Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 180 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ

VIỆN CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN

Lƣơng Tất Thắng

NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
Ở MIỀN NÚI TỈNH THANH HÓA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI- Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ

VIỆN CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN

Lƣơng Tất Thắng

NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
Ở MIỀN NÚI TỈNH THANH HÓA

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 9310105

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS. TSKH Lê Du Phong
2. TS Kim Quốc Chính

HÀ NỘI- Năm 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền
núi tỉnh Thanh Hóa là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của cá nhân tôi.
Các kết quả nghiên cứu trong luận án là do tác giả thực hiện. Các tài liệu, số liệu,
kết quả nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân khác được tham khảo, sử dụng, trích
dẫn trong luận án đều đã được ghi rõ nguồn gốc một cách trung thực.
Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung đã cam đoan ở trên.

Tác giả luận án

Lƣơng Tất Thắng


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cố GS. TSKH. Lê Du Phong
và TS. Kim Quốc Chính đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi tận tình trong suốt
quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn ông Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Ban

lãnh đạo Viện, các đơn vị hữu trách cùng tất cả các nhà khoa học, bạn đồng nghiệp
đã ủng hộ, giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các cơ quan, đơn vị ở tỉnh Thanh Hóa đã ủng hộ,
giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã động viên, chia sẻ
và khuyến khích tôi hoàn thành luận án.

Tác giả luận án

Lƣơng Tất Thắng


iii

DANH MỤC CHỮ VẾT TẮT

CN

: Công nghiệp

CHDCND : Cộng hòa dan chủ nhân dân
GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

GTSX

: Giá trị sản xuất


GTGT

: Giá trị gia tăng

GRDP

: Tổng sản phẩm trên địa bàn

OECD

: Tổ chức hợ tác và phát triển kinh tế

NCKH

: Nghiên cứu khoa học

HQ

: hiệu quả

KKT

: Khu kinh tế

EU

: Liên minh châu Âu

ICOR


: Chỉ số suất đầu tư cần thiết để tạo ra một đơn vị giá trị tăng thêm

HTX

: Hợp tác xã

HQ

: Hiệu quả

MNTH

: miền núi Thanh Hóa

QLNN

: Quản lý nhà nước

PA

: Phương án

SX

: Sản xuất

SWOT

: Mô hình phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức


TS

: Tổng số

Tp

: Thành phố


iv

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ
Danh mục bảng
Bảng 1.1: Phân biệt hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp. ................... 14
Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu hiệu quả phát triển một số hệ thống nông lâm kết hợp ở
huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên ............................................................................ 28

Danh mục biểu
Biểu 1.4: Tiếp cận phân tích hiệu quả phát triển chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam ...... 30
Biểu 1.5: Một số chỉ tiêu của các doanh nghiệp sản xuất đường ở các tỉnh Bắc
Trung Bộ và bình quân cả nước ............................................................................... 35
Biểu 1.6: ICOR của Việt Nam qua các giai đoạn ..................................................... 36
Biểu 3.1: Dự báo nhu cầu nông sản thực phẩm vào 2025* ...................................... 83
Biểu 3.2: So sánh một số chỉ tiêu về cây trồng của Thanh Hóa so với các tỉnh trong
cả nước vào năm 2018 .............................................................................................. 86
Biểu 3.3: Tổng hợp các hiện tượng thời tiết, khí hậu chủ yếu và thiệt hại qua các
năm ........................................................................................................................... 86
Biểu 3.4: Dân số nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa ...................................... 87
Biểu 3.5: Một số chỉ tiêu về phát triển nông nghiệp ở miền núi Thanh Hóa ........... 88
Biểu 3.6: Một số nông sản chính của miền núi tỉnh Thanh Hóa .............................. 89

Biểu 3.7: Tỷ lệ hộ nghèo ở miền núi tỉnh Thanh Hóa .............................................. 90
Biểu 3.8: Một số chỉ tiêu chủ yếu về hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi
tỉnh Thanh Hóa ......................................................................................................... 94
Biểu 3.9: Hiệu quả trồng trọt theo tiểu vùng ở miền núi Thanh Hóa ....................... 95
Biểu 3.10: Hiệu quả trồng một số cây trồng ở miền núi tỉnh Thanh Hóa ................ 96
Biểu 3.11: Cơ cấu sử dụng đất ở miền núi tỉnh Thanh Hóa ..................................... 99
Biểu 3.12: Tỷ trọng nông nghiệp trong tổng nền kinh tế ở miền núi Thanh Hóa .. 100
Biểu 3.14: Tỷ trọng giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp ở miền
núi Thanh Hóa ........................................................................................................ 105
Biểu 3.14: Đóng góp của các ngành vào gia tăng gía trị sản xuất nông nghiệp ở
miền núi tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2011-2018 ............................................ 105
Biểu 3.15: Tỷ trọng giá trị nông sản hàng hóa của nông nghiệp ở miền núi tỉnh
Thanh Hóa .............................................................................................................. 106


v

Biểu 3.16: Đầu tư phát triển nông nghiệp giai đoạn 2011-2018 ở miền núi Thanh
Hóa.......................................................................................................................... 108
Biểu 4.1: Tổng hợp các hiện tượng biến đổi khí hậu và thiên tai qua các năm ..... 117
Biểu 4.2: Một số mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của miền núi Thanh Hóa .... 119
Biểu 4.3: Dự báo một số nông sản chủ yếu ở miền núi Thanh Hóa ....................... 120
Biểu 4.4: Dự báo gía trị sản xuất nông nghiệp nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh
Hóa.......................................................................................................................... 121
Biểu 4.5: Dự báo giá trị gia tăng nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa ........... 122
Biểu 4.6: Cơ cấu sử dụng đất của 3 tiểu vùng năm 2025 ....................................... 123
Biểu 4.7: Dự báo cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp ở miền núi Thanh Hóa ........... 126
Biểu 4.8: Dự báo cơ cấu sử dụng lao động nông nghiệp ở miền núi Thanh Hóa .. 127
Biểu 4.9: Dự kiến đối tác đầu tư phát triển nông nghiệp Thu hút vào miền núi tỉnh
Thanh Hóa .............................................................................................................. 131

Biểu 4.10: Dự báo đầu tư phát triển nông nghiệp ở miền núi Thanh Hóa ............. 132
Biểu 4.11: Dự báo phát triển doanh nghiệp và doanh nhân ngoài khu vực nông
nghiệp ..................................................................................................................... 133
Biểu 4.12: Dự báo nhu cầu đào tạo của miền núi Thanh Hóa ................................ 134
Biểu 4.13: Dự báo nhu cầu đào tạo nhân lực theo ngành của miền núi ................. 135
Biểu 4.14 Dự báo phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp theo lãnh
thổ ở miền núi tỉnh Thanh Hóa ............................................................................... 140
Biểu 4.15: Dự báo một số chỉ tiêu hiệu quả phát triển nông nghiệp đến 2025 ở miền
núi tỉnh Thanh Hóa ................................................................................................. 145

Danh mục hình vẽ
Hình 1: Sơ đồ Khung nghiên cứu của luận án ............................................................ 5
Hình 1.1: Quan hệ tương tác giữa ba khối ngành trong nền kinh tế ........................ 15
Hình 1.2: Phân bố các hệ thống sinh thái nông-lâm nghiệp theo địa hình ............... 19
Hình 1.3: Chuỗi giá trị sản xuất đường mía ............................................................. 31
Hình 2.1: Cấu trúc sản xuất nông nghiệp miền núi .................................................. 46
Hình 2.2: Sơ đồ chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp sẽ ứng dụng ở miền núi tỉnh
Thanh Hóa ................................................................................................................ 48


vi

Hình 2.3: Sơ đồ Tổ hợp nông – công nghiệp sẽ ứng dụng vàonghiên cứu phát triển
nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa .................................................................. 49
Hình 2.4: Quan hệ hữu cơ giữa các khía cạnh của hiệu quả phát triển nông nghiệp ...... 51
Hình 2.5: Hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi và chia sẻ lợi ích cho những
người liên quan trực tiếp........................................................................................... 53
Hình 2.6: Quan hệ giữa hiệu quả phát triển nông nghiệp với hiệu quả của các ngành
và của cả nền kinh tế................................................................................................. 56
Hình 2.7: Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi ........ 58

Hình 2.8: Sơ đồ tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ......................................................... 64
Hình 2.9: Sơ đồ hợp tác xã nông nghiệp trong hệ thống hợp tác xã ........................ 66
Hình 4.1: Lựa chọn thị trường tiêu thụ nông sản của miền núi Thanh Hóa ........... 118
Bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hóa .................................................................... 80


vii

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................... 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 3
2.1. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu .................................................................... 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 4
4. Khung nghiên cứu ................................................................................................ 5
5. Quan điểm, phƣơng pháp tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu..................... 6
5.1. Quan điểm nghiên cứu ................................................................................ 6
5.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu .............................................................. 6
5.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 7
6. Những đóng góp mới của luận án ....................................................................... 9
7. Kết cấu của luận án ............................................................................................ 10
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN
ĐẾN HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ............................................. 12
1.1. Tổng quan về phát triển nông nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và kinh
tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa .......................................................... 12
1.2. Tổng quan về hiệu quả phát triển nông nghiệp ............................................ 23
1.2.1.Về hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội ................................................... 23

1.2.2. Về hiệu quả phát triển nông nghiệp ...................................................... 26
1.3. Tổng quan về các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả phát triển nông nghiệp 37
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP Ở MIỀN NÚI VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN................. 41
2.1. Cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi .... 41
2.1.1. Nông nghiệp miền núi trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu ....................................... 41
2.1.1.1. Nông nghiệp miền núi ....................................................................... 41
2.1.1.2. Phát triển nông nghiệp miền núi trong điều kiện phát triển kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ ngh , to n

uh

v

iến đổi khí hậu ...... 42


viii

2.1.2. Hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi ........................................ 51
2.1.2.1. Quan niệm, bản chất v ý ngh

hiệu quả phát triển nông nghiệp ở

miền núi .......................................................................................................... 51
2.1.2.2. Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi ..................... 55
2.1.2.3. Quan hệ giữa hiệu quả phát triển nông nghiệp và hiệu quả phát triển
kinh tế- xã hội ở miền núi ............................................................................... 56
2.1.3. Yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi .... 57

2.1.4. Đánh gía hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi ........................ 68
2.1.4.1. Ý ngh

ủa việ đánh giá hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền

núi ................................................................................................................... 68
2.1.4.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi ........ 69
2.1.4.3. Phân tích nguyên nhân của tình trạng hiệu quả phát triển nông
nghiệp ở miền núi ........................................................................................... 73
2.2. Kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền
núi ............................................................................................................................. 74
2.2.1. Từ thực tiễn trong nước ......................................................................... 75
2.2.2. Từ thực tiễn nước ngoài ......................................................................... 76
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở
MIỀN NÚI TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2010-2018................................. 79
3.1. Một số thuận lợi và khó khăn ảnh hƣởng đến hiệu quả phát triển nông
nghiệp miền núi tỉnh Thanh Hóa .......................................................................... 79
3.1.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu ................................................................ 79
3.1.2. Yếu tố thuận lợi và khó khăn, hạn chế ảnh hưởng đến phát triển nông
nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa ................................................................. 82
3.1.2.1. Yếu tố thuận lợi để phát triển nông nghiệp ....................................... 82
3.1.2.2. Yếu tố h

h n, hạn chế chủ yếu đối với phát triển nông nghiệp ở

miền núi tỉnh Thanh Hóa ................................................................................ 84
3.2. Thực trạng hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa 87
3.2.1. Khái quát tình hình phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh
Hóa .................................................................................................................... 87
3.2.2. Đánh giá hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa

........................................................................................................................... 91


ix

3.2.2.1. Nhận định tổng quát về hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi
Thanh Háo ...................................................................................................... 92
3.2.2.2. Đánh giá ụ thể hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh
Thanh Hóa ...................................................................................................... 93
3.2.3. Nguyên nhân của thành công và của hạn chế, yếu kém ...................... 97
3.2.3.1. Nguyên nhân của thành công ............................................................ 97
3.2.3.2. Nguyên nhân của hạn chế ................................................................. 98
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP Ở MIỀN NÚI TỈNH THANH HÓA ĐẾN 2025 ................................ 116
4.1. Bối cảnh và định hƣớng phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh
hóa đến 2025 .......................................................................................................... 116
4.1.1. Bối cảnh và khả năng thị trường nông sản của miền núi tỉnh Thanh
Hóa .................................................................................................................. 116
4.1.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế đối với phát triển nông nghiệp theo
hướng hàng hóa, giá trị gi t ng

o ........................................................... 116

4.1.1.2. Bối cảnh biến đổi khí hậu ................................................................ 116
4.1.1.3. Khả n ng thị trường: ....................................................................... 117
4.1.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội chung của miền núi và những
vấn đề đặt ra đối với phát triển nông nghiệp ................................................. 118
4.1.2.1. Mục tiêu phát triển chung của miền núi tỉnh Thanh Hóa ............... 118
4.1.2.2. Những vấn đề đặt r đối với phát triển nông nghiệp miền núi tỉnh
Thanh Hóa .................................................................................................... 119

4.1.3. Phương hướng phát triển nông nghiệp miền núi tỉnh Thanh Hóa ... 120
4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh
Thanh Hóa ............................................................................................................. 124
4.2.1. Giải pháp số 1: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với nông
nghiệp miền núi .............................................................................................. 124
4.2.1.1. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền trung ương để phát huy tác dụng
của chính sách phát triển nông nghiệp quốc gia ......................................... 124
4.2.1.2. Phát huy tốt vai trò chính quyền tỉnh .............................................. 125
4.2.2. Giải pháp số 2: Tổ chức sản xuất nông nghiệp miền núi theo hướng
hiện đại ............................................................................................................ 136


x

4.2.2.1. Hình thành một số chuỗi giá trị sản xuất n ng sản ........................ 136
4.2.2.2. Phát triển các tổ hợp nông - công nghiệp theo hướng công nghiệp
hóa ................................................................................................................ 138
4.2.2.3. hát triển á

hu n ng nghiệp ứng dụng

ng nghệ

o .............. 138

4.2.2.4.. hát triển iên đo n hợp tá x g n với h nh th nh hệ thống á hợp
tá x n ng nghiệp v
4.2.2.5. hát triển

á hợp tá x


ị h vụ n ng nghiệp......................... 139

h nh sản xuất trên đất ố g n với kết hợp nông - lâm

nghiệp............................................................................................................ 140
4.2.3. Giải pháp số 3: Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu
phát triển nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung của
miền núi tỉnh hanh

óa ............................................................................... 141

4.2.3.1. Hoàn chỉnh hệ thống giao thông vận tải ......................................... 141
4.2.3.2. Hoàn chỉnh hệ thống cung cấp điện ................................................ 143
4.2.3.3. Phát triển hệ thống chợ nông sản và sàn nông sản ........................ 144
4.2.3.4. Phát triển hệ thống Trung tâm dạy nghề và mạng lưới trường học nội
trú ho on e đồng bào dân tộc thiểu số.................................................... 144
4.3. Đánh giá tổng quát và kiến nghị .................................................................. 144
4.3.1. Đánh giá khả năng hiệu quả phát triển nông nghiệp miền núi đến 2025
......................................................................................................................... 145
4.3.2. Một số kiến nghị ................................................................................... 146
KẾT LUẬN CHUNG CỦA LUẬN ÁN ............................................................... 147
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ............................. 156
PHỤ LỤC


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Hiệu quả phát triển nông nghiệp của miền núi được hiểu như thế nào và đánh
giá nó ra sao? Đây là những vấn đề chưa được làm rõ một cách thấu đáo. Ở Việt
Nam cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào, nhất là dưới dạng
luận án tiến sĩ đề cập một cách thỏa đáng về vấn đề nâng cao hiệu quả phát triển
nông nghiệp đối với cấp tiểu vùng (hay khu vực) miền núi của một tỉnh; đặc biệt
chưa có công trình nghiên cứu về nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền
núi tỉnh Thanh Hóa nên vấn đề này cần được làm rõ về mặt lý luận.
Về mặt thực tiễn càng có nhu cầu phải nghiên cứu vấn đề nâng cao hiệu quả
phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa nói riêng và của các tỉnh thuộc
miền núi nói chung. Cụ thể là:
- Trong những năm vừa qua thiên tai do biến đổi khí hậu tác động tiêu cực tới
phát triển nông nghiệp ở miền núi Thanh Hóa kết hợp với việc một số cây trồng chủ
lực truyền thống (mía, lúa,…) đã tăng năng suất tới hạn nên hiệu quả phát triển
nông nghiệp giảm nhiều. Theo Niên giám thống kê năm 2018 của tỉnh Thanh Hóa,
GRDP bình quân đầu người của vùng nông thôn chỉ bằng khoảng 38-40% mức
trung bình của tỉnh; đời sống của đa số người nông dân còn nhiều khó khăn. Trong
những năm gần đây ở Thanh Hóa, tình trạng người dân ở các vùng nông thôn kéo ra
đô thị (thành phố Thanh Hóa, Sầm Sơn,…) để kiếm việc làm và thu nhập ngày một
nhiều đã gây ra những vấn đề phức tạp, bất ổn về an sinh, trật tự xã hội ở các đô thị.
Vì vậy, để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh một cách có hiệu quả và bền vững
nhất thiết phải có được sự ổn định chung trên phạm vi toàn tỉnh. Để đạt được điều
đó phải nâng cao đời sống của người dân nông thôn (nhất là ở khu vực miền núi)
bằng cách phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng một cách
mạnh mẽ và có hiệu quả hơn.
- Cũng theo thống kê 2018 của tỉnh, vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa có tiềm
năng lớn để phát triển kinh tế. Miền núi Thanh Hóa có biên giới với CHDCND Lào
dài khoảng 192 km; là vùng đầu nguồn của hệ thống sông suối của tỉnh; có diện tích
tự nhiên khoảng 85,16 vạn ha (8.516 km2 chiếm khoảng 76,5% diện tích toàn tỉnh).
Ở miền núi tỉnh Thanh Hóa, riêng diện tích đất lâm nghiệp có tới khoảng 51 vạn ha

(chiếm khoảng 60%), đất nông nghiệp đang sử dụng khoảng 12 vạn ha (chiếm


2

khoảng 14% so diện tích tự nhiên, bình quân khoảng 1200 m2/người, cao khoảng
gấp 1,5 lần so với ở vùng đồng bằng và ven biển của tỉnh). Dân số của vùng miền
núi có khoảng trên 1,1 triệu người (chiếm khoảng 29,6% dân số toàn tỉnh; tương
đương dân số của nhiều tỉnh miền núi phía Bắc và của Bắc Trung bộ); trong đó dân
số nông thôn chiếm hơn 94% và đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 66%. Địa
hình ở đây rất phức tạp, có cả miền núi cao, núi thấp và trung du. Người dân sống
chủ yếu bằng nghề nông (sản xuất nông nghiệp). Trên địa bàn miền núi tuy tài
nguyên khoảng sản không lớn nhưng cũng phong phú, ngoài vàng còn có chì, kẽm,
thiếc, phốt phát, cao lanh, than đá... Tài nguyên du lịch rất có tiềm năng, nổi bật như
Thành Nhà Hồ, khu di tích Lam Kinh, Suối Cá thần, vườn quốc gia Bến En, khu
bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Pù Hu, thác Ma Hao, Chiến khu Ngọc Trạo, nghề dệt
thổ cẩm ở Lang Chánh, Quan Sơn... Năm 2013, Ban Chấp hành Tỉnh ủy Thanh Hóa
đã có Nghị quyết số 09-NQ/TU (ngày 04/11/2013) về việc giảm nghèo nhanh và
bền vững ở các huyện miền núi Thanh Hóa đến năm 2020; song cho đến nay kết
quả đạt được còn hạn chế. Tuy xuất hiện một số mô hình sản xuất tương đối tập
trung, ứng dụng công nghệ cao có hiệu quả nhưng nhìn chung vẫn mang tính tự
phát, hiệu quả còn thấp. Thu nhập và mức sống của người dân ở vùng miền núi
đang còn nhiều khó khăn (nhất là về mùa mưa lũ). Giá trị tạo ra bình quân trên mỗi
ha nông nghiệp chỉ khoảng 28-29 triệu đồng (giá thực tế, tương ứng khoảng 3 triệu
đồng/người nông dân/năm). Giá trị sản xuất bình quân đầu người ở miền núi chỉ
bằng khoảng 35% mức trung bình của tỉnh. Tỷ lệ hộ nông dân nghèo ở miền núi của
tỉnh còn khoảng 16% (chiếm khoảng 67% số người nghèo của toàn tỉnh). Trong
những năm vừa qua số người ở các huyện miền núi đổ về thành phố Thanh Hóa,
thành phố Sầm Sơn và đi nơi khác làm ăn ngày một nhiều (theo thống kê năm 2018
con số này vào khoảng 10 nghìn người, riêng số người đổ về thành phố Thanh Hóa

và thành phố Sầm Sơn kiếm việc làm vào khoảng 8 nghìn người với mong muốn có
thu nhập cao hơn). Nguyên nhân của những tình trạng vừa nêu thì có nhiều nhưng
chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp hiệu quả thấp, kiểu truyền thống với công nghệ
thấp và chưa được tổ chức một cách bài bản, khoa học. Chính quyền tỉnh Thanh
Hóa rất muốn có công trình nghiên cứu khoa học về phát triển miền núi của tỉnh.
Trong quá trình hoạt động chỉ đạo và nghiên cứu kế hoạch, đầu tư phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh nói chung và của miền núi tỉnh Thanh Hóa nói riêng, tác giả đã đối


3

diện với sự phát triển nông nghiệp ở miền núi của tỉnh chỉ có hiệu quả thấp. Vấn đề
làm thế nào để phát triển nông nghiệp miền núi có hiệu quả hơn rất cần được nghiên
cứu làm rõ. Mặt khác, cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào
được tiến hành để trả lời những câu hỏi lớn như đã nêu trên.
- Trong bối cảnh toàn cầu hóa, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
và Việt Nam đã ký nhiều Hiệp định thương mại tự do với nhiều nước trên thế giới,
vấn đề nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa là công
việc có ý nghĩa hết sức quan trọng.
- Vào năm 2018 Việt Nam có 29 tỉnh có miền núi và trung du với khoảng 23
triệu dân, có điều kiện tương đối giống như vùng miền núi của tỉnh Thanh Hóa. Nếu
nghiên cứu thành công đề tài “Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi
tỉnh Thanh Hóa” sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách
phát triển của các tỉnh có miền núi ở nước ta.
Trong tình hình như vậy, tác giả chọn vấn đề “Nâng cao hiệu quả phát triển
nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế
chuyên ngành Kinh tế phát triển nhằm góp phần làm rõ những vấn đề như đã trình
bày ở trên.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là đề xuất định hướng phát triển và giải pháp
nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa đến năm
2025; đồng thời cung cấp thêm căn cứ khoa học cho việc hoạch định chủ trương,
chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng
ở miền núi của tỉnh này.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu
Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu như đã nêu trên luận án phải hoàn thành
các nhiệm vụ nghiên cứu chính như sau:
(1). Làm rõ những vấn đề lý luận có liên quan, tạo cơ sở lý thuyết cho việc
nghiên cứu của luận án. Trong đó, đặc biệt làm rõ: Hiệu quả phát triển nông nghiệp
và nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và toàn cầu hóa có nội hàm


4

ra sao? Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả phát triển nông nghiệp là gì? Đánh giá
hiệu quả phát triển nông nghiệp thế nào trong điều kiện Việt Nam?
(2). Xác định mặt được, mặt chưa được, nguyên nhân của tình trạng yếu kém
trong quá trình phát triển nông nghiệp ở miền núi Thanh Hóa trong giai đoạn 20102018 trên quan điểm hiệu quả. Chỉ ra trách nhiệm chính thuộc về ai và cách làm thế
nào để phát triển có hiệu quả cao đối với sản xuất nông nghiệp ở miền núi tỉnh
Thanh Hóa?
(3). Đề xuất định hướng phát triển nông nghiệp và giải pháp nâng cao hiệu quả
phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa gắn với bền vững để góp phần
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến 2025 hiệu quả và bền vững hơn cho miền núi.
Đồng thời, kiến nghị những việc mà Chính quyền tỉnh phải thực hiện để nông
nghiệp ở miền núi của tỉnh phát triển có hiệu quả ngày càng cao trong bối cảnh biến
đổi khí hậu và toàn cầu hóa.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là sản xuất nông nghiệp, hiệu quả phát triển
nông nghiệp và nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh
Hóa. Trong quá trình nghiên cứu tác giả đặt nông nghiệp trong một tổng thể các mối
quan hệ với lâm nghiệp và các ngành kinh tế - xã hội khác cũng như xem xét nó
trong mối quan hệ với kinh tế của cả tỉnh. Đồng thời, tham khảo những trường hơp
phát triển có hiệu quả ở khu vực miền núi của Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về mặt nội dung: Nghiên cứu cả mặt lý thuyết và thực tiễn, cả hiện trạng và
tương lai phát triển nông nghiệp và nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở
miền núi tỉnh Thanh Hóa có chú ý tới đặc điểm của nông nghiệp miền núi, điều kiện
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội hội chủ nghĩa, biến đổi khí hậu,
toàn cầu hóa và ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ
trong giai đoạn đến năm 2025. Trong quá trình nghiên cứu luận án chú ý đến sự
phân dị các tiểu vùng núi cao, núi thấp và trung du của miền núi tỉnh Thanh Hóa.
Đồng thời, có xem xét mang tính so sánh với hiệu quả phát triển nông nghiệp qua
các năm.


5

+ Về mặt thời gian: Nghiên cứu hiện trạng giai đoạn 2010-2018. Đối với phát
triển nông nghiệp yếu tố mang tính quy luật sinh học được coi trọng nên luận án sẽ
dự báo đến năm 2025.
+ Về không gian: lãnh thổ miền núi tỉnh Thanh Hóa, gồm 11 huyện Thạch
Thành, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lạc, Lang Chánh, Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân,
Bá Thước, Quan Hoá, Quan Sơn, Mường Lát và 26 xã thuộc các huyện Thọ Xuân,
Triệu Sơn, Hà Trung, Vĩnh Lộc, Tĩnh Gia, Yên Định và thị xã Bỉm Sơn với diện
tích tự nhiên 8.516 km2 và cư dân với khoảng 1 triệu người.
4. Khung nghiên cứu
Để dễ hình dung tác giả sơ đồ hóa khung nghiên cứu của luận án (xem hình dưới).

Tổng quan

Nghiên cứu lý
thuyết và tham
khảo kinh nghiệm
thực tiễn

Nghiên cứu các yếu
tố ảnh hưởng đến
phát triển nông
nghiệp ở MN TH

Đánh giá thực trạng và
đề xuất định hướng
phát triển nông nghiệp
ở MN TH

Giải pháp
nâng cao hiệu
quả phát triển
nông nghiệp
MN TH đến
2025

Hình 1: Sơ đồ Khung nghiên cứu của luận án
Ghi chú: MN TH: miền núi tỉnh Thanh Hóa
Khung nghiên cứu chỉ ra rằng, trước hết phải xây dựng cơ sở lý thuyết và
tham khảo kinh nghiệm nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp miền núi. Để xây
dựng lý thuyết nghiên cứu cần tiến hành tổng quan các công trình khoa học có liên
quan. Sau đó tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển

nông nghiệp và đánh giá thực trạng hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh
thanh Hóa. Tiếp theo là tiến hành xác định phương hướng phát triển nông nghiệp
miền núi của tỉnh. Từ đó xác định giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển nông
nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa đến 2025. Các bước triển khai nghiên cứu phải
tuân thủ lôgic khoa học để đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển nông
nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa có căn cứ vững chắc.


6

5. Quan điểm, phƣơng pháp tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài phải dựa vào các quan điểm chỉ đạo nghiên cứu chính
sau đây:
- Tuân thủ quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mac –
Lênin, tôn trọng chân lý, khách quan, sự thật; tránh phiến diện, siêu hình, chủ quan
duy ý chí. Dựa vào quan điểm này trong quá trình nghiên cứu đi tìm bản chất của
phát triển nông nghiệp ở miền núi, tiến hành đánh giá hiệu quả phát triển nông
nghiệp một cách khoa hoc; xác định nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém
trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa một cách khách
quan, đúng đắn.
- Quán triệt quan điểm phát triển bền vững của Đảng. Coi hiệu quả là tiêu chí
quan trọng hàng đầu đối với phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp
nói riêng. Phát triển có hiệu quả, bền vững vừa là mục tiêu vừa là phương cách quan
trọng để thịnh vượng.
- Quan điểm tổng hợp lãnh thổ. Khu vực miền núi không phát triển tự thân,
trong quá trình phát triển, nó có quan hệ mật thiết, tương tác với các khu vực lãnh
thổ khác (như với đồng bằng, ven biển và biển) của tỉnh và với các khu vực ngoài
tỉnh. Miền núi tỉnh Thanh Hóa là một hệ thống luôn luôn vận động và phát triển
theo thời gian và không gian xác định cũng như nó chịu sự ảnh hưởng của không

chỉ các yếu tố bên trong mà còn chịu sự tác động của các yếu tố bên ngoài.
5.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
Nghiên cứu hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi Thanh Hóa là vấn đề
phức tạp cho nên tác giả tiếp cận nó một cách đa chiều theo các hướng như sau:
Thứ nhất, Tiếp cận từ lý thuyết đến thực tiễn: từ việc làm rõ những vấn đề lý
thuyết có liên quan như quan niệm thế nào về nông nghiệp giá trị kinh tế cao, giá
trị gia tăng lớn; thế nào là hiệu quả phát triển nông nghiệp và đánh giá hiệu quả phát
triển nông nghiệp ra sao ở miền núi tỉnh Thanh Hóa; rồi đi đến xem xét thực trạng
hiệu quả phát triển thế nào? đề xuất phương hướng phát triển đến 2025 và kiến nghị
giải pháp đảm bảo phát triển nông nghiệp ở vùng miền núi của tỉnh này ngày càng
có hiệu quả và bền vững hơn.


7

Thứ hai, Tiếp cận từ vĩ mô đến vi mô: Trong quá trình nghiên cứu tác giả đi
từ chủ trương đường lối của Nhà nước, của các cơ quan lãnh đạo của tỉnh đến phát
triển cụ thể của các địa phương; đi từ lý thuyết hiệu quả chung của nền kinh tế đến
hiệu quả phát triển doanh nghiệp nông nghiệp. Trong quá trình nghiên cứu cúng sẽ
phải đi từ vi mô đến vĩ mô: Từ việc xem xét hiệu quả phát triển cây trồng, vật nuôi
cụ thể hay phân tích hiệu quả phát triển sản xuất của một trang trại/gia trại/một hộ
gia đình tác giả đi đến khái quát hiệu quả phát triển chung đối với cả ngành nông
nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa.
Thứ ba, Tiếp cận liên ngành, liên vùng: tức là tác giả tiếp cận theo chuỗi gía trị
sản xuất (mang tính đa ngành) và tiếp cận theo các Tổ hợp sản xuất lãnh thổ với
phương châm phát huy mối quan hệ liên vùng trong việc trồng nguyên liệu, chế
biến nông sản và tiêu thụ sản phẩm nông sản.
Thứ tư, tiếp cận theo nguyên lý nhân – quả. Theo tư duy và quan điểm triết
học, mỗi kết quả có nguyên nhân của nó. Tiếp cận theo hướng này để truy tìm
nguyên nhân của những thành công cũng như của những hạn chế, yếu kém trong

quá trình phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa.
5.3. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận án, tác giả sử dụng các phương pháp chủ yếu theo nguyên
tắc đáp ứng yêu cầu của mỗi nội dung nghiên cứu và thực hiện việc kết hợp các
phương pháp để khắc phục các khiếm khuyết của từng phương pháp. Dưới đây là
những phương pháp chủ yếu:
+ hương pháp phân tí h hệ thống: Phương pháp này được sử dụng để phân
tích nông nghiệp miền núi của tỉnh Thanh Hóa như phân tích một hệ thống gồm
trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Đồng thời, phương pháp này được tác
giả sử dụng để luận chứng các giải pháp sẽ được đề xuất một cách đồng bộ tại
chương 4.
+ hương pháp phân tí h thống kê: được sử dụng để phân tích, đánh giá hiện
trạng phát triển nông nghiệp trên quan điểm hiệu quả trong gian đoạn 2010-2018.
Tác giả sử dụng phương pháp này để phân tích tình hình phát triển và hiệu quả phát
triển nông nghiệp theo hệ thống các chỉ tiêu đã được tác giả đề xuất. Đồng thời, sử
dụng phương pháp này để kiểm kê, phân tích và đánh giá các chính sách đã thực


8

hiện để phát triển nông nghiệp tại vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa trong những năm
vừa qua.
+ hương pháp so sánh: Tác giả sử dụng để so sánh kết quả phân tích thực
trạng phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa cũng như sử dụng để so
sánh năm 2025 với năm hiện trạng 2018. Trong quá trình nghiên cứu hiệu quả việc
so sánh giá nông sản và biến động giá nông sản được thực hiện một cách thiết thực
khi cần.
+ hương pháp ự báo: Sử dụng để dự báo triển vọng phát triển nông nghiệp
và khả năng hiệu quả phát triển nông nghiệp của miền núi tỉnh Thanh Hóa đến
2025. Tác giả sử dụng phương pháp dự báo để xây dựng quan điểm, định hướng

phát triển nông nghiệp bền vững của miền núi tỉnh Thanh Hóa đến 2025; dự báo các
mục tiêu phát triển nông nghiệp và tính toán các chỉ tiêu phản ánh khả năng hiệu
quả phát triển nông nghiệp miền núi vào năm 2025; Đồng thời, luận chứng các giải
pháp đảm bảo phát triển nông nghiệp miền núi hiệu quả, bền vững trong điều kiện
biến đổi khí hậu. Phương pháp này còn được sử dụng để dự báo thị trường nông sản
và các tác động của toàn cầu hóa tới phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh
Hóa (xem thêm phần giải trình ở biểu dự báo các chỉ tiêu về phát triển nông nghiệp
ở miền núi trong phần phụ lục).
Trong quá trình sử dụng bốn phương pháp nêu trên, tác giả luận án kết hợp sử
dụng phương pháp bản đồ, biểu bảng, biểu đồ và đồ thị: Sử dụng để minh họa cho
những nhận định trong quá trình phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nông
nghiệp vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa.
+ hương pháp huyên gia: Được tác giả sử dụng để tham vấn, thu thập thêm
thông tin trong quá trình nghiên cứu và để kiểm định những nhận xét và kiến nghị của
tác giả trong quá trình nghiên cứu luận án. Trong quá trình triển khai nghiên cứu các
chuyên đề cũng như nghiên cứu luận án tác giả gặp gỡ, trao đổi với chuyên gia, các
nhà quản lý am hiểu chuyên sâu về phát triển nông nghiệp ở trung ương cũng như ở
địa phương Thanh Hóa. Đồng thời, tham khảo ý kiến của họ về những kết quả nghiên
cứu của luận án để kiểm định những nhận định và kết luận của tác giả.
+ hương pháp phân tí h hính sá h: Sử dụng để đánh giá các chính sách,
biện pháp mà Chính quyền địa phương đã và đang thực thi xem chúng tác động tới
hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi đến đâu? đúng sai thế nào? có cần điều


9

chỉnh gì không?... và để xem xét những giải pháp mang tính chính sách dự kiến phải
đề xuất thực thi mà tác giả sẽ kiến nghị ở chương 4.
+ hương pháp phân tí h


h nh SWOT: được sử dụng để phân tích tiềm

năng, thế mạnh, lợi thế so sánh nhằm tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách
thức đối với phát triển nông nghiệp miền núi tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2019 2025.
+ hương pháp hảo sát thực tế: Tác giả không có điều kiện để tiến hành điều
tra xã hội học. Trong quá trình chỉ đạo phát triển, tác giả đã kết hợp khảo sát thực tế
một số hộ gia đình (trong đó có một số gia đình phát triển nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao), hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tác giả tìm hiểu
doanh thu – chi phí sản xuất của một số hộ trồng lúa, trồng đậu tương, trồng bưởi;
khảo sát một số hợp tác xã trồng dưa lưới, dưa kim hoàng hậu ở Thọ Xuân. Đồng
thời, tiến hành trao đổi trực tiếp với các nhà quản lý, các chuyên gia nông nghiệp ở
tỉnh, huyện, xã để lấy thêm ý kiến phục vụ việc nghiên cứu luận án. Trong quá trình
trao đổi tác giả nhận được nhiều gợi ý về sự cần thiết phải triển chợ nông sản, sàn
nông sản, cần phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhưng phải có sự
tham gia của doanh nghiệp lớn và cần phát triển nhiều tổ hợp nông – công nghiệp ở
miền núi Thanh Hóa.
Ngoài ra, luận án còn sử dụng phương pháp phân nhóm và tổng quát hóa để
khái quát hóa các ý kiến của các học giả trong quá trình tổng quan các công trình
khoa học đã công bố liên quan tới đề tài luận án; đồng thời sử dụng thêm phương
pháp diễn giải, phương pháp quy nạp trong quá trình phân tích, đánh giá thực trạng
và đề xuất phương hướng, giải pháp phát triển nông nghiệp có hiệu quả và bền vững
ở tỉnh Thanh Hóa.
6. Những đóng góp mới của luận án
6.1. Về mặt lý luận và học thuật: Làm rõ hơn nội hàm, đặc điểm của nông
nghiệp miền núi trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và trong bối cảnh toàn cầu hóa, biến đổi khí hậu; chỉ rõ nội dung, bản chất
hiệu quả phát triển nông nghiệp miền núi cũng như nâng cao hiệu quả phát triển
nông nghiệp ở miền núi; chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển nông
nghiệp miền núi (tróng đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của nhà nước, tổ chức sản
xuát nông nghiệp, thị trường), xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phát triển



10

nông nghiệp đối với miền nú. Đồng thời, tác giả còn xác định nội dung, chỉ tiêu cần
phân tích để làm rõ nguyên nhân của tình hình hiệu quả phát triển nông nghiệp đối
với miền núi.
6.2. Về mặt thực tiễn: Cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chủ
trương, chính sách phát triển nông nghiệp ở miền núi, kiến nghị giải pháp nâng cao
hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa. Xác định rõ thành tựu,
hạn chế trong quá trình phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa trong giai
đoạn 2010-2018 trên quan điểm hiệu quả, đặc biệt chỉ rõ hiệu quả phát triển nông
nghiệp ở miền núi của tỉnh còn thấp; chỉ rõ trách nhiệm của chính quyền địa
phương đối với tình trạng yếu kém hiện nay. Đồng thời, đề xuất định hướng phát
triển nông nghiệp và xác định rõ các giải pháp cơ bản để nông nghiệp ở miền núi
tỉnh Thanh Hóa phát triển có hiệu quả đến 2025. Kiến nghị những việc mà Chính
quyền tỉnh, huyện phải làm để phát triển nông nghiệp ở miền núi có hiệu quả cao và
bền vững hơn.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận luận án được kết cấu thành 4 chương như sau:
+ Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến hiệu quả phát
triển nông nghiệp. Xuất phát từ những vấn đề phải làm rõ đối với luận án (cả lý
thuyết và thực tiễn) tác giả tiến hành thu thập tài liệu có liên quan, tổng quan ý kiến
của của các học giả để xem họ đã nghiên cứu những vấn đề mà luận án cần làm rõ
đến đâu; xác định những điểm có thể kế thừa và những vấn đề luận án phải tiếp tục
đi sâu nghiên cứu.
+ Chương 2: Cơ sở lý luận về hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi và
kinh nghiệm thực tiễn. Ở chương này luận án sẽ làm rõ những vấn đề chủ yếu về lý
luận và thực tiễn đối với hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi của một tỉnh có
tính tới điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong

bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu. Trong đó đặc biệt là xác định bộ chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả phát triển nông nghiệp miền núi đề vận dụng vào việc nghiên cứu
vấn đề “nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa” phục
vụ cho việc nghiên cứu chương 3 và chương 4.
+ Chương 3: Thực trạng hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh
Thanh Hóa, giai đọan 2010-2018. Vận dụng những vấn đề lý luận đã được làm rõ ở


11

chương 2 tác giả tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp và
thực trạng hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa để xác định
thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những yếu kém nhằm tạo lập cơ sở khoa học
cho việc nghiên cứu định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển nông
nghiệp ở chương 4.
+ Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi
tỉnh Thanh Hóa đến 2025. Từ những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu qủa phát triển nông
nghiệp đã trình bày ở chương 2 và những nguyên nhân của tình trạng yếu kém trong
quá trình phát triển nông nghiệp đã làm rõ ở chương 3, những vấn đề đặt ra từ định
hướng phát triển kinh tế - xã hội miền núi, tác giả tiến hành xây dựng định hướng
phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa đến 2025 và đề xuất các giải
pháp cơ bản đảm bảo nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh
Thanh Hóa đến năm 2025. Đồng thời, tác giả sẽ kiến nghị những việc mà chính
quyền địa phương phải thực hiện để nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp cho
vùng miền núi của tỉnh này.


12

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN

ĐẾN HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
Căn cứ vào yêu cầu phải rõ những vấn đề lý thuyết của luận án như quan niệm
thế nào về hiệu quả phát triển nông nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả phát
triển nông nghiệp là gì và đánh giá hiệu quả phát triển nông nghiệp ra sao? để phục
vụ nghiên cứu vấn đề phát triển nông nghiệp cho miền núi tỉnh Thanh Hóa. Tác giả
đã thu thập được 99 công trình (trong đó 87 công trình trong nước và 12 công trình
nước ngoài) và tiến hành tổng quan những vấn đề cơ bản sau đây:
1.1. Tổng quan về phát triển nông nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và
kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa
) C ng tr nh trong nước
Tại Nghị quyết 21-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 6 khóa X 2 đã chỉ rõ “tiếp
tục phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Xây dựng nền
nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao
chất lượng sản phẩm, giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu. Đẩy nhanh cơ cấu lại
ngành nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện cả về nông, lâm
nghiệp và thuỷ sản theo hướng hiện đại, bền vững, trên cơ sở phát huy lợi thế so
sánh và tổ chức lại sản xuất, thúc đẩy ứng dụng sâu rộng khoa học - công nghệ, nhất
là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất, quản lý nông nghiệp và
đẩy nhanh công nghiệp hoá nông nghiệp, hiện đại hoá nông thôn để tăng năng suất,
chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc
gia cả trước mắt và lâu dài; nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân”. Tác giả
ghi nhận rằng, đây là tư tưởng lớn, quan điểm chủ đạo đối với công cuộc phát triển
kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng.
Theo Vũ Đình Thắng [41], Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế
quốc dân. Nó không chỉ là ngành kinh tế đơn thuần mà còn là hệ thống sinh học kỹ thuật. Cơ sở để phát triển nông nghiệp là tiềm năng sinh học của cây trồng và
con vật nuôi. Theo ông nông nghiệp hiểu theo nghĩa hẹp gồm trồng trọt, chăn nuôi
và dịch vụ nông nghiệp, còn nếu hiểu theo nghĩa rộng thì nó gồm cả lâm nghiệp và
thủy sản. Nông nghiệp có vai trò to lớn đối với nền kinh tế quốc dân; trước hết nó
cung cấp đầu vào cho công nghiệp (với tư cách là nguyên liệu), cung cấp lao động



13

cho khu vực công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Theo học giả này, nông nghiệp gắn với
nông thôn nên phát triển nông nghiệp không tách rời phát triển nông thôn và nông
dân không tách rời nông thôn và nông nghiệp. Học giả Thắng còn cho rằng, nông
nghiệp là một hệ thống kinh tế, hình thành bởi tổng thể quan hệ sản xuất trong nông
nghiệp; biểu hiện bởi các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất, các hình thức tiêu dùng
sản phẩm nông nghiệp nhờ các hình thức tổ chức sản xuất, trao đổi, phân phối và cơ
chế quản lý của Nhà nước đối với nông nghiệp. Hệ thống nông nghiệp có những đặc
điểm chủ yếu như sau:
- Nông nghiệp là hệ thống hỗn hợp, phức tạp, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố
mà trước hết là yếu tố khí hậu, thời tiết, đất đai, sau đó là phụ thuộc vào yếu tố khoa
học công nghệ. Ông dẫn chứng húng Láng, bưởi Diễn, cam Canh, xoài cát Hòa Lộc,
bưởi Đoan Hùng, nhãn lồng Hưng Yên, vải thiều Hải Dương... đều phát triển ở
những tiểu vùng có điều kiện đất đai, thời tiết đặc thù. Nhờ tiến bộ khoa học công
nghệ mà Việt Nam nuôi được cá tầm, Quảng Ngãi trồng được bắp cải, hoặc Nhật
Bản và Đài Loan trồng được xoài. Khi ông đề cập tới yếu tố công nghệ ông chưa đề
cập tới ảnh hưởng của công nghiệp chế biến và công nghệ tạo giống hiện đại.
- Sản xuất nông nghiệp tiến hành trên địa bàn thường trải rộng nên nếu không
được tổ chức sẽ phân tán, không tạo ra khối lượng hàng hóa lớn và cùng có chất
lượng cao. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời vụ. Đồng thời, sản
xuất nông nghiệp hình thành và phát triển bởi nhiều chủ thể và dưới nhiều hình thức
tổ chức khác nhau. Ý này đúng với thời kỳ công nghệ chưa phát triển mạnh mẽ. Tác
giả thấy, ngày nay khi công nghệ tiến bộ nhanh chóng thì sản xuất trái vụ đã trở
thành yếu tố mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho người nông dân.
Trong cuốn giáo trình “Kinh tế nông nghiệp đại cương” Học giả Nguyễn Minh
Châu [6] xem nông nghiệp như là một hệ thống sản xuất như học giả Nguyễn Đình
Thắng nhưng ông đề cập nhiều tới các hệ thống nông nghiệp chuyên ngành. Ví dụ
hệ thống trồng trọt và hệ thống chăn nuôi. Trong lĩnh vực trồng trọt học giả này đề

cập đến hệ thống canh tác lúa, mía đường, dừa, dứa và hệ thống chăn nuôi lợn, chăn
nuôi vịt, nuôi cá tra... ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chẳng hạn, ở Đồng bằng
sông Cửu Long phát triển mạnh hệ thống canh tác: hai lúa – màu; lúa – cá; lúa –
tôm,... Ông cho rằng, sự phát triển của các hệ thống nông nghiệp nên gắn với du


×