Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

nghiên cứu hiệu quả phá thai bằng misoprostol tuổi thai 13 đến 22 tuần ở vị thành niên tại bệnh viện phụ sản trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 122 trang )

SĐẶT VẤN ĐỀ
Phá thai to là chủ động sử dụng các phương pháp khác nhau để chấm
dứt thai trong tử cung cho thai đến 22 tuần tuổi.
Việt nam là một trong những nước có tỷ lệ phá thai khá cao trong khu
vực và trên thế giới. Tỷ lệ phá thai/tổng số đẻ chung toàn quốc là 52%, tỷ lệ
phá thai là 83/1.000 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và tỷ suất phá thai là 2,5
lần/phụ nữ (nghĩa là mỗi phụ nữ Việt Nam sẽ có 2,5 lần phá thai trong cả cuộc
đời sinh đẻ của mình) . Phá thai là biện pháp không mong muốn, cũng như
không khuyến khích vì có nhiều tai biến, biến chứng, nhất là đối với phá thai
ba tháng giữa, nhưng với những lý do khác nhau, trong đó có những lý do bệnh
lý của mẹ và thai nên nhiều phụ nữ buộc phải phá thai ở tuổi thai này .
Có hai phương pháp phá thai ba tháng giữa bao gồm phá thai nội khoa
và phá thai ngoại khoa đã và đang được áp dụng. Những phương pháp cổ điển
như: đặt túi nước ngoài buồng ối, bơm chất gây sẩy vào trong hoặc ngoài
buồng ối . . . hiện nay hầu như không được áp dụng nữa vì ít hiệu quả và gây
nhiều tai biến. Phương pháp phá thai ngoại khoa bằng nong và gắp (D & E)
thường chỉ áp dụng cho tuổi thai dưới 18 tuần, chỉ phù hợp với những cơ sở y
tế có trang thiết bị thật tốt và đội ngũ thầy thuốc có tay nghề cao, có thể gặp
những tai biến như: băng huyết, thủng tử cung (TC), rách cổ tử cung (CTC),
tổn thương các tạng lân cận phải can thiệp. . ., .
Vị thành niên (VTN) là đối tượng rất nhạy cảm, cơ thể chưa trưởng
thành, lại thiếu hiểu biết nên khi có thai thường để thai to mới đi phá thai,
điều này gây ra hệ lụy lớn cho chuyên nghành phụ sản và cho xã hội.
Tình hình quan hệ tình dục sớm và nạo phá thai ở tuổi VTN tại nhiều nước
đang tăng lên ở mức báo động, đặc biệt là các nước đang phát triển. Hoạt động
tình dục của VTN đến sớm và nhiều hơn so với trước kia tùy thuộc vào từng
1
Quốc gia và nền văn hóa khác nhau. Ở các nước phát triển như Newzealand có
49% VTN (15 - 19 tuổi) có quan hệ tình dục trước hôn nhân, Ở Mỹ là 46% và
Thụy Điển là 54,2 % nam VTN đã có quan hệ tình dục. Tại Indonesia, theo cơ
quan kế hoạch Quốc gia đã đưa ra thông báo hơn một nửa số thanh thiếu niên ở


Jakarta đã tham gia quan hệ tình dục trước hôn nhân .
Trong thập kỷ qua, đã có nhiều tiến bộ trong các kỹ thuật phá
thai, việc sử dụng thuốc để chấm dứt thai nghén trong 3 tháng giữa đã
phát triển một cách đáng kể. Misoprostol (MSP) là thuốc thường được
sử dụng để gây sẩy thai, được áp dụng trên thế giới từ những năm 1980,
được nghiên cứu tại Việt Nam từ năm 1992 .
Nhiều tác giả trong nước và trên thế giới đã nghiên cứu áp dụng
việc sử dụng MSP đơn thuần để phá thai 3 tháng đầu, 3 tháng giữa với
tỷ lệ thành công khá cao. Theo một số báo cáo, tỷ lệ thành công đối với
phá thai 3 tháng giữa vào khoảng 75% - 95% , , , , , , .Từ trước đến nay
tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng của MSP để phá thai
quý 2 nhưng chưa thấy có nghiên cứu nào về phá thai ở vị thành niên
bằng MSP. Để góp phần nghiên cứu về phá thai to một cách toàn diện
chúng tôi tiến hành đề tài: "Nghiên cứu hiệu quả phá thai bằng
Misoprostol tuổi thai 13 đến 22 tuần ở vị thành niên tại bệnh viện Phụ
sản Trung ương" với mục tiêu:
1. Đánh giá hiệu quả của phương pháp phá thai bằng Misoprostol
ở vị thành niên.
2. Nhận xét về tác dụng không mong muốn của phương pháp phá thai
nội khoa bằng Misoprostol ở vị thành niên.
2
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Vị thành niên
Tuổi vị thành niên là thời kỳ phát triển đặc biệt - thời kỳ xảy ra đồng
thời hàng loạt những biến đổi nhanh chóng cả về cơ thể cũng như sự biến đổi
tâm lý và các mối quan hệ xã hội .
Lứa tuổi VTN là từ 10 - 19 tuổi và được chia ra 3 giai đoạn:
• VTN sớm: từ 10 - 13 tuổi.

• VTN giữa: từ 14 - 16 tuổi.
• VTN muộn: từ 17 - 19 tuổi.
1.1.2. Sức khỏe sinh sản vị thành niên
Sức khỏe sinh sản VTN là những nội dung về sức khỏe sinh sản liên quan
đến lứa tuổi vị thành niên, bao gồm sức khỏe và dinh dưỡng, nhất là đối với vị
thành niên gái. Những hiểu biết về cách giữ gìn sức khỏe khi có thai, biến đổi
của cơ thể trong giai đoạn phát triển quan trọng này của mỗi con người, phát
triển hiểu biết về tình dục học và sức khỏe tình dục là những mặt quan trọng
của SKSS trong suốt đời người. Ngoài ra, những vấn đề khác của tuổi VTN
hiện còn là những bất cập như tình yêu, quan hệ tình dục, phòng tránh thai,
nạo hút thai. Sinh đẻ ở tuổi VTN, viêm nhiễm đường sinh sản, các bệnh lây
truyền qua đường tình dục ( BLTQĐTD), bao gồm cả HIV/AIDS .
Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển cũng thu hút sự chú ý đến những
nhu cầu về sức khỏa sinh sản (SKSS) của VTN đã và đang bị các dịch vụ
3
SKSS hiện hành ở phần lớn các nước bỏ quên. Chương trình hành động của
Hội nghị tuyên bố rất rõ ràng rằng cần phải cung cấp rộng rãi các thông tin và
dịch vụ cho VTN để giúp họ hiểu được các nhu cầu tình dục của bản thân và
bảo vệ họ trước nguy cơ có thai ngoài ý muốn, các bệnh LTQĐTD có thể dẫn
đến nguy cơ vô sinh.
1.1.3. Tình dục
Là nhu cầu sinh lý và tình cảm tự nhiên của con người. Tình dục có thể là
các cử chỉ hành động đem lại cho nhau khoái cảm như âu yếm, hôn, vuốt ve và
kích thích để đạt khoái cảm. Giao hợp chỉ là một hình thức để thể hiện tình dục.
Tình dục (TD) bao hàm những ý nghĩa cá nhân và xã hội cũng như là hành
vi tình dục và sinh học. Một cách nhìn toàn diện về tình dục bao gồm các vai
trò xã hội, đặc điểm cá nhân, giới và nhận dạng tình dục, sinh học, hành vi
tình dục, các mối quan hệ, suy nghĩ và cảm xúc. Việc thể hiện tình dục bị ảnh
hưởng bởi nhiều yếu tố bao gồm những lo ngại mang tính xã hội, đạo đức,
kinh tế, tinh thần, văn hóa và phẩm hạnh .

Tình dục bao gồm các kiến thức, niềm tin, thái độ, các giá trị và hành vi
tình dục của các cá nhân và là một phần không thể thiếu trong các đặc tính cá
nhân của mỗi người. Tình dục phát triển thông qua sự tương tác giữa cá nhân
và các cấu trúc xã hội, bị ảnh hưởng bởi những yếu tố đạo đức, tinh thần, văn
hóa và luân lý học. Những khía cạnh đa dạng của tình dục bao gồm giải phẫu,
sinh lý học và sinh hóa học của hệ thống đáp ứng tình dục.
1.1.4. Sức khỏe tình dục
Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa: sức khỏe tình dục như là “ Sự hòa hợp
thành một hệ thống nhất từ nhiều mặt của cơ thể; cảm xúc, trí thức và xã hội của
cuộc sống tình dục theo chiều hướng tích cực và làm tốt thêm, nhằm nâng cao
nhân cách, giao tiếp và tình yêu. Mỗi người có quyền tiếp nhận thông tin tình
4
dục và mối quan tâm đến quan hệ tình dục (QHTD) khoái cảm cũng như sự sinh
sản ”[17].
Sức khỏe tình dục là khả năng thể hiện tình dục của một người mà không
có nguy cơ bị nhiễm các BLTQĐTD, có thai ngoài ý muốn, cưỡng bức, bạo
lực và phân biệt đối xử. Nó có nghĩa là khả năng có một cuộc sống tình dục
an toàn, thỏa mãn và có đầy đủ thông tin, dựa trên cách tiếp cận tích cực với
tình dục và sự tôn trọng lẫn nhau trong QHTD. Sức khỏe tình dục nâng cao
tính tự trọng và khả năng tự quyết của cá nhân và cải thiện khả năng trao đổi
thông tin và mối quan hệ với những người khác [18].
1.2. Những thay đổi về giải phẫu và sinh lý trong thời kỳ VTN
- Sự phát triển cơ thể rõ rệt và dễ nhận thấy nhất là các dấu hiệu dậy thì.
Tuổi dậy thì ở các em nữ thường sớm hơn và trong khoảng từ 10 - 15 tuổi, các
em nam trong khoảng từ 12 - 17 tuổi.
- Trong giai đoạn dậy thì, các nội tiết tố sinh dục (estrogen và tetosteron)
tăng dần, cơ quan sinh dục phát triển và cơ thể chuẩn bị sẵn sàng cho hoạt
động sinh sản. Biểu hiện rõ rệt ở các em nữ là hiện tượng kinh nguyệt và ở em
nam là hiện tượng xuất tinh.
- Phát triển núm vú, quầng vú, mọc lông sinh dục, lông mu, lông nách.

Phát triển chiều cao nhanh chóng, các tuyến bã hoạt động mạnh, xuất hiện
trứng cá…
- Tử cung, âm đạo, buồng trứng phát triển to ra, xương hông nở ra và
xuất hiện kinh nguyệt [14].
1.2.1. Giải phẫu và mô học tử cung khi chưa có thai
• Tử cung là một tạng rỗng của cơ quan sinh dục, nằm sau phúc mạc,
trong tiểu khung, thông vào ổ phúc mạc qua vòi tử cung bằng lỗ
5
bụng vòi, thông với bên ngoài qua âm đạo. Tử cung có hình nón dẹt,
chia thành ba phần: thân, eo và cổ (hình 1.1) [19], [20].
Hình 1.1. Sơ đồ hình tử cung cắt đứng ngang [20].
• Thân tử cung: hình thang, rộng ở trên, có hai sừng hai bên, dài khoảng
40mm, rộng khoảng 45mm.
• Eo tử cung: thắt nhỏ, dài khoảng 5mm.
• Cổ tử cung: là phần thấp nhất của tử cung, hình trụ bên trong là ống
CTC, được giới hạn bởi ba lớp: niêm mạc, cơ và thanh mạc, trong đó
lớp cơ là dày nhất. Bản chất cấu tạo cơ thành tử cung là cơ trơn, xen kẽ
có các mô liên kết. Tỷ lệ giữa cơ trơn và mô liên kết giảm dần từ đáy tử
cung đến CTC.
• Cơ của CTC chủ yếu là các thớ cơ dọc, khi chuyển dạ các thớ cơ từ thân tử
cung co rút làm CTC ngắn dần gọi là hiện tượng xóa - mở CTC.
1.2.2. Những biến đổi về tâm lý trong thời kỳ VTN: tùy theo từng giai đoạn
phát triển của thời kỳ VTN mà có những biến đổi về tâm lý khác nhau [14].
6
1.2.2.1. Thời kỳ VTN sớm
- Bắt đầu ý thức mình không còn là trẻ con, muốn được độc lập, muốn
được tôn trọng, được đối xử bình đẳng như người lớn.
- Chú trọng đến các mối quan hệ bạn bè, quan tâm đến hình thức bên
ngoài và những thay đổi của cơ thể. Tò mò, thích khám phá, thử nghiệm. Bắt
đầu phát triển tư duy trừu tượng, có những hành vi mang tính thử nghiệm, bốc

đồng [14].
1.2.2.2. Thời kỳ VTN giữa
- Tiếp tục quan tâm nhiều hơn đến hình dáng cơ thể. Tỏ ra độc lập hơn,
thích tự mình quyết định, có xu hướng tách ra khỏi sự kiểm soát của gia đình.
- Phát triển mạnh cá tính, sở thích cá nhân. Chịu ảnh hưởng nhiều của
bạn bè đồng trang lứa. Quan tâm đến bạn khác giới, dễ ngộ nhận tình bạn
khác giới với tình yêu, tiếp tục phát triển tư duy trừu tượng. Phát triển kỹ
năng phân tích, bắt đầu nhận biết hậu quả của hành vi.
- Bắt đầu thử thách các qui định, các giới hạn mà gia đình hay xã hội đặt ra
[14].
1.2.2.3. Thời kỳ VTN muộn
- Khẳng định sự độc lập và tạo dựng hình ảnh bản thân tương đối ổn định.
Khả năng đánh giá và giải quyết vấn đề tốt hơn. Cách suy nghĩ, nhận xét và ứng
xử chín chắn hơn. Ảnh hưởng của nhóm bạn bè giảm dần, quay lại chú trọng
mối quan hệ gia đình. Chú trọng tới mối quan hệ riêng tư, tin cậy giữa 2 người
hơn quan hệ theo nhóm. Định hướng cuộc sống, nghề nghiệp rõ ràng hơn.
- Biết phân biệt tình bạn và tình yêu, cách nhìn nhận tình yêu mang tính
thực tế hơn [14].
7
1.3. Một số thay đổi về nội tiết, giải phẫu và sinh lý của phụ nữ mang thai
Khi có thai người phụ nữ có nhiều thay đổi lớn về nội tiết, giải phẫu và
sinh lý đề đáp ứng với kích thích sinh lý do thai và phần phụ của thai gây ra.
Nguyên nhân gây ra những thay đổi đó là sự thay đổi về nội tiết [21], [22],
[23], [24].
1.3.1. Những thay đổi của CTC khi có thai và một số khác biệt của tử cung
ở tuổi thai từ 13 đến 22 tuần
Khi có thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi, đặc biệt tử cung (TC)
là tạng có nhiều thay đổi nhất. Giải phẫu kinh điển chia TC làm ba phần: thân,
eo và CTC [25], [26], [27].
1.3.1.1. Thay đổi ở CTC

CTC là một đoạn đặc biệt của TC, nằm dưới vùng eo TC. Nó có hình
trụ, dài 2,5 cm, rộng 2 - 2,5 cm và rộng nhất ở quãng giữa. Có 2 lỗ: lỗ trong
và lỗ ngoài. Âm đạo (ÂĐ) bám vào CTC chếch từ sau ra trước, chia CTC
thành 2 phần: Phần trên ÂĐ và phần trong âm đạo. CTC ở người chưa đẻ có
hình trụ tròn đều, mật độ chắc, lỗ ngoài CTC hình tròn. Sau khi sinh đẻ, CTC
dẹt theo chiều trước sau, mềm hơn, lỗ ngoài CTC rộng ra và không tròn như
trước, hình thành nên môi trước và môi sau. Các tài liệu kinh điển cho rằng
càng sinh đẻ nhiều CTC càng ngắn, nhưng các tài liệu gần đây lại cho rằng
sau sinh đẻ CTC thay đổi chủ yếu theo chiều rộng, ít thay đổi chiều dài. Chiều
dài CTC ổn định vào khoảng 25 mm [28], [29].
Phần cơ của CTC không giống như phần cơ của thân TC. Cơ của CTC
chủ yếu là các thớ cơ dọc, phần lớn từ thân TC đi xuống, chỉ có một ít các thớ
cơ từ ÂĐ đi lên [30]. CTC có rất ít cơ bị phân tán trong một mô xơ chun, chỉ
có rất ít thớ cơ chạy dọc ở gần ngoại vi. Cấu trúc này làm cho CTC có đặc
tính ưu việt là rất dễ xóa, mở trong chuyển dạ [31].
8
Khi có thai CTC ít thay đổi hơn so với thân TC, bình thường CTC rất
chắc. Khi có thai CTC mềm ra là do mô liên kết ở CTC tăng sinh và giữ nước,
mềm từ ngoại vi đến trung tâm. Cơ của người con rạ mềm sớm hơn so với
người con so.
Các tuyến trong ống CTC chế tiết rất ít hay ngừng chế tiết. Chất nhầy
CTC đục và đặc quánh lại tạo thành một cái nút bịt kín ống CTC. Nút nhầy
CTC ngăn cách BTC với âm đạo, ngăn cách không cho thụ tinh lần thứ hai và
không cho nhiễm khuẩn bộ phận sinh dục trên [32].
1.3.1.2. Thay đổi của TC khi có thai từ tuần 13 đến 22
Từ sau tuần 13, thai và phần phụ lớn nhanh, do đó kích thước TC cũng tăng.
- Thân TC: bình thường lớp cơ thân TC dày 1 cm, ở tuổi thai 4 - 5
tháng lớp cơ dày nhất, khoảng 25 mm. TC có hình không đối xứng (dấu hiệu
Piszkacsek). Ở tuổi này thai chưa lớn, ngôi chưa ổn định, hình thái TC không
đều. Chiều cao TC trên vệ khoảng 8 - 12 cm. Vào thời điểm 16 - 20 tuần, đáy

TC tiếp xúc với thành bụng trước [33], [34].
- Đoạn dưới TC chưa hình thành.
CTC thay đổi theo tuổi thai, dài dần ra. Ở thời điểm thai 20 - 25 tuần
CTC có độ dài lớn nhất. Nguy cơ đẻ non cũng hay được phát hiện sớm ở thời
điểm này. Theo Nguyễn Mạnh Trí, độ dài CTC dài nhất ở thời điểm 24 tuần,
vào khoảng 46,07 ± 4,36 mm. Chiều dài CTC giảm dần và rõ rệt sau tuần 32,
nhưng không ngắn hơn so với độ dài thời điểm thai 14 - 19 tuần [35].
- Có sự cân bằng về các nội tiết trong máu mẹ làm cơ TC kém đáp ứng
với các kích thích cơ học và hoá học. Chưa có sự tăng PG để giúp làm mềm
và mở CTC.
Theo kinh điển, thai bị tống ra khỏi TC trước 27 tuần được gọi là sẩy
thai [36], [37]. Gần đây với sự tiến bộ về nuôi dưỡng sơ sinh non tháng, theo
qui định của Tổ chức y tế thế giới (WHO), Bộ Y tế đã qui định chuyển dạ từ
9
22 tuần trở về trước gọi là sẩy thai. Bản chất của hiện tượng này tương tự như
một cuộc chuyển dạ khi thai chưa đủ tháng. Như vậy phá thai ba tháng giữa
được cho phép chỉ định từ tuổi thai 13 đến 22 tuần.
- Với những yếu tố nêu trên, 3 tháng giữa thai kỳ được coi là thời kỳ
chung sống hoà bình giữa thai và người mẹ, ít khi gặp hiện tượng sẩy thai. Vì
vậy đây cũng là yếu tố khó khăn khi phải đình chỉ thai nghén ở giai đoạn này .
1.3.2. Phá thai to
Dựa vào những tiến bộ về nuôi dưỡng trẻ sơ sinh non tháng và qui định
của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hướng dẫn Quốc gia về dịch vụ chăm sóc
sức khoẻ sinh sản của Bộ Y tế đã qui định: chuyển dạ trước tuần 22 là sẩy
thai, từ tuần 22 đến 37 là chuyển dạ non tháng. Như vậy phá thai to là những
trường hợp phá thai từ 13 đến 22 tuần [38].
Dựa vào sự phân loại trên thì việc sử dụng thuốc hay các biện pháp
khác để phá thai to là gây được chuyển dạ cho các thai nghén từ tuần 13 đến
22. Bản chất của hiện tượng này là làm thế nào để kết quả cuối cùng là thai bị
đẩy khỏi BTC. Động lực chính để đẩy thai ra khỏi BTC là cơn co tử cung

(CCTC). Những diễn biến trong quá trình sẩy thai có một số điểm giống và
khác với chuyển dạ thai đủ tháng. Thay đổi tại thân tử cung không khác với
chuyển dạ đủ tháng, tuy nhiên có một đặc điểm đáng chú ý là ở tuổi thai này,
cơ tử cung dầy hơn so với cơ tử cung khi thai đủ tháng dẫn đến áp lực tạo ra
từ CCTC có thể sẽ khác nhau.
Tại tuổi thai tuần 13 đến 22, đoạn dưới tử cung chưa hình thành, các
tác động của CCTC chủ yếu thể hiện trên sự biến đổi ở CTC làm CTC co
ngắn dần rồi mở. Kích thước và trọng lượng thai ở tuần 13 đến 22 chưa lớn,
các bộ phận của cơ thể chưa đủ chắc, dưới áp lực mạnh của những co bóp từ
thân tử cung, nên thai có thể bị đẩy ra ngoài mà không cần CTC mở hết. Dưới
tác động của CCTC, một phần thai và buồng ối dồn xuống làm giãn căng giãn
10
eo tử cung. Lỗ trong CTC có thể giãn ra sớm hơn, trong khi đó độ dài ống
CTC chưa thay đổi, đồng thời lỗ ngoài CTC chưa kịp mở. Rau thai nằm ở
đoạn eo nhưng CTC chưa xoá mở hết tạo nên hình dáng giống con quay vì
vậy được gọi là dấu hiệu con quay, một dấu hiệu khi thai đang sẩy.
Ba yếu tố chính tác động đến quá trình sẩy thai 13 đến 22 tuần giống
như sinh lý chuyển dạ đủ tháng gồm: CCTC, ngôi thai và sự chín muồi CTC.
Ở tuổi thai này, ngôi thai chưa ổn định cho nên bất kỳ phần nào của thai cũng
có thể trở thành ngôi. Tác động mở CTC không phải do ngôi thai mà do nước
ối ít nên cũng không có tác dụng làm mở CTC, vì vậy CCTC là động lực
chính gây xóa mở CTC. Nhưng do chưa chuyển dạ, không có CCTC vì vậy
phải có sự tác động để gây cơn co tử cung đồng thời có yếu tố làm chín muồi
CTC thì mới gây được chuyển dạ để đẩy thai và phần phụ ra khỏi BTC.
Mặt khác, tế bào cơ tử cung trong giai đoạn 13 đến 22 tuần ít nhạy cảm
đối với những yếu tố kích thích gây cơn co, trong khi đó ở tuổi thai này CTC
có chiều dài lớn nhất trong toàn bộ thai kỳ và hoàn toàn chưa có yếu tố nào
hình thành sự chín muồi để chuẩn bị cho chuyển dạ. Những yếu tố nêu trên là
cản trở chính và gây khó khăn cho sự giãn nở và mở CTC trong quá trình sảy
thai 13 đến 22 tuần.

1.4. Ảnh hưởng của một số hormon steroid lên tử cung khi có thai
Trong khi có thai, các hormon steroid đã được tăng tiết rất nhiều. Hai
steroid quan trọng nhất là estrogen và progesteron tăng dần lên trong quá trình
thai nghén, đạt mức cao nhất vào tháng cuối của quá trình thai nghén.
Estrogen và progesteron giảm thấp một cách đột ngột trước khi chuyển dạ
một vài ngày [39], [40].
Prostaglandin (PG) cũng là một hormon có vai trò hết sức quan trọng.
Khi có thai và càng gần đến ngày chuyển dạ, nồng độ PG tăng cao trong máu
11
mẹ và máu thai, dịch ối, màng rụng, CTC, do đó có tác dụng gây cơn co TC,
làm mềm CTC và chuyển dạ [41].
Trong khi có thai, nhiều tuyến nội tiết và cơ quan có thể sản sinh ra steroid.
PG là các acid béo không bão hòa ở các mô, có vai trò như một chất
trung gian hóa học của quá trình viêm, ngoài ra còn có tác dụng sinh lý ở các
mô riêng biệt. Năm 1935, Von Euler (Thụy Điển) lần đầu tiên phân lập được
một hoạt chất có nhiều tính chất dược lý từ tinh dịch, đặt tên là PG vì cho
rằng chất này xuất phát từ tiền liệt tuyến. Sau này PG được tìm thấy ở nhiều
loại tế bào trong cơ thể như: phổi, mắt, tuyến ức, tụy, thận [42].
Bản chất hóa học
Năm 1962, Bergstrom đã phát hiện được cấu trúc của hai loại PG là
PGE và PGP. Cho tới nay, người ta đã xác định được 9 nhóm PG với hơn 20
loại. Đó là những nhóm acid béo không bão hòa, dẫn chất của acid prostanoic,
có cấu trúc tương tự nhau nhưng có hoạt tính sinh học khác nhau [42].
Hình 1.2. Cấu trúc hóa học của PGE
2
[63].
Hình 1.3. Cấu trúc hóa học của PGF
2
α


[63].
12
Tác dụng của PG
PG được tổng hợp ở nồng độ rất thấp, chỉ khoảng vài nanogam/gam
mô. Chúng có mặt ở khắp nơi trong cơ thể, phạm vi tác dụng rất rộng nên còn
được gọi là hormon tổ chức. PG là một nhóm các chất có cấu trúc tương tự
nhau nhưng tác dụng dược lý của các PG rất khác nhau, thay đổi tùy loại, liều
lượng, theo loài và tùy theo giới.
Các tác dụng dược lý của các PG
- Gây co hoặc giãn cơ trơn phụ thuộc vào các thụ thể, làm thay đổi cấu
trúc tổ chức CTC, ức chế bài tiết dịch dạ dày, ức chế hoặc thúc đẩy sự tập
trung tiểu cầu làm tăng tính thấm thành mạch, làm giảm hormon steroid ở hệ
thống sinh dục - tiết niệu, ức chế các hormon phân giải, gây phản ứng viêm,
sốt, đau, giãn mạch, buồn nôn, nôn, đau thắt bụng, tiêu chảy [43].
- Trên tử cung: PG làm tăng co bóp tử cung nhịp nhàng nên có tác dụng
gây chuyển dạ đẻ.
- Trên CTC: PG tác động lên các tổ chức liên kết ở CTC làm CTC chín
muồi, thuận lợi cho chuyển dạ ở nơi PG có thể gây cơn co TC ở bất kỳ thời
điểm nào của thai kỳ. Sự tổng hợp PG ngày càng tăng trong quá trình có thai
và có nồng độ cao trong dịch ối, màng rụng và tử cung, nhất là vào thời kỳ
đầu giai đoạn chuyển dạ [44].
PGF
2
α
và PGF được dùng trong lâm sàng để gây sẩy thai và gây chuyển
dạ đẻ.
1.5. Nguyên nhân phát sinh cơn co tử cung gây sẩy thai
Nhiều nghiên cứu cho rằng prostasglandin tăng dần theo tuổi thai đồng
thời không những khởi phát CCTC mà còn tham gia vào quá trình đẩy nhanh
sự chín muồi CTC, làm thuận lợi cho sẩy thai. Nguyên nhân phát sinh chuyển

dạ có vai trò căng giãn của CTC gây giải phóng PG, dẫn đến sự chín muồi
CTC. Vai trò này thể hiện không rõ tại tuổi thai 13 đến 22 tuần bởi sự căng
13
giãn của buồng ối chưa đủ lớn để đảm nhận vai trò này. Đầu ối chưa thành
lập, màng ối lại ít căng giãn do giai đoạn này ít có CCTC, do vậy ảnh hưởng
của PG trong giai đoạn này chưa nhiều. Mặt khác, nghiên cứu của Nguyễn
Mạnh Trí (2004) về thay đổi độ dài CTC trong thai kỳ ghi nhận trong nửa đầu
thai kỳ, CTC có xu hướng dài dần ra cho đến tuần thai thứ 24. Như vậy, CTC
ở tuổi thai 13 đến 22 tuần thường dài và có mật độ chắc, ít có đóng góp của
PG trong sự mềm và mở CTC, do vậy, nếu gây sẩy thai ở giai đoạn này sẽ gặp
nhiều khó khăn [45].
1.6. Các yếu tố tác động đến phá thai ở Việt Nam
1.6.1. Yếu tố xã hội
Mặt khác do phong tục Á Đông, vẫn còn nhiều dào cản, kỳ thị đối với
với người phụ nữ khi chưa có gia đình mà có thai. Có gia đình rồi thì phá phá
thai to phần lớn là do giới tính hoặc thai bất thường. Chưa có một công trình
nghiên cứu khoa học nào chứng minh được lý do phá thai do giới tính, nhưng
thực tế dường như phá thai do lựa chọn giới tính đang hình thành rõ rệt. Thất
bại do các biện pháp kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) mà không phát hiện và
xử lý kịp thời để thai to đặc biệt hay gặp ở những người có thai lần đầu và
chưa có chồng. Tới 68,95% phá thai là do chưa kết hôn.
1.6.2. Yếu tố y tế
Do VTN thiếu hiểu biết và các kiến thức về các dấu hiệu nhận biết có
thai, khi biết thì thai đã quá to hoặc ngại ngần chưa đi phá thai hay sợ gia
đình, bạn bè biết lên khi đến cơ sở y tế để phá thai thi thai đã quá to.
1.6.3. Bệnh của mẹ
Trong một số trường hợp khi mang thai người mẹ mắc những bệnh mà
phải có những can thiệp y tế (chụp Xquang, dùng thuốc ) ảnh hưởng đến sự
phát triển của thai nên phải phá thai đi.
14

1.7. Quá trình thụ thai, hình thành và phát triển của thai
1.7.1. Quá trình thụ thai
Sự thụ thai bao gồm hai quá trình: sự thụ tinh và sự làm tổ của trứng.
Để diễn ra quá trình thụ tinh phải có sự góp mặt của một tế bào đực (tinh
trùng) và một tế bào cái (noãn bào). Sự kết hợp giữa hai tế bào này sẽ tạo ra
một tế bào mới gọi là trứng. Trứng sẽ làm tổ để phát triển thành thai và phần
phụ của thai [46], [47], [48].
1.7.2. Quá trình hình thành và phát triển của thai
Sau khi thụ tinh, trứng phân chia rất nhanh để phát triển thành thai và
các phần phụ của thai. Về phương diện tổ chức, quá trình phát triển của trứng
chia làm hai phần: Phần trứng sau này trở thành thai và phần trứng sau này trở
thành phần phụ của thai giúp cho thai phát triển. Về phương diện thời gian,
quá trình phát triển của trứng chia làm hai thời kỳ: Thời kỳ sắp xếp tổ chức.
Bắt đầu từ lúc thụ tinh cho đến hết tháng thứ hai và thời kỳ hoàn chỉnh tổ
chức: từ tháng thứ ba đến khi đủ tháng [46], [49].
Hình 1.4. Quá trình thụ thai, hình thành và phát triển của thai [21].
15
Thai
3 Tháng đầu
3 tháng giữa 3 Tháng cuối
Chi tiết phôi thai
Vòi tử
cung
Tử cung
Buồng trứng
- Tháng thứ 3
Đầu và mặt: đầu phát triển to ra và cổ cũng dài ra, mặt đã được tạo hình
hoàn chỉnh với cằm, trán cao.
Tim hoàn chỉnh với 4 ngăn.
Chi trên có chiều dài tương ứng với thai, chi dưới phát triển mạnh và dần

dần dài hơn chi trên. Ngón tay, ngón chân đã định hình, móng bắt đầu mọc.
Cơ quan sinh dục ngoài đã phát triển nhưng vẫn chưa thấy được giới
tính qua siêu âm.
Lúc này thai nhi đã thực sự có hình dáng một con người, mọi đe dọa
sẩy thai đã được giảm thiểu từ tuần thứ 12. Siêu âm thai ở tuần 12 có thể phát
hiện sớm một số dị tật đặc biệt là hội chứng Down.
- Tháng thứ 4
Thai phát triển nhanh, đạt chiều dài đầu mông từ 12 – 13 cm vào cuối
tháng thứ 4. Xương thai nhi đã được kiến tạo, đã có hệ cơ.
Đặc biệt ở tuần thứ 15, các xét nghiệm sàng lọc như triple test, chọc
nước ối có thể phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh như hội chứng Down, hội
chứng Patau, hội chứng Edwards . . .
- Tháng thứ 5
Khung xương tiếp tục phát triển, xương sọ đã bắt đầu cứng lại nhưng
chưa hoàn thiện (khi sinh ra em bé có thóp và xương sọ tiếp tục phát triển).
- Tháng thứ 6 đến tháng thứ 9
Tất cả các bộ phận của cơ thể thai nhi đã hoàn chỉnh và đây là giai đoạn
phát triển chiều cao cân nặng của thai nhi [50].
1.8. Các phương pháp phá thai áp dụng cho tuổi thai ba tháng giữa
1.8.1. Lịch sử phát triển các phương pháp phá thai
Phá thai ở người đã có lịch sử lâu đời và có nhiều phương pháp khác
nhau. Từ thời xa xưa, con người đã biết dùng thảo dược, dụng cụ sắc nhọn
gây chấn thương cơ thể, chạy nhảy cao hoặc tự ngã để gây sẩy thai [51].
16
Khoảng năm 2737 - 2696 trước công nguyên, Thần Nông (Trung Quốc)
đã nhắc đến khả năng gây sẩy thai của thủy ngân. Trong các y văn cổ cũng đề
cập đến nguy cơ gây sẩy thai khi thai phụ tiếp xúc với một số khoáng chất.
Trên thế giới quan điểm về phá thai rất khác nhau ở mỗi quốc gia, đặc biệt là
quan niệm về vấn đề đạo đức trong phá thai. Đầu thế kỷ 19, một số nước
Châu Âu đã bắt đầu đề cập đến một số đạo luật về phá thai. Đến đầu thế kỷ

XX, một số quốc gia đã chấp nhận và cho phép phá thai tại các cơ sở y tế
nhằm bảo vệ nhân quyền và sức khỏe cho người phụ nữ.
Y học hiện đại sử dụng phương pháp dùng thuốc hoặc thủ thuật, phẫu
thuật để phá thai. Phá thai bằng thủ thuật gây nhiều tai biến do can thiệp trực tiếp
vào BTC, có thể dẫn đến băng huyết, tổn thương CTC và TC, nhiễm khuẩn, vô
sinh về sau [52]. Do đó, phương pháp phá thai nội khoa hiện nay được đánh giá
là an toàn nhất. Phương pháp này được áp dụng tại nhiều nước, đặc biệt ở châu
Âu, châu Mỹ từ những năm 1980, cho kết quả và độ an toàn rất cao. Tuy nhiên
tại các nước đang phát triển thì vấn đề này vẫn còn rất mới.
Tại Việt Nam, luật bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em ra đời năm 1960 đã
đề cập đến phá thai. Luật bảo vệ sức khỏe con người năm 1989 đã đặc biệt nhấn
mạnh người phụ nữ Việt Nam được quyền phá thai ngoài ý muốn [53].
Từ năm 1998, phương pháp hút chân không được áp dụng cho tất cả
các trường hợp phá thai ba tháng đầu. Đối với phá thai ba tháng giữa, phương
pháp nong và nạo chỉ được áp dụng ở tuyến trung ương và tuyến tỉnh với tuổi
thai khá nhỏ dưới 18 tuần.
Phá thai bằng thuốc ở Việt Nam được Bộ Y tế cho phép nghiên cứu
thực hiện đầu tiên ở Bệnh viện Hùng Vương năm 2002 với sự trợ giúp của
Trung tâm đào tạo về kỹ thuật chăm sóc sức khoẻ sinh sản Paris (Pháp), tỉ lệ
thành công trên 90%, đồng thời cho thấy đây là phương pháp an toàn, ít tai
biến hơn nạo hút thai, ít ảnh hưởng tới tâm lý của người phụ nữ [54].
Cuối năm 2003, hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc
sức khỏe sinh sản Bộ Y tế Việt Nam đã cho phép áp dụng phương pháp phá
17
thai bằng thuốc ở tuyến tỉnh và tuyến trung ương đối với thai đến hết 49 ngày
tuổi. Đối với phá thai ba tháng giữa, nhiều tác giả trong nước và trên thế giới
đã nghiên cứu và đưa vào áp dụng việc sử dụng MSP để gây sẩy thai, đem lại
tỷ lệ thành công khá cao, vào khoảng 75% đến 95%. Năm 2009, phác đồ MSP
trong phá thai ba tháng giữa được Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe sinh sản Bộ Y tế nước ta cho phép áp dụng tại các bệnh viện

tuyến Trung ương và tuyến tỉnh [3], [55].
1.8.2. Các phương pháp phá thai trong ba tháng giữa
Có nhiều phương pháp phá thai khi tuổi thai trên 12 tuần, bao gồm các
phương pháp phá thai ngoại khoa hoặc nội khoa. Quyết định chọn lựa một
phương pháp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi thai, số lần mang thai,
tiền sử sản khoa và phụ khoa, tình trạng CTC. . .bên cạnh đó, tay nghề của
cán bộ y tế cũng như trang thiết bị và cơ sở vật chất của cơ sở y tế cũng đóng
góp một vai trò hết sức quan trọng.
1.8.2.1. Phương pháp ngoại khoa
Phương pháp phá thai bằng nong, nạo và gắp đơn thuần
Tiến hành làm rộng CTC bằng cách sử dụng các nong bằng kim loại,
sau đó dùng kẹp gắp thai và nạo hút lại BTC bằng các ống hút cỡ 12 - 16mm.
Tuy nhiên phương pháp này chỉ có thể áp dụng với những thai ở giai đoạn
đầu của 3 tháng giữa.
Phương pháp này có nhiều nhược điểm như: nong rộng CTC hay gặp
khó khăn và gây đau, thường gặp các biến chứng như rách CTC, thủng TC,
tổn thương các tạng lân cận (ruột hay bàng quang), nhiễm khuẩn và dính
BTC, từ đó dẫn đến vô sinh sau nạo phá thai [52].
Phương pháp phá thai bằng nong, nạo và gắp có chuẩn bị làm mềm CTC
Để dễ dàng hơn cho việc nong CTC, người ta sử dụng các biện pháp làm
mềm và mở CTC là các que nong thấm nước hoặc dùng một số dược phẩm.
18
Que nong thấm nước được sử dụng dưới hai dạng laminana và dilapan.
Sau khi đặt vào CTC, que nong hút nước từ mềm dịch CTC và tăng đường
kính lên gấp 3 đến 4 lần. Laminana còn tác động lên CTC để tăng giải phóng
PG, giúp CTC mềm và giãn nở. Ưu điểm của phương pháp này là giúp việc
nong CTC nhẹ nhàng và dễ dàng, ít gây sang chấn. Tuy nhiên các tác dụng
phụ của que nong thấm nước là nồi mề đay, đôi khi khó thở, buồn nôn, tụt
huyết áp, nhiễm khuẩn [56], [57]. Hiện nay MSP được sử dụng rộng rãi để
làm mềm và mở CTC trước khi nong và gắp.

Để nơi rộng tuổi thai có thể nong và gắp, các bác sĩ Châu âu như Van
Lim đã sáng chế ra các kẹp gắp thai khỏe và dễ dàng điều khiển hơn để gắp
các mô trong BTC Phương pháp D & E thực sự được hình thành từ đó.
Kể từ đầu thập kỷ 80 thế kỷ trước đến nay D & E đã trở thành phương
pháp phá thai ba tháng giữa phổ biến nhất ở Hoa Kỳ. Vào năm 1995, 95% các
trường hợp phá thai 3 tháng giữa ở Hoa Kỳ được thực hiện bằng phương pháp
này. Đây cũng là phương pháp được những người cung cấp dịch vụ phá thai
ngoài hệ thống y tế quốc gia ở Anh sử dụng nhiều nhất [52].
Các tai biến có thể gặp gồm có: sót rau hoặc mô thai, nhiễm khuẩn,
chảy máu nhiều, tổn thương các tạng lân cận phải can thiệp. . . , tuy nhiên tỷ
lệ các tai biến này rất thấp.
Phương pháp mổ thai hoặc cắt TC cả khối
Phương pháp mổ lấy thai được chỉ định cho những trường hợp chống
chỉ định với phá thai đường dưới hoặc phá thai đường dưới thất bại. Thuận lợi
nữa của phương pháp này là có thể kết hợp thắt hai vòi TC nếu như thai phụ
không muốn có thai nữa [1].
Phương pháp cắt TC cả khối tức là cắt luôn toàn bộ TC hoặc cắt không
hoàn toàn TC mà không cần lấy bỏ thai ra trước. Phương pháp này thường
19
được áp dụng cho những trường hợp bệnh lý của mẹ như: Bệnh tim mạch
nặng, hen phế quản nặng hoặc nhiễm khuẩn TC nặng. Bằng cách cắt TC cả
khối sẽ giúp cho bệnh nhân ít nguy cơ bị nhiễm khuẩn nặng, nhất là nguy cơ
viêm nội tâm mạc (Osler) ở tim sau phá thai.
1.8.2.2. Phương pháp nội khoa
Là phương pháp gây sẩy thai bằng cách kích thích để tạo cơn co TC
giống như chuyển dạ để đưa bào thai ra khỏi BTC. Đây là phương pháp phá
thai có nguồn gốc kinh điển nhất trong lịch sử loài người.
Có thể tạm chia các phương pháp gây sẩy thai nội khoa làm 2 nhóm:
- Làm tăng thể tích buồng ối
Bơm chất gây sẩy vào trong buồng ối. Các chất được bơm vào buồng ối

để gây sẩy thai rất đa dạng, bao gồm: Dung dịch muối ưu trương, ethacridin
lactat, PG. . . [58], [59]. Các phương pháp này ngày nay không được sử dụng
nữa vì hiệu quả phá thai thấp, nguy cơ nhiễm trùng cao và gây nhiều tai biến
như: Hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch, có thể dẫn đến hôn mê
hoặc tử vong, tắc mạch ối . . .
- Phương pháp Kovacs
Bơm huyết thanh mặn vào khoang ngoài màng ối để kích thích tạo cơn
co TC gây sẩy thai. Ưu điểm của phương pháp là dễ thực hiện, giá thành rẻ. Kết
quả thai sẩy chậm, tỷ lệ phải can thiệp để lấy thai ra cao, nguy cơ nhiễm trùng
cao. Vì vậy, phương pháp này từ lâu đã không được sử dụng để phá thai nữa
[60].
- Đặt túi nước ngoài buồng ối (phương pháp Kovacs cải tiến)
Ở nước ta đây là phương pháp được dùng chủ yếu trong nhiều năm qua
cho tới những năm 90 thế kỷ trước, còn có tên gọi là phương pháp Kovacs cải
20
tiến áp dụng cho việc đình chỉ thai nghén không phải là bệnh lý với tuổi thai
từ 18 - 24 tuần [52].
Dùng 1 ống thông Nélaton cỡ 18 luồn vào trong một bao cao su, buộc
cố định cổ bao vào sonde, đặt vào BTC ngoài màng ối. Bơm vào túi 500 ml
huyết thanh mặn 0,9%, cho kháng sinh toàn thân và chờ cơn co TC xuất hiện.
Sau 12 giờ, tháo nước và rút túi. Truyền oxytocin nhỏ giọt để tăng cường cơn
co TC nếu cần thiết. Thai sẽ sẩy tự nhiên giống như một cuộc đẻ. Sau khi thai
và rau ra kiểm soát lại BTC bằng tay hoặc nạo lại bằng dụng cụ.
Ưu điểm của phương pháp là dễ thực hiện, giá thành rẻ. Tuy nhiên
phương pháp này có nguy cơ thường gặp nhất là nhiễm khuẩn do đặt vật lạ
vào BTC, nhất là sau khi vỡ ối, tỷ lệ thành công không cao lắm.
- Phương pháp gây sẩy thai bằng thuốc
Là phương pháp dùng thuốc toàn thân hoặc tại chỗ để gây cơn co TC.
Các thuốc chính được sử dụng cho phương pháp này là oxytocin, PG.
Phương pháp truyền oxytocin tĩnh mạch.

Từ năm 1906 Dale đã nói đến tác dụng trợ đẻ của tinh chất thùy sau
tuyến yên (post- hypophyse). Năm 1953 Duvigneaud tổng hợp được oxytocin
và đưa vào sử dụng [61].
Oxytocin được sử dụng hết sức rộng rãi trong sản phụ khoa.
Trong trường hợp thai chưa đủ tháng, TC có ít cơ quan cảm thụ
(receptor) hơn các trường hợp thai đủ tháng, vì vậy liều lượng oxytocin sử
dụng cho các trường hợp phá thai 3 tháng giữa thường cần cao hơn các trường
hợp gây chuyển dạ khi thai đã đủ tháng.
Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ gây sẩy thành công của oxytocin đạt từ
80% đến 90%, tỷ lệ sót rau và thai cần phải nạo ở mức 27%. Thời gian gây
21
sẩy trung bình dao động trong khoảng từ 8 đến 13 giờ. Chống chỉ định đối với
phá thai 3 tháng giữa: khối u tiền đạo, TC có sẹo mổ cũ, rau tiền đạo…[62].
- Phương pháp Stein
+ Phương pháp Stein cổ điển.
Cho bệnh nhân tắm nước ấm, thụt tháo, dùng estrogen và quinine trước
khi truyền oxytocin để gây sẩy thai [60].
+ Phương pháp Stein cải tiến
Dùng estrogen, cụ thể là benzogynestryl 10 mg/ngày, trong 3 ngày liền.
Đến ngày thứ 4 truyền oxytocin tĩnh mạch gây cơn co TC. Liều
oxytocin truyền mỗi ngày tối đa là 30 đơn vị truyền từng đợt trong 3 ngày
liền, mỗi đợt cách nhau 7 ngày cho đến khi thai sẩy [60].
Ưu điểm của phương pháp là dễ thực hiện, giá thành rẻ, hiệu quả cao.
Tuy nhiên có thể gặp một số tác dụng phụ và tai biến do truyền
oxytocin tĩnh mạch như hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim, ngộ độc nước, vỡ TC.
- Gây sẩy thai bằng PG
Các PG được biết đến như là một chất làm mềm mở CTC và gây sẩy thai,
gây chuyển dạ từ đầu những năm 1970. Các nhà nghiên cứu đã tập trung tìm
hiểu, phát hiện ra các dạng PG với ít tác dụng phụ hơn [63].
Trong các chế phẩm tổng hợp tương tự PG, MSP được sử dụng để gây

sẩy thai ba tháng đầu, ba tháng giữa cũng như để gây chuyển dạ [64].
1.9. Một số PG và các dẫn chất tổng hợp thường được sử dụng
Sự mất hoạt tính nhanh chóng của các PG tự nhiên đã đặt ra vấn đề làm
thế nào để có các thuốc có tác dụng kéo dài, có được tác dụng dược lý mong
22
muốn. Do hiểu rõ sự chuyển hóa của PG, người ta đã tổng hợp được các chất
tương tự PG để có thể kéo dài tác dụng sinh học của nó.
Trước đây là bảng tổng hợp một số PG được sử dụng trong sản khoa:
Bảng 1.1. Một số PG thường được sử dụng trong sản khoa
Tên gốc và
CT hóa học
Tên biệt
dược
Chế phẩm Kết quả một số nghiên cứu
- Gemeprost
(C
23
H
38
0
5
)
- PGE
1
Cervagem Viên đặt ÂĐ 1 mg
- Nutila (1997): tỷ lệ sẩy
thai 89%, thời gian sẩy.
14,5h.
- Le Roux (2001): tỷ lệ sẩy
thai 68%/ 24h.

- Misoprostol
(C
22
H
38
O
5
)
Alsoben
Cytotec
Viên nén:
100 mcg và 200
mcg
- MSP đơn thuần: tỷ lệ sẩy
thai: 60% - 85%.
- MSP + MFP: tỷ lệ sẩy thai
85%- 99%.
- Sulproston
- PGE
2
- C
23
H
31
NO
7
S
Nalodor
Dung dịch tiêm
bắp, liều 250 mcg/

2h
Không được sử dụng nữa vì
biến chứng tim mạch cao.
- Dinoproston
- PGE
2
- C
20
H
32
O
5
Cerviprim
Prostin E
2

Cervidil
- Viên nang 20 mg
- Gel 0,5mg/2,5ml
- Ulmsten (1983): cải thiện
chỉ số Bishop/ 24h.
- Col Himadri (2006): tỷ lệ
sẩy thai 80%/24h, thời gian
sẩy 17, 32h.
- Carboprost
- PGF
2
α
- C
21

H
36
O
5
Prostodin Dung dịch, tiêm
bắp 125 mcg/ml,
250 mcg/ml
- Paz (2002): tỷ lệ sẩy thai
72%.
- Mohamed (1998): tỷ lệ sẩy
thai 80%/ 24h.
- Munthali (2001): tỷ lệ sẩy
23
thai 83,8%/ 24h.
1.9.1. Ứng dụng của PG trong sản khoa
* Các chỉ định
- Phá thai ngoài ý muốn: thai 3 tháng đầu, 3 tháng giữa.
- Phá thai bệnh lý: thai lưu, thai dị dạng.
- Làm chín muồi CTC trước nạo hút thai.
- Gây chuyển dạ trong các trường hợp thai già tháng, ối vỡ non.
- Cầm máu sau đẻ.
* Chống chỉ định
- Các nguyên nhân sản khoa: bất tương xứng thai và khung chậu, ngôi
bất thường, TC có sẹo mổ cũ, rau tiền đạo, suy thai.
- Tiền sử nhạy cảm với PG.
- Rối loạn chức năng gan, thận.
- Các bệnh hen phế quản, giãn phế quản, glaucome, basedow.
+ Các tác dụng không mong muốn
PG có một số tác dụng không mong muốn như: sốt, nôn, buồn nôn, tiêu
chảy, đau đầu, rét run . . . nhưng không gây hậu quả nghiêm trọng và nhanh

chóng mất đi sau khi ngừng thuốc 24 giờ [63].
- Gây sẩy thai bằng prostaglandin đã được diễn ra ở Pháp những năm
70 và 80 của thế kỷ trước. Nghiên cứu lâm sàng đầu tiên về tác dụng gây sẩy
thai bắt đầu ở Geneva Thụy sĩ vào năm 1981.
- Nhiều nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã chứng minh rằng
phương pháp phá thai bằng thuốc đạt hiệu quả nhất trong phá thai 3 tháng
24
đầu. Đối với phá thai tháng ba giữa, phương pháp này cũng đã dần trở nên
được ưa chuộng.
1.9.2. MSP ứng dụng trong phá thai ba tháng giữa
1.9.2.1. Đại cương về Prostaglandin
Năm 1930, Kurzrok và Lieb (hai nhà phụ khoa người Mỹ) thấy tinh
dịch người gây co thắt cơ tử cung. Năm 1933, Goldblatt (Anh), và Von Euler
(Thuỵ Điển, 1935) phân lập được PG từ tinh dịch và cho rằng PG là do tuyến
tiền liệt tiết ra nên đặt tên là Prostaglandin. Sau này người ta ghi nhận PG còn
được sinh tổng hợp từ nhiều loại tế bào của cơ thể như: tử cung, mống mắt, tuyến
ức, tụy, thận và khẳng định PG là hormon tại chỗ hay còn gọi là hormon của
mô.
1.9.2.2. Cấu trúc hóa học
Acid arachidonic, chất tiền thân của PG có 20 nguyên tử C gồm 1 vòng 5
cạnh và 2 chuỗi nhánh và theo cấu trúc của vòng 5 cạnh, chia các PG thành các
nhóm đặt tên theo chữ cái PGA, PGB Trong mỗi nhóm, các PG lại được phân
biệt bằng các số viết sau chữ cái. Số đó chỉ số đường nối đôi của chuỗi bên như
PGA1, PGE2
Loại 1 có đường nối đôi ở giữa C13 - C14.
Loại 2 có đường nối đôi ở giữa C13 – C14 và C5 – C6.
Loại 3 có đường nối đôi ở giữa C13 – C14, C5- C6 và C17 – C18.
Tất cả các PG đều có nhóm OH ở C15, dưới mặt phẳng của phân tử.
Nếu chuỗi có mang COOH ở dưới mặt phẳng thì được qui ước gọi là PG
α

(như PGF
2
α
), ngược lại là
β
. Trong tự nhiên không thấy PG
β
.
25

×