Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Xây dựng thư viện điện tử hổ trợ cho dạy học lịch sử Việt Nam (Chương trình lớp 11-12)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.3 KB, 12 trang )

Năm học 2008 – 2009

XÂY DỰNG THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ HỔ TRỢ CHO DẠY HỌC
LỊCH SỬ VIỆT NAM (CHƯƠNG TRÌNH LỚP 11-12)
Lưu Văn Hóa
Mai Lễ Nô En
Sinh viên năm 4, Khoa Lịch sử
GVHD: PGS.TS. Ngô Minh Oanh
1.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Giáo dục nói chung và giáo dục Lịch sử nói riêng ở nước ta hiện nay chưa
đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Tình trạng dạy học còn nhiều bất cập như
dạy chay, dạy theo phương thức thuyết giảng là chủ yếu. Lên lớp thầy đọc – trò
nghe và chép, hay dạy học thiếu các phương tiện dạy học hiện đại… Do đó chưa
tạo được hứng thú cho học sinh trong học lịch sử, hiệu quả dạy học lịch sử rất
thấp. Điều này thể hiện khá rõ trong kết quả các kì thi tốt nghiệp và tuyển sinh
trong những năm vừa qua.
Lấy ví dụ như tỷ lệ bài thi môn Lịch sử vào Trường Đại học Sư phạm thành
phố Hồ Chí Minh trong những năm từ (1999-2006)1 sẽ cho ta thấy rõ điều đó:
Kì thi
Tổng số
Bài đạt yêu cầu
Bài không đạt yêu cầu
(năm)
bài thi
( 5-10 điểm)
( 0-4,5 điểm )
Số bài thi
Tỉ lệ


Số bài thi
Tỉ lệ
1999
5809
1585
27.29%
4224
72.71%
2000
11522
4425
38.4%
7097
61.6%
2005
8956
309
3.44%
8648
96.56%
2006
9241
613
6.63%
8628
93.37%
Hay theo thống kê của Cục
công nghệ thông tin (Bộ giáo dục
và Đào tạo2) : điểm trung bình môn
thi Lịch sử trong kì thi tuyển sinh

2007-2008 cũng rất thấp. Thể hiện
khá rõ trong sơ đồ bên.

1

Lê Vinh Quốc (2008), Các yếu tố cơ bản trong quá trình giáo dục hiện đại và vấn đề đổi mới dạy học ở
Việt Nam ( lý thuyết và ứng dụng) chuyên đề đổi mới dạy học, Nxb ĐHSP TP.HCM, trang 181.
2
Nhatbao.vn ( số ra thứ sáu, ngày 28-3-2008)

109


Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

Trong tất cả các môn thi thì môn Lịch sử có tỉ lệ bài thi điểm thấp nhất, chỉ
trung bình 2 điểm/ 1bài thi. Đáng lưu ý là trong tổng số hơn 150.000 thí sinh thi
môn Lịch sử được điểm 0 - 4,5đ chiếm gần 96%. Gần 6000 em được điểm 0. Số
thí sinh Sử đạt điểm 5 trở lên chỉ có 6.700 em chiếm gần 4%. Và chỉ 34 bài thi
được 8,5-9đ mà thôi.
Một thực tế cho thấy sự giảm sút trong chất lượng dạy học lịch sử ở các
trường phổ thông trung học hiện nay. Điều này làm cho nhiều nhà giáo dục quan
tâm tìm nguyên nhân của thực trạng này.
Một phần trách nhiệm của giáo viên là không đổi mới được phương pháp
dạy học, không tạo được hứng thú cho các em trong các giờ học lịch sử. Làm cho
học sinh chán học xem thường lịch sử.
Đảng - Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tích cực đổi mới nền
giáo dục nước nhà, nhất là đổi mới phương pháp dạy học. Hiện nay cuộc cách
mạng khoa học kĩ thuật thế giới đang phát triển rất mạnh mẽ, đặc biệt là cách
mạng công nghệ khoa học đã trang bị cho con người rất nhiều phương tiện hiện

đại ở tất cả các ngành, các lĩnh vực khác nhau. Và cả trong giáo dục và dạy học ở
mỗi nhà trường cũng vậy. Rất nhiều loại máy móc hiện đại đã được đưa vào trợ
giúp cho giảng dạy của giáo viên cũng như giúp cho học sinh tiếp cận kiến thức
một cách dễ dàng mà không hề bị gò ép.
Do vậy, ở quốc gia, dân tộc nào sớm đổi mới tư duy giáo dục, sớm ứng
dụng tiến bộ của khoa học kỉ thuật của nhân loại thì dân tộc đó sớm trở thành
quốc gia có nền giáo dục vững mạnh. Ở nước ta cũng đang từng bước ứng dụng
các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào đổi mới giáo dục và dạy học.
Từ nhận thức đó việc nghiên cứu, sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học
ở trường THPT hiện nay ở nước ta là điều hết sức cần thiết. Nhất là trong dạy
học Lịch sử lại càng phải đổi mới để tạo hứng thú cho các em và để nâng cao hơn
nữa chất lượng dạy - học.
Góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử chúng
tôi thực hiện đề tài: “Xây dựng thư viện điện tử hỗ trợ dạy học lịch sử Việt
Nam (chương trình lớp 11 – 12).
Mục đích xây dựng thư viện điện tử sẽ cung cấp một số tư liệu phục vụ cho
việc cho quá trình dạy học của giáo viên và học sinh. Thông qua bài giảng điện
tử với nhiều hình ảnh trực quan, với những đoạn phim tư liệu minh họa... các em
110


Năm học 2008 – 2009

tiếp cận với bài học thông qua nhiều quan sẽ giúp các em hứng thú hơn trong quá
trình học, nhanh hiểu bài, nhớ kiến thức lâu hơn.
Đồng thời thư viện sẽ góp phần nhỏ vào quá trình đổi mới phương pháp
giảng dạy lịch sử hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu phương pháp giáo dục học là phương pháp
quan trọng nhất, xuyên suốt trong đề tài. Bên cạnh đó hai phương pháp lịch sử và

phương pháp lôgic cũng được chúng tôi quan tâm. Ngoài ra chúng tôi còn kết
hợp các phương pháp điều tra, xử lí số liệu, đối chiếu, toàn thống kê…
2.

Quan niệm và thực trạng đổi mới phương pháp dạy học.

Phương pháp: là con đường, cách thức và phương tiện tác động tới đối
tượng để đạt được mục đích đề ra.
Phương pháp dạy học lịch sử: là những con đường, cách thức, biện pháp để
giúp học sinh nhận thức được sự kiện, hiện tượng lịch sử thông qua các phương
tiện dạy học tác động tới học sinh để đạt được mục tiêu giáo dục.
Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử tức là đi tìm những con đường, cách
thức, biện pháp và những phiện tiện dạy học mới để giúp học sinh nhận thức
được sự kiện, hiện tượng và hiểu được lịch sử. Việc đổi mới phương pháp phải
đảm bảo những yêu cầu sau:
+ Đổi mới phương pháp dạy học là vận dụng linh hoạt các phương pháp
dạy học theo hướng tích cực
+ Đổi mới phương pháp dạy học nghĩa là tổ chức dạy học theo lối mới.
+ Đổi mới phương pháp dạy học chỉ có kết quả trong điều kiện đổi mới một
cách toàn diện quá trình dạy học:
+ Đặc biệt đổi mới trong dạy học lịch sử phải thể hiện trong một tiết học
lịch sử và đạt hiệu quả ở cả giáo viên và học sinh:
Đối với học sinh :
+ Học sinh biết rõ mục đích yêu cầu của giờ học, không chỉ về kiến thức mà
còn cả về kĩ năng, tư tưởng và những thao tác vận dụng.

111


Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH


+ Học sinh được dành thời gian thích đáng để tự làm việc với sách giáo
khoa, kênh hình và các nguồn cung cấp kiến thức khác dưới sự hướng dẫn của
giáo viên.
+ Học sinh biết cách làm việc độc lập, theo nhóm, hợp tác với bạn để hoàn
thành nhiệm vụ giáo viên giao cho.
+ Học sinh có cơ hội được thể hiện mình, được trình bày lại kết quả làm
việc với các phương tiện học tập và nêu phương pháp làm việc, biết tự đánh giá
kết quả học tập.
Đối với giáo viên:
+ Hình dung được kế hoạch bài dạy của mình một cách tường tận, chi tiết.
+ Hạn chế việc giảng, thuyết trình, minh họa, hạn chế đưa câu hỏi vụn vặt
nên tập hợp câu hỏi thành những gợi ý hướng dẫn giải quyết một vấn đề, một nội
dung học tập tương đối trọn vẹn.
+ Dành thời gian cho học sinh làm việc (tất nhiên tùy thuộc vào nội dung,
thời gian dành cho mỗi hoạt động của học sinh để giải quyết tìm hiểu một vấn
đề). Khi học sinh làm việc cá nhân, hoặc làm theo nhóm, giáo viên theo dõi giúp
đỡ và giải đáp các vấn đề nêu ra.
+ Sau mỗi hoạt động giáo viên cần chốt ý chính giúp học sinh khẳng định
lại kiến thức cơ bản của bài. Việc sử dụng bất kì phương pháp nào vào cũng cần
phải phát huy cao độ tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập.
Tìm hiểu về thực trạng của việc dạy học lịch sử và ứng dụng CNTT vào dạy
học ở nước ta những năm gần đây cho thấy việc ứng dụng CNTT vào dạy học
nước ta còn rất thấp, rất ít, lẻ tẻ và chưa đồng đều. Nhất là ở vùng sâu vùng xa lại
càng chưa được quan tâm nhiều. Do vậy, cần phải đổi mới phương pháp trong
giai đoạn hiện nay: đổi mới toàn diện, đồng bộ, đổi mới ở tất cả các cấp.
3.

Xây dựng thư viện điện tử phục vụ dạy học Lịch sử
3.1 Tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử

3.1.1 Khái niệm và tầm quan trọng của công nghệ thông tin

Công nghệ được hiểu tổng quát là sự áp dụng của các khoa học vào các
hoạt động thực tiễn của con người trong đời sống xã hội.

112


Năm học 2008 – 2009

Công nghệ thông tin (CNTT) là một thuật ngữ để chỉ những công nghệ
khoa học, những máy móc hiện đại mà con người sáng tạo ra trong lĩnh vực
truyền tin, thông tin liên lạc… Những công nghệ hiện đại này sẽ giúp đỡ con
người trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống hàng ngày.
Đối với giáo dục CNTT không những giúp cho việc dạy học mà nó còn
phục vụ rất lớn trong việc thi cử, quản lí tài liệu, hồ sơ đặc biệt nó giúp con
người tìm ra nhiều phương pháp đào tạo, phương pháp dạy mới: Dạy học qua
mạng Internet, dạy từ xa, dạy trên máy chiếu...
CNTT trong bài báo cáo này đề cập đến việc ứng dụng vào dạy học thì
chúng tôi giới thiệu về phần mềm Dreamweaver để xây dựng thư viện điện tử, và
phần mềm hỗ trợ MS Power Point – mạng Intertnet cùng các phương tiện máy
chiếu hỗ trợ và phục vụ cho quá trình dạy học của giáo viên và học sinh.
Trong đổi mới phương pháp: Giáo viên có thể soạn bài ngay trên phần mềm
MS power point, Flash… để minh họa cho học sinh và giáo viên sẽ dành thời
gian trao đổi với các em những vấn đề cần thiết qua những Slide trình chiếu.
3.1.2 Cơ sở khoa học của việc sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học
Theo I.P. Pavlov sau nhiều lần thí nghiệm trên động vật ông rút ra kết luận:
quá trình nhận thức luôn có hai hệ thống tín hiệu diễn ra không đồng nhất nhưng
liên hệ chặt chẽ với nhau.
Hệ thống tín hiệu thứ nhất: bao gồm các mối liên hệ thần kinh tạm thời có

điều kiện, kích thích tác dụng trực tiếp vào các giác quan và gây ra cảm giác ở
các tri giác về vật thể và các hiện tượng tương ứng.
Hệ thống tín hiệu thứ hai: Nhờ tư duy để khái quát các thông tin nhận được
từ tín hiệu thứ nhất. Hình thức thứ hai truyền đi dưới dạng lí tính và các khái
niệm, quy luật… lúc này mang tính chủ quan.
Như vậy với kết luận này của I.P. Pavlov thì việc sử dụng các phương tiện
dạy học hiện đại sẽ giúp cho hệ thống tín hiệu thứ nhất của học sinh trong học tập
lịch sử được phong phú và đa dạng hơn. Góp phần làm hệ thống thông tin thứ hai
có độ bền cao từ đó các em có thể ghi nhớ lâu hơn.
Xuất phát từ thực nghiệm tâm lí.

113


Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

Theo các nhà nghiên cứu và khảo sát tâm lí hiện đại khi tiến hành thực
nghiệm và tổng kết mức độ ảnh hưởng của các giác quan trong quá trình học tập
và truyền thông như sau:
 Ghi nhớ bằng thị giác : hiệu quả nhớ 70%
 Ghi nhớ bằng thính giác : hiệu quả nhớ 60%
 Kết hợp cả thị giác và thính giác hiệu quả ghi nhớ : 86 %.
Tổ chức UNESCO cũng đưa ra kết quả điều tra về mức độ ảnh hưởng của
các giác quan đối với các phương tiện truyền thông như sau:
 Nhóm truyền tải thông tin bằng hình ảnh thu nhận 25% lượng thông tin.
 Nhóm truyền tải thông tin bằng âm thanh thu nhận 15% lượng thông tin.
 Nhóm truyền tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh thu nhận 65%
lượng thông tin.
Do vậy ta thấy được nếu sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học sẽ có
hiệu quả rất lớn cho việc ghi nhớ kiến thứ của học sinh.

3.2. Internet và vai trò của internet trong dạy học
3.2.1 Khái niệm về Internet
Internet là một mạng kết nối tất cả máy tính trên khắp thế giới lại với nhau
bằng vô số dây dẫn như đường dây điện thoại, những tín hiệu kết nối vệ tinh.
Vào năm 1989, Word Wide Web (hệ thống trên nền Internet của các trang thông
tin được liên kết) khai sinh.
Internet là mạng của các mạng nó kết nối lại với nhau bằng một lượng đáng
kinh ngạc. Các mạng đem lại cho chúng ta một cách thức chung để cung cấp
nhiều dịch vụ, chẳng hạn như: thư điện tử (e- Mail), chat…Đảm bảo thông tin sẽ
không tới nơi không cần thiết. Đảm bảo thông tin sẽ tới đích như mong muốn.
3.2.2 Vai trò của Internet
Ngoài vai trò là nơi giải trí của con người. Internet là kho thông tin khổng
lồ cho con người tìm kiếm và sử dụng. Tất cả mọi lĩnh vực trong khoa học, đời
sống, trong học tập… chúng ta đề dễ dàng tìm thấy trên Internet.
Không những thế Internet còn là một phương tiện trao đổi thông tin rất
nhanh, gọn, chính xác, dễ sử dụng và đặc biệt ít tốn kém.
114


Năm học 2008 – 2009

Internet có thể cung cấp thông tin ở dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh thậm
chí cả phim tư liệu hay Video. Khả năng cho phép khai thác và bổ sung những tài
liệu phong phú hơn rất nhiều so với tài liệu và thông tin trên giấy.
Trong hệ thống có rất nhiều website để học sinh cũng như giáo viên lấy tư
liệu, tài liệu phục vụ cho học tập.
Ví như website : đây là một trang web dùng để lấy tư liệu
bằng văn bản và hình ảnh hữu hiệu nhất. Trang web sẽ tiếp tục liên kết với nhiều
trang khác cho chúng ta tư liệu.
Ở bộ môn lịch sử cũng có rất nhiều trang web về lịch sử riêng như:

htpt://historyteacher.net; ;
Ngoài ra chúng ta có thể vào một số trang khác lấy hình ảnh như: http://
VnExpress.net;
3.3 Xây dựng thư viện điện tử phục vụ dạy học và đổi mới phương pháp
dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11 – 12
3.3.1 Khái niệm về thư viện và thư viện điện tử
a. Khái niệm về thư viện
“Thư viện” – xuất phát từ tiếng Hy Lạp: bibliotheca. “Bibli” - tức là sách.
“Theca” – nơi bảo quản. Theo nghĩa đen thư viện là nơi bảo quản, nơi tàng trữ
sách.
Người Trung Quốc cho rằng: “thư” – sách, “viện”: nơi tàng trữ.
Dù theo quan niệm của quốc gia nào thi “thư viện” cũng là nơi tàng trữ
sách.
Trong từ điển tiếng Việt: Thư viện là nơi công cộng chứa sách sắp xếp theo
một thứ tự nhất định để cho người ta đọc và tra cứu.
Ta hiểu theo nghĩa bóng: thì thư viện là kho tàng chứa tất cả của cải, tinh
thần của loài người.
Hiện nay người ta hiểu nghĩa thư viện như sau : là thiết chế văn hóa được tổ
chức nhằm giúp xã hội sử dụng các loại tài liệu dưới dạng ấn phẩm.
Chức năng chính của thư viện là tiến hành thu thập, bảo quản và cung cấp
cho người đọc một cách hệ thống những ấn phẩm và thông tin thư mục.
b. Thư viện điện tử
115


Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

Là thư viện mà các quá trình cơ bản về nghiệp vụ dựa trên cơ sở máy tính
và các phương tiện hỗ trợ khác.
Dấu hiệu đặc trưng của thư viện điện tử là việc sử dụng công nghệ thông

tin, phương tiện công nghệ hiện đại: máy tính, mạng internet, để quản lí, lưu trữ
các dữ liệu, tài liệu, tìm kiếm và cung cấp thông tin… được bố trí một cách khoa
học tiện lợi cho người sử dụng.
Tuy nhiên, trong thư viện điện tử sách truyền thống vẫn tiếp tục tồn tại cùng
với các ấn phẩm điện tử nên vẫn cần sự trợ giúp của cán bộ thư viện trong mọi
hoạt động chuyên môn.
Thư viện điện tử khác với các thư viện khác: thư viện điện tử không cần
nhiều nhân viên quản lí thư viên, không phải đầu tư chi phí cho việc xây dựng cơ
sở vật chất, trang thiết bị… mà hiệu quả vẫn rất lớn.
3.3.2 Giới thiệu về thư viện điện tử
Thư viện điện tử của chúng tôi được thiết lập như một website. Trong thư
viện sẽ có một trang chủ và các trang chuyên đề. Trang chủ bao gồm các mục
chính sau:
1.Trang chủ ; 2.Bài học ; 3.Giáo án điện tử; 4. Bài tập trắc nghiệm; 5.Hình
ảnh; 6. Phim tư liệu; 7. Sơ đồ - lược đồ; 8. Tài liệu tham khảo; 9. Từ điển; 10.
Nhân vật.
Mỗi một mục này sẽ liên kết với một trang chuyên đề. Các trang chuyên đề
sẽ chứa nội dung mà bạn cần tìm.
Thư viện này chúng tôi lưu vào CD- Rom (có đính kèm theo báo cáo) và
các bạn sẽ truy cập vào khi có trong tay CD-Rom này. Hoặc bạn lưu thư viện vào
phần mềm cá nhân: USB, thẻ nhớ, máy tính... Khi đó bạn sẽ vào được thư viện.
3.3.3 Ý nghĩa của thư viện điện tử
Đối với thư viện điện tử về tư liệu lịch sử nó sẽ có giá trị giáo dục và tư
tưởng rất lớn cho giáo viên và học sinh.
Đối với giáo viên: Thư viện sẽ giúp giáo viên có một nguồn thông tin tư
liệu phục vụ cho việc giảng dạy của mình. Nhất là nguồn tư liệu này có thể sử
dụng những phương tiện hiện đại để khai thác, giúp cho việc tiếp cận tri thức của
các em một cách sáng tạo, dễ dàng hơn.
116



Năm học 2008 – 2009

Đối với học sinh: Khi các em truy cập vào thư viện các em sẽ tìm thấy
những tư liệu rất trực quan phục vụ cho việc học tập lịch sử của mình.
- Nó có tác dụng nâng cao hoạt động nhận thức của học sinh.
- Giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức và phát triển kĩ năng thực hành.
- Kích thích sự hứng thú trong quá trình học của các em. Bởi thư viện chứa
nhiều tư liệu, những hình ảnh, những đoạn phim … sẽ giúp các em dễ dàng hơn
trong việc tiếp cận tri thức lịch sử.
- Góp phần phát triển trí tuệ của học sinh …v.v.
3.3.4. Kiểm chứng lợi ích của thư viện điện tử
Thực hiện kiểm chứng lợi ích của thư viện điện tử trong dạy học lịch sử ở
trường THPT hiện nay chúng tôi có khảo sát ở giáo viên và học sinh ở 4 trường
(Trung học Thực hành, Hùng Vương, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Hiền) một số
câu hỏi và thu được con số khá tích cực như sau :
Ở giáo viên:
100% giáo viên đã sử dụng máy tính (thường xuyên sử dụng 60% và thỉnh
thoảng là 40%).
86,7 % giáo viên thường xuyên đưa hình ảnh minh hoạ, phim tư liệu… vào
bài dạy của mình.
Khi đưa hình ảnh minh hoạ, phim tư liệu vào thầy cô thấy lớp học sôi nổi
hơn, hăng say phát biểu (73,3%) ý kiến giáo viên đồng ý.
Ở học sinh:
90,6 % các em thích bài học lịch sử có nhiều hình ảnh, phim tư liệu minh
hoạ.
95,6% các em đồng ý là nên đưa nhiều hình ảnh, phim tư liệu vào bải giảng
để tiết học được sôi nổi và bớt khô khan hơn.
76,7% các em khẳng định rằng: nếu có sẵn một nguồn tư liệu lịch sử (phim,
hình ảnh, nội dung lịch sử …v.v.) thì các em có thể học lịch sử tốt hơn, chỉ có

7,2% là không tin chắc vào bản thân mình.
Điều này cho thấy các thầy cô và học sinh rất quan tâm tới việc dạy học
theo phương pháp mới, nhất là việc dạy học trực quan có nhiều kênh hình, phim
117


Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

tư liệu. Vì vậy hi vọng với tư viện sở hữu trong tay mình các thầy cô và học sinh
sẽ có nguồn tư liệu phục vụ cho việc dạy-học lịch sử của mình.
3.3.5 Hướng dẫn cách khai thác từ liệu từ thư viện điện tử
Thư viện được thiết kế theo hai phần: phần lớp 11 và phần lớp 12. Các bài
được bố trí giống như mục lục trong sách giáo khoa. Khi tìm tư liệu ở phần nào,
chương nào, bài nào…thì người sử dụng chỉ việc nhấn chuột vào mục đó thư
viện sẽ tự động liên kết tới trang con chứa nội dung bạn muốn tìm. Nếu phần tư
liệu có chữ down load bạn nhấn chuột vào từ đó và tìm đường dẫn lưu phần tư
liệu. Nếu không bạn có thể bôi đen và nhấn chuột phải sau đó cóp phần tư liệu
muốn lấy.
3.3.6 Hướng dẫn cách xây dựng thư viện điện tử
Phần này chúng tôi giới thiệu cho các bạn các bước để xây dựng một thư
viện điện tử bằng phần mềm Dreamweaver. Các bước đó như sau:
- Giới thiệu khái quát về Web
- Các thao tác trong cửa sổ trình duyệt
- Giới thiệu Dreamweaver
- Màn Hình Dreamweaver
- Kế hoạch thiết kế một Website
- Tạo Website bằng Dreamweaver
- Định dạng văn bản- sử dụng CSS trong Dreamweaver
- Hình ảnh và liên kết trang trong Dreamweaver
- Liên kết trang trong Dreamweaver

- Bảng và trình bày trang bảng, kẻ bảng.
4. Kết luận
Đổi mới phương pháp dạy học trước hết là đầu tư trang thiết bị dạy học
hiện đại. Nâng cao trình độ tin học cũng như chất lượng giáo viên để giáo viên có
thể tiếp cận và ứng dụng những phương pháp day học mới.
Một thực tế hiện nay là học sinh không thích học Lịch sử và giáo viên chỉ
quen “dạy chay” với kiến thức khô khan có trong sách giáo khoa. Như thế càng
làm cho học sinh không có hứng thú học hơn. Muốn các em quan tâm, chú trọng
118


Năm học 2008 – 2009

và yêu thích môn Lịch sử thì giáo viên phải là người tạo hứng khởi, tạo hứng thú
tâm lí thoải mái cho các em khi học…Để làm được điều này giáo viên phải thay
đổi phương pháp giảng dạy, tìm cho mình một phương pháp dạy học hợp lí trên
cơ sở ứng dụng được các thành tựu khoa học kỉ thuật. Công nghệ thông tin và thư
viện điện tử sẽ giúp giáo viên rất nhiều trong việc phát huy tư duy tính tích cực
cho các em cũng như tạo sự hứng thú bởi những hình ảnh minh họa, những thước
film tư liệu hay những nguồn sử liệu gốc mà các em chưa được thấy bao giờ.
Với sự cố gắng của giáo viên và học sinh cùng với sự trợ giúp của công
nghệ thông tin và phương tiện dạy học. Chúng tôi hy vọng việc dạy – học Lịch
sử ở các trường phổ thông sẽ trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Các em sẽ dần
yêu thích môn Lịch sử như bao môn học khác. Để xứng đáng khi mình là một
công dân nước Việt, sinh ra trong một đất nước có lịch sử hào hùng và phải hiểu
lịch sử nước mình như Bác từng dạy:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Hồ Chí Minh


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo – ban công nghệ thông
tin, Nxb Giáo dục, 1997.
[2]. Bùi Loan Thùy, Lê Văn Viết (2001), Thư viện học đại cương, Nxb ĐH
Quốc Gia TP HCM.
[3]. Viện thông tin khoa học xã hội (2000), Tri thức thông tin và phát triển,
Nxb T.T KHXH HN
[4]. Trịnh Đình Tùng(Cb) (2005), Hệ thống phương pháp dạy học lịch sử ở
trường trung học cơ sở, Nxb ĐHSP.
[5]. Lê Nguyên Long (2000), Thử đi tìm một phương pháp dạy học hiệu
quả, Nxb Giáo Dục.
[6]. Nguyễn Thị Côi (2000), Kênh hình trong dạy học lịch sử phổ thông,
Nxb ĐH Quốc Gia Hà Nội.
[7]. Ngô Minh Oanh ( Cb), Đào Mộng Ngọc, Nhữ Thị Phương Lan (2006),
Con đường và biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường
119


Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

Trung học Phổ thông (tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán trường
THPT).
[8]. Phan Trọng Ngọ ( Cb) (2000), Những vấn đề trực quan trong dạy học,
tập 1: Cơ sở triết học của nhận thức trực quan, Nxb ĐH QG Hà Nội.
[9]. Benjamin s. Bloom (1995), Nguyên tắc phân loại mục tiêu giáo dục
trong lĩnh vực nhận thức, Đoàn Văn Điều dịch, Nxb Giáo Dục.
[10]. Tô Xuân Giáp, 1997, Phương tiện dạy học, Nxb Giáo Dục.
[11]. Nguyễn Hải Châu, Phạm Thị Sen (Cb), Nguyễn Đức Vũ, Nguyễn Thị
Kim Liên, Nguyễn Văn Luyện (2006), Đổi mới phương pháp dạy học

và kiểm tra đánh giá môn Địa lý 10, Nxb Hà Nội.
[12]. Lê Vinh Quốc (2008), Các yếu tố cơ bản trong quá trình giáo dục hiện
đại và vấn đề đổi mới dạy học ở Việt Nam (lý thuyết và ứng dụng)
chuyên đề đổi mới dạy học, Nxb ĐHSP TP.HCM.
[13]. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại lí luận, biện pháp kỉ
thuật, NXB Quốc gia Hà Nội.
[14]. Bài giảng Microsoft Power Point, Trung tâm tin học Đại học Sư Phạm
thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4-2006
[15]. Phạm Giang, Nguyên Sang (2007), Tin học cho người mới bắt đầu tự
học Microsoft Power Point 2003, Nxb Giao Thông Vận Tải.
[16]. Bài giảng thiết kế Web, Trung tâm tin học, Trường ĐHSP TP HCM.
[17]. Tự học HTLM ứng dụng thiết kế Web, NXB Lao Động.

120



×