GIÁO ÁN TIN HỌC 6
Năm học: 2018-2019
------------------------------------------------------------------------------------------------Tuần: 1
Tiết: 1
Ngày soạn: 15/08/2018
Ngày dạy: 20/08/2018
BÀI 1. THÔNG TIN VÀ TIN HỌC
1. Mục tiêu
a) Về kiến thức:
- Biết khái niệm về thông tin và hoạt động thông tin của con người
- Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin
- Biết khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học
b) Về kỹ năng:
Biết máy tính là công cụ hỗ trợ hoạt động xử lí thông tin của con người và tin học
là ngành khoa học nghiên cứu các hoạt động xử lí thông tin tự động bằng máy tính
điện tử.
c) Về thái độ: Giúp học sinh có ý thức học tập môn học, rèn luyện tính cần cù.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án
b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép
3. Phương Pháp giảng dạy
Nêu và giải quyết vấn đề
Vấn đáp, gợi mở
Trực quan
4. Tiến trình bài dạy
a) Ổn định tổ chức lớp học
b) Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
c) Dạy nội dung bài mới:
GV: Chúng ta biết rằng tin học có một vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát
triển của lịch sử loài người. Sự phát triển của tin học được gắn liền với sự phát
triển của các thế hệ máy tính điện tử. Máy tính điện tử là một thiết bị kĩ thuật hiện
đại để lưu giữ và xử lí thông tin. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết được mối
liên hệ giữa thông tin và tin học.
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Cho HS đọc khổ thơ trong
SGK và trả lời các câu hỏi về khổ
thơ trong sgk-6
HS: Đọc và trả lời câu hỏi
17’ Hoạt động 1: Thông tin là gì ?
1. Thông tin là gì?
? Hàng ngày em tiếp nhận được
thông tin từ những nguồn nào ?
HS: Các bài báo, bản tin, biển chỉ
đường ...
? Thông tin là gì ?
HS: Trả lời theo sgk -7
* Thông tin là tất cả những gì con
người thu nhận được về thế giới
xung quanh (sự vật, sự kiện...) và
________________________________________________________________
Trường THCS PHÚ HỘI
Giáo viên: Mai Thị Hồng Anh
1
GIÁO ÁN TIN HỌC 6
Năm học: 2018-2019
------------------------------------------------------------------------------------------------về chính mình. Thông tin đem lại
? Thử lấy ví dụ về thông tin mà các sự hiểu biết cho con người.
em biết?
HS lấy ví dụ
? Như vậy em thấy thông tin có quan
trọng không?
HS: Thông tin có vai trò rất quan
trọng.
GV: Thông tin có thể ở nhiều dạng
thức khác nhau như sóng ánh sáng,
sóng âm, kí hiệu viết trên giấy, viết
trên gỗ trên đá…
Cùng một thông tin có thể biểu
diễn những dữ liệu khác nhau.
Thông tin có thể bị biến đổi, biến
dạng, có thể sao chép, di chuyển
…
18’ Hoạt động 2: Hoạt động thông tin 2. Hoạt động thông tin của con
của con người
người
GV: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi
a, b, c (SGK-7)
GV: Trong cuộc sống chúng ta
không chỉ tiếp nhận thông tin mà
còn xử lí thông tin tiếp nhận được
để thực hiện những hoạt động thích
hợp. Bên cạnh đó chúng ta còn lưu
trữ và trao đổi thông tin.
HS: Lắng nghe và ghi nhớ
* Việc tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và
trao đổi thông tin được gọi chung là
hoạt động thông tin.
GV: Hoạt động thông tin diễn ra
như một nhu cầu thường xuyên và
tất yếu. Có thể nói mỗi hành động,
việc làm của con người đều gắn
liền với một hoạt động thông tin
nói chung và xử lí thông tin cụ thể
nói riêng.
? Hãy nêu 1 số VD minh hoạ về
hoạt động thông tin của con người?
HS: Lấy ví dụ
? Theo em trong các hoạt động
thông tin trên thì hoạt động nào
quan trọng nhất? Vì sao?
________________________________________________________________
Trường THCS PHÚ HỘI
Giáo viên: Mai Thị Hồng Anh
2
GIÁO ÁN TIN HỌC 6
Năm học: 2018-2019
------------------------------------------------------------------------------------------------HS: Xử lí thông tin, vì nó đem lại
sự hiểu biết cho con người
GV: Đưa ra các vd sgk-7 để khẳng
định vai trò của xử lí thông tin.
HS: Lắng nghe và phân tích
GV: Giới thiệu về mô hình quá
trình xử lí thông tin SGK-8
HS: Lắng nghe và ghi nhớ
GV: GV: Giải thích việc tiếp nhận
thông tin chính là để tạo thông tin
vào cho quá trình xử lí. Việc lưu
trữ, truyền thông tin làm cho thông
tin được tích luỹ và nhân rộng.
? Thông tin có vai trò gì?
GV: Thông tin là căn cứ cho những
quyết định. Khi nắm được những
thông tin nào đó có thể cho ta
những quyết định.
? Lấy ví dụ.
GV:Thông tin gắn liền với sự phát
triển của nhân loại. Toàn bộ tri
thức của nhân loại chính là lượng
thông tin được tích lũy và hệ thống
hóa. Nó phản ánh được mức độ
tiến hóa của nhân loại. Việc học
tập chính là quá trình dạy – học
của thầy và trò bao gồm yếu tố
truyền, tiếp nhận và làm giàu thông
tin – tri thức của nhân loại.
Việc nắm và phân tích thông tin có
ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế xã
hội của mọi quốc gia.
d) Củng cố, luyện tập (8’) :
GV: yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1, 2,3 SGK- 9
e) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’):
- Ghi nhớ các kiến thức trong bài.
- Đọc trước phần tiếp theo.
5. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
________________________________________________________________
Trường THCS PHÚ HỘI
Giáo viên: Mai Thị Hồng Anh
3
GIO N TIN HC 6
Nm hc: 2018-2019
------------------------------------------------------------------------------------------------............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Tun: 1
Tit: 2
Ngy son: 15/08/2018
Ngy dy: 20/08/2018
Bi 1: THễNG TIN V TIN HC (tt)
1. Mc tiờu
a) V kin thc:
- Bit khỏi nim ban u v tin hc v nhim v chớnh ca tin hc
- Bit c hot ng thụng tin ca con ngi. Tin hc l ngnh khoa hc nghiờn
cu cỏc hot ng x lớ TT t ng bng MTT.
b) V k nng:
Bit mỏy tớnh l cụng c h tr hot ng x lớ thụng tin ca con ngi v tin
hc l ngnh khoa hc nghiờn cu cỏc hot ng x lớ thụng tin t ng bng mỏy
tớnh in t.
c) V thỏi :
- Giỳp hc sinh cú ý thc hc tp mụn hc.
- Cú khỏi nim ban u v tin hc v nhim v chớnh ca tin hc.
2. Chun b ca GV v HS
a) Chun b ca GV: SGK, giỏo ỏn, mỏy chiu
b) Chun b ca HS: SGK, v ghi chộp
3. Phng Phỏp ging dy
Nờu v gii quyt vn
Vn ỏp, gi m
Trc quan
4. Tin trỡnh bi dy
a) n nh t chc lp hc
b) Kim tra bi c (5):
? Em hóy trỡnh by khỏi nim thụng tin?
? Em hóy nờu mt s vớ d c th v thụng tin v cỏch thc m con ngi tip
nhn thụng tin y?
- K: Trong tit hc trc cỏc em ó tỡm hiu th no l thụng tin v bit c
hot ng thụng tin ca con ngi. Tit hc hụm nay chỳng ta tip tc tỡm hiu
hot ng thụng tin v tin hc.
c) Dy ni dung bi mi:
TG
Hot ng ca GV v HS
Ni dung
25 Hot ng 1: Hoaùt ủoọng 3. Hot ng thụng tin v tin hc:
thoõng tin vaứ Tin hoùc
________________________________________________________________
Trng THCS PH HI
Giỏo viờn: Mai Th Hng Anh
4
GIÁO ÁN TIN HỌC 6
Năm học: 2018-2019
------------------------------------------------------------------------------------------------? Con người chúng ta tiếp nhận
thông tin qua những giác quan
nào?
HS: - Thị giác
- Thính giác
- Khứu giác
- Vị giác
- Xúc giác
GV: Con người nhờ bộ phận nào
để lưu trữ và xử lí thông tin?
HS Bộ não
GV: Nói hoạt động thông tin của
con người chủ yếu là nhờ các giác
quan và bộ não. Tuy nhiên khả
năng hoạt động thông tin của các
giác quan và bộ não có giới hạn vd
không thể nhìn thấy những vật vô
cùng nhỏ
GV: Làm thế nào ta có thể nhìn
thấy những vật rất nhỏ ? Làm thế
nào ta có thể thấy các vì sao ở xa
mà mắt thường không nhìn thấy
được ? Khi đau ốm Bố, mẹ thường
dùng dụng cụ gì để đo nhiệt độ cơ
thể của em ?
HS: Trả lời
GV: Cùng với sự phát triển của
loài người con người đã không
ngừng sáng tạo ra các công cụ
nhằm khắc phục và mở rộng khả
năng của mình => Máy tính điện tử
ra đời chính là công cụ hiện đại hỗ
trợ cho các hoạt động của con
người.
? Nhiệm vụ chính của Tin học là
gì?
HS: Trả lời
GV: Nhờ sự phát triển của tin học, Một trong những nhiệm vụ chính
máy tính không chỉ là công cụ trợ của tin học là nghiên cứu việc thực
giúp tính toán thuần tuý mà còn hỗ hiện các hoạt động thông tin một
trợ con người trong nhiều lĩnh vực cách tự động nhờ sự trợ giúp của
khác nhau của cuộc sống. Nhưng máy tính điện tử.
máy tính ĐT sẽ không làm gì được
________________________________________________________________
Trường THCS PHÚ HỘI
Giáo viên: Mai Thị Hồng Anh
5
GIÁO ÁN TIN HỌC 6
Năm học: 2018-2019
------------------------------------------------------------------------------------------------nếu không có tác động của con
người. Con ngươi phải trao cho nó
những chỉ dẫn (câu lệnh) – chương
trình để điều khiển máy tính
d) Củng cố, luyện tập (13’) :
GV: Cho HS nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài
Trả lời các câu hỏi SGK
e) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’):
- Ghi nhớ các kiến thức trong bài
- Trả lời lại các câu hỏi SGK
- Đọc trước bài tiếp theo
5. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Tuần: 2
Tiết: 3
Ngày soạn: 20/08/2018
Ngày dạy: 27/08/2018
BÀI 2. THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN
1. Mục tiêu
a) Về kiến thức:
- Học sinh nắm được các dạng thông tin cơ bản
- Biết được biểu diễn thông tin là gì? Biểu diễn thông tin bằng máy tính.
- Vai trò của biểu diễn thông tin.
b) Về kỹ năng:
Phân biệt được các dạng thông tin cơ bản, cách biểu diễn thông tin thông thường
và biểu diễn thông tin trong máy tính.
c) Về thái độ:
- Giúp học sinh có ý thức học tập môn học
- Có khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, máy chiếu
b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép
3. Phương Pháp giảng dạy
Nêu và giải quyết vấn đề
Vấn đáp, gợi mở
Trực quan
4. Tiến trình bài dạy
a) Ổn định tổ chức lớp học
________________________________________________________________
Trường THCS PHÚ HỘI
Giáo viên: Mai Thị Hồng Anh
6
GIÁO ÁN TIN HỌC 6
Năm học: 2018-2019
------------------------------------------------------------------------------------------------b) Kiểm tra bài cũ (5’):
HS1: Thông tin là gì? Lấy ví dụ minh họa. Hãy nêu một vài ví dụ về những thông
tin mà con người thu nhận được bằng các giác quan khác nhau?
HS2: Nêu ví dụ về hoạt động thông tin của con người; tìm ví dụ về công cụ và
phương tiện để con người khắc phục những hạn chế của giác quan?
GV: Yêu cầu hs trả lời câu hỏi phần khởi động SGK-11
c) Dạy nội dung bài mới:
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
13’ Hoạt động 1: Giới thiệu các dạng 1. Các dạng thông tin cơ bản:
cơ bản thông tin
? Hãy nêu một vài dạng thông tin
mà em đã tiếp nhận hàng ngày?
HS: Đọc sách, báo, xem tivi, nghe
đài, tiếp chuyện..
GV: Chốt lại: Thông tin quanh
chúng ta rất phong phú và đa dạng.
Tuy nhiên chúng ta chỉ quan tâm
đến ba dạng cơ bản và cũng chính
là ba dạng chính của thông tin:
dạng văn bản; hình ảnh; âm thanh. Có 3 dạng thông tin cơ bản:
? Lấy ví dụ về dạng văn bản?
- Dạng văn bản
HS: (những gì được ghi lại bằng VD: Những bài văn, quyển truyện,
số, chữ viết , kí hiệu trên sách vở, tiểu thuyết…
báo chí …)
? lấy ví dụ về dạng hình ảnh?
- Dạng hình ảnh
HS: (những hình vẽ trên sách báo; VD: Hình vẽ, tấm ảnh của bạn,..
trong phim tấm hình; bức tranh …)
? Lấy ví dụ về dạng âm thanh?
- Dạng âm thanh
HS: (tiếng đàn; tiếng hát tiếng còi VD: Tiếng gọi cửa, tiếng nhạc,
ô tô; tiếng trống trường …)
tiếng chim hót…
GV: Để thông tin trở nên dễ hiểu,
dễ tiếp nhận và dễ truyền đạt thì
cần phải biểu diễn thông tin. Vậy
biểu diễn thông tin là gì ? Vai trò
của biểu diễn thông tin ntn?
20’ Hoạt động 2: Giới thiệu cách 2. Biểu diễn thông tin:
biểu diễn thông tin và vai trò
GV: Giới thiệu các cách biểu diễn
thông tin.
Ngoài cách thể hiện bằng văn bản,
hình ảnh, âm thanh thì thông tin
còn được thể hiện bằng nhiều cách
khác nhau như: dùng sỏi để tính,
________________________________________________________________
Trường THCS PHÚ HỘI
Giáo viên: Mai Thị Hồng Anh
7
GIÁO ÁN TIN HỌC 6
Năm học: 2018-2019
------------------------------------------------------------------------------------------------dàng nét mặt thể hiện điều muốn
nói..
GV: Vậy biểu diễn thông tin là gì ? *Biểu diển thông tin là cách thể
HS: Trả lời
hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào
? Em hãy lấy ví dụ về biểu diễn đó.
thông tin ?
HS: Như người khiếm thính dùng
nét mặt, cử động của tay để thể
hiện điều muốn nói.
GV: (lưu ý): Cùng 1 thông tin có thể
có nhiều cách biểu diễn khác nhau.
Hãy cho ví dụ ?
HS: Cùng nói về mùa thu: Hoạ sĩ có
thể vẽ tranh, nhạc sĩ lại diễn đạt cảm
xúc dưới dạng bản nhạc, nhà thơ có
thể sáng tác 1 bài thơ...
?Vậy thì biểu diễn thông tin có vai
trò gì?
GV: Yêu cầu học sinh thảo luận rồi * Vai trò biểu diễn thông tin:
chỉ ra.
- Biểu diễn thông tin dưới dạng phù
GV chốt lại:
hợp cho phép người tiếp nhận hiểu
Biểu diễn thông tin có vai trò hết thông tin ẩn chứa trong cách biểu
sức quan trọng nó quyết định đối diễn đó; lưu trữ và chuyển giao
với mọi hoạt động thông tin nói thông tin.
chung và xử lí thông tin nói riêng - Biểu diễn thông tin có vai trò
do đó con người không ngừng cải quyết định đối với mọi hoạt động
tiến, hoàn thiện và tìm kiếm thông tin nói chung và quá trình xử
phương tiện, công cụ biểu diễn lí thông tin nói riêng.
thông tin.
d) Củng cố, luyện tập (5’) :
- Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức đã học
- HS trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK- 14
e) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’):
- Ghi nhớ kiến thức đã học
- Lấy vd cho các phần kiến thức đó
- Đọc trước phần tiếp theo
5. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Tuần: 2
Ngày soạn: 20/08/2018
________________________________________________________________
Trường THCS PHÚ HỘI
Giáo viên: Mai Thị Hồng Anh
8
GIÁO ÁN TIN HỌC 6
Năm học: 2018-2019
------------------------------------------------------------------------------------------------Tiết: 4
Ngày dạy: 27/08/2018
BÀI 2. THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN (tt)
1. Mục tiêu
a) Về kiến thức:
- Học sinh nắm được c¸ch biểu diễn thông tin bằng máy tính.
- Vai trò của biểu diễn thông tin.
b) Về kỹ năng: Phân biệt được các dạng thông tin
c) Về thái độ:
- Giúp học sinh có ý thức học tập môn học
- Có khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, máy chiếu
b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép
3. Phương Pháp giảng dạy
Nêu và giải quyết vấn đề
Vấn đáp, gợi mở
Trực quan
4. Tiến trình bài dạy
a) Ổn định tổ chức lớp học
b) Kiểm tra bài cũ (5’):
Trình bày các dạng thông tin cơ bản? lấy ví dụ cho từng dạng?
c) Dạy nội dung bài mới:
*Đặt vấn đề: Chúng ta biết rằng, thông tin rất phong phú và đa dạng và có một vai
trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của lịch sử loài người. Để biết được
cách biểu diễn thông tin trong máy tính như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài
học hôm nay.
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
33’ Hoạt động 3: Tìm hiểu cách biểu 3. Biểu diễn thông tin trong máy
diễn thông tin trong máy tính tính:
điện tử
GV: Thông tin có thể biểu diễn
nhiều dạng khác nhau. Do vy việc
lựa chọn dạng biểu diễn thông tin
tùy theo mục đích và đối tượng
dùng tin có vai trò rất quan trọng.
GV: Nêu một vài ví dụ:
Người khiếm thính thì không thể
dùng âm thanh, người khiếm thị
không thể dùng hình ảnh...
GV: Vì vậy để máy tính có thể trợ
giúp con người trong hoạt động - Đối với máy tính thông dụng hiện
________________________________________________________________
Trường THCS PHÚ HỘI
Giáo viên: Mai Thị Hồng Anh
9
GIÁO ÁN TIN HỌC 6
Năm học: 2018-2019
------------------------------------------------------------------------------------------------thông tin, thông tin cần được biểu nay, thông tin được biểu diễn dưới
diễn dưới dạng phù hợp đó là các dạng dãy bít ( còn gọi là dãy nhị
dãy bít – dãy nhị phân: chỉ bao phân) chỉ bao gồm hai kí hiệu 0 và
gồm 2 kí hiệu là 0 và 1. Giải thích 1 tương ứng cho hai trạng thái đóng
bằng VD
mở của mạch điện.
Số 15 được biểu diễn trong máy
tính dưới dạng dãy bit là 00001111
Chữ A được biểu diễn trong máy
tính dưới dạng dãy bit là 01000001
Từ HOA được biểu diễn trong
máy tính dưới dạng dãy bit là:
01001000 01001111 01000001
H
O
A
GV: Trong tin học, dữ liệu là dạng
biểu diễn của thông tin và được lưu
giữ trong bộ nhớ của máy tính.
Nên dữ liệu chính là thông tin
được lưu giữ trong MT.
- Trong tin học, thông tin lưu giữ
HS: Chú ý lắng nghe
trong máy tính còn được gọi là dữ
? Máy tính là công cụ trợ giúp con liệu.
người trong hoạt động thông tin . - Trong hoạt động thông tin, máy
Như vậy quá trình thực hiện giao tính có các phận đảm nhận hai quá
tiếp giữa người và máy được thực trình sau:
hiện như thế nào?
+ Biến đổi thông tin đưa vào trong
HS: Suy nghĩ phát biểu
máy tính thành dãy bit
+ Biến đổi thông tin lưu trữ dưới
dạng dãy bit thành một trong các
dạng quen thuộc với con người.
d) Củng cố, luyện tập (5’) :
1/ Theo em tại sao thông tin trong máy tính được biểu diễn thành dãy bít ?
2/ Nêu một vài ví dụ minh họa việc có thể biểu diễn thông tin bằng nhiều
cách đa dạng khác nhau ?
e) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’):
- Học và ghi nhớ các kiến thức trọng tâm của bài.
- Trả lời câu hỏi và bài tập trong Sgk.
- Đọc và tìm hiểu trước bài 3.
5. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
________________________________________________________________
Trường THCS PHÚ HỘI
Giáo viên: Mai Thị Hồng Anh
10
GIÁO ÁN TIN HỌC 6
Năm học: 2018-2019
------------------------------------------------------------------------------------------------Tuần: 3
Tiết: 5
Ngày soạn: 27/08/2018
Ngày dạy: 3/09/2018
BÀI 3. EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ NHỜ
MÁY TÍNH
1. Mục tiêu
a) Về kiến thức:
- Học sinh biết được những khả năng của máy tính hơn hẳn so với con người.
- Biết con người chúng ta có thể nhờ máy tính vào những việc gì.
- Thấy được những hạn chế của máy tính.
b) Về kỹ năng:
Phân biệt được một số bộ phận của máy tính và các công việc mà máy tính có thể
làm được.
c) Về thái độ:
Thấy được tầm quan trọng của máy tính trong đời sống con người nói chung và
bản thân mỗi học sinh nói riêng.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, máy chiếu
b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép
3. Phương Pháp giảng dạy
Nêu và giải quyết vấn đề
Vấn đáp, gợi mở, thảo luận nhóm
Trực quan
4. Tiến trình bài dạy
a) Ổn định tổ chức lớp học
b) Kiểm tra bài cũ (5’):
- HS1: Nêu các dạng thông tin cơ bản ? Ngoài các dạng thông tin cơ bản đã
học em thử xem còn có dạng thông tin nào khác không ?
- HS2: Biểu diễn thông tin là gì? Tại sao thông tin trong máy tính điện tử được
biểu diễn thành dãy bít ?
c) Dạy nội dung bài mới:
KĐ(5’): SKG-16
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
10’ Hoạt động 1: Giới thiệu một số 1. Một số khả năng của máy tính:
khả năng của máy tính
-Khả năng tính toán nhanh.
GV: Cho học sinh hoạt động theo -Tính toán với độ chính xác cao
nhóm: Nêu một số khả năng của - Khả năng lưu trữ lớn
máy tính có thể làm được mà em - Khả năng “làm việc” không mệt
đã biết và đã làm?
mỏi.
HS: Hoạt động theo nhóm.
* Khả năng tính toán nhanh:
? Lấy ví dụ cho khả năng này?
________________________________________________________________
Trường THCS PHÚ HỘI
Giáo viên: Mai Thị Hồng Anh
11
GIÁO ÁN TIN HỌC 6
Năm học: 2018-2019
------------------------------------------------------------------------------------------------HS: ( tính toán công trừ nhân chia
trên máy tính nhanh hơn con người
rất nhiều. Ngày nay có thể thực
hiện được hàng tỉ phép tính trong
một giây.)
* Khả năng tính toán với độ chính
xác cao:
?Lấy ví dụ cho khả năng này?
HS: ( tính số Pi với 40 nghìn tỉ chữ
số sau dấu chấm…; tính toán các
phép tính rất chính xác …)
* Khả năng lưu trữ lớn:
Máy tính có khả năng lưu trữ rất
lớn: có thể lưu trữ được hàng trăm
nghìn cuốn sách; hàng trăm nghìn
bài hát; phim ảnh ….
* Khả năng làm việc không mệt
mỏi:
Máy tính có thể làm việc liên tục
trong suốt một thời gian dài.
?Hãy lấy thêm ví dụ minh họa.
GV: Với những khả năng to lớn
này chúng ta có thể sử dụng máy
tính làm các công việc gì? Ta sang
phần 2.
10’ Hoạt động 2: Hướng dẫn làm 2. Có thể dùng máy tính điện tử
những việc trên máy tính
vào những việc gì ?
GV: Tổ chức cho học sinh thảo
luận nhóm tìm hiểu về ứng dụng
của máy tính trong đời sống hàng
ngày.
N1: øng dông của máy tính
trong gia đình và các lĩnh vực khác
(nghiên cứu, thiết kế...)
N2: øng dông trong cơ quan,
cửa hàng, bệnh viện, nhà máy
HS: Làm việc theo nhóm và đại
diện nhóm phát biểu, trình bày kết
quả.
Các nhóm khác lắng nghe, nhận
xét và bổ sung.
GV: Tổng hợp các ý kiến và đưa ra * Thực hiện các tính toán:
kết luận về những ứng dụng của * Tự động hóa các công việc văn
________________________________________________________________
Trường THCS PHÚ HỘI
Giáo viên: Mai Thị Hồng Anh
12
GIÁO ÁN TIN HỌC 6
Năm học: 2018-2019
------------------------------------------------------------------------------------------------máy tính.
phòng:
HS: Chú ý lắng nghe và ghi vở.
* Hỗ trợ công tác quản lý:
GV: Trình bày các việc máy tính * Công cụ học tập và giải trí :
có thể làm và yêu cầu học sinh nêu * Điều khiển tự động Robot.
ví dụ để thấy được sự đa dạng, * Liên lạc, tra cứu và mua bán trc
phong phú của các công dụng của tuyến:
máy tính.
HS: Nêu ví dụ:
Dùng máy tính để soạn thảo, trình
bày, in ấn, thuyết trình trong hội
nghị...
Quản lí sơ yếu lí lịch, quản lí điểm,
kết quả học tập...
Dùng máy tính để học ngoại ngữ,
nghe nhạc, chơi trò chơi, xem
phim...
Tự động điều khiển các dây
chuyền sản xuất, vệ tinh, các tµu
vũ trụ...
Máy tính lắp trong Robot làm việc
thay con người làm các việc nặng
nhọc, độc hại...
?H·y kÓ tªn các công việc có
thể thực hiện nhờ mạng Internet.
Ví dụ?
HS: Chat, gửi thư, mua bán trực
tuyến...
GV: Ở nội dung trên em thấy máy
tính là công cụ tuyệt vời. Tuy
nhiên, cần phải thấy rằng tất cả sức
mạnh của máy tính đều phụ thuộc
vào con người – Nó là sản phẩm trí
tuệ của con người và chưa thể thay
thế con người.
? Vậy có những việc nào máy tính
chưa thể làm được?Chóng ta
sang phÇn 3.
10’ Hoạt động 3: Giới thiệu những 3. Máy tính và điều chưa thể
điều máy tính không thể làm
GV: Những khả năng của máy tính - Tất cả sức mạnh của máy tính đều
là to lớn nhưng tất cả sức mạnh đó phụ thuộc vào con người v do
của máy tính nếu không có con những hiểu biết của con người
người điều khiển thì sao? Vậy máy quyết định.
________________________________________________________________
Trường THCS PHÚ HỘI
Giáo viên: Mai Thị Hồng Anh
13
GIÁO ÁN TIN HỌC 6
Năm học: 2018-2019
------------------------------------------------------------------------------------------------tính có những yếu điểm gì?
- Hạn chế lớn nhất của máy tính
HS: (chưa tự phân biệt được mùi hiện nay là không có năng lực tư
vị; cảm giác; chưa thể tự mình thực duy như con người.
hiện nếu không có con người viết
chương trình lập sẵn cho)
GV: Chốt lại
d) Củng cố, luyện tập (3’) :
Hệ thống lại toàn bộ kiến thức
1. Em có thể làm được gì nhờ máy tính ?
2. Hạn chế của máy tính là gì?
e) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’):
- Trả lời câu hỏi 1,2,3,4 (SGK-19)
- Tìm hiểu mở rộng (SGK-20)
5. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Tuần: 3
Tiết: 6
Ngày soạn: 27/08/2018
Ngày dạy: 3/09/2018
BÀI 4. MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH
1. Mục tiêu
________________________________________________________________
Trường THCS PHÚ HỘI
Giáo viên: Mai Thị Hồng Anh
14
GIÁO ÁN TIN HỌC 6
Năm học: 2018-2019
------------------------------------------------------------------------------------------------a) Về kiến thức:
- Học sinh nắm được q trình xử lí thơng tin qua ba bước.
- Nắm được cấu trúc của máy tính gồm: Bộ xử lí trung tâm, bộ nhớ, các thiết bị
vào, ra
- Nắm được khái niệm phần cứng và cấu tạo cụ thể của từng phần.
b) Về kỹ năng: Phân biệt được một số bộ phận của máy tính
c) Về thái độ: Thấy được tầm quan trọng của máy tính trong đời sống con người
nói chung và bản thân mỗi học sinh nói riêng.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, máy chiếu
b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép
3. Phương Pháp giảng dạy
Nêu và giải quyết vấn đề
Vấn đáp, gợi mở
Trực quan
4. Tiến trình bài dạy
a) Ổn định tổ chức lớp học
b) Kiểm tra bài cũ (5’ ):
HS1: Trình bày các khả năng của máy tính và những cơng việc mà máy tính có thể
làm được?
HS2: Hạn chế lớn nhất của my tính hiện nay là gì? Hãy viết mơ hình q trình xử
lý thơng tin của con người?
c) Dạy nội dung bài mới:
KĐ (5’): HS đưa ra vd về q trình 3 bước.
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
10’ Hoạt động 1: Giới thiệu cấu trúc 1. Cấu trúc chung của máy tính
chung của máy tính điện tử
điện tử
GV giới thiệu về lòch
sử phát triển của máy
tính
GV: Cho học sinh quan sát một số
loại máy tính trên máy chiếu.
? §Ĩ ®¶m b¶o m« h×nh
qu¸ tr×nh ba bíc xư lÝ
th«ng tin m¸y tÝnh cÇn cã
c¸c bé phËn nµo?
* Theo John Von Neumann cấu trúc
HS: Máy tính gồm: chuột, bàn
chung của máy tính điện tử gồm:
phím, màn hình, CPU.
-Bộ xử lí trung tâm
GV: Tất cả các máy tính đều được
-Thiết bị vào, thiết bị ra.
xây dựng trên cơ sở một cấu trúc
-Bộ nhớ
chung cơ bản: bộ xử lí trung tâm,
thiết bị vào ra, và để lưu dữ liệu thì - Các khối chức năng này hoạt
động dưới sự hướng dẫn của các
máy tính có bộ nhớ
________________________________________________________________
Trường THCS PHÚ HỘI
Giáo viên: Mai Thị Hồng Anh
15
GIÁO ÁN TIN HỌC 6
Năm học: 2018-2019
------------------------------------------------------------------------------------------------chương trình.
* - Chương trình là tập hợp các câu
lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một
thao tác cụ thể cần thực hiện.
GV giới thiệu về các chương trình
25’
a. Bộ xử lí trung tâm (CPU)
Hoạt động 2: Giới thiệu các bộ - CPU có thể được coi là bộ não
phận cụ thể
của máy tính
GV: Giới thiệu về: Bộ xử lí trung - CPU thực hiện các chức năng tính
tâm (CPU), chức năng của CPU. toán, điều khiển và phối hợp mọi
Cho Hs quan sát thông qua thiết bị hoạt động của máy tính theo sự chỉ
cụ thể.
dẫn của chương trình.
b. Bộ nhớ
- Bộ nhớ là nơi lưu trữ dữ liệu và
chương trình.
GV: Giới thiệu về: Bộ nhớ, phân - Có hai loại bộ nhớ: bộ nhớ trong
loại bộ nhớ. Cho Hs quan sát thông và bộ nhớ ngoài
qua thiết bị cụ thể.
* Bộ nhớ trong: dùng để lưu
chương trình và dữ liệu trong quá
GV: Giới thiệu bộ nhớ trong
trình máy đang làm việc.
Phần chính của bộ nhớ trong là
RAM.
GV: Giới thiệu bộ nhớ ngoài và
một số thiết bị của bộ nhớ ngoài.
* Bộ nhớ ngoài: được dùng để lưu
trữ lâu dài chương trình và dữ liệu
VD: Ổ đĩa cứng, USB, CD,…
* Đơn vị chính dùng để đo dung
GV: Giới thiệu đơn vị đo dung lượng nhớ là byte
lượng nhớ.
HS: Quan sát bảng giá trị trong
sgk-23
________________________________________________________________
Trường THCS PHÚ HỘI
Giáo viên: Mai Thị Hồng Anh
16
GIÁO ÁN TIN HỌC 6
Năm học: 2018-2019
------------------------------------------------------------------------------------------------c.Thiết bị vào/ra:
Giúp máy tính trao đổi thông tin
với bên ngoài, đảm bảo việc giao
tiếp với người sử dụng
GV: Trong ba khối chức năng của
máy tính, bộ phận nào quan trọng
nhất ?
HS: Bộ điều khiển trung tâm hoạt
động dưới sự điều khiển của
chương trình.
d) Củng cố, luyện tập (3’) :
Trả lời câu hỏi 1,2,3,4 SGk-25
e) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’):
- Đọc trước phần tiếp theo
- Trả lời câu hỏi Sgk
- Tìm hiểu trước phần mở rộng
5. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Tuần: 4
Tiết: 7
Ngày soạn: 3/09/2018
Ngày dạy: 10/09/2018
Tiết 7 . BÀI 4. MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH (tt)
1. Mục tiêu
a) Về kiến thức:
- Học sinh nắm được quá trình xử lí thông tin qua ba bước.
- Nắm được khái niệm phần mềm và cấu tạo cụ thể của từng phần.
b) Về kỹ năng: Phân loại được phần mềm
c) Về thái độ: Thấy được tầm quan trọng của máy tính trong đời sống con người
nói chung và bản thân mỗi học sinh nói riêng.
2. Chuẩn bị của GV và HS
________________________________________________________________
Trường THCS PHÚ HỘI
Giáo viên: Mai Thị Hồng Anh
17
GIÁO ÁN TIN HỌC 6
Năm học: 2018-2019
------------------------------------------------------------------------------------------------a) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, phòng tin học
b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép
3. Phương Pháp giảng dạy
Nêu và giải quyết vấn đề
Vấn đáp, gợi mở
Trực quan
4. Tiến trình bài dạy
a) Ổn định tổ chức lớp học
b) Kiểm tra bài cũ (5’):
Cấu trúc chung của máy tính điện tử gồm những bộ phận nào ? cho biết tác dụng
của từng bộ phận đó ?
c) Dạy nội dung bài mới:
§Æt vÊn ®Ò: Trong bài học trước các em vừa tìm hiểu cấu trúc chung của máy
tính điện tử. Các em biết rằng máy tính là một công cụ xử lý và lưu trữ thông tin.
Vậy máy tính cần phải có những phần mềm nào mới có thể hoạt động được, bài
học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Tại sao máy tính là công cụ xử lý
thông tin hữu hiệu? Chúng ta
t×m hiÓu phần 2.
15’ Hoạt động 1. Tìm hiểu mô hình 2. Máy tính là một công cụ xử lí
thông tin
hoạt động ba bước của máy tính
GV Đưa ra mô hình hoạt động ba
bước của máy tính và giới thiệu về
mối liên hệ giữa các giai đoạn liên
quan đến quá trình xử lí thông tin
với các bộ phận chức năng của
máy tính điện tử.
? Để máy tính có thể hoạt động
được cần có cái gì điều khiển nó?
HS: Các chương trình máy tính
GV: Quá trình xử lí thông tin trong
máy tính được tiến hành một cách
tự động theo sự chỉ dẫn của các
Quá trình xử lí thông tin trong máy
tính được tiến hành một cách tự
động theo sự chỉ dẫn của các
chương trình.
________________________________________________________________
Trường THCS PHÚ HỘI
Giáo viên: Mai Thị Hồng Anh
18
GIÁO ÁN TIN HỌC 6
Năm học: 2018-2019
------------------------------------------------------------------------------------------------chương trình hay còn gọi là phần
mềm? Vậy phần mềm là gì? Chúng
ta sang phần 4.
20’ Hoạt động 2: Giới thiệu phần 3. Phần mềm và phân loại phần
mềm máy tính
mềm
? Kể tên một số phần mềm mà em
biết?
HS: Mario, word…
* Phần mềm là gì ?
? Phần mềm là gì ?
Để phân biệt với phần cứng là
? Khi không có chương trình thì chính máy tính cùng tất cả các thiết
máy tính có hoạt động không ?
bị vật lí kèm theo, người ta gọi các
HS:Khi không có chương trình thì chương trình máy là phần mềm
máy tính sẽ không hoạt động được máy tính hay ngắn gọn là phần
vì không có chương trình điều mềm.
khiển
GV: Nhận xét, nhấn mạnh tầm
quan trọng phần mềm.
GV: Cho học sinh quan sát một số
phần mềm trên máy chiếu.
? Theo em có thể chia phần mềm
thành mấy loại?
HS: Trả lời
* Phân loại phần mềm
- Phần mềm được chia làm hai loại:
phần mềm hệ thống và phần mềm
ứng dụng
- Phần mềm hệ thống: WINDOWS
98, xp, Win 7, Win 10
? Không có phần mềm hệ thống - Phần mềm ứng dụng: Chương
máy tính có hoạt động được trình đồ hoạ, tính toán, tra từ điển
không?
Anh Việt
? Máy tính chỉ cài phần mềm hệ
thống mà không cài phần mềm ứng
dụng thì máy có hoạt động được
không?
GV: Giải thích
GV: Các em thấy rằng với sự
phong phú của phần mềm, máy
tính hỗ trợ con người trong nhiều
mục đích khác nhau và trong nhiều
lĩnh vực khác nhau của cuộc sống,
nó hơn hẳn các công cụ và phương
tiện chuyên dụng khác như ti vi,
máy giặt,.... Sức mạnh của máy
________________________________________________________________
Trường THCS PHÚ HỘI
Giáo viên: Mai Thị Hồng Anh
19
GIÁO ÁN TIN HỌC 6
Năm học: 2018-2019
------------------------------------------------------------------------------------------------tính chính là ở các phần mềm, con
người càng phát triển thêm nhiều
phần mềm mới, máy tính càng
được tăng cường sức mạnh và
được sử dụng rộng rãi hơn.
Hiện nay các em đang là học sinh
thì máy tính sẽ là công cụ học tập,
làm việc, giải trí và là người bạn
gắn bó suốt cuộc đời các em.
Chính vì vậy các em cần biết quý
trọng, giữ gìn máy tính và yêu
thích làm việc với máy tính, rèn
luyện tác phong làm việc khoa học
chính xác.
d) Củng cố, luyện tập (3’) :
Hệ thống lại kiến thức.
1. Quá trình xử lí thông tin của máy tính gồm mấy bước
2. Phần mềm là gì? Có mấy loại phần mềm ?
GV: Cho HS quan sát một USB, nhận biết dung lượng và tìm hiểu cách sử dụng.
e) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’):
- Học bài, tìm hiểu mở rộng
- Đọc trước bài thực hành tiết sau
5. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
............................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Tuần: 4
Tiết: 8
Ngày soạn: 3/09/2018
Ngày dạy: 10/09/2018
BÀI THỰC HÀNH 1. LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
1. Mục tiêu
a) Về kiến thức:
Giúp học sinh làm quen với các thiết bị máy tính nhằm làm rõ mô hình ba
bước mà hs đã được làm quen ở các tiết trước.
b) Về kỹ năng:
- Bước đầu rèn kỹ năng làm quen và phân biệt được một số thiết bị máy tính cơ
bản.
- Nhận biết được một số bộ phận cấu thành cơ bản của máy tính cá nhân (loại máy
tính thông dụng nhất hiện nay)
- Biết cách bật, tắt máy tính.
- Làm quen với bàn phím và chuột máy tính.
c) Về thái độ: HS có thái độ nghiêm túc, say mê, sáng tạo trong học tin học và khi
đi thực hành.
________________________________________________________________
Trường THCS PHÚ HỘI
Giáo viên: Mai Thị Hồng Anh
20
GIÁO ÁN TIN HỌC 6
Năm học: 2018-2019
------------------------------------------------------------------------------------------------2. Chuẩn bị của GV và HS
a) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, phòng tin học
b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép
3. Phương Pháp giảng dạy
Vấn đáp, gợi mở
Trực quan
Luyện tập, thực hành
4. Tiến trình bài dạy
a) Ổn định tổ chức lớp học
b) Kiểm tra bài cũ (5’):
Phần mềm là gì ? có mấy loại phần mềm? Kể tên một số phần mềm mà em biết.
c) Dạy nội dung bài mới:
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
20’ Hoạt động 1: Tìm hiểu một số a) Phân biệt các bộ phận của máy
thiết bị trong phòng máy và thực tính cá nhân
hành bật, tắt máy.
* Các thiết bị nhập dữ liệu
GV: Sử dụng một số thiết bị phòng - Bàn phím (keyboard): là thiết bị
máy để hướng dẫn cho hs quan sát nhập dữ liệu chính của máy tính.
về các thiết bị máy tính như: Ram, - Chuột (Mouse): Là thiết bị điều
Rom, CPU, ổ đĩa cứng, ổ đia mềm, khiển nhập dữ liệu được dùng nhiều
ổ CD... Và giúp học sinh phân biệt trong môi trường giao diện đồ học
đâu là thiết bị vào, đâu là thiết bị máy tính.
ra.
* Thân máy tính:
GV: Giới thiệu về các chức năng Chứa các thiết bị ( là các linh kiện
chính của các thiết bị nhập dữ liệu, điện tử) bao gồm:
về các thiết bị cấu thành nên máy - Bộ vi xử lí (CPU),
tính
- Bộ nhớ (RAM và ROM)
- Nguồn điện
- Các ổ cứng, ổ CD – ROM.. cùng
với các linh kiện điện tử khác - >
Tất cả được gắn trên 1 bảng mạch
có tên là Bảng mạch chủ.
* Các thiết bị xuất:
- Màn hình: Màn hình dùng để hiển
thị kết quả hoạt động của máy tính
và hầu hết là nơi giao tiếp giữa
người và máy tính.
- Máy in: Thiết bị dùng để đưa dữ
liệu ra giấy. Có rất nhiều loại máy
in ( thông dụng hiện nay là máy in
kim, máy in laser, máy in phun
mực)
- Loa: Thiết bị dùng để đưa âm
________________________________________________________________
Trường THCS PHÚ HỘI
Giáo viên: Mai Thị Hồng Anh
21
GIÁO ÁN TIN HỌC 6
Năm học: 2018-2019
------------------------------------------------------------------------------------------------thanh ra
- Ổ ghi CD.DVD: Thiết bị dùng để
ghi dữ liệu ra các đĩa dạng CD –
ROM.DVD
* Các thiết bị lưu trữ dữ liệu:
- Đĩa cứng: Là thiết bị lưu trữ dữ
liệu chủ yếu của máy tính, có dung
lượng lưu trữ lớn.
- Đĩa mềm: Có dung lượng nhỏ,
chủ yêu dùng để sao chép dữ liệu từ
máy tính này sang máy tính khác.
- Các thiết bị nhớ hiện đại: đĩa
quang, flash (USB)...
* Các bộ phận cấu thành một máy
tính hoàn chỉnh.
Một bộ máy tính hoàn chỉnh đủ để
đáp ứng yêu cầu học tập của học
sinh bao gồm các thiết bị sau:
- Bàn phím, chuột
- Bộ vi xử lý trung tâm, bộ nhớ..
(cây vi tính)
- Màn hình, loa, máy in
- Nếu điện áp của lưới điện không
ổn định, có thể dùng thêm thiết bị
Điện áp để bảo vệ máy tính khi
điện tăng giảm đột ngột
5’ Hoạt động 2: Khởi động máy tính b, Khởi động máy tính
GV: Hướng dẫn học sinh cách bật Bật công tắc màn hình và công tắc
tắt màn hình.
thân máy -> quan sát các đèn tín
HS: Thực hành theo hướng dẫn
hiệu và quá trình khởi động máy
qua các thay đổi trên màn hình ->
10’ Hoạt động 3: Sử dụng chuột và
đợi xuất hiện màn hình windows thì
bàn phím
quá trình khởi động sẽ hoàn tất
GV: Cho học sinh quan sát tiếp bàn c) sử dụng bàn phím
phím và chuột
Khu vực chính của bàn phím gồm 5
HS: Quan sát.
hàng phím
GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu + Hàng phím số: (0 –9)
các phím trên bàn phím và cách + Hàng phím trên: các phím (Q…p)
thực hiện một số thao tác với phím + Hàng phím cơ sở: có 2 phím gai
đặc biệt( Tab, Shift, Alt ..)
(f và j)
+ Hàng phím dưới: Phím (Z ..M)
GV: Yêu cầu hs thực hiện các thao + hàng phím có phím Spacebar
tác
- Các phím điều khiển, phím đặc
________________________________________________________________
Trường THCS PHÚ HỘI
Giáo viên: Mai Thị Hồng Anh
22
GIÁO ÁN TIN HỌC 6
Năm học: 2018-2019
------------------------------------------------------------------------------------------------HS: Thực hiện các thao tác theo sự biệt như: Spacebar, Ctrl, Alt, Shift,
hướng dẫn của GV.
Caps Lock, Tab, Enter, Backspace.
- Hàng phím chức năng
GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu - Nhóm các phím số
cấu tạo con chuột, cách sử dụng.
d) Sử dụng chuột :
GV: Yêu cầu hs thực hiện các thao - Cấu tạo con chuột máy tính có 2
tác với chuột
nút ( trái, phải.
HS: Thực hiện các thao tác theo sự - Cách dùng: dùng tay phải để điều
hướng dẫn của GV.
khiển chuột. Ngón tay trỏ đặt vào
nút trái chuột, ngón tay giữa đặt
vào nút phải chuột.
3’ Hoạt động 4: Tắt máy tính
e) Tắt máy tính
GV: Hướng dẫn học sinh cách tắt Tắt màn hình (nếu cần)
máy đúng qui cách.
Lưu ý : Cần phải tắt máy đúng trình
GV: Yêu cầu hs thực hiện đúng tự các bước.
thao tác
HS : Thực hiện các thao tác theo sự
hướng dẫn của GV.
d) Củng cố, luyện tập : Trong quá trình thực hành
e) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’):
- Ôn tập lại cấu trúc của máy tính
- Xem trước bài tiếp theo
5. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
Tuần: 5
Ngày soạn: 10/09/2018
________________________________________________________________
Trường THCS PHÚ HỘI
Giáo viên: Mai Thị Hồng Anh
23
GIÁO ÁN TIN HỌC 6
Năm học: 2018-2019
------------------------------------------------------------------------------------------------Tiết: 9
Ngày dạy: 17/09/2018
BÀI 5. LUYỆN TẬP CHUỘT MÁY TÍNH
1. Mục tiêu
a) Về kiến thức:
- Phân biệt các nút của chuột máy tính và biết các thao tác cơ bản có thể thực
hiện với chuột.
- Luyện tập được thao tác với chuột bằng phần mềm Mouse Skills,
b) Về kỹ năng:
Phân biệt các nút của chuột máy tính và biết các thao tác cơ bản có thể thực
hiện với chuột. Thực hiện được thao tác cơ bản với chuột.
c) Về thái độ:
Học sinh nhận thấy sự tiện lợi khi sử dụng chuột máy tính trong việc điều
khiến chương trình.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, phòng tin học
b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép
3. Phương Pháp giảng dạy
Nêu và giải quyết vấn đề
Vấn đáp, gợi mở
Trực quan
Luyện tập thực hành
4. Tiến trình bài dạy
a) Ổn định tổ chức lớp học
b) Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra
c) Dạy nội dung bài mới:
KĐ: HS trả lời câu hỏi sgk-30
GV: Chúng ta biết rằng khi giao tiếp với máy tính thì người sử dụng đều phải thực
hiện các lệnh thông qua chuột và bàn phím. Chuột là thiết bị điều khiển nhập dữ
liệu được dùng nhiều trong môi trường giao diện đồ hoạ của máy tính. Bởi vậy
chuột là thiết bị không thể thiếu được trong quá trình giao tiếp với máy tính của
người sử dụng. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ công dụng của chuột và
các thao tác với chuột.
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
10’ Hoạt động 1: Làm quen với chuột 1.Làm quen với chuột máy tính
máy tính
GV: Giúp hs tìm hiểu chức năng và
vai trò của chuột trong việc điều
khiển máy tính :
Chuột là công cụ quan trọng
thường đi liền với máy tính. Thông
qua chúng ta có thể thực hiện các
lệnh điều khiển hoặc nhập dữ liệu
vào máy tính một cách thuận tiện
________________________________________________________________
Trường THCS PHÚ HỘI
Giáo viên: Mai Thị Hồng Anh
24
GIÁO ÁN TIN HỌC 6
Năm học: 2018-2019
------------------------------------------------------------------------------------------------Chuột máy tính được thiết kế với
rất nhiều kiểu dáng khác, màu sắc
khác nhau.
? Chuột máy tính có các bộ phận
nào ?
HS : Nút trái chuột, nút phải chuột
và nút cuộn
GV : Chuột máy tính có loại có
dây và không dây.
? Khi sử dụng chuột cần lưu ý gì
về chỗ đặt chuột ?
HS : Đặt trên một mặt phẳng nằm
ngang
5’ Hoạt động 2: Tìm hiểu cách cầm 2. Cách cầm, giữ chuột máy tính
và giữ chuột máy tính
Dùng tay phải để giữ chuột, ngón
GV: Thực hiện mẫu
trỏ đặt lên nút trái, ngón giữa đặt
HS: Quan sát
lên nút phải chuột.
GV lưu ý HS: Bàn tay thẳng với cổ
tay, không tạo ra các góc gẫy giữa
bàn tay và cổ tay. Chuột cần luôn
được giữ trên mặt phẳng nằm
ngang. Cầm, giữ chuột đúng cách
sẽ không bị mỏi tay, không gây dị
tật cho tay.
GV Cho hs quan sát hình ảnh sgk30. Cho biết hình nào thể hiện cách
cầm chuột đúng?
HS: Hình B, E
25’ Hoạt động 3: Các thao tác với 3. Các thao tác với chuột máy
chuột máy tính
tính
GV: Hướng dẫn HS thực hiện các - Di chuyển chuột
________________________________________________________________
Trường THCS PHÚ HỘI
Giáo viên: Mai Thị Hồng Anh
25