Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ VÙNG CAO CỦA TỈNH YÊN BÁI ĐẾN 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.18 KB, 23 trang )

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ VÙNG CAO CỦA TỈNH YÊN
BÁI ĐẾN 2015
3.1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN
BỘ, CÔNG CHỨC XÃ VÙNG CAO CỦA TỈNH YÊN BÁI ĐẾN 2015
3.1.1. Quan điểm về phát triển đội ngũ cán bộ, công chức các xã vùng cao
của tỉnh Yên Bái đến 2015
3.1.1.1. Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức phải coi trọng cả đức và tài,
lấy đức làm gốc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Người có đức mà không có tài làm
việc gì cũng khó nhưng có tài mà không có đức thì cũng vô dụng”. Tài và đức
là hai tiêu chuẩn không thể thiếu trong tu dưỡng rèn luyện của cán bộ, công
chức nhà nước mà là tiêu chuẩn hàng đầu trong công tác cán bộ. Chúng ta,
mỗi con người cần có đủ đạo đức và tài năng, cũng như trong xã hội cần có
những con người có đức tài vẹn toàn. Một người có đủ tài năng và đạo đức là
một người hữu dụng, góp phần làm xã hội phát triển và tồn tại vững bền.
Tài được hiểu là năng lực, là trí tuệ, kiến thức, khả năng của con người
được biểu hiện tốt trong một lĩnh vực nào đó. Trong điều kiện hiện nay khi
mà chúng ta đang tiến hành xây dựng nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế
xã hội định hướng xã hội chủ nghĩa thì người tài nhất thiết phải am hiểu luật
pháp, nắm vững lý luận, chuyên môn, có kỹ năng, năng lực hoạt động thực
tiễn…Chúng ta đang thiếu cán bộ có trình độ khoa học kỹ thuật và đội ngũ
lao động có tay nghề cao để phát triển công nghiệp, càng thiếu hơn khi có
nhiều làn sóng đầu tư vào nước ta, đặc biệt kể từ khi chúng ta chính thức là
thành viên thứ 150 của WTO. Chính vì vậy xây dựng một đội ngũ cán bộ,
công chức có tài là không thể thiếu trong điều kiện hội nhập của nước ta như
1 1
hiện nay.
Về đức, đây chẳng những là phẩm chất của cán bộ, công chức nhà nước
mà còn là vấn đề có liên quan tới lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà
nước. Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người


cách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của song nước. Người quan
niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công
việc. Quan niệm lấy đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi
của mọi công việc, quan niệm này không có nghĩa là tuyệt đối hóa mặt đức,
coi nhẹ mặt tài mà Người cho rằng có tài không có đức là người vô dụng
nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Cho nên quan điểm
lấy đức làm gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn thành nhiệm
vụ cách mạng. Do đó, Đảng ta cần phải ra sức giáo dục, thử thách và sàng lọc
cán bộ, đảng viên theo chuẩn mực đạo đức của Bác Hồ.
3.1.1.2. Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức
các xã vùng cao là chiến lược quan trọng
Có thể nói phát triển nguồn nhân lực có vai trò đặc biệt quan trọng đối
với việc phát triển kinh tế xã hội nói chung và là nhân tố cơ bản quyết định sự
phát triển, đi lên của vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số và các xã vùng cao.
Trong đó đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đóng vai trò nòng cốt, là người
dẫn đường chỉ lối, hướng dẫn và giúp đỡ cho nhân dân trong việc phát triển
kinh tế xã hội của địa phương. Cán bộ, công chức là người chỉ đạo cho nhân
dân, giúp nhân dân nâng cao được chất lượng cuộc sống mà không đi sai
đường lối của Đảng và Nhà nước. Nhận ra được sự quan trọng của đội ngũ
cán bộ, công chức cấp xã, nhất là các xã vùng cao còn nhiều khó khăn, tỉnh
Yên Bái đã có những quan điểm và chủ trương chính sách đặc biệt chú ý tới
đội ngũ này. Trong công tác cải cách chính quyền những năm gần đây đã có
những bước phát triển cả về số lượng và chất lượng cho đội ngũ cán bộ, công
2 2
chức cấp xã, tuy đã có nhiều sự thay đổi theo hướng tích cực nhưng vẫn còn
có không ít những mặt hạn chế. Vì vậy, trong thời gian tới, Uỷ ban nhân dân
và Hội đồng nhân dân tỉnh đã đưa ra những mục tiêu, phương hướng và
nhiệm vụ cụ thể để hoàn thiện bộ máy chính quyền cấp cơ sở với trọng tâm là
phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã cả về lượng và chất.
3.1.1.3. Quan điểm trẻ hóa đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của Đảng và

Nhà nước
Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nằm ở cấp chính quyền thấp nhất
trong hệ thống chính quyền của nước ta, là những người trực tiếp tiếp xúc với
nhân dân vì vậy cần phải ưu tiên phát triển và hoàn thiện đội ngũ này trước.
Những cán bộ, công chức cao tuổi tuy có kinh nghiệm và kỹ năng làm việc
nhưng lại có sức ỳ và làm việc cứng nhắc, còn những cán bộ trẻ tuổi lại là
những người có sức sáng tạo, sự nhiệt tình lớn, là đội ngũ tiềm năng cho đội
ngũ cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh. Chính vì vậy, quan điểm trẻ hóa đội
ngũ cán bộ, công chức cấp xã nói chung và các xã vùng cao của tỉnh nói riêng
đang được quan tâm chú trọng. Việc trẻ hóa đội ngũ cán bộ, công chức không
chỉ góp phần nâng cao chất lượng làm việc mà còn tạo ra một nguồn lực mạnh
mẽ cho các xã vùng cao của tỉnh.
3.1.1.4. Đào tạo, bồi dưỡng được coi là khâu đột phá cho việc nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức
Từ thực trạng của đội ngũ cán bộ, công chức của các xã vùng cao ở tỉnh
Yên Bái còn rất kém về trình độ học vấn cũng như trình độ chuyên môn, lý
luận và quản lý dẫn đến yêu cầu cấp thiết của việc phát triển đội ngũ này là
cần được đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao về mặt chất lượng. Chính vì
vậy, tỉnh đã coi việc đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức đang làm việc
tại các xã vùng cao của tỉnh là khâu đột phá cho việc nâng cao chất lượng đội
ngũ này. Không chỉ đào tạo, bồi dưỡng lại cho những cán bộ, công chức đã
3 3
làm việc tại các cơ quan nhà nước của xã vùng cao mà còn có hàng loạt các
chính sách về giáo dục - đào tạo cho đội ngũ cán bộ trẻ như chính sách cử
tuyển, mở các trường dành cho cán bộ là người dân tộc thiểu số học tập để tạo
điều kiện cho cán bộ ở khu vực này tiếp cận nhanh với tri thức mới. Muốn
lãnh đạo nhân dân tốt cần phải có kiến thức chuyên môn và hiểu biết về bản
sắc dân tộc của từng địa phương. Vì vậy, nâng cao chất lượng giáo dục, đào
tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp
phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, đặc biệt là các xã vùng cao. Vấn

đề là phải đào tạo cán bộ ngang tầm với nhiệm vụ hiện nay để có thể quản lý
tốt các dự án, các kế hoạch đã ban hành. Đào tạo cán bộ chính là chìa khoá để
nâng cao trình độ nâng cao dân trí cho các xã vùng cao, miền núi.
3.1.1.5. Có chính sách đặc biệt ưu đãi để thu hút cán bộ, công chức có năng
lực và trình độ lên nhận công tác tại các vùng cao
Tình trạng thiếu cán bộ, công chức có trình độ và năng lực tại các xã
vùng cao của tỉnh Yên Bái là một vấn đề được nói nhiều đến trong nhiều năm
qua. Tuy nhiên thời gian này, các cấp lãnh đạo của tỉnh đã có sự quan tâm
thích đáng tới việc thu hút đội ngũ này lên nhận công tác tại các xã vùng cao.
Quan điểm chủ đạo của kỳ họp thứ 10, Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái
(2007) là chính sách thu hút, khuyến khích phát triển đội ngũ cán bộ, công
chức, cán bộ khoa học kỹ thuật và cán bộ quản lý có trình độ và năng lực.
Trong đó vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã được nâng cao góp
phần lớn trong việc điều hành và xây dựng chính quyền cấp cơ sở. Với những
chính sách ưu đãi, thu hút phù hợp sẽ giúp việc nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ công chức phục vụ cho nhiệm vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá địa
phương tốt hơn. Phần lớn người dân ở các xã vùng cao là người dân tộc và
người dân tộc thiểu số nên việc thu hút và nâng cao chất lượng cho đội ngũ
cán bộ, công chức các xã này cần phải quan tâm chú trọng tới sự am hiểu văn
4 4
hoá các dân tộc và cần biết cả tiếng của đồng bào thì hiệu quả công tác sẽ tốt
hơn.
3.1.2. Mục tiêu và phương hướng phát triển đội ngũ cán bộ, công chức
cho các xã tỉnh Yên Bái đến 2015
3.1.2.1. Mục tiêu
3.1.2.1.1. Mục tiêu chung:
Xác định rõ tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong
công cuộc phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống
tinh thần của nhân dân, tỉnh Yên Bái đã đề ra mục tiêu chung cho việc phát
triển đội ngũ cán bộ, công chức các xã vùng cao. Mục tiêu chính là đào tạo,

bồi dưỡng, nâng cao trình độ văn hoá, kiến thức lý luận chính trị, chuyên
môn, quản lý nhà nước, pháp luật, nghiệp vụ công tác đảng, mặt trận tổ quốc,
đoàn thể, tin học văn phòng đối với cán bộ, công chức nhằm xây dựng đội
ngũ cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh có phẩm chất chính trị vững vàng, có
trình độ kiến thức đúng theo chức trách đảm nhiệm và năng lực thực hiện
công vụ.
Riêng trong 5 năm tới từ 2007 đến 2012, mục tiêu là Yên Bái sẽ tiếp
nhận khoảng 268 cán bộ có trình độ chuyên môn cao vào các cơ quan nhà
nước, trong đó tập trung nhiều nhất (hơn 50 người) cho lĩnh vực y tế. Số còn
lại được bổ sung cho các lĩnh vực kinh tế, giao thông, xây dựng, thương mại,
du lịch, giáo dục... Về công tác đào tạo, mỗi năm tỉnh sẽ cử khoảng 400 lượt
cán bộ, viên chức đi học các lớp bồi dưỡng và đào tạo nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ; Trong đó, bồi dưỡng ngắn hạn khoảng trên 300 lượt
người, số còn lại sẽ đào tạo trên đại học và đại học cử tuyển cho cán bộ dân
tộc thiểu số.
5 5
3.1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp
xã tỉnh Yên Bái
Để có thể thực hiện được những mục tiêu chung đã đề ra trong thời
gian tới, tỉnh đã đưa ra những mục tiêu cụ thể nhằm đưa đội ngũ cán bộ, công
chức cấp xã của tỉnh trở thành đội ngũ vững mạnh và hoàn thiện hơn cả về
chất lượng và số lượng.
Về trình độ văn hoá: 100% cán bộ chuyên trách và công chức chuyên
môn có trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên (không còn cán bộ, công
chức có trình độ văn hoá tiểu học), trong số đó, phấn đấu đào tạo, bồi dưỡng
để cán bộ, công chức tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 70 - 80%. Lựa chọn
số cán bộ, công chức đã tốt nghiệp trung học cơ sở còn trẻ, có khả năng sử
dụng lâu dài để đào tạo đạt trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông;
Về trình độ chuyên môn: 100% cán bộ chuyên trách và công chức
chuyên môn được đào tạo, bồi dưỡng đạt trình độ tương đương từ sơ cấp đến

trung cấp. Phấn đấu đến năm 2010 có 80% - 90% cán bộ chuyên trách và
công chức chuyên môn các xã, phường, thị trấn đạt trình độ trung cấp;
Về lý luận chính trị: 100% cán bộ chuyên trách được đào tạo, bồi
dưỡng từ trình độ sơ cấp đến trung cấp. Kết hợp đào tạo, bồi dưỡng với giáo
dục thường xuyên để các cán bộ trẻ, có năng lực, sử dụng lâu dài đạt trình độ
tốt nghiệp trung học phổ thông và trung cấp lý luận chính trị;
Về quản lý nhà nước: 100% cán bộ chuyên trách được đào tạo, bồi
dưỡng đạt trình độ sơ cấp trở lên; 100% công chức chuyên môn ở xã, phường,
thị trấn khu vực đô thị, vùng thấp được đào tạo đạt trình độ trung cấp; vùng
cao phải đạt 100% trình độ sơ cấp trở lên;
Về tin học: 100% cán bộ chuyên trách và công chức chuyên môn được
đào tạo tin học văn phòng để phục vụ công tác.
6 6
3.1.2.2. Phương hướng và nhiệm vụ
Với những mục tiêu đã đề ra ở trên, Đảng bộ và ban lãnh đạo tỉnh Yên
Bái đã đưa ra phương hướng và nhiệm vụ nhằm thúc đẩy việc thực hiện
những mục tiêu trên nhanh nhất. Đó là:
Thứ nhất: Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ,
năng lực công tác của đội ngũ cán bộ chuyên trách và công chức nhất là kiến
thức kỹ năng làm việc và khả năng xử lý các tình huống cụ thể phát sinh ở cơ
sở. Phấn đấu đến hết năm 2015 có trên 20 % Bí thư, Chủ tịch có trình độ cao
cấp lý luận và đại học chuyên môn (nông lâm, tài chính, quản lý nhà nước).
Đội ngũ cán bộ, công chức các xã vùng cao cơ bản được đào tạo chuyên môn
đáp ứng được tiêu chuẩn các chức danh cán bộ, công chức.
Thứ hai: Nâng cao năng lực lãnh đạo, trong chỉ đạo cần phải thực hiện
đúng quan điểm của Đảng, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm
nghèo, nâng cao được đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, ngăn chặn các tệ nạn xã hội. Xây dựng khối
đại đoàn kết toàn dân, giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan đến cuộc
sống của nhân dân và những vấn đề phát sinh ngay từ cơ sở.

Thứ ba là: thực hiện tốt công tác luân chuyển cán bộ để đào tạo bồi
dưỡng, tạo nguồn cán bộ lâu dài.
Thứ tư là: Đào tạo phải dựa trên cơ sở nhu cầu đòi hỏi cấp thiết của
từng địa phương, tránh tình trạng đào tạo xong không sử dụng hoặc đào tạo
sai địa chỉ dẫn đến lãng phí trong công tác đào tạo.
Thứ năm là: Phải tiếp tục chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị
trấn sử đổi bổ sung đề án cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”.
Xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng cơ chế đảm bảo
phát huy quyền làm chủ quyền giám sát đối với các hoạt động của cơ quan
nhà nước.
7 7
Thứ sáu là: Đổi mới sự chỉ đạo của cấp trên đối với cấp cơ sở, mọi hoạt
động đều hướng về cơ sở, sâu sát, nắm vững tình hình cơ sở, tôn trọng và giải
quyết kịp thời mọi yêu cầu chính đáng của nhân dân.
Thứ bảy là: Tăng cường công tác kiểm tra thanh tra công vụ cơ sở để
phát hiện những sai lệch, biểu hiện tiêu cực để uốn nắn, khắc phục kịp thời.
Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn đảng, ngăn
chặn đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí.
3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CÁC XÃ
VÙNG CAO TỈNH YÊN BÁI ĐẾN 2015
Từ thực tế về chất lượng cũng như số lượng đội ngũ cán bộ, công chức
các xã vùng cao của tỉnh Yên Bái còn nhiều yếu kém, do đó việc phát triển
đội ngũ này trở nên vững mạnh hơn cần phải được chú trọng cả về mặt lượng
và mặt chất. Để có thể thực hiện được cần phải có định hướng cụ thể về đối
tượng, chương trình và nội dung thu hút, đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ
cán bộ, công chức cho các xã vùng cao của tỉnh.
3.2.1. Đối tượng cán bộ, công chức cần được thu hút và đào tạo, bồi
dưỡng
Đối tượng cán bộ, công chức tại các xã vùng cao bao gồm hai nhóm
chính, đó là:

Thứ nhất là cán bộ chuyên trách cấp xã gồm: Bí thư, Phó Bí thư đảng
ủy, ủy viên Thường trực Đảng ủy (nơi không có Phó Bí thư chuyên trách công
tác đảng), Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội Phụ nữ,
Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Bí thư Đoàn thanh niên, Chủ tịch Hội Nông
dân. Đối với những cán bộ này cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng văn hoá phổ
thông; chương trình lý luận chính trị, pháp luật, quản lý nhà nước; chuyên
môn, nghiệp vụ công tác đảng, mặt trận tổ quốc, đoàn thể và tin học văn
phòng.
8 8
Thứ hai là công chức cấp xã bao gồm các chức danh: Trưởng Công an
xã, Chỉ huy trưởng quân sự, Văn phòng - Thống kê, Địa chính - Xây dựng,
Tài chính - Kế toán, Tư pháp - Hộ tịch, Văn hoá - Xã hội. . Đối với đội ngũ
công chức cấp xã thì cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng văn hoá, tin học văn
phòng, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước theo các lĩnh vực và đúng
chức danh đảm nhiệm của từng cán bộ, công chức.
3.2.2. Yêu cầu và nội dung thu hút, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
các xã vùng cao của tỉnh Yên Bái
3.2.2.1. Yêu cầu chung
Việc thu hút và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh
Yên Bái trong thời gian tới cần phải đảm bảo yêu cầu sát với chức năng,
nhiệm vụ, hoạt động thực thi công vụ của từng đối tượng cụ thể, tuỳ theo
chức năng và nhiệm vụ cũng như trình độ, chuyên ngành đào tạo của cán bộ,
công chức. Ngoài ra cần phải chú trọng đào tạo văn hoá, bồi dưỡng kiến thức
chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước ở lĩnh vực mà công chức
đang đảm nhiệm, không đào tạo, bồi dưỡng tràn lan để tránh tình trạng lãng
phí nguồn lực mà hiệu quả thì không thấy đâu.
Phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương luôn được tiến hành song
song với việc bảo vệ an ninh quốc phòng, ổn định chính trị bởi có một xã hội
ổn định thì mới có thể phát triển kinh tế tốt được và ngược lại. Chính vì thế,
việc đào tạo cán bộ, công chức cấp xã cần phải từng bước đáp ứng được yêu

cầu phát triển kinh tế xã hội để bắt kịp được với nhịp độ phát triển của đất
nước đồng thời cũng phải giữ vững an ninh quốc phòng, nâng cao năng lực
quản lý, điều hành của chính quyền cơ sở, xử lý được mọi tình huống bất ngờ
xảy ra.
9 9

×