Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Kiến thức, thực hành về phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue của người dân thị trấn Vân Canh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.19 KB, 5 trang )

S
VIỆN

EC
KHỎ ỘNG
G
ỒN
Đ

ỨC

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG BỆNH
SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE CỦA NGƯỜI DÂN
THỊ TRẤN VÂN CANH, HUYỆN VÂN CANH,
TỈNH BÌNH ĐỊNH NĂM 2016
Nguyễn Đỗ Ngọc Nhuận1, Vũ Sinh Nam2, Lê Thị Thanh Hương3

TÓM TẮT
Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 220 người dân
tại thị trấn Vân Canh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định từ
tháng 12/2015 đến tháng 9/2016 nhằm tìm hiểu kiến thức và
thực hành của người dân về phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue
(SXHD). Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số người dân có
kiến thức tốt về biểu hiện, nguyên nhân gây SXHD là do muỗi
truyền và nơi sống của bọ gậy Aedes (trên 90%). Có 76,4%
người biết phòng bệnh SXHD bằng cách diệt muỗi và bọ gậy.
Mặc dù vậy, kiến thức chung về phòng bệnh SXHD chưa cao,
với 63,6% người được phỏng vấn có kiến thức chưa đạt về
phòng bệnh SXHD. Về thực hành phòng bệnh, chỉ có 29,5%


người dân được hỏi có thực hành đạt về phòng bệnh SXHD.
Tỷ lệ người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh SXHD
chỉ chiếm tỷ lệ từ 21,4%-63,2%, trong đó thau rửa dụng cụ
chứa nước là biện pháp được người dân sử dụng nhiều nhất
(63,2%). Để phòng bệnh SXHD, ngành y tế địa phương cần
đẩy mạnh các hoạt động truyền thông cho người dân về bệnh
và thực hiện các hoạt động vệ sinh môi trường xung quanh
khu vực.
Từ khóa: Kiến thức, thực hành, sốt xuất huyết Dengue.
ABSTRACT
COMMUNITY’S KNOWLEDGE AND PRACTICE
ON DENGUE FEVER IN VAN CANH TOWN, VAN
CANH DISTRICT, BINH DINH PROVINCE, 2016
This cross-sectional study was conducted with the aim
to describe the knowledge, practice on dengue fever of 220
people in Van Canh town, Van Canh district, Binh Dinh

province from 12/2015 to 9/2016. The results showed that
a majority of the study participants were aware the symptoms
and causes of dengue fever and Aedes larva habitat (> 90%).
76.4% of people knew how to prevent dengue fever
by killing mosquitoes and mosquito larvae. However, the
general appropriate knowledge on dengue fever was not
high, with 63.6% selected participants having inappropriate
knowledge on dengue fever. Regarding the disease prevention
practice, only 25.9% of people had appropriate practice on
prevention of dengue fever. The prevalence of people
implementing measures to prevent dengue fever was ranging
from 21.4% to 63.2%. Cleaning water storage was the most
common measure used by 63.2% selected participants. To

prevent dengue fever, the local health sector needs to
promote communication activities about the dengue fever to
community and implement environmental sanitation activities
around the living area.
Keywords: Knowledge, practice, dengue fever
I. ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ MỤC TIÊU
Sốt xuất huyết (SXH) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi
rút gây nên. Bệnh lây truyền từ người sang người qua vật chủ
trung gian truyền bệnh là muỗi vằn. Bệnh có thể gây thành
dịch lớn và có tỷ lệ tử vong tương đối cao. Bệnh lưu hành tại
trên 100 quốc gia thuộc các khu vực có khí hậu nhiệt đới và
á nhiệt đới như vùng Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương,
châu Mỹ, châu Phi với khoảng 2,5 tỷ người sống trong vùng
nguy cơ [2]. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ mắc
bệnh sốt xuất huyết trên phạm vi toàn cầu đã gia tăng đáng

1. Trung tâm Y tế Dự phòng Bình Định
2. Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
3. Đại học Y tế Công cộng; Email:
Ngày nhận bài: 30/09/2016

4

SỐ 35- Tháng 11+12/2016
Website: yhoccongdong.vn

Ngày phản biện: 07/10/2016

Ngày duyệt đăng: 12/10/2016



2016

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

kể trong vài thập kỷ gần đây, với khoảng 390 triệu ca nhiễm
sốt xuất huyết mỗi năm [2]. Tại Việt Nam, sốt xuất huyết tập
trung chủ yếu tại các tỉnh miền Nam và miền Trung. Theo
thống kê của Bộ Y tế, đến đầu tháng 8 năm 2016 cả nước ghi
nhận gần 50.000 ca mắc tại 48 tỉnh/thành phố và 17 trường
hợp tử vong. Số ca mắc tập trung chủ yếu ở một số tỉnh như
Tây Nguyên, Kon Tum, Gia Lai, Khánh Hòa, Bình Định, Phú
Yên, Đà Nẵng… [12].
Bình Định là một tỉnh thuộc khu vực duyên hải miền
Trung, có khí hậu nhiệt đới thuận lợi cho sự phát triển của
muỗi truyền bệnh SXH. Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Bình
Định, tình hình dịch bệnh SXH trên địa bàn tỉnh trong năm
2016 đang tiếp tục diễn biến rất phức tạp, số ca mắc ngày càng
tăng [7]. Huyện Vân Canh đang là một trong những điểm nóng
của tỉnh Bình Định về sốt xuất huyết Dengue (SXHD). Đến
ngày 15/11/2015, huyện Vân Canh có 196 trường hợp mắc
SXHD, tỷ lệ mắc 712,5 ca/100.000 dân, trong đó thị trấn Vân
Canh có số mắc cao nhất 123 trường hợp, chiếm 62,7% tổng
số ca mắc toàn huyện, tỷ lệ mắc 1.943,4 ca /100.000 dân [11].
Do chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc
hiệu, nên kiến thức và thực hành phòng bệnh của người dân
được cho là đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ mắc
SXHD tại cộng đồng. Bài báo này được thực hiện với mục tiêu
tìm hiểu kiến thức và thực hành của người dân tại thị trấn Vân
Canh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định về phòng chống bệnh

sốt xuất huyết Dengue năm 2016.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là chủ hộ gia đình, tuổi từ 18-65
tuổi, không bị câm điếc, không bị rối loạn tâm thần, đồng ý
tham gia nghiên cứu, có khả năng hợp tác trả lời phỏng vấn
và sinh sống liên tục trên địa bàn huyện ít nhất là từ 6 tháng
trở lên.
- Thời gian: Từ tháng 12 năm 2015 đến tháng 9 năm 2016.
- Địa điểm nghiên cứu: Thị trấn Vân Canh, huyện Vân
Canh, tỉnh Bình Định
2. Thiết kế nghiên cứu: Thiết kế cắt ngang có phân tích.
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu:

p(1-p)
2
n= Z (1-α⁄2 ) ----------------------------d2
n = Cỡ mẫu tối thiểu
α = 0,05, với độ tin cậy 95%, vậy Z(1- α/2) = 1,96.
p = 0,15 (tỷ lệ hộ gia đình có bọ gậy là 15%, theo kết
quả điều tra bọ gậy nguồn trên địa bàn tỉnh vào tháng 7/2015
của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bình Định) [10]. Do bài báo
này sử dụng một phần số liệu của nghiên cứu tìm hiểu về ổ bọ

..
.

gậy nguồn nên cỡ mẫu hộ gia đình được tính theo cỡ mẫu liên
quan tới ổ bọ gậy nguồn.
Độ chính xác mong muốn d = 0,05.

Áp dụng công thức tính được cỡ mẫu n = 195. Để tránh
mất một số hộ gia đình không điều tra được hoặc không đồng
ý tham gia nghiên cứu, cỡ mẫu được tăng lên 10% và làm tròn
số là 220, tương ứng với 220 hộ gia đình. Cỡ mẫu để điều tra
kiến thức, thực hành là 220 người chủ hộ, đại diện cho 220 hộ
gia đình được chọn ở cỡ mẫu điều tra bọ gậy.
3. Phương pháp thu thập số liệu
Nghiên cứu sử dụng bộ phiếu hỏi về kiến thức và thực
hành của người dân về phòng chống SXHD, quan sát tình
trạng vệ sinh nhà ở và dụng cụ chứa nước với các biến số
nghiên cứu sau:
Thông tin chung: Tuổi, giới, dân tộc, trình độ học vấn,
nghề nghiệp
Nguồn thông tin về phòng chống SXHD
Kiến thức về phòng bệnh SXHD: Biểu hiện, đường lây
truyền, vật lây truyền, phòng bệnh
Thực hành của người dân về phòng bệnh SXHD: Các
biện pháp phòng chống, diệt muỗi/bọ gậy, vệ sinh dụng cụ
chứa nước
4. Phân tích số liệu
Số liệu được nhập bằng phần mềm EpiData, xử lý bằng
phần mềm SPSS 16.0 và Exel. Sử dụng các test nghiên cứu:
OR, khi bình phương (χ2); KTC 95% và p với mức ý nghĩa
thống kê p<0,05.
5. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu đã được Hội đồng đạo đức của trường Đại học
Y tế Công cộng đồng ý thông qua ngày 18 tháng 01 năm 2016
(Số: 079/2016/YTCC-HĐ3).

.


.
..
.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Tổng số có 220 người dân tham gia nghiên cứu, thuộc các
dân tộc Kinh (80%), Chăm (12,3%) và Ba Na (7,7%). Tỷ lệ
phân bổ độ tuổi từ 31 - 45 chiếm tỷ lệ cao nhất là 47,3%.
Đa số đối tượng tham gia nghiên cứu làm nghề nông nghiệp
(51,8%). Về trình độ học vấn chiếm tỷ lệ cao là nhóm THCS
(31,8%) và tiểu học (26,4%). Trong số 220 người được hỏi, có
98,2% người dân trả lời là đã từng nghe về bệnh SXHD.
2. Kiến thức của người dân về phòng bệnh sốt xuất
huyết Dengue
Kiến thức của người dân về phòng bệnh SXHD được trình
bày tại Bảng 3.1. Kết quả nghiên cứu tại Bảng 3.1 cho thấy,
đa số đối tượng tham gia nghiên cứu đều biết đến biểu hiện
của bệnh SXHD, nguyên nhân gây bệnh SXHD là do muỗi
truyền (trên 90%). Mặc dù có 96,4% người dân biết muỗi
SỐ 35 - Tháng 11+12/2016
Website: yhoccongdong.vn

5


VIỆN

S


EC
KHỎ ỘNG
G
ỒN
Đ

ỨC

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
là nguyên nhân truyền bệnh SXHD, tuy nhiên chỉ có 55,9%
người dân biết muỗi truyền bệnh SXHD là muỗi vằn. Tỷ lệ
người dân biết thời gian hoạt động của muỗi là ban ngày khá
thấp (25,9%); 55% người được phỏng vấn cho biết muỗi vằn
thường đậu trong nhà. Có 91,9% người dân biết nơi sống của
bọ gậy Aedes là các dụng cụ chứa nước xung quanh nhà và
các dụng cụ phế thải có nước. Phần lớn người dân biết diệt
muỗi và bọ gây là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh SXHD
(76,4%). 76,4% người dân cũng nắm được cách diệt muỗi và
bọ gậy SXHD.
Bảng 3.1. Kiến thức của đối tượng phỏng vấn về phòng
chống SXHD (n=220)
Kiến thức
Số lượng
Biết biểu hiện của bệnh SXHD
198
Biết bệnh SXHD do muỗi
212
truyền
Muỗi truyền bệnh

123
SXHD là muỗi vằn
Thời gian muỗi đốt là ban ngày
57
Muỗi vằn thường đậu trong nhà
121
Nơi sống của bọ gậy Aedes
202
Cách phòng SXHD là diệt
168
muỗi và bọ gậy
Biết cách diệt muỗi, bọ gậy
168
SXHD

Tỉ lệ %
90%
96,4%
55,9%
25,9%
55%
91,9%
76,4%
76,4%

Kiến thức chung về phòng bệnh SHXD được trình bày ở
Biểu đồ 3.1.
Biểu đồ 3.1. Phân loại kiến thức chung của người dân
về phòng bệnh SXHD
Kiến thức

đúng 80
(36,4%)

Kiến thức
chưa đúng
140 (63,6%)

Từ kết quả ở biểu đồ 3.1 có thể thấy, tỷ lệ người dân có
kiến thức đúng về phòng bệnh SXHD chưa cao, chỉ chiếm
36,4% tổng số người được hỏi, còn lại là có kiến thức chưa
đúng về bệnh (63,6%).
3. Thực hành của người dân về phòng bệnh sốt xuất
huyết Dengue
Thực hành phòng bệnh SXHD được trình bày ở Bảng 3.2.
Kết quả bảng 3.2 cho thấy, trong 220 đối tượng được phỏng

6

SỐ 35- Tháng 11+12/2016
Website: yhoccongdong.vn

vấn và kèm theo quan sát thực hành phòng bệnh SXHD tại
hộ gia đình có 57,7% hộ gia đình có ngủ màn nhưng chỉ có
41,8% hộ gia đình ngủ màn cả ngày lẫn đêm, 47,3% phun
thuốc diệt muỗi, 52,7% dùng đèn, vợt điện diệt muỗi và chỉ
có 21,4% dùng hương diệt muỗi.
Hầu hết các hộ gia đình tại thị trấn Vân Canh đều có trữ nước
để ăn uống và sinh hoạt nhưng chỉ có 48,2% hộ gia đình
đậy kín các dụng cụ chứa nước để ngăn muỗi sinh sản. Khi
quan sát tình trạng vệ sinh phòng bệnh SXHD ở các hộ gia

đình tham gia nghiên cứu cho thấy 63,2% hộ gia đình có súc
rửa các dụng cụ chứa nước ăn uống trong nhà, nhưng chỉ có
35,9% hộ gia đình dọn dẹp tốt phế liệu phế thải chứa nước
trong và quanh nhà, chỉ có 24,1% hộ gia đình có thả các loài
cá ăn bọ gậy vào các bể chứa nước. Có 53,6% hộ gia đình
súc rửa dụng cụ chứa nước và 51,4% hộ gia đình dọn dẹp vật
phế thải đúng cách, có 20,9% hộ gia đình trong nghiên cứu
có bọ gậy Aedes.
Bảng 3.2. Thực hành về phòng chống SXHD của người dân
Thực hiện các biện pháp
Số lượng
phòng chống SXHD
Nằm màn phòng tránh muỗi đốt
127
Ngủ màn cả ngày lẫn đêm
92
Phun thuốc diệt muỗi
104
Dùng hương diệt muỗi
47
Dùng đèn, vợt
116
Đậy nắp kín dụng cụ chứa nước
106
Thau rửa dụng cụ chứa nước
139
Thả cá vào dụng cụ chứa nước
53
Thu nhặt phế liệu phế thải
79

Súc rửa định kỳ dụng cụ
118
chứa nước 1 tuần/ 1 lần
Dọn dẹp dụng cụ phế thải trong
113
và ngoài nhà 1 tuần/ 1 lần
Hộ gia đình có bọ gậy Aedes
46

Tỉ lệ %
57,7%
41,8%
47,3%
21,4%
52,7%
48,2%
63,2%
24,1%
35,9%
53,6%
51,4%
20,9%

Kết quả về thực hành chung phòng bệnh SXHD của người
dân tại thị trấn Vân Canh được trình bày ở Biểu đồ 3.2.
Biểu đồ 3.2. Thực hành chung của người dân về phòng
bệnh SXHD
Thực hành
đúng 65
(29,5%)


Thực hành
chưa đúng
155 (70,5%)


2016

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

Từ kết quả Biểu đồ 3.2 cho thấy tỷ lệ người dân được
phỏng vấn có thực hành đạt về phòng SXHD chiếm tỷ lệ
thấp (29,5%) và tỷ lệ người có thực hành không đạt là 70,5%.
IV. BÀN LUẬN
Kết quả phân tích số liệu nghiên cứu và biểu đồ 3.1 cho
thấy, trong 220 đối tượng tham gia nghiên cứu chỉ có 80 đối
tượng có kiến thức chung đúng về phòng bệnh SXHD, đạt tỷ
lệ 36,4% và có đến 140 đối tượng có kiến thức chung chưa
đúng về phòng bệnh SXHD, chiếm tỷ lệ 63,6%. Kết quả này
cao hơn kết quả nghiên cứu của Hồ Thị Phương Như ở xã
Đại Yên, Chương Mỹ năm 2003 (23,2% đối tượng có kiến
thức đúng) [6] và tương đương với nghiên cứu của Nguyễn
Văn Kiệt năm 2015 tại An Giang với 39,6% đối tượng có
kiến thức đúng [5], nhưng thấp hơn kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Hồng Thanh năm 2009 tại phường Lý Thái Tổ, quận
Hoàn Kiếm (65,5%), nghiên cứu của Trương Phi Hùng tại
thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 (63%) và nghiên cứu của
Huỳnh Ngọc Ánh năm 2014 tại Quảng Ngãi (66,3%) [1],
[3], [9].
Kết quả phân tích số liệu nghiên cứu và biểu đồ 3.2 cho

thấy, trong 220 đối tượng tham gia nghiên cứu chỉ có 65 đối
tượng có thực hành chung đúng về phòng bệnh SXHD, đạt tỷ
lệ 29,5% và có đến 155 đối tượng có thực hành chung chưa
đúng về phòng bệnh SXHD, chiếm tỷ lệ 70,5%. Kết quả này
tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Văn Kiệt tại An
Giang năm 2015 (28,8% đối tượng có thực hành đúng về
phòng bệnh SXHD) [5], cao hơn nghiên cứu của Lê Thành
Tài tại Cần Thơ năm 2007 (22,1%) [8] và cũng cao hơn
nghiên cứu của Đặng Thị Kim Hạnh tại quận Hoàng Mai
năm 2007 ở phường Thịnh Liệt (17%) và phường Trần Phú
(17,4%) [4]. Sở dĩ tỷ lệ thực hành phòng chống SXHD trong
nghiên cứu này có sự chênh lệch cao hơn với các nghiên
cứu của Lê Thành Tài và Đặng Thị Kim Hạnh là vì những
nghiên cứu trên thực hiện cách nay gần 10 năm. Hiện nay
trình độ dân trí có phần tăng lên, công tác phòng chống dịch
bệnh được chú trọng, phương tiện thông tin đại chúng phủ
sóng rộng khắp, kinh tế hộ gia đình phát triển… Đó là những
điều kiện thuận lợi để người dân quan tâm đến sức khỏe của

bản thân và gia đình nhiều hơn, có ý thức hơn trong công tác
phòng bệnh nói chung và bệnh SXHD nói riêng.
Tuy nhiên, kiến thức chung và thực hành chung trong
phòng bệnh SXHD của người dân trên địa bàn thị trấn Vân
Canh còn rất thấp, thể hiện ở số liệu có đến trên 60% người
được phỏng vấn và trên 70% hộ gia đình tham gia nghiên cứu
có kiến thức và thực hành phòng bệnh SXHD chưa đúng. Vì
vậy, ngoài việc tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho người
dân về phòng bệnh SXHD thì cần phải hướng dẫn thực hành
cách phòng bệnh SXHD trực tiếp tại các hộ gia đình là việc
làm cần thiết, để người dân từng bước thay đổi hành vi phòng

chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và
cộng đồng.
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết quả nghiên cứu cho thấy, phần lớn người dân trong
nghiên cứu chưa có kiến thức đúng về bệnh SXHD, chiếm
tỷ lệ 63,6%. Đa số người dân có kiến thức tốt về biểu hiện,
nguyên nhân gây SXHD là do muỗi truyền và nơi sống của
bọ gậy Aedes (trên 90%). Tuy nhiên chỉ có 55,9% người dân
biết muỗi truyền bệnh SXHD là muỗi vằn. Có 76,4% người
biết phòng bệnh SXHD bằng cách diệt muỗi và bọ gậy.
Về thực hành phòng bệnh, chỉ có 29,5% người dân được
hỏi có thực hành đạt về phòng bệnh SXHD. Tỷ lệ người dân
thực hiện các biện pháp phòng bệnh SXHD chỉ chiếm tỷ lệ
từ 21,4-63,2%, trong đó thau rửa dụng cụ chứa nước là biện
pháp được người dân sử dụng nhiều nhất (63,2%).
Để làm giảm tỷ lệ mắc SXHD tại địa bàn nghiên cứu,
ngành y tế địa phương cần đẩy mạnh các biện pháp truyền
thông nhằm nâng cao kiến thức và thực hành của người dân
về phòng bệnh: phát tờ rơi, sách mỏng; tổ chức các buổi
truyền thông tại thôn, xóm; truyền thông qua loa phát thanh
về cách diệt muỗi và bọ gậy, hướng dẫn người dân thực hành
phòng chống SXHD trực tiếp tại nhà. Đồng thời, cần đẩy
mạnh các hoạt động thu gom phế thải, thau cọ chum vại, bể
cảnh, đậy nắp kín dụng cụ chứa nước hoặc thả cá diệt bọ gậy
tại thị trấn Vân Canh nhằm làm giảm quần thể véc tơ truyền
bệnh SXHD tại khu vực này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Huỳnh Ngọc Ánh (2014), "Thực trạng kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng bệnh sốt xuất huyết
của người dân xã Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi năm 2014", Luận văn thạc sỹ Y tế công cộng, Đại học Y tế

Công cộng, Hà Nội, tr. 38-45.
2. Bộ Y tế (2014). Tình hình sốt xuất huyết và các hoạt động phòng chống dịch đã triển khai đến tháng 5/2014. Truy cập
ngày 29/9/2016 tại trang web: :8086/sites/en- us/news/pages/phongchongdichsoi.aspx?ItemID=578
SỐ 35 - Tháng 11+12/2016
Website: yhoccongdong.vn

7


S
VIỆN

EC
KHỎ ỘNG
G
ỒN
Đ

ỨC

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
3. Trương Phi Hùng (2010), "Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống sốt xuất huyết của thân nhân bệnh nhân sốt
xuất huyết tại Bệnh viện Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh năm 2010", tr. 32-35.
4. Đặng Thị Kim Hạnh (2007), "Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến quần thể muỗi truyền bệnh sốt Dengue/sốt xuất
huyết Dengue tại 2 phường Thịnh Liệt và Trần Phú, quận Hoàng Mai, Hà Nội, năm 2007", Luận văn thạc sỹ Y tế công
cộng, Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội, tr. 32-41.
5. Nguyễn Văn Kiệt (2015), "Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan về phòng bệnh sốt xuất huyết của người
dân xã Quốc Thái, huyện An Phú, tỉnh An Giang năm 2015", Luận văn thạc sỹ Y tế Công cộng, Đại học Y tế Công cộng,
Hà Nội, tr. 36-41.
6. Hồ Thị Phương Như (2003), "Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến véc tơ truyền bệnh SD/SXHD tại xã Đại Yên,

huyện Chương Mỹ, Hà Tây năm 2003", Luận văn thạc sỹ Y tế công cộng, Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội, tr. 38-41.
7. Sở Y tế tỉnh Bình Định (2016). Ghi nhận công tác giám sát dịch bệnh sốt xuất huyết tại Phù Mỹ. Truy cập ngày
29/9/2016 tại trang web: />8. Lê Thành Tài và Nguyễn Thị Kim Yến (2008), "Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng sốt
xuất huyết Dengue của người dân xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2007", Tạp chí Y học thành
phố Hồ Chí Minh, 12, tr. 19-24.
9. Nguyễn Hồng Thanh (2009), "Xác định ổ bọ gậy nguồn và một số yếu tố liên quan đến quần thể bọ gậy của muỗi truyền
bệnh SD/SXHD tại 2 phường Lý Thái Tổ và Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 2009", Luận văn thạc sỹ Y tế công cộng,
Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội, tr. 38-44.
10. Trung tâm Y tế dự phòng Bình Định (2015), Báo cáo kết quả điều tra bọ gậy nguồn trên địa bàn tỉnh, tháng 7 năm 2015.
11. Trung tâm Y tế dự phòng Bình Định (2015), Báo cáo tình hình phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue đến ngày
15 tháng 11 năm 2015.
12. Viện Sốt rét Ký sinh trùng côn trùng Quy Nhơn (2016). Tình hình sốt xuất huyết và chỉ đạo phòng chống sốt xuất huyết
của Chính phủ và Bộ Y tế. Truy cập 29/9/2016 tại trang web: />jsp?area=58&cat=1175&ID=9973

8

SỐ 35- Tháng 11+12/2016
Website: yhoccongdong.vn



×