Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Giáo trình Thống kê doanh nghiệp - Nghề: Kế toán doanh nghiệp - CĐ Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 157 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BR – VT
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

       

GIÁO TRÌNH
MÔ ĐUN THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP
NGHỀ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG VÀ TRUNG CẤP 
Ban hành kèm theo Quyết định số: 01/QĐ­CĐN ngày 04 tháng 01 năm 2016 
của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu


Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2016


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể 
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và 
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh  
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.


LỜI GIỚI THIỆU
Để  đáp  ứng nhu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất 
lượng đào tạo, trường Cao Đẳng Nghề tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã tiến hành tổ 
chức biên soạn giáo trình theo khung chương trình đào tại quy định. Thống kê 
doanh nghiệp là một trong các giáo trình nói trên nhằm trang bị kiến thức nền  
tảng cho học sinh ­ sinh viên nghành Kế  toán doanh nghiệp, tạo điều kiện 
thuận lợi hơn cho học sinh ­ sinh viên học tập và nghiên cứu.


Dựa vào chương trình mô đun, giáo trình được kết cấu thành bảy bài  
học, trong đó có quán triệt những nội dung cơ  bản của Luật, Thông tư  kế 
toán – thống kê được Bộ Tài chính ban hành mới hiện nay.
Trong qua trình  biên soạn giáo trình, tác giả đã cố  gắng cập nhật thông 
tin mới, đồng thời tham khảo nhiều giáo trình khác, nhưng chắc chắn sẽ 
không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Rất mong nhận được ý kiến đóng  
góp của các nhà chuyên môn, các anh chị đồng nghiệp và các bạn đọc để giáo 
trình được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày 02 tháng 01 năm 2016
Biên soạn
Trần Thị Hoa 



MỤC LỤC
TRANG
Bài mở đầu..........................................................................................................1
Bài 1: Những vấn đề cơ bản của Thống kê Doanh nghiệp.........................3
1. Những vấn đề cơ bản của Thống kê doanh nghiệp.......................................3
1.1. Một số vấn đề chung về Thống kê học...................................................3
1.1.1. Sự ra đời và phát triển của thống kê học..........................................3
1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của thống kê học...........................................4
1.1.3. Cơ sở lý luận của thống kê học.........................................................5
1.1.4. Cơ sở phương pháp luận của thống kê học......................................5
1.1.5. Nhiệm vụ của thống kê học..............................................................6
1.1.6. Một số khái niệm thường dùng trong thống kê học................................6
1.2. Một số vấn đề cơ bản của thống kê doanh nghiệp................................9
1.2.1. Khái niệm thống kê doanh nghiệp.....................................................9
1.2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của thống kê doanh nghiệp.....10

1.2.3. Nhiệm vụ của thống kê doanh nghiệp............................................10
2. Vai trò của thông tin thống kê đối với quản lý doanh nghiệp......................11
2.1. Khái niệm về thông tin thống kê............................................................11
2.2. Loại thông tin của doanh nghiệp............................................................11
2.3. Nguồn thông tin phục vụ quản lý doanh nghiệp....................................12
2.4. Vai trò của thông tin đối với hoạt động quản lý doanh nghiệp............12
Bài 2. Điều tra, tổng hợp và phân tích thống kê..........................................14
1. Điều tra thống kê............................................................................................14
1.1. Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ của điều tra thống kê............................14
1.2. Các loại điều tra thống kê.......................................................................15
1.3. Các phương pháp điều tra thống kê........................................................18
2. Tổng hợp thống kê.........................................................................................22
2.1. Khái niệm.................................................................................................22


2.2. Ý nghĩa, nhiệm vụ của tổng hợp thống kê.............................................22
2.3. Phương pháp tổng hợp thống kê.............................................................22
3. Phân tích thống kê...........................................................................................30
3.1. Khái niệm.................................................................................................30
3.2. Ý nghĩa, nhiệm vụ của phân tích thống kê.............................................30
3.3. Các bước tiến hành phân tích thống kê..................................................30
3.4. Các chỉ tiêu phân tích thống kê................................................................31
3.4.1. Chỉ tiêu số tuyệt đối.........................................................................31
3.4.2. Chỉ tiêu số tương đối........................................................................33
3.4.3. Chỉ tiêu số bình quân........................................................................40
3.5. Dãy số thời gian.......................................................................................45
3.5.1. Khái niệm, ý nghĩa............................................................................45
3.5.2. Các loại dãy số thời gian..................................................................46
3.5.3. Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian.............................................46
3.6. Chỉ số thống kê........................................................................................49

3.6.1. Khái niệm, ý nghĩa............................................................................49
3.6.2. Phân loại chỉ số................................................................................50
3.6.3. Ký hiệu thường dùng khi tính chỉ số...............................................50
3.6.4. Phương pháp tính chỉ số...................................................................51
3.6.5. Hệ thống chỉ số................................................................................53
Bài 3: Thống kê Nguyên vật liệu trong Doanh nghiệp Sản xuất..............57
1. Ý nghĩa và nhiệm vụ của thống kê nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản 
xuất ...................................................................................................................57
1.1.  Khái niệm, phân loại nguyên liệu vật liệu...........................................57
1.2. Ý nghĩa, nhiệm vụ thống kê nguyên vật liệu trong doanh nghiệp........59
2. Thống kê tình hình cung cấp nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất
60
2.1. Các chỉ tiêu thống kê tình hình cung cấp nguyên vật liệu.....................60


2.2. Kiểm tra, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch cung cấp nguyên vật 
liệu......................................................................................................................
 63
3. Thống kê dự trữ nguyên vật liệu dùng cho sản xuất....................................63
3.1. Chỉ tiêu lượng nguyên vật liệu dự trữ thường xuyên............................64
3.2. Chỉ tiêu lượng dự trữ vật liệu bảo hiểm cho sản xuất.........................64
3.3. Chỉ tiêu lượng nguyên vật liệu dự trữ theo thời vụ...............................65
4. Thống kê tình hình sử dụng nguyên vật liệu................................................65
4.1. Các chỉ tiêu thống kê tình hình sử dụng nguyên vật liệu.......................66
4.2. Kiểm tra, phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu.........................66
Bài 4: Thống kê Tài sản cố định trong Doanh nghiệp................................74
1. Ý nghĩa, nhiệm vụ của thống kê tài sản cố định trong doanh nghiệp..........74
1.1. Khái niệm, phân loại tài sản cố định......................................................74
1.2. Ý nghĩa của thống kê tài sản cố định.....................................................77
1.3. Nhiệm vụ của thống kê tài sản cố định.................................................77

2. Thống kê khối lượng và kết cấu tài sản cố định..........................................78
2.1. Thống kê khối lượng tài sản cố định.....................................................78
2.2. Thống kê kết cấu tài sản cố định...........................................................79
3. Thống kê tình hình biến động và hiệu quả sử dụng tài sản cố định........................79
3.1. Thống kê tình hình tăng, giảm tài sản cố định.......................................79
3.2. Thống kê hiện trạng tài sản cố định.......................................................81
3.2.1. Xác định nguyên giá tài sản cố định................................................82
3.2.2. Khấu hao tài sản cố định trong doanh nghiệp.................................83
3.2.3. Các chỉ tiêu thống kê hiện trạng tài sản cố định.............................88
Bài 5: Thống kê Lao động và Tiền lương trong Doanh nghiệp................91
1. Thống kê lao động trong doanh nghiệp.........................................................91
1.1. Ý nghĩa, nhiệm vụ của thống kê lao động trong doanh nghiệp............91
1.2. Thống kê số lượng lao động trong doanh nghiệp..................................92


1.2.1. Phân loại lao động hiện có trong doanh nghiệp..............................92
1.2.2. Các chỉ tiêu thống kê số lượng lao động.........................................94
1.2.3. Thống kê tình hình sử dụng số lượng lao động trong DN..............95
2. Thống kê tiền lương trong doanh nghiệp......................................................96
2.1. Ý nghĩa, nhiệm vụ của thống kê tiền lương trong doanh nghiệp.........96
2.2. Chỉ tiêu tiền lương bình quân..................................................................97
2.3. Phân tích sự biến động của tổng quỹ lương..........................................97
2.4. Phân tích mối quan hệ giữa tốc độ tăng tiền lương bình quân và tốc độ 
tăng năng suất lao động......................................................................................98
Bài 6: Thống kê giá thành sản phẩm của Doanh nghiệp..........................101
1. Khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm....................................101
1.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất....................................101
1.2. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm..............................103
2. Ý nghĩa, nhiệm vụ thống kê giá thành sản phẩm.......................................104
2.1. Ý nghĩa thống kê giá thành sản phẩm...................................................104

2.2. Nhiệm vụ thống kê giá thành sản phẩm..............................................104
3. Thống kê giá thành sản phẩm so sánh được...............................................105
3.1. Chỉ số giá thành thực tế........................................................................105
3.2. Chỉ số giá thành kế hoạch.....................................................................107
4. Phân tích sự biến động khoản mục chi phí nguyên vật liệu ảnh hưởng đến giá 
thành sản phẩm..................................................................................................108
4.1. Chi phí nguyên vật liệu trong giá thành đơn vị sản phẩm...................108
4.2. Chi phí nguyên vật liệu trong tổng giá thành.......................................108
Bài 7: Thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.........110
1. Một số khái niệm cơ bản về kết quả sản xuất kinh doanh.......................110
1.1. Hoạt động sản xuất.................................................................................110
1.2. Kết quả sản xuất.....................................................................................111


2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh 
nghiệp và phương pháp tính.................................................................................113
2.1. Chỉ tiêu sản phẩm bằng hiện vật và hiện vật quy ước của DN.........113
2.2. Giá trị sản xuất (GO ­ Gross Output)....................................................114
2.2.1. Giá trị sản xuất công nghiệp..........................................................114
2.2.2. Giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.................118
2.2.3. Giá trị sản xuất xây dựng...............................................................118
2.3. Chi phí trung gian (IC – Intermediational Cost)....................................119
2.4. Chỉ tiêu giá trị gia tăng (VA – Value Added)........................................120
2.5. Giá trị gia tăng thuần của doanh nghiệp (NVA – Net Value Added)...121
2.6. Doanh thu bán hàng................................................................................121
2.7. Doanh thu thuần.....................................................................................121
2.8. Lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp.............................................121
Các thuật ngữ chuyên môn......................................................................124
Tài liệu tham khảo...................................................................................125 



BÀI MỞ ĐẦU
MÔN HỌC THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP
Mã mô đun: MĐ 13 (Hệ: Trung cấp), MĐ 14 (Hệ: Cao đẳng)
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: 
Mô đun Thống kê doanh nghiệp nằm trong nhóm kiến thức cơ  sở  của 
nghề  Kế  toán doanh nghiệp. Mô đun Thống kê doanh nghiệp là mô đun bắt 
buộc, cung cấp những kiến thức cơ bản về thống kê các hiện tượng kinh tế ­  
xã hội, làm cơ  sở  cho học sinh nhận thức các mô đun chuyên môn của nghề 
Kế toán doanh nghiệp
Mục tiêu của mô đun:  Sau khi học xong mô đun này, học sinh – sinh viên có  
năng lực:
­  Trình bày được những vấn đề cơ bản của Thống kê doanh nghiệp;
­  Trình bày được các bước trong quá trình nghiên cứu thống kê;
­  Phân tích được mức độ  và sự  biến động của các hiện tượng kinh tế  xã 
hội;
­  Thống kê và phân tích được tình hình sử  dụng nguyên vật liệu trong  
doanh nghiệp;
­  Thống   kê   và   phân   tích   được   hiện   trạng   tài   sản   cố   định   trong   doanh  
nghiệp;
­  Thống kê và phân tích được tình hình lao động, năng suất lao động và 
tiền lương trong doanh nghiệp;
­  Thống kê và phân tích được giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp;
­  Thống kê và phân tích được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của  
doanh nghiệp;
­  Đánh giá được kết quả  sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó có 
những đề xuất cụ thể cho doanh nghiệp;
­  Xác định được đúng mục tiêu của mô­đun;
­  Có thái độ học tập nghiêm túc, cẩn thận và chính xác trong luyện tập;
Trang  1



Nội dung của mô đun: 
Số

Thời 

Hình thức 

gian (h)
5

giảng dạy
Lý thuyết

15
1
10
10
3
4

Tích hợp

5

nghiệp
Điều tra, tổng hợp và phân tích thống kê
Kiểm tra bài 1 và 2
Thống kê Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp

Thống kê Tài sản cố định trong doanh nghiệp
Kiểm tra bài 3 và 4
Thống kê Lao động và Tiền lương trong doanh 

6

nghiệp
Thống kê Chi phí sản xuất và Giá thành sản 

4

Tích hợp

7

phẩm trong doanh nghiệp
Thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của 

5

Tích hợp

doanh nghiệp
Kiểm tra bài 5, 6 và 7
Cộng

3
60

Tên các bài trong mô đun


TT
1 Những vấn đề cơ bản của Thống kê doanh 
2
3
4

Tích hợp
Tích hợp
Tích hợp

Trang  2


BÀI 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP
Giới thiệu:
Thống kê đóng một vai trò hết sức quan trọng trong mọi lĩnh vực hoạt động 
của con người, từ  việc xác định thu nhập bình quân đầu người, tỷ  lệ  thất  
nghiệp, tỷ  lệ  gia tăng dân số, nhà  ở, trang bị  cơ  sở  vật chất trường học, y  
tế… của một quốc gia. Thống kê luôn giữ  một vị trí trung tâm trong hầu hết 
mọi lĩnh vực như Công nghiệp, Thương mại, Vật lý, Hóa học, Kinh tế, Toán 
học, Sinh học, Tâm lý học, Văn học, ... phạm vi áp dụng các số liệu thống kê 
là rất rộng. 
Trong kinh doanh, thống kê cũng có một vị thế to lớn, quyết định vì  nó cung 
cấp cơ  sở  định lượng đi đến quyết định trong tất cả các vấn đề  kết nối với 
các hoạt động kinh doanh. Thống kê được xem như  là một công cụ  quản lý 
để đánh giá hiệu suất của máy móc và nhân viên. Nó cũng cho phép các doanh 
nhân để  đánh giá hiệu quả  của các phương  thức  sản xuất mới bằng cách 
nghiên cứu mối quan hệ giữa chi phí và phương thức sản xuất.

Mục tiêu:
­ Trình bày được những vấn đề cơ bản của Thống kê doanh nghiệp;
­ Phân tích  được vai  trò  của  thông tin thống kê  đối với quản lý doanh 
nghiệp;
­ Có thái độ nghiêm túc trong học tập, tự nghiên cứu; 
Nội dung:
1. Những vấn đề cơ bản của thống kê doanh nghiệp
1.1. Một số vấn đề chung về Thống kê học
1.1.1. Sự ra đời và phát triển của thống kê học

Trang  3


Thống kê học là 1 môn khoa học xã hội, xuất hiện trong thời tiền cổ  đại 
(hàng nghìn năm về trước) và có quá trình phát triển lâu dài, từ đơn giản đến 
phức tạp. 
Tính thống kê  ở  thời chiếm hữu nô lệ  chưa rõ rệt, chỉ  là những ghi chép 
công việc đơn giản, ở phạm vi nhỏ hẹp như ghi chép về  số  dân, súc vật, nô  
lệ…
Thống kê dưới chế  độ  phong kiến phát triển hơn  ở  các quốc gia Châu Á, 
Châu Âu: phạm vi rộng hơn, nội dung rõ rệt hơn (việc ghi chép thu thuế, đăng  
ký dân số, tài sản, bắt đi lính) nhưng còn mang tính tự  phát, chưa đúc kết 
thành lý luận và chưa trở thành một môn khoa học độc lập.
Cuối thế  kỷ  XVII với sự  ra đời của phương thức Sản xuất tư  bản chủ 
nghĩa (nền kinh tế hàng hóa), thống kê phát triển nhanh chóng ở nhiều vấn đề 
(thông tin về  thị  trường, giá cả, sản xuất, nguyên vật liệu, lao  động, dân  
số…) đã được đúc kết thành lý luận. Nhiều  ấn phẩm về  lĩnh vực này được 
sản xuất và thống kê cũng được đưa vào giảng dạy: 
+   Năm   1660,   Côngrinh   đã   giảng   dạy   phương   pháp   nghiên   cứu   hiện 
tượng xã hội dựa vào số liệu điều tra cụ thể.

+  Năm  1682,  William  Petty   đã  xuất  bản  “Số   học  chính   trị”  và   được 
C.Mark mệnh danh là người sáng lập ra môn thống kê học.
+ Năm 1975, G.Achenwall – giáo sư đại học Đức ­ lần đầu tiên dùng từ 
“Thống kê”.
Vào nửa cuối thế kỷ XIX, thống kê phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của  
Viện Thống kê và nó đã trở thành 1 môn khoa học độc lập với sự  ra đời của  
môn Lý thuyết xác suất và Thống kê toán.
Ngày nay, thống kê phát triển và hoàn thiện hơn về phương pháp luận, và 
trở  thành công cụ  quan trọng trong mọi lĩnh vực để  nhận thức xã hội và cải 
tạo xã hội: nghiên cứu tính quy luật về lượng của các hiện tượng, các con số 
thống kê giúp kiểm tra, đánh giá các chương trình, kế  hoạch và đinh hướng  

Trang  4


phát triển kinh tế ­ xã hội; cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin thống kê  
trung thực, khách quan cho cấp quản lý từ vĩ mô đến vi mô.
1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của thống kê học
Đối tượng nghiên cứu của thống kê học là mặt lượng trong sự liên hệ mật 
thiết với mặt chất của các hiện tượng số  lớn, trong điều kiện không gian và 
địa điểm cụ thể.
Thống kê học không trực tiếp nghiên cứu mặt chất của hiện tượng mà  
thông qua biểu hiện về  mặt lượng  bằng cách sử  dụng là các con số  về  quy  
mô, kết cấu, quan hệ  so sánh, tốc độ  phát triển…  để  tìm hiểu bản chất và  
tính quy luật của các hiện tượng. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện 
chứng, chất và lượng là 2 mặt không thể  tách rời, chất nào lượng  đó và 
ngược lại. Do đó, nghiên cứu về mặt lượng của hiện tượng sẽ giúp ta nhận  
thức được mặt chất của nó. Vì vậy, số liệu của thống kê là những con số có 
ý nghĩa kinh tế, chính trị hoặc xã hội nhất định, chứ không phải là những con  
số trừu tượng, mang tính số học thuần túy.

Thống kê học nghiên cứu hiện tượng số lớn  vì nếu nghiên cứu trên một 
số ít các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thì các con số thống kê tính ra khó  
có thể  phản ánh được bản chất và tính quy luật của hiện tượng. Nhưng 
không có nghĩa là bỏ  qua việc nghiên cứu các hiện tượng cá biệt do hiện 
tượng số lớn và cá biệt có mối quan hệ biện chứng: số lớn được tổng hợp từ 
cá biệt, tổng hợp các biệt sẽ tìm ra quy luật, bản chất số lớn.
Trong những điều kiện lịch sử khác nhau, hiện tượng nghiên cứu sẽ có  
đặc điểm về  chất và biểu hiện về  lượng không giống nhau, vì vậy khi sử 
dụng các tài liệu thống kê phải chú ý đến điều kiện lịch sử cụ thể của nó.    
 
1.1.3. Cơ sở lý luận của thống kê học
Thống kê học lấy:
­ Chủ nghĩa Mác – Lênin;
­ Kinh tế chính trị học;
Trang  5


­ Chủ nghĩa duy vật lịch sử; 
làm cơ sở lý luận vì những môn này có khả năng:
+ Giải Thích rõ ràng và đầy đủ nhất các khái niệm, các phạm trù kinh tế 
­ xã hội;
+ Vạch rõ mối  liên hệ  ràng buộc và tác  động qua lại giữa các hiện  
tượng.
Trong đó, Chủ nghĩa Mác – Lênin là nguyên lý quan trọng bậc nhất, quyết 
định tính chất khoa học và chính xác của thống kê học, nhưng vẫn phải dựa  
vào kinh tế học thị trường bởi sự xuất hiện nhiều chỉ tiêu kinh tế mới mẻ.
1.1.4. Cơ sở phương pháp luận của thống kê học
Thống kê học lấy chủ  nghĩa duy vật biện chứng làm cơ  sở  phương pháp 
luận. Cụ thể:
­ Giai đoạn điều tra thống kê: để thu thập các tài liệu ban đầu 1 cách chính 

xác, kịp thời và đầy đủ  nên sử  dụng nhiều hình thức tổ  chức, nhiều loại và 
phương pháp điều tra khác nhau.
­ Giai đoạn tổng hợp thống kê: nhằm chỉnh lý và hệ thống hóa các tài liệu 
ban đầu nhằm tìm ra đặc trưng cơ bản của hiện tượng nghiên cứu. Giai đoạn 
này sử dụng phương pháp phân tổ có sự khác nhau về tính chất do hiện tượng  
nghiên cứu phức tạp.
­ Giai đoạn phân tích thống kê: vạch rõ nội dung cơ bản của các tài liệu đã 
được chỉnh lý nhằm giải đáp các yêu cầu đề  ra, cụ  thể: xác định mức độ,  
trình độ  và xu hướng biến động, mối liên hệ  chặt chẽ  giữa trình độ  và tính  
chất, dự báo mức độ tương lai của hiện tượng.        
1.1.5. Nhiệm vụ của thống kê học
­ Phục vụ cho công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân.
­ Chỉ đạo và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế quốc  
dân.
­ Tổng hợp tình hình hoàn thành kế hoạch.
Trang  6


­ Giữ  vai trò chủ  đạo trong hệ  thống hạch toán kinh tế  quốc dân thống 
nhất.
1.1.6. Một số khái niệm thường dùng trong thống kê học
a) Tổng thể thống kê và đơn vị tổng thể:

       

 Tổng thể thống kê:
 Khái niệm: 
Tổng thể thống kê là một đối tượng nghiên cứu cụ  thể  thuộc hiện tượng  
kinh tế  ­ xã hội, trong đó bao gồm những đơn vị  cá biệt được kết hợp với 
nhau trên cơ sở 1 hay 1 số đặc điểm, đặc trưng chung được đề cập quan sát, 

phân tích mặt số lượng của chúng nhằm rút ra những nhận định, kết luận về 
đặc trưng chung, bản chất chung của tổng thể hiện tượng nghiên cứu.
Ví dụ: Tổng dân số, tổng số nhân khẩu trong hộ gia đình.
 Phân loại: 
­  Căn cứ vào mức độ biểu hiện của tổng thể: có 02 loại
+ Tổng thể  bộc lộ: các đơn vị  tổng thể  được biểu hiện rõ ràng, dễ  xác 
định.
Ví dụ: số học sinh của 1 lớp, số nhân khẩu của 1 địa phương.
+ Tổng thể tiềm ẩn: không thể nhận biết các đơn vị của tổng thể 1 cách 
trực tiếp, ranh giới không rõ ràng.
Ví dụ: số người mê tín dị đoan.
­  Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của tổng thể: có 02 loại
+   Tổng thể  đồng nhất: tập hợp các đơn vị  giống nhau hoặc gần giống 
nhau về đặc điểm, đặc trưng cơ bản.
Ví dụ: số học sinh yếu của 1 lớp
+  Tổng thể  không đồng  nhất: các đơn vị  khác nhau về  đặc điểm, đặc 
trưng, loại hình.
Ví dụ: tình hình học tập của 1 lớp:  học sinh có lực học khác nhau; hành 
khách trên 1 chuyến xe.
Trang  7


­  Căn cứ vào phạm vi biểu hiện của tổng thể: có 02 loại
+ Tổng thể chung: các đơn vị thuộc cùng 1 phạm vi nghiên cứu.
Ví dụ: danh sách lớp CD12KT2 là 18 sinh viên
+ Tổng thể bộ phận: 1 bộ phận đơn vị trong tổng thể chung có cùng tiêu 
thức nghiên cứu.
Ví dụ: Danh sách 1 tổ của lớp CD12KT2 là 4 sinh viên



 Đơn vị tổng thể:
­  Đơn vị  tổng thể  là những phần tử  cấu thành hiện tượng, nó mang đầy 

đủ  các đặc trưng chung nhất của tổng thể  và cần được quan sát, phân tích  
mặt lượng của chúng.
Ví dụ: Trang là sinh viên lớp CD12KT2
­  Đơn vị tổng thể có đơn vị  tính toán giống đơn vị  tính toán của tổng thể 
thống kê. Do đó phải xác định đơn vị  tổng thể  cấu thành tổng thể  thống kê  
dựa trên sự phân tích về mặt lý luận, mục đích, yêu cầu nghiên cứu của từng 
trường hợp cụ thể.
Trong thực tế, nhiều khi ranh giới của tổng thể còn mập mờ nên cần phải 
quy ước 1 số loại đơn vị nào đó được đưa vào tổng thể, còn 1 số khác không  
được xem là đơn vị của tổng thể.
b) Tiêu thức thống kê
 Tiêu thức thống kê là các đặc điểm cơ bản nhất của đơn vị tổng thể. Ví  
dụ:  nghiên  cứu về  lớp CD12KT2 phải nghiên cứu nơi sinh, giới tính,  độ 
tuổi….
  Khi nghiên cứu tổng thể thống kê, tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu 
chọn ra 1 tiêu thức để thu thập thông tin ban đầu.
  Tiêu thức thống kê được phân thành các loại:
­  Tiêu thức thuộc tính: là tiêu thức phản ánh tính chất hay loại hình của 
đơn vị tổng thể, không biểu hiện trực tiếp bằng các con số. 

Trang  8


Ví dụ: tiêu thức giới tính, nghề  nghiệp, tình trạng hôn nhân, dân tộc, tôn 
giáo… là các tiêu thức thuộc tính.
­  Tiêu thức số lượng: là tiêu thức có biểu hiện trực tiếp bằng con số.  Bao 
gồm:

+ Lượng biến rời rạc: là lượng biến mà các giá trị  có thể  có của nó là 
hữu hạn  hay  vô  hạn  đếm  được.  
 Ví  dụ :  số  công  nhân  trong  một  doanh nghiệp, số  sản phẩm sản xuất  
trong một ngày của một phân xưởng…
+ Lượng biến liên tục: là lượng biến mà các giá trị  có thể  có của nó có 
thể lấp kín cả một khoảng trên trục số. 
 Ví dụ :  trọng lượng, chiều cao của sinh viên; năng suất của một loại cây 
trồng…
­  Tiêu thức nguyên nhân: là tiêu thức tác động tạo ra kết quả theo quy luật  
biến động thuận hoặc nghịch.
Ví dụ: năng suất làm việc của công nhân…
­  Tiêu thức kết quả: là tiêu thức chịu tác động của tiêu thức nguyên nhân
Ví dụ: giá thành sản phẩm.
­  Tiêu thức thời gian: là tiêu thức biểu hiện độ dài thời gian nghiên cứu.
Ví dụ: giờ, ngày, tháng, năm.
­  Tiêu thức không gian: là tiêu thức địa điểm, địa phương giúp phân tích sự 
phân phối về mặt lãnh thổ của đơn vị tổng thể.

c) Chỉ tiêu thống kê
­  Khoản 3, điều 3, chương 1 Luật Thống kê 2006: “Chỉ  tiêu thống kê là 
tiêu chí mà biểu hiện bằng số của nó phản ánh quy mô, tốc độ phát triển, cơ 
cấu, quan hệ tỷ lệ của hiện tượng kinh tế ­ xã hội trong điều kiện không gian 
và thời gian cụ thể”.
­   Mỗi chỉ tiêu thống kê đều gồm các thành phần:
Trang  9


+ Khái niệm: bao gồm định nghĩa và giới hạn về thuộc tính.
+ Thời gian, không gian
+ Mức độ của chỉ tiêu: các thang đo khác nhau phản ánh quy mô, tốc độ 

phát triển, cơ cấu, quan hệ tỷ lệ của hiện tượng nghiên cứu
+ Đơn vị tính của chỉ tiêu
Ví dụ: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2009 là 5,32%
+ Khái niệm (mặt chất): tốc độ tăng trưởng GDP
+ Thời gian, không gian: năm 2009, Việt Nam.
+ Mức độ của chỉ tiêu: 5,32.
+ Đơn vị tính của chỉ tiêu: %
­

Căn cứ vào nội dung, chỉ tiêu thống kê gồm:
+ Chỉ  tiêu chất lượng: biểu hiện các tính chất, tốc độ  phát triển, trình độ 

phổ biến, mối quan hệ của tổng thể.
Ví dụ: giá bán đơn vị sản phẩm, tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm và cung 
cấp dịch vụ…
+ Chỉ tiêu số lượng: biểu hiện quy mô, khối lượng của tổng thể.
Ví dụ: số lượng sản phẩm tiêu thụ.
1.2.

 Một số vấn đề cơ bản của thống kê doanh nghiệp

1.2.1. Khái niệm thống kê doanh nghiệp
Thống kê doanh nghiệp là một bộ  phận của thống kê học, nó nghiên cứu 
mặt lượng trong mối quan hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng kinh t ế 
số  lớn trong phạm vi doanh nghiệp và ngoài phạm vi doanh nghiệp có liên 
quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua từng thời gian nhất  
định.
Thống kê doanh nghiệp là một trong những công cụ  quản lý sắc bén, có 
hiệu lực về  hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng hệ thống chỉ  tiêu 
thống kê phù hợp. Thống kê doanh nghiệp cung cấp những thông tin làm căn  


Trang  10


cứ đánh giá, nhận định tình hình để cấp quản lý lựa chọn hành động và đưa ra  
quyết định đúng đắn về phương hướng phát triển của doanh nghiệp.
1.2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của thống kê doanh nghiệp
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của thống kê doanh nghiệp là mặt lượng 
gắn liền với mặt chất của các hiện tượng và sự  kiện xảy ra trong phạm vi  
doanh nghiệp và bên ngoài doanh nghiệp có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp 
đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua từng thời kỳ  nghiên cứu  
nhất định.
Thông qua biểu hiện bằng số  lượng trên phạm vi số  lớn người ta rút ra  
được tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu. Ví dụ, khi xem xét số liệu về 
thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp qua các tháng trong năm và 
qua các năm có thể thấy được doanh nghiệp làm ăn tốt lên hay kém đi.
1.2.3. Nhiệm vụ của thống kê doanh nghiệp
Thống kê doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu dưới đây:
­ Thống kê và phân tích tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng các yếu tố 
cơ  sở  vật chất, vốn, lao động, nguyên vật liệu trong kinh doanh sản xuất và 
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
­ Thống kê và phân tích giá thành, hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
­ Thống kê và phân tích hiệu quả kinh doanh, lợi nhuận của doanh nghiệp.
­ Thống kê và phân tích lựa chọn quyết định đúng đắn cho hướng phát 
triển kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian trước mắt và lâu dài.
Các nhiệm vụ trên đây cũng chính là nội dung đề cập nghiên cứu trong giáo 
trình thống kê doanh nghiệp.

Trang  11



2. Vai trò của thông tin thống kê đối với quản lý doanh nghiệp
2.1.

 Khái niệm về thông tin thống kê

Thông tin thống kê là những tin tức, các tư  liệu được biểu hiện bằng con  
số hoặc bằng lời văn mô tả chân thực các hiện tượng kinh tế ­ xã hội mà con 
người cần biết để  ra quyết định hành động nhằm đạt kết quả  tối  ưu mà họ 
mong muốn.
Thông tin thống kê luôn gắn với quá trình quản lý và ra quyết định đối với 
mọi cấp quản lý. Bởi vì, trong quản lý và ra quyết định đòi hỏi phải nắm  
được thông tin về hiện tượng kinh tế ­ xã hội có liên quan một cách chính xác. 
Để  theo dõi tình hình tiêu thụ  sản phẩm, lỗ  hoặc lãi trong sản xuất kinh 
doanh… đều thể  hiện quả  các thông tin thống kê. Việc ghi chép mọi hoạt 
động sản xuất, chi phí các yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra được gọi là ghi  
chép ban đầu, đây là nguồn cung cấp thông tin ban đầu của thống kê.
2.2.

 Loại thông tin của doanh nghiệp

a)

Xét về cách biểu hiện: người ta chia thông tin của doanh nghiệp thành 

hai loại: thông tin định tính và thông tin định lượng.
­

Thông tin định tính là các thông tin không biểu hiện bằng con số  mà chỉ 


mang tính cảm nhận, như: chất lượng sản phẩm tăng lên hay giảm đi, uy tín 
của  DN  được nâng cao hay suy giảm, tinh thần thi đua của  NLĐ  như  thế 
nào…
­ Thông tin định lượng là các thông tin biểu hiện bằng con số: số lao động  
của doanh nghiệp ngày đầu tháng có bao nhiêu người, doanh thu tiêu thụ sản  
phẩm trong tháng đạt bao nhiêu tỷ đồng…
b)

  Xét về  nội dung thông tin:  người ta chia thông tin mà doanh nghiệp  

cần thu thập thành các loại như:
­   Thông tin về  chính sách của nhà nước: chính sách thuế, bảo vệ  môi 
trường..

Trang  12


­  Thông tin liên quan đến nguồn cung, giá cả, chất lượng các yếu tố  đầu  
vào phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
­  Các thông tin liên quan đến tiêu thụ sản phẩm.
­  Các thông tin về xã hội như dân số, lao động việc làm, đời sống dân cư…
­  Các thông tin về  điều kiện tự  nhiên liên quan đến huy động nguồn lực 
cho sản xuất, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
2.3. Nguồn thông tin phục vụ quản lý doanh nghiệp
 Để  có thông tin phục vụ  công tác quản lý doanh nghiệp, người ta có thể 
thu thập thông tin từ hai nguồn:
­ Nguồn thông tin tự thu thập:
+  Nguồn thông tin bên trong: tổ chức ghi chép hoặc điều tra thống kê
+  Nguồn thông tin bên ngoài doanh nghiệp: tổ chức mạng lưới thông tin 
kịp thời, đáng tin cậy để  thu thập thông tin bằng cách điều tra thống kê, mua 

lại thông tin của các cơ quan có liên quan.
­

Nguồn thông tin sẵn có: các thông tin lan truyền trên thông tin đại chúng: 

thông tin quảng cáo, sách, báo, truyền hình…
Phương pháp thu thập thông tin: trực tiếp hoặc gián tiếp.
2.4.

Vai trò của thông tin đối với hoạt động quản lý doanh nghiệp

ểu hiện bằng tiền toàn bộ  chi phí của doanh  
nghiệp để  hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ  một khối lượng sản phẩm 
nhất định.
1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm:
a)

Căn cứ  vào tài liệu tính toán: giá thành sản phẩm được chia làm 3 loại 

giá thành kế hoạch, giá thành thực tế, giá thành định mức. 
        ­ Giá thành kế hoạch: Là loại giá thành được xây dựng trước khi bắt đầu 
sản xuất sản phẩm dựa trên các định mức kinh tế  kỹ  thuật, và dựa trên số 
liệu phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của kỳ trước. 
         ­ Giá thành thực tế: Là loại giá thành được xây dựng sau khi kết thúc  
một chu kỳ  sản xuất, hoặc một thời kỳ sản xuất, được xác định trên cơ  sở 
chi phí thực tế đã chi ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 
       ­ Giá thành định mức: Là loại giá thành được tính toán dựa trên cơ sở định 
mức kinh tế kỹ thuật. 

Trang  120



Cách phân loại này tạo cơ  sở  để  phân tích, so sánh giữa giá thành thực tế 
và giá thành kế  hoạch, qua đó rút ra những kết luận, những biện pháp cần  
thiết để quản lý cho phù hợp.
b)  Căn cứ  theo các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh và  
phạm vi chi phí phát sinh: giá thành sản phẩm được phân làm 2 loại:
­  Giá thành sản xuất: Bao gồm những chi phí phát sinh cho việc sản xuất  
sản phẩm ở phân xưởng như: 
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là các khoản chi phí về nguyên liệu, 
vật liệu, nhiên liệu sử dụng trực tiếp tạo ra sản phẩm dịch vụ. 
+ Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm các khoản chi về tiền lương, tiền  
công, các khoản trích nộp của công nhân trực tiếp tạo ra sản phẩm dịch vụ 
mà doanh nghiệp phải nộp theo quy định. 
+ Chi phí sản xuất chung: chi phí sử dụng chung cho hoạt động sản xuất 
kinh doanh của doanh nghiệp ví dụ như: Chi phí khấu hao tài sản cốđịnh, chi 
phí nguyên vật liệu, công cụ lao động nhỏ, chi phí dịch vụ mua ngoài .v .v . 
­  Giá thành toàn bộ: bao gồm toàn bộ  chi phí phát sinh cho quá trình sản 
xuất và tiêu thụ sản phẩm, cụ thể như sau: 
+ Giá thành sản xuất của toàn bộ sản phẩm tiêu thụ. 
+ Chi phí bán hàng: chi phí liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ 
như  chi phí tiền lương, và các khoản phụ  cấp của nhân viên bán hàng, nhân  
viên đóng gói, bốc vác, vận chuyển, chi phí nguyên vật liệu, dụng cụ phục vụ 
cho việc bán hàng. 
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: chi phí sử  dụng cho bộ máy quản lý và 
điều hành DN.
2. Ý nghĩa, nhiệm vụ thống kê giá thành sản phẩm
2.1. Ý nghĩa thống kê giá thành sản phẩm
Thống kê giá thành sản phẩm nhằm mục đích tìm ra quy luật biến động giá  
thành đơn vị và toàn bộ sản phẩm, góp phần cung cấp số liệu để ra các quyết 

Trang  121


định về chi phí sản xuất, và phân bổ chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm.  
Mặt khác, giá thành sản phẩm còn là cơ sở để xác định giá bán sản phẩm cho 
từng thời điểm, từng khu vực.
2.2. Nhiệm vụ thống kê giá thành sản phẩm
   Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là các chỉ  tiêu quan trọng trong hệ 
thống các chỉ tiêu kinh tế, phục vụ công tác quản lý doanh nghiệp và có mối 
quan hệ mật thiết với doanh thu, lãi (lỗ) của hoạt động sản xuất kinh doanh,  
do vậy thống kê giá thành cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: 
     ­  Thu thập số  liệu có liên quan đến việc phân bổ  các khoản chi phí sản 
xuất vào giá thành từng loại sản phẩm. 
    ­  Nghiên cứu phân tích mức độ   ảnh hưởng từng khoản mục chi phí đến 
giá thành sản phẩm, cung cấp các thông tin, các số  liệu thu thập được cho 
công tác quản trị  doanh nghiệp, để  đề  ra các quyết định về  hoạt động sản  
xuất kinh doanh. 
    ­  Nghiên cứu xu thế biến động giá thành đơn vị sản phẩm, và toàn bộ sản 
phẩm mà doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh. 
    ­  Nghiên cứu mối quan hệ  giữa giá thành và giá bán của từng loại sản 
phẩm.
3. Thống kê giá thành sản phẩm so sánh được
Sản phẩm so sánh được là sản phẩm mà các doanh nghiệp đã từng sản  
xuất  ở  các kỳ  trước, nó có đủ  các tài liệu về  giá thành kế  hoạch và doanh 
nghiệp đã có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất sản phẩm này.
3.1. Chỉ số giá thành thực tế
a/ Chỉ số giá thành thực tế đơn vị:
i z10

z1

z0

­

Số tương đối:     

­

Số tuyệt đối:      z =  z1 – z0

Trong đó:
Trang  122


×