Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ GIÁO DỤC BẬC TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.59 KB, 27 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ XÂY DỰNG HỆ
THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ GIÁO DỤC BẬC TIỂU HỌC
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU
THỐNG KÊ GIÁO DỤC BẬC TIỂU HỌC
1. Đặc điểm của giáo dục đào tạo bậc tiểu học.
1.1. Tổng quan về quản lí hành chính và tổ chức hệ thống giáo dục Việt Nam
hiện nay
a) Quản lí hành chính giáo dục Việt Nam
Giáo dục Việt Nam được quản lí theo các cấp từ trung ương đến địa phương,
thống nhât với nhau theo ngành dọc. Quản lí hành chính được mô tả như sau.
CẤP TRUNGƯƠNG
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CẤP TỈNH;
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CẤP HUYỆN.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG HỌC
Bộ giáo dục và đào tạo: là cơ quan trung ương giám sát các hoạt động
giáo dục ở Việt Nam. Bộ quản lí nhà nước chịu trách nhiệm chung về việc lập
chính sách, lập kế hoạch và xây dựng chương trình của ngành giáo dục. Các
chức năng chính của Bộ gồm lập chính sách, thực thi và đánh giá kế hoạch giáo
dục quốc gia, cũng như đề xướng biện pháp pháp luật liên quan đến giáo dục và
đào tạo. Bộ cũng chịu trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo chính sách cho các cấp
địa phương. Trực thuộc bộ có các Vụ quản lí và điều hành các mảng giáo dục
khác nhau đó là.
- Vụ giáo dục mầm non.
- Vụ giáo dục tiểu học
- Vụ giáo dục trung học
- Vụ giáo dục chuyên nghiệp
- Vụ Đại học và Sau Đại học
- Vụ giáo dục Thường xuyên


Ngoài ra, các vụ sau thuộc Bộ Giáo dục - Đào tạo thực hiện các chức
năng cụ thể.
- Văn phòng
- Vụ Kế hoạch-Tài Chính
- Vụ Hợp tác quốc tế.
- Vụ tổ chức cán bộ
Tuy nhiên việc cung cấp và thực hiện giáo dục thuộc thẩm quyền của cấp
tỉnh và huyện. Việc điều hành và quản lí các trường và các tổ chức thuộc trách
nhiệm của cơ quan hữu trách địa phương về giáo dục. Các cơ quan này ở các
cấp quản lí hành chính như sau.
Sở Giáo dục-Đào tạo: Đó là cơ quan có trách nhiệm cấp tỉnh về giáo dục
với những vai trò chính bao gồm phối hợp và hỗ trợ việc thực hiện các dịch vụ
ở cấp huyện. Hơn nữa, các cấp trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp
(Kỹ thuật và dạy nghề), cao đẳng và đại học nhìn chung thuộc trách nhiệm trực
tiếp của cơ quan hữu trách về giáo dục tương ứng. Các sở giáo dục do giám đốc
sở đứng đầu. Về mặt hành chính, tỉnh chia thành các huyện.
Phòng Giáo dục - Đào tạo: Các phòng giáo dục cấp huyện giám sát và
kiểm soát các trường phổ thông mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở. Trong
các lớp tiểu học, việc đánh giá học lực để xét học sinh lên lớp được tiến hành
ngay tại các trường đó. Tuy nhiên, đến cuối lớp năm thì học sinh phải tham gia
kì thi chuyển cấp để lên trung học cơ sở do Sở Giáo dục tổ chức. Tuy nhiên,
chính phủ đang có kế hoạch sẽ không tổ chức các kì thi chuyển cấp cuối lớp 5
nữa. Các cuộc thi ở các lớp trung học cơ sở do từng trường riêng biệt tổ chức,
nhưng vào cuối lớp 9 sẽ có một kì thi quốc gia do Sở giáo dục tổ chức. Cuối
năm lớp 12 cũng có một kì thi như vậy để đảm bảo chất lượng giáo dục đồng
thời là cơ sở để học sinh đăng kí vào các trường học nghề, trung học chuyên
nghiệp, cao đẳng, đại học.
Ngoài ra, còn một số cơ quan độc lập có chức năng chuyên ngành cũng
tham gia một phần vào sự phát triển giáo dục Việt Nam như NEIS-Viện khoa
học Giáo dục quốc gia, một số loại trường trực thuộc Bộ Lao động-Thương binh

và Xã hội.
b) Hệ thống tổ chức giáo dục quốc dân Việt Nam
Hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam được chia thành các cấp khác nhau.
Trong đó được phân chia chính là thành hai mảng giáo dục và đào tạo. Cụ thể
được minh hoạ thể hiện như sau
3 tháng/ month
24
22
18
17
15
14
Tuổi/ age
HỆ THỐNG GI O DÁ ỤC QUỐC D N/ THE NATIONAL E DUCATION SYSEMÂ
Giáo
dục
không
chính
quy
Non-
formal
Thạc sĩ/Master
(2 năm/2 yeas)
Tiến sĩ
Doctor
Cao đẳng
College education
Đại học
University Education
(4-6 năm/4-6 yeas)

Dạy nghề/ Vocational training
D i hà ạn/ long term (1-3 năm /
1-3yeas)
Trung học chuyên nghiệp
Froessional Secondary
(3-4 năm / 3-4 yeas)
Việt Nam có ba cấp giáo dục chính (tiểu học, trung học và cao đẳng, đại học)
trong hệ thống giáo dục chính thức. Cấu trúc của hệ thống giáo dục có thể được
minh hoạ như sau: Lớp mẫu giáo 3-5 tuổi, 5 năm tiểu học, 7 năm trung học (4
năm trung học cơ sở và 3 năm trung học phổ thông), và 3 -5 năm cho đại học
hoặc cao đẳng, từ dưới 1 năm đến 3 năm theo các chương trình dạy nghề và kĩ
thuật. Trên đó là thạc sĩ, tiến sĩ từ 2-4 năm.
Cũng có những chương trình dạy nghề và kĩ thuật có thời gian học khác nhau để
học viên có thể tham gia sau khi học xong trung học trung học cơ sở và trung
học phổ thông. Ngoài ra, các chương trình giáo dục phi chính quy như chương
trình xoá mù chữ, sau xoá mù chữ, tiểu học và trung học cơ sở phi chính quy
cũng được tổ chức trên toàn quốc. Trong đó chỉ có bậc tiểu học, trung học phổ
thông trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng, đại học có những hệ thống
giáo dục không chính quy. Đó là các lớp bổ túc văn hoá, lớp xoá mù, hệ tại
chức, văn bằng 2.
Bậc tiểu học và bậc trung học được quy định là nhóm giáo dục. Trung học
chuyên nghiệp, dạy nghề, đại học, cao đẳng, thạc sĩ, tiến sĩ nằm trong nhóm đào
tạo.
1.2. Đặc điểm của giáo dục bậc tiểu học
Giáo dục tiểu học là bậc học bắt buộc đối với mọi trẻ em từ 6 đến 14
tuổi: được thực hiện trong 5 năm học, từ lớp 1 đến lớp 5. Tuổi của học sinh vào
năm học lớp 1 là 6 tuổi. ( ý 1 điều 22 Luật giáo dục).
Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII đã chỉ rõ mục tiêu phát triển giáo dục
bậc tiểu học từ nay đến năm 2002 là: “ Nâng cao chất lượng toàn diện bậc tiểu
học” Nên cần hiểu rõ đặc điểm của bậc tiểu học là bậc học nền tảng. Đó là bậc

học đầu tiên của hệ thống giáo dục thuộc nền văn minh nhà trường của mỗi
quốc gia. Bậc tiểu học dành cho 100% trẻ em từ 6-11, 12 tuổi.
Bậc tiểu học có bản sắc riêng và có tính độc lập tương đối: Đậm đặc tính
sư phạm, không nhất thiết phụ thuộc vào sự giáo dục nghiêm ngặt trước đó và
Nh trà ẻ/ Nursery
Mẫu giáo/ kindergarten
Trung học cơ sở/ lower Secondary (4 năm/ 4 yeas)
Tiểu học / Primary ( 5 năm/ 5 yeas)
Trung học phổ thông
Upper secondary
(3 năm / 3 yeas)
các bậc học sau. Bậc tiểu học tạo những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững
cho trẻ em tiếp tục học lên bậc trên.
Bậc tiểu học có tính chất: Phổ cập và phát triển, dân tộc và hiện đại, nhân
văn và dân chủ.
a) Giáo viên, cán bộ công chức: Giáo viên dạy trong các trường tiểu học
được quy định phải có trình độ tốt nghiệp trung học sư phạm. Nhung thực tế để
có đủ giáo viên giảng dạy thì những người không đủ khả năng học trung học sư
phạm được phép thi vào những chương trình đào tạo khác như 12+2. Đặc biệt
đối với vùng sâu vùng xa giáo viên có thể chỉ cần học qua chương trình 9+7 là
có thể giảng day. Điều này dẫn đến sự mất cân đối giữa các vùng, miền trong
nước. Những vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi thì trình độ chuẩn giáo viên
thấp hơn nhiều so với vùng thành thị.
Tuy nhiên do đặc thù của lứa tuổi học tiểu học nên giáo viên cán bộ công
chức của bậc học tiểu học cũng có nét rất riêng biệt. Đó là giáo viên tiểu học
trình độ chuyên môn không cần phải cao nhưng đòi hỏi kiến thức sư phạm lại
rất cao. Giáo viên ngoài nhiệm vụ giảng day, truyền đạt kiến thức tổng hoà về
thế giới xung quanh cho trẻ thơ còn phải một nhà tâm lí. Giáo viên phải có lòng
kiên nhẫn, nắm bắt được tâm lí trẻ thơ từ đó kết hợp với gia đình uốn nắn xây
dựng nhân cách cho trẻ. Giáo viên phải có trình độ truyền đạt kiến thức một

cách khoa học, phù hợp với sự nhận thức của trẻ em hình thành nhân thức mới
đúng đắn đảm bảo trẻ em phát triển cân đối cảc về thể chất và tinh thần.
Hiện nay lương giáo viên tiểu học chiếm gần 50% tổng quỹ lương ngành
Giáo dục-Đào tạo, có lẽ nguyên nhân chủ yếu là số lượng giáo viên tiểu học
đông nhất so với các bậc học khác. Mặc dù số học sinh giảm mạnh trong khi số
giáo viên chưa thể giảm tương ứng. Bình quân lương giáo viên tiểu học năm
2003 là 1149307.2 ngàn đồng/ người/ năm. Nhìn chung lương giáo viên tiểu học
hiện nay đã tăng khá hơn nhiều so với năm 1998
b) Học sinh: Học sinh tiểu học có độ tuổi từ 6-10 (có thể số ít đến 14
tuổi). Đây là lứa tuổi bước đầu đang có nhân thức đầu tiên về xã hội, hiểu biết
đơn giản về tự nhiên xã hội và con người, bước đầu hình thành kỹ năng cơ bản
về nghe nói đọc viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ dìn vệ
sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật. Lứa tuổi học sinh
tiểu học được hưởng đầy đủ quyền trẻ em. Trong đó là quyền được chăm sóc
nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Quyền được phát
triển năng khiếu. Mọi năng khiếu của trẻ đều được khuyến khích và tạo điều
kiện thuận lợi để phát triển. Quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động
văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi. Quyền được
học tập. Gia đình, Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo cho trẻ em thực hiện
quyền học tập; học hết chương trình giáo dục phổ cập; tạo điều kiện cho trẻ theo
học ở trình độ cao hơn.
c) Chương trình của bậc tiểu học: Chương trình của bậc tiểu học phải
đảm bảo truyền đạt được cho học sinh có lòng nhân ái, mang bản sắc con người
Việt Nam: yêu quê hương, đất nước, hoà bình và công bằng bác ái; kính trên,
nhường dưới, đoàn kết và sẵn sàng hợp tác với mọi người; có ý thức về bổn
phận của mình đối với người thân, đối với bạn bè, đối với cộng đồng và môi
trường sống; tông trọng và thực hiện đúng pháp luật và các quy định ở nhà
trường, khu dân cư, nơi công cộng, sống hồn nhiên, mạnh dạn, tự tin trung thực.
Có kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội, con người và thẩm mĩ; có kĩ năng cơ
bản về nghe đọc, nói, viết và tính toán. Biết các học tập, biết tự phục vụ, biết sử

dụng một số đồng dùng gia đình và công cụ lao động thông thường. Mục tiêu
của chương trình giảng dạy không chỉ cung cấp tri thức khoa học cho học sinh
mà còn hình thành nhân cách của học sinh,
d) Cơ sở vật chất: Bậc tiểu học đòi hỏi phải có cơ sở vật chất ổn định,
hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ em về thể chất, tâm lí. Đáp ứng nhu
cầu giảng dạy của giáo viên. Tuy vậy do đặc điểm nền giáo dục nước ta có xuất
phát thấp về cơ sở vật chất cũng như sự quan tâm chưa đúng mức của một số bộ
phân dân cư. Nhà nước ta từ trước tới nay mới chỉ thực hiện tốt công tác phổ
cập giáo dục tiểu học toàn dân đi đôi với tăng dần chất lượng giảng dạy, Mới chỉ
bước đầu xây dựng cơ sở vật chất. Những yêu cầu về chất lượng cơ sở vật chất
chưa thực sự được đảm bảo. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng cơ sở vật
chất ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giảng dạy, ảnh hưởng rất lớn đến nhận
thức của trẻ nhỏ. Học sinh bậc tiểu học đang ở lứa tuổi bước đầu phát triển về
tâm hồn, thể chất nên cần có sự định hướng đúng đắn, môi trường phù hợp với
sự phát triển đó. Vì thế sự quan tâm về phương pháp giảng dạy, về cơ sở vật
chất là rất quan trọng. Những dự án đổi mới chương trình giảng dạy, xoá bỏ
phòng học 3 ca, phòng học tạm thời tre lá, hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật
đang được thúc đẩy.. Trên phạm vi cả nước, hiện nay bậc tiểu học còn tồn tại
897 phòng học 3 ca, 35517 phòng học tạm thời tre lá. Theo kế hoạch, trong 5
năm 2001-2005 dự kiến đầu tư khoảng 45 ngàn tỷ đồng, chiếm gần 5,3% tổng
số vốn đầu tư phát triển để có thể tạo bước chuyển biến căn bản, toàn diện và
nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trình độ dân trí toàn xã
hội. Tổng số vốn đầu tư này dành cho việc xoá phòng học tranh tre, bổ sung
phòng học cho bậc tiểu học chấm dứt tình trạng học 3 ca. Theo nghiên cứu thì
chất lượng học sinh phụ thuộc rất nhiều vào thời gian học tại trường. Học sinh
học hết bậc tiểu học học cả ngày tại trường có trình độ hơn so với học nửa ngày
1 lớp học. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ học sinh tiểu học học cả ngày trên phạm vi
toàn quốc mới đạt khoảng 26%. Tỷ lệ này cao nhất là vùng Đồng bằng Sông
Hồng (Hà Nội là 86%) và Đông nam bộ, thấp nhất là ở vùng Đồng bằng sông
Cửu Long, Tây Bắc và Tây Nguyên. Tuy nhiên tỉnh thấp nhất lại thuộc về vùng

Đông bắc (Cao Bằng 2,6%). Cần lưu ý hiện nay số học sinh tiểu học đang có xu
hướng giảm nhanh nên việc xây dựng trường/ lớp mới phải thận trọng, tránh
gây lãng phí đầu tư xây dựng cơ bản.
Nhu cầu đầu tư xây dựng phòng học 2 buổi/ ngày
Tổng số
Số lượng phòng học Tổng số
phòng học
cần thêm và
sửa chữa
Nhu cầu đầu tư 2003
Tổng số Cần sửa
chữa
Xây thêm Cần sửa
chữa
Tổng số 309.756 140.936 226.403 85.467 140.936
Đồng bằng Sông Hồng 49.244 15.246 26.616 11.370 15.246
Đông bắc 47.675 30.290 19.965 10.155 30.290
Tây bắc 14.980 9.810 16.437 2.559 9.810
Bắc trung bộ 44.999 20.049 27.590 13.904 20.049
DH Miền trung 26.340 13.878 37.368 7.541 13.878
Tây nguyên 22.968 8.15 7.759 7.759 8.150
Đông nam bộ 39.686 13.686 12.486 12.486 13.686
Đồng bằng Sông Cửu Long 63.873 29.827 19.704 19.704 29.827
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Bộ GD-ĐT
d) Tài chính: Bậc tiểu học có đặc điểm là phổ cập cho mọi người. Học
sinh học tiểu học hoàn toàn được miễn học phí để đảm bảo công bằng cho mọi
người. Tuy nhiên thực tế, một số trường tiểu học lại rất thành công trong việc
hợp tác chặt chẽ giữa nhà nước, cộng đồng và phụ huynh để cùng hướng tới
mục đích chung là cung cấp giáo dục cơ bản. Kết hợp trong những cơ chế phân
chia chi phí giữa nhà nước và cộng đồng và đóng góp bằng hiện vật của cộng

đồng là những yếu tố quan trọng trong mở rộng mạng lưới trường tiểu học. Mặc
dù không phải đóng học phí ở bậc tiểu học nhưng trong thực tế phụ huynh học
sinh lại được kì vọng là sẽ đóng góp các chi phí đầu vào cơ bản khác như phí
xây dựng, bảo dưỡng và tài liệu học tập. Các chi phí này tạo gánh nặng lớn cho
những gia đình có thu nhập thấp và có thể là một yếu tố gây cản trở việc đi học
tiểu học. Thách thức đặt ra cho nhà nước là phải nhận thức rõ những nghĩa vụ
cơ bản của mình trong việc cung cấp giáo dục bắt buộc cho tất cả trẻ em ở mức
phù hợp với điều kiện kinh tế. Sẽ cần tiến hành những bước đi xa hơn nữa để
dần dần chuyển sang cơ chế nhà nước cấp toàn bộ kinh phí giáo dục tiểu học, có
như vậy mới đảm bảo sự công bằng trong cung cấp giáo dục có chất lượng cho
mọi người.
Hiện nay kinh phí chi cho giáo dục được hỗ trợ từ nhiều nguồn. Việt Nam
đã xây dựng mối quan hệ tốt với các nhà tài trợ, thể hiện qua số lượng ngày
càng nhiều các dự án hỗ trợ cho giáo dục tiểu học từ giữa những năm 1990 trở
lại đây.
2. Thực trạng giáo dục tiểu học ở Việt Nam hiện nay.
Cùng với sự hình thành và ngày càng phát triển của hệ thống chỉ tiêu
thống kê kinh tế xã hội nói chung, những năm qua ở Việt Nam đã thu thập và
tổng hợp được một số chỉ tiêu thống kê về giáo dục bậc tiểu học hoặc có liên
quan đến giáo dục bậc tiểu học. Những thông tin này rất cần thiết cho việc
nghiên cứu đánh giá về giáo dục, làm căn cứ để Nhà nước đưa ra những quyết
định và các vấn đề có liên quan đến giáo dục, nhằm tạo ra khả năng phát triển
thích hợp cho giáo dục cũng như nâng cao vai trò giáo dục trong quá trình phát
triển kinh tế xã hội của nước ta.
Về mặt pháp chế Nhà nước Việt Nam quy định mọi người có quyền và
nghĩa vụ tham gia giáo dục bậc tiểu học (như đã trình bày ở Chương I) Song
thực tế ở nhiều nơi, nhiều lúc và nhiều khía cạnh quyền đó chưa thực sự được
bảo đảm. Nguyên nhân chủ yếu là do phong tục tập quán, nguồn gôc dân tộc mà
thực chất là tư tưởng lỗi thời vẫn còn tồn đọng trong các dân tộc cũng như các
vùng sâu vùng xa trong cả nước.

Thực tế giáo dục bậc tiểu học rất quan trọng nó là khởi đầu, đặt nền
móng cơ bản cho sự phát triển của con người. Đòi hỏi phải có một chương trình
phù hợp với tâm sinh lí của trẻ em đồng thời cơ sở vật chất cũng rất quan trọng
đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên giáo dục đào tạo bậc tiểu học hiện
nay ở Việt Nam mới chỉ đạt yêu cầu về phổ cập cho mọi người còn những chỉ số
về chất lượng mới đang ở giai đoạn đầu thực hiện.
Thế kỷ 21 được dự đoán là thế kỷ của chất xám, là thể kỷ của nhu cầu
tinh thần, nhu cầu văn hoá. Vì vậy sự nghiệp giáo dục và đào tạo đang trở nên
hết sức quan trọng. Trong tiến trình hội nhập của nước ta với thế giới, trình độ
giáo dục và đào tạo của một nước là một trong những thước đo ưu tiên trong
quan hệ quốc tế. Hơn nữa, dân trí của một nước là đông lực cơ bản của sự phát
triển của nước đó. Muốn nâng cao dân trí phải qua giáo dục và đào tạo. Vì vậy
sự nghiệp giáo dục và đào tạo phải được quan tâm đầu tư thích đáng của toàn xã
hội nói chung và toàn ngành giáo dục và đào tạo nói riêng.

×