Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN KIỂM TOÁN NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TRONG KIỂM TOÁN BCTC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.72 KB, 6 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN KIỂM TOÁN NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG
ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TRONG KIỂM TOÁN
BCTC
1.1 Đặc điểm của Nợ phải thu khách hàng có ảnh hưởng đến kiểm toán trong
kiểm toán BCTC
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm Nợ phải thu khách hàng
 Khái niệm:
Nợ phải thu khách hàng là một loại tài sản của doanh nghiệp thể hiện mối
quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với người mua, phát sinh trong quá trình
bán sản phẩm hàng hoá, dịch vụ khi nghiệp vụ bán hàng và thu tiền diễn ra
không cùng một thời điểm.
 Đặc điểm các khoản nợ phải thu:
• Nợ phải thu khách hàng là một loại tài sản của doanh nghiệp bị người
mua chiếm dụng mà đơn vị có trách nhiệm phải thu hồi.
• Nợ phải thu khách hàng là một loại tài sản khá nhạy cảm với những gian
lận.
• Nợ phải thu khách hàng là đối tượng để sử dụng các thủ thuật làm tăng
doanh thu và lợi nhuận của đơn vị.
• Nợ phải thu phải được trình bày theo giá trị thuần có thể thực hiện được
và còn phụ thuộc vào việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi nên có nhiều
khả năng sai sót và khó kiểm tra.
1.1.2 Những nguyên tắc kế toán đối với việc hạch toán Nợ phải thu
khách hàng
Phải theo dõi các khoản nợ phải thu khách hàng theo từng người mua,
không được phép bù trừ khoản phải thu giữa các đối tượng khác nhau.
Đối với các khoản phải thu có gốc ngoại tệ thì vừa phải theo dõi bằng đơn
vị nguyên tệ, vừa phải quy đổi thành Việt Nam đồng (VNĐ) theo tỷ giá thích
hợp và thực hiện điều chỉnh tỷ giá khi lập báo cáo kế toán.
Phải theo dõi chi tiết theo cả chỉ tiêu giá trị và hiện vật đối với các khoản
nợ phải thu bằng vàng, bạc, đá quý. Cuối kỳ phải điều chỉnh số dư theo giá thực
tế.


Đối với các khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán thì doanh nghiệp
cần phải thực hiện lập dự phòng phải thu khó đòi cho các khoản nợ này một
cách thích hợp.
1.1.3 Chứng từ, tài khoản, sổ sách kế toán áp dụng đối với Nợ phải thu
khách hàng
1.1.4 Dự phòng phải thu khó đòi
• Khái niệm dự phòng
• Đối tượng và điều kiện lập dự phòng phải thu khó đòi
• Phương pháp lập dự phòng phải thu khó đòi
• Trình tự hạch toán dự phòng phải thu khó đòi
1.1.5 Gian lận và sai sót có thể xảy ra đối với khoản mục Nợ phải thu
khách hàng
+ Khả năng ghi nhận sai các khoản phải thu và sự không nhất quán trong ghi
nhận doanh thu giữa các chi nhánh và giữa các kỳ khác nhau;
+ Cấn trừ sai Nợ phải thu giữa các khách hàng và phân loại sai các khoản phải
thu khách hàng và phải thu nội bộ;
+ Không trình bày đầy đủ khoản phải thu với các bên có liên quan;
+ Các khoản phải thu được phản ánh sai giá trị do bị đem cầm cố, chuyển
nhượng hay chiết khấu;
+ Có khả năng tồn tại hóa đơn nhưng không tồn tại nghiệp vụ bán hàng;
+ Ghi nhận doanh thu và Nợ phải thu không đúng kỳ.
+ Rủi ro đã thu được tiền từ khoản nợ phải thu kéo dài nhưng lại xóa sổ khoản
nợ này để thu được lợi ích cá nhân;
+ Lập sai dự phòng phải thu do đánh giá khả năng thu hồi của các khoản phải
thu không chính xác;
1.1.6 Các thủ tục kiểm soát nội bộ đối với khoản mục Nợ phải thu
khách hàng
• Xét duyệt bán chịu
• Lập và kiểm tra hoá đơn
• Theo dõi thanh toán

• Xét duyệt hàng bán bị trả lại
• Lập dự phòng phải thu khó đòi
• Cho phép xoá sổ các khoản nợ không thu hồi được
1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất có ảnh hưởng đến kiểm toán
trong kiểm toán BCTC
1.2.1 Khái niệm doanh nghiệp sản xuất
Doanh nghiệp sản xuất là một đơn vị kinh tế, một tập hợp người và vốn
có nhiệm vụ sản xuất ra sản phẩm vật chất để cung cấp cho thị trường và thông
qua đó tìm kiếm lợi nhuận.
1.2.2 Đặc điểm doanh nghiệp sản xuất
Doanh nghiệp sản xuất là tổ chức sản xuất ra của cải vật chất với mục
đích thu lợi nhuận.
Doanh nghiệp sản xuất thực hiện quá trình lưu thông sản phẩm hàng hóa
để thu tiền phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các doanh nghiệp sản xuất ngày nay thường có các khách hàng rất đa
dạng. Do có những khách hàng khác nhau nên chính sách tín dụng thanh toán
lại khác nhau và ảnh hưởng đến việc thu tiền trong doanh nghiệp.
Không như các doanh nghiệp kinh doanh xây dựng thường có những
khoản nợ kéo dài trong nhiều năm, các doanh nghiệp sản xuất cần có những
chính sách tín dụng hợp lý để thu tiền kịp thời không để kéo dài các khoản nợ
phải thu vì các doanh nghiệp này cần thu tiền trong thời gian ngắn để quay vòng
vốn.
1.3 Kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng đối với các doanh
nghiệp sản xuất trong kiểm toán BCTC
1.3.1 Vai trò của kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng đối với các
doanh nghiệp sản xuất trong kiểm toán BCTC
• Xác minh và bày tỏ ý kiến về tính trung thực và hợp lý của khoản nợ phải
thu khách hàng được trình bày trên BCTC
• Kiểm tra tính trung thực của các loại tài sản trong doanh nghiệp cũng như
khả năng hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp qua các tỷ suất

phản ánh khả năng thanh toán
• Góp phần kiểm tra tính chính xác của các khoản doanh thu và doanh thu
bán chịu
• Thu thập được các bằng chứng về việc ghi tăng (hoặc giảm) chi phí trong
kỳ do phát sinh các khoản phải thu khó đòi hoặc không thể thu hồi được
• Phát hiện ra các sai phạm liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ và
giảm rủi ro kiểm toán.
1.3.2 Mục tiêu kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng đối với các
doanh nghiệp sản xuất trong kiểm toán BCTC
- Mục tiêu hợp lý chung: khoản phải thu khách hàng được trình bày trên BCTC
được phản ánh một cách trung thực và hợp lý, xét trên các khía cạnh trọng yếu.
- Các mục tiêu chung khác
• Tính hiệu lực
• Tính trọn vẹn
• Phân loại và trình bày
• Quyền và nghĩa vụ
• Tính giá và định giá
• Tính chính xác cơ học
- Các mục tiêu kiểm toán nghiệp vụ
• Tính cho phép
• Tính kịp thời
1.3.3 Quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng đối với các
doanh nghiệp sản xuất trong kiểm toán BCTC
1.3.3.1 Chuẩn bị kiểm toán
• Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán
• Thu thập thông tin cơ sở
• Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng
• Thực hiện thủ tục phân tích
• Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán
• Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát

• Thiết kế chương trình kiểm toán
1.3.3.2 Thực hiện kế hoạch kiểm toán
A. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát
• Kiểm tra mẫu về các nghiệp vụ bán hàng
• Chọn mẫu đối chiếu giữa chứng từ chuyển hàng và những hoá đơn
có liên quan.
• Xem xét sự xét duyệt và ghi chép về hàng bán bị trả lại hay bị hư
hỏng.
B. Thực hiện thử nghiệm cơ bản
• Thủ tục phân tích
o Tính số vòng quay nợ phải thu
o So sánh số dư nợ quá hạn năm nay với năm trước
o Tính tỷ số chi phí dự phòng Nợ khó đòi trên số dư Nợ phải thu
• Thủ tục kiểm tra chi tiết
o Thu thập bảng số dư phân tích theo tuổi nợ để đối chiếu với sổ
chi tiết và sổ cái.
o Gửi thư xác nhận tới bên thứ ba.
o Kiểm tra việc lập dự phòng phải thu khó đòi.

×