Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay của NHTM đối với DNVN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.88 KB, 20 trang )

Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay của NHTM đối với
DNVN
1.1. Khái quát về DNV&N
1.1.1. Khái niệm về DNV&N
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều quan điểm cũng như tiêu thức khác nhau để
xác định DNV&N. Trong đó có 2 tiêu thức được sử dụng phổ biến nhất là: Tổng số
vốn SXKD và số lượng lao động của DN.
Đối với Việt Nam, văn bản pháp luật đầu tiên quy định thống nhất tiêu chí, xác
định DNV&N là công văn số 681/CP-KTN ban hành ngày 20/06/1998. Theo đó,
DNV&N tạm thời được quy định là những doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng
và có số lao động trung bình hàng năm dưới 200 người.
Tiêu chí phân loại của công văn 681/CP-KTN được đưa ra với mục tiêu xây
dựng một bức tranh toàn cảnh về các DNV&N ở Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với sự
phát triển chung của nền kinh tế của cả nước thì số lượng doanh nghiệp ngày một tăng,
có không ít số doanh nghiệp có số vốn vượt quá 5 tỷ đồng nhưng chưa đủ mạnh để
được xem là doanh nghiệp lớn. Vì vậy, sau một thời gian khảo sát và điều tra các
doanh nghiệp, căn cứ vào hoàn cảnh thực tế của Việt Nam, có tính tới đến xu hướng
phát triển của thời gian tới, kết hợp với nghiên cứu kinh nghiệm thực tế các nước,
ngày 23/11/2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định 90/NĐ-CP quy định lại tiêu chí để
xác định DNV&N, cụ thể là:
“ Doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã
đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ
đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không vượt quá 300 người ”.
Dựa vào tình hình thực tế về điều kiện kinh tế - xã hội của ngành, địa phương
trong quá trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp có thể áp dụng đồng
thời cả 2 chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu nói trên.
1.1.2. Những đặc điểm chủ yếu của DNV&N:
a. DNV&N có quy mô hoạt động SXKD doanh nhỏ bé
Phần lớn các DNV&N đều có quy mô nhỏ bé. Thực chất thì đặc điểm này do
chính tiêu chí phân loại DNV&N của Nghị định 90/NĐ-CP quy định, đó là các doanh
nghiệp có vốn đăng ký kinh doanh không quá 10 tỷ đồng và lao động trung bình hàng


năm không quá 300 người. Như vậy thì chính quy mô về nguồn vốn và lao động kéo
theo khó khăn về mặt bằng sản xuất kinh doanh, trình độ công nghệ và năng lực quản
lý hạn chế, thiếu thông tin gây ra nhiều yếu kém trong sản xuất mà trong đó thiếu vốn
là đặc điểm nổi bật.
b. Quản lý, điều hành hoạt động SXKD của DNV&N thấp
Hầu hết các DNV&N được thành lập có nguồn vốn dựa vào nguồn vốn tích lũy
cá nhân cộng với tích lũy của gia đình. Do đó, những người điều hành doanh nghiệp
hầu hết có thế mạnh về vốn nhiều hơn là có thế mạnh về năng lực quản lý. Còn các
DNV&N của nhà nước thì lại có nhiều nhà quản lý yếu kém về trình độ điều hành nên
cũng chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh
gay gắt của cơ chế thị trường như hiện nay, gây khó khăn trong việc đảm bảo cho
doanh nghiệp đứng vững và phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, số người của DNV&N có trình độ, được đào tạo còn ít. Khó khăn
của các doanh nghiệp này là không thu hút được nhiều các cán bộ kỹ thuật cũng như
các nhà quản lý giỏi, những công nhân có tay nghề cao. Từ đó, dẫn đến năng suất lao
động thấp, hiệu quả sử dụng vốn kém ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả vốn vay và
bảo toàn vốn thấp. Chính điều này sẽ dẫn tới khả năng tiếp cận vốn của các ngân hàng
của các doanh nghiệp này bị hạn chế.
c. Sức cạnh tranh của DNV&N còn thấp
Do các DNV&N là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vốn đầu tư cho hoạt
động sản xuất kinh doanh còn ít làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó
khăn, ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm như: chất lượng chưa cao, sức cạnh tranh
của hàng hóa dịch vụ còn yếu… do đó không mở rộng được thị trường, ngày càng khó
tiêu thụ hàng hóa. Chính điều này sẽ dẫn đến doanh thu thấp và lợi nhuận cũng thấp,
cản trở việc sản xuất kinh doanh, dễ có những hành vi gian lận thương mại, kinh
doanh trái với quy định của pháp luật.
d. Môi trường kinh doanh bên ngoài có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của
DNV&N
Chính những đặc trưng về quy mô nguồn vốn và lực lượng lao động đã phần nào
nói lên sự phụ thuộc của các DNV&N vào môi trường kinh doanh. Các tác động từ

bên ngoài tới doanh nghiệp cũng đã gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp
này. Trước hết, sự tác động quản lý của nhà nước về hoàn thiện Luật doanh nghiệp,
các chính sách thuế, chính sách tín dụng, thương mại, chính sách khoa học công nghệ,
lao động và việc làm… có nhiều bất cập. Tác động quản lý của nhà nước đối với
doanh nghiệp trong khâu tổ chức còn nhiều bức xúc. Sự thiếu hụt và rối loạn thị
trường như: thị trường vốn, thị trường thông tin, thị trường dịch vụ và nạn hàng giả,
hàng lậu tràn lan gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DNV&N.
1.1.3. Vai trò của DNV&N đối với nền kinh tế
a. Đóng góp to lớn vào thu nhập quốc dân, và đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế
Bằng việc khai thác và đưa vào sử dụng các nguồn lực kinh tế tiềm ẩn trong dân
cư ( từ nguồn lực vốn, lao động đến các nguồn lực trí tuệ hay bí quyết ngành nghề
truyền thống…), các DNV&N đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế.
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và đầu tư, mỗi năm các DNV&N đã tạo ra khoảng 28%
GDP của cả nước, 32% giá trị sản lượng công nghiệp, 64% tổng khối lượng luân
chuyển hàng hóa. Bên cạnh đó, các DNV&N còn có vai trò quan trong trong việc giữ
gìn và bảo tồn các làng nghề truyền thống, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong
tăng trưởng kinh tế, tạo nên một thế mạnh cho đất nước ta trong quá trình hội nhập
vào khu vực và thế giới.
b. Tạo việc làm và thu nhập cho người lao động
Có thể thấy rằng, vai trò to lớn nhất của các DNV&N là tạo việc làm cho một số
lượng lớn người lao động trong cả nước, giả quyết tình trạng thất nghiệp. Do có sự
phân bố rộng khắp và khá đa dạng trong ngành nghề kinh doanh, hơn nữa lại không
đòi hỏi trình độ quá cao, nên DNV&N đã và đang thu hút được rất nhiều lao động ở cả
thành thị và nông thôn. Đây cũng chính là cơ sở để góp phần quan trọng nâng cao thu
nhập cho người lao động, cải thiện đời sống, đồng thời hạn chế các tệ nạn xã hội.
Ở Việt Nam, các doanh nghiệp này tiếp nhận khoảng 10 triệu người, chiếm 25-
27% lực lượng lao động cả nước. Ý nghĩa to lớn của các DNV&N trong vấn đề tạo
việc làm còn thể hiện ở triển vọng thu hút thêm lao động làm việc trong các DNV&N
trong tương lai do hiệu suất đầu tư cho một lao động làm việc tại đây thấp hơn nhiều
so với các doanh nghiệp lớn. Đồng thời đây cũng là điều kiện thuận lợi nhất để tiếp

nhận lực lượng lao động dư thừa từ nông thôn đang không ngừng tăng thêm mỗi năm.
Rõ ràng, giả quyết việc làm là một thế mạnh của các DNV&N, và là nguyên nhân để
chúng ta phải quan tâm đặc biệt tới lạo hình doanh nghiệp này.
c. Thu hút được các nguồn vốn trong dân cư
Hiện nay tiềm lực tài chính trong dân cư còn khá lớn, tuy nhiên lại không tập
trung mà chỉ rải rác với tính chất nhỏ bé, dễ phân tán. Do đặc trưng quy mô nhỏ, linh
hoạt, phân tán ở mọi nơi nên các DNV&N sẽ có tác dụng rất lớn trong việc thu hút các
nguồn vốn này. Mặc dù mỗi nguồn vốn thường có quy mô nhỏ nhưng do nguồn tiền
nhàn rỗi được nhiều người nắm giữ nên nguồn vốn của các DNV&N thu hút được
cũng không phải là nhỏ. Chính vì vậy, DNV&N sẽ giúp nền kinh tế sử dụng hiệu quả
các nguồn lực tài chính trong dân cư, hạn chế nguồn tiền nhàn rỗi không sinh lợi cho
nền kinh tế.
d. Góp phần tạo sự năng động, hiệu quả cho nền kinh tế trong cơ chế thị
trường, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH
Với ưu thế về tính linh hoạt và lượng vốn yêu cầu tương đối nhỏ, các DNV&N có
khả năng nhanh chóng thay đổi mặt hàng, chuyển hướng sản xuất, đổi mới công
nghệ… cho phù hợp với sự biến động của môi trường kinh doanh. Vì vậy, các
DNV&N làm cho nền kinh tế năng động hơn. Thực tế cho thấy, tốc độ gia tăng của
các DNV&N lớn hơn nhiều so với các doanh nghiệp lớn và sự gia tăng này đã làm
tăng tính cạnh tranh trên thị trường, thu hút được nhiều nguồn lực tiềm tàng trong xã
hội và trong các tầng lớp dân cư. Nói cách khác, các DNV&N đã giúp nền kinh tế thị
trường hoạt động hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, sự phát triển của các DNV&N đã và đang tạo ra những chuyển biến
hết sức quan trọng về cơ cấu của nền kinh tế: từ nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nhỏ
dựa trên nông nghiệp chuyển sang nền kinh tế sản xuất lớn mà chủ yếu là trên lĩnh vực
công nghiệp và dịch vụ.
1.2. Hoạt động cho vay của NHTM đối với DNV&N
1.2.1. Các phương thức cho vay của NHTM đối với DNV&N
1.2.1.1. Phân loại theo thời gian
Cách phân chia này có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì thời gian liên

quan mật thiết đến mục đích sử dụng, tính an toàn và tính sinh lợi của ngân hàng cũng
như khả năng hoàn trả vốn vay của khách hàng. Thông thường phân loại cho vay theo
thời gian thành 3 loại:
- Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn từ 12 tháng trở xuống và được
sử dụng để bổ sung sự thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của doanh nghiệp. Đối với
hoạt động tín dụng thì cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất, và đây cũng là loại
tín dụng có ít rủi ro cho ngân hàng vì trong thời gian ngắn ít có biến động xảy ra và
nếu có biến động xảy ra thì ngân hàng vẫn có thể dự tính được.
- Cho vay trung hạn: là hình thức cho vay có thời hạn từ 1 năm đến dưới 5 năm,
chủ yếu là được sử dụng để mua sắm TSCĐ, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản
xuất… Loại tín dụng này có mức độ rủi ro không cao vì ngân hàng có khả năng dự
đoán được những biến động có thể xảy ra.
- Cho vay dài hạn: là hình thức cho vay có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng để
cấp vốn cho xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất mới… Loại tín dụng
này có mức độ ruuir ro lớn vì trong thời gian dài có nhiều biến động xảy ra và khó
lường trước được.
1.2.1.2. Phân loại theo cách thức cho vay
Nghiệp vụ cho vay có thể thực hiện theo các phương thức sau:
- Cho vay thấu chi: Ngân hàng cho phép khách hàng được chi trội trên số dư
tiền gửi thanh toán của mình đến một thời hạn nhất định trong một khoảng thời gian
nhất định.
- Cho vay trực tiếp từng lần: Là hình thức cho vay tương đối phổ biến của các
NHTM đối với các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, mỗi lần khách
hàng phải làm đơn trình ngân hàng phương án sử dụng vốn vay. Mỗi món vay được
tách biệt thành các hồ sơ ( khế ước nhận nợ) khác nhau.
- Cho vay hạn mức tín dụng: Ngân hàng cấp cho khách hàng một hạn mức tín
dụng cả kỳ hoặc cuối kỳ. Trường hợp hạn mức trong cả kỳ thì khách hàng có thể vay
trả nhiều lần nhưng dư nợ không vượt quá mức tín dụng. Đối với hạn mức tín dụng
cuối kỳ thì trong kỳ dư nợ tín dụng có thể lớn hơn hạn mức tín dụng nhưng đến thời
điểm cuối kỳ khách hàng bắt buộc phải trả hết nợ sao cho dư nợ cuối kỳ không vượt

quá hạn mức tín dụng.
- Cho vay luân chuyển: Là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển hàng hóa.
DN khi mua hàng vê có thể thiếu vốn, ngân hàng có thể cho vay để mua hàng và sẽ
thu nợ khi DN bán hàng. Đầu năm hoặc đầu quý, người vay phải lam đơn xin vay luân
chuyển. Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận với nhau về phương thức vay, hạn mức
tín dụng, các nguồn cung cấp hàng hóa và khả năng tiêu thụ.
1.1.2.3. Phân loại theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng
( phân loại theo tài sản đảm bảo)
Tài sản đảm bảo các khoản cho vay cho phép ngân hàng có được nguồn thu nợ
thứ hai bằng cách bán các tài sản đó khi nguồn thu nợ thứ nhất ( từ quá trình sản xuất
kinh doanh) không hoàn trả hay không hoàn trả đủ. Theo cách phân chia này thì cho
vay được phân làm 2 loại:
- Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm như thế chấp,
cầm cố, hoặc có sự bảo lãnh của người thứ 3. Ngân hàng nắm giữ tài sản của người
vay để xử lý, thu hồi nợ khi người vay không thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết trong
hợp đồng tín dụng. Hình thức này áp dụng đối với những khách hàng không có hoặc
chưa có uy tín cao đối với ngân hàng. Mặc dù là có tài sản bảo đảm hình thức cho vay
này vẫn có độ rủi ro vì tài sản có thể bị mất giá hay người bảo lãnh không thực hiện
nghĩa vụ của mình.
- Cho vay không có bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản cầm cố, thế chấp,
hoặc không có sự bảo lãnh của người thứ 3. Việc cấp tín dụng chỉ dựa vào uy tín của
bản thân khách hàng. Muốn vậy, ngân hàng phải đánh giá hiệu quả sử dụng tiền vay
của khách hàng. Hình thức này áp dụng với những khách hàng có uy tín lớn và có khả
năng trả nợ cao. Do đó, mặc dù không có tài sản đảm bảo nhưng đay là loại cho vay ít
rủi ro cho ngân hàng.
1.1.2.4. Phân loại theo đồng tiền cho vay
- Cho vay bằng đồng bản tệ: là loại cho vay mà ngân hàng cấp tiền cho khách
hàng bằng đồng tiền của nước mình. Nước ta quy định cho vay để thanh toán trong
nước thì chỉ được bằng VND.
- Cho vay bằng ngoại tệ: là loại cho vay mà ngân hàng cấp tiền cho khách hàng

bằng đồng ngoại tệ. Nước ta quy định cho vay bằng ngoại tệ chỉ phục vụ cho nhập
khẩu.
1.2.1.5. Phân loại theo phương pháp hoàn trả
- Cho vay trả góp: là loại cho vay mà khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi theo
định kỳ.
- Cho vay kỳ hạn: là loại cho vay được thanh toán 1 lần theo kỳ hạn đã thỏa
thuận.
- Cho vay hoàn trả theo yêu cầu: là loại cho vay mà người vay có thể hoàn trả bất
cứ khi nào có thu nhập.
1.2.2. Vai trò của vốn vay NHTM đối với DNV&N
Có thể nói, nguồn vốn ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất
không chỉ đối với các DNV&N mà đối với mọi doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế.
Các NHTM là một tổ chức tài chính trung gian với khả năng huy động vốn từ nhiều
nguồn nhỏ lẻ khác nhau thành một nguồn vốn tập trung, do đó các ngân hàng luôn có
đủ khả năng cung cấp các nguồn tài trở cho doanh nghiệp. Trong các hình thức tài trở
cho doanh nghiệp thì hoạt động cho vay ngân hàng với những ưu điểm của mình vẫn
là nguồn cung cấp vốn cho doanh nghiệp quan trọng nhất. Vấn đề đặt ra không phải là
khả năng cho vay của các NHTM mà chính là khả năng tiếp cận nguồn vốn này của
các DNV&N:
- Thứ nhất: Vốn vay NHTM là một kênh cung cấp vốn quan trọng đối với DNV&N
Có thể thấy rằng, trong các nguồn huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của các DNV&N thì nguồn vốn ngân hàng đóng vai trò quan trọng nhất do
những ưu điểm của nó. Phần lớn DNV&N là thiếu vốn, trình độ sản xuất công nghệ
thường yếu kém… nên nhu cầu đối với nguồn vốn vay ngân hàng để đầu tư sản xuất
theo chiều sâu hay mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh càng bức thiết.
Muốn đầu tư vào chiều sâu doanh nghiệp dựa trên nguồn tích lũy nội bộ thì thường
cần một thời gian lâu dài, trong khi đây là những yêu cầu bức thiết đặt ra cho mỗi
doanh nghiệp trong môi trường kinh tế cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay.
Bên cạnh đó, nhu cầu vay vốn để doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh
doanh như: mua mới trang thiết bị, mở rộng nhà xưởng, tăng số lượng lao động… là

rất lớn so với khả năng tài chính của doanh nghiệp. Và nhu cầu này có thể được thỏa
mãn bằng cách sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng.
- Thứ hai: Vốn vay NHTM làm tăng khả năng cạnh tranh và uy tín của các DNV&N
Trong nền kinh tế thị trường, khả năng cạnh tranh mang tính chất sống còn đối
với mỗi doanh nghiệp. Đặc biệt với các DNV&N thì ngoài việc phải cạnh tranh với
các doanh nghiệp cùng mức thì nó còn phải chịu một áp lực cạnh tranh rất lớn từ phía
các công ty lớn, các tổng công ty hay các tập đoàn trong và ngoài nước. Vì vậy, bài
toán về khả năng cạnh tranh và đứng vững trên thị trường luôn là vấn đề bức thiết đối
với các DNV&N. Doanh nghiệp phải cạnh tranh cả về chất lượng sản phẩm, giá cả
hàng hóa, công nghệ… Tất cả đều nhằm mục tiêu tạo ưu thế về sản phẩm dịch vụ mà
doanh nghiệp cung cấp ra thị trường.

×