Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.29 KB, 22 trang )

KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY ĐẦU
TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 2010
I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
1. Những quan điểm cơ bản.
Quan điểm 1: Đầu tư cho đổi mới công nghệ phải trở thành nhu cầu tự
thân và sống còn của các doanh nghiệp, của các ngành kinh tế muốn tiếp tục tồn
tại và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, ở phần lớn các nước phát triển và những
nước đang có tiềm lực công nghệ và đổi mới công nghệ cao, doanh nghiệp
không chỉ là nơi tạo ra cung sản phẩm công nghệ. Để làm được điều này, các
doanh nghiệp (nhất là những doanh nghiệp có quy mô và tiềm lực lớn thường tự
tổ chức ra những đơn vị nghiên cứu và triển khai để thực hịên các hoạt động
khoa học công nghệ trực tiếp đáp ứng nhu cầu đổi mới của doanh nghiệp. Sở dĩ
như vậy là vì các doanh nghiệp nhận thức được rằng trong kinh tế thị trường và
trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt,đầu tư đổi mới công nghệ, ứng dụng nhanh
và hiệu quả những thành tưụ mới của KH&CN là giải pháp hữu hiệu nhất để các
doanh nghiệp có thể tồn tại, nâng cao năng lực cạnh tranh duy trì thị phần của
mình, tăng giá trị gia tăng của sản phẩm và tiếp tục phát triển.
Các cơ chế và chính sách giải pháp nhằm thúc đẩy đầu tư đổi mới công
nghệ trong thời gian tới phải nhằm tạo ra một môi trường kinh tế vĩ mô có tính
cạnh tranh cao, sao cho "kích thích" được nhu cầu của chính các doanh nghiệp,
của toàn nền kinh tế trong việc đổi mới công nghệ. Nói một cách khác, có thể
coi môi trường cạnh tranh và sức ép cạnh tranh của hội nhập quốc tế là một
động lực quan trọng hàng đầu thúc đẩy các doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân
đầu tư cho đổi mới công nghệ. Kinh nghiệm để cho thấy, một khi môi trừơng
kinh tế vĩ mô vẫn tạo điều kiện để doanh nghiệp tồn tại nhờ bao cấp, bảo hộ
không chịu sức ép cạnh tranh, không cần phải đầu tư đổi mới công nghệ thì các
cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển KH&CN cũng như ứng dụng công nghệ
cho dù là có tốt đến mấy cũng sẽ không thể phát huy tác dụng. Kinh nghiệm của
nhiều ngành kinh tế và doanh nghiệp thành công trong thời gian qua cho thấy
việc mạnh dạn đầu tư cho công nghệ, nghiên cứu đổi mới công nghệ trong sản


xuất và đời sống đã giúp cho nhiều doanh nghiệp ngày càng khẳng định vị trí
của mình trên thương trường, đạt được hiệu quả cao và phát triển mạnh trong
thời gian dài
Quan điểm 2: Để tạo sự đồng bộ trong các cơ chế, chính sách của nhà
nước thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ, một mặt cần kết hợp thực hiện nhiều
nhóm cơ chế, chính sách khác nhau, vừa phải tạo động lực đầu tư, vừa phải sử
dụng các công cụ chính sách cụ thể có liên quan tới quá trình đầu tư. Mặt khác,
cần sự phối kết hợp của các cấp, các ngành trong việc thực hiện các nhóm cơ
chế, chính sách sao cho phù hợp vứi tiến trình đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản
lý kinh tế-xã hội của đất nước trong giai đoạn tới.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến các cơ chế, chính sách hỗ trợ
khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ được áp dụng thời gian qua chưa đạt
hiệu quả cao là do các cơ chế này chưa đi kèm với môi trường kinh doanh thuận
lợi và cạnh tranh để buộc các doanh nghiệp phải quan tâm tới đầu tư vào lĩnh
vực này, hơn nữa các cơ chế , chính sách về KH&CN chưa được thực hiện đồng
bộ, thống nhất giữa các cấp, các ngành, dẫn đến hiệu quả của việc thực thi chính
sách bị hạn chế. Vì vậy, trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ nhóm các cơ
chế chính sách hỗ trợ và khuyến khích đầu tư cho KH&CN. Mặt khác, cần có
sự chỉ đạo, giám sát của cơ quan nhà nước để những cơ chế, chính sách và giải
pháp được ban hành được thực thi trên thực tế, được đánh giá kịp thời và sửa
đổi bổ sungcho phù hợp khi tình hình và bối cảnh kinh tế thay đổi.
Quan điểm 3: Công nghệ là sản phẩm mang tính chất hàng hoá công
cộng, vì vậy rất cần có vai tro điêù tiết của nhà nước. Tuy nhiên, cần có quan
điểm đổi mới về vai trò của nhà nước với việc thúc đẩy đầu tư đổi mới công
nghệ.
Xu hướng chung trên thị trường công nghệ thế giới hiện nay là nhà nước
ngày càng hạn chế can thiệp trực tiếp vào quyền quyết định của các chủ thể
tham gia thị trường. Trên thị trường công nghệ, nhà nước chỉ đóng vai trò xúc
tác, tạo những khung khổ thể chế và hoạt động luật lệ thị trường hoạt động, mặt
khác có cơ chế để bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia và thực hiện những

công cụ dể đảm bảo phải thực hiện các nghĩa vụ được các luật pháp quy định.
Chính vì vậy, để thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ nhà nước cần một mặt tập
trung tạo môi trường luật pháp thuận lợi, ban hành những cơ chế , chính sách
khuyến khích (hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm để tác động có hiệu quả tới hành
vi của các nhà đầu tư, tạo điều kiện hình thành thị trường sản phẩm công nghệ.
Nói cách khác, trong bối cảnh hiện nay, nhà nước chủ yếu đóng vai trò xúc tác ,
hỗ trợ chứ không nên thay đổi doanh nghiệp trực tiếp đầu tư cho nghiên cưú đổi
mới công nghê.
Quan điểm 4: Cơ chế, chính sách giải pháp thúc đẩy đầu tư đổi mới công
nghê phải gắn với việc nâng cao năng lực tiếp thu, sử dụng các sản phẩm công
nghệ.
Yếu tố công nghệ là rất quan trọng, nhưng không phải cứ có công nghệ là
sẽ giải qyết hết những khó khăn của doanh nghiệp và nền kinh tế không phải
công nghệ cao và hiện đại lúc nào cũng đi kèm với hiệu quả kinh tế, nói cách
khác,có công nghệ cao phải đi liền với công nghệ có nguồn nhân lực thích hợp
để hấp thụ và sử dụng một cách có hiệu quả công nghệ thì tác động của yếu tố
công nghệ đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được
đảm bảo. Chính vì vậy, các cơ chế chính sách và giải pháp thúc đẩy đầu tư đổi
mới công nghệ một mặt phải đảm bảo để các sản phẩm của công nghệ sản xuất
trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài được các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp
quàn chúng biết đến có khẳ năng tiếp cận. Mặt khác, phải có biện pháp kết hợp
đào tạo, bồi dưỡng nhân lực của doanh nghiệp và của toàn bộ xã hội sao cho họ
có đủ năng lực và trình độ để ứng dụng hiệu quả công nghệ được đầu tư.
Quan điểm 5: Việt Nam có tới 70% dân số sống ở nông thôn, đồng thời
các doanh nghiệp ở Việt Nam phần lớn có quy mô trình độ công nghệ yếu. Vì
vậy, các cơ chế , chính sách thúc đẩy đổi mới công nghệ trong thời gian tới cần
chú ý nhóm đối tượng này, đồng thời góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
nông ngiệp sang cơ cấu nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá-
hiện đại hoá.
Với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều

khó khăn, han chế trong việc tự mình thực hiện đổi mới công nghệ. Vì vậy, để
thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ, nhà nước một mặt cần tạo động lực và điều
kiện để các doanh nghiệp lớn có năng lực tự nghiên cứu đổi mới công nghệ.
Mặt khác, nhà nước cần có cơ chế, chính scách đặc biệt khuyến khích các doanh
nghiệp nhỏ và vừa có động lực và điều kiện hướng tới đổi mới công nghệ và
tham gia đầu tư đổi mới công nghệ.
2. Mục tiêu và phương hướng đầu tư đổi mới công nghệ vào thời gian tới
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định: " phát triển khoa học và
công nghệ cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền
tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước".
Mục tiêu cơ bản và phát triển khoa học-công nghệ ở nước ta được xác
định là: Nâng cao năng lực nội sinh, coi đó là nhân tố quan trọng để thúc đẩy sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tiếp thu được các thành tựu KH&CN thế
giới, lựa chọn và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam; bước đầu phát triển một
số lĩnh vực công nghệ cao.
Theo đó chiến lược thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ đến năm 2010 tập
trung vào 3 nhóm mục tiêu chủ yếu.
a, Đảm bảo cung cấp luận cứ khoa học cho quá trình công nghiệp hoá rút
ngắn phát triển bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập thành
công vào nền kinh tế thế giới.
KH&CN đặc biệt là khoa học xã hội và nhân văn tập trung nghiên cứu
xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho quá trinh công nghiệp hoá rút ngắn và
xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng luận
cứ khoa học do việc định hướng lối, chính sách. Quy luật, kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội, các giải pháp phát triển bền vững và hội nhập thành công vào
nền kinh tế khu vực và thế giới; giải đáp kịp thời những những vấn đề lí luận
thực tiễn khác do cuộc sống đặt ra.
b, Góp phần quyết định nâng cao chất lượng tăng trưởng của kinh tế và
năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá, đảm bảo quốc phòng và an ninh.
Đến năm 2010, KHCN phải góp phần giải quyết vào việc tạo ra sự

chuyển biến rõ rệt về năng suất chất lựơng và hiệu quả ở một số nghành kinh tế
quan trọng.
Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi tiến bộ kỹ thuật trong nghành
nông-lâm-ngư nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm nhằm phát
huy có hiệu quả nguồn tài nguyên sinh học nhiệt đới, nâng cao giá trị gia tăng
và sức cạnh tranh của nông sản xuất khẩu ngay bằng các nước có nền nông
nghiệp phát triển trong khu vực, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn, tạo nhiều việc làm, cải thiện đáng kể đời sống nhân dân và bộ mặt nông
thôn nước ta vào năm 2010.
Hỗ trợ khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực tiểu thủ công nghệp
đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, sức cạnh tranh của sản
phẩm, đáp ứng nhu cầu trong nứơc đã mở rộng xuất khẩu.
Nâng cao năng lực tiếp thu, làm chủ, thích nghi và cải tiến các công nghệ
hiện đại từ nước ngoài trong một số lĩnh vực dịch vụ, kết cấu hạ tầng (tài chính,
ngân hàng,bưu chính, viễn thông, giao thông vận tải, hàng không...) nhằm đảm
bảo sự tương hợp quốc tế, hội nhập thành công vào nền kinh tế khu vực và thế
giới.
Xây dựng và phát triển có trọng điểm một số ngành công nghệ cao; phát
triển công nghiệp công nghệ thông tin-truyền thông, công nghệ sinh học trở
thành các ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, đáp ứng ngày càng
cao nhu cầu trong nước, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu.
c, Xây dựng và phát triển năng lực khoa học và công nghệ đạt trình độ
trung bình tiên tiến trong khu vực.
Bảo đảm tốc độ tăng tỷ lệ đầu tư cho khoa học và công nghệ từ ngân sách
nhà nước phải lớn hơn tốc độ tăng chi ngân sách nhà nước, đồng thời đẩy mạnh
đa dạng hoá các nguồn đầu tư ngòai ngân sách nhà nước cho KH&CN, phấn
đấu đưa tổng mức đầu tư của toàn bộ xã hội cho KH&CN đạt 1.5%GDP vaò
năm 2010.
Phát triển nguồn nhân lực KH&CN có chất lượng cao, có cơ cấu trình độ,
chuyên môn phù hợp với các hướng KH&CN ưu tiên với nhu cầu phát triển

kinh tế xã hội và được phân bố hợp lý theo vùng lãnh thổ, phấn đấu đến năm
2010, nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ cán bộ và KH&CN ngang mức
trung bình tiên tiến của các nước trong khu vực.
Hình thành một số tổ chức nghiên cứu-phát triển và một sô trường đại
học đạt trình độ trung bình tiên tiến của các nước trong khu vực ở một số lĩnh
vực trong công nghệ trọng điểm, một số ngành có thế mạnh ở Việt Nam.
Đổi mới căn bản cơ chế quản lý KH&CN theo hướng phù hợp với cơ chế
thị trường, đặc thù của của hoạt động công nghệ và hội nhập quốc tế, tạo động
lực phát huy sáng tạo của đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ , nâng cao hiệu
quả hoạt động KH&CN.
Đến năm 2010, KH&CN nước ta đủ năng lực tiếp thu, làm chủ và sử
dụng có hiệu quả công nghệ hiện đại nhập từ nước ngoài, có khẳ năng nghiên
cứu và ứng dụng một số công nghệ hiện đại nhất là công nghệ thông tin, công
nghệ sinh học,công nghệ vật liệu tiên tiến, công nghệ tự động hoá, cơ- điện tử,
tiếp cận trình độ thế giới trong một số lĩnh vực khoa học Việt Nam có thế mạnh.
II. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI
CÔNG NGHỆ
1. Nhóm các cơ chế chính sách kinh tế- xã hội
a) Tạo sức ép cạnh tranh trên thị trường.
Một trong các động lực quan trọng khiến các doanh nghiệp phải quan
tâm tới đầu tư đổi mới công nghệ là sức ép cạnh tranh trên thị trường. Chỉ với
sức ép cạnh tranh, danh nghiệp mới thực sự chú ý tới việc cải tiến công nghệ để
nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả sản xuất với hy vọng tiếp tục đứng vững và
phát triển trên thị trường. Vì vậy cần phải tiếp tục thực hiện những cải cách kinh
tế vĩ mô, cải cách cơ cấu, hoàn thiện thể chế chế thị trường theo hướng tạo môi
trường pháp lý kinh doanh bình đẳng, có tính cạnh tranh theo pháp luật, từng
bước hình thành mặt bằng pháp lí và điều kiện đầu tư kinh doanh chung cho
mọi loại hình doanh nghiệp, cụ thể là:
- Rà soát, nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi và hoàn chỉnh khung pháp lý hiện
hành để đảm bảo sự ổn định, rõ ràng về môi trường đầu tư và công khai, minh

bạch về chế độ, chính sách khuyến khích đầu tư, đảm bảo sự bình đẳng trong
hưởng thụ các chính sách khuyến khích đầu tư, trong tiếp cận các nguồn lực và
cơ hội đầu tư kinh doanh cho mội loại hình doanh nghiệp. Trước mắt cần giảm
các ưu đãi cho các doanh nghiệp nhà nước xem xét lại chính sách bảo hộ hợp lý
sản xuất trong nước, trong đố có các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam.
- Thông qua luật cạnh tranh đồng thời xây dựng cơ chế kiểm soát độc
quyền, chống độc quyền doanh nghiệp và giám sát có hiệu quả đối với các
doanh nghiệp có ưu thế độc quyền nhằm hình thành khuôn khổ pháp luật về
chính sách cạnh tranhvà kiểm soát độc quyền phù hợp với luật pháp kinh tế.
- Tiếp tục thúc đẩy quá trình hội nhập, mở rộng quan hệ quốc tế và mở
rộng lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, chỉ thực thi chính sách
bảo hộ "hợp lý " có điều kiện và thời hạn đối với một số sản phẩm trong nước,
coi đây là nguồn quan trọng trong đổi mới công nghệ, vừa là yếu tố tạo nên áp
lực buộc các doanh nghiệp phải quan tâm tới đổi mới công nghệ để nâng cao
sức cạnh tranh trong bối cảnh quốc tế ngày càng cao. Đặc biệt, cần soát xét lại
chính sách, biện pháp đầu tư nước ngoài, đáp ứng mục tiêu nâng cao năng lực
công nghệ của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài lẫn doanh nghiệp Việt Nam
thông qua chuyển giao công nghệ, nghiên cứu triển khai, đào tạo kỹ năng công
nghệ, nghiên cứu triển khai, đầo tạo kỹ năng công nghệ và quản lý, tránh bằng
"chạy theo lao động rẻ " trong thu hút đầu tư nước ngoài.
- Đẩy nhanh thực hiện một mặt bằng pháp lý và điều kiện đầu tư chủ yếu
cho các doanh nghiệp thuộc mọi thnàh phần kinh tế. Sớm sửa đổi bổ sung luật
doanh nghiệp để áp dụng chung cho việc tổ chức và hoạt động của mọi loại hình
doanh nghiệp, xây dựng luật khuyến khích đầu tư chung cho mọi thành phần
kinh tế trên cơ sở luật đầu tư nước ngoài và luật khuyến khích đầu tư trong
nước.Trước mắt, cần tiếp tục hoàn thiện văn bản pháp quy dưới luật nhằm thực
hiện đồng nhất các chế độ về thuế, giá thuế đất, giá cước dịch vụ, điện nước,
cước phí vận chuyển, quy định rõ ràng và thống nhất các dự án được ưu tiên đối
với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Tiếp tục triển khai nhanh, kiên quyết và hiệu quả các định hướng sắp
xếp, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, kiên quyết giảm bao cấp, giảm bảo hộ
đặc quyền đối với doanh nghiệp nhà nước, tăng cường quản lý nhà nước đối với
hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghệp nhà nước. Các DNNN được
khuyến khích đi đầu trong đổi mới công nghệ, khẳng định hiệu quả kinh doanh
và năng lực cạnh tranh của mình. Sớm triển luật doanh nghiệp nhà nước sửa đổi
nhằm hình thành khung pháp lý về DNNN tự chủ, tự quyết định trong kinh
doanh theo quan hệ cung cầu, nâng cao hiệu quả và tự chịu trách nhiệm của
mình, xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của hội đồng quản trị và giám đốc
trong việc quyết định đổi mới công nghệ. Khuyến khích các doanh nghiệp nhà
nước đi đầu trong hoạt động nghiên cứu đổi mới công nghệ, liên kết với các
thành phần khác trong việc thực hiện các dự án, chương trình đổi mới công
nghệ .

×