ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BR – VT
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
GIÁO TRÌNH
MÔ ĐUN KẾ TOÁN BÁN HÀNG
NGHỀ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP VÀ CAO ĐẲNG
Ban hành kèm theo Quyết định số: 01/QĐCĐN ngày 04 tháng 01 năm
2016 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề tỉnh BR – VT
Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2016
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào
tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích
kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI GIỚI THIỆU
Hệ thống kế toán Việt Nam không ngừng được hoàn thiện và phát triển
phù hợp với nền kinh tế thị trường và xu hướng mở cửa hội nhập kinh tế
khu vực cũng như toàn cầu. Kế toán bán hàng là bộ phận quan trong trong hệ
thống kế toán tài chính đó, nó cũng không ngừng được hoàn thiện cho phù
hợp với Luật kế toán, chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán và các thông lệ
kế toán quốc tế nhằm có được thông tin kế toán chất lượng cao nhất cung
cấp cho các cơ quan chức năng và nhà quản lý.
Nhằm đáp ứng kịp thời chuyển biến của nền kinh tế và những thay đổi
của hệ thống kế toán Việt nam. Giáo trình kế toán bán hàng được biên soạn
không những đáp ứng kịp thời nhu cầu công tác đào tạo còn là bộ tài liệu
quan trọng cung cấp cho các giáo viên và các chuyên gia kế toán, kiểm toán
trên thực tế.
Trong quá trình nghiên cứu, biên soạn và sửa chữa hoàn thiện giáo trình
này, đã cập nhật những quy định pháp lý mới nhất về kế toán kiểm toán và
chọn lọc những nội dung khoa học phù hợp cả về thực tiễn và lý luận để
hoàn thành cuốn giáo trình với chất lượng khoa học cao nhất.
Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày10 tháng 01 năm 2016
Biên Soạn
Bùi Thị Huệ
MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................... 5
BÀI MỞ ĐẦU................................................................................................. 1
BÀI
1
TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG.................................................. 3
1.Những vấn đề chung về nghiệp vụ bán hàng
......................................................
3
2. Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng
...........................................................................
3
3. Nhiệm vụ của kế toán bán hàng
..........................................................................
6
BÀI
2
KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM........................................................ 7
1.Nguyên tắc, nội dung và kết cấu tài khoản thành phẩm
....................................
7
2.Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về thành phẩm
........
11
BÀI
3
KẾ TOÁN BÁN HÀNG HÓA THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG
XUYÊN................................................................................................... 20
1. Hạch toán nghiệp vụ bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp.
23
...
2. Hạch toán nghiệp vụ bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng
..............
25
3. Hạch toán nghiệp vụ bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng
trực tiếp
...................................................................................................................
29
4. Hạch toán nghiệp vụ bán buôn vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán
29
.....
5. Hạch toán nghiệp vụ bán buôn vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán.
30
.................................................................................................................................
6. Hạch toán nghiệp vụ bán lẻ hàng hoá
...............................................................
31
7. Hạch toán nghiệp vụ bán hàng trả góp.
............................................................
32
8. Hạch toán nghiệp vụ bán hàng đại lý
................................................................
34
9. Hạch toán nghiệp vụ bán hàng nội bộ
.............................................................
37
BÀI
4
KẾ TOÁN DOANH THU HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH.................................46
1.Nguyên tắc, nội dung và kết cấu tài khoản doanh thu hoat đông tai chinh
̣
̣
̀ ́
46
.....
2.Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
.................................
49
BÀI
5
KẾ TOÁN CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH......................................... 55
1.Nguyên tắc, nội dung và kết cấu tài khoản chi phí hoat đông tai chinh
̣
̣
̀ ́
..........
55
2.Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
.................................
57
BÀI
6
KẾ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG.............................................................. 64
1.Nguyên tắc, nội dung và kết cấu tài khoản chi phi ban hang
́ ́ ̀
...........................
64
2.Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
..................................
66
BÀI
7
KẾ TOÁN CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP..................................... 73
1.Nguyên tắc, nội dung và kết cấu tài khoản chi phi quan ly doanh nghiêp
́ ̉
́
̣
........
73
2.Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
.................................
76
BÀI
8
KẾ TOÁN CHI PHÍ KHÁC VÀ THU NHẬP KHÁC................................... 82
1.Kê toan chi phí khác
́ ́
............................................................................................
82
1.1.Nguyên tắc, nội dung và kết cấu tài khoản chi phí khác ................82
1.2. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu ...............83
2. Kế thu nhập khác
...............................................................................................
85
2.1. Nguyên tắc, nội dung và kết cấu tài khoản chi phí khác ...............85
2.2.Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu ................87
BÀI
9
KẾ TOÁN CHI PHÍ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP.......................95
1.Nguyên tắc, nội dung và kết cấu tài khoản chi phi phi thuê TNDN
́ ́
́
..............
95
2. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
.................................
99
BÀI
10
KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN PHỐI LỢI
NHUẬN................................................................................................. 104
1. Nguyên tắc, nội dung và kết cấu tài khoản xac đinh kêt qua kinh doanh và
́ ̣
́
̉
phân phối lợi nhuận
.............................................................................................
104
2. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
................................
106
3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
................................
109
BÀI
11
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN VÀ GHI SỔ KẾ TOÁN..................................... 117
1. Chứng từ kế toán
..............................................................................................
117
2. Ghi sổ kế toán
...................................................................................................
120
DANH MỤC CÁCTỪ VIẾT TẮT................................................................ 129
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 130
BÀI MỞ ĐẦU
MÔ ĐUN: KẾ TOÁN BÁN HÀNG
Mã mô đun: MĐ 20
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun:
Mô đun kế toán bán hàng là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ
thống quản lý kinh tế tài chính, được học sau các mô đun kế toán thanh toán,
kế toán kho, kế toán tiền lương, kế toán giá thành là cơ sở để học môn báo
cáo tài chính và thực hành kế toán. Mô đun kế toán bán hàng cung cấp những
kiến thức về nghiệp vụ kế toán, là môn chuyên môn chính của nghề kế toán
doanh nghiệp thương mại và dịch vụ. Thông qua kiến thức chuyên môn về kế
toán bán hàng, người học thực hiện được các nội dung về nghiệp vụ kế toán,
có vai trò tích cực trong việc quản lý điều hành và kiểm soát các hoạt động
kinh tế.
Mục tiêu của mô đun:
Sau khi học xong mô đun này, học sinh – sinh viên có khả năng :
Trình bày được nguyên tắc, nội dung và kết cấu tài khoản thành
phẩm, bán hàng, chi phí và xác định kết quả kinh doanh;
Trình bày được phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh về thành phẩm, bán hàng, chi phí và xác định kết quả kinh doanh;
Trình bày được đặc điểm nghiệp vụ bán hàng;
Trình bày được nhiệm vụ của kế toán bán hàng;
Xác định được các chứng từ kế toán liên quan đến nghiệp vụ bán
hàng;
Phân biệt được đặc điểm của các nghiệp vụ bán hàng;
Hạch toán được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về kế toán tiêu thụ
thành phẩm, bán hàng, chi phí và xác định kết quả kinh doanh;
Lập và phân loại được chứng từ kế toán kế toán bán hàng;
Ghi được sổ chi tiết và tổng hợp theo bài tập ứng dụng;
Trang 1
Ứng dụng được 5S vào trong công việc;
Trung thực, cẩn thận, khách quan khi thực hiện các công việc của kế
toán;
Giao tiếp tốt để có mối quan hệ tốt với khách hàng;
Tuân thủ các quy định về chế độ kế toán tài chính do Nhà nước ban
hành;
Nội dung của mô đun:
STT
Tên các bài trong mô đun
Thời
Hình thức
gian
giảng dạy
1
Tổng quan về kế toán bán hàng
2
Lý thuyết
2
Kế toán tiêu thụ thành phẩm
Kế toán bán hàng hóa theo phương
13
Tích hợp
25
Tích hợp
2
Tích hợp
3
pháp kê khai thường xuyên
Kiểm tra bài 2, 3
4
Kê toan doanh thu hoat đông tai chinh
́ ́
̣
̣
̀ ́
10
Tích hợp
5
Kê toan chi phi hoat đông tai chinh
́ ́
́ ̣
̣
̀ ́
10
Tích hợp
Kiểm tra bài 4,5
2
Tích hợp
6
Kê toan chi phi ban hang
́ ́
́ ́ ̀
10
Tích hợp
7
Kê toan chi phi quan ly doanh nghiêp
́ ́
́ ̉
́
̣
10
Tích hợp
8
Kê toan chi phi khac va thu nhâp khac
́ ́
́ ́ ̀
̣
́
10
Tích hợp
Kiểm tra bài 6,7,8
2
Tích hợp
Kê toan chi phi thuê TNDN
́ ́
́
́
Kê toan xac đinh kêt qua kinh doanh
́ ́ ́ ̣
́
̉
10
Tích hợp
25
Tích hợp
2
15
2
150
Tích hợp
Tích hợp
Tích hợp
9
10
11
và phân phối lợi nhuận
Kiểm tra bài 9,10
Chứng từ kế toán và ghi sổ kế toán
Kiểm tra bài 11
Cộng
Trang 2
BÀI 1
TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG
Giới thiệu:
Hàng hóa là sản phẩm lao động, được doanh nghiệp mua về với mục
đích để bán. Hàng hóa có thể tồn tại dưới các dạng là hàng hóa tồn kho,hàng
hóa đã mua đang đi đường , hàng hóa đã gởi đi bán. Bài này giới thiệu tổng
quan về các đặc điểm của kế toán bán hàng.
Mục tiêu:
Trình bày được đặc điểm nghiệp vụ bán hàng;
Trình bày được nhiệm vụ của kế toán bán hàng;
Phân biệt được đặc điểm của các nghiệp vụ bán hàng;
Giao tiếp tốt để có mối quan hệ tốt với khách hàng;
Nội dung
1.Những vấn đề chung về nghiệp vụ bán hàng
Về đối tượng phục vụ: đối tượng phục vụ của các doanh nghiệp
thương mại là người tiêu dùng, bao gồm các cá nhân, tập thể, các đơn vị sản
xuất kinh doanh.
Về phương thức bán: Doanh nghiệp thương mại có thể bán hàng theo
nhiều phương thức khác nhau, như bán buôn, bán lẻ hàng hoá.Trong mỗi
phương thức bán hàng lại có thể thực hiện duới nhiều hình thức khác nhau:
trực tiếp; chuyển hàng...
Bán buôn hàng hoá là phương thức bán hàng với số lượng lớn (hàng hoá
thường được bán theo lô hàng hoặc bán với số lượng lớn). Trong bán buôn
thường bao gồm hai phương thức: Bán buôn qua kho và bán buôn vận chuyển
thẳng.
2. Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng
Phương thức bán buôn qua kho: bán buôn qua kho là phương thức bán
mà trong đó, hàng bán phải được xuất từ kho của doanh nghiệp. Bán buôn qua
Trang 3
kho có thể thực hiện dưới hai hình thức: Bán buôn qua kho theo hình thức giao
hàng trực tiếp và theo hình thức chuyển hàng.
+ Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp: Theo hình thức
này, doanh nghiệp xuất kho hàng hoá và giao trực tiếp cho đại diện bên mua.
+ Bán buôn hàng hoá qua kho theo hình thức chuyển hàng: theo hình
thức này, căn cứ vào hợp đồng hoặc theo đơn đặt hàng, doanh nghiệp thương
mại xuất kho hàng hoá, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc đi thuê
ngoài, chuyển hàng đến kho của bên mua hoặc một địa điểm nào đó bên mua
quy đinh trong hợp đồng.
Phương thức bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng: theo phương thức
này, doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng không đưa về nhập kho mà
bán thẳng cho bên mua. Phương thức này có thể thực hiện theo hai hình thức:
+Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp và theo
hình thức chuyển hàng.
+ Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực
tiếp (còn gọi là hinh thức giao tay ba): theo hình thức này, sau khi mua hàng,
doanh nghiệp giao trực tiếp cho đại diện của bên mua tại kho người bán.
+ Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng:
Theo hình thức này nó lại chia ra: Có tham gia thanh toán và không tham gia
thanh toán. Trường hợp có tham gia thanh toán: Theo hình thức này, doanh
nghiệp thương mại sau khi mua hàng, dùng phương tiện vận tải của mình
hoặc thuê ngoài vận chuyển hàng đến giao cho bên mua ở địa điểm đã được
hoà thuận.
+Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng không tham
gia thanh toán: Trong trường hợp này, doanh nghiệp chỉ là người trung gian và
được hưởng hoa hồng.
Phương thức bán lẻ hàng hoá: đây là phương thức bán hàng trực tiếp
cho người tiêu dùng hoặc cho các tổ chức kinh tế v.v... Phương thức bán lẻ
có thể thực hiện dưới các hình thức sau:
Trang 4
+ Hình thức bán lẻ thu tiền tập trung: Theo hình thức này, mỗi quầy
hàng có một nhân viên làm nhiệm vụ giao hàng cho người mua và mỗi quầy
hàng có một nhân viên viết hoá đơn và thu tiền của khách.
+ Hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp: theo hình thức này, nhân viên bán
hàng trực tiếp thu tiền của khách và giao hàng cho khách.
+ Hình thức bán lẻ tự phục vụ (tự chọn): theo hình thức này, khách
hàng tự chọn lấy hàng hoá và mang đến nơi thanh toán tiền hàng;
+ Hình thức bán trả góp: theo hình thức này, người mua được trả tiền
mua hàng thành nhiều lần. Doanh nghiệp thương mại, ngoài số tiền thu theo
giá bán thông thường còn thu thêm một khoản lãi do trả chậm.
+ Hình thức bán hàng tự động: bán hàng tự động là hình thức bán lẻ
hàng hoá mà trong đó, các doanh nghiệp thương mại sử dụng các máy bán
hàng tự động chuyên dùng cho một hoặc một vài loại hàng hoá nào đó đặt ở
nơi công cộng. Khách hàng sau khi bỏ tiền vào máy, máy sẽ tự động đẩy hàng
ra cho người mua.
Phương thức bán hàng qua đại lý bán hay ký gửi hàng hoá. Đây là
phương thức bán hàng mà trong đó, doanh nghiệp thương mại giao hàng cho
cơ sở đại lý, ký gửi để các cơ sở này trực tiếp bán hàng. Bên nhận làm đại lý,
ký gửi sẽ trực tiếp bán hàng, thanh toán tiền hàng và được hưởng hoa hồng
đại lý.
+ Về thời điểm ghi nhận doanh thu: Trong doanh nghiệp thương mại,
thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng là thời điểm hàng hoá được xác định là
tiêu thụ. Cụ thể:
+ Bán buôn qua kho, bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao
hàng trực tiếp: thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm đại diện bên mua
ký nhận đủ hàng, thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận nợ.
+ Bán buôn qua kho, bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển
hàng: thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm thu được tiền hoặc người
mua chấp nhận thanh toán.
Trang 5
+ Bán lẻ hàng hoá: thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm nhận
được báo cáo bán hàng của nhân viên bán hàng.
+ Bán hàng đại lý, ký gửi: thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm cơ
sở đại lý, ký gửi thanh toán tiền hàng hay chấp nhận thanh toán hoặc thông
báo hàng đã bán được.
3. Nhiệm vụ của kế toán bán hàng
Kế toán bán hàng có các nhiệm vụ cơ bản sau đây:
Tính toán, phản ánh kịp thời, đầy đủ và chính xác tình hình bán hàng của
doanh nghiệp trong kỳ.
Kiểm tra giám sát việc thanh toán và quản lý tiền hàng, theo dõi chi tiết
số nợ theo từng khách hàng, lô hàng.
Cung cấp thông tin cần thiết về tình hình bán hàng theo các chỉ tiêu nêu
trên để phục vụ việc chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
Câu hỏi :
1.Hãy nêu và trình bày các phương thức bán hàng ?
2.Hãy phân tích nhiệm vụ của kế toán bán hàng ?
Trang 6
BÀI 2
KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM
Giới thiệu:
Thành phẩm là những sản phẩm đã hoàn thành, đã trãi qua tất cả các giai
đoạn chế biến cần thiết theo qui trình công nghệ chế tạo sản phẩm của mỗi
doanh nghiệp, đã được kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng kỹ
thuật qui định, từ đó có thể nhập kho để chuẩn bị bán ra hay giao ngay cho
khách hàng
Mục tiêu:
Trình bày được nguyên tắc, nội dung và kết cấu tài khoản thành phẩm
Trình bày được phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Hạch toán được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về kế toán tiêu thụ
thành phẩm
Nghiêm túc, tích cực nghiên cứu tài liệu trong quá trình học
Nội dung:
1.Nguyên tắc, nội dung và kết cấu tài khoản thành phẩm
*Nguyên tắc
a) Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến
động của các loại thành phẩm của doanh nghiệp. Thành phẩm là những sản
phẩm đã kết thúc quá trình chế biến do các bộ phận sản xuất của doanh
nghiệp sản xuất hoặc thuê ngoài gia công xong đã được kiểm nghiệm phù
hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và nhập kho.
Trong giao dịch xuất khẩu ủy thác, tài khoản này chỉ sử dụng tại bên giao ủy
thác, không sử dụng tại bên nhận ủy thác (bên nhận giữ hộ).
b) Thành phẩm do các bộ phận sản xuất chính và sản xuất phụ của
doanh nghiệp sản xuất ra phải được đánh giá theo giá thành sản xuất (giá
gốc), bao gồm: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực
Trang 7
tiếp, chi phí sản xuất chung và những chi phí có liên quan trực tiếp khác đến
việc sản xuất sản phẩm.
Đối với chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế
biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh trong kỳ.
Đối với chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ vào chi phí chế biến
cho mỗi đơn vị sản phẩm dựa trên công suất bình thường của máy móc thiết
bị sản xuất. Công suất bình thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức
trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường.
Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình
thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản
phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.
Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn mức công suất
bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí
chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản
chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận là chi phí để xác định
kết quả hoạt động kinh doanh (ghi nhận vào giá vốn hàng bán) trong kỳ.
c) Không được tính vào giá gốc thành phẩm các chi phí sau:
Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh
doanh khác phát sinh trên mức bình thường;
Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn kho
cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản quy định của
Chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho”;
Chi phí bán hàng;
Chi phí quản lý doanh nghiệp.
d) Thành phẩm thuê ngoài gia công chế biến được đánh giá theo giá thành
thực tế gia công chế biến bao gồm: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi
phí thuê gia công và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến quá trình gia công.
Trang 8
đ) Việc tính giá trị thành phẩm tồn kho được thực hiện theo một trong
ba phương pháp: Phương pháp giá thực tế đích danh; Phương pháp bình quân
gia quyền; Phương pháp Nhập trước Xuất trước.
e) Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê
khai thường xuyên, nếu kế toán chi tiết nhập, xuất kho thành phẩm hàng ngày
được ghi sổ theo giá hạch toán (có thể là giá thành kế hoạch hoặc giá nhập
kho thống nhất quy định). Cuối tháng, kế toán phải tính giá thành thực tế của
thành phẩm nhập kho và xác định hệ số chênh lệch giữa giá thành thực tế và
giá hạch toán của thành phẩm (tính cả số chênh lệch của thành phẩm đầu kỳ)
làm cơ sở xác định giá thành thực tế của thành phẩm nhập, xuất kho trong kỳ
(sử dụng công thức tính đã nêu ở phần giải thích tài khoản 152 “Nguyên liệu,
vật liệu”).
g) Kế toán chi tiết thành phẩm phải thực hiện theo từng kho, từng loại,
nhóm, thứ thành phẩm.
*Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 155 Thành phẩm
Bên Nợ:
Trị giá của thành phẩm nhập kho;
Trị giá của thành phẩm thừa khi kiểm kê;
Kết chuyển giá trị của thành phẩm tồn kho cuối kỳ (trường hợp doanh
nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Bên Có:
Trị giá thực tế của thành phẩm xuất kho;
Trị giá của thành phẩm thiếu hụt khi kiểm kê;
Kết chuyển trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho đầu kỳ (trường hợp
doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định
kỳ).
Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho cuối kỳ.
Tài khoản 155 Thành phẩm, có 2 tài khoản cấp 2:
Trang 9
Tài khoản 1551 Thành phẩm nhập kho: Phản ánh trị giá hiện có và
tình hình biến động của các loại thành phẩm đã nhập kho (ngoại trừ thành
phẩm là bất động sản);
Tài khoản 1557 Thành phẩm bất động sản: Phản ánh giá trị hiện có
và tình hình biến động của thành phẩm bất động sản của doanh nghiệp.
Thành phẩm bất động sản gồm: Quyền sử dụng đất; nhà; hoặc nhà và
quyền sử dụng đất; cơ sở hạ tầng do doanh nghiệp đầu tư xây dựng để bán
trong kỳ hoạt động kinh doanh bình thường.
*Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ
Bên Nợ:
Các khoản thuế gián thu phải nộp (GTGT, TTĐB, XK, BVMT);
Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ;
Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ;
Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ;
Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh".
Bên Có: Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và cung
cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán.
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, có 6 tài khoản cấp
2:
Tài khoản 5111 Doanh thu bán hàng hoá: Tài khoản này dùng để
phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng hàng hoá được xác
định là đã bán trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp. Tài khoản này chủ
yếu dùng cho các ngành kinh doanh hàng hoá, vật tư, lương thực,...
Tài khoản 5112 Doanh thu bán các thành phẩm: Tài khoản này dùng
để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm (thành
phẩm, bán thành phẩm) được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán của
Trang 10
doanh nghiệp. Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành sản xuất vật chất
như: Công nghiệp, nông nghiệp, xây lắp, ngư nghiệp, lâm nghiệp,...
Tài khoản 5113 Doanh thu cung cấp dịch vụ: Tài khoản này dùng để
phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng dịch vụ đã hoàn
thành, đã cung cấp cho khách hàng và được xác định là đã bán trong một kỳ
kế toán. Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành kinh doanh dịch vụ như:
Giao thông vận tải, bưu điện, du lịch, dịch vụ công cộng, dịch vụ khoa học,
kỹ thuật, dịch vụ kế toán, kiểm toán,...
Tài khoản 5114 Doanh thu trợ cấp, trợ giá: Tài khoản này dùng để
phản ánh các khoản doanh thu từ trợ cấp, trợ giá của Nhà nước khi doanh
nghiệp thực hiện các nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ
theo yêu cầu của Nhà nước.
Tài khoản 5117 Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư: Tài
khoản này dùng để phản ánh doanh thu cho thuê bất động sản đầu tư và
doanh thu bán, thanh lý bất động sản đầu tư.
Tài khoản 5118 Doanh thu khác: Tài khoản này dùng để phản ánh các
khoản doanh thu ngoài doanh thu bán hàng hoá, doanh thu bán thành phẩm,
doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu được trợ cấp trợ giá và doanh thu
kinh doanh bất động sản như: Doanh thu bán vật liệu, phế liệu, nhượng bán
công cụ, dụng cụ và các khoản doanh thu khác.
2.Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về thành
phẩm
* Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên.
Nhập kho thành phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra hoặc thuê ngoài gia
công, Căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm, kế toán ghi:
Nợ TK 155 Thành phẩm
Có TK 154 Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
Trang 11
Ví dụ: Tại doanh nghiệp XYZ sản xuất mặt hàng A không chịu thuế GTGT
Ngày 31/8/N bộ phận sản xuất cho nhập kho 1.500 thành phẩm A với giá
thành sản xuất thực tế là 120.000đ/sp
Giải: Kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho và bảng tính giá thành sản xuất sản
phẩm để ghi bút toán:
Nợ TK 155: 180.000.000
Có TK 154: 180.000.000
Xuất kho thành phẩm gửi đi bán bị khách hàng trả lại và nhập kho:
Nợ TK 155 Thành phẩm
Có TK 157 Hàng gửi đi bán
Xuất kho thành phẩm gửi đi bán hoặc gửi bán đại lý
Nợ TK 157 Hàng gửi đi bán (gửi bán đại lý)
Có TK 155 Thành phẩm.
Xuất kho thành phẩm tiêu thụ nội bộ: trả lương, biếu tặng, chào hàng không
thu tiền, phúc lợi, sự nghiệp, dùng lại cho hoạt động sxkd:
Nợ TK 632
Có TK 155
Khi người mua trả lại số thành phẩm đã bán: Trường hợp thành phẩm đã bán
bị trả lại thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế
toán phản ánh doanh thu hàng bán bị trả lại theo giá bán chưa có thuế GTGT,
ghi:
Nợ TK 521 Các khoản giảm trừ doanh thu (5213)
Nợ TK 3331 Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có các TK 111, 112, 131,... (tổng giá trị của hàng bán bị trả lại).
Đồng thời phản ánh giá vốn của thành phẩm đã bán nhập lại kho, ghi:
Nợ TK 155 Thành phẩm
Có TK 632 Giá vốn hàng bán.
Kế toán sản phẩm tiêu dùng nội bộ:
Trang 12
Nợ các TK 641, 642, 241, 211
Có TK 155 Thành phẩm.
Xuất kho thành phẩm chuyển cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong nội
bộ doanh nghiệp:
+ Trường hợp đơn vị hạch toán phụ thuộc được phân cấp ghi nhận doanh
thu, giá vốn, kế toán ghi nhận giá vốn thành phẩm xuất bán, ghi:
Nợ TK 632 Giá vốn hàng bán
Có TK 155 Thành phẩm.
+ Trường hợp đơn vị hạch toán phụ thuộc không được phân cấp ghi nhận
doanh thu, giá vốn, kế toán ghi nhận giá trị sản phẩm luân chuyển giữa các
khâu trong nội bộ doanh nghiệp là khoản phải thu nội bộ, ghi:
Nợ TK 136 Phải thu nội bộ
Có TK 155 Thành phẩm
Có TK 333 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (chi
tiết từng loại thuế).
Xuất kho thành phẩm đưa đi góp vốn vào công ty con, công ty liên doanh, liên
kết, ghi:
Nợ các TK 221, 222 (theo giá đánh giá lại)
Nợ TK 811 Chi phí khác (chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ hơn giá
trị ghi sổ của thành phẩm)
Có TK 155 Thành phẩm
Có TK 711 Thu nhập khác (chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn
hơn giá trị ghi sổ của thành phẩm).
Khi xuất kho thành phẩm dùng để mua lại phần vốn góp tại công ty con,
công ty liên doanh, liên kết, ghi:
+Ghi nhận doanh thu bán thành phẩm và khoản đầu tư vào công ty con,
công ty liên doanh, liên kết, ghi:
Nợ các TK 221, 222 (theo giá trị hợp lý)
Có TK 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Trang 13
Có TK 3331 Thuế GTGT đầu ra phải nộp.
+ Ghi nhận giá vốn thành phẩm dùng để mua lại phần vốn góp tại công ty
con, công ty liên doanh, liên kết, ghi:
Nợ TK 632 Giá vốn hàng bán
Có TK 155 Thành phẩm.
Mọi trường hợp phát hiện thừa, thiếu thành phẩm khi kiểm kê đều phải lập
biên bản và truy tìm nguyên nhân xác định người phạm lỗi. Căn cứ vào biên
bản kiểm kê và quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền để ghi sổ kế toán:
+ Nếu thừa, thiếu thành phẩm do nhầm lẫn hoặc chưa ghi sổ kế toán
phải tiến hành ghi bổ sung hoặc điều chỉnh lại số liệu trên sổ kế
toán;
+Trường hợp chưa xác định được nguyên nhân thừa, thiếu phải chờ xử
lý:
Nếu thừa, ghi:
Nợ TK 155 Thành phẩm (theo giá trị hợp lý)
Có TK 338 Phải trả, phải nộp khác (3381).
+Khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, ghi:
Nợ TK 338 Phải trả, phải nộp khác.
Có các tài khoản liên quan.
+Nếu thiếu, ghi:
Nợ TK 138 Phải thu khác (1381 Tài sản thiếu chờ xử lý)
Có TK 155 Thành phẩm.
+ Khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, kế toán ghi:
Nợ các TK 111, 112,.... (nếu cá nhân phạm lỗi bồi thường bằng
tiền)
Nợ TK 334 Phải trả người lao động (trừ vào lương của cá
nhân phạm lỗi)
Nợ TK 138 Phải thu khác (1388) (phải thu bồi thường của
người phạm lỗi)
Trang 14
Nợ TK 632 Giá vốn hàng bán (phần giá trị hao hụt, mất mát còn
lại sau khi trừ số thu bồi thường)
Có TK 138 Phải thu khác (1381).
Trường hợp doanh nghiệp sử dụng sản phẩm sản xuất ra để biếu tặng,
khuyến mại, quảng cáo (theo pháp luật về thương mại), khi xuất sản phẩm
cho mục đích khuyến mại, quảng cáo:
+Trường hợp xuất sản phẩm để biếu tặng, khuyến mại, quảng cáo không
thu tiền, không kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng
hóa...., kế toán ghi nhận giá trị sản phẩm vào chi phí bán hàng (chi tiết hàng
khuyến mại, quảng cáo), ghi:
Nợ TK 641 Chi phí bán hàng
Có TK 155 Thành phẩm (chi phí sản xuất sản phẩm).
+Trường hợp xuất sản phẩm để khuyến mại, quảng cáo nhưng khách hàng
chỉ được nhận hàng khuyến mại, quảng cáo kèm theo các điều kiện khác
như phải mua sản phẩm (ví dụ như mua 2 sản phẩm được tặng 1 sản
phẩm....) thì kế toán phải phân bổ số tiền thu được để tính doanh thu cho cả
hàng khuyến mại, giá trị hàng khuyến mại được tính vào giá vốn hàng bán
(trường hợp này bản chất giao dịch là giảm giá hàng bán).
+Khi xuất hàng khuyến mại, kế toán ghi nhận giá trị hàng khuyến mại vào
giá vốn hàng bán, ghi:
Nợ TK 632 Giá vốn hàng bán (giá thành sản xuất)
Có TK 155 Thành phẩm.
+ Ghi nhận doanh thu của hàng khuyến mại trên cơ sở phân bổ số tiền thu
được cho cả sản phẩm được bán và sản phẩm khuyến mại, quảng cáo, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131…
Có TK 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp (33311) (nếu có).
Trang 15
Nếu biếu tặng cho cán bộ công nhân viên được trang trải bằng quỹ khen
thưởng, phúc lợi, kế toán phải ghi nhận doanh thu, giá vốn như giao dịch bán
hàng thông thường, ghi:
+Ghi nhận giá vốn hàng bán đối với giá trị sản phẩm dùng để biếu, tặng
công nhân viên và người lao động:
Nợ TK 632 Giá vốn hàng bán
Có TK 155 Thành phẩm.
+ Ghi nhận doanh thu của sản phẩm được trang trải bằng quỹ khen
thưởng, phúc lợi, ghi:
Nợ TK 353 Quỹ khen thưởng, phúc lợi (tổng giá thanh toán)
Có TK 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp (33311) (nếu có).
Kế toán trả lương cho người lao động bằng sản phẩm
+Doanh thu của sản phẩm dùng để trả lương cho người lao động, ghi:
Nợ TK 334 Phải trả người lao động (tổng giá thanh toán)
Có TK 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 3335 Thuế thu nhập cá nhân (nếu có).
+Ghi nhận giá vốn hàng bán đối với giá trị sản phẩm dùng để trả lương cho
công nhân viên và người lao động:
Nợ TK 632 Giá vốn hàng bán
Có TK 155 Thành phẩm.
Phản ánh giá vốn thành phẩm ứ đọng, không cần dùng khi thanh lý, nhượng
bán, ghi:
Nợ TK 632 Giá vốn hàng bán
Có TK 155 Thành phẩm
* Bài tập
Bài số 1: Tại một doanh nghiệp sản xuất thuộc đối tượng nộp thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ có các tài liệu sau:
Trang 16
Thành phẩm tồn kho đầu tháng:
+ Sản phẩm A: 200 sp, giá thành thực tế là 12.000 đ/sp
+ Sản phẩm B: 300 sp, giá thành thực tế là 8.500 đ/sp.
Tình hình phát sinh trong tháng:
1. Nhập kho thành phẩm từ sản xuất bao gồm:
+ Sản phẩm A: 800 sp, giá thành thực tế là 11.800 đ/sp.
+ Sản phẩm B: 200 sp, giá thành thực tế là 8.600 đ/sp.
2. Xuất kho 700 sản phẩm A bán trực tiếp cho khách hàng. Giá bán chưa
thuế 15.600 đ/sp, thuế GTGT 10%, khách hàng chưa thanh toán tiền.
3. Xuất kho 200 sản phẩm B gửi đi bán. Sau đó nhận được chứng từ chấp
nhận thanh toán của đơn vị mua. Giá bán chưa có thuế là 12.000 đ/sp, thuế
GTGT 10%.
4. Khách hàng mua hàng A thanh toán tiền mua hàng cho doanh nghiệp
bằng tiền gửi ngân hàng. Doanh nghiệp cho khách hàng hưởng chất khấu
thanh toán 1% và trả bằng tiền mặt.
5. Nhận lại 50 sản phẩm A đã bán kỳ trước do khách hàng trả lại nhập
kho. Giá xuất kho sản phẩm A là 12.000 đ/sp, giá bán chưa có thuế GTGT
15.600, thuế suất 10%. Số hàng này khách hàng đã thanh toán tiền đầy đủ
nên doanh nghiệp đã dùng tiền gửi ngân hàng thanh toán lại.
6. Nhận được giấy báo có của ngân hàng do khách hàng mua sản phẩm B
thanh toán. Chiếu khấu thương mại mà doanh nghiệp cho khách hàng hưởng
1.5% trên giá bán chưa có thuế.
7. Xuất kho 100 sản phẩm B để thanh toán long cho cán bộ trong công ty,
giá bán chưa thuế 12.000 đ/sp, thuế suất 10%.
8. Xuất bán trực tiếp 150 sản phẩm B cho khách hàng. Giá bán chưa có
thuế moat sản phẩm B là 12.000đ, thuế GTGT 10% và khách hàng thanh toán
toàn bộ bằng tiền mặt.
9. Tình hình chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh bao gồm:
Chỉ tiêu
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý
DN
Tiền lương
400.000
600.000
BHXH, BHYT, KPCĐ
76.000
114.000
Khấu hao TSCĐ
200.000
300.000
Vật liệu
50.000
120.000
Chi phí khách bằng tiền
124.000
185.000
mặt
10. Số sản phẩm B bán ở nghiệp vụ 8 do chất lượng không đảm bảo nên
doanh nghiệp phải giám giá 10% tính theo giá chưa có thuế GTGT cho khách
hàng. Doanh nghiệp đã chuyển tiền gửi ngân hàng để thanh toán.
Trang 17
11. Cuối tháng đã tiến hành kết chuyển tất cả các khoản liên quan để xác
định kết quả kinh doanh.
Yêu cầu: Định khoản, tính toán phản ánh tình hình trên, cho biết sản phẩm
xuất kho tính theo phương pháp nhập trước xuất trước.
Bài số 2:
Tại một doanh nghiệp sản xuất thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ có các tài liệu sau:
Thành phẩm tồn kho đầu tháng:
+ Sản phẩm A: 200sp, giá thành thực tế là 12.000 đ/sp.
+ Sản phẩm B: 300sp, giá thành thực tế là 8.500 đ/sp.
Tình hình phát sinh trong tháng:
1. Nhập kho thành phẩm từ sản xuất bao gồm:
+ Sản phẩm A: 800 sp, giá thành thực tế là 11.800 đ/sp.
+ Sản phẩm B: 200 sp, giá thành thực tế là 8.600 đ/sp.
2. Xuất kho 700 sản phẩm A bán trực tiếp cho khách hàng. Giá bán chưa
thuế 15.600 đ/sp, thuế GTGT 10%, khách hàng chưa thanh toán tiền.
3. Xuất kho 200 sản phẩm B gửi đi bán. Sau đó nhận được chứng từ chấp
nhận thanh toán của đơn vị mua. Giá bán chưa có thuế là 12.000 đ/sp, thuế
GTGT 10%.
4. Khách hàng mua hàng A thanh toán tiền mua hàng cho hoanh nghiệp
bằng tiền gửi ngân hàng. Doanh nghiệp cho khách hàng hưởng chiết khấu
thanh toán 1% bằng tiền mặt.
5. Nhận lại 50 sản phẩm A đã bán kỳ trước do khách hàng trả lại nhập
kho. Giá xuất kho sản phẩm A là 12.000 đ/sp, giá bán chưa có thuế GTGT
15.600 đ/sp, thuế xuất 10%. Số hàng này khách hàng đã thanh toán tiền đầy
đủ nên doanh nghiệp đã dùng tiền gửi ngân hàng thanh toán lại.
6. Nhận được giấy báo có của ngân hàng do khách hàng mua sản phẩm B
thanh toán. Chiếu khấu thương mại mà doanh nghiệp cho khách hàng hưởng
1.5% trên giá bán chưa có thuế.
7. Xuất kho 100 sản phẩm B để thanh toán lương cho cán bộ trong công
ty, giá bán chưa thuế 12.000 đ/sp, thuế suất 10%.
8. Xuất bán trực tiếp 150 sản phẩm B cho khách hàng. Giá bán chưa có
thuế một sản phẩm B là 12.000, thuế suất 10% và khách hàng thanh toán
toàn bộ bằng tiền mặt.
9. Tình hình chi phí bán hàng và chi phí quản lý ddoanh nghiệp phát sinh
bao gồm:
Chỉ tiêu
Chi phí bán
hàng
Chi phí quản lý
DN
Trang 18