Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Luận văn đề tài giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ tại công ty luật ACTIP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.87 KB, 14 trang )

TÊN ĐỀ TÀI:
GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
TẠI CÔNG TY LUẬT ACTIP: THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP

Họ tên:
MSSV:


LỜI CẢM ƠN

i


NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

ii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

iii


iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................i
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP............................................................................. ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................... iii
MỤC LỤC..................................................................................................................................i


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................................4
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 ..............................................................................................................................3
GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ THEO
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM ......................................................................3
1.1 Tổng quan về hợp đồng chuyển giao công nghệ (HĐCGCN) .................................3
1.1.1 Khái niệm HĐCGCN .............................................................................................3
1.1.2 Đặc điểm của HĐCGCN ................................. Error! Bookmark not defined.
1.1.3 Nguồn luật điều chỉnh HĐCGCN................... Error! Bookmark not defined.
1.2 Giao kết và thực hiện HĐCGCN theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ
2017.................................................................................. Error! Bookmark not defined.
1.2.1 Giao kết HĐCGCN .......................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2 Thực hiện HĐCGCN........................................ Error! Bookmark not defined.
1.3.Các quy định hiện hành về dịch vụ chuyển giao công nghệ ..... Error! Bookmark
not defined.
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG CHUYỂN
GIAO CÔNG NGHỆ TẠI CÔNG TY LUẬT ACTIP .. Error! Bookmark not defined.
2.1 Giới thiệu chung về Công ty Luật ACTIP ............ Error! Bookmark not defined.
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ..................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2 Lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh .............. Error! Bookmark not defined.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và quản lý ............................... Error! Bookmark not defined.
2.1.4 Kết quả hoạt động và kinh doanh giai đoạn 2017-2019 ..... Error! Bookmark
not defined.
2.2 Tình hình giao kết và thực hiện HĐCGCN tại Công ty Luật ACTIP ...........Error!
Bookmark not defined.
i


2.2.1 Thực tiễn giao kết HĐCGCN.......................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2 Thực tiễn thực hiện HĐCGCN ....................... Error! Bookmark not defined.

2.3 Đánh giá chung về hoạt động giao kết và thực hiện HĐCGCN tại Công ty Luật
ACTIP .............................................................................. Error! Bookmark not defined.
2.3.1 Kết quả đạt được ............................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.2 Tồn tại và hạn chế............................................. Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIAO KẾT
VÀ THỰC HIỆN HĐCGCN TẠI CÔNG TY LUẬT ACTIP .....Error! Bookmark not
defined.
3.1 Định hướng đối với hoạt động CGCN của Công ty trong thời gian tới........Error!
Bookmark not defined.
3.2 Một số giải pháp đề xuất đối với Công ty Luật ACTIP ......Error! Bookmark not
defined.
3.2.1 Đối với công tác giao kết HĐCGCN ............. Error! Bookmark not defined.
Xác định mục tiêu hoạt động tư vấn của Công ty .. Error! Bookmark not defined.
3.2.2 Đối với công tác thực hiện HĐCGCN ........... Error! Bookmark not defined.
3.3.Kiến nghị đối với Nhà nước ................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.1 Hoàn thiện các văn bản pháp luật điều chỉnh HĐCGCN ... Error! Bookmark
not defined.
3.3.2 Phê chuẩn các điều ước quốc tế về CGCN.... Error! Bookmark not defined.
3.3.3 Tăng cường phổ biến kiến thức về luật CGCN ............Error! Bookmark not
defined.
3.3.4. Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý liên quan để đảm bảo thức đẩy phát triển
các dịch vụ chuyển giao công nghệ. ........................ Error! Bookmark not defined.
3.4.5. Xây dựng và ban hành văn bản dưới luật thay thế Thông tư số 16/2014/TTBKHCN ....................................................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ......................................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. Error! Bookmark not defined.

ii


iii



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa của từ viết tắt

BLDS

Bộ luật dân sự

CGCN

Chuyển giao công nghệ

HĐCGCN

Hợp đồng chuyển giao công nghệ

QLNN

Quản lý nhà nước

TVV

Tư vấn viên

4



LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu chuyển giao công nghệ nhằm
phát triển kinh tế gia đình và xã hội của các doanh nghiệp ngày càng tăng. Nhu cầu
chuyển giao thương hiệu, công nghệ của các doanh nghiệp được triển khai và thực
hiện nhiều phương diện. Đây là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của
xã hội, sự phát triển của xã hội đạt đến giai đoạn hiện nay chính là nhờ hoạt động
của công nghệ mà đơn cử là sự chuyển giao giữa các tổ chức, cá nhân.
Nhằm nâng cao quyền tự chủ, tự quyết cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân,
Nhà nước cho phép có sự chuyển giao công nghệ theo nhu cầu sản xuất kinh doanh,
trong đó hình thức chuyển giao công nghệ thông qua hợp đồng chuyển giao hiện
nay trở thành hình thức phổ biến, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội hiện nay.
Chính vì thế việc chuyển giao công nghệ chủ yếu thông qua hợp đồng chuyển giao
công nghệ nhằm thiết lập quan hệ trong quá trình chuyển giao công nghệ, công
nghệ trong nền kinh tế thị trường, là lựa chọn ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp, tổ
chức, cá nhân
Pháp luật về chuyển giao công nghệ quy định quyền và nghĩa vụ của các bên
chuyển giao và bên nhận chuyển giao, các tiêu chuẩn chuyển giao công nghệ, các
nguyên tắc sử dụng và quản lý chuyển giao công nghệ nhằm thúc đẩy sản xuất
không ngừng phát triển. Đối với pháp luật chuyển giao công nghệ thì giao kết hợp
đồng chuyển giao công nghệ là một phần rất quan trọng, là hình thức ban đầu chủ
yếu làm phát sinh quan hệ pháp luật chuyển giao công nghệ. Hợp đồng chuyển giao
công nghệ là công cụ pháp lý quan trọng để xác lập mối quan hệ chuyển giao công
nghệ giữa người sử dụng chuyển giao công nghệ và người chuyển giao công nghệ.
Giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ được coi là vấn đề trung tâm trong
mối quan hệ chuyển giao công nghệ. Việc giao kết hợp đồng chuyển giao công
nghệ không chỉ được thừa nhận bằng pháp luật trong nước, mà còn ghi nhận trong
hệ thống pháp luật của các nước trên thế giới. Giao kết hợp đồng chuyển giao công
nghệ được quy định rõ ràng và điều chỉnh bởi pháp luật – một công cụ của nhà nước
giúp bảo vệ tối đa quyền lợi của người chuyển giao công nghệ cũng như người sử

dụng chuyển giao công nghệ. Quá trình giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ,
1


các bên được tự do thỏa thuận theo ý chí của mình để tối đa quyền lợi, sự tự do ấy
nằm trong hành lang pháp lý do pháp luật đã đặt ra. Tuy nhiên, trong quá trình thực
hiện giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ tại các tổ chức, cá nhân cho thấy
việc giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ còn bộc lộ tính thiếu chặt chẽ, chưa
đầy đủ, chưa rõ ràng về quyền nghĩa vụ của các bên cũng như các vấn đề mà người
chuyển giao công nghệ phải thực hiện, nhận thức pháp luật chuyển giao công nghệ
của người sử dụng chuyển giao công nghệ và người chuyển giao công nghệ còn
nhiều hạn chế, điều này dẫn đến tranh chấp về hợp đồng chuyển giao công nghệ tại
các doanh nghiệp phát sinh ngày càng phố biến.
Xuất phát từ yêu cầu đòi hỏi thực tế của hợp đồng chuyển giao công nghệ và
thực tiễn trong hoạt động thực tiễn cửa công ty Luật ACTIP đề tài “Giao kết và
thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ tại công ty Luật ACTIP” làm chuyên
đề thực tập của tôi để nghiên cứu nhằm làm rõ thực trạng pháp luật và thực tiễn áp
dụng pháp luật về giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ để tìm ra những khó
khăn, vướng mắc của pháp luật cũng như khó khăn trong nhận thức và áp dụng
pháp luật nói chung. Từ đó đề ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật đồng thời
cũng đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong thực tế nhằm
tạo ra môi trường chuyển giao công nghệ thân thiện, tăng năng suất chuyển giao
công nghệ, tạo thu nhập ổn định để đưa xã hội ngày càng phát triển phồn vinh, đảm
bảo sự hài hòa giữa lợi ích của bên chuyển giao công nghệ với bên được chuyển
giao công nghệ và Nhà nước, đáp ứng nhu cầu điều chỉnh của pháp luật vào thực
tiễn các quan hệ chuyển giao công nghệ.

2



CHƯƠNG 1
GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG
NGHỆ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1.1 Tổng quan về hợp đồng chuyển giao công nghệ (HĐCGCN)
1.1.1 Khái niệm HĐCGCN
Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, sự thay đổi của công nghệ
luôn được coi là nhu cầu cơ bản nhất và lớn nhất của con người. Cùng với sự phát
triển của mỗi một quốc gia thì vai trò của công nghệ giữ vị trí quan trọng. Sự phát
triển của nền tảng công nghệ 4.0 luôn đặt trong điều kiện luôn luôn vận động và
phát triển của nền tri thức thế giới. Vấn đề CGCN là chuyển giao quyền sở hữu
hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền CGCN sang
bên nhận công nghệ. Hay nói một cách chính xác hơn ngôn ngữ trong thực tế là
hoạt động mua bán công nghệ thông qua các HĐCGCN được ký kết giữa các bên.
Theo từ điển Luật học ghi nhận: “Chuyển giao công nghệ là chuyển giao
quyền sở dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp, bí quyết, kiến thức kỹ thuật.1
BLDS ghi nhận đối tượng chuyển giao công nghệ gồm: (i) Các đối tượng sở hữu
công nghiệp có hoặc không kèm theo máy móc, thiết bị mà pháp luật cho phép
chuyển giao; (ii) Bí quyết, kiến thức kỹ thuật về công nghệ dưới dạng phương án
công nghệ, các giải pháp kỹ thuật, quy trình công nghệ, phần mềm máy tính, tài liệu
thiết kế...(iii) Các dịch vụ kỹ thuật, đào tạo nhân viên kỹ thuật, cung cấp thông tin
về công nghệ chuyển giao; (iv) Các giải pháp hợp lý hóa sản xuất. Trên cơ sở đó thì
các cá nhân, các chủ thể khác là chủ sở hữu của các đối tượng sở hữu công nghiệp
hoặc có quyền định đoạt các đối tượng sở hữu công nghiệp.2 Là chủ sở hữu bí
quyết, kiến thức kỹ thuật có quyền chuyển giao công nghệ.
Quy định tại khoản 7 Điều 2 Luật chuyển giao công nghệ ghi nhận: Chuyển
giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền

1
2


Từ điển Luật Học (2006) Nhà Xuất bản từ điển Bách Khoa – Nhà xuất bản tư pháp.
Luật số 42/2019/QH14

3


sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công
nghệ.3
Trong quan hệ pháp luật về CGCN, hợp đồng là hình thức pháp lý và là căn cứ
để phát sinh quan hệ CGCN đồng thời cũng là yếu tố để giải quyết các tranh chấp
phát sinh.
Theo từ điển tiếng việt “Hợp đồng” là sự giao kèo, sự thỏa thuận giữa các bên
tham gia hợp đồng về một công việc nhất định trong đó có thỏa thuận về quyền lợi
và nghĩa vụ giữa các bên4.
Hiện nay, theo quy định tại Điều 23 Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017
không ghi nhận về khái niệm về HĐCGCN 2017 quy định như sau: Hợp đồng
chuyển giao công nghệ phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác được coi
là giao dịch bằng văn bản theo quy định của Bộ luật Dân sự. Văn bản hợp đồng phải
được các bên ký, đóng dấu (nếu có); ký, đóng dấu giáp lai (nếu có) vào các trang
của hợp đồng, phụ lục hợp đồng.
Có thể hiểu rằng trong quan hệ CGCN, hợp đồng được ký kết giữa một bên là
bên CGCN và một bên nhận CGCN nhằm thỏa thuận thực hiện một hoặc một số
công việc nhất định có thỏa thuận về điều kiện làm việc, mức lương, thời gian làm
việc nhằm tạo ra sản phẩm CGCN phục vụ cho nhu cầu của các bên trong quan hệ
CGCN cũng như cho xã hội, nhằm tăng năng suất CGCN tạo sự phát triển kinh tế
xã hội.
Như vậy, có thể đưa ra khái niệm về hợp đồng CGCN như sau “Hợp đồng
chuyển giao công nghệ là Hợp đồng ghi nhận sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp
nhân chuyển giao cho nhau các đối tượng sở hữu công nghiệp như bí quyết, kiến
thức kỹ thuật về công nghệ, các giải pháp kỹ thuật, phần mềm máy tính, tài liệu

thiết kế, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật...Việc chuyển giao
công nghệ có thể thông qua hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự hoặc thông qua việc
góp vốn bằng giá trị công nghệ trong các dự án đầu tư.

3

Xem khoản 7 ĐIều 2 Luật Chuyển giao công nghệ 2017

4 Nhà xuất bản văn hóa thông tin Hà Nội(1998), Đại từ điển tiếng việt, tr. 215-5146

4


DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 54183
DOWNLOAD:
+ Link tải: tailieumau.vn
Hoặc :
+ ZALO: 0932091562

5



×