Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thực trạng nạo phá thai và các yếu tố liên quan ở trẻ vị thành niên – thanh niên đến phá thai tại Trung tâm Chăm sóc SKSS Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.75 KB, 5 trang )

VIỆN

S

EC
KHỎ ỘNG
G
ỒN
Đ

ỨC

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
THỰC TRẠNG NẠO PHÁ THAI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN
QUAN Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN – THANH NIÊN ĐẾN PHÁ
THAI TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC SKSS BÌNH DƯƠNG
Võ Thị Kim Anh, Phạm Ngọc Thuỷ, Bùi Minh Hiền, Từ Tấn Thứ

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tình hình nạo phá thai trên thế giới ngày
càng giảm thì tỷ lệ nạo phá thai tại Việt Nam hãy còn cao…
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nạo phá thai cao
nhất thế giới. Với dân số hiện có > 80 triệu người và tỷ lệ
gia tăng dân số hàng năm xấp xỉ 2% , số nạo phá thai đã
tăng từ 70.281 đến 1,3 triệu (tăng gấp 18 lần). Sự gia tăng
quan hệ tình dục (QHTD) đã dẫn đến sự gia tăng về tỷ lệ
mang thai, sinh đẻ, nạo hút thai và nghiêm trọng hơn nữa là
cả tỷ lệ nhiễm HIV cũng tăng lên ở những trẻ vị thành niên
và thanh niên. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lê nạo
phá thai và các yếu tố liên quan ở trẻ vị thành niên, thanh
niên đến bỏ thai tại Trung tâm Chăm sóc SKSS. Phương


pháp: Thiết kế cắt ngang mô tả.
Kết quả: Khảo sát 1.312 đối tượng vị thành niên và thanh
niên đến bỏ thai tại Trung tâm. Tỷ lệ phá thai ở nhóm đối
tượng này là 3,73%. Nhóm tuổi 15-19 chiếm 49,34% và có
2,4% phá thai ở độ tuổi < 15.
Kết luận: Tăng cường hơn nữa công tác truyền thông giá
dục sức khỏe cho mọi đối tượng trên phương tiện thông tin
đại chúng. Các cơ sở y tế kể cả công và tư vần thực hiện tốt
công tác tư vấn trước, trong và sau khi làm thủ thuật phá thai.
Hướng dẫn tận tình, cặn kẽ về việc sử dụng các biện pháp
tránh thai cho mọi đối tượng đi phá thai.
ABSTRACT
THE SITUATION OF ABORTION AND RELATED
FACTORS OF JUVENILE - YOUTH AT REPRODUCTIVE
HEALTH CENTER
Backgroud: Abortion situation in the world is going
down the abortion rate in Vietnam is still high... Vietnam is
one of the countries with the highest abortion rates in the
world. According to statistics of the Ministry of Health, more
than 680,000 women abortions during the first six months

of 1998. With a population of > 80 million people and
an annual population growth rate of approximately 2%, the
number of abortions has increased from 70,281 to 1.3 million
(a 18-fold increase). The increase in sex (sex) has led to
an increase in the rate of pregnancy, childbirth, abortion
and more serious is the HIV prevalence also increased in
adolescents and young people. Objective: Determine the
rate of abortion and related factors in adolescents, young
adults to abortion at Reproductive Health Care Center.

Method: Cross-sectional study. Results: Object surveyed
1,312 adolescents and young adults to abortion at the center.
Abortion rate in this group was 3.73%. 15-19 age group
accounted for 49.34% and 2.4% of abortion at age <15.
Conclusion: Further strengthen the communication cost
health education for everyone in the mass media. The health
facilities including consulting and implementation consulting
work before, during and after the abortion procedure.
Dedicated, thorough guide to the use of contraceptive methods
for anyone to have abortions.
Keywords: Abortions.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của
xã hội, loài người đã chứng kiến sự thay đổi không ngừng
về kinh tế, khoa học và nhất là sự phát triển vượt bậc của
ngành công nghệ thông tin đã làm cho cuộc sống ngày càng
thay đổi, đời sống con người được nâng cao và song song
đó là những vấn đề xã hội bức xúc – vấn đề nạo phá thai
ở trẻ vị thành niên trở thành vấn nạn trong xã hội mà Việt
Nam là một trong ba quốc gia có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất
thế giới. Mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,4 triệu ca nạo phá
thai, trong đó 500 ngàn ca ở tuổi vị thành niên, 25% số ca
chưa lập gia đình và 20% ca nạo phá thai khi còn ở tuổi vị
thành niên.

Bệnh Viện Đa Khoa Trung tâm chăm sóc SKSS - Sở Y tế Bình Dương,
Ngày nhận bài: 01/02/2017

92


SỐ 37- Tháng 3+4/2017
Website: yhoccongdong.vn

Ngày phản biện: 10/02/2017

Ngày duyệt đăng: 15/02/2017


2017

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

Thực trạng nạo phá thai ở tuổi vị thành niên gây ra biết
bao chuyện đau lòng, ảnh hưởng nặng nề đến tâm sinh lý
của trẻ. Trong khi đó, vấn đề giáo dục giới tính chưa được
các bậc cha mẹ cũng như các nhà giáo dục, các nhà quản lý
xã hội quan tâm đúng mức và đây cũng là một trong những
nguyên nhân không nhỏ dẫn tới tình trạng này...
Những năm gần đây, trên các phương tiện thông tin đại
chúng và trong các cuộc hội thảo chuyên đề liên quan đến
SKSS, về vấn đề quan hệ tình dục (QHTD) sớm ở lứa tuối
thanh thiếu niên và QHTD không được bảo vệ. Đó là những
hồi chuông báo động về một thực trạng đã phát triển đến
mức đáng lo ngại mà cộng đồng xã hội cần quan tâm tìm
hiểu nguyên nhân để từ đó đề ra những giải pháp ngăn ngừa.
Sự gia tăng QHTD đã dẫn đến sự gia tăng về tỷ lệ mang thai,
sinh đẻ, nạo hút thai và nghiêm trọng hơn nữa là cả tỷ lệ
nhiễm HIV cũng tăng lên ở những người trẻ.
Bình Dương là một trong những tỉnh thành đã và đang
phát triển mạnh về công nghiệp hoá. Song song bên cạnh

thì tình trạng đô thị hoá cũng đã làm cho dân số tỉnh ngày
càng trở nên đông đúc hơn, nhất là sự nhập cư từ các tỉnh
thành lân cận cũng như các tỉnh ở tận phía Bắc đến Bình
Dương sinh sống và tìm việc ở các khu công nghiệp ngày
càng đông. Mỗi năm ước tính có khoảng 10.000 ca nạo phá
thai trên toàn tỉnh
Nạo phá thai là một trong những vấn đề đang được quan
tâm, nhất là trong lĩnh vực SKSS hiện nay. Vì nó không
chỉ ảnh hưởng về mặt thể xác, sức khỏe mà còn có thể để
lại các di chứng như: Viêm vùng chậu, thai ngoài tử cung,
vô sinh… mà còn tác động đến vấn đề tinh thần – xã hội
của người phụ nữ. Giảm bớt nạo hút thai là một nhu cầu
cấp bách cho sức khỏe của phụ nữ, góp phần xóa đói giảm
nghèo là một nhu cầu phát triển của xã hội. Cho nên việc
nghiên cứu nguyên nhân nào, yếu tố nào đưa người phụ nữ
đến quyết định bỏ thai là rất cần thiết và việc tác động lên
các yếu tố này có thể làm giảm vấn đề nạo phá thai hiện nay
nói chung và cho tỉnh nhà nói riêng. Chính vì những lý do
nêu trên nên mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là:
Mục tiêu:
- Xác định tỷ lệ nạo phá thai của trẻ vị thành niên – thanh
niên đến nhận dịch vụ tại Trung tâm Chăm sóc SKSS năm
2011- 2012.
- Xác định các yếu tố liên quan đến quyết định bỏ thai của
vị thành niên – thanh niên.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang
Đối tượng nghiên cứu:
Dân số mục tiêu: Tất cả số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ


đến phá thai tại Trung tâm Chăm sóc SKSS.
Dân số nghiên cứu: Phụ nữ trong lứa tuổi vị thành niên
– thanh niên từ 10 – 25 tuổi đến nạo phá thai kể cả những đối
tượng có gia đình và chưa có gia đình tại Trung tâm Chăm
sóc SKSS.
Tiêu chuẩn chọn:
- Tất cả đối tượng phụ nữ trong lứa tuổi vị thành niên –
thanh niên đã lập gia đình hoặc chưa lập gia đình được xác
định có thai trong tử cung.
- Tuổi thai ≤18 tuần .
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Các trường hợp phá thai do bệnh lý, thai ngòai tử cung.
- Có tuổi thai ≥18 tuần, không đồng ý tham gia vào
nghiên cứu.
Phương pháp tiến hành:
- Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng đến nạo hút thai tại
Trung tâm thông qua phiếu khảo sát đã thiết kế sẵn.
Phân tích số liệu:
- Số liệu thu thập được nhập vào máy thông qua chương
trình phần mềm Epidata 3.0.
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phép kiểm chi
bình phương.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
- Số liệu thu thập được từ tháng 01 – 12/2012 đã được
chọn vào nghiên cứu là: 1.312 người.
- Tỷ lệ trẻ VTN-TN đến nhận dịch vụ phá thai tại Trung
tâm: 3,73%.
3.1. Phân bố tỷ lệ theo nhóm tuổi:
Bảng 1: Nhóm tuổi
Tuổi


Số người phá thai

Tỷ lệ

10 - 14

31

2,4%

15- 19

608

46,34%

20 - 24

510

38,87%

>24

163

12,42%

Tổng cộng


1.312

100%

Nhận xét:
Tỷ lệ phá thai cao nhất ở nhóm tuổi 15-19 chiếm 49,34%
và có 2,4% phá thai ở độ tuổi < 15. Có sự khác biệt giữa các
nhóm tuổi, với P < 0,05

SỐ 37 - Tháng 3+4/2017
Website: yhoccongdong.vn

93


VIỆN

S

EC
KHỎ ỘNG
G
ỒN
Đ

ỨC

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
3.2. Phân bố tỷ lệ theo trình độ học vấn:

Bảng 2: Trình độ học vấn

Nhận xét: Đối tượng công nhân chiếm tỷ lệ cao 10,81% ,
và tỷ lệ học sinh sinh viên là 24,62%

Trình độ học vấn Số người phá thai
Tỷ lệ
Cấp I
146
11,12
Cấp II
669
60,0
Cấp III
475
36,20
Từ ĐH trở lên
22
1,68
Tổng cộng
1.312
100%
Nhận xét: Có sự khác biệt giữa trình độ học vấn thấp và
cao. Với P < 0,05 có ý nghĩa về mặt thống kê.
3.3. Phân bố theo địa chỉ:
Bảng 3: Địa chỉ
Địa chỉ
Tần số
Tỷ lệ
Thủ Dầu Một

244
18,60
Thuận An
437
33,30
Dĩ An
353
26,90
Tân Uyên
156
11,90
Bến Cát
86
6,56
Phú Gíáo
24
1,82
Dầu Tiếng
12
0,92
Tổng cộng:
1312
100%
Nhận xét: Các đối tượng tập trung nhiều ở thị xã Thuận
An và Dĩ An.
3.4. Phân bố tỷ lệ theo sự hiểu biết về kiến thức phá
thai an toàn:
Bảng 4: Kiến thức hiểu biết về phá thai
Kiến thức


3.6. Phân bố theo yếu tố gia đình:
Bảng 6: Yếu tố về gia đình
Số con

Số người phá thai

Tỷ lệ (%)

Chưa lập gia đình

845

64,40

Đã lập gia đình

467

35,60

1.312

100%

Tổng cộng

Nhận xét: Chưa lập gia đình chiếm tỷ lệ 64,4
3.7. Phân bố theo số con:
Bảng 7: Số con hiện có:
Số con


Số người phá thai

Tỷ lệ (%)

Chưa có con

870

66,32

Số người phá thai

Tỷ lệ

01 con

375

28,58

Không có tai biến

122

9,3%

02 con

67


05,10

Có tai biến

274

20,9%

Không biết

916

69,8%

Tổng cộng

1.312

100%

Tổng cộng

1.312

100%

Nhận xét: Vị thành niên – thanh niên không biết về tác
hại của phá thai chiếm tỷ lệ 69,8%.
3.5. Phân bố theo nghề nghiệp:

Bảng 5: Nghề nghiệp
Nghề nghiệp

Số người phá thai

Tỷ lệ (%)

CBCCVC

40

3,04%

Công nhân

929

70,81%

Học sinh sinh viên

323

24,62%

Nghề khác

20

1,52%


Tổng cộng

1.312

100%

94

SỐ 37- Tháng 3+4/2017
Website: yhoccongdong.vn

Nhận xét: Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với P < 0,05.
Số người chưa con chiếm tỷ lệ 66,32%.


2017

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

3.8. Phân bố theo nguyên nhân phá thai:
Bảng 8: Lý do phá thai
Số người
phá thai

Tỷ lệ (%)

1. Không áp dụng BPTT

284


21,60

2. Áp dụng BPTT vỡ kế hoạch

97

7,40

Lý do

Trong đó:
- Thuốc viên

46

- Thuốc tiêm

12

- Bao cao su

39

1. Chưa có gia đình

645

49,16


2. Chưa muốn sanh con

11

0,84

3. Công tác, học tập

223

17,0

4. Kinh tế

52

04,0

Tổng cộng

1.312

100%

Nhận xét: Lý do nạo phá thai vì chưa có gia đình chiếm
đa số và cao nhất 64,41%.

3.9. Phân bố theo tiền sử phá thai:
Bảng 9: Tiền sử số lần phá thai
Số lần

Chưa lần nào
01 lần
≥ 2 lần
Tổng cộng

Số người
phá thai
412
585
315
1.312

Tỷ lệ (%)
31,40
44,60
24,00
100%

Nhận xét: Tỷ lệ phá thai từ 1-2 lần trở lên chiếm khá
cao 68,6%.

IV. BÀN LUẬN:
Nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận và đưa ra các nhận
xét sau:
Phá thai tập trung cao ở độ tuổi từ 15-24 (85,21%). Đây
cũng là độ tuổi tốt nhất của phụ nữ trong thời kỳ sinh sản.
Tuổi < 15 là 2,4%. Nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả
nghiên cứu của Phạm Thị Kim Tùng ở Long An là 48,82% ở
nhóm tuổi từ 15-24 tuổi. Một nghiên cứu khác của BV Từ Dũ
cho thấy đối tượng đến phá thai ở lứa tuổi 20-39 là 82,2%.

Kết quả nghiên cứu này của Bình Dương là 85,21% phù hợp
với nghiên cứu của Bệnh viện Từ Dũ.
Trình độ học vấn có liên quan tới nạo phá thai: Ở nhóm
người có trình độ học vấn cấp I – II chiếm 71,12%. Điều này
cho thấy, trình độ nhận thức, mức độ hiểu biết ở nhóm người
này còn hạn chế, hoặc hiểu vấn đề chưa đến nơi đến chốn.
Nghề nghiệp có liên quan đến phá thai: Công nhân có tỷ lệ
đi phá thai cao nhất 70,81%, học sinh sinh viên 24,62%. và kết
quả nghiên cứu ở Bệnh viện Long An là 64,01%. Với tỷ lệ này
cho ta thấy cũng khá phù hợp, vì ở Bình Dương là tỉnh phát
triển công nghiệp với 28 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động;
số lượng dân nhập cư từ các tỉnh thành khác đến sinh sống và
làm việc tập trung ở các khu công nghiệp chiếm khá đông từ
600.000 – 700.000 công nhân, và tỷ lệ nữ chiếm đến 70%.
Lý do phá thai: Qua nghiên cứu cho thấy nhóm trẻ vị
thành niên và thanh niên chưa có gia đình chiếm tỷ lệ cao
nhất 64,40%, không sử dụng BPTT 21,60% . Điều này cho
thấy ý thức và kiến thức của các em về hành vi tính dục và
ngay cả những hiểu biết trong vấn đề thực hiện KHHGĐ
chưa cao. Chưa có biện pháp bảo vệ an toàn trong quan hệ
tình dục và quan hệ tình dục trước hôn nhân quá sớm. Tiền
sử phá thai: mới phá thai lần đầu chiếm 31,40%, từ 1-2 lần
trở lên chiếm 68,6%.
Kiến thức hiểu biết về tác hại của việc nạo phá thai: Qua
kết quả nghiên cứu cho thấy có 69,8% không biết phá thai có
tai biến và 20,9% biết có tai biến. Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục
đi nạo hút thai với lần mang thai này. Điều này nói lên sự tiếp
cận các BPTT, ý thức tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình
ở các đối tượng này chưa tốt.
Qua phân tích trên, chúng tôi nhận thấy có sự liên quan

giữa các yếu tố như: tuổi, nghề nghiệp, số con, không áp
dụng KHHGĐ, chưa lập gia đình, trình độ học vấn…đều có
ảnh hưởng đến vấn đề nạo phá thai.
KẾT LUẬN
Số trẻ vị thành niên và thanh niên phá thai rất cao, tại
tỉnh Bình Dương hàng năm có từ 3.000 – 5.000 ngàn ca phá
thai theo báo cáo của hệ thống y tế Nhà nước. Thực tế qua
nghiên cứu này cho thấy nguyên nhân dẫn đến các em phá
SỐ 37 - Tháng 3+4/2017
Website: yhoccongdong.vn

95


VIỆN

S

EC
KHỎ ỘNG
G
ỒN
Đ

ỨC

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
thai hầu hết là chưa có gia đình (49,16%), còn đang ở lứa tuổi
đi học(17%).
Sự hiểu biết cặn kẽ về các biện pháp tránh thai còn hạn

chế, cho nên nguyên nhân có thai ngoài ý muốn do không
áp dụng BPTT (21,6%) biết có hại cho sức khỏe nhưng vẫn
đi phá thai. Họ quan niệm rằng phá thai an toàn, đơn giản,
nhanh chóng.
Kiến nghị:
Tăng cường hơn nữa công tác truyền thông giáo dục sức
khỏe cho mọi đối tượng trên phương tiện thông tin đại chúng.
Cần tập trung vào những đối tượng có trình độ học vấn thấp
và nhất là đối tượng vị thành niên.
Đẩy mạnh công tác truyền thông tư vấn cả chiều rộng và
chiều sâu, đặc biệt chú ý những vùng sâu, đông dân cư, nhằm
nâng cao kiến thức cho mọi người dân hiểu biết đúng trong
lĩnh vực dân số và kế hoạch hóa gia đình.

Các cơ sở y tế kể cả công và tư vần thực hiện tốt công tác
tư vấn trước, trong và sau khi làm thủ thuật phá thai. Hướng
dẫn tận tình, cặn kẽ về việc sử dụng các biện pháp tránh thai
cho mọi đối tượng đi phá thai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
TIẾNG VIỆT:
1. Bài giảng Giáo dục giới tính của Ths. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt.
2. Bài giảng Tâm lý học phát triển của TS. Nguyễn Ánh Hồng.
3. Bộ Y tế (2009), “Hướng dẫn Quốc Gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản”, tr. 387- 392.
4. Bộ Y tế (2003), Phá thai an toàn trong hướng dẫn chuẩn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, trang
183-195.
5. Lê Văn Hồng (Chủ biên ) - PTS. Lê Ngọc Lan – PTS.Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
6. Trương Huỳnh Hồng Loan (2009), “Tỷ lệ phá thai và các yếu tố liên quan ở nữ công nhân tại quận 9 thành phố Hồ Chí
Minh”, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Dược TP.HCM, tr. 11-18.
7. Trần Thị Lợi (2002), “Sức khoẻ sinh sản”, Chương trình đào tạo liên tục lần thứ 8, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí

Minh, tr. 9-14.
8. Vũ Thị Nhung (2000), “Những biến chứng và bệnh phát ở phụ nữ TP. Hồ Chí Minh”, Luận án Tiến sĩ Y học. tr.40-49.
9. Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization) Geveva (2003), Phá thai an toàn: Hướng dẫn kỹ thuật và chính sách
cho hệ thống Y tế.
TIẾNG ANH
10. ACOG (2003), Committee on Gynecology Practice, Induced abortion and breast cancer risk. Obstetrics and Gynecology,
102 (2), 4335.
11. Allen R, O Brie, Revn B.M (2009), “Uses of MIS in 0bstetris and gynecology” Rev Obstetet Gynecol, 2(3),pp. 1-20.
12. Ashok PW, Penney GC, Flett G..M.M Templeton A (1998), An effective regimenfor early medical abortion: a report
2000 consecutive case. Human reproduction, Vol 13, No: 2962-2966.

96

SỐ 37- Tháng 3+4/2017
Website: yhoccongdong.vn



×