HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5
Tháng 3 - 2011
VÀI NÉT VỀ SAMULNORI
SVTH: Đào Phương Anh (1H-10)
GVHD:Vũ Thanh Hải
I.
MỞ ĐẦU
Âm nhạc là một phần không thể thiếu trong sự phát triển và hình thành nền văn
hóa của mỗi quốc gia. Âm nhạc truyền thống của mỗi đất nước thể hiện một phần nào
đó về những giá trị tinh thần và những đặc trưng văn hóa của đất nước đó. Đất nước
Hàn quốc đã được thế giới biết đến với Kim chi, với điệu múa puchaechum, và rất nhiều
các nét văn hóa đặc sắc khác trong đó có Samulnori. Samulnori là 1 thể loại âm nhạc
truyền thống của Hàn Quốc, dù ra đời chưa lâu(1978) nhưng Samulnori mang trong
mình sự độc đáo, nét đặc trưng của đất nước Hàn Quốc xinh đẹp. Chính vì vậy, thông
qua nghiên cứu khoa học với tiêu đề “Vài nét về Samulnori”, tôi muốn cùng được chia
sẻ những thông tin, kiến thức mà mình đã tìm hiểu được trong quá trình làm bài nghiên
cứu khoa học này.
II.
NỘI DUNG
1.
Khái quát về Samulnori
Định nghĩa
Samulnori(사물놀이) là 1 thể loại âm nhạc truyền thống của Hàn Quốc bắt nguồn
từ Nongak(nông nhạc) - một thể loại dân gian của Hàn Quốc bao gồm âm nhạc, xiếc,
múa dân gian và những nghi thức được thực hiện ở những làng trồng lúa để đảm bảo
hay ăn mừng 1 vụ mùa bội thu. “Samul”có nghĩa là bốn vật thể, nori có nghĩa là “chơi”.
Samulnori được biểu diễn với bốn loại nhạc cụ khác nhau.
96
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5
Tháng 3 - 2011
Soi(kkwaenggwari)(쇠; 꽹 과 리): là chiếc cồng nhỏ
Janggo (장 고): là chiếc trống có hình dạng như chiếc đồng hồ cát
Jing (징) là chiếc cồng lớn hơn so với Soi
97
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5
Tháng 3 - 2011
Buk (북) là trống thùng
Mỗi loại nhạc cụ lại biểu hiện cho một yếu tố tự nhiên. Soi thể hiện “mây. Jing thể
hiện “mưa”. Janggo thể hiện “gió”. Và Buk thể hiện “sấm chớp”. Trong đó, Soi và Jing
được làm từ kim loại. Janggo và Buk được làm từ da. Soi được làm chủ yếu từ đồng với
những dây bằng vàng hoặc bạc. Jing là một chiếc cồng đi với 1 chiếc gậy dùng để đánh.
Janggo thường được gọi là “trống đồng hồ cát”bởi hình dạng của nó. Janggo có 2 mặt
trống, mỗi mặt trống được làm từ một loại da khác nhau. Mặt trái của trống thường
được làm bằng da bò và mặt phải thì thường được làm bằng da ngựa. Buk là 1 chiếc
trống tròn có hình dạng khá giống với những chiếc trống mà ta thường thấy. Buk được
làm từ một khúc gỗ thông, được làm cho rỗng ruột, và 2 miếng da bò được gắn chặt vào
khúc gỗ đó .
Buk khi chơi cũng cần tới dùi. Khi chơi, sự hài hòa của bốn loại nhạc cụ thể hiện
cho sự hài hòa giữa vũ trụ và thiên nhiên và con người giữa quy luật âm dương thay đổi.
Trong đó, Buk và Janggo thể hiện cho âm thanh của mặt đất; Soi và Jing thể hiện cho
âm thanh của bầu trời.
2.
98
Samulnori được biểu diễn như thế nào
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5
Tháng 3 - 2011
Một ban nhạc chuyên nghiệp biểu diễn samulnori thường có khoảng trên 24 người
biểu diễn. Thường sẽ bao gồm 8 người chơi nhạc cụ, 8 vũ công biểu diễn với Sogo
(chiếc trống cầm tay nhỏ, dày khoảng 4 đến 5 cm) và 8 diễn viên bắt chước các nhân vật
và 1 người chơi Taepyongso (chiếc kèn hình nón) . Những người chơi nhạc cụ chơi 4
loại nhạc cụ: Soi(kkwaenggwari), Janggo, Jing, Buk, Soi (kkwaenggwari) có đường
kính khoảng 20cm và nhỏ hơn Jing. Nó thường được sử dụng trong nông nhạc, nhạc
cung đình. Người nghệ sỹ thường giữ Soi (kkwaenggwari) bằng tay trái và cầm 1 chiếc
gậy ở tay phải. Tay trái của người nghệ sỹ đóng vai trò điều khiển độ mạnh yếu của âm
thanh. Nghệ sỹ chơi Soi (kkwaenggwari) được gọi là sangsoe. Soi (kkwaenggwari)
đóng vai trò như “người dẫn đầu”dẫn dắt các loại nhạc cụ còn lại, ra hiệu cho những sự
chuyển đổi trong âm thanh . Khi chơi Soi (kkwaenggwari) tạo ra âm thanh “kkwaengkkwaeng”
Janggo là chiếc trống hình đồng hồ cát. Khi biểu diễn, Người nghệ sỹ ngồi khoanh
chân và Janggo được đặt ngay trước chân người chơi. Mặt phải của trống dượcđánh
bằng một chiếc gậy tre và mặt trái của trống được đánh bằng lòng bàn tay. Một mặt của
trống sẽ tạo ra âm thanh rất cao “deong deong”khiến người nghe cảm thấy phấn khích.
Buk là chiếc trống thùng, có hình dạng khá giống với những chiếc trống ta thường thấy.
Khi biểu diễn người nghệ sỹ đặt chiếc trống dựng thẳng lên và đánh trống bằng một
chiếc dùi. Buk nhận nhiệm vụ tạo âm thanh trầm. Khi chơi Buk sẽ tạo ra âm thanh
“boom boom”. Buk cũng đóng vai trò “trợ giúp”cho Janggo khi biểu diễn. Jing là chiếc
cồng lớn hơn so với Soi, có đường hình khoảng từ 21 ~ 48 cm, thường đi kèm với một
chiếc gậy để đánh. Jing có thể được chơi theo rất nhiều cách như treo nó lên 1 chiếc giá,
chơi bằng hai tay, …Jing giữ vai trò hòa với âm thanh sắc nhọn của Soi
(kkwaenggwari) để tạo ra những âm thanh đẹp nhất. Khi chơi Jing tạo ra những âm
thanh tựa như những thung lũng của Hàn Quốc.
Khi biểu diễn Samulnori, không phải tất cả các nghệ sỹ sẽ cùng ngồi hay cùng
đứng. Những người chơi 4 loại nhạc cụ Soi(kkwaenggwari), Janggo, jing, Buk sẽ ngồi
và chơi các loại nhạc cụ đó. Những nghệ sỹ còn lại sẽ đứng và biểu diễn. Những nghệ sĩ
đứng này sẽ lắc lắc sangmo của mình một cách mạnh mẽ. Sangmo là những tua trang trí
trên mũ rất dài, màu trắng và được làm bằng giấy. Hoặc họ sẽ vừa nhảy vừa chơi những
nhạc cụ như Taepyeongso hoặc sogo. Tất cả các tiết mục biểu diễn Samulnori đều được
bắt đầu bằng Gosadeokdam – 1 nghệ sỹ sẽ biểu diễn một bài hát thể hiện những ước
mốn hạnh phúc và cuộc sống lâu dài cho tất cả khán giả. Sau Gosadeokdam màn biểu
diễn sẽ chính thức bắt đầu. Màn biểu diễn sẽ bắt đầu một cách rất chậm rãi và sau đó sẽ
nhanh dần và nhanh dần lên. Bốn loại nhạc cụ này sẽ hòa âm với nhau một cách hòa
hợp và nhuần nhuyễn. Đặc trưng của Samulnori đó là sự thay đổi luân phiên giữa sự
căng thẳng và những yếu tố thư giãn. Trong khi nhịp điệu thì có thể biến đổi dựa theo
các bản nhạc thì người nghệ sĩ cũng luôn luôn cố gắng để sự hòa hợp giữa bốn loại nhạc
cụ lên mức cao nhất. Buk và Janggo thể hiện cho âm thanh của mặt đất,
Soi(kkwaenggwari) và jing thể hiện cho âm thanh của bầu trời hòa hợp với tiếng hát của
người ca sĩ. Vì vậy đã tạo nên sự hòa hợp giữa mặt đất, bầu trời và con người.
99
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5
Tháng 3 - 2011
3.
Một phiên bản khác của Samulnori
Samulnori thường được biết đến với bốn loại nhạc cụ: Janggo, buk,
kkwaengkwari, Jing. Tuy nhiên Samulnori cũng có một phiên bản khác thường được
dùng trong chùa chiền và các nghi lễ mang tính tôn giáo nhiều hơn. Ở phiên bản
Samulnori này người ta thường dùng hai bộ nhạc cụ. Hai bộ nhạc cụ này cũng được gọi
là Samul, tuy nhiên chúng không được dùng với mục đích giải trí. Bộ thứ nhất là để
dành cho các nghi lễ tâm linh trong đền:
Beopgo(법고):là trống được bọc bằng da bò. Trống này được chơi trước tượng
Phật
Unpan(운판): là một loại chiêng được đặt trong nhà bếp của đèn, sử dụng để báo
hiệu cho các nhà sư là đã tới giờ ăn
Mokeo: là một khối gỗ rỗng được đẽo gọt thành hình con cá chép, được sơn màu
rất sặc sỡ và sinh động. Thường được đánh khi đọc kinh.
BeomJong (범종): một chiếc chuông rất lớn
Bộ thứ hai cũng được biết đến với cái tên Samul thường được sử dụng trong các
nghi lễ nhảy múa mang tính tôn giáo. Bộ Samul này bao gồm: Cheng; Buk;
Taepyoungso; và Mok’tak
III.
Quá trình hình thành và phát triển của samulnori
1.
Nguồn gốc của Samulnori
Samulnori xuất phát từ nongak có nghĩa là nông nhạc.Cụ thể hơn Samulnori xuất
phát từ utdari pungmul – 1 nghi lễ pháp sư có xuất xứ từ tỉnh Gyeonggi-do và
Chungcheong của Hàn quốc. Cũng như những thể loại âm nhạc dân gian của Yeongnam
và Honam kết hợp với những yếu tố hiện đại, sự tỉ mỉ công phu . Samulnori ra đời vào
năm 1987 bởi Kim Duk Soo – một nghệ sỹ bậc thầy của Janggo. Kim Duk Soo đã kết
hợp yếu tố nông nhạc, với những ảnh hưởng của tôn giáo và tạo nên sự khác biệt riêng
cho Samulnori. Theo nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian Keith Howard “Âm nhạc của
Samulnori phần lớn thuộc về nông nhạc, một nét truyền thống dân gian trong những di
sản của Hàn quốc. Họ thường nói rằng nông nhạc đã thâu tóm được tinh thần của tất cả
những gì thuộc về Hàn Quốc.
Samulnori kết hợp những giai điệu có nguồn gốc từ nông nhạc với sự ảnh hưởng
của tôn giáo và những tác phẩm hiện đại. Chính vì vậy samulnori là một “ngã tư”âm
nhạc, nơi đô thị và nông thôn truyền thống, phương Đông và phương Tây gặp gỡ trong
sự hòa quyện của giai điệu và những điệu múa. Vì thế Samulnori vừa có thể coi như là
truyền thống nhưng cũng có thể coi như đương đại.
Khi nhắc đến Samulnori, những người dân ở phía Nam của bán đảo Triều Tiên đã
nói: “Họ không chơi như chúng tôi đã chơi”và”đó gần như không phải những gì chúng
tôi đã dạy họ”.
Sự thay đổi trong nông nhạc đã thực sự diễn ra bởi sự ra đời của samulnori.
Pankut- là từ để chỉ những loại hình giải trí của từng địa phương do những nhóm địa
phương hoặc những nhóm du cư biểu diễn. Pinari – một hình thức cầu nguyện được
100
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5
Tháng 3 - 2011
thực hiện bởi những nghệ sỹ hoặc những pháp sư nhằm cầu mong sức khỏe sự thịnh
vượng cho các gia đình. Những Pankut hay Pinari đều là những hình thức tâm linh
thuộc về thế giới bên kia.
Ngày nay còn rất ít những làng còn duy trì những ban nhạc này, các làng tổ chức
Pankut còn ít hơn và những nhóm du cư thì cũng đã biến mất. Tiến sĩ Howard đã bình
luận “Âm nhạc đã chuyển từ nghi lễ sang giải trí. Ngày nay ở Hàn Quốc hàng loạt các
kênh giải trí của Hàn Quốc và các sân bay đã cho các doanh nhân và khách du lịch được
xem các nhóm gồm những vũ công trẻ đẹp biểu diễn nông nhạc cùng với những nụ cười.
Samulnori đã một lần nữa tái hiện lại quá khứ bằng sự chuyên nghiệp và hiện đại của
thời nay”. Bởi vậy samulnori chính là hiện diện cho sự hòa quyện của quá khứ và hiện
đại.
Sự phức tạp đã được thêm vào trong những khúc nhạc đơn giản nhất và tạo ra một
thế giới của những sự tương phản mạnh mẽ. Đỉnh cao đã được tạo ra và chìm xuống
như những con sóng.
2.
Quá trình hình thành và phát triển của Samulnori
Được ra đời vào năm 1978, bởi Kim Duk Soo, Samulnori đã phục hưng nền âm
nhạc Hàn quốc và nhận được sự hoan nghênh trên toàn thế giới vào thời điểm đó. Kim
Duk Soo, nghệ sỹ bậc thầy của Janggo đã đưa Samulnori trở thành một tổ chức hàng
đầu trong nghệ thuật biểu diễn truyền thống của Hàn Quốc. Vào thời điểm đó,
Samulnori bao gồm có 30 học sinh do Kim Duk Soo tuyển chọn và đào tạo.Họ diễn
dưới nhiều hình thức nhưng thường sẽ là một nhóm gồm bốn người cùng với sự chỉ đạo
của Kim Duk Soo. Những nghệ sỹ đầu tiên biểu diễn Samulnori đó là Kim Young
Bae(đã qua đời vào năm 1985) chơi Soi(kkwaenggwari); Choi Tae Hyun chơi Jing; Kim
Duk Soo chơi Janggo; và Lee Dong Jae(hiện đang giảng dạy tại trường đại học) chơi
Buk. Nhưng không lâu sau đó nhóm đã có sự thay đổi, Choi Jong Sil đã thay thế vị trí
của Kim Duk Soo chơi Soi(kkwaenggwari) và Lee Kwang Soo thay thế vị trí của Lee
Dong Jae chơi Buk. Vào năm 1993, nhóm Samulnori đã trở thành Samulnori Hanullim,
Inc (Hanullim có nghĩa là “tiếng nổ lớn”). Nhóm 4 người biểu diễn Samulnori đã trở
thành một công ty với 30 nghệ sỹ và học viên . Điều này có nghĩa là sự cống hiến của
Samulnori cho nghệ thuật và âm nhạc truyền thống của Hàn Quốc trong vòng hơn hai
thập kỷ qua là vô cùng lớn lao.
Trong nhiều năm qua, những tour diễn Samulnori vòng quanh nước Mỹ đã mang
Samulnori đến với New York; Los Angeles; Boston; Chicago; và Hawaii. Vào năm
1985, Hiệp Hội Châu Á đã được trao giải Obie cho những thành tựu nổi bật tại nhà hát
Off-Broadway vì đã mang Samulnori tới các sân khấu của New York. Samulnori đã
được biểu diễn tại Kennedy Center tại Washington, D.C và tại học viện Smithonian như
một phần của sự nỗ lực thiết lập quan hệ giữa Smithonian và Hàn Quốc. Họ cũng xuất
hiện tại hội nghị hiệp hội nghệ thuật gõ tại Dallas và biểu diễn tại đại học Calfornia tại
Berkeley phục vụ cho ngành âm nhạc dân tộc. Samulnori đã đi tới các quốc gia Đức;
Áo; Anh; Thụy Điển; Thụy Sĩ; Nhật Bản; Trung Quốc; Úc và Hy Lạp. Tại Hy Lạp họ
101
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5
Tháng 3 - 2011
đã là cùng với những đại diện của Hàn Quốc tại thế vận hội Olympic thắp lên ngọn
đuốc biểu tượng của thế vận hội này vào năm 1988. họ cũng dã tới Italy. Tại đây họ đã
được quay film quảng cáo cho hang giày thể thao Puma nổi tiếng toàn thế giới.
Samulnori đã hợp tác cùng rất nhiều nhạc sỹ được đánh giá cao trên toàn thế giới
của rất nhiều thể loại từ nhạc jazz tới nhạc pop. Họ cũng đã thực hiện buổi hòa nhạc với
dàn nhạc chơi những bản nhạc được sáng tác dành riêng cho họ . Samulnori cũng đã
tham gia rất nhiều festival như “Live Under The Sky”tại Nhật Bản và Hong Kong;
festival Kool Jazz; festival WOMAD của Peter Gabriel; festival nhạc Jazz quốc tế sông
Hàn (Han River (Korea) International Jazz Festival) .
Ngoài lịch diễn dày đặc của họ, Samulnori đã dành thời gian để truyền lại những
kỹ thuật biểu diễn độc đáo của họ .Samulnori giảng dạy tại học viện âm nhạc Samulnori
tại Seoul. Họ đã trở thành chủ đề của rất nhiều cuốn sách và phim tài liệu cho nhiều
thương hiệu, bao gồm có SONY. Họ cũng đã thu âm 15 bản nhạc của mình.
Trong thời gian gần đây, nhiều nét văn hóa của Hàn quốc đã bị phương Tây hóa
và điều này đã có ảnh hưởng không tốt tới nghệ thuật dân gian của đất nước này. Vào
tháng 2 năm 1978, một số nghệ sỹ trẻ (thành viên chính thức của Namdasang – tổ chức
những nghệ sỹ lang thang) đã cùng nhau biểu diễn, khai sinh ra Samulnori – một nhóm
nhạc chơi những bản nhạc truyền thống . Họ đã chơi những thể loại nhạc như “Utdari
Pungmul”; “âm nhạc dân gian YoungNam”; “HoNam Udo Gut”. Nhưng họ đã biến đổi
những bảnnhạc này để phù hợp với xu hướng và yêu cầu của thời đại . Những trải
nghiệm âm nhạc này đã có ảnh hưởng rất lớn tới nên văn hóa và nghệ thuật dân gian
Hàn Quốc. Samulnori đã làm sống lại sự yêu thích nghệ thuật dân gian trong lòng khán
giả.
IV.
1.
102
Samulnori trong đời sống của người Hàn Quốc
Ý nghĩa của Samulnori với người Hàn Quốc
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5
Tháng 3 - 2011
Samulnori dù không lâu đời như những đại diện khác của nền văn hóa Hàn Quốc,
tuy nhiên sự đóng góp của Samulnori đối với sự phát triển của nền văn hóa không hề
nhỏ. Một vài thập kỷ gần đây, khi xu hướng hiện đại hóa dần lên ngôi kéo theo sự xâm
lấn của văn hóa phương Tây vào các nước châu Á, Hàn Quốc cũng không ngoại lệ. Hiện
tượng này đã dẫn đến sự mai một dần văn hóa dân gian của mỗi dân tộc. Dần dần sự
quan tâm của giới trẻ với nghệ thuật dân tộc đã biến mất. Nhưng Samulnori đã xuất hiện
và làm sống lại lòng yêu nghệ thuật dân tộc của không chỉ giới trẻ mà tất cả những ai đã
từng xem qua màn biểu diễn nghệ thuật này. Các yếu tố hiện đại đan xen lẫn với các
yếu tố cổ xưa làm cho những tiết mục samulnori không nhàm chán, cũ kỹ, vẫn hiện đại,
sôi động nhưng vẫn rất đậm chất dân tộc. Chính điều này đã kéo sự quan tâm của giới
trẻ đến với Samulnori, và từ đó đến với âm nhạc dân gian Hàn Quốc. Samulnori đã
được người nghệ sỹ tài hoa Kim Duk Soo đưa đến với rất nhiều nước bạn trên thế giới.
Thông qua việc này, Samulnori đã góp phần vào công cuộc giới thiệu văn hóa Hàn
Quốc ra các nước trên thế giới . Samulnori là sự kết hợp giữa hiện đại và truyền thống,
phương Đông và phương Tây. Chính vì vậy Samulnori cũng là một đại diện cho nền văn
hóa đầy truyền thống nhưng lại không lạc hậu của Hàn Quốc. Samulnori đã giúp cho
nền nghệ thuật dân gian của Hàn Quốc không hề bị mai một mà còn ngày càng phát
triển hơn. Đối với nghệ thuật dân gian của các nước, rất khó để thay đổi và thêm những
yếu tố mới vào trong đó, đặc biệt là đối với âm nhạc. Tuy nhiên Samulnori đã thay đổi
được và nhận được sự công nhận của không chỉ Hàn Quốc mà còn nhận được sự quan
tâm và đón nhận nồng nhiệt của rất nhiều quốc gia khác trên thế giới. Vì vậy có thể nói
Samulnori là niềm tự hào của đất nước Hàn Quốc cũng không hề sai.
2.
Nghệ sỹ Samulnori nổi tiếng
Kim Duk Soo
103
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5
Tháng 3 - 2011
Có lẽ cụm từ tài giỏi chưa đủ để nói về ông- nghệ sỹ tài hoa Kim Duk Soo. Kim
Duk Soo sinh năm 1952, tại TaeJon trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Cha
ông, Kim Mun Hak, đã chọn Kim Duk Soo trong số 8 người con của mình để tiếp bước
ông, trở thành một người nghệ sỹ chuyên nghiệp trong nhóm những nghệ sỹ lang thang
NamDaSang.
Ông đã thể hiện tài năng của mình ngay từ lúc còn rất nhỏ. Ông đã được trao giải
thưởng trong cuộc thi Âm nhạc dân gian quốc gia khi ông 7 tuổi và từ đó ông được biết
đến như một thần dồng chơi trống. Đây là khởi đầu cho sự nghiệp âm nhạc vẻ vang của
ông sau này. Ông tốt nghiệp trường Nghệ thuật biểu diễn và âm nhạc truyền thống Hàn
Quốc tại Seoul. Tại đây ông đã được những bậc thầy vĩ đại như Do Il Yang (도 일 양),
Yong Yoon Nam (용 윤 남) và Soon Gap Song (순 갑 송) chỉ dạy về Janggo và
kkwaenggwari. Ông cũng đã học một năm đại học, tuy nhiên do phải đi lưu diễn ở nhiều
nước nên ông đã không thể tiếp tục theo học. Bên cạnh tài năng của một người nghệ sỹ,
ông cũng đã từng chỉ đạo, đạo diễn và sản xuất ra những sản phẩm nghệ thuật không chỉ
liên quan đến âm nhạc mà còn cả khiêu vũ và sân khấu. Trong những năm qua cùng với
sự tài hoa của mình trong các lĩnh vực: nghệ sĩ biểu diễn, thầy giáo, chỉ đạo nghệ thuật,
Kim Duk Soo đã được công nhận là một trong năm mươi nhận vật có ảnh hưởng nhất
Hàn Quốc trong vòng 5 thập kỷ qua. Một trong những lý do cho sự thành công của
người nghệ sỹ tài hoa này là ông tin rằng vỗ những nhịp trống sẽ đưa ông đi đúng con
đường của mình.Những gì ông nhận được từ trải nghiệm này đã là động lực phát triển
cho nhóm Samulnori được thành lập vào năm 1978. Mục tiêu quan trọng nhất của ông
luôn luôn là tạo ra một thể loại âm nhạc mới trên nền tảng là sự phát triển của âm nhạc
truyền thống. Và ông đã làm được điều này bằng tài năng và sự cố gắng của chính bản
thân ông
Với sự ra đời của Samulnori vào năm 1978, cuộc sống của Kim Duk Soo đã có rất
nhiều những sự chuyển biến. Ông đã lưu diễn vòng quanh thế giới và biểu diễn ở hơn
3000 sân khấu lớn nhỏ khác nhau dưới cái tên Samulnori. Ông thành lập nhóm
Samulnori với những mục đích chính:
- Nghiên cứu sâu hơn về âm nhạc truyền thống Hàn Quốc
- Nghiên cứu về âm nhạc và nhạc cụ, đặc biệt là các nhạc cụ gõ của các nước
khác trên thế giới.
- Tạo ra những thể loại âm nhạc mới.
- Tạo cơ hội cho học sinh nói riêng và tất cả những người có sự yêu thích và
quan tâm đến âm nhạc tìm hiểu về nhạc cụ gõ của Hàn Quốc.
Hơn nữa ông cũng phải đảm nhiệm chức vụ trưởng nhóm Samulnori. Ông có
nhiệm vụ duy trì và phát triển những kết quả mà nhóm đã đạt được. Kim Duk Soo đã có
những đóng góp rất lớn cho nền âm nhạc truyền thống Hàn Quốc không chỉ bằng việc
cho ra đời Samulnori mà còn bằng những nổ lực và cố gắng của ông đưa âm nhạc
truyền thống Hàn Quốc tới các nước bạn trên thế giới để thế giới có cơ hội hiểu thêm về
Hàn Quốc – một đất nước giàu truyền thống và xinh đẹp.
104
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5
V.
Tháng 3 - 2011
KẾT LUẬN
Hàn Quốc là đất nước với nhiều nét đẹp văn hóa và Samulnori là một trong số
những nét đẹp nổi bật nhất. Samulnori là biểu tượng của sự hài hòa giữa cổ xưa và hiện
đại. Đồng thời Samulnori cũng là biểu tượng cho nền nghệ thuật dân gian vẫn còn được
lưu truyền và phát triển mạnh mẽ cho tới tận ngày nay của Hàn Quốc . Samulnori đã
không những chinh phục và làm sống lại long yêu nghệ thuật dân gian của người dân
Hàn Quốc, Samulnori còn để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng thính giả của các
nước khác trên thế giới. Chính vì những lý do này, Samulnori xứng đáng là niềm tự hào
của đất nước Hàn Quốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
An illustrated guide to Korean Culture: 233 traditional keywords
Trang web: Wikipedia
Trang web: newsfinder.org
Trang web: lifeinkorea.com
105