Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu tỷ lệ và đối chiếu chẩn đoán dị tật thận - niệu quản trước và sau sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.02 KB, 6 trang )

SẢN KHOA – SƠ SINH

TRẦN ĐỨC TÚ, TRẦN NGỌC BÍCH

NGHIÊN CỨU TỶ LỆ VÀ ĐỐI CHIẾU CHẨN ĐOÁN
DỊ TẬT THẬN - NIỆU QUẢN TRƯỚC VÀ SAU SINH
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG
Trần Đức Tú(1), Trần Ngọc Bích(2)
(1) Bệnh viện Phụ sản Trung ương, (2) Trường Đại học Y Hà Nội

Từ khoá: Dị tật thận - tiết niệu,
chẩn đoán trước sinh, theo dõi
sau sinh.
Keywords: Renal – uterer
malformation, prenatal diagnosis,
postpartum followup.

Tóm tắt

Mục tiêu: Đối chiếu chẩn đoán dị tật thận-tiết niệu trước và sau sinh tại
Bệnh viện Phụ sản Trung ương sẽ hỗ trợ được việc chẩn đoán sớm dị tật
thận-tiết niệu dựa trên các dấu hiệu lâm sàng và tiền lâm sàng.
Đối tượng và phương pháp: Mô tả tiến cứu trên 76 bệnh nhi sơ sinh có
chẩn đoán trước sinh có dị tật thận-niệu quản được sinh ra tại Bệnh viện
Phụ sản Trung ương từ 1/ 2014 đến 7/2015.
Kết quả: Tỷ lệ dị tật thận-niệu quản chiếm 0,2% trong đó dị tật thận
chiếm 26,43%, niệu quản 63,2%, thận + niệu quản 10,37%. Dị tật thận
niệu quảnđược siêu âm chẩn đoán trước sinh chiếm 87%. Hẹp khúc nối
bể thận-niệu quản là bất thường hay gặp và tỷ lệ chẩn đoán đúng chiếm
66,15%. Túi sa niệu quản, nang thận, loạn sản thận và bất sản thận có
tỷ lệ chẩn đoán đúng trên 80%.


Kết luận: Siêu âm có giá trị trong chẩn đoán trước sinh phát hiện dị
tật thận- niệu quản so với sau sinh với tỷ lệ chẩn đoán đúng của siêu
âm là 87%.
Từ khoá: dị tật thận-tiết niệu, chẩn đoán trước sinh, theo dõi sau sinh.

Abstract

Tập 14, số 01
Tháng 05-2016

STUDY ON PROPORTION OF DIAGNOSIS OF
RENAL AND UTERER DISEASES AND BEFORE
AND AFTER BIRTH AT NATIONAL HOSPITAL OF
OBSTETRICS AND GYNEACOLOGY

114

Tác giả liên hệ (Corresponding author):
Trần Đức Tú,
email:
Ngày nhận bài (received): 15/03/2016
Ngày phản biện đánh giá bài báo (revised):
10/04/2016
Ngày bài báo được chấp nhận đăng
(accepted):20/04/2016

Objectives: to compare diagnosis of renal and uterer malformation
before and after birth at national hospital of Obstetrics and Gyneacology.
Methodology and materials: this is descriptive longitudinal study with
76 patients diagnosed with uterer and kidney malformation at National

hospital of Obstetrics and Gyneacology from January, 2014 to July, 2015.
Results: The rate of renal and uterer malformation was 0.2%, among
those renal disorder was 26.43%, uterer disorder was 63.2%, renal uterer
combination was 10.37%. Hydronephrosis is a common malformation


Dị tật thận-tiết niệu (DTTTN) bao gồm nhiều loại
bất thường về cấu trúc, chức năng, hình thái khác
nhau của hệ thống tiết niệu từ thận đến hệ thống dẫn
niệu ngoài. Các loại bất thường thận-niệu quản hay
gặp trên lâm sàng như nang thận bẩm sinh, thận đa
nang, thận niệu quản đôi, hẹp khúc nối bể thận niệu
quản... Phôi thai học của đường tiết niệu trên và dưới
là một quá trình hình thành phức tạp. Những biến đổi
di truyền nhiều khi rất nhỏ, cũng làm sai lệch trình tự
của sự hình thành và phát triển bình thường của hệ
thận-tiết niệu. Do đó, các DTTTN gặp khá phổ biến
và có khả năng gây biến chứng hoặc tử vong.
Nghiên cứu của F.Boussion và cộng sự năm 2011
bất thường hệ tiết niệu chiếm 20-30% trong tổng số
các dị tật bẩm sinh đứng thứ 2 sau bất thường hệ thần
kinh trung ương và 80% trong số đó được chẩn đoán
trước sinh [1]. Theo Trần Đình Long và cộng sự năm
2005, nghiên cứu di tật thận tiết niệu ở 6037 trẻ mới
đẻ thì có 2,93% có dị tật thận tiết niệu sinh dục. Theo
Trần Ngọc Bích và cộng sự (2013): Tỷ lệ dị tật thận
tiết niệu là 11,5% trong các loại dị tật [2-4].
Hiện tại phương pháp chẩn đoán trước sinh
được sử dụng phổ biến là siêu âm hình thái học
thai nhi. Tuỳ từng loại dị tật ở từng cơ quan mà

có thể chẩn đoán được sớm hay muộn. Theo dõi
liên tục bằng siêu âm từ 3 tháng đầu cho đến tận
3 tháng cuốicủa thai kỳ đã cho phép hiểu rõ hơn
diễn biến các trường hợp dị tật thận phát hiện
trong thời kỳ thai nhi.
Để đánh giá khả năng chẩn đoán trước sinh
các dị tật thận-niệu quản, đối chiếu chẩn đoán dị
tật thận-niệu quản trước và sau sinh tại Bệnh viện
Phụ sản Trung ương sẽ hỗ trợ được việc chẩn đoán
sớm dị tật thận-tiết niệu dựa trên các dấu hiệu lâm
sàng và tiền lâm sàng.

2. Đối tượng và phương
pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: 76 bệnh nhi sơ sinh tổng
cộng là 100 số lượng dị tật có chẩn đoán trước
sinh có dị tật thận-niệu quản được sinh ra tại Bệnh
viện Phụ sản Trung ương từ 1/ 2014 đến 7/2015
trong tổng số 35,351 trẻ sinh ra.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu.
Xử lý số liệu: Các số liệu được thu thập được
sử lý theo phương pháp thống kê Y học trên phần
mềm thống kê Y học SPSS.
Đạo đức nghiên cứu: Các trẻ sơ sinh thuộc đối
tượng nghiên cứu đều được giải thích, tư vấn cho
gia đình quy trình làm nghiên cứu và được sự đồng
ý tham gia của gia đình bệnh nhi. Các thông tin
của bệnh nhi và người nhà bệnh nhi, kết quả chẩn
đoán được giữ kín theo quy định.

Đã thông qua Hội Đồng y đức của Bệnh viện
Phụ sản Trung ương.

3. Kết quả nghiên cứu

3.1. Đặc điểm chung của nhóm
nghiên cứu
Sau sinh có 70 bệnh nhi tổng cộng 87 số lượng
dị tật thận-niệu quản được chẩn đoán

Biểu đồ 1. Phân bố bệnh nhi theo vị trí bên dị tật và giới

Tập 14, số 01
Tháng 05-2016

1. Đặt vấn đề

TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 14(01), 114 - 119, 2016

and 66.15% correct diagnosis. Utererocele, renal cysts, renal atrophy had correct diagnosis above
80%. Uterer and kidney malformation diagnosed by ultrasound was 87%. Conclusions: Ultrasound is
a valuable method in diagnosis of renal and uterer d with 87% detection rate in comparision between
before and after birth.
Keywords: renal – uterer malformation, prenatal diagnosis, postpartum followup.

115


SẢN KHOA – SƠ SINH


TRẦN ĐỨC TÚ, TRẦN NGỌC BÍCH

Tỷ lệ dị tật thận-niệu quản trẻ trai/gái là
1,92/1. Dị tật thận-niệu quản trái/phải là 1,59/1.
Dị tật hai bên 18,57%.
Bảng 1. Phân bố theo tuổi thai lúc sinh
Tuổi thai
Đẻnon (<37tuần)
Đủ tháng (37 đến 42 tuần)

Số lượng
5
71

Tỉ lệ %
6,6%
93,4%

Trong số 76 bệnh nhi, có 71 bệnh nhi sinh đủ
tháng chiếm 93,4%, 5 bệnh nhi sinh non tháng
chiếm 6,6%.
3.2. Đối chiếu kết quả siêu âm trước
sinh-sau sinh

Biểu đồ 2. Dị tật tại thận và niệu quản phát hiện trên siêu âm trước sinh

Dị tật tại thận được chẩn đoán trước sinh là
nhiều nhất chiếm 87%, niệu quản chiếm 8% và
thận niệu quản đôi 5%.
Bảng 2. Kết quả chẩn đoán dị tật thận-niệu quản sau sinh

Loại dị tật
n
Thận
23
Niệu quản
55
Thận+niệu quản
9
Tổng
87

%
26,43
63,2
10,37

Sau sinh tỷ lệ dị tật tại thận 26,43%, trong khi đó
tại niệu quản 63,2%, cả thận +niệu quản 10,37%.

Tập 14, số 01
Tháng 05-2016

Bảng 3. Đối chiếu chẩn đoán loại dị tật thận - niệu quản sau và trước sinh
Chẩn đoán Chẩn đoán trước sinh Chẩn đoán sau sinh
Tỉ lệ CĐ
Loại dị tật
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Đúng so với TS
Hẹp khúc nối bể thận-niệu quản 65
65
43 49,43

66,15
Phình to niệu quản
4
4
7
8,04
57,14
Túi sa niệu quản
4
5
5
5,75
80
Thận niệu quản đôi
5
4
9
10,34
55,55
Giảm sản thận
0
0
2
2,30
0
Loạn sản thận
7
7
7
8,04

100
Nang thận
11
4
10 11,49
90,09
Bất sản 1 thận
4
11
4
4,6
100
Tổng
100
87

116

Dị tật thận-niệu quản có tỉ lệ chẩn đoán đúng
hay gần đúng dựa trên siêu âm trước sinh là 87%.
Trong đó loạn sản thận dạng nang, bất sản thận
một bên và nang thận có tỉ lệ chẩn đoán đúng

trước sinh >90%. Bệnh lý hẹp khúc nối BT-NQ chỉ
66,15%, phình to niệu quản 57,14% và thận niệu
quản đôi 55,55%. 2 bệnh nhi giảm sản thận sau
sinh mới chẩn đoán được.
Bảng 4. Số bệnh nhi DTTNQ được điều trị ngoại khoa trong thời gian theo dõi
Thời gian
Bất thường

n
≤ 1 tháng 2-12 tháng 13-18tháng
Hẹp khúc nối BT- NQ
7
2
4
1
TNQĐ+Túi sa niệu quản
6
1
3
2
Phình to niệu quản
4
1
2
1
Loạn sản thận
1
0
0
1
Nang thận
1
0
1
0
Tổng
19
4

10
5

19 bệnh nhi được phẫu thuật chiếm 27,14%.
Trong đó có 3 bệnh nhi bị hẹp khúc nối BT-NQ
2 bên, 1 bệnh nhi phình to niệu quản 2 bên và 1
bệnh nhi có thận niệu quản đôi 2 bên.
Thời gian mổ từ 2-12 tháng tuổi có 10/19 bệnh
nhi, có 4 bệnh nhi mổ dưới một tháng đều được
chẩn đoán trước sinh ứ nước thận (độ IV).

4. Bàn luận

4.1. Tỷ lệ mắc dị tật thận-niệu quản
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 70/35351
trẻ sơ sinh mắc dị tật thận-niệu quản trong tổng số
trẻ sơ sinh được sinh ra chiếm 0,2% trong đó dị tật
thận-niệu quản trẻ trai 46/19166 chiếm 0,24% và
dị tật thận-niệu quản trẻ gái là 24/16185 chiếm
0,15%. Theo nghiên cứu của Trần Đình Long và cs
(2005) trên 6037 trẻ sơ sinh đẻ ra sống tại Bệnh
viện Phụ sản Trung ương thấy có 59 trường hợp có
dị tật thận-tiết niệu, chiếm 0,98% [1]. Agnieszka
Lukomska và cộng sự (2012) tỷ lệ dị tật thận tiết
niệu là 0,17% trẻ sinh sống [2]. Tại Mỹ năm 2013
Kristina Denasin và cộng sự đã dùng siêu âm cho
10000 trẻ khỏe mạnh từ 7 ngày đến 6 tháng tuổi
thấy 74 trẻ dị tật thận-tiết niệu chiếm 0,74%. Như
vậy tỷ lệ dị tật thận-niệu quản trong nhóm nghiên
cứu của chúng tôi thấp hơn một số tác giả trong

nước và trên thế giới. Vì đối tượng nghiên cứu của
chúng tôi, là dị tật thận-niệu quản trong khi đó các
tác giả là dị tật thận-tiết niệu.
4.2. Giới tính
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nam giới
có 46 bệnh nhi chiếm 65,72% tỷ lệ nam/nữ
= 1,92/1. Dị tật thận-niệu quản trái/phải là
1,59/1. So sánh kết quả nghiên cứu của chúng


Tập 14, số 01
Tháng 05-2016

trước sinh chỉ bằng siêu âm, cùng một lúc phải
quan sát nhiều bộ phận và lúc này thai nhi cử
động liên tục nên rất khó quan sát một cách chi
tiết các dị tật ở niệu quản.
4.4. Đối chiếu chẩn đoán dị tật thậnniệu quản sau sinh và trước sinh
Có sự khác nhau giữa tỷ lệ chẩn đoán dị tật
thận và dị tật niệu quản trước và sau sinh. Với
tỷ lệ dị tật thận trước sinh là 87% và tỷ lệ dị tật
niệu quản trước sinh là 8% so với tỷ lệ dị tật thận
sau sinh là 26,44% và dị tật niệu quản sau sinh
63,2%. Sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê
(p<0,05) là vì: Siêu âm chẩn đoán trước sinh
thường chỉ chẩn đoán hình thái, khi có giãn thận
mà không giãn niệu quản thì đó là do hẹp khúc
nối BT-NQ, khi có giãn thận và niệu quản thì
thường là do hẹp khúc nối BQ-NQ, túi sa niệu
quản hoặc niệu quản cắm lạc chỗ, nhưng ở chẩn

đoán trước sinh thường thì ghi là thận giãn, ứ
nước hay thận và niệu quản giãn, ứ nước mà
không nêu nguyên nhân tắc hẹp phía dưới. Đây
là chẩn đoán gián tiếp nên dị tật tại thận được
chẩn đoán trước sinh cao hơn dị tật tại niệu
quản. Sau sinh các dị tật thận-niệu quản được
chẩn đoán bằng nhiều phương pháp nên có thể
chẩn đoán trực tiếp các nguyên nhân và vị trí chỗ
hẹp chính xác hơn nên dị tật tại niệu quản được
phát hiện nhiều hơn dị tật tại thận.
Có 100 số lượng dị tật thận-niệu quản được
chẩn đoán trước sinh nhưng sau sinh có 87 số
lượng dị tật thận-niệu quản chiếm 87%, còn
lại 13/100 số lượng không biểu hiện bệnh sau
sinh, trong 13 trường hợp này đều là chẩn đoán
trước sinh ứ nước thận (độ I) theo phân loại của
SFU. Cần lưu ý là 80% thận ứ nước trước sinh
sẽ có bệnh lý sau khi sinh, 20% các trường hợp
bình thường sau khi sinh theo dõi về sau sẽ có
thể phát hiện bệnh lý thận, 10% các trường hợp
nói trên cần theo dõi sát đến lớn [8]. Tác giả
Grignon A theo dõi 92 trường hợp thận ứ nước
trước sinh nhận thấy 50% các trường hợp bình
thường sau sinh. Theo Lepercq J và Droulle P,
một nửa các trường hợp có giãn cả bể, đài thận
không nhỏ lại thì đều phải điều trị bằng phẫu
thuật. Trong nghiên cứu này, giá trị chẩn đoán
của siêu âm trước sinh phát hiện dị tật thận- niệu
quản so với sau sinh 87%. Tỉ lệ chẩn đoán đúng


TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 14(01), 114 - 119, 2016

tôi với các nghiên cứu dị tật riêng biệt của các tác
giả khác: theo Trần Ngọc Bích và cộng sự (2013)
dị tật bẩm sinh đường tiết niệu được phẫu thuật
nam/nữ 7,5/1 [3]. Nguyễn Thanh Liêm và cộng
sự (2011) nghiên cứu trên 34 trường hợp bệnh
nhi hẹp khúc nối BT-NQ với nam giới chiếm đa
số (79,4%). Ngô Đại Hải và cộng sự (2011) cho
biết nam giới chiếm 50,9% . Halek J và cộng sự
(2010) nghiên cứu độ chính xác của chẩn đoán dị
tậtbẩm sinh hệ tiết niệu bằng siêu âm sau sinh xác
định 234 trường hợp giãn bể thận (đường kính
trước sau bể thận ≥ 5mm) cho biết tỷ lệ nam/nữ =
1,6/1 [4]. DiasT và cộng sự (2014) th tỷ lệ này là
2/1[5]. Theo nghiên cứu của Cendron J, Hendren
W.H, Johnston J.H vàValayer J sự phân bố bệnh
ở cả 2 giới, được phát hiện trong những năm đầu
của trẻ thường gặp ở trẻ trai, nhất là ở bên trái.
Có lẽ cũng giống như đối với tỉ lệ nam/nữ, các kết
quả nhận được khác nhau là do mục tiêu và lứa
tuổi của đối tượng nghiên cứu là khác nhau. Nếu
như nghiên cứu của các tác giả trong nước và một
số tác giả nước ngoài trước đây là đi vào mô tả tất
cả các ca bệnh thì các tác giả gần đây ở các nước
phát triển lại đi sâu hơn vào lứa tuổi trước sinh và
sơ sinh, chính vì thế tỷ lệ về giới, về bên bệnh có
phần thay đổi. Có lẽ cần có nghiên cứu với thời
gian lâu dài hơn và với số lượng bệnh nhi lớn hơn
để phát hiện được tỉ lệ này trong cộng đồng.

4.3. Tỷ lệ từng loại dị tật thận-niệu
quản chẩn đoán bằng siêu âm trước sinh
Trong nghiên cứu của chúng tôi, bất thường
thận chiếm tỷ lệ 87%, niệu quản có 8 trường hợp
(8%) và thận + niệu quản 5%. Như vậy nghiên
cứu của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên
cứu của Trần Quốc Nhân (2006) tỷ lệ dị tật tại
thận là 95,5% [6]. Phạm Thị Kim Quyên (2014)
Dị tật tại thận chiếm 87,3%, niệu quản 7,4% [7].
Siêu âm chẩn đoán trước sinh DTBS tại thận rất
dễ quan sát khi thận ứ nước, sự thay đổi hình thái
này dễ nhìn thấy trên siêu âm nghĩa ta có thể đo
được độ giãn của bể thận và độ dày nhu mô thận
với kích thước thận, người ta có thể quan sát thấy
thận trên siêu âm ở tuần thai 14 và rõ nhất là
tuần thai 20, trong khi đó niệu quản không thể
nhìn thấy trên siêu âm ở trạng thái bình thường
mà chỉ quan sát được ở một số trường hợp bệnh
lý. Mặt khác chẩn đoán DTBS thận-niệu quản

117


Tập 14, số 01
Tháng 05-2016

SẢN KHOA – SƠ SINH

TRẦN ĐỨC TÚ, TRẦN NGỌC BÍCH


118

hoàn toàn hoặc đúng một phần các loại dị tật
thận-niệu quản. Trong đó loạn sản thận và bất
sản thận một bên là 100%, nang thận tỉ lệ chẩn
đoán 90,09%, Hẹp khúc nối bể thận niệu quản
có tỉ lệ chẩn đoán đúng hoặc gần đúng 66,15%,
phình to niệu quản 57,14%, thận niệu quản đôi
57,14%, giảm sản thận sau sinh chẩn đoán được
2 bệnh nhi mà trước sinh được chẩn đoán là giãn
thận. Tỉ lệ dị tật thận-niệu quản được phát hiện
trước sinh bằng siêu âm so với sau sinh trong
các nghiên cứu trên thế giới khá cao, 92,3% theo
Cozzi, 100% theo Chertin, 48,8% theo Hoquetis
(2013), và Gimpel (2010) là 41% [9].
Theo nghiên cứu của Trần Ngọc Bích và cs
(2013) thì giá trị chẩn đoán đúng dựa trên siêu âm
trước sinh là 96,6%, trong đó hẹp khúc nối BT-NQ
chẩn đoán đúng trước sinh 78,85%, phình to niệu
quản 55,56%, thận đa nang 66,67%, thận niệu
quản đôi 28,57%, không có một thận 66,67%,
valve NĐS đúng 100% [3].
Một số tác giả đã có những nghiên cứu dựa trên
so sánh giữa siêu âm chẩn đoán trước sinh với siêu
âm sau sinh nhận thấy chỉ có 27,3% các trường
hợp giãn BT đơn thuần trước sinh sẽ có bệnh lý sau
sinh. Nhưng 100% các trường hợp giãn BT kết hợp
với giãn đài thận chắc chắn sẽ có bệnh lý bít tắc
của hệ tiết niệu sau sinh [10-11].
Theo SFU, dựa vào mức độ giãn của bể thận

bằng đo ĐKTS trên lát cắt ngang, có hay không có
kết hợp với giãn đài thận trên siêu âm trước sinh
phần nào có thể tiên lượng mức độ tổn thương thận
sau sinh. Một nửa các trường hợp được chẩn đoán
ứ nước thận trước sinh thì không thấy các dấu hiệu
ứ nước sau sinh trên siêu âm. Còn lại các trường
hợp có ứ nước sau sinh thì có tới 64% là hẹp khúc
nối BT-NQ, 36% còn lại là của bệnh lý trào ngược
BQ-NQ, phình niệu quản bẩm sinh và van niệu
đạo sau… Như vậy thận ứ nước do bệnh lý khúc
nối hay gặp ở trẻ sơ sinh.
4.5. Về bệnh nhi được điều trị ngoại khoa
Các dị tật thận- tiết niệu nói chung không gây
nên các bệnh lý cấp tính không cần phải phẫu
thuật cấp cứu ngay sau sinh [12]. Chỉ định phẫu
thuật sớm với những tắc nghẽn ở thấp: Mở thông
thận giảm áp lực ở thận niệu quản ứ nước, ứ mủ
do tắc cấp tính. Trong nghiên cứu này chúng tôi
dẫn lưu thận 4/19 bệnh nhi trong đó có 2 bệnh

nhi hẹp khúc nối BT-NQ, 1 phình to niệu quản
và 1 túi sa niệu quản ứ nước thận nặng làm nhu
mô mỏng
Chủ yếu được phẫu thuật ở lứa tuổi 2- 12 tháng
cho 10 bệnh nhi (52,63%), đây là lứa tuổi thích
hợp cho phẫu thuật các dị tật thận- tiết niệu vì phẫu
thuật muộn sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận.
5/19 bệnh nhi phẫu thuật 12-18 tháng và 51/70
bệnh nhi đang tiếp tục theo dõi. Một số tác giả
khi nghiên cứu về dị tật bẩm sinh nhận xét “sự bất

thường tiết niệu phát hiện được đôi khi không gây
nguy hiểm cho đứa trẻ và rất nhiều sự bất thường
được cải thiện một cách ngẫu nhiên” [13].
Cùng với sự hiểu biết tốt hơn về diễn tiến tự
nhiên của thận ứ nước trước sinh, thái độ xử trí đã
thay đổi từ tiếp cận phẫu thuật ngay từ đầu đến
theo dõi sát không phẫu thuật và phẫu thuật có
lựa chọn [14].
Theo KoffSA (2000), theo dõi 104 trẻ mới sinh
và chỉ có 23 (22%) có chỉ định phẫu thuật, còn
lại 81 (78%) theo dõi không phẫu thuật. Thời gian
theo dõi lâu dài (trung bình 78 tháng ) có 71 bệnh
nhân. Vào thời điểm cuối của quá trình theo dõi
không phẫu thuật, thận ứ nước tự khỏi (độ0 và 1
theo SFU) có 69% và cải thiện ở độ 2 là 29%, độ
3 là 2%. Ở những bệnh nhân không phẫu thuật,
chức năng thận gia tăng trong 2 năm đầu và tiếp
tục tăng lên sau đó. Sau 10 năm, thận ứ nước và
chức năng thận ổn định hoặc tự hết hơn 75% [15].
Nghiên cứu của HálekJ và cộng sự trên 234 trường
hợp giãn bể thận, chỉ định can thiệp phẫu thuật
là 6,8%, trong đó có 56,0% được chẩn đoán trước
sinh [9]. Thường trên siêu âm nhưng 50% trong số
này sẽ xuất hiện bể thận giãn và các bệnh lý tiết
niệu rõ ràng khi siêu âm lại sau 2 tháng [16].

5. Kết luận

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ dị tật thậnniệu quản chiếm tỷ lệ 0,2% (70/35351) trong tổng
số trẻ sơ sinh được sinh ra trong thời gian nghiên

cứu. Trong số những dị tật đó, hẹp khúc nối bể thận
hiệu quản là bất thường hay gặp nhất.
Siêu âm là phương pháp có hiệu quả cao trong
chẩn đoán sớm các bất thường của thai nhi trong
đó có dị tật thận-tiết niệu. Đối chiếu kết quả chẩn
đoán trước và sau sinh về các dị tật thận-tiết niệu
thì tỷ lệ chẩn đoán đúng của siêu âm là 87%.


9. Gimpel C et al. Complications and long-term outcome of primary
obstructive megaureter in childhood. Pediatr Nephrol. 2010; 25(9),
1679-1686.
10. Podevin G,Levard G, Marechaud M et al Strategie dianostique
posnatale d’ uropathies malformatives depistées avant la naissance.
Archpediatr. 1997;4, 411-415.
11. Dejter SW Jr,Gibbons MD. The fate of infant kidneys with fetal
hydronephrosis but initially normal postnatal sonography, J Urol Aug
1989;142(2), 667-8.
12. Lê Công Thắng,Lê Thanh Tùng, Lê Tấn Sơn. Tổng kết 10 năm
phẫu thuật tiết niệu - sinh dục tại bệnh viện nhi đồng (6/1994-6/2004),
Hội nghị ngoại nhi lần I - Bệnh viện Nhi đồng I. 2004; 227-35.
13. Raquitlet C,Sergent-Ataoui A, Grapin C et al. Prise en charge de
l’anomalie de la jonction pyélourétérale de diagnostic anténatal: protocole
basé surla scin¬tigraphie au Mag3 et l’échographie. Communication
orate, 62e congrès de la SFCP, Reims, septembre 2005
14. Longpre M, Nguan A, Macneily AE, Afshar K. Prediction of the
outcome of antenatally diagnosed hydronephrosis: a multivariable
analysis. J Pediatr Urol. 2012; 8(2), 135-9.
15. Koff SA. Postnatal management of antenatal hydronephrosis using
an observational approach. Urology. 2000; 55(5), 609-11.

16. Nguyễn Bửu Triều. Bệnh học tiết niệu, Nhà xuất bản Y học, Hà
Nội. 2003; 28-32,598-605,621,624.

Tập 14, số 01
Tháng 05-2016

1. Trần Đình Long và cộng sự. Nghiên cứu dị tật thận tiết niệu trẻ mới
đẻ. Báo cáo nghiên cứu đề tài cấp bộ, Bộ y tế. 2005
2. Agnieszka Lukomska et al. Estimation of the risk factors of the
congenital urinary system defect. Central European Journal of
Medicine. 2012; 85-90.
3. Trần Ngọc Bích và cộng sự. Nghiên cứu chẩn đoán dị tật thai nhi và
trẻ sơ sinh. chỉ định can thiệp trước sinh và điều trị sau sinh. Kết quả
khoa học công nghệ đề tai, Bộ y tế. 2013.
4. Hálek J,Flögelová H, Michálková K et al. Diagnostic accuracy of
postnatal ultrasound screening for urinary tract abnormalities. Pediatr
Nephrol. 2010; 25(2), 281-7.
5. Dias T,Sairam S, Kumarasiri S. Ultrasound diagnosis of fetal renal
abnormalities. Best Pract Res Clin Obstet Gynaecol 2014. 28(3), 403-15.
6. Trần Quốc Nhân. Phát hiện và xử trí thai dị dạng tại Bệnh viện Phụ
sản Trung ương trong 2 năm 2004-2005. Luận văn Bác sĩ chuyên khoa
cấp 2, Trường Đại Học Y Hà Nội. 2006.
7. Phạm Thị Kim Quyên. Siêu âm chẩn đoán và xử trí trước sinh các
dị tật thận-tiết niệu tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Luận văn thạc
sĩ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội. 2014
8. Dejter SW Jr, Gibbons MD (2005). The fate of infant kidneys with fetal
hydronephrosis but initially normal postnatal sonography. J Urol 2005
Aug. 2005; 142(2), 661-667.

TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 14(01), 114 - 119, 2016


Tài liệu tham khảo

119



×