Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Ly6 file ON TAP HKII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.45 KB, 6 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII VẬT LÝ 6
I/ LÝ THUYẾT
1. 3 ví dụ về ròng rọc? – Ròng rọc cố định dùng để đưa vật liệu xây dựng lên cao
- Ròng rọc động để cẩu toa tàu bị trật đường ray lên
- Cấu tạo của líp xe đạp để truyền lực đạp thành lực quay bánh xe
-Tác dụng của ròng rọc cố định, tác dụng của ròng rọc động?
+ Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp (biến đổi
phương của lực).
+ Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật (biến đổi độ lớn của
lực).
2. Nêu kết luận sự nở vì nhiệt của các chất khí, lỏng, rắn?
A.Sự nở vì nhiệt của chất rắn:
-Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
-Các chất rắn khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau. (Nhôm nở vì nhiệt nhiều hơn đồng, đồng
nở vì nhiệt nhiều hơn sắt …)
B.Sự nở vì nhiệt của chất lỏng:
-Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
-Các chất lỏng khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau. (rượu nở vì nhiệt nhiều hơn dầu, dầu nở
vì nhiệt nhiều hơn nước …)
Lưu ý: Sự nở vì nhiệt của nước rất đặc biệt. Khi nhiệt độ tăng từ 00C đến 40C thì nước co lại
chứ không nở ra. Chỉ khi tăng nhiệt độ từ 40C trở lên, nước mới nở ra. Vì vậy, ở 40C nước
có trọng lượng riêng lớn nhất.
Ở những xứ lạnh, về mùa đông, nuớc ở 40C nặng nhất nên chìm xuống đáy hồ. Nhờ đó cá
vẫn sống được ở đáy hồ, trong khi trên mặt hồ, nước đã đóng thành lớp băng dày.
C.Sự nở vì nhiệt của chất khí:
-Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
-Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
3. So sánh sự nở vì nhiệt của các chất.
Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. Thứ tự
sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều: rắn, lỏng, khí.
4. Khi làm nóng, lạnh một lượng chất rắn, lỏng, khí thì các đại lượng: khối lượng, thể


tích, trọng lượng, khối lượng riêng sẽ thay đổi như thế nào?
Ta có công thức:
-Công thức tính khối lượng riêng: D (đơn vị kg/m3)=

m
V

Khi ta làm nóng một lượng chất rắn, lỏng, khí thì V tăng lên dẫn đến D giảm vì m không đổi
Khi ta làm lạnh một lượng chất rắn, lỏng, khí thì V giảm xuống dẫn đến D tăng vì m không
đổi
-Công thức tính trọng lượng riêng: d đơn vị N/m3) =
 trường hợp D tăng d cũng tăng, D giảm d cũng giảm

1

P
lí luận như trên hay d = 10D
V


5. Băng kép là gì? Ứng dụng của sự nở vì nhiệt trong thực tế?
a. Băng kép gồm hai thanh kim loại có sự dãn nở vì nhiệt khác nhau (VD: đồng và thép),
được tán chặt vào nhau theo chiều dài.
- Băng kép khi bị đốt hoặc làm lạnh thì cong lại, mặt có kim loại có độ dãn nở nhiều hơn
nằm ngoài. Tính chất này được ứng dụng vào việc đóng – ngắt tự động mạch điện.
Ví dụ:
- Do đồng nở vì nhiệt nhiều hơn thép do đó khi tăng nhiệt độ thì đồng nở dài nhiều hơn do đó
băng kép bị cong về phía thanh thép, thanh đồng dài hơn nằm ngoài vòng cung.
+Khi làm lạnh, đồng co lại nhanh hơn lúc này thanh thép dài hơn băng kép sẽ cong về phía
thanh đồng thanh thép sẽ nằm ngoài.

+Băng kép được sử dụng rất rộng rãi trong các thiết bị đóng cắt mạch điện tự động như bàn
là điện, van lò ga...
b. Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt.
-Giữa hai thanh ray luôn để một khe hở, khi trời nóng, đường ray dài ra do đó, nếu không có
khe này đường ray bị ngăn cản, gây ra lực rất lớn làm cong đường ray.
-Hai mố cầu ở hai đầu không giống nhau, một đầu gối trên các con lăn, tạo điều kiện cho cầu
dài ra khi nóng lên mà không bị ngăn cản

Hình 55

- Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn. Khi đặt đường ray xe
lửa, ống dẫn khí hoặc nước, xây cầu vv… phải lưu ý tới hiện tượng này.
6. Nhiệt kế - nhiệt giai:
a. Nhiệt kế là:
-Dụng cụ để đo nhiệt độ
-Có nhiều loại nhiệt kế, nhưng tất cả đều có GHĐ và ĐCNN
-GHĐ là giá trị lớn nhất ghi trên nhiệt kế
-ĐCNN là hiệu số giữa giá trị của hai vạch chia liên tiếp
-Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất
- Nhiệt kế thường dùng các nhiệt kế thường dùng là:
+Nhiệt kế rượu: Đo nhiệt độ khí quyển (Trong phòng) có GHĐ -200C đến 500C, ĐCNN 10C
+Nhiệt kế thủy ngân: Đo nhiệt độ trong các thí nghiệm GHĐ -300C đến 1300C, ĐCNN 10C
+Nhiệt kế y tế: Đo nhiệt độ cơ thể GHĐ 350C đến 420C, ĐCNN 10C
b. Nhiệt giai là thang chia độ theo một quy ước
+ Năm 1717 Fa-ren-hai (Fahrenheit người Đức) đề nghị giai nhiệt 0F, nhiệt độ nước đá đang
tan là: 320F, nước đang sôi là 2120F
+ Năm 1742 Celsius (người Thuỵ điển) đưa ra thang nhiệt độ Xen-xi-út 0C
Nước đá đang tan là: 00C, nước đang sôi là: 1000C
10C = 1,8 0F
2



+Công thức đổi từ độ F  độ Cvà ngược lại:
t0C = 320F + (t x 1,80F)
= x0F
200C = 32 0F + 20x 1,8F



t0 C =

xF  32 F
1,8F

+Nhiệt giai Kelvin (K), 1K tương đương 10C, và 00C tương ứng với 273K.
 1000C = 273K + 100K = 373K
Lưu ý:

t0C = xK – 273K

7. Sự nóng chảy và sự đông đặc. Các đặc điểm của sự nóng chảy.
- Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.
- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.
Đặc điểm của sự nóng chảy:
- Mỗi chất rắn thường có một nhiệt độ nóng chảy nhất định.
- Các chất khác nhau thì có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.
- Trong quá trình vật đang nóng chảy, nhiệt độ của vật không thay đổi
- Có một số chất (như thủy tinh, nhựa đường vv..) khi bị đun nóng thì mềm dần ra rồi nóng
chảy dần trong khi nhiệt độ vẫn tiếp tục tăng.
Lưu ý: +Một chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng có thể đông đặc ở nhiệt độ đó

+Trong quá trình vật đang đông đặc, nhiệt độ của vật không thay đổi
8. Sự bay hơi và sự ngưng tụ. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi? Ví dụ chứng
minh?
- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi
là sự ngưng tụ.
- Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của
chất lỏng.
Ví dụ:
-Khi phơi quần áo ngoài nắng thì quần áo nhanh khô hơn so với phơi trong bóng râm vì
ngoài trời nắng nhiệt độ cao hơn
-Khi có gió quần áo nhanh khô hơn là khi không có gió
-Khi phơi tấm chăn ta trải rộng bề mặt chăn sẽ nhanh khô hơn là để dồn lại khi phơi.
Raén

Nóng chảy

Bay hơi

Lỏng

Đông dặc

Khí

Ngưng tụ

9. Sự sôi:
- Mỗi chất lỏng sôi ở nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi.
- Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.
10. So sánh sự bay hơi và sự sôi.

- Sự bay hơi xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào trên mặt thoáng của chất lỏng.
- Sự sôi xảy ra ở nhiệt độ xác định. Trong khi sôi, chất lỏng bay hơi cả ở trên mặt thoáng lẫn
trong lòng chất lỏng.
3


Câu 1: Tại sao khi lắp khâu ở đầu cán dao, cán liềm bằng gỗ, người thơ rèn phải nung
nóng khâu rồi mới tra vào cán?
TL: Vì khi nung nóng khâu nở ra rộng hơn, tra vào cán dễ dàng, để nguội, khâu co lại ép vào
cán dao, cán liềm chặt hơn.
Câu 2: Tại sao các tấm tôn lợp lại có hình gợn sóng?
TL: tấm tôn lợp lại có hình gợn sóng để khi dãn nở vì nhiệt ít bị cản trở, tránh sự hư hỏng
tôn.
Câu 3: Hai quả cầu bằng kim loại, 1 quả bằng đồng và ngột quả bằng sắt có thể tích
giống nhau. Hỏi khi cùng nung nóng lên đến cùng một nhiệt độ thì thể tích của chúng sẽ
ra sao?
TL: Đồng dãn nở nhiều hơn sắt nên khi nung nóng ở cùng một nhiệt độ thì thể tích quả cầu
bằng đồng lớn hơn thể tích quả cầu bằng sắt.
Câu 4: Tại sao khi rót nước vào cốc thủy tinh dày thì cốc dẽ vỡ hơn là khi rót vào cốc thủy
tinh mỏng?
TL: Vì khi rót nước vào cốc thủy tinh dày phần bên trong cốc nóng lên nở vì nhiệt còn phần
bên ngoài chưa nóng kịp nên chưa dãn nở. Kết quả là lớp thủy tinh ngoài chịu một lực từ
trong ra và cốc bị vỡ. Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng thì lớp thủy tinh bên trong
và bên ngoài cùng nóng lên và dãn nở gần như đồng thời do đó cốc không bị vỡ.
Câu 5: Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước vào đầy ấm?
TL: Khi đun nóng cả ấm và nước trong ấm đều dãn nở nhưng sự dãn nở của ấm ít hơn của
nước nên nước sẽ tràn ra ngoài.
Câu 6: Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?
TL: Vì nếu đóng thật đầy thì khi trời nắng nóng, nước trong chai và vỏ chai đều dãn nở, tuy
nhiên vỏ chai nở rất ít so với nước trong chai, tức là vỏ chai cản trở sự nở vì nhiệt của nước

có thể gây ra một lực rất lớn làm vỡ chai.
Câu 7: Tại sao khi quả bóng bàn bị bẹp, nhúng vào nước nóng nó lại phồng lên?
TL: Vì không khí trong quả bóng bàn đã bị dãn nở ra khi nóng lên, thể tích của không khí
tăng nên quả bóng phồng lên.
Câu 8: Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước, rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị
bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?
TL: Vì khi rót nước nóng ra thì một lượng không khí ở ngoài đã tràn vào phích. Nếu đậy nút
ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm nóng lên, nở ra và có thể làm bật nút
phích.
Để tránh hiện tượng này, không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng
lên, nở ra và thoát ra ngoài một phần mới đóng nút lại.
Câu 9: Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh?
TL: Vì Khi nóng lên thể tích khí tăng dẫn đến khối lượng riêng, trọng lượng riêng của khí
giảm nếu xét trên cùng một thể tích như nhau thì khí nóng thường nhẹ hơn khí lạnh.
4


Câu 10: Giải thích vì sao khi nung nóng (hoặc làm lạnh) một lượng khí thì cả khối lượng
riêng và trọng lượng riêng đều thay đổi?
TL: Vì khi nung nóng (hoặc làm lạnh) thì thể tích khí tăng (hoặc giảm) làm khối lượng riêng
giảm (hoặc tăng) theo công thức D 

M
mà d  D 10 nên kéo theo trọng lượng cũng tăng
V

(hoặc giảm) theo.
Câu 11: Giải thích tại sao vào mùa hè, khi ta chạy trên đường thì không nên bơm bánh xe
quá căng?
TL: Về mùa hè, nhiệt độ lên rất cao. Nhiệt độ trong bóng râm và ngoài nắng chênh lệch nhau

khá nhiều. Nếu bơm căng xe trong bóng râm và đi xe ra ngoái nắng một lúc không khí trong
ruột xe bị nóng lên mạnh, nhưng không nở ra được, ruột xe cản trở sự nở vì nhiệt của chất
khí gây ra một lực lớn làm nổ lốp xe.
Câu 12: Tại sao một gối đỡ đầu cầu bằng thép phải đặt trên con lăn?
TL: Vì để khi cầu nóng lên dãn nở, không bị cản lại nhờ các con lăn.
Câu 13: Tại sao các ống dẫn hơi trong các lò áp suất lại có những đoạn uốn cong?
TL: Đường ống hơi phải có những đoạn uốn cong để khi nóng lên, lạnh đi, ống dãn nở được
dễ dàng, không bị cản trở.
Câu 14: Khi nhiệt kế thủy ngân hoặc rượu nóng lên thì cả bầu thủy ngân (hoặc rượu) đều
nóng lên. Tại sao thủy ngân (hoặc rượu) vẫn dâng lên trong ống?
TL: Vì thủy ngân (hoặc rượu) nở vì nhiệt nhiều hơn thủy tinh.
Câu 15: Tại sao bảng chia độ của các nhiệt kế y tế lại không có nhiệt độ dưới 340C và trên
420C?
TL: Vì nhiệt độ cơ thể con người chỉ từ 340C đến 420C.
Câu 16: Tại sao không có nhiệt kế nước?
TL: Vì nước dãn nở vì nhiệt không đều mà lại đóng băng ở 00 C nên không thể dùng đo được
những nơi có nhiệt độ thấp.
Câu 17: Tại sao để đo nhiệt độ của nước đang sôi, người ta phải dùng nhiệt kế thủy ngân
mà không dùng nhiệt kế rượu?
TL: Vì rượu sôi ở nhiệt độ dưới 1000C
Câu 18: Nêu những điểm giống nhau và khác nhau của sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất
lỏng, chất khí?
TL: Giống nhau: khi gặp nóng thì nở ra, gặp lạnh co lại.
Khác nhau:Đối với chất rắn và chất lỏng các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Còn
các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
Câu 19: Thả chì vào đồng đang nóng chảy thì chì có nóng chảy không? Tại sao?Cho biết
nhiệt độ nóng chảy của chì là 3270C còn của đồng là 10830C
TL: Có vì ở nhiệt độ đồng đang nóng chảy thì cao hơn rất nhiều so với nhiệt độ nóng chảy
của chì.
5



Câu 20: Tại sao sấy tóc lại làm tóc mau khô?
TL: Vì tốc độ bay hơi tăng khi nhiệt độ tăng.
Câu 21: Tại sao khi tắm dưới hồ lên dù gió yếu ta vẫn cảm thấy lạnh?
TL: Vì sau khi tắm nước ở trên người bay hơi, khi nước bay hơi thì nhiệt độ cơ thể giảm
xuống. Do đó dù gió yếu nhưng ta vẫn gây cho ta cảm giác lạnh.
Câu 22: Tại sao rượu đựng trong chai không đậy nút sẽ bị cạn dần còn đóng nút thì sẽ
không bị cạn?
TL: Vì trong chai rượu xảy ra đồng thời hai quá trình bay hơi và ngưng tụ. Nếu chai nút kín,
có bao nhiêu rượu bay hơi thì cũng có bấy nhiêu rượu ngưng tụ do đó mà lượng rượu không
giảm. Đối với chai không đóng nút quá trình bay hơi xảy ra mạnh hơn quá trình ngưng tụ
nên rượu cạn dần.
Câu 23: Tại sao vào mùa lạnh khi hà hơi vào mặt gương ta thấy gương mờ đi rồi sau đó
một thời gian gương sáng trở lại?
TL: Vì trong hơi thở người có hơi nước. Khi gặp mặt gương lạnh hơi nước này ngưng tụ
thành những giọt nước rất nhỏ là mờ gương. Sau một thời gian ngắn, những giọt nước nhỏ
này bay hơi hết vào trong không khí, gương sáng trở lại.
Câu 24: Tại sao khi nhúng nhiệt kế vào nước nóng thì mực thủy ngân trong nhiệt kế lúc
đầu hạ xuống một ít rồi sau đó mới dâng lên cao?
TL: Vì khi nhúng vào nước nóng thủy tinh tiếp xúc với nước nóng trước nên dãn nở trước
làm cho thủy ngân trong ống tụt xuống một ít sau đó cả thủy tinh và thủy ngân cùng nóng lên
nên thủy ngân tiếp tục dâng lên (do thủy ngân nở vì nhiệt nhiều hơn thủy tinh)
Câu 25: Nêu sự giống nhau và khác nhau của sự sôi và sự bay hơi?
TL: Sự sôi chính là sự bay hơi xảy ra cả trong lòng chất lỏng và cả mặt thoáng của chất lỏng.
Sự sôi xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.
Sự bay hơi chỉ xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng và xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất
lỏng.

6




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×