Tải bản đầy đủ (.pdf) (231 trang)

luận án tiến sĩ kinh tế nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh an giang gia đoạn 2011 2015 và tầm nhìn đến 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 231 trang )







BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH




TÔ THIỆN HIỀN



NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH
AN GIANG GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2020




LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ






TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012







BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH





TÔ THIỆN HIỀN



NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH
AN GIANG GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2020





LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ



CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 62.31.12.01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.,TS. NGUYỄN THANH TUYỀN





TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012




LỜI CAM ĐOAN

Tác giả luận án có lời cam đoan danh dự về công trình khoa học này của
mình, cụ thể:
Tôi tên là: Tô Thiện Hiền.
Sinh ngày 16 tháng 02 năm 1966. Tại: An Giang.
Quê quán: Xã Khánh Hòa; Huyện Châu Phú; Tỉnh An Giang.
Hiện công tác tại: Khoa Kinh tế - QTKD; Trường Đại học An Giang.

Địa chỉ của cơ quan: Số 18, đường Ung Văn Khiêm, Phường Đông
Xuyên, Tp. Long Xuyên, Tỉnh An Giang.
Là Nghiên cứu sinh khóa XIII của Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí
Minh; Chuyên ngành: Kinh tế tài chính, ngân hàng.
Mã số: 62.31.12.01.
Mã số NCS: 010113080004.
Cam đoan đề tài: “Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước
Tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020”.
Người hướng dẫn khoa học: GS.,TS. Nguyễn Thanh Tuyền.
Luận án được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh.
Đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu
có tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố
toàn bộ nội dung này bất kỳ ở đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận án
được chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
TP. HCM, ngày 05 tháng 9 năm 2012
Tác giả

Tô Thiện Hiền



MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục hình và biểu đồ
Mở đầu


Trang
CHƯƠNG 1: HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1

1.1 - TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1
1.1.1- Lịch sử hình thành ngân sách nhà nước 1
1.1.2- Bản chất ngân sách nhà nước 2
1.1.2.1- Khái niệm về ngân sách nhà nước 2
1.1.2.2- Bản chất của ngân sách nhà nước 6
1.1.3- Chức năng của ngân sách nhà nước 10

1.1.3.1- Chức năng phân phối 10
1.1.3.2- Chức năng giám đốc 12
1.1.4- Vai trò của ngân sách nhà nước 14
1.1.4.1- Vai trò của NSNN trong nền kinh tế quốc dân 14
1.1.4.2- Vai trò của NSNN trong hệ thống tài chính 23
1.1.5- Tổ chức hệ thống NSNN và phân cấp NSNN 25
1.1.5.1- Nguyên tắc tổ chức hệ thống NSNN 25
1.1.5.2- Hệ thống NSNN 27
1.1.5.3- Nguyên tắc phân cấp NSNN 29
1.1.5.4- Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách 30
1.2- QUẢN LÝ QUY TRÌNH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 34
1.2.1- Khái quát về quản lý quy trình NSNN 34



1.2.2- Lập dự toán NSNN 36
1.2.2.1- Ý nghĩa của việc lập dự toán NSNN 36
1.2.2.2- Xây dựng dự toán NSNN 36
1.2.3- Chấp hành dự toán NSNN 39

1.2.3.1- Ý nghĩa của việc chấp hành dự toán NSNN 39
1.2.3.2- Nội dung chấp hành dự toán NSNN 39
1.2.4- Quyết toán NSNN 41
1.2.4.1- Ý nghĩa của quyết toán NSNN 41
1.2.4.2- Nội dung quyết toán NSNN 42
1.3- HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NSNN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN VIỆC QUẢN LÝ NSNN 43
1.3.1- Hiệu quả quản lý NSNN 43
1.3.1.1- Khái niệm hiệu quả 43
1.3.1.2- Quản lý NSNN 46
1.3.1.3- Hiệu quả quản lý NSNN 49
1.3.1.4- Nâng cao hiệu quả quản lý NSNN 55
1.3.1.5- Các yếu tố đảm bảo hiệu quả quản lý NSNN 56
1.3.2- Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý NSNN 57
1.3.2.1- Điều kiện kinh tế - xã hội 57
1.3.2.2- Chính sách và thể chế kinh tế 58
1.3.2.3- Cơ chế quản lý NSNN 58
1.3.2.4- Chính sách khuyến khích khai thác các nguồn lực tài chính 59
1.4- KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NSNN CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ MỘT
SỐ TỈNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 59
1.4.1- Kinh nghiện về quản lý NSNN của một số nước 59
1.4.1.1- Nhật Bản 59
1.4.1.2- Singapore 60



1.4.1.3- Trung Quốc 60
1.4.1.4- Hoa Kỳ 61
1.4.2- Kinh nghiệm về quản lý NSNN của một số tỉnh ở đồng bằng sông
Cửu Long 62

1.4.3- Bài học kinh nghiệm 63

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH AN GIANG
67

2.1- KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH AN GIANG 67
2.1.1- Đặc điểm địa lý – tự nhiên 67
2.1.2- Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh An Giang 68
2.2- THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC TỈNH AN GIANG 70
2.2.1- Kết quả thu, chi và cân đối thu chi NSNN tỉnh AG 2006 – 2010 70
2.2.1.1- Kết quả thu ngân sách tỉnh AG 2006 – 2010 70
2.2.1.2- Kết quả chi ngân sách tỉnh AG 2006 – 2010 72
2.2.1.3- Cân đối thu - chi và xử lý kết dư NSNN địa phương 73
2.2.2- Phân cấp quản lý ngân sách giữa NSTW và NSĐP 75
2.2.2.1- Nguồn thu của ngân sách trung ương 75
2.2.2.2- Nguồn thu của ngân sách địa phương 78
2.2.2.3- Nhận xét về phân cấp thu ngân sách 86
2.2.3- Vận dụng phân cấp quản lý ngân sách giữa các địa phương
ở tỉnh An Giang 87
2.2.4- Phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách địa phương 89
2.2.4.1- Nhiệm vụ chi ngân sách cấp tỉnh 89
2.2.4.2- Nhiệm vụ chi ngân sách cấp huyện 91



2.2.4.3- Nhiệm vụ chi ngân sách cấp xã 93
2.2.4.4- Xác định tỷ lệ (%) phân chia 94
2.2.4.5- Xác định số bổ sung 94

2.2.5- Trợ cấp bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới 103
2.2.5.1- Bổ sung để cân đối ngân sách 103
2.2.5.2- Bổ sung có mục tiêu 105
2.2.5.3- Đánh giá về hệ thống trợ cấp ngân sách 106
2.2.6- Thực trạng cân đối ngân sách tỉnh An Giang 107
2.2.7- Quy trình lập, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách 110
2.2.7.1- Lập dự toán ngân sách 110
2.2.7.2- Định mức phân bổ ngân sách nhà nước tỉnh An Giang 112
2.2.7.3- Đánh giá về phân cấp ban hành các chế độ, tiêu chuẩn,
định mức chi tiêu 120
2.2.7.4- Tổ chức chấp hành ngân sách địa phương 121
2.2.7.5- Quyết toán ngân sách 125
2.2.7.6- Tổng hợp quyết toán NSĐP 128
2.2.7.7- Phê duyệt tổng quyết toán NSĐP 128
2.2.7.8- Các hạn chế trong quy trình ngân sách 130
2.2.8- Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành dự toán ngân sách các cấp 131
2.2.9- Đánh giá về thực trạng phân cấp quản lý ngân sách địa phương 132
2.2.9.1- Thành tích đạt được 132
2.2.9.2- Hạn chế chủ yếu 134
2.2.9.3- Nguyên nhân của hạn chế 135
2.3- KIỂM TRA, THANH TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG QUẢN
LÝ THU CHI NSNN 136
2.3.1- Kiểm tra, thanh tra 136
2.3.2- Khen thưởng và xử lý vi phạm 137



2.4- NHẬN XÉT VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC TỈNH AN GIANG 137
2.4.1- Kết quả đạt được 137

2.4.2- Những hạn chế chủ yếu 139
2.4.3- Nguyên nhân hạn chế 142
2.4.3.1- Nguyên nhân khách quan 142
2.4.3.2- Nguyên nhân chủ quan 143
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH AN GIANG
145

3.1- MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2011 – 2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2020 145
3.1.1- Mục tiêu, phương hướng và nhiệm vụ tổng quát 145
3.1.1.1- Mục tiêu 145
3.1.1.2- Phương hướng 145
3.1.1.3- Nhiệm vụ 146
3.1.2- Quan điểm 147
3.1.3- Chỉ tiêu phát triển chủ yếu 147
3.2- MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 VÀ ĐẾN 2020 148
3.2.1- Mục tiêu 148
3.2.2- Quan điểm 149
3.3- CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 149
3.4- NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH AN GIANG 150
3.4.1- Tăng cường, chấn chỉnh quản lý thu, bồi dưỡng nguồn
thu, khuyến khích tăng thu 150



3.4.1.1- Nguồn thu hiện hữu 150

3.4.1.2- Nguồn thu tiềm ẩn 151
3.4.2- Quản lý nguồn thu tập trung vào ngân sách nhà nước 153
3.4.3- Quản lý và sử sụng có hiệu quả các khoản chi ngân sách nhà nước 154
3.4.4- Hoàn thiện cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính
đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp 157
3.4.5- Hoàn thiện, đổi mới cơ chế phân cấp quản lý và điều hành
ngân sách nhà nước các cấp 158
3.4.5.1- Hoàn thiện phân định thu giữa các cấp NSĐP theo hướng
mở rộng quyền tự chủ cho NS cấp dưới 158
3.4.5.2- Mở rộng quyền cho các cấp chính quyền cấp dưới trong chi tiêu NS 159
3.4.5.3- Mở rộng quyền tự chủ tài chính cho NS xã 159
3.4.5.4- Từng bước hoàn thiện chế độ, định mức phân bổ chi giữa các cấp
NS160
3.4.5.5- Mở rộng quyền của NS cấp dưới trong quy trình ngân sách 162
3.4.5.6- Hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN 163
3.4.5.7- Công khai, minh bạch thu chi NSNN 164
3.4.6- Đổi mới quy trình lập, chấp hành và quyết toán NSNN 165
3.4.6.1- Đổi mới quy trình lập và quyết định dự toán NSNN 165
3.4.6.2- Hoàn thiện quá trình chấp hành NSNN 166
3.4.6.3- Hoàn thiện hạch toán kế toán, quyết toán NSNN 170
3.4.7- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý kịp thời
vi phạm trong quản lý NSNN 171
3.4.7.1- Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc lập dự toán thu, chi NSNN 171
3.4.7.2- Cải tiến kiểm tra, thanh tra quá trình chấp hành NSNN 172
3.4.7.3- Áp dụng các hình thức kiểm tra linh hoạt và hiệu quả 172
3.4.7.4- Khen thưởng và xử lý kịp thời vi phạm trong quản lý NSNN 173



3.4.8- Nâng cao trình độ cán bộ quản lý NSNN 173

3.4.8.1- Hoàn thiện bộ máy quản lý NSNN các cấp 173
3.4.8.2- Tổ chức và giám sát có hiệu quả hoạt động thu, chi NS 174
3.5- CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN NHỮNG GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ
NS TỈNH AN GIANG 175

3.5.1- Quản lý NS tỉnh 175
3.5.2- Quản lý NS huyện, thị 176
3.5.3- Quản lý NS xã 176
3.5.4- Kiểm tra, thanh tra, khen thưởng, kỷ luật tài chính 176

3.5.5- Nâng cao trình độ nguồn nhân lực 177


KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC













DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


AG An Giang
BS Bổ sung
BQ Bình quân
CĐNS Cân đối ngân sách
CTMT Chương trình mục tiêu
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
DT Dự toán
DTTC Dự trữ tài chính
ĐVT Đơn vị tính
ĐT Đào tạo
ĐTPT Đầu tư phát triển
GD Giáo dục
GTGT Giá trị gia tăng
HĐND Hội đồng nhân dân
KBNN Kho bạc Nhà nước
NSNN Ngân sách nhà nước
NSĐP Ngân sách địa phương
NSTW Ngân sách trung ương
NS Ngân sách
NK Nhập khẩu
PT Phát triển
QL Quản lý
SXKD Sản xuất kinh doanh
TĐ Tương đương
TH Thực hiện




TT Tỷ trọng
TX Thường xuyên
TTĐB Tiêu thụ đặc biệt
TW Trung ương
XDCB Xây dựng cơ bản
XNK Xuất nhập khẩu
XK Xuất khẩu
UBND Ủy ban nhân dân
YT Y tế

ADB Ngân hàng phát triển Châu Á ( Asian Development Bank)
GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
IMF Quỹ tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund)
ODA Nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (Official Development
Assistance)
UNDP Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (United Nations
Development Programme)
UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (United Nations Children’s Fund)
PPP Hợp tác công - tư (Public – Private Partnership)
WB Ngân hàng thế giới ( World Bank)












DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ động viên GDP vào NSĐP (%) 70
Bảng 2.2: Thu thuế, phí và lệ phí tỉnh AG 2006 – 2010 71
Bảng 2.3: Chi NSĐP An Giang 2006 - 2010 72
Bảng 2.4: Thu bổ sung từ NSTW trong tổng chi NSĐP AG 73
Bảng 2.5: Thu NSNN trên địa bàn tỉnh AG 2006 - 2010 77
Bảng 2.6: Thu NSTW được trích để lại cho NS tỉnh AG 78
Bảng 2.7: Tỷ lệ phân chia giữa NS cấp tỉnh với NS cấp huyện năm 2007 84
Bảng 2.8: Tỷ lệ nguồn thu được giữ lại tại địa phương AG 85
Bảng 2.9: Thu NSNN trên địa bàn có cấp tỉnh - huyện - xã 87
Bảng 2.10: Tỷ lệ tổng chi thường xuyên so với tổng thu NSĐP AG 88
Bảng 2.11: Chi sự nghiệp giáo dục – Đào tạo – Y tế phân theo cấp NS 97
Bảng 2.12: Tỷ trọng chi thường xuyên và chi ĐTPT trong tổng chi NSĐP
An Giang 100
Bảng 2.13: Cơ cấu chi NSĐP An Giang 2006 - 2010 101
Bảng 2.14: Tỷ trọng nguồn thu bổ sung từ NSTW trong tổng chi NSĐP AG 105
Bảng 2.15: Cân đối thu chi và xử lý kết dư NSĐP 2006 - 2010 108
Bảng 2.16: Hiệu quả quản lý NSNN tỉnh AG 2006 – 2010 109
Bảng 2.17: Định mức phân bổ chi sự nghiệp Y tế 113
Bảng 2.18: Định mức phân bổ chi đảm bảo xã hội 115
Bảng 2.19: Định mức phân bổ chi An ninh – Quốc phòng 116
Bảng 2.20: Định mức phân bổ chi Quản lý hành chính 117








DANH MỤC CÁC HÌNH - BIỂU ĐỒ




DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang


Hình 1.1: Hệ thống tài chính trong nền kinh tế thị trường 23
Hình 1.2: Hệ thống ngân sách nhà nước ở Việt Nam 28



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ nguồn thu được giữ lại tại địa phương AG 86
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ tổng chi thường xuyên so với tổng thu NSĐP AG 89

















MỞ ĐẦU

1- Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam, kể từ khi nền kinh tế chuyển sang vận hành theo cơ chế thị
trường, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đã dần
dần làm biến đổi các yếu tố cấu thành của nền kinh tế, có yếu tố cũ mất đi, có
yếu tố mới ra đời, có yếu tố giữ nguyên hình thái cũ nhưng nội dung của nó đã
bao hàm nhiều điều mới hoặc chỉ được biểu hiện trong những khoảng không
gian và thời gian nhất định. Trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ, ngân sách nhà
nước được xem là một trong những mắt xích quan trọng của tiến trình đổi mới.
Trong thời gian qua, hội nhập với những tiến trình đổi mới, lĩnh vực ngân sách
nhà nước đạt được những thành tích đáng kể; song lĩnh vực nầy vẫn tồn tại một
số vấn đề còn mang dấu ấn của cơ chế cũ hoặc chưa được giải quyết thỏa đáng
cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Nhà nuớc có thể thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế xã hội thành công khi
có nguồn tài chính đảm bảo. Điều này phụ thuộc vào việc quản lý các nguồn thu
của NSNN. Để huy động đầy đủ nguồn thu vào ngân sách nhằm thực hiện chi
tiêu của nhà nước thì những hình thức thu ngân sách phải phù hợp với điều kiện
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước. Trong tiến trình đổi mới
nền kinh tế, các hình thức thu NSNN ở địa phương đã từng bước thay đổi, điều

chỉnh để thực hiện nhiệm vụ tập trung nguồn thu cho NSNN, là công cụ điều
chỉnh vĩ mô quan trọng của nhà nước. Cùng với quá trình quản lý thu NSNN thì
việc quản lý chi NSNN cũng có vị trí rất quan trọng trong quản lý điều hành
NSNN góp phần ổn định phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là trong
điều kiện đất nước hội nhập kinh tế thế giới. Tuy nhiên, trong quá trình thực
hiện quản lý thu, chi NSNN vẫn còn nhiều hạn chế bất cập với tình hình thực tế
của địa phương và đất nứơc, cần phải tiếp tục điều chỉnh, bổ sung. Cụ thể như:



- Việc lập, chấp hành và quyết toán ngân sách địa phương đã thực hiện khá
tốt, tuy nhiên cũng còn chậm, chưa đổi mới, đôi khi cũng chưa đúng theo quy
định của Nhà nước.
- Tình trạng quản lý thu, chi NSNN vẫn còn thất thoát do chưa bao quát hết
các nguồn thu và khoản chi, chưa có quan điểm xử lý rõ ràng về các khoản chi
sai quy định của Nhà nước hoặc chưa tập trung đúng mức về quản lý chi NSNN.
- Công tác quyết toán là khâu rất quan trọng, nhưng chưa được quan tâm
đúng mức, chưa làm đủ sổ sách.
- Đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách còn hạn chế về chuyên môn, chậm đổi
mới.
Như vậy, có rất nhiều việc cần phải làm trong việc quản lý NSNN tại địa
phương. Xuất phát từ những yêu cầu thực tế này, tác giả quan tâm và muốn đi
sâu nghiên cứu vấn đề này. Vì vậy, tác giả mạnh dạn chọn đề tài: “Nâng cao
hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh An Giang giai đoạn 2011 - 2015
và tầm nhìn đến 2020” làm đối tượng nghiên cứu với mục đích góp tiếng nói
vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội hợp lý và bền vững, phù hợp với đặc
điểm của tỉnh An Giang trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới.
2- Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là góp phần lý giải trên phương diện khoa
học những lý luận cơ bản về hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước và các hình

thức quản lý ngân sách tỉnh An Giang. Đồng thời, trên cơ sở phân tích thực
trạng về hiệu quả quản lý ngân sách của tỉnh và kinh nghiệm của một số nước
trên thế giới, đề tài nêu ra mục tiêu và quan điểm về vấn đề quản lý ngân sách ở
An Giang và những cơ sở cơ bản để đề ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng
cao hiệu quả quản lý NSNN tỉnh An Giang trong thời gian tới, góp phần đẩy
mạnh phát triển kinh tế - xã hội của địa phương một cách vững chắc.




3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Dựa vào hệ thống lý luận và thực tiễn về hiệu quả quản lý NSNN ở Việt
Nam và ở An Giang trong thời gian qua, trên cơ sở đó tìm ra một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tỉnh An Giang có khả thi nhất trong thời
gian tới 2011- 2015 và đến 2020. Vì vậy, đề tài sẽ nghiên cứu thực trạng về hiệu
quả quản lý NSNN và định hướng quản lý NSNN ở An Giang để có những giải
pháp phù hợp, hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả lý NSNN tỉnh An Giang, phù
hợp với đặc thù của nền kinh tế Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Để đưa ra những giải pháp mang tính khả thi nhất và có ý nghĩa thực tiễn
trong việc nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tỉnh An Giang. Đề tài giới hạn
phạm vi nghiên cứu là nghiên cứu một cách hệ thống các khoản thu, chi, định
mức, chỉ tiêu cơ bản và chủ yếu của NSNN tỉnh An Giang ở các cấp chính
quyền địa phương, một số ngành, công ty, doanh nghiệp, hộ kinh doanh,…, đơn
vị thụ hưởng NSNN ở địa phương giai đọan 2006 – 2010. Từ đó, rút ra những
mặt mạnh, mặt yếu về hiệu quả quản lý NSNN ở địa phương, để có những giải
pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tỉnh An Giang trong thời
gian tới 2011 - 2015 và đến 2020.
4- Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng xuyên suốt trong đề tài là phương
pháp duy vật biện chứng. Dựa vào phương pháp này, các khoản thu, chi NSNN
được xem như một hệ thống luôn biến đổi, vận động và do đó cần được quan
tâm đổi mới. Đồng thời, còn sử dụng phương pháp quy nạp, phân tích tổng hợp,
thống kê, so sánh dựa trên lý thuyết quản lý nhà nước về quản lý kinh tế, kinh tế
học vĩ mô, vi mô, kinh tế ngành như: Lý thuyết tài chính – tiền tệ, Ngân hàng,
Thuế, Kho bạc, Thống kê kinh tế, Để làm cho các lập luận có tính thuyết



phục, tác giả còn sử dụng các kinh nghiệm rút ra từ các công trình nghiên cứu
của tác giả trong và ngoài nước cùng các số liệu do các cơ quan hữu quan cung
cấp.
5- Những đóng góp chính của đề tài
Với sự nỗ lực của bản thân, kết hợp những kinh nghiệm, những kiến thức đã
được học tập, nghiên cứu từ các tài liệu của các tác giả khác nhau, nhờ sự hướng
dẫn của quý Thầy, Cô và đặc biệt là nhờ sự giúp đỡ của Người hướng dẫn khoa
học, đề tài đưa ra một số đóng góp như sau:
- Làm sáng tỏ về mặt lý luận về hiệu quả quản lý NSNN và quản lý
NSNN tỉnh An Giang.
- Phân tích thực trạng các hình thức thu, chi NSNN tỉnh trong giai đọan
2006 – 2010. Sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp và phân tích số
liệu thu, chi NSNN để minh họa về những thành tích cũng như hạn chế của công
tác quản lý thu, chi NSNN tỉnh An Giang.
- Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản lý NSNN tỉnh An
Giang đảm bảo tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững của địa phương với
tầm nhìn đến năm 2020.
- Đề tài này được dùng làm tài liệu nghiên cứu định hướng phát triển kinh
tế - xã hội cho địa phương, vùng và quốc gia; dùng làm tài liệu nghiên cứu cho
các ngành, các cấp và các đơn vị, dùng làm tài liệu nghiên cứu giảng dạy và học

tập cho Trường Đại học, Cao đẳng, …
6- Quy trình nghiên cứu
- Lựa chọn đề tài nghiên cứu.
- Nghiên cứu khái niệm và lý thuyết; tìm hiểu các nghiên cứu trước đây,
tra cứu tài liệu.
- Lập đề cương nghiên cứu.
- Bảo vệ đề cương nghiên cứu.



- Tiền hành khảo sát, phỏng vấn, thu thập số liệu.
- Phân tích xử lý số liệu, giải thích kết quả viết báo cáo.
- Viết bài báo khoa học, viết các chuyên đề nghiên cứu phục vụ cho luận
án.
- Báo cáo các chuyên đề nghiên cứu phục vụ cho luận án.
- Viết luận án.
- Bảo vệ luận án tiến sĩ cấp cơ sở.
- Bảo vệ luận án tiến sĩ cấp nhà nước.
- Viết bài chuyên khảo.



1

CHƯƠNG 1
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.2 - TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1.1- Lịch sử hình thành ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế mang tính lịch sử, nó phản

ánh những mặt nhất định của các quan hệ kinh tế thuộc lĩnh vực phân phối
sản phẩm xã hội trong điều kiện còn tồn tại quan hệ hàng hóa - tiền tệ và được
sử dụng như một công cụ thực hiện các chức năng của Nhà nước. Điều này có
nghĩa là sự ra đời và tồn tại của NSNN gắn liền với sản xuất hàng hóa, với sự
ra đời và tồn tại của Nhà nước.
Lịch sử xã hội loài người đã chứng minh rằng, khi chế độ tư hữu xuất
hiện thì xã hội bắt đầu phân chia thành giai cấp và có sự đấu tranh giữa các
giai cấp trong xã hội. Trong điều kiện lịch sử đó, Nhà nước đã xuất hiện, đó là
hình thái Nhà nước đầu tiên của xã hội loài người - Nhà nước của chế độ nộ
lệ. Khi Nhà nước ra đời thì đồng thời Nhà nước cũng có những nhu cầu chi
tiêu về: bộ máy quản lý, quân đội,…nhằm duy trì quyền lực của Nhà nước.
Những khoản này người dân phải gánh chịu dưới các hình thức thuế, công
trái,… và từ đây phạm trù ngân sách ra đời.
Ở chế độ phong kiến, vai trò quyết định trong thu - chi của Nhà nước
thuộc về nhà vua. Nhà vua có toàn quyền và không chịu bất kỳ một sự kiểm
soát nào trong việc chi tiêu các nguồn tài chính Nhà nước. Hàng năm, những
khối lượng tài chính khổng lồ được được ném vào việc thỏa mãn những nhu
cầu cá nhân và gia đình nhà vua. Bên cạnh đó, tầng lớp quan chức, quý tộc
luôn luôn phô trương sự giàu có của mình bằng những hành động vô cùng sa
hoa, lãng phí. Chính sự sa hoa, lãng phí này là nguyên nhân của tình trạng rối
loạn tài chính nhà nước, làm kiệt quệ đời sống của nhân dân.
2

Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản, các nhà tư sản công nghiệp xuất hiện đã
lao vào cuộc đấu tranh chống lại luật lệ tài chính vô lý, đòi hỏi sự hỗ trợ tài
chính của Nhà nước để phát triển sản xuất và yêu cầu sửa đổi hệ thống thuế
khóa. Kết quả của cuộc đấu tranh này đã xóa bỏ được độc quyền chi tiêu tài
chính của người đứng đầu Nhà nước, hình thành một chế độ tài chính mới và
một ngân sách nhà nước hoàn chỉnh. Đó là một ngân sách được thiết lập và
phê chuẩn hàng năm, cơ chế vận hành cụ thể, rõ ràng theo hệ thống định mức

và luật pháp công khai. Một ngân sách như vậy được xuất hiện đầu tiên ở
nước Anh, nơi sự phát triển của chủ nghĩa tư bản diễn ra sâu sắc nhất và
nhanh chóng nhất.
Nền kinh tế hàng hóa phát triển và hệ thống Nhà nước pháp quyền đã
đẩy ngân sách phát triển tới một trình độ cao hơn, được thiết kế phù hợp với
văn minh dân chủ tư sản hoặc văn minh dân chủ xã hội chủ nghĩa. Trong đó,
NSNN được dự toán, được thảo luận và phê chuẩn bởi những cơ quan pháp
quyền, được giới hạn thời gian sử dụng, được quy định nội dung thu, chi,
được kiểm soát bởi hệ thống thể chế, báo chí và nhân dân.
Nghiệp vụ chủ yếu của NSNN là thu, chi nhưng không đơn thuần là
việc tăng giảm số lượng tiền tệ mà còn phản ánh mức độ quyền lực, ý chí và
sở nguyện của Nhà nước, đồng thời biểu hiện quan hệ kinh tế - tài chính giữa
Nhà nước với các tác nhân khác nhau của nền kinh tế trong quá trình phân bổ
các nguồn lực và phân phối thu nhập mới sáng tạo ra.
1.1.2- Bản chất ngân sách nhà nước
1.1.2.1- Khái niệm về ngân sách nhà nước
Theo từ điển Bách Khoa Toàn Thư của Liên Xô (cũ) (1971) cho rằng:
“Ngân sách là bảng liệt kê các khỏan thu và chi bằng tiền của Nhà nước trong
một giai đoạn nhất định; là mọi kế hoạch thu chi bằng tiền của bất kỳ một xí
nghiệp, cơ quan hoặc cá nhân nào trong một giai đoạn nhất định”.
3

Từ điển Bách Khoa Toàn Thư về kinh tế của Pháp định nghĩa: “Ngân
sách là văn kiện được Nghị viện hoặc Hội đồng thảo luận và phê chuẩn mà
trong đó, các nghiệp vụ tài chính (thu, chi) của một tổ chức công (Nhà nước,
chính quyền, địa phương, đơn vị công hoặc tư (doanh nghiệp, hiệp hội …)
được dự kiến và cho phép”.
Từ điển kinh tế thị trường của Trung Quốc định nghĩa: “Ngân sách nhà
nước là kế hoạch thu chi tài chính hàng năm của nhà nước được xét duyệt
theo trình tự pháp định”.

Từ điển thuật ngữ tài chính tín dụng (1996) của Viện Nghiên cứu Tài
chính cho rằng: “Ngân sách được hiểu là dự toán và thực hiện mọi khoản thu
nhập (tiền thu vào) và chi tiêu (tiền xuất ra) của bất kỳ một cơ quan, xí
nghiệp, tổ chức, gia đình hoặc cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định
(thường là một năm).
Riêng về khái niệm NSNN, hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau:
“Thuộc nhóm thứ nhất, thì NSNN là một bản dự toán thu chi trong năm
của Nhà nước. Cách quan niệm đó đúng về hình thức, nhưng đó chỉ là một
giai đoạn của quá trình ngân sách và cũng chưa thể hiện được vị trí của
NSNN.
Một số tác giả thuộc nhóm thứ hai cho rằng, NSNN là quỹ tiền tệ tập
trung của Nhà nước. Cách quan niệm đó đúng ở chỗ, người ta đã thực thể hóa
được NSNN và cũng nêu lên được vị trí của NSNN so với các quỹ tiền tệ
khác. Vì thực tế cũng thường thấy, thu của Nhà nước đưa vào một quỹ tiền tệ
và chi của Nhà nước cũng xuất từ quỹ tiền tệ ấy. Nhưng các quan điểm này
chưa phản ánh được vị trí cân đối vĩ mô của NSNN trong nền kinh tế quốc
dân.
Theo quan điểm thuộc nhóm thứ ba thì NSNN là hệ thống các quan hệ
kinh tế giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động
4

và phân phối các nguồn tài chính. Chỗ đúng của quan niệm này là nói lên
được NSNN chứa đựng các quan hệ kinh tế, nhưng nó lại không nói lên được
thực thể NSNN là gì? Quan hệ kinh tế đó có phải là quan hệ tài chính – ngân
sách không?
Các quan điểm trên không có sự khác nhau quá lớn, hoàn toàn có thể
xích lại gần nhau. Dựa trên cơ sở phân tích đó và quan sát hiện thực có thể
khái niệm NSNN như sau: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu - chi
của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được
thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của

Nhà nước”.
Từ các tài liệu vừa nêu trên, có thể rút ra một số điểm đặc trưng của
ngân sách như sau:
- Ngân sách là một bảng liệt kê, trong đó dự kiến và cho phép thực hiện
các khỏan thu, chi bằng tiền của một chủ thể nào đó (Nhà nước, bộ, xí nghiệp,
gia đình, cá nhân).
- Ngân sách tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định, thường là
một năm.
Hai điểm đặc trưng trên đây là cơ sở để xác định khái niệm về ngân
sách nhà nước. Nói cách khác, về mặt khái niệm, có thể hiểu ngân sách nhà
nước là dự toán (kế hoạch) thu - chi bằng tiền của nhà nước trong một khoảng
thời gian nhất định (thường là một năm).
Theo Luật NSNN đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 16/12/2002 có hiệu lực thi
hành từ năm ngân sách 2004, cho rằng: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các
khỏan thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết
định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng,
5

nhiệm vụ của Nhà nước”. Khái niệm này có thể coi là cơ bản nhất trong các
khái niệm đã nêu trong đề tài.
Năm ngân sách (còn được gọi là niên độ ngân sách hay năm tài chính
hoặc tài khóa), mà trong đó, dự toán thu, chi tài chính của Nhà nước đã được
phê chuẩn của quốc hội có hiệu lực thi hành. Hiện nay, ở tất cả các nước, năm
ngân sách đều có thời hạn bằng một năm dương lịch, nhưng thời điểm bắt đầu
và kết thúc năm ngân sách ở mỗi nước một khác. Đa số các nước, năm ngân
sách trùng với năm dương lịch tức là bắt đầu từ 01/01 kết thúc vào 31/12,
như: Pháp, Bỉ, Hà Lan, Trung Quốc, Lào, Triều Tiên, Malaisia, Philippin,…
Ở các nước khác, thời điểm bắt đầu và kết thúc năm ngân sách thường rơi vào
tháng 3, như: Apgranixtan (bắt đầu 21/3 năm trước và kết thúc vào 20/3 năm

sau), tháng 4, như: Anh, Nhật, Canada, Hongkong, Ấn Độ, Inđônêxia,
Singapore (bắt đầu 01/4 năm trước và kết thúc vào 31/3 năm sau),…
Việc quy định năm ngân sách hoàn toàn là ý định chủ quan của Nhà
nước. Tuy nhiên, ý định này cũng bắt nguồn từ những yếu tố tác động khác
nhau, trong đó có 2 yêu cầu cơ bản là:
- Đặc điểm hoạt động của nền kinh tế có liên quan tới nguồn thu của
NSNN.
- Đặc điểm hoạt động của cơ quan lập pháp (các kỳ họp của Quốc hội
hoặc Nghị viện để phê chuẩn NSNN).
Ở nước ta, năm ngân sách bắt đầu từ 01/01 và kết thúc vào 31/12 hàng
năm. Điều này phù hợp với các kỳ họp của Quốc hội.
- Kỳ họp thứ nhất vào tháng 6, thường dành để xem xét tình hình chấp
hành NSNN.
- Kỳ họp thứ hai vào tháng 11, tháng 12 để thảo luận và phê chuẩn
NSNN năm tài chính tiếp theo.

6

1.1.2.2- Bản chất của ngân sách nhà nước [24]
Những khái niệm hoặc định nghĩa trên về NSNN chỉ thể hiện về tính
pháp lý hoặc hình thức hoạt động của NSNN, mà chưa đi sâu vào nội dung
khoa học của NSNN với tư cách nó là phạm trù kinh tế, lịch sử và gắn với bản
chất, chức năng của Nhà nước đương quyền. Dựa trên cơ sở phân tích khoa
học về quá trình phát sinh, tồn tại và phát triển của tài chính và ngân sách, hầu
hết các nhà khoa học tài chính đều thừa nhận tài chính nói chung và ngân sách
nói riêng là phạm trù kinh tế - lịch sử. Là phạm trù kinh tế, nó gắn với sự phát
triển kinh tế - hàng hóa; là phạm trù lịch sử nó gắn với sự ra đời và phát triển
của Nhà nước và là công cụ kinh tế của Nhà nước. Thông qua Nhà nước sử
dụng ngân sách để thực hiện các quan hệ phân phối dưới hình thái giá trị các
nguồn lực tài chính, bằng việc huy động một bộ phận thu nhập của xã hội

dưới hình thức thuế và các hình thức động viên khác để đáp ứng các nhiệm vụ
kinh tế - xã hội của Nhà nước. Việc thực hiện các quan hệ phân phối nói trên,
chủ yếu thông qua quyền lực chính trị của Nhà nước, bằng thể chế hóa của
pháp luật, để động viên các nguồn tài chính có tính chất bắt buộc và hình
thành quỹ tiền tệ tập trung, phục vụ cho các chức năng của Nhà nước đương
quyền. Do vậy, nếu nhìn về hình thức hoạt động của NSNN, chắc chắn có
nhiều quan điểm khác nhau về bản chất của NSNN.
Để có cách nhìn nhận đầy đủ hơn về bản chất của NSNN một cách toàn
diện cả về phương diện khoa học và thực tiễn. Đồng thời với tư cách là công
cụ kinh tế của Nhà nước; theo chúng tôi cần phải xem xét trên các góc độ sau:
- Thứ nhất, trên góc độ khoa học - ngân sách là phạm trù kinh tế - lịch
sử (như đã đề cập trên).
- Thứ hai, nhìn từ góc độ kinh tế - xã hội - ngân sách phản ảnh tổng thể
các quan hệ kinh tế - xã hội thông qua quan hệ động viên các nguồn lực tài

×