Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Thực trạng trang thiết bị cho công tác vận chuyển chuyển tuyến cấp cứu bệnh nhi Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.41 KB, 4 trang )

VIỆN

S

EC
KHỎ ỘNG
G
ỒN
Đ

ỨC

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
THỰC TRẠNG TRANG THIẾT BỊ CHO CÔNG TÁC VẬN
CHUYỂN CHUYỂN TUYẾN CẤP CỨU
BỆNH NHI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2013
Đỗ Mạnh Hùng 1, Lê Thanh Hải 1, Lê Bá Tuấn 1

TÓM TẮT
Trang thiết bị đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận
chuyển chuyển tuyến cấp cứu bệnh nhi trong việc giảm thiểu
tỷ lệ tử vong và giảm tỷ lệ vận chuyển không an toàn. Xác
định thực trạng và đề xuất các giải pháp đầu tư các trang thiết
bị trong công tác vận chuyển chuyển tuyến cấp cứu bệnh
nhi là điều cần thiết. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu cắt ngang 410 trường hợp vận chuyển chuyển tuyến cấp
cứu bệnh nhi từ các bệnh viện tuyến tỉnh đến Bệnh viện Nhi
Trung ương, kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Thực trạng trang thiết bị: Hộp chống sốc 85,1%, bình
oxy 90,2%. Massque 91,5%, bóng 90%, bộ đặt nội khí quản
14,6%, máy thở 1,5%, dịch truyền 80,2%, Canuyl 79.2%


máy đo huyết áp 74,9%, thuốc chống co giật 84,4%, băng
cầm máu 46,3%, Monitor 5,6%. Số trường hợp vận chuyển
được đánh giá đầy đủ các trang thiết bị theo danh mục đã nêu
là 4,4% . Hiện chưa có các trang thiết bị đặc thù cho bệnh nhi
đặc biệt là các trang thiết bị cho trẻ sơ sinh.
- Mối liên quan trang thiết bị với vận chuyển không an
toàn: Tỷ lệ không an toàn ở bệnh viện tuyến dưới không có
đội vận chuyển cấp cứu là 37%, so với 19,6% ở bệnh viện có
đội vận chuyển cấp cứu, OR=2,4. Trên xe cấp cứu có không
có đủ trang thiết bị cấp cứu cơ bản tỷ lệ không an toàn là
36%, so với xe có đầy đủ trang thiết bị cấp cứu tỷ lệ này là
5,6%, OR=9,55.
Từ khóa: Trang thiết bị, bệnh nhi, vận chuyển không an
toàn,
ABSTRACT
REALITY OF MEDICAL EQUIPTMENT ON
AMBULANCE TRANSPORT TO VIETNAM NATIONAL
CHILDREN’S HOSPITAL IN 2013
Medical equiptment plays an importan role in transporting
patients regarding the reduction of mortality rate and unsafe
transport. It is also necessary to identify reality and suggestion
of solution to investing medical equiptment for patient transport

service. Therefore, we perform a cross-sectional study on
410 patients transported from provincial hospitals to Vietnam
National Children’s Hospital. The result shows that:
- Reality of medical equiptment: anti-shock box 85,1%,
oxyen 90,2%. Massque 91,5%, ball 90%, endotracheal tube
insertion 14,6%, mechanical ventilation 1,5%, infusion
80,2%, Canuyl 79.2% blood pressure monitor 74,9%,

anticonvulsants 84,4%, hemostatic bandage 46,3%, Monitor
5,6%. Number of cases evaluated as adequate equiptment
4,4%. Currenty there is no typical medical equiptment for
children, especially for neonates.
- Relation between medical equiptment and unsafe
transport: Percentage of unsafety in provincial hospital
which has no transport team 37% versus 19,6% in hospital
having transport team, OR=2,4. Percentage of unsaty in
ambulance having inadequate equiptment 36%, meanwhile
that in having adequate equiptment is 5,6%, OR=9,55.
Keywords: Medical equiptment, children’s patients,
unsafe transport.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trang thiết bị trong vận chuyển cấp cứu có vai trò quan
trọng đối với việc giúp bệnh nhân ổn định sức khỏe trong
quá trình vận chuyển, giảm nguy cơ tử vong và các biến
chứng cho bệnh nhân. Đối với công tác vận chuyển cấp cứu
nhi khoa cần có những trang thiết bị cấp cứu đặc thù, phù
hợp với các đặc điểm của bệnh nhi. Trong những trường hợp
cấp cứu chuyển tuyến thường là những trường hợp bệnh nhi
nặng, các bệnh viện tuyến cơ sở không đủ khả năng điều
trị, nguy cơ tử vong và biến chứng cao trong quá trình vận
chuyển. Do vậy có được các trang thiết bị phù hợp trong quá
trình vận chuyển cấp cứu là điều hết sức cần thiết.
Theo Lê Thanh Hải và cộng sự tuyến trước đã có cố gắng
điều trị và ổn định bệnh nhân trước khi chuyển viện song họ
cũng gặp những trở ngại lớn cấp cứu về hô hấp, có lẽ do mặt

1. Bệnh viện Nhi Trung ương
Ngày nhận bài: 10/02/2017


216

SỐ 37- Tháng 3+4/2017
Website: yhoccongdong.vn

Ngày phản biện: 13/02/2017

Ngày duyệt đăng: 18/02/2017


2017

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

bệnh hô hấp là phổ biến, kinh nghiệm điều trị những trường
hợp nặng còn hạn chế, đồng thời tuyến trước cũng còn thiếu
về trang thiết bị cấp cứu hô hấp (như CPAP, máy thở...v.v).
Đây có lẽ là lý do giải thích tại sao tỷ lệ tử vong trong khi
chuyển viện không giảm [1]. Cũng theo Lê Thanh Hải và
cộng sự [1] trên xe cứu thương phần lớn đã có các dụng cụ
cấp cứu về hô hấp, tuần hoàn, thần kinh… song chỉ có ít
trường hợp có máy theo dõi các chỉ số sống trên đường vận
chuyển, gần 100% không có máy thở đi kèm và chỉ 20 - 30%
có dụng cụ đặt nội khí quản.
Với mục đích tìm hiểu thực trạng trang thiết bị cho công
tác vận chuyển chuyển tuyến cấp cứu cho bệnh nhi từ các
bệnh viện tuyến tỉnh, đến Bệnh viện Nhi Trung ương, qua
đó đề xuất việc đầu tư các trang thiết bị nhằm đảm bảo công
tác vận chuyển cấp cứu đạt hiệu quả cao từ đó giảm tỷ lệ tử

vong, giảm tỷ lệ vận chuyển không an toàn trong quá trình
vận chuyển chuyển tuyến cấp cứu, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu: “Thực trạng trang thiết bị cho công tác vận
chuyển chuyển tuyến cấp cứu bệnh nhi, Bệnh viện nhi Trung
ương năm 2013”.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Các trường hợp bệnh nhân nặng từ 0-18 tuổi được vận
chuyển cấp cứu từ bệnh viện cấp tỉnh hoặc tương đương đến
bệnh viện nhi Trung ương theo qui định của Bộ Y tế.
2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian tiến hành nghiên cứu: Từ tháng 4/2013 đến
11/2013
- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Cấp cứu-Chống độc, phòng
khám Cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
3. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích,
nghiên cứu định lượng
4. Cỡ mẫu nghiên cứu
Chọn mẫu ngẫu nhiên theo công thức:

n=

Z

2
(1−α / 2 )

p (1 − p ) * N

d 2 ( N − 1) + Z (21−α / 2 ) p (1 − p )


N = 9.500: kích thước quần thể nghiên cứu, nghiên cứu
của chúng tôi được tiền hành từ 5/2013 đến tháng 12/2013,
do vậy chúng tôi sử dụng số liệu tham khảo số chuyển viện
cấp cứu với cùng kỳ năm 2012, tức là từ thời điểm tháng 5
đến tháng 11 năm 2012 có 9.500 bệnh nhi vận chuyển cấp
cứu từ bệnh viện tuyến tỉnh, đến Bệnh viện Nhi Trung ương.
p = 27,8%=0,278 là tỷ lệ vệ chuyển không an toàn, tham

khảo từ nghiên cứu vận chuyển chuyển tuyến cấp cứu từ
bệnh viện tuyến tỉnh đến Bệnh viện Nhi Đồng II (bệnh viện
thuộc tuyến trung ương) nghiên cứu được thực hiện từ tháng
3/2003 đến tháng 2/2004 của tác giả Hoàng Trọng Kim và
cộng sự [3].
Z = 1,96 (α = 0,05, độ tin cậy 95%, thu từ bảng Z)
d=0,045, là sai số tuyệt đối, lấy mức 0,045
n =367, cỡ mẫu cần nghiên cứu, với các giá trị trên, thay
số ta được số bệnh nhi tối thiểu cần cho nghiên cứ là n=367
bệnh nhi, dự phòng 10% đối tượng nghiên cứu chúng tôi tiến
hành thu thập số liệu với 405 trường hợp bệnh nhi cần tiến
hành nghiên cứu.
Thực tế trong nghiên cứu chúng tôi thu thập 410 bệnh nhi
vận chuyển chuyển tuyến cấp cứu từ các Bệnh viện tuyến tỉnh,
Bệnh viện Trung ương khác đến Bệnh viện Nhi Trung ương.
5. Xử lý và phân tích số liệu: Nhập liệu bằng phần mềm
EPIDAT, nhập liệu bằng phần mềm SPSS.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1. Y dụng cụ đi kèm khi chuyển tuyến
Y dụng cụ


Số bệnh
nhân

Tỷ lệ %

Hộp chống sốc

349

85,1

Ballon

22

5,4

Bình Oxy

370

90,2

Masque

375

91,5

Bóng


369

90,0

Bộ đặt nội khí quản

60

14,6

Máy thở

6

1,5

Dịch truyền

329

80,2

Canyl

326

79,5

Máy đo huyết áp


307

74,9

Thuốc chống co giật

346

84,4

Băng cầm máu

190

46,3

Monitor

23

5,6

Không có trang thiết bị nào có đủ ở 100% các ca khi tiến
hành chuyển tuyến cấp cứu, trang thiết bị có tỷ lệ cao nhất
ở các ca chuyển tuyến cấp cứu là Masque 91,5%, tiếp đến
là bình Oxy 90,2%, bong 90%, hộp chống sốc 85,1%, thuốc
chống co giật 84,4%, dịch truyền 80,2%, Canyl 79,5% 79,5%,
máy đo huyết áp 74,9%, băng cầm máu 46,3%. Các trang thiết
bị khác chiếm tỷ lệ nhỏ vài phần trăm đến hơn 10%.

SỐ 37 - Tháng 3+4/2017
Website: yhoccongdong.vn

217


VIỆN

S

EC
KHỎ ỘNG
G
ỒN
Đ

ỨC

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Biểu đồ 1.Đánh giá mức độ đầy đủ TTB trên xe chuyển
tuyến cấp cứu

Đầy đủ,
4.4

Như vậy có 18 trường hợp chiếm 4,4% tổng số ca là trên
xe được đánh giá có đầy đủ trang thiết bị vận chuyển cấp
cứu. Trong khi đó 392 ca, chiếm hầu hết số ca (95,6%) không
đầy đủ số lượng trang thiết bị chuyển tuyến cấp cứu trên xe.


Không
đầy đủ,
95.6
Bảng 2. Mối liên quan giữa TTB, phương tiện với tính an toàn VCCC
Yếu tố
Không

Không
Đầy đủ

BV có đội vận
chuyển cấp cứu
Đầy đủ TTB cấp
cứu cơ bản
TỔNG

Không an toàn
SL
TL
131
37,0
11
19,6
141
36,0
1
5,6
142
34,6


An toàn
SL
223
45
251
17
268

TL
63,0
80,4
64,0
94,4
65,4

p

OR
(95%CI)

0,0112

2,40
[1,20- 4,81]

0,009*

9,55
[1,26- 72,52]


(*Kiểm định Fisher's exact 2 phía)
Kết quả cho thấy bệnh viện tuyến dưới sẵn có đội vận
chuyển cấp cứu và sự đầy đủ trang thiết bị cấp cứu có ảnh
hưởng đến tính an toàn trong vận chuyển cấp cứu (p<0,05).
Trong đó tỷ lệ không an toàn ở bệnh viện tuyến dưới không
có đội vận chuyển cấp cứu là 37%, so với 19,6% ở bệnh
viện có đội vận chuyển cấp cứu, OR=2,4. Trên xe cấp cứu có
không có đủ TTB cấp cứu cơ bản tỷ lệ không an toàn là 36%,
so với xe có đầy đủ TTB cấp cứu tỷ lệ này là 5,6%, OR=9,55.
IV. BÀN LUẬN
Trang thiết bị phục vụ công tác chuyển tuyến cấp cứu nhi
bao gồm các trang thiết bị hỗ trợ trong quá trình vận chuyển
bệnh nhi. Trong nghiên cứu của chúng tôi chúng tôi tiến hành
đánh giá 13 danh mục TTB dành cho vận chuyển cấp cứu
bao gồm (1) hộp chống sốc, (2) Ballon, (3) Bình Oxy, (4)
Masque, (5) Bóng, (6) Bộ đặt nội khí quản, (7) Máy thở (8)
Dịch truyền, (9) Canyl, (10) Máy đo huyết áp, (11) thuốc
chống co giật, (12) Băng cầm máu.
Mặc dù, với mỗi loại bệnh cấp cứu khác nhau sự chuẩn bị
các trang thiết bị, thuốc là khác nhau. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự thiếu thốn trong công tác chuyển
tuyến cấp cứu nhi. Cũng cần phải lưu ý rằng tỷ lệ phải chuyển
tuyến cấp cứu ở bệnh nhi chủ yếu là do viêm phổi, do vậy các
trang thiết bị hỗ trợ hô hấp đóng vai trò rất quan trọng.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự kết quả nghiên

218

SỐ 37- Tháng 3+4/2017
Website: yhoccongdong.vn


cứu của các cộng sự về vận chuyển cấp cứu chuyển tuyến
nhi trước đó. Theo tác giả Hoàng Trọng Kim và cộng sự [3]
nghiên cứu mô tả cắt ngang 701 trường hợp bệnh nhi cấp cứu
chuyển viện tại Bệnh viện Nhi đồng I, từ tháng 3.2001 đến
tháng 2.2004 cho thấy có 26 trường hợp chiếm 3,7% chuyển
viện đầy đủ trang thiết bị tối thiểu để cấp cứu và theo dõi
bệnh nhân; 468 trường hợp chiếm 66,8% có trang thiết bị
nhưng không đầy đủ, 207 trường hợp chiếm 29,5% không có
bất cứ trang thiết bị nào.
Theo tác giả Lê Thanh Hải và cộng sự [1] nghiên cứu
2 đợt, đợt I tháng 11/2007-3/2008, đợt 2 từ tháng 8/20091/2010, đánh giá 11 trang thiết bị vận chuyển chuyển tuyến
cấp cứu nhi thiết yếu, kết quả cho thấy (1) oxy đợt 1 là 97,3%,
đợt 2 là 90%; (2) bóng đợt 1, 80,1%, đợt 2 là 82%; (3) mask
đợt 1 là 79,6%, đợt 2 là 76%; (4) thuốc chống co giật đợt 1
là 49,6%, đợt 2 là 64,7%; (5) bông băng cầm máu đợt 1 là
45,1%, đợt 2 là 63,3%; (6) dịch truyền đợt 1 là 35,8%, đợt
2 là 61,9%, (7) Canyl đợt 1 là 35,8%, đợt 2 là 52,1%; (8) bộ
đặt nộ khí quản đợt 1 là 20%, đợt 2 là 30,6%; (9) máy đo
huyết áp đợt 1 là 18,6%, đợt 2 là 57,8%; (9) máy theo dõi
nhiều thông số (hay còn gọi là monitor) đợt 1 là 0,4%, đợt 2
là 8,7%, máy thở đợt 1 là 0%, đợt 2 là 2,6%.
Theo Samdi O. và cộng sự cho rằng nếu đầu tư cải thiện hệ
thống thông tin và trang thiết bị cấp cứu trên xe cứu thương đã
làm giảm tới 50% các trường hợp tử vong trong cấp cứu[9].


2017

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE


Do vậy việc đầu tư các trang thiết bị trên xe vận chuyển cấp
cứu là điều cấp thiết cần phải đầu tư nhằm giảm tỷ lệ tử vong
và các biến chứng cũng như tăng sự hồi phục ở bệnh nhi.
Các yếu tố thuộc về trang thiết bị, phương tiện có mối
liên quan có ý nghĩa thống kê với tính an toàn trong vận
chuyển (p<0,05). Trong đó, nguy cơ vận chuyển không an
toàn ở nhóm bệnh viện không có đội vận chuyển cấp cứu (tỷ
lệ 37%) cao gấp 2,4 lần nhóm bệnh viện có đội vận chuyển
cấp cứu (tỷ lệ 19,6%); Nguy cơ vận chuyển không an toàn ở
nhóm vận chuyển không có đầy đủ các trang thiết bị cấp cứu
cơ bản (tỷ lệ 36%) cao gấp 9,55 lần nhóm đầy đủ các trang
thiết bị (tỷ lệ 5,6%). Từ kết quả nghiên cứu cho thấy cần thiết
ở các bệnh viện sản nhi, các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh có
các đội vận chuyển cấp cứu, bên cạnh đó đảm bảo đầy đủ
trang thiết bị phục vụ công tác vận chuyển cấp cứu nhi. Thực
tế, bệnh nhi là bệnh có những đặc thù riêng, qua nghiên cứu
cũng cho thấy đa số mắc các bệnh liên quan đến hô hấp, đối

tượng tử vong đa số là các trẻ sơ sinh, trẻ dưới 1 tuổi, trong
khi đó thực tế các đơn vị có các trang thiết bị máy sưởi ấm sơ
sinh, máy thở,.. đặc thù cho trẻ là hầu như không có.
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 410 trường
hợp vận chuyển chuyển tuyến cấp cứu tại bệnh viện Nhi
Trung ương năm 2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy thực
trạng và vai trò của trang thiết bị cho công tác vận chuyển
chuyển tuyến cấp cứu bệnh nhi từ các bệnh viện tuyến tỉnh
đến Bệnh viện Nhi Trung ương.
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy các bệnh viện tuyến dưới
cần có sẵn đội vận chuyển cấp cứu và sự đầy đủ trang thiết bị

cấp cứu. Nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện
đầy đủ cho công tác cấp cứu. Đặc biệt với các trường hợp cấp
cứu nhi, cần có các trang thiết bị đặc thù phù hợp với trẻ sơ
sinh và trẻ nhỏ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bộ Y tế (2010), Nghiên cứu ứng dụng và đánh giá chương trình cấp cứu Nhi khoa nâng cao (APLS) nhằm góp phần làm
giảm tỷ lệ tử vong trong 24h đầu ở tuyến tỉnh, Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ - Chủ nhiệm đề tài Lê Thanh Hải.
2. Đinh Phương Hòa và Nguyễn Công Khanh (2005), Nghiên cứu hiện trạng cấp cứu nhi, lựa chọn tiến bộ khoa học
và xây dựng mô hình cấp cứu nhi khoa phù hợp các tuyến nhằm giam tỷ lệ tử vong trong 24 giờ đầu, Đề tài độc lập cấp
nhà nước,tr.59- 61.
3. Hoàng Trọng Kim (2004), Tính an toàn của các trường hợp chuyển viện đến khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1, Tạp
chí Y học thực hành-Bộ Y tế, tr.116-121.
4. Lê Thanh Hải (2009), Đánh giá vận chuyển bệnh nhi nặng từ tuyến tỉnh đến khoa cấp cứu bệnh viện Nhi Trung ương
năm 2009, Tạp chí Nhi khoa, tr.15-19.
5. Lê Thanh Hải (2010), Vận chuyển an toàn bệnh nhân trẻ em, Thực hành cấp cứu Nhi khoa, Nhà xuất bản Y học, tr.27-35.
6. Kronick, J.B., et al. (1996), Pediatric and neonatal critical care transport: a comparison of therapeutic interventions.
Pediatr Emerg Care, 1996. 12(1): p. 23-6.
7. Jons Hopkins Lifline (2014), The Jons Hopkins Medecine Lifeline Transportation Program, 410.614.7777. 1800
Orleans Street Nelson SB-280 Baltimore, Maryland 21287.
8. Praveen Khilnani and R.Chhabra (2008), Transport of critically ill children: How to utilize resourses in the developing
world, Indian J Pediatr, 75(6), pp.591-598.
9. Samdi O, Senegeh P. (1997)”Facilitating emergency obstetrical care through transportation and communication”
Int.J.of Gynecology and Obstetrics; 52(2):157-64.
10. Warren J.and et al (2004), Guidelines for the inter- and intrahospital transport of critically ill patients, Crit Care
Med, 32(1), pp.256-62.

SỐ 37 - Tháng 3+4/2017
Website: yhoccongdong.vn


219



×