm rõ những điều
đã học tập được, chia sẻ những băn khoăn, những đề xuất nhằm giúp học sinh
học tốt hơn thông qua đánh giá.
Cuối buổi thảo luận, người chủ trì tổng kết các vấn đề nổi bật qua
thảo luận và gợi ý các vấn đề cần suy ngẫm về đánh giá học sinh nhằm giúp cho
học sinh có thể học tập có hứng thú, tiến bộ hơn. Những người tham dự có thể tự
suy nghĩ và lựa chọn biện pháp áp dụng cho việc đánh giá học sinh ở lớp mình.
- 11 -



+ Bước 3: Áp dụng vào đánh giá học sinh
Dựa trên kết quả thảo luận và những điều đã quan sát, học tập được
qua dự giờ, cần nêu rõ phương hướng áp dụng để đổi mới cách đánh giá học
sinh theo mô hình trường học mới vào thực tiễn dạy học ở lớp mình.
4.6. Giải pháp 4
a. Mục tiêu:
Sau dự giờ giúp giáo viên nắm được trên thực tế trong tiết dạy mà
đồng nghiệp đã thực hiện.
b. Nội dung:
Nâng cao chất lượng của hoạt động dự giờ, sau dự giờ trong các buổi
sinh hoạt chuyên môn.
c. Cách thực hiện:
Việc dự giờ là để giáo viên thiết kế lại bài học dựa trên thực tế trong tiết
dạy mà đồng nghiệp đã thực hiện. Thực tế tiết dạy giúp chúng ta thấy rõ việc
dạy của giáo viên và ý thức, thái độ, kết quả học tập của học sinh. Việc thảo
luận, rút kinh nghiệm sau giờ dạy là rất quan trọng. Để tạo ra bầu không khí
mà trong đó mọi giáo viên có thể thoải mái bày tỏ với đồng nghiệp những ý
kiến, chia sẻ những khó khăn mà giáo viên gặp phải trong quá trình dạy học,
cần thực hiện như sau:
- Khuyến khích các giáo viên tự nguyện đăng ký, lựa chọn bài học, chủ
động sáng tạo chuẩn bị bài căn cứ vào mục đích cụ thể của buổi sinh hoạt
chuyên môn.
- Tạo không gian lớp học thoáng mát; sắp xếp học sinh, các nhóm, chỗ ngồi
cho người dự giờ đảm bảo, hợp lý để người dự quan sát được giáo viên, học
sinh trong quá trình dự giờ.
- Thay đổi mục đích, thay đổi suy nghĩ của việc dự giờ trong buổi sinh hoạt
chuyên môn, từ dự giờ để đánh giá sang dự giờ để học hỏi kinh nghiệm.
- Trong khi dự giờ, đề nghị giáo viên vừa dự giờ, vừa suy ngẫm, bên
cạnh việc quan sát cách tổ chức lớp học, giáo viên cần tập trung vào việc quan

- 12 -


sát thực tế học tập của học sinh, quan sát cử chỉ, thái độ, nét mặt, hoạt động
của học sinh, giáo viên chọn vị trí ngồi dễ quan sát nhất và phù hợp với không
gian lớp học. Giáo viên dự không nên trao đổi với nhau gây ức chế về tâm lý
cho người dạy, gây hình ảnh phản cảm cho học sinh.
- Trong quá trình thảo luận, khuyến khích giáo viên cùng chia sẻ các
suy ngẫm của mình về bài học trên cơ sở lắng nghe và tôn trọng lẫn nhau.
Việc thảo luận không tập trung đánh giá tiết dạy mà chủ yếu nhằm phân tích
các tình huống quan sát được từ các hoạt động học và kết quả học tập của học
sinh trong giờ học. Cần nhấn mạnh những điểm thành công của giờ học, có
thể chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế trong tiết dạy, nguyên nhân học
sinh chưa tích cực hoặc chưa đạt kết quả trong bài học và tìm giải pháp phù
hợp để nâng cao chất lượng bài học. Như vậy sẽ tạo tâm thế thoải mái cho
người dạy cũng như người dự khi đóng góp ý kiến cho đồng nghiệp.
4.7. Giải pháp 5
Nâng cao khả năng tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên Công tác tự học, tự bồi
dưỡng chuyên môn của giáo viên rất quan trọng, giáo viên được trau dồi, nâng cao
về chuyên môn nghiệp vụ đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả các buổi sinh hoạt
chuyên môn của tổ khối, nhà trường, nâng cao ý thức trách nhiệm về nghiệp vụ
chuyên môn cho giáo viên. Muốn vậy, cần thực hiện các biện pháp sau:
- Tuyên truyền và chuẩn bị tốt các điều kiện cho cán bộ, giáo viên tham gia
công tác bồi dưỡng chuyên môn. Xác định được công tác tự học và tự
bồi dưỡng là cần thiết, phải duy trì thường xuyên đối với từng giáo viên.
- Tạo điều kiện để 100% cán bộ, giáo viên được bồi dưỡng tập trung
trong hè theo kế hoạch và bồi dưỡng thường xuyên trong năm học, các buổi
sinh hoạt chuyên môn cụm trường.
- Tham gia hội giảng, hội thảo, hội thi kết hợp với tự học tự bồi dưỡng;
có sổ ghi chép các nội dung bồi dưỡng và giải bài tập; có sổ dự giờ, ghi chép

và đánh giá theo quy định, dự giờ học hỏi đồng nghiệp tối thiểu 02 tiết/tháng.
- 13 -


- Đổi mới công tác bồi dưỡng, giúp giáo viên chủ động chiếm lĩnh kiến
thức, phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Tích
cực bồi dưỡng những cái giáo viên đang “thiếu” rồi mới bồi dưỡng cái giáo
viên cần “phải có” giúp giáo viên tự tin chủ động chiếm lĩnh phương pháp,
kiến thức để sáng tạo, đề ra các hình thức dạy học phù hợp với đối tượng học
sinh. Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ động, sáng tạo, tích cực
tham mưu đề xuất những vấn đề về chuyên môn. Đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin trong giảng dạy, phù hợp với nhiệm vụ được giao.
- Kết hợp nhiều hình thức bồi dưỡng, lấy tổ chuyên môn làm nòng cốt
trong bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.

5. KẾT LUẬN
Sinh hoạt chuyên môn nhằm tạo cơ hội cho giáo viên nâng cao năng
lực chuyên môn, kĩ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp
dụng các phương pháp dạy học. Bên cạnh đó, đây cũng là một hoạt động sát
thực để đánh giá chất lượng học tập của học sinh. Thông qua đó, mọi người
cùng nhau tìm ra định hướng để khắc phục những điểm còn hạn chế của các em
và tìm ra phương pháp áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau. Thay đổi được
tư duy của những người điều hành công tác sinh hoạt chuyên môn. Thay đổi
được nhận thức, cách nghĩ, cách vận dụng vào thực tiễn của những người trực
tiếp làm công tác giảng dạy. Trong đó điểm nổi bật là tinh thần dám nghĩ, dám
làm, dám chịu trách nhiệm của mỗi cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ được phân
công. Những biện pháp được đưa ra thực hiện đảm bảo tính khoa học, phù hợp
với mỗi giáo viên, mỗi tổ khối và sát với thực tế. Khi áp dụng các biện pháp
đó, mỗi giáo viên cảm thấy thoải mái, tự tin hứng thú khi tham gia sinh hoạt
chuyên môn. Từ đó, mỗi giáo viên đã tự học hỏi và nâng cao năng lực chuyên

môn, kĩ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo của mình trong việc áp
dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Để một buổi sinh hoạt
- 14 -


chuyên môn có hiệu quả, các chuyên đề phải thỏa mãn tối thiểu các điều kiện
sau: Phải được bắt nguồn từ việc giải quyết các vấn đề khó, hoặc các vấn đề
mới phát sinh trong thực tế giảng dạy. Bám sát định hướng đổi mới phương
pháp giáo dục và kiểm tra đánh giá hiện nay.
Mang tính phổ biến và khả thi. Đảm bảo nguồn lực và các điều kiện
cơ ở vật chất. Nâng cao sinh hoạt chuyên môn không chỉ giúp mỗi giáo viên
nâng cao năng lực chuyên môn cho bản thân mà sinh hoạt chuyên môn còn là
môi trường để tình đồng nghiệp nảy nở và phát triển giữa tất cả giáo viên,
giúp họ hỗ trợ lẫn nhau trong công tác; hình thành môi trường học tập tốt đẹp
cũng như truyền thống, bản sắc văn hóa riêng của nhà trường. Sinh hoạt
chuyên môn nhằm nâng cao khả năng nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm, ứng
dụng tiến bộ khoa học giáo dục cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong
hoạt động quản lý và giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động giáo dục và thực hiện các mục tiêu đổi mới của Ngành.

HỌC VIÊN THỰC HIỆN

Lê Văn Thắng

- 15 -


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Tài liệu bồi dưỡng tiêu chuẩn chức
danh nghề nghiệp giáo viêntiểu học hạng III- NXB Đại học sư phạm.

2. Bộ giáo dục và đào tạo (2015), tài liệu tập huấn- Đổi mới sinh hoạt
chuyên môn, NXB Đại học Sư phạm.
3. Bộ giáo dục và đào tạo, tài liệu hỏi đáp về chương trình giáo dục phổ
thông tổng thể, tháng 8 năm 2015.
4. Trần Bá Hoành (2006) Vấn đề giáo viên, những vấn đề lí luận và thực
tiễn, NXB Đại học Sư phạm.
5. Tìm hiểu thông tin trên mạng internet.

- 16 -



×