Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Kết quả nội soi phế quản sinh thiết dưới hướng dẫn của siêu âm trong chẩn đoán u phổi (Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.64 KB, 10 trang )

nghiên cứu khoa học

KẾT QUẢ NỘI SOI PHẾ QUẢN SINH THIẾT DƯỚI HƯỚNG DẪN
CỦA SIÊU ÂM TRONG CHẨN ĐOÁN U PHỔI
Trần Tấn Cường*, Mai Xuân Khẩn**
* Trường trung cấp Quân y I, ** Bệnh viện 103.

TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả  nội soi phế quản sinh thiết dưới hướng dẫn của siêu âm trong chẩn
đoán nguyên nhân các khối u phổi.
Đối tượng nghiên cứu: 60 bệnh nhân u phổi.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng, siêu âm qua nội soi phế quản
và sinh thiết hút xuyên thành phế quản dưới hướng dẫn của siêu âm.
Kết quả: Qua nội soi phế quản sinh thiết dưới hướng dẫn của siêu âm cho 60 bệnh nhân u
phổi chúng tôi thấy:
- Siêu âm qua nội soi phế quản phát hiện tổn thương là 88,3%, với u ngoại vi là 84,4%.
- Hình ảnh thường gặp của siêu âm qua nội soi phế quản trong ung thư phế quản là tăng âm, không
đồng nhất (72,9%). Phát hiện hạch rốn phổi, trung thất qua nội soi phế quản siêu âm là 83,3% (30/36).
- Kết quả lấy bệnh phẩm của kỹ thuật sinh thiết hút xuyên thành phế quản dưới hướng dẫn của
siêu âm qua nội soi phế quản là 88,1%.
- Kết quả chẩn đoán tế bào sau sinh thiết hút xuyên thành phế quản dưới hướng dẫn của siêu
âm qua nội soi phế quản, tỷ lệ dương tính chung là 79,6%,với ung thư phế quản là 85,4%.
- Tai biến, biến chứng: Sốt: 6,1 %, chảy máu tại chỗ: 8,1 %.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
U phổi là thuật ngữ chung để chỉ các bóng
mờ ở phổi có kích thước ≥ 10 mm, giới hạn tương
đối rõ và mờ đậm thuần nhất [2]. 95% - 98% u
phế quản là ác tính, trong đó chủ yếu là ung thư
phế quản. Căn nguyên lành tính của u phổi chiếm
khoảng 2 - 5% tổng số u nguyên phát ở phổi và
khoảng 15% các nốt mờ ở phổi [1]. Chẩn đoán


nguyên nhân các khối u tròn đơn độc ở phổi bằng
can thiệp lấy bệnh phẩm, làm chẩn đoán tế bào
qua soi phế quản còn gặp nhiều khó khăn, nhất
là với các khối u nhỏ, ở sâu trong lồng ngực thì
khó sinh thiết đúng được vị trí tổn thương. Năm
1990, siêu âm qua nội soi phế quản ống mềm
(endobronchial ultrasound - EBUS) ra đời đã làm
tăng giá trị chẩn đoán tổn thương phổi nói chung
và các khối ung thư phế quản nói riêng. Ở Miền
Bắc Việt Nam, lần đầu tiên được trang bị máy siêu
âm qua nội soi phế quản để chẩn đoán nguyên
nhân các khối u ở phổi.

130

Tạp chí

Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài nhằm mục
tiêu: Đánh giá kết quả  nội soi phế quản sinh thiết
dưới hướng dẫn của siêu âm trong chẩn đoán
nguyên nhân các khối u phổi.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu: 60 bệnh nhân được
chẩn đoán là u phổi, điều trị nội trú tại khoa Lao
và Bệnh phổi - Bệnh viện 103, thời gian từ tháng
3/2012 - 4/2013, tự nguyện tham gia nghiên cứu.
1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu
+ Chẩn đoán bệnh nhân u phổi:
- Có hoặc không có triệu chứng lâm sàng
- Trên phim X-quang ngực và/hoặc phim chụp

CLVT lồng ngực: có khối mờ đường kính ≥10 mm.
Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân có chống chỉ
định với nội soi phế quản và/hoặc sinh thiết hút

Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX


nghiên cứu khoa học

sinh thiết xuyên thành phế quản. Bệnh nhân HIV.
Bệnh nhân không đồng ý làm các kỹ thuật.
2. Nội dung và phương pháp
2.1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
+ Lâm sàng: Tuổi, giới, yếu tố nguy cơ, thời
gian biểu hiện bệnh, triệu chứng toàn thân, triệu
chứng hô hấp, triệu chứng hệ thống
+ Cận lâm sàng: Công thức máu, X-quang
ngực chuẩn thẳng và nghiêng.
- CLVTLN.
- Nội soi phế quản.
2.2. Siêu âm qua nội soi phế quản: Siêu âm qua
nội soi phế quản nhằm phát hiện tổn thương, hạch
rốn phổi, trung thất.
60 bệnh nhân nghiên cứu được làm siêu âm
qua nội soi phế quản, trong đó 49 bệnh nhân được
làm sinh thiết hút xuyên thành phế quản dưới
hướng dẫn của siêu âm qua nội soi phế quản.
Tiến hành tại phòng soi phế quản - khoa Lao
và Bệnh phổi - Bệnh viện 103

+ Thiết bị và dụng cụ: Hệ thống máy nội soi
Olympus BT 40 gồm: Tay cầm, ống soi, bộ phận
quang học và đầu dò siêu âm tỏa tia, tần số 20
MHz, bán kính xuyên sâu 4 cm.

+ Chỉ định: Tổn thương cách thành phế quản
trên siêu âm qua nội soi phế quản < 1,5 cm.
+ Tiến hành kỹ thuật :
- Luồn kim theo lòng ống soi, xác định vị trí
chọc kim.
- Thò đầu catheter ra khỏi ống soi khoảng 3cm.
- Người phụ đẩy kim ra khỏi vỏ Catheter.
- Người soi đâm mạnh và nhanh mũi kim qua
khoảng liên sụn phế quản.
- Tiến hành hút áp lực âm tính bằng bơm tiêm
10ml.
- Rút kim.
Có thể tiến hành sinh thiết hút xuyên thành
phế quản ở 2-3 vị trí để lấy bệnh phẩm làm chẩn
đoán tế bào.
III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
1.1. Đặc điểm chung
Bảng 1. Tuổi và giới của bệnh nhân nghiên cứu
Tuổi

Số lượng
(n=60)

Tỷ lệ

(%)

22- 40

12

20,0

40 – 59

17

28,3

* Quy trình kỹ thuật

60 – 70

16

26,7

- Tiến hành nội soi phế quản.

70 - 79

15

25,0


- Giữ ống soi ở vị trí nghi ngờ tổn thương.

X ± SD

- Đưa đầu dò siêu âm qua kênh sinh thiết,
siêu âm ở vị trí nghi ngờ tổn thương và vị trí các
hạch lympho ở carina, rốn phổi.
- Tìm hình ảnh tổn thương.
- Chụp ảnh tổn thương.
- Đo kích thước tổn thương, khoảng cách
từ tổn thương đến thành phế quản để tiến hành
EBUS-TBNA.
- Rút bỏ đầu dò khỏi kênh sinh thiết, đưa dụng
cụ sinh thiết vào lấy mẫu bệnh phẩm.
2.3. Sinh thiết hút xuyên thành phế quản dưới
hướng dẫn của siêu âm qua nội soi phế quản
+ Dụng cụ: Dùng kim NA-201SX-4022 22-Gauge,
chiều dài kim = 1,5 cm. Thực hiện với các khối u cách
thành phế quản < 1,5 cm.

55,86 ± 15,77

Nam

40

66,7

Nữ


20

33,3

Theo các y văn trong và ngoài nước, bệnh
nhân ung thư phế quản chủ yếu gặp ở nam giới,
độ tuổi > 40. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy (bảng 1): nam giới 66,7%, nữ giới 33,3%. Tỷ
lệ nam / nữ là 2/1, tuổi > 40 chiếm 80%. Tuổi trung
bình là 55,86 ± 15,77, tuổi cao nhất là 79, thấp
nhất là 22. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp
với kết quả của một số tác giả trong nước: Hoàng
Thị Hiệp (1999) nghiên cứu 51 bệnh nhân ung thư
phế quản, lứa tuổi hay gặp từ 40–70 chiếm 86,3%.
Phạm Thị Thu Hiền năm (2007), nghiên cứu 139
bệnh nhân ung thư phế quản, tuổi trung bình là
58, tuổi thấp nhất là 33, tuổi cao nhất là 85, tỷ lệ
nam/nữ là 4,3/1. Tuổi trung bình bệnh nhân ung
Tạp chí

Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam

131


nghiên cứu khoa học

thư phế quản của chúng tôi thấp hơn của một số
tác giả trên thế giới. Có sự khác biệt này là do:
Tuổi thọ trung bình của các nước phát triển và một

số nước ở Châu Á (Nhật Bản, nam 77 tuổi và nữ
82 tuổi) cao hơn người Việt Nam. Yoshikawa M.,
Sukoh N. và cộng sự (cs) (2007) nghiên cứu 121
bệnh nhân ung thư phế quản tuổi trung bình là
66,2, tuổi thấp nhất là 38, tuổi cao nhất là 82, tỷ lệ
nam / nữ là 1,45/1.
Bảng 2. Phân loại nguyên nhân u phổi
Nguyên nhân

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Ung thư phế quản

49

81,7

U lao

7

11,7

Viêm phổi
dạng tròn

4


6,6

60

100

Nguyên
nhân khác

Tổng

Theo Phạm Ngọc Hoa (2009): 95% - 98% u
phế quản là ác tính, trong đó chủ yếu là ung thư
phế quản. Căn nguyên lành tính chỉ chiếm tỷ lệ
khoảng 2% - 5% tổng số u nguyên phát ở phổi
và khoảng 15% các nốt mờ ở phổi. Nguyên nhân
lành tính hay gặp là hamartomas (50% - 70%),
còn lại là lao, viêm phế quản - phổi và các nguyên
nhân khác [1]. Nghiên cứu của chúng tôi (bảng 2)
cũng tương tự như các tác giả khác là ung thư phế
quản chiếm tới 81,7% (49/60), các nguyên nhân
khác là 18,3% (11/60), trong đó viêm phổi dạng
tròn chỉ có 6,6%.
2. Siêu âm qua nội soi phế quản
Bảng 3. Khả năng phát hiện tổn thương của
siêu âm qua nội soi PQ
Khả năng phát hiện
tổn thương
Tổn
thương


Số lượng

Tỷ lệ

Không

7

11,7



53

88,3

60

100

Không

7

15,6



38


84,4

45

100

Tổng
Tổn
thương
ngoại vi
Tổng

132

Tạp chí

Siêu âm qua nội soi
phế quản

Bảng 3 cho thấy khả năng phát hiện tổn
thương của siêu âm qua nội soi PQ là 88,3%, đối
với KPQ ngoại vi siêu âm qua nội soi phế quản
phát hiện được 84,4%. Kết quả này phù hợp
nghiên cứu của Nguyễn Huy Lực, Đỗ Quyết và cs
(2013) nhận thấy siêu âm qua nội soi định vị chính
xác u ngoại vi là 83,3% [3].
Tỷ lệ này cũng phù hợp với một số nghiên
cứu của các tác giả trên thế giới như: Kuo C.H.,
Lin S. M. và cs (2007) sử dụng ống soi Olympus

với đầu dò tỏa tia UM-S20-S20R có tần số 20 MHz
nghiên cứu 489 bệnh nhân KPQ thấy khả năng
phát hiện tổn thương u ngoại vi đạt 82,2% [8].
Zhengxian C., Hongyan R. (2012) sử dụng
EBUS với đầu dò tỏa tia phát hiện tổn thương ở
135/150 bệnh nhân ung thư phế quản ngoại vi đạt
tỷ lệ 90% [10].
Noriaki K., Teruomi M. và cs nghiên cứu 150
bệnh nhân KPQ ngoại vi thấy khả năng phát hiện
tổn thương ngoại vi phổi của siêu âm qua nội soi
phế quản là 87% .
Bảng 4. Khả năng phát hiện hạch rốn phổi,
trung thất của siêu âm qua nội soi phế quản
so với chụp cắt lớp vi tính lồng ngực
Hạch rốn phổi,
trung thất

CLVTLN

EBUS

Số lượng

36

30

Tỷ lệ

100,0


83,3

p

> 0,05

Chụp cắt lớp vi tính có giá trị cao trong xác
định di căn hạch rốn phổi, trung thất, song độ
nhạy, độ đặc hiệu cũng dao động theo các nhóm
nghiên cứu khác nhau và phụ thuộc nhiều vào việc
lựa chọn đường kính của hạch. Nghiên cứu của
Bùi Thương Thương (2001) nhận thấy chụp cắt
lớp vi tính xác định hạch to được 100% so với kết
quả đánh giá hạch khi phẫu thuật.
Bảng 4 cho thấy khả năng phát hiện hạch rốn
phổi, trung thất của siêu âm qua nội soi phế quản
là 83,3% (30/36), thấp hơn so với chụp cắt lớp vi
tính, nhưng siêu âm qua nội soi lại có thể hướng
dẫn để sinh thiết hút xác định được bản chất của
hạch lympho. Điều này siêu âm qua nội soi hơn
hẳn chụp cắt lớp vi tính. Kết quả của chúng tôi
cũng phù hợp với Nguyễn Huy Lực, Đỗ Quyết

Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX


nghiên cứu khoa học

(2013) nghiên cứu 60 bệnh nhân ung thư phế

quản, khả năng phát hiện hạch rốn phổi, trung
thất của siêu âm qua nội soi phế quản là 84,21%
[3]. Số liệu của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu
của các tác giả nước ngoài do số lượng bệnh
nhân ít.Aditya G., Marcus K. và cs (2009) tiến
hành siêu âm qua nội soi phế quản ở 235 bệnh
nhân ung thư phế quản, nhận thấy khả năng phát
hiện hạch rốn phổi, trung thất của siêu âm là
91,2%, kích thước trung bình của hạch lympho là
11,41 ± 0,23mm.

Trên chụp CLVT lồng ngực: khối u kích thước
1- < 2 cm chiếm 5,0%, khối u > 3 cm chiếm 61,7%.
Siêu âm qua nội soi phế quản thấy khối u kích
thước 1- < 2 cm chiếm 17,0%, khối u > 3 cm chiếm
52,8%. Không có sự khác biệt về kích thước tổn
thương đo được giữa 2 phương pháp với p > 0,05.
(Bảng 6)

Bảng 5. Hình ảnh tổn thương qua EBUS

Siêu âm qua nội soi phế quản là kỹ thuật mới
được áp dụng trên thế giới trong khoảng 20 năm
trở lại đây, qua nhiều nghiên cứu của các tác giả
trên thế giới, nhận thấy EBUS thực sự có ưu thế
trong việc phát hiện tổn thương ung thư phế quản
nói chung và u ngoại vi nói riêng, khắc phục được
nhược điểm của nội soi phế quản thông thường.
Đây là lần đầu tiên kỹ thuật được áp dụng ở miền
bắc Việt Nam, vì thời gian nghiên cứu ngắn, số

lượng bệnh nhân nghiên cứu ít, số liệu của nghiên
cứu chưa thể đại diện cho quần thể nghiên cứu.

Hình ảnh tổn thương

Số lượng
(n = 53)

Tỷ lệ
(%)

Tăng âm, đồng nhất

3

5,7

Tăng âm, không đồng nhất

38

71,7

Giảm âm, đồng nhất

7

13,2

Giảm âm, không đồng nhất


9

16,0

Bảng 5 cho thấy: Các hình ảnh siêu âm qua
nội soi phế quản của bệnh nhân ung thư phế
quản rất đa dạng, chủ yếu là hình ảnh tăng âm,
không đồng nhất gặp 71,7%, hình tăng âm, đồng
nhất chỉ gặp 5,7%. Kết quả này của chúng tôi phù
hợp với nghiên cứu của Chao TY., Lie Ch., và cs
(2006) sử dụng siêu âm nội soi với đầu dò 20 MHz
nghiên cứu hình ảnh ung thư phế quản của 151
bệnh nhân từ tháng 6 năm 2004 đến tháng 6 năm
2005 nhận thấy có 4 hình ảnh cơ bản: tăng âm,
đồng nhất hoặc không đồng nhất, chấm tăng âm
và vòng tròn đồng nhất, trong đó tăng âm, không
đồng nhất chiếm 73,8% [5].
Bảng 6. Kích thước của khối u trên chụp cắt
lớp vi tính lồng ngực và siêu âm qua nội soi
phế quản
CLVTLN

EBUS

Kích
thước

n


Tỷ lệ
(%)

n

Tỷ lệ
(%)

p

1 - < 2cm

3

5,0

9

17,0

> 0,05

2-3 cm

20

33,3

16


30,2

> 0,05

> 3cm

37

61,7

28

52,8

> 0,05

Tổng

60

100

53

100

Tamiya M., Sasada S (2011) nghiên cứu 115
ung thư phế quản ngoại vi có kích thước ≤ 15 mm
trên cắt lớp vi tính lồng ngực, 65,2% tổn thương
ngoại vi phổi được phát hiện qua siêu âm nội soi.


Bảng 7. Đo khoảng cách khối u tới thành PQ
bằng siêu âm qua nội soi PQ
Khoảng
cách khối u

Ung thư
phế quản

Nguyên nhân
khác

Số
lượng

Tỷ lệ
(%)

Số
lượng

Tỷ lệ
(%)

Sát thành PQ

16

32,6


4

36,3

< 1cm

18

36,7

5

45,5

1- < 1,5 cm

5

10,2

0

0

≥ 1,5 cm

10

20,4


2

18,2

Tổng

49

100

11

100

Đây là một chỉ số quan trọng cho bác sỹ lâm
sàng trong việc quyết định áp dụng hình thức sinh
thiết dưới hướng dẫn của siêu âm cho phù hợp
tổn thương. Bảng 7 cho thấy, 39 bệnh nhân có
tổn thương cách thành phế quản < 1,5cm. Đây
là điều kiện cần thiết để tiến hành sinh thiết hút
xuyên thành phế quản dưới hướng dẫn của siêu
âm qua nội soi phế quản. Theo Jun H. T., Louis I.
và cs (2012) nhận thấy siêu âm qua nội soi phế
quản nâng cao hiệu quả chẩn đoán với tổn thương
Tạp chí

Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam

133



nghiên cứu khoa học

phổi ngoại vi (65%), kích thước và khoảng cách tổn thương đến thành phế quản đều là những yếu tố
ảnh hưởng tới hình ảnh siêu âm nội soi thu được. Tổn thương kích thước <2cm khả năng phát hiện tổn
thương chỉ 63%, với tổn thương >2 cm lên tới 85%, tổn thương ác tính cho hình ảnh tổn thương cao hơn
tổn thương lành tính (85% so với 66%, p= 0,0025). Tổn thương ngoại vi cách rốn phổi ≤ 50 mm, khả năng
thu được hình ảnh tổn thương lên tới 91%, với tổn thương > 50 mm khả năng phát hiện hình ảnh tổn
thương giảm xuống còn 66% (p=0,001).
Khả năng phát hiện tổn thương của siêu âm qua nội soi phế quản phụ thuộc vào nhiều yếu tố: kích
thước tổn thương lớn, nhưng ở khoảng cách xa, ngoài bán kính quét của đầu dò thì cũng không phát hiện
được tổn thương. Trái lại, kích thước tổn thương nhỏ, nhưng tổn thương nằm sát thành phế quản thì khả
năng phát hiện tổn thương cao hơn.
Bảng 8. Liên quan giữa bản chất khối u và hình ảnh siêu âm qua nội soi phế quản
Tăng âm

HA khối u qua EBUS

Đồng nhất

Không
đồng nhất

Đồng nhất

Không
đồng nhất

n


0

35

5

8

%

0

72,9

10,4

16,7

n

0

2

2

1

%


0

40,0

40,0

20,0

n

3

1

0

0

%

66,7

33,3

0

0

3


38

7

9

Nguyên nhân
UTPQ

Nguyên nhân
khác

U lao
Viêm phổi
dạng tròn

Giảm âm

Tổng

Bảng 8 cho thấy: Ung thư phế quản hình tăng âm, không đồng nhất gặp 72,9%. U lao gặp hình
ảnh tăng âm, không đồng nhất là 40,0% và viêm phổi dạng tròn gặp hình ảnh tăng âm, đồng nhất là
66,7%. Kết quả của chúng tôi cao hơn của Noriaki K. (2008) nghiên cứu hình ảnh siêu âm qua nội soi
phế quản của 124 bệnh nhân ung thư phế quản, có 52/96 bệnh nhân UTPQ có hình tăng âm, không
đồng nhất, 2 bệnh nhân bệnh hạch ác tính có hình ảnh tăng âm, 15/21 bệnh nhân viêm phổi có độ hồi
âm đồng nhất, 3 bệnh nhân lao phổi có hình ảnh không đồng nhất. Siêu âm nội soi phế quản là một
kỹ thuật mới được áp dụng ở Việt Nam, chúng tôi chưa có nhiều kinh nghiệm về đọc hình ảnh siêu
âm qua nội soi phế nên đặc điểm về hình ảnh có một số điểm chưa phù hợp với nghiên cứu của một
số tác giả nước ngoài.
Bảng 9. Liên quan hình ảnh hạch rốn phổi, trung thất với bản chất khối u

Bản chất khối ung
thư phế quản
UTPQ

U lao
Nguyên nhân
khác

Tăng âm,
không
đồng nhất

Giảm âm,
đồng nhất

Giảm âm,
không
đồng nhất

Tổng
(n=30)

n

0

19

4


23

%

0

82,6

17,4

100

n

2

0

0

2

%

100,0

0

0


100

n

0

5

0

5

%

0

100,0

0

100

HA hạch qua EBUS

Viêm phổi
dạng tròn

Bảng 9 cho thấy hình ảnh siêu âm hạch ở nhóm UTPQ chủ yếu là hình ảnh giảm âm, đồng nhất

134


Tạp chí

Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX


nghiên cứu khoa học

82,6% (19/23), ở nhóm do các nguyên nhân khác
đáng chú ý là hình tăng âm, không đồng nhất
100% (2/2) gặp ở hạch trong u lao. Điều này cũng
phù hợp với các nghiên cứu, do đặc điểm hạch
trong bệnh lao hay ngấm vôi hóa.
Theo Franco K-J., Nilius G. và cs (2009) nhận
thấy hạch lympho kích thước < 1 cm hình tròn,
ranh giới rõ, giảm âm, đồng nhất thường là di căn
ung thư. Hạch lympho ranh giới không rõ, có hình
tăng âm, không đồng nhất thường do viêm hoặc
các nguyên nhân lành tính khác [6]. Nakajima
T., Yasufuku K. và cs (2007) nghiên cứu 60 vị trí
hạch (37 hạch trung thất, 23 hạch rốn phổi) của 43
bệnh nhân. STHXTPQ dưới hướng dẫn của siêu
âm qua nội soi phế quản cho chẩn đoán tế bào ở
41/43 bệnh nhân đạt 95,3%, trong đó có di căn
hạch lympho 23 bệnh nhân. Độ nhạy, độ đặc hiệu
và kết quả lấy bệnh phẩm chẩn đoán của sinh thiết
hút xuyên thành phế quản dưới hướng dẫn của
siêu âm qua nội soi phế quản là 92%, 100% và
95,3%.
Siêu âm qua nội soi phế quản xác định vị trí

hạch, hướng dẫn sinh thiết hạch rốn phổi, trung
thất, góp phần chẩn đoán nguyên nhân, chẩn
đoán giai đoạn bệnh đang là một hướng phát triển
mới. Tuy nhiên do số lượng bệnh nhân nghiên cứu
của chúng tôi còn ít nên chưa thể đánh giá kết quả
sinh thiết hút xuyên thành phế quản dưới hướng
dẫn của siêu âm qua nội soi phế quản vào hạch
lympho trong chẩn đoán di căn hạch rốn phổi,
trung thất.

3. Sinh thiết hút xuyên thành phế quản dưới
hướng dẫn của siêu âm qua nội soi PQ
Bảng 10. Kết quả lấy bệnh phẩm của kỹ thuật
sinh thiết hút xuyên thành phế quản dưới
hướng dẫn của siêu âm qua nội soi phế quản
Số lần
sinh thiết

n = 49

Số mẫu bệnh
phẩm lấy được

Tỷ lệ
(%)

1

28


25

89,3

2

12

22

91,7

3

5

12

80,0

Tổng

67

59

88,1

Bảng 10 cho thấy kết quả lấy bệnh phẩm của
kỹ thuật sinh thiết hút xuyên thành phế quản dưới

hướng dẫn của siêu âm qua nội soi phế quản đạt
88,1%. Với 1 lần sinh thiết kết quả đạt 89,3%. Với
2 lần sinh thiết kết quả đạt 91,7%, sinh thiết 3 lần
chỉ đạt 80,0%. Theo chúng tôi nghĩ sử dụng đầu dò
tỏa tia hướng dẫn sinh thiết có nhược điểm là không
trực tiếp hướng dẫn sinh thiết như đầu dò lồi, do đó
khi đưa kim sinh thiết vào sinh thiết nhiều lần, vị trí
đầu ống soi có thể di chuyển khỏi vị trí ban đầu được
xác định trên siêu âm, điều đó giải thích tại sao sinh
thiết lần thứ 3 hiệu quả lấy bệnh phẩm thấp hơn lần
thứ 2. Anindita C., Vikramji M. và cs (2012) nghiên
cứu 321 bệnh nhân ung thư phế quản ở bệnh viện
Washington thời gian từ tháng 8 năm 2010 đến
tháng 9 năm 2012. Tiến hành kỹ thuật sinh thiết hút
xuyên thành phế quản dưới hướng dẫn của siêu âm
qua nội soi phế quản tiến hành sinh thiết 2 lần, nhận
thấy độ nhạy là 97%, độ đặc hiệu là 92,7% .

Bảng 11. Liên quan giữa kích thước khối u trên EBUS và kết quả EBUS-TBNA
EBUS-TBNA
Kích thước

Dương tính

Tổng

Âm tính

n


%

n

%

n

%

1 – < 2 cm

1

100,0

0

0

1

100

2 – 3 cm

9

52,9


8

47,1

17

100

> 3 cm

25

80,6

6

19,4

31

100

Tổng

35

71,4

14


28,6

49

100

Kỹ thuật sinh thiết hút xuyên thành phế quản dưới hướng dẫn của siêu âm qua nội soi phế quản đối
với u trung tâm tỷ lệ dương tính là 72,7%, u ngoại vi là 69,6%. Trong nghiên cứu của chúng tôi số lượng
bệnh nhân tiến hành kỹ thuật sinh thiết hút xuyên thành phế quản dưới hướng dẫn của siêu âm qua nội
soi phế quản ít, chỉ có 49 bệnh nhân, do đó kết quả thu được thấp hơn của một số tác giả nước ngoài.
Tạp chí

Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam

135


nghiên cứu khoa học

Franco F., Flavio F. và cs (2003) nghiên cứu 100 bệnh nhân ung thư phế quản tỷ lệ dương tính với u trung
tâm là 69/74 đạt 93%, với u ngoại vi là 19/26 là 73%.
Bảng 11 cho thấy khối u < 2 cm tỷ lệ dương tính đạt 100%. Khối u kích thước 2 – 3 cm tỷ lệ dương
tính đạt 52,9%. Khối u > 3 cm tỷ lệ dương tính đạt 80,6%. Do cỡ mẫu nhỏ, lại chia theo nhóm, nhóm kích
thước khối u < 2 cm chỉ có 1 bệnh nhân, mặc dù kích thước khối u nhỏ nhưng khối u lại ở sát thành phế
quản cho nên tỷ lệ dương tính cao hơn các tác giả nước ngoài.
Bảng 12. Liên quan giữa khoảng cách khối u tới thành PQ và kết quả EBUS-TBNA
EBUS-TBNA
Khoảng cách

Dương tính


Tổng

Âm tính

n

%

n

%

n

%

15

93,7

1

6,3

16

100,0

< 1 cm


16

88,8

2

21,2

18

100,0

1 – < 1,5 cm

3

60,0

2

40,0

5

100,0

≥ 1,5 cm

1


10,0

9

90,0

10

100,0

35

71,4

14

28,6

49

100,0

Sát thành PQ

Tổng

Với các tổn thương sát thành phế quản, tỷ lệ dương tính đạt cao nhất 93,7%, tổn thương cách thành
phế quản <1,5 tỷ lệ dương tính đạt 60,0 - 88,8%. Tổn thương cách phế quản 1,5 cm, tỷ lệ dương tính chỉ
đạt 10,0%. Kết quả của chúng tôi tương tự như nghiên cứu cử Kuo CH., Lin SM. và cs (2007) tiến hành

STHXTPQ ở 480 bệnh nhân ung thư phế quản ngoại vi nhận thấy: vị trí của đầu dò hay khoảng cách từ
đầu dò tới tổn thương cũng ảnh hưởng tới hiệu quả chẩn đoán, tổn thương ở sát thành phế quản hiệu
quả đạt 73,2%, tổn thương ở xa đầu dò siêu âm trong giới hạn < 1,5 cm hiệu quả dao động khoảng 46,3%
(p< 0,01) [8].
Bảng 13. Kết quả chẩn đoán tế bào sau sinh thiết hút xuyên thành phế quản dưới hướng dẫn của
siêu âm qua nội soi phế quản
Chẩn đoán tế bào sau
EBUS_TBNA

Âm tính

Tổng

n

%

n

%

35

85,4

6

14,6

41


U lao

2

50,0

2

50,0

4

Viêm phổi
dạng tròn

2

50,0

2

50,0

4

39

79,6


10

20,4

49

Ung thư phế quản
Nguyên nhân
khác

Dương tính

Tổng

Kết quả chẩn đoán tế bào sau sinh thiết hút xuyên thành phế quản dưới hướng dẫn của siêu âm
qua nội soi phế quản (bảng 13) cho thấy tỷ lệ dương tính chung là 79,6%, riêng nhóm ung thư phế quản
đạt 85,4%. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài như:
Tournoy KG., Rintoul RC., và cs (2009) nghiên cứu 60 bệnh nhân ung thư phế quản, kết quả chẩn đoán
tế bào sau EBUS-TBNA là ung thư phế quản ở 46/60 bệnh nhân đạt 77% [9]. Nghiên cứu của Akash
V., Kyeongman J., và cs (2013) sử dụng kim 22 Gauge (NA-2015X- 4022) để sinh thiết hút xuyên thành
phế quản dưới hướng dẫn của đầu dò siêu âm tỏa tia, tỷ lệ dương tính với ung thư phế quản là 81,1%
(30/37) [4].

136

Tạp chí

Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX



nghiên cứu khoa học

Bảng 14. Tai biến và biến chứng của kỹ thuật
EBUS-TBNA
Tai biến,
biến chứng

Số lượng

Tỷ lệ
(%)

Sốt

3

6,1

Chảy máu tại chỗ

4

8,1

Tràn khí màng phổi

0

0


Sau khi tiến hành sinh thiết ở 49 bệnh nhân,
(bảng 14) cho thấy thấy sốt gặp 6,1%, chảy máu
sau sinh thiết gặp 8,1 %. Không có bệnh nhân nào
bị tràn khí màng phổi. Kết quả này cũng phù hợp
với nghiên cứu của một số tác giả trên thế giới.
Eberhardt R., Ernst A và cs (2009) sử dụng đầu
dò tỏa tia UM-S20-20R, tần số 20 Mhz hướng dẫn
sinh thiết ở 100 bệnh nhân thấy 3% chảy máu tại
chỗ, 2% tràn khí màng phổi. Hammad B., Koichi Y
và cs (2012) tiến hành sinh thiết hút xuyên thành
phế quản dưới hướng dẫn của siêu âm qua nội
soi phế quản ở 38 bệnh nhân ung thư phế quản,
gặp 6,25% bệnh nhân chảy máu sau sinh thiết [7].
IV. KẾT LUẬN
Qua nội soi phế quản sinh thiết dưới hướng

dẫn của siêu âm cho 60 bệnh nhân u phổi được
điều trị tại khoa Lao và Bệnh phổi, Bệnh viện 103
thời gian từ tháng 3 năm 2012 đến tháng 4 năm
2013, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- Siêu âm qua nội soi phế quản phát hiện tổn
thương là 88,3%, với u ngoại vi đạt 84,4%.
- Hình ảnh thường gặp của siêu âm qua nội
soi phế quản trong ung thư phế quản là tăng âm,
không đồng nhất (72,9%). Phát hiện hạch rốn
phổi, trung thất qua siêu âm qua nội soi phế quản
là 83,3% (30/36).
- Kết quả lấy bệnh phẩm của kỹ thuật sinh
thiết hút xuyên thành phế quản dưới hướng dẫn
của siêu âm qua nội soi phế quản là 88,1%. Với

1 lần sinh thiết kết quả đạt 89,3%. Với 2 lần sinh
thiết kết quả đạt 91,7%.
- Kết quả chẩn đoán tế bào sau sinh thiết hút
xuyên thành phế quản dưới hướng dẫn của siêu
âm qua nội soi phế quản, tỷ lệ dương tính chung là
79,6%, với ung thư phế quản là 85,4%
- Tai biến, biến chứng của kỹ thuật: Sốt: 6,1 %,
chảy máu tại chỗ: 8,1 %.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Phạm Ngọc Hoa, Lê Văn Phước (2010),
“Nốt phổi đơn độc”, CT ngực, Nhà xuất bản y học,
thành phố Hồ Chí Minh, tr.191-196.

forceps biopsy in the diagnosis of peripheral lung
cancer, European Journal of medical research, 14,
pp.13-17.

2- Học viện quân y, bộ môn Lao và Bệnh phổi
(2008), “ung thư phế quản”, Bệnh phổi và lao,
tr.129-135, tr.95-110.

7- Hammad B., Abubakr B. et al. (2012),
Diagnostic yield of EBUS TBNA for the evaluation
of centrally located peribronchial pulmonary
lesions, Chest, 142, pp.16-19.

3- Nguyễn Huy Lực, Đỗ Quyết và cs (2013),
Hiệu quả bước đầu của nội soi siêu âm phế quản
– sinh thiết trong chẩn đoán ung thư phế quản, tạp

chí y – dược học quân sự số N3-2013, tr.28-33
4- Akash V., Kyeongman J. et al. (2013),
Endobronchial
ultrasound-guided
transbronchial
needle aspiration for the diagnosis central lung
parenchymal lesions, Yonsei Med J, 54(3), pp.672-678.
5- Becker H.D. et at. ( 2006), EBUS: a new
dimension in bronchoscopy, Respiration, 73,
pp.583-586.
6- Franke K-J., Nilius G. et al. (2009),
Transbronchial catheter aspiration compared to

8- Kuo C H., Lin S M. et al. (2007), Diagnosis
of peripheral lung cancer with three echoic
features via endobronchial ultrasound, Chest,
132(2), pp.922-929.
9- Tournoy KG., Rintoul RC. et al. (2009),
EBUS – TBNA for the diagnosis of central
parenchymal lung lesions not visible at routine
bronchoscopy, Lung cancer, 63(1), pp.45-9.
10- Zhengxian C., Hongyan R. (2012),
An exploratory research of the endobronchial
ultrasonography model to estimate the probability
of malignancy in patients with peripheral pulmonary
lesions, Chest, 43, pp.142.
Tạp chí

Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam


137


nghiên cứu khoa học

PHỤ LỤC
ẢNH MINH HỌA

Khối u

Ảnh: Khối u ngoại vi trên CLVTLN

Ảnh: Nội soi PQ không có tổn
thương trong lòng

Khối u

Ảnh: Siêu âm qua nội soi PQ

Ảnh: Kích thước khối u trên siêu âm
qua nội soi PQ

BN Đào Ngọc Nh. 69T, Số BA 429-13
PHỤ LỤC
ẢNH MINH HỌA
Khối u

Hạch Lympho

Ảnh: U ngoại vi và hạch trung thất

Trên phim CLVTLN

138

Tạp chí

Ảnh: Tù carina và không có tổn
thương trong lòng PQ

Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX


nghiên cứu khoa học

Khối u

Ảnh: Hạch lympho dưới carina trên
EBUS

Ảnh: Khối ung thư phế quản trên
EBUS

ABSTRACT
THE RESULT OF ENDOBRONCHIAL ULTRASOUND – GUIDED TRANSBRONCHIAL
IN LUNG CANCER DIAGNOSIS
Objectives: evaluation of endobronchial ultrasound – guided transbronchial in lung cancer
diagnosis.
Materials: a prospective study was conducted on 60 diagnosed lung cancer.
Methods: Clinical, paraclinical Study and endobronchial ultrasound – guided transbronchial
needle aspiration were performed.

Results: endobronchial ultrasound – guided transbronchial needle aspirations had been
performed on 60 lung cancer patients. Pulmonary lesions defined by endobronchial ultrasound were
88,3%, endobronchial ultrasound for defined peripheral pulmonary lesions were 84,4%. The popular
images of lung cancer using endobronchial ultrasound were heterogeneous hyperechoic (72,9%).
The mediastinal and hilar lymph nodes determined by endobronchial ultrasound were 83,3% (30/36).
The results of cytologic specimens from endobronchial ultrasound – guided transbronchial needle
aspiration had been 81,1%.The general positive results of cytological diagnosis after endobronchial
ultrasound – guided transbronchial needle aspirations were 79,6% (lung cancer is 85,4%).
Complications: Fever 6,1%, local bleeding 8,1%.

Tạp chí

Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam

139



×