Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Đặc điểm nghệ thuật tập văn Nguyễn Nhật Ánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN THỊ THỦY

ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TẠP VĂN
NGUYỄN NHẬT ÁNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGÀNH VĂN HỌC

Thừa Thiên Huế, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN THỊ THỦY

ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TẠP VĂN
NGUYỄN NHẬT ÁNH

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC
MÃ SỐ: 8220120

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN THÀNH



Thừa Thiên Huế, 2019

Thừa Thiên Huế, 2019


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thành người đã tận tình hướng dẫn
và đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm và quý thầy cô giáo khoa Ngữ văn trường
Đại học Khoa học, Đại học Huế đã quan tâm giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp,
những người đã luôn động viên, khuyến khích, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện
luận văn.
Tác giả

Nguyễn Thị Thủy

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu
trong luận văn là trung thực, đảm bảo độ chính xác cao. Các tài liệu tham khảo, trích
dẫn có xuất xứ rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình nghiên cứu của
mình.
Huế, tháng 12 năm 2019
Tác giả


Nguyễn Thị Thủy

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài ..........................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề..............................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu và cơ sở lí thuyết ................................................................6
6. Cấu trúc luận văn .........................................................................................................7
NỘI DUNG .....................................................................................................................8
Chương 1. THỂ LOẠI TẠP VĂN VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA NHÀ VĂN
NGUYỄN NHẬT ÁNH .................................................................................................8
1.1. Khái niệm và đặc trưng thể loại tạp văn ...................................................................8
1.1.1. Khái niệm tạp văn ..................................................................................................8
1.1.2. Đặc trưng thể loại tạp văn....................................................................................10
1.1.3. Các thể loại liên quan ..........................................................................................13
1.2. Hành trình sáng tạo của Nguyễn Nhật Ánh ...........................................................17
1.2.1. Khái lược về tác giả Nguyễn Nhật Ánh ..............................................................17
1.2.2. Hành trình sáng tạo của Nguyễn Nhật Ánh .........................................................19
1.3. Tạp văn Nguyễn Nhật Ánh trong diện mạo tạp văn đương đại.............................24
1.3.1. Tổng quan về tạp văn Việt Nam đương đại.........................................................24
1.3.2. Dấu ấn và quan niệm về tạp văn của Nguyễn Nhật Ánh .....................................27
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TẠP VĂN NGUYỄN NHẬT ÁNH NHÌN

TỪ NỘI DUNG PHẢN ÁNH .....................................................................................33
2.1. Hình ảnh quê hương qua thế giới thiên nhiên và văn hóa ẩm thực ........................33
2.1.1. Hình ảnh quê hương qua thế giới thiên nhiên… .................................................33
2.1.2. Hình ảnh quê hương qua văn hóa ẩm thực ..........................................................36
2.2. Hình ảnh con người, tình người qua cuộc sống đời thường ...................................39

iii


2.2.1. Tình cảm gia đình, làng xóm ..............................................................................39
2.2.2. Tình bạn, tình yêu ...............................................................................................42
2.3. Những chuyến đi và đời sống nghệ thuật hiện đại, đương đại ..............................44
2.3.1. Cảm hứng về những chuyến đi ............................................................................44
2.3.2. Bức tranh đời sống nghệ thuật hiện đại, đương đại ............................................48
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TẠP VĂN NGUYỄN NHẬT ÁNH NHÌN
TỪ PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN .............................................................................61
3.1. Hình tượng người trần thuật ...................................................................................61
3.1.1. Người trần thuật hướng ngoại .............................................................................68
3.1. 2.Người trần thuật hướng nội .................................................................................73
3.2. Ngôn ngữ tạp văn Nguyễn Nhật Ánh ....................................................................77
3.2.1. Nghệ thuật sử dụng phương ngữ, khẩu ngữ ........................................................77
3.2.2. Nghệ thuật kết hợp ngôn ngữ miêu tả và ngôn ngữ kể chuyện ...........................80
3.3.Giọng điệu tạp văn Nguyễn Nhật Ánh ....................................................................61
3.3.1.Giọng điệu trữ tình, hoài niệm .............................................................................62
3.3. 2.Giọng điệu hài hước, dí dỏm ...............................................................................65
KẾT LUẬN ..................................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................88

iv



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn tài năng, có sức sáng tạo dồi dào với nhiều thể
loại: thơ, truyện ngắn, truyện dài và tạp văn. Trong số các nhà văn chuyên nghiệp đang
có sức hấp dẫn lớn với người đọc, Nguyễn Nhật Ánh là một trường hợp tiêu biểu với khả
năng thu hút người đọc, nhất là người đọc trẻ. Như đã thành thông lệ, thời gian gần đây,
mỗi năm nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đều ra mắt bạn đọc ít nhất một đầu sách mới. Mỗi
tác phẩm mới của ông ra đời đều được người đọc hồ hởi đón nhận.
Nguyễn Nhật Ánh đến với độc giả trước tiên bằng thơ. Tác phẩm đầu tiên của
ông lànhững bài thơ in chung trong tập thơ của những người thanh niên xung phong.
Sau đó, ông xuất hiện thường xuyên trên báo Thanh niên với vai trò "Anh Bồ Câu"
gỡ rối tơ lòng. Ông cũng viết báo về bóng đá. Nguyễn Nhật Ánh đã thử sức ở nhiều
thể loại nhưng bút lực của ông thể hiện dồi dào nhất vẫn là truyện viết cho thiếu nhi
hay tuổi mới lớn. Nhìn vào số tập truyện mà ông đã viết mới thấy sức làm việc của
ông thật mạnh mẽ và bền bỉ, số đầu sách còn nhiều hơn tuổi đời của tác giả. Tên tuổi
Nguyễn Nhật Ánh gắn liền với các tác phẩm làm say lòng độc giả bao thế hệ như Mắt
biếc, Còn chút gì để nhớ, Hạ đỏ, Cô gái đến từ hôm qua, Cho tôi một vé đi tuổi thơ,
Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh. Truyện của ông được tái bản liên tục và chưa bao giờ
giảm sức hút với những người yêu mến chất văn Nguyễn Nhật Ánh.
Có thể nói rằng truyện của Nguyễn Nhật Ánh có sức lôi cuốn và hấp dẫn khó
tả, đặc biệt là những tác phẩm viết về tuổi mới lớn. Cách viết mộc mạc, từ ngữ tinh
tế pha lẫn hài hước một cách tự nhiên, không gò bó hay sáo rỗng. Có những tình tiết
trong tác phẩm như từ cuộc sống đời thường chạy vào trang văn, đặc biệt là khi ông
viết về vùng quê, rất chân thực.
Ông cũng đã đạt nhiều giải thưởng như: giải thưởng Văn học trẻ năm 1995, giải
thưởng văn học ASEAN, đồng thời được bầu chọn là nhà văn được yêu thích nhất và
nhà văn trẻ tiêu biểu trong 20 năm ( 1975 – 1995 )
Cùng với truyện ngắn, truyện dài, tạp văn cũng góp phần quan trọng khẳng định
tên tuổi Nguyễn Nhật Ánh. Chỉ trong vòng vài năm, Nguyễn Nhật Ánh đã cho ra đời

nhiều tập tạp văn sáng giá với những nét riêng độc đáo, có sức cuốn hút, lan tỏa.
Không ít người nhận thấy, đọc tạp văn Nguyễn Nhật Ánh không đơn thuần chỉ là đọc,

1


mà còn là ngẫm. Sương khói quê nhà, Người Quảng đi ăn mì Quảng, Thương nhớ
Trà Long đưa người đọc đến với những câu chuyện, những vấn đề thường nhật, tưởng
chừng nhỏ nhặt nhưng lại giàu giá trị nhân văn, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
Nguyễn Nhật Ánh nhanh nhạy trong nhìn nhận, khám phá và khai thác mọi vấn đề
của đời sống, xã hội, đáp ứng kịp thời nhu cầu đọc sách của con người hiện đại.
Trước thực tế đó, chúng tôi nghĩ, không nên dừng lại ở những bài giới thiệu mà
cần phải có sự nghiên cứu, đánh giá một cách nghiêm túc, toàn diện, sâu sắc hơn.
Tìm hiểu, nghiên cứu tạp văn Nguyễn Nhật Ánh là việc làm vừa có ý nghĩa thực
tiễn, vừa có ý nghĩa khoa học, không chỉ nhằm giúp hiểu thêm về hiện thực của quê
hương đất nước, mà còn góp phần làm rõ thêm về lý thuyết thể loại tạp văn (qua cái
nhìn và sự thể hiện của Nguyễn Nhật Ánh).
Trên đây là những lý do khiến chúng tôi chọn đề tài Đặc điểm nghệ thuật tạp
văn Nguyễn Nhật Ánh.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những công trình nghiên cứu về truyện dài Nguyễn Nhật Ánh
Nghiên cứu về truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh có khá nhiều bài báo, luận văn
nhưng nghiên cứu về tạp văn của ông thì chưa có nhiều công trình. Có lẽ vì tạp văn
của ông vừa mới xuất hiện khoảng hơn một thập kỷ nay và người ta đang chờ đợi
thêm sự thử thách của thời gian. Tìm hiểu, nghiên cứu về truyện dài Nguyễn Nhật
Ánh, chủ yếu là những bài viết nhỏ lẻ, các bài phỏng vấn trên báo chí, và một số luận
văn cao học.
Trong một lần tham giaChương trình giao lưu giữa sinh viên khoa Văn-Đại học
Sư phạm Hà Nội với nhà văn Nguyễn Nhật Ánh được tổ chức tại Hà Nội ngày
9/12/2018, Ông khẳng định: “Viết sách cho tuổi thơ là vì có trách nhiệm với bạn đọc,

khi những tác phẩm của mình đang được lứa tuổi này mong chờ mỗi ngày. Hơn thế
nữa đó còn là vì tâm hồn tôi đã gắn liền với tuổi thơ, có nhu cầu viết sách để được trở
về lại những “sân ga, bến tàu” của tuổi thơ.” Có lẽ vì thế mà người ta quan tâm đến
Nguyễn Nhật Ánh trước hết với tư cách là tác giả nổi tiếng của dòng truyện viết cho
thiếu nhi.
Xuất hiện từ những năm 80 của thế kỷ XX, Nguyễn Nhật Ánh đã bắt đầu đánh
dấu tên tuổi của mình trong lòng nhiều lớp thế hệ thiếu nhi bởi lối viết truyện giàu

2


cảm xúc, sự chân thành, sâu sắc với lối tư duy đậm tính triết lí, đầy ngỗ nghịch và
mang tính đột biến cao.
Nhà văn cho biết, cuộc sống hiện đại đầy biến động với sự du nhập của văn hóa
nước ngoài vào Việt Nam, trẻ em được tiếp xúc với nhiều công nghệ hiện đại nên dễ
bị lôi kéo vào những con đường khác ngoài văn học. Vì vậy ông tâm niệm: “Các nhà
văn phải viết loại sách để đáp ứng được nguyện vọng của các em, đẩy lùi văn hóa độc
hại ra khỏi nhà trường.” Với thiên chức là một người “cầm bút” nhà văn đã viết, đang
viết và sẽ tiếp tục viết những tác phẩm cho lứa tuổi này.
Từ năm 2005, Nguyễn Thị Thanh Xuân đã thấy được sức hấp dẫn mạnh mẽ từ
tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh: “Hơn mười năm qua, hấp lực của truyện Nguyễn
Nhật Ánh vẫn chưa hề suy giảm, lại có phần mạnh mẽ hơn, trong khi môi trường giải
trí của thiếu nhi ngày càng đa dạng, có một sự chi phối lớn của sách dịch và phim
video mang màu sắc văn minh ngoại lai” [48]. Văn Hồng trong bài viết “Nguyễn Nhật
Ánh như một ví dụ…”, đăng trên tạp chí Kiến thức ngày nay, số 519 (năm 2005) nhận
xét rất đúng: “Với cách kết hợp truyền thống và hiện đại, tinh hoa thế giới và bản sắc
Việt Nam, vốn văn hóa – thẩm mĩ rộng và tay nghề cao, nhắm tới một đối tượng xác
định, Nguyễn Nhật Ánh đã trở thành một hiện tượng độc đáo trong văn học thiếu
nhi”[48].
Theo Nguyễn Văn Tình, “Nguyễn Nhật Ánh vẫn lặng lẽ mang đến hơi ấm của

tình thương và lòng nhân ái qua tiếng cười của trẻ thơ. Ông chỉ có một mong muốn
khiêm nhường là giúp các em yên tâm vui sống”[40]. Đúng thế, Nguyễn Nhật Ánh
đã mang đến cho dòng văn học thiếu nhi một luồng gió mới, làm sôi động hẳn không
khí văn học thiếu nhi của nước nhà, góp phần làm sống dậy văn hóa đọc ở thiếu nhi.
Nguyễn Nhật Ánh đến với thiếu nhi một cách rất tự nhiên, như một mối lương duyên.
Nguyễn Quang Lập khá tinh tế khi khái quát: “Có thể nói mỗi cuốn sách của
Nguyễn Nhật Ánh như mỗi chuyến tàu về tuổi thơ, ở đó có nhiều toa, mỗi toa là mỗi
bất ngờ, mỗi thú vị, mỗi háo hức, mỗi say mê, khi làm ta bật cười, khi làm ta rưng
rưng, hoặc ngồi im lặng suy ngẫm. Khi đã theo con tàu của Nguyễn Nhật Ánh để đi
về tuổi thơ một lần, tôi tin mỗi lần Nguyễn Nhật Ánh rung chuông, người ta khó lòng
bỏ qua một tấm vé để lại được cùng anh háo hức lên tàu” [56].

3


Nhân Ngày sách Việt Nam lần đầu (24/2/2014), Nguyễn Nhật Ánh là một trong
hai tên tuổi viết cho thiếu nhi (Tô Hoài, Nguyễn Nhật Ánh) được chọn để tôn vinh.
Theo Lê Phương Liên, “Muốn viết cho thiếu nhi, như đỉnh cao hiện tại Nguyễn Nhật
Ánh, phải thực sự am hiểu, là người bạn tốt yêu thương và hiểu trẻ em” (theo
/>Hai tập sách Kính vạn hoa và Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của Nguyễn Nhật
Ánh được đưa vào bộ sách 105 cuốn sách đang được đọc nhiều nhất ở các nước trên
thế giới do Nhà xuất bản Ten-Books (Nhật Bản) ấn hành (xuất bản tại Nhật vào tháng
12/2013).
Gần đây, tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh được
dựng thành phim, gây tiếng vang lớn (trước Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, nhiều
tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh cũng đã từng được chuyển thể thành phim truyền
hình như Áo trắng sân trường, Nữ sinh, Kính vạn hoa),...
Đáng chú ý, gần đây nhất, giới phê bình muốn giải mã thành công của Nguyễn
Nhật Ánh bằng Hội thảo Nguyễn Nhật Ánh - hành trình chinh phục tuổi thơ diễn ra
sáng 16.9.2015 tại Đại học Sư phạm Hà Nội. Theo Lê Huy Bắc, “Chất triết học trong

tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh soi chiếu cuộc đời của những đứa trẻ" tạo nên thành
công của nhà văn. Chất triết học ấy không cao xa, nặng nề mà nhẹ nhàng len lỏi vào
từng trang viết, thể hiện đúng thế giới tuổi thơ - nơi không chỉ có tiếng cười, sự hồn
nhiên mà còn có cả nỗi buồn, tư lự, âu lo và trăn trở rất đời. Chính sự hài hòa này góp
phần nâng tầm trang viết của tác giả.
Dẫu rằng chưa có công trình quy mô tìm hiểu, nghiên cứu về Nguyễn Nhật Ánh,
nhưng các ý kiến đánh giá về tác phẩm của ông được trình bày trong các buổi tọa
đàm, trao đổi văn học - nghệ thuật, trên các tờ báo và mạng điện tử không phải là ít.
Phần lớn các ý kiến đều đánh giá cao tài năng và đóng góp của Nguyễn Nhật Ánh
cho văn học nước nhà, đặc biệt ở mảng truyện viết cho thiếu nhi. Cũng rất cần kể đến
một số luận văn Thạc sĩ về Nguyễn Nhật Ánh, tiêu biểu như: Cảm hứng hướng về
tuổi thơ trong truyện Nguyễn Nhật Ánh (Luận văn Thạc sĩ của Hoàng Hương Giang
do PGS.TS. Biện Minh Điền hướng dẫn, Đại học Vinh, 2010); Thế giới phù thuỷ

4


trong Chuyện xứ Lang Biang của Nguyễn Nhật Ánh (Luận văn Thạc sĩ của Trần Thị
Bích Vân, cũng do PGS.TS. Biện Minh Điền hướng dẫn, Đại học Sài Gòn, 2012),...
2.2. Những công trình nghiên cứu về tạp văn Nguyễn Nhật Ánh
Nghiên cứu về tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Nhật Ánh thì đã có một số
công trình nhưng riêng về tạp văn NguyễnNhật Ánh thì số lượng bài viết, công trình
nghiên cứu còn khá ít ỏi hoặc nếu có thì cũng chỉ những bài phỏng vấn, bài báo nhỏ
mà thôi.
Tạp văn cũng là thể loại khá thành công của Nguyễn Nhật Ánh. Ba tập tạp văn
của Nguyễn Nhật Ánh (Sương khói quê nhà, Người Quảng đi ăn mì Quảng, và
Thương nhớ Trà Long) vừa ra đời đã được đông đảo công chúng độc giả hào hứng
đón nhận và đánh giá cao từ nội dung đến giọng điệu, cách viết.
Huỳnh Như Phương nhận thấy “tạp văn Nguyễn Nhật Ánh vẫn phát huy chất hài
hước, dí dỏm ở sở trường văn tự sự của ông” (http://www. congannhandan.com.vn).

Một tác giả khác (Hòa Bình) lại nhận thấy, tạp văn của Nguyễn Nhật Ánh “viết
nhẹ nhàng, hóm hỉnh mà da diết, ký ức xưa rộn rã quay về đầy ấm áp”; cách viết của
Nguyễn Nhật Ánh “giúp lớp trẻ, thế hệ chưa từng trải nghiệm những ký ức thú vị trên
được vun bồi một khoảng tâm hồn đầy thi vị, thơ mộng về quê hương, đất nước
mình”; “nói gì đi nữa, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh vẫn dẫn người đọc tới những hoài
niệm

đẹp

đầy

chất

nhân

văn,

thấm

đẫm

hồn

quê

Việt”...

(theo

/>Nhà thơ Ý Nhi nói về cuốn tạp văn Sương khói quê nhà: “Những bài báo, tạp

văn của Nguyễn Nhật Ánh, mặc dù được viết vào những thời điểm khác nhau và bao
gồm những sự việc, những vấn đề rất khác nhau, khi tập hợp lại, đã có được sự gắn
kết và đã tạo nên được một vóc dáng mới, một sức lôi cuốn mới”.(http://www.
congannhandan.com.vn).
Minh Hoa trên tờ Thanh niên nhận xét: “Hơi lạ! Đã quen với một Nguyễn Nhật
Ánh hồn nhiên, trẻ thơ với những tác phẩm văn học thiếu nhi nên tưởng chừng anh
chỉ bận bịu săm soi những ống kính vạn hoa, hòn bi, quả thị, đi bên ngoài những câu
chuyện "vĩ mô", những vấn đề thời sự xã hội của thế giới người lớn. Tạp văn Người
Quảng đi ăn mì Quảng vẫn mang, vẫn đậm đặc chất hài hước, hóm hỉnh- đặc trưng
của Nguyễn Nhật Ánh, nhưng ở đây người đọc bất ngờ bắt gặp con người xã hội nồng

5


nhiệt và nhiều ưu tư của anh. Nguyễn Nhật Ánh băn khoăn với Ngổn ngang phố xá,
Đồ giả, Lớn và nhỏ; chuyện siêu thị; bóng đá, Chia tay buổi chiều... Cũng là nỗi bức
xúc chung của xã hội nhưng Nguyễn Nhật Ánh vẫn hiền lành, ôn hòa. Là một tiếng
thở dài nhẹ nhàng nhưng đủ để người đọc giật mình và "thấm"...Những tưởng Nguyễn
Nhật Ánh viết tạp văn cũng như anh chơi một ván bóng bàn xã hơi giữa hai chương
tiểu thuyết. Vậy mà lúc khoan lúc nhặt, anh vẫn gắn bó với thể loại “ thiên thần nhỏ”
này và gặt hái những thành công nhất định”
().
Tóm lại, chúng tôi nghĩ đề tài Đặc điểm nghệ thuật tạp văn Nguyễn Nhật Ánh
sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm diện mạo của thể loại này trong sự nghiệp sáng tác của
nhà văn cũng như phân biệt được nét đặc điểm nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh so
với những nhà văn khác khi viết tạp văn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng khảo sát của đề tài là toàn bộ tạp văn của Nguyễn Nhật Ánh được in
trong các tập:
- Người Quảng đi ăn mì Quảng, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2012.

- Sương khói quê nhà, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2012.
- Thương nhớ Trà Long, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2014.
Trong đó chúng tôi chú ý nghiên cứu các bình diện thể hiện đặc điểm nghệ thuật
thể loại tạp văn của nhà văn nhìn từ phương diện nội dung và từ phương thức thể
hiện.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu: Với đề tài này, luận văn hướng đến hai nhiệm vụ
chính:
- Cung cấp cái nhìn tổng thể về đặc trưng thể loại của thể loại tạp văn và diện
mạo tạp văn trong văn học đương đại Việt Nam.
- Khảo sát, phân tích chỉ ra những đặc điểm nghệ thuật của tạp văn Nguyễn Nhật
Ánh từ góc độ nội dung phản ánh và phương thức thể hiện
5. Phương pháp nghiên cứu và cơ sở lí thuyết
5.1. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện luận văn chúng tôi sử dụng các
phương pháp sau:

6


- Phương pháp thống kê: Thống kê các số liệu cần thiết để hỗ trợ việc chứng
minh các luận điểm.
- Phương pháp phân tích và miêu tả: Phân tích và miêu tả các đặc điểm nghệ
thuật trong tạp văn Nguyễn Nhật Ánh từ nội dung phản ánh đến phương thức thể hiện,
từ đó rút ra những nhận định khái quát và kết luận vấn đề.
- Phương pháp so sánh: So sánh tạp văn với truyện ngắn, tiểu thuyết của Nguyễn
Nhật Ánh, so sánh tạp văn Nguyễn Nhật Ánh với tạp văn của các tác giả khác để có
cái nhìn đối sánh nhằm chỉ ra đặc điểm nổi bật trong tạp văn Nguyễn Nhật Ánh.
5.2. Cơ sở lí thuyết
Luận văn sử dụng thi pháp học dựa trên đặc trưng thể loại của tạp văn hiện đại
để triển khai các bình diện nghiên cứu đảm bảo tính logic và hệ thống.
6. Cấu trúc của luận văn

Ngoài mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1. Thể loại tạp văn và hành trình sáng tạo của nhà văn Nguyễn Nhật
Ánh.
Chương 2. Đặc điểm nghệ thuật tạp văn Nguyễn Nhật Ánh nhìn từ nội dung
phản ánh.
Chương 3. Đặc điểm nghệ thuật tạp văn Nguyễn Nhật Ánh nhìn từ phương thức
thể hiện.

7


NỘI DUNG
Chương 1.THỂ LOẠI TẠP VĂN VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA
NHÀ VĂN NGUYỄN NHẬT ÁNH
1.1. Khái niệm và đặc trưngthể loại tạp văn
1.1.1. Khái niệm tạp văn
Cho đến nay, từ gốc độ sáng tác tạp văn đã được nhiều nhà văn thử bút và có
thành tựu khá rõ rệt. Tuy nhiên, với tư cách là một thuật ngữ lí luận văn học thì khái
niệm tạp văn vẫn chưa được làm sáng tỏ một cách đầy đủ. Thậm chí còn lẫn lộn giữa
cáctên gọi như tản văn, bút kí, tạp bút…Nhưng nhìn chung, giới lí luận phê bình ngày
càng quan tâm, chú ý đến thể loại này một cách nghiêm túc, bài bản.
Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê, Nxb Đà Nẵng, định nghĩa: “Tạp văn là loại
văn có nội dung rộng, hình thức không gò bó, bao gồm những loại bình luận ngắn,
tiểu phẩm, tùy bút…”.[34. 892]
Định nghĩa về khái niệm tạp văn thực sự đa dạng, phong phú và có nhiều ý kiến
khác nhau.
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Tạp văn là những áng văn tiểu phẩm có
nội dung chính trị, có tác dụng chiến đấu mạnh mẽ. Đó là một thứ văn vừa có tính
chính luận sắc bén, vừa có tính nghệ thuật cô đọng, phản ánh và bình luận kịp thời

các hiện tượng xã hội”[12,. 342]. Nhà văn Lỗ Tấn viết: “Kỳ thực cái gọi là tạp văn
cũng không phải là món hàng mới mẻ, ngày xưa cũng đã có. Phàm là văn chương,
nếu xếp loại thì có loại để mà xếp, bất kể thể gì, mọi thể đều xếp vào một chỗ cả, thế
là thành tạp”[42,. 32]. Ông đặc biệt đề cao vai trò tả thực và phản biện xã hội của tạp
văn, ông xem tạp văn là loại “ngôn chí hữu vật”. Tạp văn thể hiện chức năng của
nghệ thuật, tham gia vào việc đấu tranh của xã hội.
Hoàng Ngọc Hiến lại xem tạp văn là một thể loại của kí. Trong cuốn sách Năm
bài giảng về thể loại: Ký - Bi kịch - Trường ca - Anh hùng ca - Tiểu thuyết lại quan
niệm: “Trong nghiên cứu văn học Việt Nam đương đại, kí là một thuật ngữ dùng để
gọi tên một thể loại văn học bao gồm nhiều thể hay nhiều tiểu loại, bút kí, hồi kí, du
kí, chính luận, phóng sự, tùy bút, tản văn, tạp văn, tiểu phẩm…” [54,5].
Giống với các tác giả Từ điển thuật ngữ văn học,Đỗ Hải Ninh xem tạp văn là
một dạng nhỏ của “tản văn”. Trong bài Kí trên hành trình đổi mới viết: “Chúng tôi

8


quan niệm tản văn là một loại văn ngắn gọn, hàm súc với khả năng khám phá đời
sống bất ngờ, thể hiện trực tiếp tư duy, tình cảm của tác giả, bao gồm cả tạp văn, tùy
bút, văn tiểu phẩm”[54, 12].Với Phạm Thị Hảo trong cuốn Khái niệm và thuật ngữ lý
luận văn học Trung Quốc, (Trung tâm nghiên cứu Quốc học, Nxb Văn học) cho rằng:
Tạp văn là một loại tản văn, bao gồm nhiều hình thức: Tạp cảm, tạp đàm, tạp luận...
loại này yêu cầu phải có sự quan sát tìm hiểu và phân tích sâu sắc cuộc sống xã hội,
phải nhạy bén phản ánh những sự kiện xã hội và khuynh hướng xã hội, bằng ngòi bút
sắc sảo, lão luyện, đánh trúng vào những chỗ yếu của sự việc. Loại văn này, tác phẩm
ngắn, thường mang tính tư tưởng cao, giàu tính chiến đấu đồng thời giàu tính nghệ
thuật. Ở thời Chiến quốc, loại văn này khá phổ biến. Thời hiện đại Lỗ Tấn đã khiến
"Tạp văn" phát huy được nhiều tác dụng phê phán xã hội, châm biếm những tệ nạn
đương thời. Cho đến nay thể loại tạp văn vẫn phát triển với diện mạo và nội dung
ngày càng phong phú.

Khác với các tác giả trên, Dương Tấn Hào lại xem tạp văn dùng để chỉ thể văn
đoản thiên, không đồng một thể với thi ca, tản văn, bi kịch và tiểu thuyết đã thịnh
hành từ xưa. Ông cho rằng: "tạp văn là một thuật ngữ rất tạm thời vì chính bản thân
tác giả không biết dùng cụm từ nào để mô tả những bài viết đăng rải rác trên báo Tuổi
trẻ chủ nhật, Nguyệt san pháp luật, Sài Gòn tiếp thị". Tác giả nhận định thêm: "Tạp
văn chỉ là những đoản văn đọc cho vui, ngắn gọn, dễ hiểu, hơi gây sốc một chút nếu
cần, không phải là những chuyên luận đăng trên tạp chí chuyên ngành. Chủ đề thì
không có gì nhất định, lan man từ những mẩu chuyện vụn vặt có thật trong đời sống
xã hội Mỹ, đến một tiểu phẩm tưởng tượng hoàn toàn, hay các bình luận thoáng qua
về Shakespesre, cổ sử Trung Quốc. Độc giả có thể mở sách ra, thích đâu đọc đấy,
không cần phải quá bận tâm về "độ chính xác" hay hàm lượng thông tin của bài viết"
[64].
Dù đã có rất nhiều định nghĩa được đưa ra nhưng thực tế là các nhà nghiên cứu
và cả đội ngũ sáng tác đều chưa thể đưa ra những đặc trưng khu biệt cho thể loại này.
Điều đó có lẽ bắt nguồn từ sự phong phú, đa dạng trong nội dung và hình thức phản
ánh từ phạm vi quá rộng mà thể loại tạp văn hướng tới.
Chúng tôi cho rằng, khởi thủy, tạp văn chỉ là một thể văn nhỏ. Nhưng dần dần,
trước sự phát triển của xã hộivà cuộc sống nhân sinh, đòi hỏi con người phải nắm bắt

9


nhanh nhạy, kịp thời trước những biến thiên không ngừng của hiện thực cuộc sống.
Mặt khác cùng với sự phát triển mạnh mẽ của báo chí cũng như nhu cầu thưởng
thức,thị hiếu của độc giả, tạp văn trở thành thể loại thịnh hành, phổ biến với rất nhiều
hình thức thể hiện khác nhau. Và cùng với quá trìnhmở rộng phạm vi một cách rất
“tự nhiên” ấy, khái niệm tạp văn ngày càng được mở rộng nội hàm. Theo chúng tôi,
có thể tóm lược một số đặc điểm chung của thể loại tạp văn như: Tạp văn là thể loại
văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, vừa tự sự vừa trữ tình. Nội dung phong phú da dạng, có
thể đề cập đến những vấn đề chính trị - xã hội mang tính chính luận sắc sảo, cũng có

thể là những thiên “tạp cảm” giàu cảm xúc trữ tình của chủ thể liên quan đến các vấn
đề về thiên nhiên, con người, tình người, văn hóa.Tạp văn thường tái hiện lại một ý
nghĩ, khoảnh khắc suy tư, một thoáng liên tưởng bất ngờ, độc đáo, mang đậm dấu ấn
phong cách nghệ thuật của tác giả. Có nhiềuchiêm nghiệm, triết lí, có những ý tưởng,
thông điệp ngầm trong một dung lượng tác phẩm ngắn. Nội dung và hình thức của
tạp văn linh hoạt phù hợp với nhu cầu thưởng thức của độc giả hiện đại.
1.1.2. Đặc trưng thể loại tạp văn
Báo chí thời hiện đại là mảnh đất sinh tồn của tạp văn. Để đảm bảo tính cô đọng,
hàm súc nên vấn đề được thể hiện trong tạp văn phải mang tính chấm phá, dù thế
nhưng sức hấp dẫn, lôi cuốn bạn đọc của thể loại này là luôn chạm vào được những
hiện tượng cốt yếu của đời sống một cách bất ngờ. Để viết được tạp văn, tác giả phải
có một sự suy nghĩ độc lập và mạnh dạn trình bày những cảm xúc thật của mình.
Cũng vì sự tồn tại trên báo chí cho nên tạp văn luôn mang tính thời sự và gắn chặt
với đời sống xã hội đương đại. qua đó bộc lộ những suy nghĩ, chiêm nghiệm, triết lí
nhân sinh của tác giả về vấn đề được đề cập. Nói cách khác, tạp văn sống trong dòng
chảy cuộc đời mà theo Hoàng Ngọc Hiến, “nó như một thứ rượu được chưng cất, một
thứ mật được chắt lọc. Người viết giỏi là làm sao cho thứ rượu ấy không nhạt, thứ
mật ấy đậm đà và quyện hương của ngàn hoa". Tuy nhiên, Có khi tạp văn không phải
là rượu cũng chẳng phải mật. Nó như một cây kim đâm vào xương thịt, nhức nhối,
thậm chí đau đớn, để người ta phải giật mình, thảng thốt, nhớ đời.
Trước hết tạp văn là thể loại thuộc văn xuôi phi hư cấu. Đặc điểm này khiến tạp
văn khác với tiểu thuyết, truyện ngắn nhưng gần với ký. Tạp văn có dung lượng ngắn

10


gọn, hàm súc. Đây là đặc điểm ưu thế của tạp văn, đưa tạp văn “lên ngôi” do nhu cầu
cần đọc nhanh, cần đọc nhiều thông tin của bạn đọc hiện nay. Hình thức tạp văn tự
do, phóng khoáng. Tạp văn không chú ý vào “ khai, thừa, chuyển, hợp” như thơ ca;
không phân cảnh, phân hồi như kịch, mà có lúc gần lúc xa, lúc trước lúc sau, hiện

thực và lịch sử, tự nhiên và xã hội, triết lí sâu sắc có thể biểu hiện ngay trong cuộc
sống hằng ngày. Bất luận là chọn đề tài, lập ý hay là bố cục kết cấu, hay vận dụng
thủ pháp biểu hiện, không câu nệ các quy tắc về câu chữ, ít có tính quy phạm, cách
thức, hạn chế. Tất cả đều lấy cảm nhận và giãi bày của tác giả làm trung tâm.Đặc
điểm tự do trong kết cấu của tạp văn, khiến người đọc cảm thấy các tác phẩm tạp văn
như rất tản mạn, thiếu logic, đôi khi tưởng như lộn xộn, không có trật tự nếu xét ở bề
mặt. Nhưng xâu chuỗi trong mạch cảm xúc, tư tưởng lại rất thống nhất về chủ đề, tình
cảm. Cái trật tự ở đây tùy theo ý đồ sáng tác và nhu cầu biểu hiện của người viết.
Đề tài tạp văn vô cùng phong phú, đa dạng hầu như đề cập đến mọi vấn đề trong
xã hội, từ những vấn đề chính trị, xã hội mang tính thời sự nóng hổi đến những cảm
xúc đời thường rất giản dị, gần gũi. Bất luận là tìm hiểu vũ trụ, than thở về nhân sinh
hay là cỏ cây hoa lá, cá mú chim muông; hay bạn bè thân hữu, chợ búa đồng quê…
tất cả đều có thể trở thành đề tài của tạp văn. Với tài năng, phong cách và sở trường
của một số nhà văn, tạp văn lại có thể bao hàm triết lí sâu sắc, tình ý đậm chất thơ, từ
đó tạo ra sự linh hoạt, sinh động, sức hấp dẫn đối với người đọc. Sự rộng lớn về đề
tài của tạp văn vượt qua tất cả các thể loại văn học khác, do đó người ta gọi tạp văn
là “viện bảo tàng của cuộc sống”. Nói như thế không có nghĩa tạp văn là sự sắp xếp
nhỏ lẻ, tản mạn mà nó cũng là thể văn lành mạnh và phóng túng, có thể lấy tinh thần
thời đại, xu hướng thẩm mĩ mới và tinh thần phê phán để đưa ra cái nhìn thẩm mĩ đối
với lịch sử, hiện thực. Trong đó đề tài về văn hóa, phát triển, giáo dục, thiên nhiên,
con người, quê hương đất nước được nhiều tác giả quan tâm chú ý nhất. Ở đó bức
tranh toàn cảnh của xã hội Việt Nam với bao nhiêu vấn đề, với những bức xúc đang
làm nhiều người lo lắng. Các tác giả dựa vào tính thời sự, chính luận của tạp văn để
hoặc hoài niệm, tôn vinh hoặc công kích, bài trừ cái xấu, nói lên suy nghĩ của mình
một cách trực tiếp. Những vấn đề phản ánh trong tạp văn thường được thể hiện dưới
dạng một suy nghĩ, khoảnh khắc riêng tư, một thoáng liên tưởng bất ngờ, độc đáo
mang đậm dấu ấn cá nhân tác giả.

11



Với các thể loại khác như tiểu thuyết, truyện ngắn…để cho ra đời đứa con tinh
thần của mình, nhà văn phải trải qua một quá trình thai nghén dài lâu,còn với tạp văn,
người viết có khi chỉ cần vì một ý tưởng, một điều mắt thấy tai nghe tức thì, để rồi
viết ngay ý tưởng đó và bộc bạch trực cảm, trực giác của mình một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp vào trong tác phẩm. Vì thế, đặc điểm thẩm mĩ nổi bật của tạp văn là
tính trữ tình. Nhà văn sở dĩ có thể sáng tác tạp văn là do có “cảm nhận” mà “giãi bày”,
do những gì nhà văn cảm thấy, cảm xúc, cảm động, hưng phấn, cảm tưởng trong sinh
hoạt, công tác học tập, đọc sách, suy nghĩ cho đến những gì quan sát được từ hiện
thực khách quan. Tạp văn đòi hỏi phải có “cảm nhận” mới có “giãi bày”, cho nên nó
tất yếu viết về những gì nhà văn tự mình trải qua, tự mình cảm thấy, cái có trong nội
tâm của mình. Nếu như tiểu thuyết là viết về những sự việc của người khác thì tạp
văn lại viết về những sự việc của chính mình, cho dù có viết về người khác thì trên
thực tế cũng là viết về chính mình. Trên một ý nghĩa nào đó, cái mà tiểu thuyết viết
là cái ngoài bản thân, nhưng phần lớn cái mà tạp văn viết lại là sự việc trong tim của
tác giả; tiểu thuyết rất dễ chạm đến, tạp văn lại khó gặp, nó cơ hồ là sự phân thân của
nhà văn, là ghi lại rất thật sự hư cấu ngay trong bản thân nhà văn. Tạp văn là sự biểu
lộ một cách linh hoạt, nên tính chân thực là sinh mệnh, xác thực là linh hồn, chân
thành là căn bản của tạp văn. Đối với sáng tác tạp văn, đề tài là cái có thể gặp nhưng
không thể cầu, tạp văn muốn bám vào chính con người, cho nên tất yếu sẽ phải dựa
vào tình cảm chân thành, thể nghiệm độc đáo, mà tất cả những điều này đều yêu cầu
một sự lịch duyệt trong cuộc sống và kinh nghiệm nghệ thuật tương đương, không
được cóp nhặt chắp vá.
Ngôn ngữ tạp văn mộc mạc, giản dị, trong sáng, tự nhiên. Khác với truyện ngắn,
tạp văn không lấy hiệu quả ở tình tiết, cũng không lấy nhân vật để khắc họa sự hiểu
biết, đồng thời cũng không yêu cầu có tình cảm đặc biệt mãnh liệt như thơ. Tạp văn
miêu tả nhân vật phải sinh động như từ cuộc sống bước vào trang văn, rõ ràng như
đang hiện ra trước mắt; tình cảm biểu hiện thì phải chân thực, thiết tha, tế nhị; thuyết
lí nghị luận phải vừa trang trọng vừa hài hước, thú vị, không cần kiểu cách mất tự
nhiên, không cần che đậy, tất cả phải lên xuống tự do như mạch đập của con người,

như gió thổi mây bay.

12


Nghệ thuật trần thuật trong tạp văn cũng rất đặc biệt. Trần thuật miêu tả là
phương thức biểu đạt chủ yếu. Nó chú trọng kể việc, ghi người, tả cảnh nhưng cũng
không giống như kể việc, ghi người, tả cảnh trong tiểu thuyếtmà chỉ là những phiến
đoạn của sự kiện; ghi người chỉ là ghi một số mặt quan trọng của nhân vật, tả cảnh
chỉ là tả một số phương diện nào đó của cảnh vật; hơn nữa, những sự việc, con người,
cảnh vật này đại đa số là tác giả đã tiếp xúc qua, tác giả thường lấy nhân xưng ngôi
thứ nhất “Tôi” làm sợi dây liên kết những phiến đoạn của sự kiện, những mặt nào đó
của nhân vật, phương diện nào đó của cảnh vật; thủ pháp miêu tả thường là vận dụng
lược thuật và phác họa, ngôn ngữ ít ỏi cốt chỉ vẽ ra tình trạng của sự kiện, thần thái
của nhân vật, đặc sắc của cảnh vật.
Với người đọc, khi tiếp cận một tác phẩm tạp văn với một dung lượng ngắn,
trong đó tác giả bộc lộ trực tiếp hay gián tiếp yếu tố tự sự và trữ tình, đòi hỏi bạn đọc
phải tiếp nhận nhanh, sâu, nắm bắt được lượng thông tin tác giả đưa lại. Điều quan
trọng hơn là phải thấy được tư tưởng, tình cảm, thái độ, triết lí của người viết một
cách tường tận và mỗi người tự tìm ra bài học cho mình qua mỗi tác phẩm ấy.
Như vậy, để tìm ra những đặc điểm cơ bản của thể loại tạp văncho đến nay, vẫn
chưa có một hệ thống mang tính thống nhất mà chỉ có thể là những dấu gạch đầu dòng
riêng rẽ. Dù thế, nhưng khi đọc tác phẩm, người đọc có thể dùng trực cảm của mình
và những nhận định xung quanh khái niệm để có thể xác nhận tác phẩm đó thuộc thể
loại tạp văn hay thể loại khác. Dương Ngọc Dũng cho rằng: "tạp văn là một thuật ngữ
rất tạm thời vì chính bản thân tác giả không biết dùng cụm từ nào để mô tả những bài
viết đăng rải rác trên báo"
1.1.3. Các thể loại liên quan
Khái niệm tạp văn cho đến bây giờ vẫn còn chưa được các nhà nghiên cứu và các
nhà sáng tác “ khoanh vùng” rõ ràng, rành mạch, nên vẫn tồn tại nhiều cách gọi mà

trong thực tế rất dễ lẫn lộn: tạp văn, tản văn, tạp bút, bút kí…Vì thế, việc phân biệt giữa
tạp văn với các khái niệm khác là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Phân biệt với tản văn.
Tản văn (tiếng Pháp: prose), theo Từ điển Tiếng Việt, là “văn xuôi, loại văn
gồm các thể kí và các thể văn khác, ngoài truyện, thơ và kịch” [47,857]. Theo Hán
Việt từ điển, tản văn là văn xuôi không có vần [1,233]. Theo Từ điển Thuật ngữ Văn

13


học, “Tản văn, nghĩa đen là văn xuôi, nhưng hiện nay tản văn được dùng để chỉ một
phạm vi xác định, không hoàn toàn khớp với thuật ngữ văn xuôi. Nếu văn xuôi trong
nghĩa rộng chỉ loại văn đối lập với văn vần, trong nghĩa hẹp chỉ các tác phẩm phân
biệt với tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, kí, tiểu phẩm chính luận. Và tản văn
không bao gồm các loại truyện hư cấu như tiểu thuyết, truyện ngắn nhưng nó lại bao
gồm cả các truyện ngụ ngôn hư cấu lẫn các thể văn xuôi khác như thư, tựa, bạt, du
kí,…”[12,266].
Tản văn là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, có thể trữ tình, tự sự, nghị luận,
miêu tả phong cảnh, khắc họa nhân vật. Lối chấm phá là cách thể hiện đời sống của
tản văn, không nhất thiết đòi hỏi có cốt truyện phức tạp, nhân vật hoàn chỉnh nhưng
có cấu tứ độc đáo, có giọng điệu riêng mang đậm dấu ấn cá nhân. Đặc trưng cơ bản
của tản văn là luôn tái hiện các hiện tượng có ý nghĩa xã hội, mang tính thời sự, qua
đó bạn đọc thấy được cảm xúc, cá tính, phong cách của tác giả, đồng thời thấy cả ý
nghĩa triết lí nhân sinh thông qua tác phẩm.
Trong văn học hiện đại, tản văn bao gồm các thể kí, tùy bút, văn tiểu phẩm, văn
chính luận, tạp văn, ngụ ngôn, chân dung văn học,… “Tản văn là loại văn tự do, dài
ngắn tùy ý, cách thể hiện đa dạng, đặc biệt là thể hiện nổi bật chính kiến và cá tính
tác giả, có truyền thồng lâu đời và sức sống mạnh mẽ” [12,293].
Thực ra, khái niệm tản văn bao hàm cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa
rộng, tản văn chỉ tất cả những thể loại ngoài thơ ca, bao gồm tác phẩm văn học và

luận văn khoa học, văn bản hành chính công vụ. Theo nghĩa hẹp, tản văn được dùng
với ý nghĩa là văn học thuần túy - “tản văn văn học” / “tản văn nghệ thuật”, là một
thể loại bên cạnh thơ ca, tiểu thuyết, kịch... Loại tản văn này chú trọng việc ghi lại
những gì tác giả đã trải qua, đã nghe thấy, cảm thấy, đã trải nghiệm. Chính vì thế, tản
văn văn học / nghệ thuật rất giàu tính trữ tình. Đây chính là tản văn hiện đại...
Tản văn hiện đại với tư cách như một thể loại văn học có từ bao giờ? Đây đang
là câu hỏi không dễ trả lời.
Trên thực tế, trong khoảng một vài thập kỷ trở lại đây, xuất hiện hàng loạt các
tác phẩm, các tập tản văn. Các trang báo, từ báo in đến báo điện tử đều dành nhiều vị
trí cho chuyên mục tản văn, tạp văn. Nhiều diễn đàn văn học mạng, các trang mạng
xã hội không ngừng đăng tải những bài viết mang dáng dấp tản văn… đó là những

14


biểu hiện sống động nhất về sự phát triển của thể loại này. Tản văn chính vì thế có
sức hút lớn và đã có không ít ý kiến bàn về nó.
Theo Từ điển Tiếng Việt, (Hoàng Phê chủ biên, Nxb Đà Nẵng): tản văn có 2
nghĩa: 1 (cũ) văn xuôi, 2: loại văn gồm các thể kí, tùy bút... Từ trước đến nay, ở Việt
Nam thuật ngữ tản văn vẫn được dùng theo nghĩa “văn xuôi”. Việc giải nghĩa như
trên có lẽ là do ảnh hưởng của việc sử dụng từ “tản văn” trong văn học Trung Quốc.
Ở Trung Quốc, thời cổ trung đại, “tản văn” có nghĩa là văn xuôi, phân biệt với “vận
văn” - văn vần và “biền văn” - văn biền ngẫu. Như vậy, cách phân loại như thế là do
dựa vào hình thức câu văn. Do đó, những sáng tác không phải là thơ, từ, phú, khúc...
đều được gọi là tản văn. Cuốn Khái yếu lịch sử văn học Trung Quốc của Nxb Đại
bách khoa toàn thư của Trung Quốc đã nói rõ: “Trong quan niệm văn học truyền
thống của Trung Quốc, còn có một thể văn quan trọng: tản văn - văn xuôi; cũng là
văn học chính tông xếp ngang hàng với thơ từ”. Diệp Thánh Đào trong bài Về sáng
tác tản văn (Lý luận tản văn hiện đại Trung Quốc) cũng quan niệm: ngoài tiểu thuyết,
thơ ca, hý kịch ra còn lại đều là tản văn. Từ cách hiểu như trên mà việc một số từ điển

tiếng Việt giải nghĩa từ “tản văn” là văn xuôi là có thể giải thích được.
Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng
chủ biên). Các tác giả cuốn từ điển đã cho rằng: “Trong văn học cổ, tản văn bao gồm
các áng văn kinh, truyện, tử tập như Mạnh Tử, Tả truyện, Sử ký, các bài biểu, chiếu,
cáo, hịch, phú, minh, luận...” [12, 294].
Phân biệt với tùy bút.
Tùy bút là thể kí ghi lại một cách tương đối, tự do những cảm nghĩ của người
viết, kết hợp với việc phản ánh thực tế khách quan. Nguyễn Tuân - nhà văn sáng tác
tùy bút hàng đầu của Việt Nam - cũng có lần thừa nhận: “Nguyên tắc quan trọng nhất
của tùy bút là không có nguyên tắc gì cả”. Cách hiểu này đặt cơ sở trên một nét đặc
trưng nghệ thuật của thể tùy bút là luôn coi trọng và phát huy tối đa cảm xúc, quan
điểm chủ quan ở người nghệ sĩ. Cách lí giải này có vẻ giản đơn và phiến diện, bởi vì
tác phẩm nghệ thuật nào cũng xuất phát từ cảm xúc chủ quan của người nghệ sĩ, chứ
không riêng gì tùy bút. Để ngòi bút có thần, người nghệ sĩ phải chân thành và thăng
hoa trong cảm xúc. Mặt khác, nếu không có một khái niệm tùy bút thỏa đáng sẽ rất dễ
dẫn đến lẫn lộn giữa lối viết phóng khoáng, tự do với lối viết tản mạn, bịa đặt tùy tiện;

15


đồng thời cũng không chỉ ra được bản chất và vai trò của yếu tố chủ quan trong tùy bút.
Bởi vì:“Những sự việc, những con người trong tùy bút tuy có thể không kết thành một
hệ thống theo một cốt truyện, hay theo một tư duy luận lý chặt chẽ, nhưng tất cả vẫn phải
tuân thủ trật tự của dòng cảm xúc, cái lôgic bên trong của cảm hứng tác giả. Và tất nhiên
là sự việc được kể lọc qua cách nhìn của chủ thể thẩm mỹ vẫn phải chân thực” [14, 188].
Mặt khác, tùy bút còn là một thể loại văn học có những đặc trưng về nội dung và
nghệ thuật biểu hiện, đủ sức tồn tại ngang hàng với những thể loại văn xuôi nghệ thuật
khác. Nhưng nếu chỉ coi tùy bút là một cách viết hay một kiểu bút pháp thì chưa mang
tính bao quát và còn mang tính cảm tính chứ chưa có căn cứ khoa học. Theo chúng tôi,
sau đây là một số căn cứ để tìm hiểu và định hình đặc điểm của thể loại tùy bút. Trong

Hán Việt từ điển giản yếu, từ “tùy bút”được Đào Duy Anh giải nghĩa là “tùy thời mà
biên chép”. Nghĩa là thể loại này vừamang yếu tố cảm xúc cá nhân vừa mang tính hiện
thực khách quan. Còn từ “bút”, ngoài nghĩa cái dùng để viết, có thêm nét nghĩa nữa là
biên chép. Vậy thì phải chăng từ “tùy bút” - trước khi được sử dụng để định danh cho
một thể loại văn xuôi Việt Nam hiện đại - vốn đã được hình thành từ Thuyết văn bút
thời Lục triều, trong lý luận văn học cổ điển Trung Quốc? Vào buổi sơ khai của việc
phân loại, một số nhà lý luận Trung Quốc đã chia văn chương thành 2 loại: có vần và
không vần. Ở chương Tổng thuật của tác phẩm Văn tâm điêu long, Lưu Hiệp có viết:
“Kim chi thường ngôn, hữu Văn hữu Bút, dĩ vi vô vận giả Bút dã, hữu vận giả Văn dã”
(Ngày nay thường nói: có Văn có Bút, cho không vần là Bút, có vần là Văn). Thời Lưu
Tống, trong Nhan Quang Lộc tập, Nhan Diên Chi lại chia văn chương ra làm 3 loại:
Ngôn, Bút, Văn. Trong đó, “Bút” có phạm vi rộng hơn, bao gồm cả truyện ký [14, 2930].
Trong nền văn học Trung Quốc, tùy bút được coi là một dạng thức tồn tại và có
nguồn gốc sâu xa từ tản văn truyền thống: “Một loại tản văn, viết theo cảm hứng tự
do, không câu nệ theo một thể cách nào. Nội dung rất rộng rãi, hoặc nói lên điều tâm
đắc sau khi đọc sách, hoặc kể một sự việc, một danh nhân, hoặc nêu những kiến văn
về nhiều phương diện, văn chương hoạt bát”[14, 210].
Phân biệt với ký.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tản văn là một loại ký, có ý kiến lại cho rằng ký
có phạm vi hẹp hơn tản văn. Sở dĩ có những ý kiến khác nhau như vậy bởi tùy thuộc

16


vào sự lí giải theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp.Nếu theo nghĩa rộng, tản văn là văn xuôi,
đối lập với vận văn (văn vần). Lưu Hiệp trong Văn tâm điêu long chia toàn bộ thư
tịch thành "văn" và "bút", trong đó văn là "vận văn", còn bút là tản văn. Trong văn
học cổ các áng văn xuôi không viết theo văn biền ngẫu như kinh, truyện, sử, tập, biểu,
chiếu, cáo, hịch, phú, minh, luận đều là tản văn. Còn theo nghĩa hẹp, tản văn là tác
phẩm văn xuôi ngắn gọn, hàm súcvới kết cấu linh hoạt, phương thức, phương tiện

biểu hiện nghệ thuật độc đáo, phản ánh đời sống theo lối kiểu chấm phá và đặc trưng
quan trọng nhất là nó thể hiện đậm nét dấu ấn cá nhân của người cầm bút. Nhưng với
thể ký, ngoài những đặc điểm đã nói ở trên, thì ký còn nhiều tiểu loại và ranh giới
giữa chúng cũng chưa rõ ràng. Trong Người bạn đọc ấy,Tô Hoài nhận xét: Trước kia
từ điển văn học phân chia: phóng sự thì chỉ trình bày sự việc, bút ký thì có những lời
bình phẩm của người viết. Bây giờ ta có thể đọc một bài bút ký trong đó không thiếu
những đoạn viết theo lối phóng sự, lẫn hồi ký, có khi cả thể truyện ngắn. Mà ai dám
đánh cuộc: bút ký bây giờ không bằng ngày trước?"[68, 12]. Chỉ trong những cuốn
sách lý luận về thể loại các nhà nghiên cứu mới phân chia thể loại một cách chính
xác, trong khi thực tế văn học luôn diễn ra những yếu tố ngoại biên, mờ nhòe, đặc
biệt với những tác giả văn học có năng khiếu đặc biệtvà sự linh hoạt cao độ khi cầm
bút.
1.2. Hành trình sáng tạo của Nguyễn Nhật Ánh
1.2.1. Khái lược về tác giả Nguyễn Nhật Ánh
Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 7/5/1955 ở xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh
Quảng Nam. Thuở nhỏ, ông theo học tại các trường Tiểu La, Trần Cao Vân và Phan
Chu Trinh. Từ 1973, Nguyễn Nhật Ánh chuyển vào sống tại Sài Gòn, theo học ngành
sư phạm. Ông đã từng đi Thanh niên xung phong, dạy học, làm công tác Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Từ 1986 đến nay ông là phóng viên nhật báo Sài Gòn Giải Phóng, lần lượt viết
về sân khấu, phụ trách mục tiểu phẩm, phụ trách trang thiếu nhi, ông còn là bình luận
viên thể thao trên báo Sài Gòn Giải Phóng Chủ nhật với bút danh là Chu Đình Ngạn.
Ngoài ra, Nguyễn Nhật Ánh còn có những bút danh khác như Anh Bồ Câu, Lê Duy
Cật, Đông Phương Sóc, Sóc Phương Đông,…

17


Mảnh đất Quảng Nam được xuất hiện lặp đi lặp lại trong các tác phẩm của
ôngvới những cảm xúc, tình cảm haynhững suy tư, trăn trở khác nhau. Dù không sinh

cơ lập nghiệp tại Quảng Nam nhưng ông cũng đã có một tuổi thơ gắn bó với dòng
sông, với cánh đồng, bờ tre hay cái cầu ao quê nhà. Ông đã có những kỉ niệm tuổi thơ
không thể nào quên bên người thân, bạn bè, với những món ăn đậm phong vị quê
hương. Miền quê ấy đã ăn sâu trong tiềm thức của ông. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh
từng tâm sự rằng các tác phẩm viết về tuổi học trò, viết cho tuổi mới lớn của ông hầu
hết lấy bối cảnh Quảng Nam và mỗi kỉ niệm thường gắn bó với một vùng đất cụ thể.
Ông cho biết: “Tôi viết về Bình Quế trong Mắt biếc, Bình Tú trong Đi qua hoa cúc,
Bình Trung trong Hạ đỏ và... Tam Kỳ trong Hoa hồng xứ khác”. Đây chính là nơi đã
nuôi dưỡng tâm hồn nhà văn mà mỗi khi hồi tưởng lại, nhà văn lại thấy bồi hồi với
nỗi nhớ da diết, khắc khoải. Để rồi dù xa quê đã lâu nhưng những kỉniệm, tình cảm
nghĩa tình với mảnh đất này vẫn vẹn nguyên và ông đã thừa nhận tuổi thơ gắn với
quê hương đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chính mình.
Đó là lí do vì sao trong các tác phẩm của ông dù ở thể loại nào cũng luôn có sự ẩn
hiện, đan xen giữa trí nhớ và cảm xúc của quá khứ với hiện tại.
Nguyễn Nhật Ánh bộc lộ tài năng khá sớm. Những năm học ở trường phổ thông,
ông đã có những bài thơ đăng báo. Ông xuất hiện đầu tiên trên văn đàn là một nhà
thơ nhưng thể loại vinh danh tên tuổi của ông lại là văn xuôi. Đến nay, Nguyễn Nhật
Ánh xuất hiện trên các trang văn, kệ sách với cái tên “Hiện tượng văn học Nguyễn
Nhật Ánh”.Là một “ lão làng” với quan niệm cầm bút vô cùng nghiêm túc và có
những đóng góp lớn cho nền văn học nước nhà. Đóng góp của Nguyễn Nhật Ánh
không chỉ là những tác phẩm có giá trị, những nhân vật ấn tượng, mà ôngcòn nghiêm
túc thực hiện một sự nghiệp cao cả: sự nghiệp giáo dục. Với vai trò là một nhà văn
chuyên viết về tuổi thơ, ông dường như là nhịp cầu mở những niềm vui trong lòng
bạn trẻ. Cầm quyển sách của ông trên tay, không độc giả nào giấu được sự phấn khởi,
vui tươi và yêu đời. Dù là nhà thơ, nhà giáo, nhà báo hay nhà văn, ở cương vị nào
Nguyễn Nhật Ánh cũng dành tình cảm của mình cho trẻ em.
Nguyễn Nhật Ánh không muốn trở thành người giáo huấn về đạo đức, lối sống
mà ông chỉ muốn là một người bạn tâm tình của tuổi thơ để kể cho các em nghe những
câu chuyện của tâm hồn. Vì thế, rất tự nhiên, tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh trở thành


18


phương tiện giữ gìn và nuôi dưỡng những ước mơ trong trẻo, những tình cảm hồn
nhiên và khát vọng được bay tới những chân trời xa thẳm của tuổi trẻ hôm nay.
1.2.2. Hành trình sáng tạo của Nguyễn Nhật Ánh
Để trở thành một nhà văn chuyên nghiệp và tạo được tên tuổi trong làng văn Việt
Nam, Nguyễn Nhật Ánh đã trải qua một quá trình khổ luyện với quan điểm văn chương
tích cực, tiến bộ. Ông đã rất thành công với nhiều đề tài khác nhau. Đặc biệt, đề tài tuổi
thơ đã thực sự vinh danh tên tuổi cho Nguyễn Nhật Ánh không chỉ trong nước mà cả
nước ngoài.
Ngay từ khi mới 13 tuổi, ông đã có bài đăng báo. Tác phẩm đầu tiên in thành
sách là một tập thơ: Thành phố tháng tư, Nxb Tác phẩm mới, 1984 (in chung với Lê
Thị Kim). Truyện dài đầu tiên của ông là tác phẩm Trước vòng chung kết, Nxb Măng
Non, 1985.
Hơn hai mươi năm trở lại đây, ông tập trung viết văn xuôi, chuyên viết về đề tài
trẻ thơ và tuổi mới lớn. Năm 1990, truyện dài Chú bé rắc rối được Trung ương Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao giải thưởng Văn học Trẻ hạng A. Năm 1995.
Trong cuộc trưng cầu ý kiến bạn đọc về các gương mặt trẻ tiêu biểu trên mọi lĩnh vực
doThành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi Trẻ tổ chức, Nguyễn Nhật Ánh
được bầu chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong 20 năm (1975-1995). Đồng thời
ông được Hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh chọn là một trong 20 nhà văn trẻ tiêu
biểu trong 20 năm (1975-1995).
Năm 1998, ông được Nhà xuất bản Kim Đồng trao giải cho nhà văn có sách bán
chạy nhất. Năm 2003, bộ truyện nhiều tập Kính vạn hoa được Trung ương Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao huy chương Vì thế hệ trẻ và được Hội nhà
văn Việt Nam tặng thưởng. Đây là một trong những cuốn sách rất được yêu thích,
nónhư một món ăn tinh thần không thể thiếu của nhiều bạn trẻ. Cuộc sống tươi đẹp,
giản dị và tình người ấm áp cũng như những hiểu biết về thế giới rộng lớn bên ngoài
đã ùa về qua mỗi câu chuyện trong bộ Kính vạn hoa.Đến nay ông đã xuất bản gần

100 tác phẩm và trở thành nhà văn thân thiết của các bạn đọc nhỏ tuổi ở Việt Nam.
Với những tình cảm đặc biệt dành cho tuổi thơ, để trí tưởng tượng tuổi thơ thêm
bay bổng, Nguyễn Nhật Ánh luôn ấp ủ muốn sáng tác cho thiếu nhi Việt Nam những
tác phẩm văn học thần thoại hay và năm 2004 ông đã cho xuất bản Chuyện xứ Lang

19


×