Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Kiến thức, hành vi và vấn đề sức khỏe liên quan đến người dân tiếp xúc hóa chất bảo vệ thực vật ở huyện Tân Hưng, tỉnh Long An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.21 KB, 5 trang )

VIỆN

S

EC
KHỎ ỘNG
G
ỒN
Đ

ỨC

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
KIẾN THỨC, HÀNH VI VÀ VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ
LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI DÂN TIẾP XÚC HOÁ CHẤT
BẢO VỆ THỰC VẬT Ở HUYỆN TÂN HƯNG, TỈNH LONG AN
Nguyễn Hồng Lập 1, Nguyễn Văn Tập1, Nguyễn Thanh Bình1

TÓM TẮT
Nghiên cứu thực hiện trên 338 đối tượng nông dân nhằm
tìm hiểu về kiến thức, một số hành vi sử dụng hoá chất bảo
vệ thực vật và vấn đề sức khoẻ liên quan. Kết quả cho tỷ lệ
kiến thức chung đúng về đường xâm nhập vào cơ thể 1,8%,
bệnh liên quan sau thời gian tiếp xúc hoá chất bảo vệ thực vật
3,55% và nơi tồn tại hoá chất bảo vệ thực vật 5,33%. Kiến
thức đúng về chiều phun thuốc 56,3%. Đọc tờ hướng dẫn
81,1%; người dân có thói quen trộn chung từ 2 loại thuốc trở
lên 94,4%. Tỷ lệ người có sử dụng khẩu trang trong khi pha
thuốc là 51,2 % và phun thuốc 50,9%. Thời gian phun thuốc
trên 6 lần / tháng 38,8% mỗi lần phun trên 4 giờ 73,4%. Sau
khi phun, tỷ lệ đốt bỏ chai lọ thuốc là 47,3%. Một số triệu


chứng thường gặp phải khi tiếp xúc hoá chất bảo vệ thực vật,
cao nhất là ngứa, đỏ, nóng rát vùng da 61% và thấp nhất là
đau bụng, tiêu chảy 15,4%. Tỷ lệ người dân xuất hiện từ 3
triệu chứng trở lên là 62,7%. Những nông dân có thời gian
phun thuốc nhiều hơn 6 giờ/ lần có tỷ lệ xuất hiện các triệu
chứng cao gấp 1,31 lần những nông dân có thời gian phun
thuốc dưới 03 giờ/ lần.
ABSTRACT
KNOWLEDGE, BEHAVIOR AND HEALTH ISSUES
OF PEOPLE EXPOSED TO PLANT PROTECTION
CHEMICALS IN TAN HUNG DISTRICT, LONG AN
PROVINCE
The study conducted on 338 subjects farmers to survey
about knowledge, some acts of using plant protection
chemicals and related health problems. Results for general
knowledge correct ratio of intrusion path from entering the
body by 1.8%, related disease after exposure time of plant
protection chemicals and where existing 3.55% plant protection
chemicals 5,33%. Farmers have the right knowledge about
56.3% spraying direction. Read leaflet 81.1%; Farmers have

the habit of drugs mixed from 2 or more 94.4%. The percentage
of people using drugs masks while phase is 51.2% and spraying
50.9%. Spray time of 6 times / month 38.8% per injection
over 4 hours 73.4%. After spraying, the rate of medication
bottles flaring is 47.3%. Some common symptoms of exposure
to plant protection chemicals, the highest of itching, redness,
burning skin, and the lowest 61% are abdominal pain, diarrhea
15.4%. The proportion of people appear from 3 symptoms
was 62.7% or more. These farmers have time to spray more

than 6 hours / time ratio symptoms appear higher than 1.31
times farmers have time to spray less than 03 hours / times.
Từ khóa: Hoá chất bảo vệ thực vật, kiến thức, hành vi,
sức khoẻ, Long An.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước nông nghiệp với 67,0% diện tích
trồng lúa, hoa màu. Do đó, tỷ lệ cao người dân sử dụng
thường các loại hoá chất bảo vệ thực vật. Tỷ lệ cao người
dân phơi nhiễm thường xuyên với hoá chất dẫn tới nguy cơ
phát sinh bệnh tật. Đặc biệt là tại các nước đang phát triển
99% trường hợp ngộ độc xảy ra ở các nước này, cho dù lượng
tiêu thụ hoá chất bảo vệ thực vật chỉ chiếm 20% [5]. Phần lớn
người nông dân tại các nước này chưa nhận biết đầy đủ về tác
hại cũng như nguy cơ do hoá chất bảo vệ thực vật gây ra[1].
Nhưng tác hại do hoá chất bảo vệ thực vật gây ra như
biến đổi môi trường sinh thái, tiêu diệt sinh vật có lợi như
cá, chim, mà còn tác động về mặt sức khỏe con người, đặc
biệt người nông dân, mà chính họ tiếp xúc, đối mặt hàng
ngày trên cánh đồng còn quá ít thông tin, và những nghiên
cứu trong nước đặc biệt là nghiên cứu ở khu vực Đồng Bằng
Sông Cửu Long về ảnh hưởng hoá chất bảo vệ thực vật tác
động lên sức khỏe con người thì còn quá hạn chế. Nhằm đưa
ra những biện pháp hợp lý nhằm kiểm soát và nâng cao sức
khoẻ người dân. Với mục tiêu: Nghiên cứu kiến thức, một số

1. Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả: Nguyễn Hồng Lập: ĐT: 0918172961;
Email:
Ngày nhận bài: 28/01/2017

242


SỐ 37- Tháng 3+4/2017
Website: yhoccongdong.vn

Ngày phản biện: 04/02/2017

Ngày duyệt đăng: 15/02/2017


2017

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

hành vi sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật và vấn đề sức khoẻ
liên quan.
II. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng: Người nông dân trồng lúa có tham gia phun
hoá chất bảo vệ thực vật tại huyện Tân Hưng, tỉnh Long An
vào vụ đông xuân tháng 12 năm 2012 và tháng 01 năm 2013.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả
- Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu:

p (1-p)
n = Z² (1-α/2) -------------------


n: cỡ mẫu tối thiểu cho mỗi nhóm. p = 0,31 là tỷ lệ người
dân tiếp xúc hóa chất BVTV trên trang trại trồng ớt có kiến
thức chung đúng là 31,1% tại Thái Lan của tác giả Prasit
Kachaiyaphum [7]. (α=0,05), Z=1,96. d=0,05: là sai số cho

phép, Vậy cỡ mẫu tối thiểu là n = 329 người dân. Thực tế
khảo sát 338 người.
- Chọn mẫu: bốc thăm ngẫu nhiên chọn 3 xã trong 11
xã của huyện Tân Hưng. Mỗi xã chọn ngẫu nhiên 4-5 ấp.
Tổng số hộp 3 xã được chọn là 2.246 hộ, khoảng cách mẫu
tính được là 5. Mỗi hộ chọn 1 đối tượng bao gồm thành
viên chính hoặc đối tượng tạm trú có tham gia phun thuốc
(trường hợp hộ có nhiều đối tượng đủ tiêu chuẩn cũng chỉ
chọn 01)
- Tiêu chí chọn vào: Người nông dân trong độ tuổi lao
động, nam giới có tiếp xúc trực tiếp hoá chất bảo vệ thực vật
và đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Tiêu chí loại ra: Người nông dân tuổi dưới 18 hoặc trên
60 tuổi. Hiện đang có bệnh đi kèm như tim mạch, tiểu đường,
bệnh thận, suy dinh dưỡng, bệnh viêm gan, xơ gan, bệnh ung
thư, thiếu máu, nghiện rượu. Hoặc nông dân bị thiểu năng
tâm thần không có khả năng trả lời khi phỏng vấn.
- Thu thập dữ liệu: Phỏng vấn: Bộ câu hỏi cấu trúc
- Xử lý số liệu: Các số liệu được nhập liệu và phân tích
theo phương pháp thống kê y học với phần mềm Epi-Data,
Stata-10. So sánh khác biệt bằng test χ², p ngưỡng < 0,05.
Các chỉ số nghiên cứu:
1 Kiến thức:
- Kiến thức đúng về đường xâm nhập khi nông dân trả
lời đúng là qua cả 3 đường tiếp xúc qua da, qua tiêu hóa, qua
hô hấp.
- Kiến thức đúng về nguy cơ bệnh sau thời gian dài tiếp
xúc với hóa chất BVTV khi nông dân trả lời đúng 4 bệnh: hô
hấp, da liễu, thần kinh, ung thư
- Kiến thức đúng về nơi hoá chất bảo vệ thực vật tồn tại

khi nông dân trả lời đúng 4 nơi tồn tại trong đất, nước , rau
quả, không khí

- Kiến thức chung: Đúng khi nông dân trả lời đúng kiến
thức về chiều phun thuốc và đúng 2/3 câu kiến thức về đường
xâm nhập vào cơ thể, nguy cơ bệnh sau thời gian dài tiếp xúc,
nơi hoá chất bảo vệ thực vật tồn tại.
2. Hành vi:
- Số lần phun thuốc trong tháng. <4 lần /tháng, 4 - 6 lần /
tháng và >6 lần /tháng.
- Thời gian mỗi đợt phun. <3 giờ, 3 - 6 giờ, >6 giờ.
- Đọc kỹ bản hướng dẫn sử dụng. luôn luôn, đôi khi và
không bao giờ đọc.
- Cách thức sử dụng thuốc. một loại, trộn chung nhiều
loại, trộn chung phân bón.
- Xử lý vỏ thuốc sau khi sử dụng. Bỏ lại trên đồng, bán
ve chai, đốt bỏ, khác.
- Các triệu chứng liên quan phun thuốc: có và không triệu
chứng.
Triệu chứng bao gồm: choáng, nhức đầu, nôn và ói, đỏ
mắt, đau bụng, tiêu chảy, ho khó thở đau tức ngực, ngứa và
đỏ vùng da, các triệu chứng này xuất hiện trong đợt khảo sát
phun thuốc vụ mùa đông xuân năm 2012 -2013.
3. Đạo đức trong nghiên cứu
Quyền lợi và thông tin cá nhân của đối tượng được bảo vệ
theo đúng quy định.
III. KẾT QUẢ
3.1 Kiến thức người dân về sử dụng hoá chất bảo vệ
thực vật
Bảng 3.1 Kiến thức người dân về sử dụng hoá chất bảo

vệ thực vật
Tần số
Tỷ lệ (%)
(n=338)
Đường hóa chất BVTV xâm nhập vào cơ thể
Hít thở
294
86,9
Da
162
47,9
Miệng
105
31,1
Qua 3 đường trên
6
1,8
Các bệnh liên quan sau thời gian dài tiếp xúc hóa chất
BVTV
Về hô hấp
255
75,4
Về da liễu
109
32,3
Về ung thư
67
19,8
Về thần kinh
50

14,8
Trả lời 4 bệnh
12
3,55
Nơi hóa chất BVTV tồn tại sau khi phun
Nước
163
48,2
Đất
155
45,9
Kiến thức sử dụng

SỐ 37 - Tháng 3+4/2017
Website: yhoccongdong.vn

243


VIỆN

S

EC
KHỎ ỘNG
G
ỒN
Đ

ỨC


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Rau, quả
Không khí
Trả lời 4 nơi
Chiều phun thuốc
Cùng chiều gió
Không biết
Khác chiều gió
Kiến thức chung đúng

119
57
18

35,2
16,9
5,33

192
133
13
197

56,8
39,4
3,8
58,3

Kiến thức cao nhất về đường xâm nhập vào cơ thể là qua

đường hít thở 86,9%; kiến thức đúng cả 3 đường (hít thở, da,
miệng) xâm nhập vào cơ thể là 1,8%. Kiến thức về bệnh liên
quan sau thời gian dài tiếp xúc hóa chất BVTV là bệnh về
đường hô hấp chiếm 75,4%, trả lời đúng cả 4 bệnh 3,55%.
Kiến thức cao nhất về hóa chất BVTV tồn tại trong nước sau
khi phun thuốc 48,2% và trả lời đúng cả 4 nơi (nước, đất, rau/
quả, không khí) là 5,33%.
Kiến thức đúng về chiều phun thuốc cao nhất là cùng
chiều gió 56,3%
3.2 Hành vi sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật
Bảng 3.2 Hành vi sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật
Tần số
Tỷ lệ (%)
(n=338)
Đường hóa chất BVTV xâm nhập vào cơ thể
Luôn luôn
274
81,1
Đôi khi
46
13,6
Không bao giờ
18
5,3
Cách sử dụng thuốc
Pha với vài loại thuốc khác
321
94,9
Trộn chung với phân bón
13

3,9
Một loại thuốc
4
1,2
Có sử dụng khẩu
173
51,2
trang khi pha thuốc
Có sử dụng khẩu trang
172
50,9
khi phun thuốc
Số lần phun thuốc
2-3 lần
78
23,1
4 -6 lần
129
38,2
Hơn 6 lần
131
38,8
Thời gian phun thuốc
Dưới 04 giờ
90
26,6
Từ 04 -06 giờ
135
39,9
Trên 06 giờ

113
33,5
Sử dụng dụng cụ đựng /pha thuốc
riêng, dán nhãn phân biệt
Nội dung

244

SỐ 37- Tháng 3+4/2017
Website: yhoccongdong.vn

Luôn luôn
Đôi khi
Không bao giờ
Xử lý vỏ thuốc
Bỏ chôn ngoài đồng
Đốt
Bán ve chai
Khác

294
26
18

87,0
7,7
5,3

83
160

43
52

24,6
47,3
12,7
15,4

Kết quả tỷ lệ nông dân có đọc và hiểu rõ hướng dẫn trước
khi sử dụng là 81,1%. Sử dụng hóa chất BVTV bằng cách
pha với vài loại thuốc 94,9%; có sử dụng khẩu trang trong
khi pha thuốc là 51,2%; xử lý vỏ chai sau khi sử dụng lần
lượt là đốt 47,3%, ngoài ra còn bỏ chôn ngoài đồng 24,6%.
3.3 Một số vấn đề sức khoẻ liên quan đến người sử
dụng hoá chất bảo vệ thực vật
Bảng 3.3 Các dấu hiệu, triệu chứng sau khi tiếp xúc với
hoá chất bảo vệ thực vật
Các dấu hiệu, triệu chứng
Ngứa/ đỏ /nóng rát vùng da
Nhức đầu
Đỏ mắt
Ho/ khó thở/ đau ngực
Hoa mắt/ chóng mặt
Buồn nôn/ nôn
Đau bụng/ tiêu chảy
Triệu chứng chung
(xuất hiện từ 3 triệu
chứng trở lên)

Tần số

(n=338)
206
203
197
184
149
67
52
212

Tỷ lệ (%)
61,0
60,1
58,3
54,4
44,1
19,8
15,4
62,7%

Tỷ lệ cao nhất là ngứa/ đỏ /nóng rát vùng da với 61,0%.
Tỷ lệ người xuất hiện từ 3 triệu chứng trở lên là 62,7%.
Bảng 3.4 Liên quan triệu chứng chung với hành vi sử
dụng hoá chất bảo vệ thực vật

Số lần
phun thuốc
2-3 lần
4-6 lần
Hơn 6 lần


Triệu chứng
chung
p
Không
Có (%)
(%)
25
53 (67,9)
(32,1)
50
79 (61,2)
0,32
(38,8)
51
80 (61,1)
0,31
(38,9)

PR
(KTC95%)
1
0,90 (0,73-1,11)
0,99 (0,73-1,10)


2017

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE


Thời gian
phun thuốc
Dưới
04 giờ
Từ 04
-06 giờ
Trên 06 giờ

Triệu chứng
chung
p
Không
Có (%)
(%)
43
47 (52,2)
(47,8)
47
88 (65,2)
0,06
(34,8)
36
77 (68,1)
0,03
(31,9)

PR
(KTC95%)
1
1,25 (0,99-1,57)

1,31 (1,03-1,65)

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa những người
nông dân có hay không có triệu chứng chung (khi xuất
hiện nhiều hơn 03 dấu hiệu) với thời gian phun thuốc với
(p=0.03). Trong đó, những nông dân có thời gian phun thuốc
nhiều hơn 6 giờ/ mỗi lần có tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng
cao gấp 1,31 lần những nông dân có thời gian phun thuốc
dưới 03 giờ/ mỗi lần.
IV. BÀN LUẬN
4.1 Kiến thức sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật
Đa số nông dân có kiến thức về đường xâm nhập vào
cơ thể là qua đường hít thở chiếm 86,9%; kiến thức đúng
về đường xâm nhập vào cơ thể là 1,8%. Kết quả tương tự
nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tuấn Khanh với tỷ lệ xâm
nhập qua đường hít thở là 88,6%, tuy nhiên tỷ lệ người dân
có kiến thức đúng về cả 3 đường xâm nhập thấp hơn nhiều
40,5%[4]. Tương tự, kết quả thấp hơn nghiên cứu của Prasit
Kachaiyaphum với tỷ lệ người có kiến thức tốt về sử dụng
hoá chất bảo vệ thực vật là 31,1%[7].
Kiến thức đúng về bệnh liên quan sau thời gian dài tiếp
xúc hóa chất BVTV là 3,55%. Điều này rất phù hợp với câu
hỏi khảo sát về đường xâm nhập vào cơ thể qua đường
hô hấp là đa số, do vậy bệnh về đường hô hấp chiếm tỷ lệ
cao 75,4%. Kết quả phù hợp với kết quả nghiên cứu của
Prasit Kachaiyaphum cho tỷ lệ bệnh đường hô hấp 76,6%,
bệnh da liễu 70,6% bệnh ung thư và bệnh thần kinh lần
lượt là 42% và 66%[7]. Dù điều kiện phun thuốc ở hai nơi
khác nhau, ở nghiên cứu của Prasit Kachaiyaphum khảo sát
đối tượng là người dân trồng ớt, phun trên cạn, tỷ lệ mang

khẩu trang và áo quần bảo hộ lao động tương đối cao, nên
phần nào bảo vệ được trong lúc phun. Còn ở nghiên cứu
này khảo sát người dân trồng lúa nước, phun theo chiều
dọc thửa ruộng, tỷ lệ mang khẩu trang khi phun thấp, đa số
không sử dụng phương tiện bảo hộ lao động khác như mang
áo, quần bảo hộ, thời gian phun thuốc khá dài nên phần nào
hóa chất thấm qua da, hay đường hô hấp nên ở đây đa số

người dân chọn bệnh có liên quan là bệnh đường hô hấp hay
da liễu là chính yếu.
Kiến thức đúng về nơi tồn tại hóa chất BVTV 5.33%. Qua
khảo sát người dân có kiến thức đúng về chiều phun thuốc
là cùng chiều gió 56,3%. Tuy nhiên do công việc phun thuốc
trên cánh đồng lúa, diện tích thửa ruộng bố trí theo hình chữ
nhật, trong đó chiều dài thường gấp 10 lần chiều rộng, nên
người dân có thói quen phun thuốc theo chiều xuôi và ngược
lại, mặc dù người dân trả lời có kiến thức đúng về chiều phun
thuốc theo cùng chiều gió. Phun thuốc thường là phun theo
hướng trước mặc, chứ không chọn phun theo hướng vật lùi,
phun trên cánh đồng nước, thêm vào là không sử dụng bảo
hộ lao động, điều này làm cho thuốc thấm vào da rất nhanh.
Chiều phun thuốc ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe nhưng
người dân không chú trọng vấn đề này.
4.2 Hành vi sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật
Trong tháng 1 vụ đông xuân 2012-2013 số lần phun thuốc
lớn hơn 6 lần cao nhất với 38,8%; thời gian cho mỗi lần phun
từ 4-6 giờ là 39,9%. Kết quả thu được lớn hơn nghiên cứu
của Prasit Kachaiyaphum về thời gian phun thuốc lớn hơn 3
lần trong tháng 28,9% [7]. Thời điểm tiến hành nghiên cứu
là giai đoạn giữa thời vụ nên số lần phun thuốc lớn hơn 6 lần

trong tháng là phù hợp. Do mỗi hộ có diện tích canh tác khá
lớn nên thời gian phun 4 -6 giờ/lần phun cao. Trong đó phun
diệt cỏ chủ yếu vào giai đoạn đầu thời vụ, phun diệt sâu rầy
khoảng 20 -30 ngày sau khi gieo hạt và sẽ phun xen kẽ với
thuốc dưỡng cây. Do vậy thời điểm khảo sát vào khoảng 1/3
của vụ nên số lần phun thuốc đa số phun từ 4 lần trở lên.
Qua khảo sát hành vi sử dụng hóa chất BVTV, kết quả cho
thấy đa số nông dân có đọc và hiểu rõ hướng dẫn trước khi
sử dụng 81,1%. Sử dụng hóa chất BVTV bằng cách pha các
loại thuốc cao 94,9%. Kết quả tương tự tác giả Nguyễn Tuấn
Khanh là 82,3%[4], nghiên cứu của Prasit Kachaiyaphum là
1,4% [7]. Sự khác biệt lớn ở nghiên cứu vì người dân muốn
đạt hiệu quả cao khi phun thuốc, do đó phối hợp nhiều thuốc
sẽ có tác dụng diệt sâu rầy nhanh hơn, hạn chế được số lần
phun. Về nguyên tắc không phối hợp hơn hai loại thuốc, vì
tác dụng hiệp lực đôi khi giảm, dư lượng thuốc tồn tại trong
đất, hay theo dòng nước ra sông rạch làm ảnh hưởng đến môi
trường sống.
Sử dụng khẩu trang trong khi pha thuốc là 51,2%, và sử
dụng khẩu trang trong khi phun thuốc là 50,9%. Tuy nhiên
khẩu trang mà người dân sử dụng thường là loại khẩu trang
vải không đúng tiêu chuẩn dành cho người làm ở môi trường
tiếp xúc thường xuyên chất độc. Kết quả thấp hơn nghiên
cứu của tác giả Nguyễn Tuấn Khanh 92,2 % [4], và tác giả
Nguyễn Thị Hà 90% [3].
Hành vi xử lý vỏ chai sau khi sử dụng lần lượt là đốt
SỐ 37 - Tháng 3+4/2017
Website: yhoccongdong.vn

245



VIỆN

S

EC
KHỎ ỘNG
G
ỒN
Đ

ỨC

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
47,3%; bỏ chôn ngoài đồng 24,6%. Ngoài ra một số hộ còn
tái sử dụng đựng thực phẩm. Kết quả tương tự kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Khanh tỷ lệ vứt bỏ ngoài cánh
đồng 21,8%[4]. Trong khi đó kết quả nghiên cứu của Prasit
Kachaiyaphum và cộng sự về hành vi xử lý vỏ chai như
vứt bỏ như rác, đốt bỏ, đựng thực phẩm lần lượt là 44,2%,
25,1% và 5,1%[7]. Nhận thấy người nông dân có ý thức kém
trong việc xử lý dụng cụ chứa đựng hóa chất BVTV, đa phần
là chai nhựa, hay túi nhựa do đó nếu chôn vùi trong đất thì
khả năng phân hủy rất rất khó khăn, do vậy hình thức tốt nhất
là đốt bỏ không ảnh hưởng môi trường, an toàn cho bản thân
và cho môi trường xung quanh.
4.3 Triệu chứng liên quan đến người sử dụng hoá chất
bảo vệ thực vật
Tỷ lệ cao nhất là ngứa, đỏ, nóng rát vùng da với 61,0%.

Một số triệu chứng khác như nhức đầu 60,1%; đỏ mắt
58,3%. Triệu chứng ho, khó thở đau ngực 54,4%. Một nghiên
cứu trong nước của Phạm Bích Ngân và Đinh Xuân Thắng
tại TPHCM có kết quả như da ngứa mẩn đỏ 41,3%, đau đầu
85,5%, đỏ mắt là 20,6%[6]. Một nghiên cứu khác được tiến
hành của tác giả Khúc Xuyền điều tra và đo nồng độ Wofatox,
kết quả thu được cho thấy người dân ngứa 58,26%, đau đầu
44,4%[8]. Kết quả khác nhau lý giải rằng do liên quan công
việc mỗi nơi khác, điều kiện bảo hộ lao động chưa tương

xứng, tuy nhiên các triệu chứng điển hình khi tiếp xúc với
thuốc hóa chất BVTV như nhức đầu, ngứa da, đỏ mắt thì
nơi nào người dân một khi đã phơi nhiễm cũng có triệu
chứng.
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa những người
nông dân có hay không có triệu chứng chung với thời gian
phun thuốc. Trong đó, những nông dân có thời gian phun
thuốc nhiều hơn 6 giờ/ mỗi lần có tỉ lệ xuất hiện các triệu
chứng cao gấp 1,31 lần những nông dân có thời gian phun
thuốc dưới 3 giờ/ mỗi lần.
V. KẾT LUẬN
Kiến thức người dân về cách sử dụng hoá chất bảo vệ thực
vật còn thấp. Một số hành vi sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật
chưa đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Triệu chứng thường
gặp phải khi tiếp xúc hoá chất bảo vệ thực vật, cao nhất là
ngứa, đỏ, nóng rát vùng da 61% và thấp nhất là đau bụng, tiêu
chảy 15,4%. Tỷ lệ người xuất hiện từ 3 triệu chứng trở lên là
62,7%. Những nông dân có thời gian phun thuốc nhiều hơn 6
giờ/ mỗi lần có tỉ lệ xuất hiện các triệu chứng cao gấp 1,31 lần
những nông dân có thời gian phun thuốc dưới 03 giờ/ mỗi lần.

Do đó, cần có những biện pháp nâng cao kiến thức, thay đổi
hành vi sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật có nguy cơ, qua đó
nhằm nâng cao sức khoẻ người dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Nguyễn Trần Oánh, Nguyễn Văn Viên, Bùi Trọng Thủy (Eds.) (2007) Giáo trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, Hà
Nội, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.
2. Cục y tế dự phòng và môi trường (2010) Báo cáo công tác y tế lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2009, Hà Nội
3. Nguyễn Thị Hà (2004) Nghiên cứu kiến thức thực hành và tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên rau thương phẩm của
người dân phường Túc Duyên, Đại học Y Dược Thái Nguyên, tr.35.
4. Nguyễn Tuấn Khanh (2010) Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật đến sức khỏe người chuyên
canh chè tại Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp, Đại học Y Dược Thái Nguyên, tr.33-40.
5. Hà Huy Kỳ (2001) Điều tra cơ bản thực trạng sức khỏe của người lao động tiếp xúc với hoá chất bảo vệ thực vật, Đề
tài khoa học công nghệ cấp Bộ, Bộ Y tế, tr 149.
6. Phạm Bích Ngân, Đinh Xuân Thắng (2006) "Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu tới sức khỏe của người phun thuốc ". Tạp
chí phát triển khoa học và công nghệ, 2, tr.72 -80.
7. Kachaiyaphum P, Howteerakul N, Sujirarat D, Siri S, Suwannapong N (2009) "Serum cholinesterase levels of Thai
chilli - farm workers exposed to chemical pesticides prevalence estimates and associated factors". Faculty of Public
Health Mahidol University, Thai Lan, 52 (1), pp.89 -98.
8. Xuyên K, Hoi C, Trung Q (2000) "Occupational environment and skin disease in pesticide exposed subject in some
farms in Việt Nam". The Third National Scientific Conference on Occupational Health, National University of Singapore.

246

SỐ 37- Tháng 3+4/2017
Website: yhoccongdong.vn




×