Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Khảo sát mối tương quan giữa động cơ học tập, các xúc cảm tâm lý xuất hiện trước kì thi và kết quả thi của sinh viên năm 3 ĐHSP TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.05 KB, 7 trang )

Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

KHẢO SÁT MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA ĐỘNG CƠ HỌC TẬP,
CÁC XÚC CẢM TÂM LÝ XUẤT HIỆN TRƯỚC KÌ THI
VÀ KẾT QUẢ THI CỦA SINH VIÊN NĂM 3 ĐHSP TP.HCM
Vũ Ngọc Ái Vy
Sinh viên năm 3, Khoa Tâm lý Giáo dục
GVHD: ThS. Lý Minh Tiên
1.

Mở đầu
1.1. Đặt vấn đề

Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của sinh viên là khâu cuối cùng của
quá trình dạy học. Qua đó, sinh viên có thể kiểm tra lại được khối lượng tri thức
mà mình đã lĩnh hội, từ đó có cơ sở tự đánh giá bản thân để điều chỉnh ngày càng
hòan thiện các phẩm chất năng lực của người giáo viên tương lai.
Tuy vậy, hoạt động thi lại chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, với các mức độ
ảnh hưởng khác nhau. Trong đó động cơ học tập và một số xúc cảm tâm lý xuất
hiện trước kỳ thi có ảnh hường không nhỏ đến kết quả thi.
Nghiên cứu của A.N.Leonchev về động cơ, xúc cảm và nhân cách đã đề cập
đến mối liên hệ giữa động cơ, xúc cảm và kết quả của hoạt động như sau “Đặc
điểm của cảm xúc là ở chỗ nó phản ánh quan hệ giữa các động cơ (các nhu cầu)
và kết quả của hoạt động đáp ứng các động cơ này (hay là khả năng thực hiện
thành công hoạt động đó của chủ thể)”. Vậy sự phản ánh đó là như thế nào? Mối
quan hệ giữa chúng ra sao?
Từ những suy nghĩ đó, đề tài nghiên cứu làm sáng tỏ mối tương quan giữa
động cơ học tập và các xúc cảm tâm lý xuất hiện trước kì thì với kết quả thi là
cần thiết.
Với những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài
“Khảo sát mối tương quan giữa động cơ học tập và một số xúc cảm tâm lý xuất


hiện trước kì thi đối với kết quả thi của sinh viên năm 3 ĐHSP TPHCM”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu sự ảnh hưởng của động cơ học tập và một số xúc cảm tâm lý lên
kết quả thi của sinh viên ĐHSP TPHCM.

217


Năm học 2008 – 2009

Đề xuất một số biện pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực, phát
huy những ảnh hưởng tích cực của cá yếu tố trên đối với kết quả thi.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu lý luận để làm cơ sở nghiên cứu cho đề tài.
Phiếu điều tra anket với hai thang đo chính về động cơ và xúc cảm tâm lý.
Sử dụng SPSS để xử lý các số liệu thu được.
2.

Kết quả nghiên cứu
2.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Phiếu hỏi gồm hai thang đo với 5 mức lựa chọn (1 đến 5) cho mỗi câu hỏi.

 Thang đo xúc cảm gồm 27 câu hỏi. Trong đó có 8 câu hỏi về nhận thức; 9
câu hỏi về thái độ và 10 câu hỏi về hành vi.
Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo xúc cảm là 0.797.
 Thang đo động cơ gồm 42 câu hỏi. Trong đó có 13 câu hỏi về nhận thức;
13 câu hỏi về thái độ và 16 câu hỏi về hành vi.
Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo động cơ là 0.717
Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của toàn thang đo (xúc cảm và động cơ) là
0.818.

Các giá trị trên đây cho thấy mức độ tin cậy của thang đo là khá tin cậy.
2.2. Mô tả mẫu nghiên cứu

Nam
Nữ
Tổng cộng

Bảng 1: Mô tả thành phần trong mẫu nghiên cứu
Khoa tự nhiên Khoa xã hội Khoa đặc thù Tổng cộng
35
16
5
56
78
66
70
214
113
82
75
270

Mẫu nghiên cứu gồm 270 sinh viên năm thứ 2 và 3 của trường ĐHSP
TP.HCM. Trong đó có 113 sinh viên khoa tự nhiên, 82 sinh viên khoa xã hội và
75 sinh viên khoa đặc thù. Trong 270 sinh viên có 56 sinh viên nam và 214 sinh
viên nữ.

218



Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

2.3. Kết quả khảo sát động cơ học tập của sinh viên ĐHSP TP.HCM
2.3.1. Kết quả tổng quan trên toàn mẫu
Bảng 2: Các số thống kê mô tả trên toàn mẫu về động cơ học tập
Hàng Giá trị
Giá trị
Trung
Độ lệch tiêu
số
lớn nhất nhỏ nhất bình
chuẩn
Nhận thức 38
23
61
45.90
5.35
31
26
57
40.09
5.28
Thái độ
48
27
75
51.82
8.21
Hành vi
72

97
169
137.86
13.948
Tổng
Kết quả khảo sát tổng quan trên toàn mẫu về động cơ học tập cho thấy ở cả
ba mặt nhận thức, thái độ và hành vi đều có điểm trung bình cao hơn trị số trung
bình của mỗi phần trong thang đo. Từ đó có thể kết luận ở sinh viên ĐHSP
TP.HCM đã hình thành được động cơ học tập tích cực.
Các điểm số phân tán không như nhau. Độ phân tán ở nhóm hành vi cao
nhất (SD = 8.21, hàng số = 48).
2.3.2. Động cơ học tập xem xét theo ngành học
Bảng 3: Các số thống kê theo ngành học về động cơ học tập
Trung
Độ lệch
Trung Hàng Kiểm
Mức ý
Ngành học
bình
tiêu chuẩn vị
số
nghiệm F nghĩa
Tự nhiên
139.57
14.093
140
59
1.465
0.233
136.79

15.158
137
72
Xã hội
136.47
12.141
136
56
Đặc thù
Kết quả kiểm nghiệm ANOVA có F = 1.465, Sig. = 0.233 cho thấy không
có sự khác biệt ý nghĩa về động cơ học tập của sinh viên ba khối ngành.
Tuy vậy, quan sát số đo hàng số (Range = khoảng cách giữa điểm số cao
nhất và điểm số thấp nhất) thấy nhóm sinh viên ngành xã hội (Range = 72) là cao
khá xa so với hai nhóm còn lại, nghĩa là các điểm số động cơ của ngành xã hội
phân tán nhiều hơn.
2.3.3. Động cơ học tập xem xét theo giới tính
Bảng 4: Các số thống kê theo giới tính về động cơ học tập
Giới
Trung
Độ lệch
Trung Hàng
Kiểm
Mức ý
tính
bình tiêu chuẩn vị
số
nghiệm t nghĩa
139.77 15.155
139.5
56

Nam
1.149
0.155
137.36 13.608
137
72
Nữ

219


Năm học 2008 – 2009

Quan sát bảng 4 thấy điểm trung bình tích cực về động cơ học tập của
nam sinh viên có lớn hơn nữ sinh viên (Mean = 139.77 so với 137.36), nhưng
kiểm nghiệm t (t = 1.149 và Sig. = 0.155) cho phép kết luận không có khác biệt
ý nghĩa trong động cơ học tập của sinh viên xét trên phương diện giới tính.
2.4. Kết quả khảo sát các xúc cảm tâm lý xuất hiện trước kì thi của sinh
viên ĐHSP TP.HCM
2.4.1. Kết quả tổng quan trên toàn mẫu
Bảng 5: Các số thống kê mô tả trên toàn mẫu về các xúc cảm tâm lý
Điểm nhỏ
Điểm lớn
Độ lệch tiêu
Hàng số
Trung bình
nhất
nhất
chuẩn
Nhận

thức
Thái độ
Hành vi
Tổng

30

10

40

25.56

5.45

36
35
84

9
13
43

45
48
127

27.02
32.13
84.71


6.72
6.08
14.47

Kết quả ở bảng 5 cho thấy các biểu hiện xúc cảm thuộc nhóm hành vi có
điểm trung bình tích cực cao nhất (Mean = 32.13). Thấp nhất là nhóm nhận thức
(Mean = 25.26). Có thể kết luận mặc dù các xúc cảm tâm lý xuất hiện trước kì thi
có ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức và thái độ của sinh viên ĐHSP TP.HCM
nhưng hành vi có xu hướng ổn định, không bị ảnh hưởng nhiều bởi các xúc cảm
tiêu cực.
2.4.2. Theo ngành học
Bảng 6: Các số thống kê theo ngành học về các xúc cảm tâm lý
Trung Độ lệch tiêu
Hàng
Kiểm
Mức ý
Ngành học
Trung vị
bình
chuẩn
số
nghiệm F nghĩa
87.41
13.846
86
84
Tự nhiên
3.537
0.03

82.28
15.102
83
68
Xã hội
Đặc thù
83.31
14.202
83
65
(*) Kết quả Post Hoc Test theo ngành học: có khác biệt giữa khối ngành Tự nhiên và Xã
hội.

Kết quả so sánh ba khối ngành về điểm trung bình mức biểu hiện các xúc
cảm tâm lý xuất hiện trước kì thì cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa (F = 3.537,
Sig. = 0.03).
Sinh viên khối ngành xã hội có điểm trung bình thấp nhất (Mean = 82.28).
Lớn nhất là khối ngành tự nhiên (Mean = 87.41) nhưng độ lệch tiêu chuẩn =

220


Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

13.846 lại thấp nhất. Kết quả này cho thấy điểm biểu hiện xúc cảm của sinh viên
ngành Tự nhiên là tập trung nhất.
2.4.3. Theo giới tính
Bảng 7: Các số thống kê theo giới tính về các xúc cảm tâm lý
Giới tính
Nam

Nữ

Độ lệch
Trung
tiêu
bình
chuẩn
88.34
14.845
83.76
14.254

Trung vị

Hàng số

Kiểm
nghiệm t

83
84

72
84

2.121

Mức ý
nghĩa
0.365


Kết quả kiểm nghiệm t với Sig. = 0.365 có thể kết luận không có sự khác
biệt ý nghĩa về các xúc cảm tâm lý xuất hiện trước kì thi giữa nam và nữ sinh
viên ĐHSP TP.HCM. Điểm trung vị của 2 phái là xấp xỉ nhau. Trung bình của
nam tuy có cao hơn nhưng không tạo ra được khác biệt ý nghĩa.
2.5. Sự tương quan giữa động cơ học tập với các xúc cảm tâm lý xuất hiện
trước kỳ thi và kết quả thi của sinh viên ĐHSP TPHCM
2.5.1. Tương quan theo từng cặp:
Bảng 8: Tương quan giữa động cơ học tập, các xúc cảm tâm lý và kết
quả thi
Tương quan PEARSON
Động cơ học tập – kết quả thi.
Xúc cảm tâm lý – kết quả thi.
Động cơ học tập – Xúc cảm tâm lý

Giá trị tương quan
0.144*
0.155*
0.57**

Xác suất ý nghĩa
0.018
0.011
0.000

Bảng 8 cho các trị số XS ý nghĩa đều < 0.05, nên từng cặp đều có tương
quan. Theo các giá trị tương quan tính được, mối liên hệ giữa động cơ học tập và
xúc cảm tâm lý là cao nhất, nhưng cũng chỉ đạt đến mức liên hệ trung bình. Các
giá trị tương quan giữa động cơ – kết quả và xúc cảm – kết quả cho thấy mức
tương quan là không đáng kể.

2.5.2. Tương quan bội giữa động cơ học tập, xúc cảm tâm lý xuất hiện
trước kì thi và kết quả học tập của sinh viên ĐHSP TP.HCM
Bảng 9: Tương quan và hồi qui bội giữa động cơ học tập, xúc cảm tâm
lý và kết quả thi.
Unstandardized
Standardized
R
R Square
Coefficients
Coefficients
B
Std.
Beta

221


Năm học 2008 – 2009

Constant
Động cơ
Xúc cảm

1.561
0.105
0.203

Error
0.306
0.142

0.105

0.049
0.128

0.155 a 0.024

Chú thích: Dependent Variable: Kết quả thi đã xếp loại. Kiểm nghiệm ý nghĩa hệ số
tương quan bội cho kết quả có tương quan ý nghĩa ở mức 0.05 (F = 3.285, Sig = 0.039).

Thông tin ở Bảng 9 cho biết có sự tương quan giữa động cơ học tập, các
xúc cảm tâm lý xuất hiên trước kì thi và kết quả thi. Tuy vậy, với hệ số tương
quan R = 0.155, mức độ tương quan là không đáng kể. Phương trình hồi qui bội
dùng để tiên đoán Kết quả thi dựa trên các điểm động cơ học tập và xúc cảm tâm
lý là:
Kết quả học tập = 1.561 + 0.105(động cơ học tập) + 0.203(xúc cảm tâm lý)
3.

Kết luận – Kiến nghị
3.1. Kết luận

Từ những kết quả khảo sát trên 270 sinh viên năm 3 của ĐHSP TP.HCM về
sự ảnh hưởng của động cơ học tập và các xúc cảm tâm lý xuất hiện trước kì thi
đối với kết quả thi có thể đưa ra những kết luận sau:
- Ở sinh viên năm 3 ĐHSP TP.HCM đã hình thành được động cơ học tập
tích cực.
- Không khác biệt ý nghĩa về động cơ học tập giữa sinh viên các ngành,
hoặc theo giới tính.
- Khoảng thời gian trước kì thi, ở sinh viên xuất hiện một số xúc cảm tâm lý
tiêu cực như lo lắng, chán nản, thiếu tự tin… Tuy vậy các xúc cảm tâm lý này

chủ yếu ảnh hướng đến mặt nhận thức và thái độ của sinh viên. Còn mặt hành vi
tương đối ổn định, không bị ảnh hưởng nhiều bởi các xúc cảm tâm lý.
- Khảo sát về các xúc cảm tâm lý xuất hiện trước kì thi cũng cho thấy có sự
khác biệt ý nghĩa giữa các khối ngành. Sinh viên ngành tự nhiên có điểm trung
bình tích cực cao nhất trong ba khối ngành.
- Có sự tương quan giữa động cơ học tập, các xúc cảm tâm lý xuất hiện
trước kì thi và kết quả thi của sinh viên năm 3 ĐHSP TP.HCM, tuy vậy, mức
tương quan là không cao.
3.2. Kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu, xin đưa ra một số kiến nghị:

222


Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

Nhà trường cần có những kế hoạch, phương hướng nâng cao nhận thức của
sinh viên trong việc hình thành động cơ học tập tích cực. Tổ chức đa dạng các
hoạt động, hội thi chuyên ngành, hội thảo khoa học, các đợt thực tế, thực tập giúp
sinh viên vun đắp lòng yêu nghề.
Xây dựng các môđun chương trình đào tạo hợp lý cả về nội dung và thời
lượng.
Bản thân sinh viên phải có ý thức sớm hình thành cho mình động cơ học tập
tích cực, hướng vào mục tiêu chiếm lĩnh tri thức. Bên cạnh đó, xây dựng thời
gian biểu học tập và sinh hoạt hợp lý.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Xuân Thức (chủ biên) (2006), TLH đại cương, Nxb ĐHSP HN.
[2.] Daniel Goleman (2007), Trí tuệ xúc cảm, NXB Lao động – Xã hội.
[3]. Phạm Minh Hạc (biên dịch) (2003), Một số công trình TLH
A.N.Leonchev, Nxb Giáo dục.

[4]. Stephen Worchel – Wayne Shebilsue (2007), TLH nguyên lý và ứng
dụng, Nxb Lao động – Xã hội.
[5]. Nguyễn Thị Bích Hạnh – Trần Thị Hương (2004), Lý luận dạy học, Khoa
TLGD ĐHSP TPHCM.
[6]. Phan Trọng Ngọ (chủ biên) (2003). Các lý thuyết phát triển TL người,
Nxb ĐHSP, HN.
[7]. Nguyễn Khắc Viện (1991), Từ điển TL, Nxb Ngoại văn.

223



×