Tải bản đầy đủ (.doc) (459 trang)

Tổng hợp quy trình tồng lúa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 459 trang )

Kỹ thuật một số cây trồng chủ yếu
Kỹ thuật gieo cấy lúa Xuân
ở các tỉnh bắc trung bộ trở ra
I. Giống lúa:
I.1. Nhóm giống lúa có thời gian sinh trưởng dài (khoảng 160 - 180
ngày):
Nhóm giống gieo cấy trà lúa Xuân sớm gồm có: X21, Xi-23, IR17494,
P4.
I.2. . Nhóm giống lúa có thời gian sinh trưởng trung bình (khoảng
140 - 150 ngày):
Nhóm giống gieo cấy trà lúa Xuân trung gồm có: C70, C71, CH133,
ĐS1 (ĐSĐL), P1.
I.3. Nhóm giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn (khoảng 130 - 135
ngày):
Nhóm giống gieo cấy trà lúa Xuân muộn gồm có: Q5, Khang dân 18,
ĐH60, IRi352, Ải 32, Lưỡng Quảng164, Bắc Thơm7, Hương thơm 1, các
giống lúa lai cảm ôn: Nhị ưu 838, Nhị ưu 63, VL20, TH3-3, HYT83, HYT92,
HYT100, Nông ưu 28, Bồi tạp Sơn Thanh, Bồi tạp 49, D.ưu 527, My Sơn 4,
SYN.6, Nghi Hương 2308....
II. Thời vụ:
Thời vụ gieo cấy lúa Xuân ở các vùng như sau:
Vùng
Trà lúa Xuân sớm
Trà lúa Xuân
trung
Trà lúa Xuân
muộn
Gieo mạ
Cấy
xong
Gieo mạ


Cấy
xong
Gieo mạ
Cấy
xong
Đông Bắc - - - - 10/3-20/3 15/4
Tây Bắc 20/11-25/11 15/2 25/11-5/12 28/2 10/2-20/2 25/3
ĐBSH 25/11-30/11 5/2 1/12-20/12 28/2 25/1-10/2 5/3
Bắc Trung
Bộ
20/11-25/11 5/2 1/12-5/12 20/2 25/1-30/1 28/2
* Thời vụ trỗ thích hợp với lúa Xuân ở các vùng:
- Đông Bắc từ 5 - 15/6
1
Kỹ thuật một số cây trồng chủ yếu
- Tây Bắc, Đồng bằng sông Hồng từ 1 - 15/5.
- Bắc Trung Bộ từ 25/4 - 5/5.
III. Làm mạ:
Mạ lúa Xuân ở các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ trở ra sinh trưởng trong
các tháng mùa Đông lạnh ở phía Bắc, nhiều khi nhiệt độ trung bình trong
ngày xuống dưới 13
0
C gây nên hiện tượng chết mạ hàng loạt. Vì vậy, cần
phải coi trọng khâu làm mạ trong các biện pháp thâm canh lúa Xuân.
III.1. Mạ dược:
- Phải chọn dược mạ ở nơi khuất gió, chủ động tưới tiêu.
- Cày bừa kỹ, sạch cỏ dại và gốc rạ. Lên luống rộng 1,2m, cao 20cm,
rãnh luống rộng 30cm.
- Dược mạ cần bón lót khoảng 8-10 tấn phân chuồng + 350 - 400kg
super lân cho 1ha. Bón trước khi làm luống, sau đó trang luống cho phẳng.

Công việc này làm xong buổi sáng thì buổi chiều gieo mạ.
- Dược mạ phải được che phủ nilông để chống rét cho mạ. Một sào mạ
(360m
2
) cần khoảng 180 - 200 khung tre dài 1,8m, rộng 2cm và 30 - 35kg ni
lông. Cần theo dõi nhiệt độ ngoài trời hàng ngày để điều chỉnh độ đóng mở ni
lông ở 2 mép luống mạ, đảm bảo sự thông thoáng trên luống mạ. Trước khi
cấy 8 - 10 ngày mở và che ni lông xen kẽ, luyện cho cây mạ thích ứng với
điều kiện ở ruộng cấy.
- Lượng hạt giống gieo trên 1 ha mạ khoảng 850 - 900kg đảm bảo hệ số
mạ so với ruộng cấy khoảng 1/10 - 1/11.
III.2. Mạ nền:
- Lợi dụng đất bờ vùng, bờ ao, sân vườn san cho phẳng để làm nền gieo
mạ.
- Lấy đất mầu đập nhỏ thành đất bột trộn 80kg phân chuồng mục + 3kg
super lân + 0,5kg urê + 0,3kg clorua kali cho 100m
2
luống mạ. Sau đó gạt
thành luống rộng 0,8 - 1m, chiều dầy của luống mạ sân khoảng 3cm.
- Những nơi không có điều kiện làm mạ nền bằng đất khô thì lấy bùn
nâu ở ruộng để làm luống mạ gieo.
2
Kỹ thuật một số cây trồng chủ yếu
- Mật độ hạt giống của mạ nền khoảng 1 - 1,1kg mống mạ/1m
2
, gieo
hạt xong trên luống thì dùng ô-doa học tưới nhẹ cho đất đủ ẩm, sau đó phủ 1
lớp đất bột mỏng lên trên hạt.
Nếu gieo hạt trên luống bùn, khi gieo xong dùng chổi tre vỗ nhẹ trên
mặt luống để hạt giống chìm vào đất bùn.

- Dùng ni lông che phủ luống mạ để chống rét. Độ cao vòm tre khoảng
50 - 60cm. Khi mạ đã có mũi chông thì mở ni lông ở 2 đầu luông để luyện
mạ.
- Tưới nước: Sau khi gieo 2 - 3ngày mở ni lông tưới nước cho luống
mạ. Sau đó, hàng ngày kiểm tra luống mạ nếu đất không đủ ẩm thì phải tưới
cho đến khi mạ đem đi cấy.
- Nếu trời ấm, mạ sinh trưởng kém, trước khi cấy 4 - 5 ngày dùng 30 -
40gr phân urê hoà loãng với nước tưới cho 5m
2
mạ để bón tiễn chân.
IV. Canh tác ở ruộng cấy:
IV.1. Tuổi mạ cấy:
- Mạ nền cấy khi mạ có 2,5 - 3 lá (khoảng 18 - 20 ngày).
- Mạ dược cấy khi mạ có 4,5 - 5 lá.
IV.1. Mật độ cấy:
- Đối với các giống lúa đẻ nhánh trung bình, đất kém dinh dưỡng, cấy
mật độ 46 - 48 khóm/m
2
. Mỗi khóm cấy 2 - 3 dảnh cơ bản.
- Đối với các giống lúa đẻ khoẻ, đất có nền dinh dưỡng khá, mật độ cấy
40 - 42 khóm/m
2
.
IV.3. Phân bón:
IV.3.1. Số lượng phân bón cho 1ha:
- Phân chuồng: 8 - 10 tấn.
- Super lân: 420kg.
- Urê: 220kg
- Clorua kali: 80kg.
IV.3.2. Cách bón:

Bón phân cho lúa Xuân cần đạt yêu cầu: bón lót đầy đủ, bón thúc kịp
thời, kết thúc bón sớm.
3
Kỹ thuật một số cây trồng chủ yếu
- Bón lót: toàn bộ phân chuồng + 100% lượng phân lân + 30% lượng
phân đạm.
- Bón thúc:
+ Bón thúc lần 1(thời kỳ lúa đẻ nhánh) khoảng 25 - 30 ngày sau khi
cấy bón: 50% số lượng phân đạm + 50% lượng phân kali.
+ Bón thúc lần 2 sau lần 1 khoảng 10 - 12 ngày bón: 20% số lượng
phân đạm + 50% lượng phân kali.
IV.4 Làm cỏ:
Làm cỏ sục bùn cho lúa Xuân 2 lần kết hợp với 2 lần bón thúc.
IV.5 Tưới nước:
Sau khi cấy khi lúa đẻ nhánh 350 - 400 dảnh/m
2
, giữ nước nông 2 -
3cm trên mặt ruộng. Sau đó rút nước phơi ruộng khoảng 5 - 7 ngày (khi mặt
ruộng nẻ chân chim) để khống chế việc đẻ nhánh vô hiệu. Sau đó tưới nước
sâu 5 - 7cm trong thời kỳ lúa làm đòng trỗ bông. Trước khi gặt 7 ngày tháo
nước trên ruộng.
V. Phòng trừ sâu bệnh:
Lúa Xuân thường gặp các đối tượng sâu bệnh như bọ trĩ, rầy nâu, sâu
cuốn lá, bệnh đạo ôn, bệnh khô đầu lá. Tham khảo cách phòng trừ đối với các
đối tượng sâu bệnh này đã trình bày ở phần kỹ thuật gieo cấy lúa Lai để áp
dụng khi các đối tượng sâu bệnh này hại lúa Xuân.
4
Kỹ thuật một số cây trồng chủ yếu
Kỹ thuật gieo cấy lúa mùa
ở các tỉnh bắc trung bộ trở ra

I. Giống lúa:
Các giống lúa gieo cấy trong vụ mùa ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trở ra
được sắp xếp theo 3 trà lúa sau đây:
I.1. Trà lúa mùa sớm:
Trà mùa sớm gieo cấy các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn
(khoảng 100 - 110 ngày) để sau khi thu hoạch sẽ sản xuất tiếp vụ Đông. Các
giống lúa trà mùa sớm có: DT122, Q5, Khang Dân 18, Hương thơm 1, V79-
1, AYT77, Bồi tạp Sơn Thanh, Nhị ưu 63, Nhị ưu 838, VL20, TH3-3, VQ14,
IR38, IR36, CR203.
I.2. Trà lúa mùa trung:
Giống lúa gieo cấy trà mùa trung có thời gian sinh trưởng trung bình
(khoảng 115 - 120 ngày). Sau khi thu hoạch, trà lúa mùa Trung có thể sản
xuất tiếp các cây vụ Đông ưa lạnh như: Khoai tây, rau... Các giống lúa trà
mùa trung có: Xi23, Xi21, Nông ưu 28, C70, C71, My sơn 4.
I.3. Trà lúa mùa muộn:
Các giống lúa mùa muộn thời gian sinh trưởng dài (khoảng 130 - 140
ngày) thường là các giống cảm quang, được gieo cấy trên chân ruộng thấp
hoặc trũng trong vụ mùa (không trồng cây vụ Đông). Các giống lúa mùa
muộn có: giống cổ truyền như Nếp cái hoa vàng, Nếp quít, Kháu tan, Tám
xoan, Dự; các giống lúa cũ như Mộc Tuyền, Bao Thai. Các giống lúa lai có:
Bác ưu 103, Bác ưu 253...
II. Thời vụ:
Trong vụ mùa, thời vụ gieo cấy các trà lúa như sau:
Vùng
Thời vụ
Ghi chú
Gieo mạ Cấy
5
Kỹ thuật một số cây trồng chủ yếu
Vùng

Đông Bắc, Tây Bắc
20/4-10/5
20/5-15/6 - Chân ruộng 1 vụ chờ
nước trời thường gặp
hạn cuối vụ.
5/5-15/5
10/6-15/6
Các huyện ở rẻo cao, 1
năm chỉ cấy 1 vụ nhờ
nước trời.
Trà sớm 25/5-5/6 Xong trước 10/7 Thuộc vùng núi ấm
Chính vụ 1/6-15/6 Xong trước 30/6 Thuộc vùng núi ấm
Vùng Đồng bằng
sông Hồng
Trà mùa cực sớm 5/6-10/6 Xong trước 5/7
Sau thu hoạch trồng
cây vụ Đông sớm
Trà mùa sớm 10/6-15/6 Xong trước 5/7
Sau thu hoạch trồng
cây vụ Đông chính vụ
Trà mùa trung 10/6-20/6 Xong trước 30/7
Sau thu hoạch trồng
cây vụ Đông muộn
Trà mùa muộn 25/5-5/6 Xong trước 10/7
Không trồng cây vụ
Đông
Vùng
Bắc Trung Bộ
Vụ hè thu, Vụ 8, trà
mùa cực sớm

25/4-20/5 Xong trước 20/6
Cấy chân ruộng thấp,
chủ yếu để né tránh
mưa bão.
Lúa trỉa vãi ở Nghệ
An, Hà Tĩnh với
giống Lốc, Bèo
CH133
15/6-15/6 Không cấy
Trên đất khô đầu vụ
nhưng có nước giữa và
cuối vụ
Trà mùa sớm* 5/6-15/6 Xong trước 10/7
Thường sử dụng
CR203, IR36
Trà mùa Trung 15/6-30/6 Xong trước 30/7
Thường sử dụng Bao
Thai, IR36
* Các trà lúa mùa sớm và mùa trung Thừa Thiên Huế còn gọi là lúa vụ 8, lúa
vụ 10.
III. Làm đất:
- Thu hoạch lúa Xuân, gieo cấy lúa Mùa trong phạm vi khoảng 50 - 60
ngày, công việc diễn ra đồng thời trong quỹ thời gian rất hẹp. Do đó đòi hỏi
6
Kỹ thuật một số cây trồng chủ yếu
việc làm đất rất khẩn trương, gặt đến đâu cày úp rạ ngay đến đó để có thời
gian ruộng được ngâm ngấu, rơm rạ kịp hoai mục.
- Cày bừa kỹ, đảm bảo phẳng ruộng, sạch cỏ, gốc rạ được vùi lấp. Để
ruộng được nhuyễn bùn nên bón 300kg vôi bột/ha rồi trục vùi rơm rạ.
IV. Làm mạ, mật độ cấy lúa:

IV.1. Làm mạ:
- Giống lúa trước khi ngâm ủ cần được phơi qua 1 - 2 nắng nhẹ để tăng
cường khả năng hút nước và hoạt hoá các men trong quá trình ngâm ủ hạt
thóc.
- Ngâm giống trong nước sạch khoảng 30 - 35 giờ, khi thấy hạt thóc đã
trong là được. Trong thời gian ngâm giống phải thay nước chua 2 - 3 lần. Sau
đó đãi sạch và tiến hành ủ khoảng 30 giờ khi hạt giống nứt mầm (thường gọi
là có gai dứa) thì đem gieo.
Dược mạ được cày bừa kỹ, nhuyễn bùn, sạch cỏ. Bón lót 8 tấn phân
chuồng mục + 300kg super lân cho 1 ha.
- Luống mạ 1,2m, rãnh luống 30cm. Mặt luống được đánh hình mui
luyện để dễ thoát nước.
- Trước khi nhổ mạ 3 - 5 ngày, tuỳ theo tình trạng cây mạ, có thể bón
tiễn chân bằng urê khoảng 55 - 60kg/ha.
- Dược mạ được giữ nước liền bùn để khi nhổ không bị đứt chối, hạn
chế nấm von xâm nhập sẽ phát triển thành bệnh trên ruộng lúa.
IV.1. Mật độ cấy:
- Lượng giống sử dụng cho 1ha ruộng cấy khoảng 80kg. Trong trường
hợp gieo thẳng (sạ) theo hàng hoặc theo vãi cần khoảng 90 - 100kg/ha.
Ruộng gieo thẳng từng băng, rộng 6 - 8m, giữa các băng lúa có đường
công tác rộng 30 - 40cm.
- Mật độ khoảng 40 - 42 khóm/m
2
. Mỗi khóm 2 - 3 dảnh cấy.
Đất tốt, có điều kiện thâm canh thì cấy theo mật độ 35 - 38 khóm/m
2
.
Mỗi khóm 2 - 3 dảnh cấy. Nhổ mạ đến đâu cấy đến đó, không để mạ qua
đêm. Cấy nông tay, thẳng hàng.
V. Phân bón:

V. 1. Số lượng phân bón cho 1 ha như sau:
7
Kỹ thuật một số cây trồng chủ yếu
- Phân chuồng: 8 tấn.
- Super lân: 270kg
- Urê; 170kg
- Kali: 80kg.
V. 2. Cách bón:
- Bón lót: Toàn bộ phân chuồng + 100% lượng phân lân + 30% lượng
phân đạm.
- Bón thúc:
+ Sau cấy 7 - 10 ngày (lúa đẻ nhánh) 50% lượng phân đạm + 50%
lượng phân kali.
+ Bón thúc lần 2 sau lần 1 khoảng 10 - 12 ngày bón 20% lượng phân
đạm + 50% lượng phân kali
VI. Chăm sóc:
- Làm cỏ sục bùn tiến hành đồng thời với 2 lần bón thúc (sau cấy 7 - 10
ngày và 17 - 20 ngày).
- Đối với ruộng gieo thẳng (sạ) trước khi gieo hạt giống có thể sử dụng
thuốc diệt cỏ Sofit 300ND lượng thuốc dùng 1,2 lít/ha để diệt cỏ hoà bản (cỏ
lồng vực, cỏ mần trầu, cỏ đuôi phượng...) và dùng thuốc Meco, OK lượng
thuốc 1,5 lít/ha để diệt cỏ lác, cỏ mác, cỏ bợ...
- Tưới nước: Sau khi cấy, luôn giữ lớp nước mỏng 2- 3cm trên mặt
ruộng. Khi lúa đẻ đã đạt ới 300 - 400 dảnh/m
2
tháo nước phơi ruộng đến nẻ
châm chim sau đó tưới sâu khoảng 7 - 10cm. Trước khi gặt 7 ngày tháo nước
phơi ruộng.
VII. Phòng trừ sâu bệnh:
Đối với lúa Hè Thu (trà lúa mùa cực sớm ở các tỉnh phía Bắc, vùng

Bắc Trung Bộ) và các trà lúa mùa trung, mùa muộn thường hay gặp các đối
tượng sâu bệnh: Rày nâu, sâu đục thân, sâu cuốn lá, bọ xít, bệnh khô vằn,
bệnh tiêm lửa, bệnh bạc lá có thể tham khảo đối tượng sâu hại lúa lai để áp
dụng phòng trừ nếu gặp các đối tượng sâu bệnh này gây hại trong vụ mùa.
Kỹ thuật thâm canh lúa lai
8
Kỹ thuật một số cây trồng chủ yếu
I. Các giống lúa lai:
I.1. Các giống lúa lai có đặc tính sau đây:
- Bộ rễ phát triển mạnh, sức sống mạnh, sức hấp thu lớn.
- Đẻ nhánh khoẻ, sinh trưởng mạnh.
- Bông to, nhiều hạt, khối lượng 1000 hạt tương đối lớn.
- Cường độ hô hấp yếu.
- Có diện tích lá lớn, hiệu suất quang hợp cao.
- Nhạy cảm với nhiệt độ trong thời kỳ ngậm sữa và làm hạt.
- Hút lượng phân bón như các giống lúa thường nhưng cần lượng kali
cao hơn.
- Có sức chống chịu tốt, khả năng thích ứng rộng.
I.2. Giới thiệu một số giống lúa lai chủ yếu:
Giống Nguồn gốc
TGST (ngày) Khối
lượng
Năng
suất
Vụ Xuân Vụ Mùa
Sán ưu 63 Trung Quốc 125-130 110-115 27-29 6,5-7,5
Nhị ưu 63 Trung Quốc 130-135 115-120 27-28 6,5-7,5
Nhị ưu 838 Trung Quốc 130-135 115-120 27-28 7,0-7,5
Nhị ưu 86A Trung Quốc 140-145 115-120 - 6,5-7,5
Nhị ưu 86B Trung Quốc 145-150 115-120 - 6,8-7,5

Trung ưu 18 Trung Quốc 135-140 110-115 - 6,0-7,0
CNR-36 Trung Quốc 130-140 110-115 - 7,0-7,5
Bác ưu 64* Trung Quốc - 120-125 23-24 6,0-6,5
Bác ưu 903* Trung Quốc - 125-130 23-24 6,0-6,5
Bồi tạp Sơn Thanh** Trung Quốc 120-125 100-105 23-24 6,5-7,5
Bồi tạp 49** Trung Quốc 120-125 95-100 22-21 6,5-7,0
VL 20** Việt Nam 125-130 100-110 - 6,0-8,0
VL 24** Việt Nam 120-125 110-115 -
TH 3-3** Việt Nam 125-130 100-110 - 6,5-7,5
HYT 100 Việt Nam 130-135 105-115 - 7,0-7,5
HYT 83 Việt Nam 130-135 110-115 - 6,5-7,0
Hoa ưu 108* Trung Quốc - 110-115 23-24 6,5-7,0
D ưu 527 Trung Quốc 125-130 110-115 26-27 7,0-7,5
D ưu 6511 Trung Quốc 130-135 110-115 26-27 7,5-8,0
Nông ưu 28* Trung Quốc 120-125 105-110 26-28 8,0-8,5
Khai Phong 1 Trung Quốc 130-135 110-115 26-27 7,0-7,5
Q ưu 1 Trung Quốc 125-130 110-125 26-27 7,0-7,5
My sơn 2 Trung Quốc 127-132 110-125 26-27 7,5-8,0
My sơn 4 Trung Quốc 125-130 110-115 27-28 8,0-8,5
9
Kỹ thuật một số cây trồng chủ yếu
Nghi Hương 2308 Trung Quốc 127-130 110-115 28-29 7,0-7,5
Khi sử dụng các giống lúa lai cần lưu ý:
* Là các giống lúa lai chỉ gieo cấy trong vụ Mùa, không được gieo cấy
trong vụ Xuân.
** Là các giống lúa lai 2 dòng. Trong đó Nông ưu 28 là lúa lai 2 dòng
thế hệ mới của Trung Quốc, tiềm năng năng suất có thể đạt 13 - 15 tấn/ha/vụ.
- Khi gieo cấy lúa lai trong vụ mùa thường hay có mưa bão nên dễ bị
bạc lá nặng. Vì vậy không nên mở rộng diện tích lúa lai quá lớn trong vụ
Mùa, vụ Hè - Thu.

II. Kỹ thuật thâm canh lúa lai:
II.1. Thời vụ:
Thời vụ thích hợp gieo cấy để lúa lai trỗ ở thời điểm an toàn nhất là
một trong những biện pháp quan trọng nhằm nâng cao năng suất lúa lai. Tuỳ
thuộc vào điều kiện từng vùgn sinh thái mà xác định thời vụ.
* Vụ Xuân: Bố trí gieo cấy vào trà Xuân muộn
- Đồng bằng sông Hồng: Gieo mạ từ 25/1 - 10/2, cấy xong trước 28/2.
- Tây Bắc: Gieo mạ từ 25 - 30/1, cấy xong trước 10/3.
- Đông Bắc: Gieo mạ đầu tháng 3 cấy trước 5/4.
- Bắc Trung Bộ: Gieo mạ 20 - 30/1, cấy xong trước 20/2.
- Duyên Hải Nam Trung Bộ: Sạ 5/12 - 15/12.
- Tây Nguyên: Gieo mạ 25/12 - 5/1; trỗ 18 - 25/3.
* Vụ Hè- Thu, vụ Mùa:
- Đông Bắc, Tây Bắc : Gieo mạ từ 10 - 15/6, cấy xong 10/7.
- Đồng bằng sông Hồng: Gieo mạ 10 - 15/6, cấy xong 10/7
- Bắc Trung Bộ:
+ Vụ Hè Gieo mạ 20 - 30/4, cấy xong 5/6.
+ Vụ Mùa: Gieo mạ 1 - 10/6, cấy xong 5/7.
- Duyên Hải Nam Trung Bộ:
+ Hè Thu sớm: Sạ 10 - 20/4.
+ Hè Thu Chính vụ: Sạ 25/5 - 20/6.
10
Kỹ thuật một số cây trồng chủ yếu
- Tây Nguyên: Gieo mạ 20/6 - 15/7; thu hoạch tháng 10-11.
II.2. Kỹ thuật thâm canh mạ:
Kỹ thuật thâm canh mạ là biện pháp kỹ thuật quan trọng tạo điều kiện
cho cây mạ khoẻ, sinh trưởng phát triển tốt, cứng cây, đanh dảnh, mạ đẻ
nhánh trên ruộng mạ.
II.2.1. Ruộng gieo mạ:
Cần chọn ruộng bằng phẳng, đất có độ phì cao, pH = 5 - 5,5 phải chủ

động tưới tiêu. Đất phải được cày bừa kỹ.
II.2.2. Lượng giống:
Lúa lai tỷ lệ nảy mầm cao, đẻ nhánh khoẻ, sức sinh trưởng mạnh nên 1
ha ruộng cấy lượng giống chỉ cần: Vụ Xuân 25-30 kg, vụ mùa 20-25 kg.ở
một số tỉnh có kinh nghiệm thâm canh mạ, thâm canh lúa thì gieo 18-20 kg
thóc giống/ 1ha ruộng cấy.
II.2.3. Ngâm ủ:
Trước khi ngâm giống cần phơi lại dưới ánh nắng nhẹ. Tuỳ theo mùa
vụ, thời gian ngâm giống khác nhau: Vụ Xuân ngâm 20-24 h, vụ mùa 12-14h
là đủ (vì hạt lúa lai có vỏ trấu hở nên quá trình hút nước nhanh). Trong quá
trình ngâm giống cần thay nước 2-3 lần, trong thời gian ủ nếu thấy thiếu nước
cần tưới bổ sung (vụ Xuân tưới nước ấm). Thời gian ủ tuỳ thuộc vào mùa vụ,
nhìn chung vụ Xuân khi mầm dài bằng 1/2 hạt thóc thì đem gieo, vụ mùa khi
mầm ra gai dứa thì đem gieo.
II.2.4. Gieo mạ:
Gieo thưa, gieo đều, chìm mộng tạo điều kiện cho việc chống nóng, rét,
chim, chuột...Lượng thóc giống gieo cho 1 ha mạ khoảng 270-330 kg/ ha.
II.2.5. Phân bón cho ruộng mạ:
- Lượng phân bón cho 1 ha ruộng mạ:
Phân chuồng hoai mục : 10 tấn
Urê : 100 - 120 kg
Lân Super : 270 - 400kg
Kali Cloua : 60 - 80 kg
- Cách bón:
11
Kỹ thuật một số cây trồng chủ yếu
Bón lót: Bón toàn bộ phân chuồng + 400 kg Super Lân + 40-50 kg Urê
+ 30-40 kg Kali Clorua.
Bón thúc:
+ Lần 1: khi cây mạ được 2,5 - 3 lá, bón 30 - 40 kg Urê + 30-40 kg

Kali clorua.
+ Lần 2: Bón tiễn chân trước khi cấy 4 - 5 ngày số urê còn lại.
- Tưới nước: Sau khi gieo mạ luôn giữ ẩm, tuyệt đối không để nứt nẻ
mặt luống, khi mạ được 1 lá thì cần tưới một lớp nươc mỏng, tạo điều kiện
cho mạ đẻ nhánh trên ruộng mạ.
- Phòng trừ sâu bệnh: thường xuyên kiểm tra, phòng từ sâu bệnh kịp
thời.
Chú ý: Đối với vụ Xuân gieo mạ sân hoặc gieo mạ dược nhưng phải
che phủ nilon để đảm bảo cho cây mạ sinh trưởng, phát triển bình thường
không bị chết rét.
II.3. Kỹ thuật sản xuất ở ruộng cấy:
II.3.1. Ruộng cấy:
Cần được cày bừa kỹ, bằng phẳng, tưới tiêu chủ động.
II.3.2. Phân bón ruộng cấy:
- Đối với vụ Xuân: lượng phân bón cho 1 ha:
+ Phân chuồng: 8-10 tấn
+ Urê : 220- 270 kg
+ Super Lân : 400 - 500 kg
+ Kali Clorua : 150 - 200 kg
Cách bón: đảm bảo bón lót đầy đủ, bón thúc sớm.
Bón lót: Toàn bộ phân chuồng + 100% Super Lân + 50% Urê.
Bón thúc: Lần 1: sau khi bén rễ hồi xanh bón 30% urê + 50% Kali.
Lần 2: Khi đòng phân hoá từ bước 3-5 (trước trỗ 15-18
ngày), bón số phân còn lại.
- Đối với vụ mùa:
+ Phân chuồng: 8-10 tấn
+ Urê : 170 - 220 kg
12
Kỹ thuật một số cây trồng chủ yếu
+ Super Lân : 400 - 500 kg

+ Kali Clorua : 150 - 200 kg
Cách bón:.
Bón lót: Toàn bộ phân chuồng + 100% Super Lân + 50% Urê.
Bón thúc: Lần 1: sau khi cấy 5 - 7 ngày, bón 40% urê + 50% Kali.
Lần 2: Khi đòng phân hoá từ bước 3-5 ( trước trỗ 15-18
ngày), bón số phân còn lại.
II.3.3. Tuổi mạ cấy:
Tuỳ theo đặc điểm của từng giống và mùa vụ mà quyết định tuổi mạ
cấy. Đối với vụ Xuân ở các tỉnh từ Bắc Trung Bộ trở ra, khi cây mạ được 4-5
lá đối với mạ dược 2,5 - 3 lá đối với mạ sân và mạ khay. Vụ mùa, vụ hè thu
khi cây mạ được 18 -20 ngày.
II.3.4. Kỹ thuật cấy:
Cấy nông tay, không được đập mạ, nhổ đến đâu cấy đến đó, không nên
để mạ qua đêm. Vụ Xuân cấy vào những ngày có nhiệt độ cao, không được
cấy vào những ngày có nhiệt độ dưới 15
0
C. Vụ Mùa nên cấy vào những ngày
mát, mưa nhẹ càng tốt.
II.3.5. Mật độ cấy:
Từ 40 - 45 khóm/m
2
, mỗi khóm cấy từ 2 - 3 rảnh cơ bản. Ở những vùng
có trình độ thâm canh, đất tốt có thể cấy 35 - 40 khóm/m
2
và cấy từ 1 - 2 rảnh
cơ bản.
II.3.6. Tưới nước:
Sau khi cấy luôn giữ 1 lớp nước mỏng 2 - 3cm. Khi lúa đẻ nhánh đạt
được 350 - 400 dảnh/m
2

thì tháo cạn nước, phơi ruộng đến nứt nẻ chân chim,
sau đó thực hiện tưới tiêu xen kẽ. Khi lúa bắt đầu phân hoá đòng, tưới 1 lớp
nước nông và tiếp tục thực hiện tưới tiêu xen kẽ.
II.3.7. Phòng trừ sâu bệnh:
Cần chú ý đến một số sâu bệnh hại sau đây:
II.3.7.1. Rầy nâu (Nilafarvate Lugens):
13
Kỹ thuật một số cây trồng chủ yếu
Rầy nâu hút các chất dinh dưỡng trong cây lúa làm cho bộ lá bị khô
vàng. Khi mật độ rầy đạt tới hàng ngàn cao/m
2
sẽ gây ra cháy rầy cục bộ -
Mật độ rầy tới hàng vạn con/m
2
sẽ trở thành dịch.
Phòng trừ: Sử dụng các giống kháng rầy. Bón phân NPK cân đối.
Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng khi rầy 5 - 6 con/1 dảnh lúa phải trừ diệt
kịp thời. Trừ rày nâu ở ruộng có nước thì rẽ thành luống rộng 3 - 4m. Sau đó
dùng 15 - 16 lít dầu Mazut trộn với cát rồi ném đều trên mặt ruộng để dầu rơi
xuống mặt nước tạo thành một lớp vàng dầu. Dùng sào gạt các khóm lúa cho
rầy rơi xuống mặt nước có váng dầu sẽ chết.
Có thể dùng 1 trong các loại thuốc sau để phun: Applaud 100HN liều
lượng 1kg/ha, Bassa 50ND nồng độ 0,15%, Hỗn hợp thuốc Applaud + Bassa
liều lượng 1kg + 1,5 lít/ha.
II.3.7.2. Rầy lưng trắng (Sogatella Furcifera):
Rầy lưng trắng thường xuất hiện với rầy nâu nên dễ nhầm với nhau.
Rầy trưởng thành dài 5mm và có sọc trắng trên lưng. Rầy lưng trắng phá hại
nặng cũng gây nên cháy rầy.
Biện pháp phòng trừ như đối với rầy nâu.
II.3.7.3. Sâu đục thân:

Sâu đục thân là tên gọi chung của cả 3 loại sâu đục thân là:
+ Sâu đục thân 2 chấm.
+ Sâu đục thân 5 vạch.
+ Sâu đục thân cú mèo.
Sâu non đục thân cắn đứt hệ thống dẫn nhựa làm chết các đọt lúa trước
khi trỗ bông gây nên hiện tượng bông bạc, làm giảm năng suất lúa nghiêm
trọng.
Phòng trừ: Cày ải phơi đất để diệt sâu và nhộng nằm trong gốc rạ. Gieo
cấy đúng thời vụ để né các lứa sâu vào giai đoạn sung yếu. Sử dụng các
giống lúa cứng cây. Tổ chức bẫy đèn diệt bướm hoặc ngắt các ổ trứng trong
thời gian bướm ra rộ.
Phun thuốc diệt sâu khi thấy bướm ra rộ 5 - 7 ngày. Dùng 1 trong các
loại thuốc sau đây: Padan 95BHN lượng thuốc 0,7kg/ha, Regent 800WG
14
Kỹ thuật một số cây trồng chủ yếu
lượng thuốc 10 - 15kg/ha. Padan 4H hoặc Basudin 10H lượng thuốc 15 -
20kg/ha.
II.3.7.4. Sâu cuốn lá (Cnaphalocrocis medinalis):
Sâu non nằm trong bao lá ăn hết diệp lục của lá để trơ lại màng trắng
khi chúng lớn cuốn lá lại thành ống.
Phòng trừ: Cấy với mật độ hợp lý, không cấy quá dày. Chăm sóc bón
phân giúp cho cây lúa phục hồi sau khi bị sâu hại. Chỉ phun thuốc trong giai
đoạn lúa làm đòng, trên đồng ruộng có nhiều dịch nhất. Mật độ sâu 10 con/m
2
dùng 1 trong các loại thuốc sau đây: Padan 95DHN lượng thuốc 0,7kg/ha,
Fenbis 25EC, Bini 58 hoặc 40EC, Trebon 10EC, lượng thuốc 1 lít/ha.
II.3.7.5. Bệnh đạo ôn (Pyrienlaria Orizae Cav):
Bệnh hại trên lá, thân, hạt thóc. Vết bệnh có hình thoi, ở giữa có màu
xám, khi bị nặng toàn bộ lá lúa bị khô cháy nên nông dân Nam Bộ gọi bệnh
đạo ôn là bệnh cháy lá.

Phòng trừ: Không sử dụng các giống nhiễm bệnh. Sử dụng giống trước
khi ngâm ủ bằng nước ấm 3 phần nước sôi, 2 phần nước lạnh trong 5 - 10
phút. Bón phân NPK cân đối, không bón quá nhiều phân đạm và bón quá
muộn.
Dùng 1 trong các loại thuốc Kitazin 50ND, Fuji-one 40ND lượng thuốc
1,5 lít/ha, Kasai 16,2 SC lượng thuốc 1 lít/ha.
II.3.7.6. Bệnh bạc lá (Xanthomonas campestris pv Oryzae):
Vết bệnh lúc đầu ở rìa phiến lá như bị thấm nước. Từ vết bệnh này sẽ
lan rộng ra khắp phiến lá bắt đầu từ ngọn xuống cuống lá, 2 mép lá bị bệnh
có hình gợn sóng. Vì vậy nông dân Nam Bộ còn gọi bệnh bạc lá là bệnh cháy
bìa lá.
Phòng trừ: Sử dụng các giống kháng bệnh. Hạn chế gieo cấy lúa lai
trong vụ mùa và vụ Hè Thu. Sử lý hạt giống trước khi ngâm ủ bằng Clorua
thuỷ ngân nồng độ 1 phần nghìn trong 5 phút. Tiến hành vệ sinh đồng ruộng,
tiêu huỷ tàn dư thực vật có mầm bệnh bạc lá. Có thể dùng thuốc "hoả tiễn"
50SP lượng thuốc 0,5kg/ha để phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 - 10 ngày
(nồng độ thuốc 15gr pha 1 bình bơm 8 lít nước).
15
Kỹ thuật một số cây trồng chủ yếu
II.3.7.7. Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solant kuhn):
Vết bệnh là những đốm xám xanh ở phần bẹ thân gần mặt ruộng. Khi
bệnh nặng loang lổ toàn thân cây lúa như da trăn hoa.
Phòng trừ: Không cấy quá dày, không bón quá nhiều đạm, vệ sinh đồng
ruộng, tiêu huỷ tàn dư thực vật có mầm bệnh khô vằn. Phun 1 trong các loại
thuốc sau đây: Validacin 3DD, lượng thuốc 1,5 lít/ha. Anvil 5SC lượng thuốc
1lít /ha. Carbenzim 500FL, lượng thuốc 0,5 lít/ha, Bumper 25EC (Tilt),
lượng thuốc 0,5 lít/ha.
Kỹ thuật sản xuất
hạt giống lúa lai F1 vụ xuân
I. Tổ hợp sản xuất hạt giống F1:

1. Bác A x Trắc-64 (Bác ưu–64).
2. Bác A x Quế-99 (Bác ưu-903).
3. Nhị A x Minh Khôi-63 (Nhị ưu-63).
4. Nhị A x Dòng 838(Nhị ưu-838).
5. T1S96 x R3 (TH3-3)
6. T1S96 x R4 (TH3- 4).
7. T1O3S x R20 (VL20)
8. T1O3S x R24 (VL24)
9. IR58025A x RTQ5 (HYT-83)
10. IR58025A x TM3 (HYT-92)
11. IR58025A x R100 (HYT-100).
16
Kỹ thuật một số cây trồng chủ yếu
II. Chọn ruộng sản xuất hạt giống:
Ruộng sản xuất lúa lai F1 phải đảm bảo yêu cầu:
II.1. Thực hiện cách ly nghiêm ngặt: Có thể áp dụng 1 trong 2 kiểu
cách ly sau đây:
- Cách ly không gian: Ruộng sản xuất hạt giống F1 phải cách ruộng có
cấy lúa xung quanh ít nhất 100m.
- Cách ly thời gian: Ruộng sản xuất hạt giống F1 phải trỗ trước ruộng
lúa xung quanh ít nhất là 20 ngày.
II.2. Chọn ruộng có độ phì khá, tưới tiêu chủ động, không ngập úng:
Làm đất kỹ và trang mặt ruộng bằng phẳng.
III. Thời vụ gieo các dòng bố, mẹ:
III.1. Xác định thời gian trỗ và thụ phấp an toàn:
Bố trí gieo các dòng bố (R), dòng mẹ (A) sao cho thời gian trỗ bông và
thụ phấn của các dòng bố, mẹ có nhiệt độ bình quân ngày là 25 – 30
0
C. Độ
ẩm không khí khoảng 85 – 90%, không có mưa, gió (trong 5 ngày liên tục).

Đối với vụ Xuân ở các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng lúa trỗ an toàn nhất từ 1
đến 10/5.
III.2. Dự tính thời gian từ gieo đến trỗ 10% số rảnh chính của dòng R
và dòng A:
Thời gian sinh trưởng của các dòng từ gieo đến trỗ của các dòng
thường thay đổi theo nhiệt độ của vụ sản xuất và thời vụ gieo trồng. Trong
điều kiện bình thường, dự tính giao động trong phạm vi:
Bác A : 80 – 85 ngày Nhị A : 90 – 100 ngày.
Trắc-64 : 90 – 100 ngày Minh Khôi-63 : 110 – 120 ngày.
Quế-99 : 95 – 105 ngày Phúc Khôi-83 : 95 – 105 ngày.
III.3. Dự tính số lá:
Cũng như thời gian sinh trưởng, số lá thay đổi theo nhiệt độ và thời vụ,
nhưng nói chung giao động trong phạm vi:
Bác A : 13,0-13,5 lá Nhị A :13,0-14,0 lá
17
Kỹ thuật một số cây trồng chủ yếu
Trắc-64 : 14,5 -15,5 lá Minh Khôi-63 :15,5-16,5 lá.
Quế-99 : 15,0 -15,5 lá Phúc Khôi-83 :13,5-14,5 lá.
III.4. Cơ sở dự tính khoảng cách thời gian gieo mạ dòng R và dòng A:
Trong vụ Xuân, cơ sở tính toán thời gian gieo mà dòng R và dòng A
dựa vào sự chênh lệch số lá là chính. Việc xác định thời điểm gieo dòng A
được căn cứu vào số lá của dòng R gieo đợt 2 (R2) làm chuẩn. Cụ thể như
sau:
Tổ hợp Gieo giòng A khi R2 có số lá
Bác ưu-64
Bác ưu-903
Nhị ưu-63
Nhị ưu-838
2,0 – 2,2
3,0 – 3,5

4,0 – 4,4
0,8 – 1,0
III.5. Dự tính ngày gieo các dòng R và dòng A:
Nguyên tắc chung:
- Bố trí gieo 3 đợt mạ dòng R: đợt 1 dòng Q (R1) chiếm 25% lượng
giống, đợt 2 dòng R (R2) chiếm 50% lượng giống, đợt 3 dòng R (R3) chiếm
25% lượng giống.
- Lấy đợt mạ R2 làm chuẩn thì đợt mạ R1 gieo trước đợt mạ R2 khoảng
6 – 7 ngày. Đợt mạ R3 gieo sau đợt mạ R2 khoảng 4 – 5 ngày. Tuy nhiên,
phải căn cứ vào số lá để xác định ngày gieo là chính, số ngày là tham khảo.
Dự kiến lịch vào vụ gieo các đợt mạ như sau:
Các tổ hợp
Ngày gieo
R1 R2 R3 A
Bác ưu-64
Bác ưu-903
Nhị ưu-63
Nhị ưu-838
24-27/1
18-21/1
2-5/1
18-20/1
1-4/2
25-27/1
10-13/1
25-27/1
8-10/2
1-2/2
14-16/1
1-2/2

10-12/2
10-12/2
29/1-2/2
29/1-2/2
IV. Kỹ thuật làm mạ:
IV.1. Ngâm ủ:
Khi ngâm ủ mạ của các dòng A và R phải đảm bảo các nguyên tắc:
18
Kỹ thuật một số cây trồng chủ yếu
- Dùng nước sạch để ngâm giống.
- Khối lượng thóc so với khối lượng nước theo tỷ lệ 1:5.
- Bảo đảm thời gian ngâm thóc giống với dòng R: 50 – 55 giờ; Với
dòng A: 20 – 24 giờ.
- Trong thời gian ngâm giống cứ 5 giờ thay nước 1 lần để tránh nước bị
chua.
- Sau khi ngâm, vớt thóc ra để ráo nước mới dùng tải để ủ giống nơi
kín gió.
- Trong quá trình ủ nếu thóc giống quá khô thì dùng nước tưới đủ ẩm
rồi đảo đềuu để thúc đẩy nẩy mầm.
- Khi mầm dài = 1/3- 1/2 hạt thóc thì đem gieo.
IV.2. Lượng giống và mật độ gieo mạ:
- Lượng giống cần cho 1 ha ruộng cấy: Bác A: 60kg; Nhị A: 60kg, các
dòng R:10kg.
- Mật độ gieo mạ: Dòng R gieo 5 – 7kg/sào Bắc Bộ (360m
2
), dòng A
gieo 6 – 8kg/ sào Bắc Bộ (360m
2
).
IV.3. Chuẩn bị được gieo mạ:

- Ruộng gieo mạ có độ phì khá, bằng phẳng, tưới tiêu chủ động và
khuất gió.
- Cày bừa kỹ, làm sạch cỏ dại và gốc rạ. Lên luống rộng 1,2m, rãnh
rộng 30cm và sâu 20cm. Diện tích duợc mạ cấy đủ cho 1ha: Dòng R khoảng
500 – 700m
2
, dòng A khoảng 3.000 – 3.500 m
2
.
- Gieo mạ theo luống, gieo thưa và đều để tạo điều kiện thuân lợi cho
cây mạ đẻ nhánh ngay tại ruộng.
IV.4. Phân bón cho 1 sào (360m
2
) dược mạ:
Loại phân Cho 1 sào Cho 1ha.
Phân chuồng 300-350kg 8,5-10 tấn
Urê 6,5-7,0kg 180-190kg
Kali Clorua 4,5-5,0kg 120-140kg
Lân super 14-16kg 390-440kg.
- Cách bón (cho 1 sào Bắc Bộ):
19
Kỹ thuật một số cây trồng chủ yếu
+ Bón lót: Toàn bộ lượng phân chuồng + 14 – 16kg lân super + 2kg urê
+ 1,5 – 7kg kali clorua.
+ Bón thúc: Chỉ tiến hành bón thúc khi nhiệt độ bình quân trong ngày
hoặc trên luống mạ có che nilông vượt trên 15
0
, cụ thể như sau:
Thời kỳ Urê (kg) Kali clorua (kg)
Khi mạ có 2,5 đến 3 lá

Khi mạ có 4,5 – 5 lá
Trước khi nhổ cấy (4-5 ngày)
2
2
0,5 - 1
1,5-1,7
1,5-1,7
1,2-1,4
IV.5. Phun MET cho mạ:
Khi mạ có 1,5 – 2,0 lá dùng 750gr MET 20% hoà vào 550 lít nước
quấy đều, sau đó dùng 20 lít thuốc MET 20% đã pha phun đều cho 1 sào mạ
(360m
2
).
Chú ý: Khi phun MET chỉ được để luống mạ ẩm, sau khi phun 24 giờ
giữ một lớp nước mỏng khoảng 1 – 2cm.
IV.6. Chống rét cho mạ:
Dược mạ lúa lai phải được che phủ ni lông toàn bộ để chồng rét cho
mạ. Mỗi sào cần khoảng 180 – 200 khung che dài 1,8m, rộng 3cm và 30 –
35kg ni lông. Khi mở ni lông cần mở 2 đầu thông gió 1 – 2 ngày sau đó mới
mở hoàn toàn.. Trước khi cấy 8- 10 ngày cần mở và che ni lông xen kẽ để rèn
luyện mạ thích ứng với điều kiện tự nhiên.
IV.7. Tưới nước:
Sau khi gieo mạ phải giữ đất ẩm, không để nước đọng thành vũng ở
trên mặt luống. Khi mạ có 1,5 lá tưới ẩm và giữ 1 lớp nước mỏng. Tuyệt đối
không để ruộng mạ khô và nứt nẻ.
IV.8. Phòng trừ sâu bệnh:
Kiểm tra thường xuyên, phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Cần tiến hành
phun định kỳ phòng trừ sâu bệnh, trước khi nhổ cấy 3 ngày phải phun thuốc
trừ bênh đạo ôn, giòi đục nõn...

V. Thâm canh ruộng cấy:
V.1. Tuổi mạ cấy:
20
Kỹ thuật một số cây trồng chủ yếu
- Các đợt mạ của dòng bố (R1, R2, R3) cấy dùng 1 ngày khi tuổi mạ
R1 đã đạt 7 – 7,5 lá.
- Dòng mẹ (A) cấy khi tuổi mạ đạt 5,0 – 5,5 lá.
V.2. Tỷ lệ và khoảng cách của hàng mẹ:
Băng lúa rộng 2,5m (đối với tổ hợp Bác ưu) và 2,3 (đối với tổ hợp Nhị
ưu).
- Tỷ lệ hàng bố/mẹ là 2/14 – 16.
- Mạ đợt 2 của dòng bố (R2) được cấy riêng 1 hàng sát hàng mẹ, đợt
mạ dòng bố 1 (R1) và đợt mạ dòng bố 3 (R3) cấy xen kẽ trong 1 hàng theo
quy ọinh cấy 3 khóm R1 thì cấy tiếp 3 nhóm R3.
- Khoảng cách giữa 2 hàng bố: 30cm (là đường công tác).
- Khoảng cách giữa hàng bố và hàng mẹ là 20cm.
- Khoảng cách giữa các khóm trong hàng bố là 18 – 20c,.
- Khoảng cách hàng và khóm của dòng mẹ là 13 x 13cm.
V.3. Số dảnh cấy và kỹ thuật cấy:
- Số dảnh cơ bản khi cấy như sau:
+ Đối với dòng bố 2 – 3 cây mạ/khóm.
+ Đối với dòng mẹ 4 – 5 cây mạ/khóm.
- Khi nhổ mạ không được đập hoặc giũ đất ở rễ để tránh mạ bị tổn
thương.
- Mạ nhổ đến đâu cấy đến đó, không được nhổ mạ để qua đêm, cấy
nông tay.
V.4. Phân bón cho ruộng cấy:
V.4.1. Lượng phân bón cho 1 sào (360m
2
) như sau:

+ Phân chuồng : 300kg (# 11 tấn/ha)
+ Urê : 12kg ( 330kg/ha)
+ Super lân : 20kg (560kg/ha)
+ Kali Clorua : 09kg (250kg/ha).
V.4.2. Cách bón phân cho 1 sào (360m
2
) ruộng cấy:
21
Kỹ thuật một số cây trồng chủ yếu
Việc bón phân cho lúa lai theo phương châm “nặng đầu, nhẹ cuối, giữa
bón bổ sung”. Trên cơ sở đó cách bón phân cụ thể như sau:
* Bón lót: Nói chung cả dòng bố (R) và dòng mẹ (A) toàn bộ phân
chuồng và super lân. Trước khi cấy tiếp tục bón:
- Cho 2 hàng hố: 1,5kg urê + 1,0 kg kali clorua.
- Cho 14 hàng mẹ: 3,0kg urê + 1,0kg kali clorua.
* Bón thúc:
- Đối với dòng bố (R):
+ Bón thúc lần 1: Khi lúa đã hồi xanh: 0,5kg urê + 0,5 kali clorua.
+ Bón thúc lần 2: Sau khi bón lần 1 từ 5 – 7 ngày: 0,5kg urê + 0,5 kali
clorua.
- Đối với dòng mẹ (A) và dòng bố (R):
+ Bón thúc lần 1: Khi dòng mẹ (A) đã hồi xanh: 3,5kg urê + 2kg kali
clorua.
+ Bón thúc lần 2: Sau khi bón lần 1 từ 4 – 5 ngày: 2,5kg urê + 3kg kali
clorua.
+ Bón thúc lần 3: Trước khi dòng mẹ (A) trỗ 15 ngày: 1kg urê + 1kg
kali clorua.
V.5 Tưới nước:
Khi cấy giữ lớp nước nông 2 cm, khi đòng mẹ đạt số dảnh 450 – 500
dảnh/m

2
rút cạn nước phơi ruộng từ 10 – 12 ngày (ruộng bắt đầu nẻ chân
chim). Sau đó thực hiện tưới tiêu xen kẽ cho đến trước lúc thu hoạch5 ngày
thì tháo khô nước ruộng.
V.6. Phòng trừ sâu bệnh:
Tăng cường kiểm tra, phát hiện kịp thời sâu bệnh, phòng trừ sớm và
triệt để. Chú ý: Các đối tượng sâu bệnh chính như: bệnh đạo ôn, bệnh khô
vằn, bọ trĩ, giòi đục nõn, sâu năn, sâu cuốn lá...
VI. Dự đoán và điểu chỉnh thời kỳ ra hoa:
Khi thấy lá đòng bắt đầu xuất hiện thắt eo, thường là lúc báo hiệu dòng
bố (R) và dòng mẹ (A) bước vào thời kỳ phân hoá dòng. Trong thời gian này
22
Kỹ thuật một số cây trồng chủ yếu
phải theo dõi chặt chẽ các bước phát triển đòng của dòng bố (R) và dòng mẹ
(A) để có biện pháp điều chỉnh sự trỗ bông trùng khớp. Cách 2 ngày bóc
đòng 1 lần để kiểm tra. Trong 3 bước đầu, nếu dòng bố phát triển sớm hơn
dòng mẹ 1 bước là có khả năng trỗ trùng khớp. Khi phát hiện hoặc dự đoán
khả năng dòng bố, dòng mẹ trỗ không trùng khớp cần điều chỉnh sớm từ
bước 1, bước 2 bằng các biện pháp sau đây:
- Dùng nước đề điều chỉnh: Khi phát thiện dòng bố (R) phát triển
nhanh hơn dòng mẹ (A) thì tiến hành rút cạn nước trên ruộng; Khi dòng bố
(R) phát triển chậm hơn dòng mẹ (A) thì tưới nước ngập sâu 10 – 15cm.
- Dùng KH
2
PO
4
phun lên lá cho đòng phát triển chậm hơn với lượng
1,5kg/ha pha với 600 lít nước phun 1 lần cho 1ha (khoảng 20 lít thuốc đã pha
cho 1 sào 360m
2

), cần phun 2 – 3 lần hoặc dùng phân kali bón cho đòng phát
triển chậm với lượng 2 – 2,5kg/sào (360m
2
) cho dòng mẹ và 0,5 – 0,7kg sào
(360m
2
) cho dòng bố.
- Dùng MET phun cho đòng phát triển sớm ở bước 2 – 3 với lượng 2,5
– 3,0kg/ha, pha 600 lít nước phun cho 1 ha (khoảng 20 lít thuốc đã pha cho 1
sào 360
2
C, hoặc dùng GA3 phun trước trỗ 4 – 5 ngày cho đòng phát triển
chậm với lượng 7gr pha 600 lít nước cho 1 ha (khoảng 20 lít thuốc đã pha
cho 1 sào)
- Ngoài ra có thể xén đứt rễ hoặc nhấc nhóm... đối với đòng phát
triểmm sớm.
VII. Phun GA3:
Khi lúa trỗ 15 – 20% số bông thì bắt đầu phun GA3:
- Lượng GA3 thuỳ theo từng tổ hợp khoảng: 400gr/ha được hoà với
cồn trước 28 – 24 giờ cho tan rồi mới pha với nước (1gr GA3 pha với 20 –
25,l cồn 90
0
). Phun trong 4 ngày.
+ Lần 1: Khi lúa trỗ 15%: 200gr pha với 300 - 400 lít nước phun cho 1
ha (10 – 14 lít thuốc đã pha cho 1 sào – 360m
2
).
+ Lần 2: Sau lần thứ nhất 1 ngày: 120gr pha với 300 – 400 lít nước
phun cho 1 ha (10 – 14 lít thuốc đã pha cho 1 sào).
23

Kỹ thuật một số cây trồng chủ yếu
+ Lần 3: Sau lần thứ hai 2 ngày: 80gr pha với 300 – 400 lít nước phun
cho 1 ha ( 10 – 14 lít thuốc đã pha cho 1 sào).
- Thời gian phun: Bắt đầu từ 7 – 9 giờ sáng, kết thúc phun trước khi
hoa nở 15 – 20 phút.
- Cách phun:
+ Cần gạt sương trước khi phun:
+ Đi giật lùi để phun thật đều 1 lần cho cả dòng bố và dòng mẹ. Sau đó
phun thêm 1 lần riêng có dòng bố.
+ Phun xong, nếu trong 6 giờ gặp mưa phải phun lại.
+ Khi phun GA3 ruộng nhất thiết phải đủ nước.
VIII. Thụ phấn bổ sung:
Trong ngày vào lúc dòng mẹ (A) bắt đầu nở hoa thì tiến hành gạt phấn.
Mỗi ngày gạt phấn 4 – 5 lần từ 9 – 12 giờ và gạt liên tục trong 8 – 10 ngày.
Xác định thời điểm tung phấn cao điểm để gạt đồng loạt. Có thể dùng dây
kéo để thụ phấn bổ khuyết thay cho gạt phấn bằng sào.
IX. Khử lẫn:
Khử lẫn là khâu quan trọng để đảm bảo độ thuần tỏng sản xuất hạt lai.
cần khử lẫn sớm và liên tục suốt từ khâu mạ đến thu hoạch. Loại bỏ các cá
thể khác dạng về hình thái như màu sắc lá, chiều cao cây, màu sắc thân.
Trước khi phun GA3 cần khử triệt để các cá thể đã trỗ sớm. Khi dòng mẹ (A)
trỗ bông cần khử những cây có bao phấn vàng hoặc những cây đầu hạt có
râu...
X. Phòng trừ sâu bệnh:
Các đối tượng sâu bệnh gây hại và cách phòng trừ giống như đối với
thâm canh lúa lai đại trà.
XI. Thu hoạch:
Khi lúa chín thì thu dòng bố trước, dòng mẹ sau. Tránh để lẫn giống
khác trong quá trình gặt, tuốt, phơi và bảo quản.
24

Kỹ thuật một số cây trồng chủ yếu
Kỹ thuật gieo cấy
các vụ lúa ở Duyên Hải nam Trung bộ,
Tây Nguyên và Đông Nam bộ
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ tuỳ
theo các điều kiện cụ thể của từng địa phương trong 1 năm thường gieo sạ
các vụ lúa: Lúa Đông Xuân; Lúa Hè Thu; Lúa mùa (trong đó có lúa gieo ở 1
số tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ). Dưới đây là kỹ thuật gieo cấy các vụ lúa
này:
I. Giống lúa:
Các giống lúa sử dụng gieo, cấy ở Duyên hải Nam Trung Bộ,Tây
Nguyên và Đông Nam Bộ là những giống ngắn ngày gồm có:
I.1. Các giống lúa sử dụng ở Duyên hải Nam Trung Bộ:
IR17494 (13/2), IR35366, IR29723, IR1820, IR64, TH4, TH25, TH28,
TH33, ML4, ML48, ML49, ML108, OM576, OM516, OM296, OMCS94,
OM997-6, HĐB-6, Xi23, BM9962, BM9855, BM2002, CH133, MTL61,
Khang dân 18, Khang Dân đột biến, ĐV108, Sán ưu 63, Nhị ưu 838, Misơn2,
Misơn4...
Mỗi địa phương lựa chọn 3 - 4 giống trong bộ giống trên đây phù hợp
với mùa vụ, khả năng thâm canh để gieo sạ nhằm mang lại hiệu quả.
I.2. Các giống sử dụng ở Tây Nguyên:
IR17494, IR64, CR203, OM576, TH28, TH85, TH203, Khang dân 18,
Ải32, Tiền Giang 3+3, Ml32. Các giống lúa có khả năng chịu hạn như: CH3,
25

×