Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

GIỚI THIỆU BÀI TOÁN VÀ XÁC ĐỊNH PHẠM VI ỨNG DỤNG CỦA BÀI TOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.5 KB, 21 trang )

GIỚI THIỆU BÀI TOÁN VÀ XÁC ĐỊNH PHẠM VI ỨNG DỤNG CỦA
BÀI TOÁN
.1. Giới thiệu bài toán
Ngày nay, hàng năm có tới hơn một triệu đầu sách và ấn phẩm định kì mới
được xuất bản, và con số này càng tăng. Cùng với sự phát triển của Internet các
nguồn thông tin số cũng trở nên rất phong phú và đa dạng. Các ấn phẩm định kỳ
mới xuất bản thường đi kèm với một phiên bản điện tử trên Internet, thậm chí
tồn tại nhiều tạp chí chỉ có phiên bản điện tử. Xuất phát từ thực tế như vậy việc
ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thư viện trở thành một xu hướng tất
yếu.
Thực tế cho thấy, trong các thư viện truyền thống thủ thư phải làm việc vất
vả với khối lượng giấy tờ lớn, trong khi đó vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ các
yêu cầu từ bạn đọc mà bạn đọc rất vất vả để tìm ra quyển sách mà họ quan tâm.
Xuất phát từ tình trạng đó thì việc xây dựng một hệ thống thư viện điện tử để
cải thiện tình hình, tự động hóa các công việc thủ công và giúp thư viện hoạt
động hiệu quả hơn là hết sức cần thiết. Loại thư viện này có rất nhiều lợi ích
như: khả năng đăng nhập từ mọi nơi trên thế giới, khả năng tìm kiếm sách, tạp
chí, tệp tin đa phương tiện một cách nhanh chóng. Để các thư viện có thể trao
đổi được với nhau thì thông tin của một tài liệu được lưu trữ phải tuân theo một
chuẩn nào đó. Khi đấy tất cả các thư viện mới liên kết được với nhau và bạn đọc
có thể tìm kiếm tài liệu mà họ cần thiết một cách nhanh chóng ở bất kỳ một thư
viện nào trong hệ thống các thư viện liên kết
Với những kiến thức đã được học, đã được tiếp cận một cách có hệ thống cách xây
dựng một phần mềm, biết được cách tiến hành từng bước từ phân tích yêu cầu, khảo sát
thiết kế, lập trình, kiếm thử, vận hành, bảo trì . . .Trong báo cáo này em xin trình bày
các bước, cách thức xây dựng một hệ thống thông tin được áp dụng cho bài toán thực tế
là “Một số vấn đề về úng dụng chuẩn MARC 21 trong quản lý thư viện”.
Phần DEMO chương trình sẽ tập trung vào chức năng quản lý công tác biên mục
sách và tạp chí với những trường MARC cơ bản nhất theo cơ chế động.
.2. Phạm vi ứng dụng của bài toán
Với những thông tin thu thậo được trong quá trình khảo sát, trong khuôn khổ báo


cáo tốt nghiệp này, em đã tìm hiểu về các trường MARC để xác định một số trường
chính phục vụ cho việc biên mục sách, tạp chí và dữ liệu số:
.2.1. Các trường MARC 21 chính được sử dụng khi biên mục sách thông
thường
• 001-Số kiểm soát
- Định nghĩa và phạm vi trường:
Trường này chứa số kiểm soát do tổ chức tạo lập, sử dụng hoặc phổ biến bản
ghi gán cho bản ghi. Để trao đổi dữ liệu, mỗi cơ quan cần quy định cấu trúc
kiểm soát và những quy ước nhập dữ liệu của riêng mình. Mã của cơ quan
gán số kiểm soát ở trường 001 được nhập trong trường 003(Mã cơ quan gán
số kiểm soát).
- Cấu trúc trường:
Chỉ thị và mã trường con:
Trường không có chỉ thị và trường con.
Dữ liệu trong trường 001 có thể do hệ thống tự động tạo ra.
Ví dụ:
001 clk2005123400
003 TVNQG
[Số kiểm soát do Thư viện Quốc gia gán cho bản ghi].
• 005-Ngày và thời gian giao dịch lần cuối với bản ghi.
- Định nghĩa và phạm vi trường:
Trường này có chứa 16 ký tự mô tả ngày và thời gian giao dịch gần nhất với
bản ghi. Dữ liệu ngày và thời gian dùng để xác định phiên bản của bản ghi.
Dữ liệu này được ghi theo cấu trúc trình bày theo tiêu chuẩn ISO 601- Trình
bày ngày và thời gian.
Giá trị ngày mà lần đầu tiên bản ghi được đưa vào hệ thống được nhập vào
vị trí trường 008/00-05(6 ký tự).
- Cấu trúc trường :
Chỉ thị và mã trường con:
Trường không có chỉ thị và trường con.

Ví dụ:
005 20050910161003.0
008/00-05 120804
Bản ghi được tạo lập ngày 12/08/2004, lần thao tác cuối cùng 10/9/2005 vào
16 giờ 10 phút, 3 giây.
Dữ liệu của trường này được hệ thống tạo ra vào thời điểm bắt đầu hoặc kết
thúc phiên giao dịch mới nhất với bản ghi.
• 008-Các yếu tố dữ liệu có độ dài cố định-Thông tin chung
- Định nghĩa và phạm vi trường:
Các vị trí ký tự 00-17 và 35-39 được quy định giống nhau cho tất cả các loại
tài liệu. Giá trị ở các vị trí ký tự 18-34 của trường 008 thay đổi tuỳ theo mã
loại bản ghi ở vị trí Đầu biểu/06 và mã cấp thư mục ở vị trí Đầu biểu/07.
- Cấu trúc trường :
Chỉ thị và mã trường con:
Trường 008 không có chỉ thị và trường con; các yếu tố dữ liệu được xác định
theo vị trí.
Vị trí ký tự:
00-05 Ngày tạo lập bản ghi.
06 Loại năm/tình trạng xuất bản.
Năm đơn
E = Năm cụ thể
S = Chỉ biết năm/năm gần chắc chắn
• 020-Số sách chuẩn Quốc tế ISBN
- Định nghĩa và phạm vi trường:
Trường này chứa số ISBN và thông tin về các điều kiện thu thập. Mỗi trường
này chứa tất cả các thông tin liên quan đến một số ISBN hoặc thông tin về
điều kiện thu thập một cuốn sách nào đó nếu không có số ISBN.
Trường 020 là trường lặp, nếu có nhiều số, phản ánh lần xuất bản khác nhau
của một tác phẩm hoặc kiểu bìa khác nhau(Ví dụ: Các số ISBN đối với các
ấn phẩm có bìa cứng và bìa mềm).

- Cấu trúc trường:
Chỉ thị và mã trường con:
Chỉ thị:
Có 2 chỉ thị và cả hai vị trí chỉ thị đều không xác định, mỗi chỉ thị chứa một
khoảng trống
Mã trường con:
$a Số ISBN
$c Điều kiện thu thập
$a - Số ISBN là một yếu tố dữ liệu do tổ chức gán. Các số ISBN được gán
cho các chuyên khảo bởi những tổ chức quốc gia tham gia chương trình gán
số ISBN. Mỗi số ISBN gồm 10 chữ số được chia thành 4 nhóm, cách nhau
bởi những gạch nối. Chữ số thứ 10 là số kiểm tra, được sử dụng để kiểm tra
tính logic của nó.
Quy định về cấu trúc của số ISBN được nêu trong tiêu chuẩn quốc tế IS0
2108 “Tài liệu về thông tin – Cách đánh số chuẩn quốc tế”
$c - Điều kiện thu thập: chứa giá cả hoặc thông tin ngắn về điều kiện thu
thập.
Ví dụ:
020 ##$a0903043211(Bìa mềm):$c 12.00USD
Tài liệu xuất bản với bìa mềm có số ISBN riêng.
Trường 020 không kết thúc bằng dấu phân cách.
Mẫu hiển thị cố định
ISBN [kết hợp với nội dung trường con $a]
• 040-Cơ quan tạo bản ghi biên mục gốc
- Định nghĩa và phạm vi trường:
Trường này chứa mã hoặc tên cơ quan tạo nên bản ghi gốc, xác định các
định danh nội dung và chuyển tả bản ghi thành dạng đọc được bằng máy
hoặc sửa đổi một bản ghi đang tồn tại. Các mã ở trường 040 và trường
008/39(nguồn biên mục) cho biết cơ quan nào có trách nhiệm về nội dung và
chuyển tả một bản ghi thư mục.

- Cấu trúc trường :
Chỉ thị và mã trường con:
Chỉ thị:
Có hai chỉ thị và cả hai đều không xác định
Mã trường con:
$a Cơ quan biên mục gốc
$b Ngôn ngữ biên mục
$e Quy tắc mô tả
Trường không kết thúc bằng dấu phân cách.
• 041-Mã ngôn ngữ
- Định nghĩa và phạm vi trường:
Trường này chứa các mã ba ký tự chữ cái để mô tả ngôn ngữ liên quan tới tài
liệu.
- Cấu trúc trường :
Chỉ thị và mã trường con:
Chỉ thị:
Chỉ thị 1: Chỉ thị về dịch:
1 Tài liệu không phải là bản dịch hoặc không chứa phần dịch
2 Tài liệu là bản dịch hoặc có chứa phần dịch
Chỉ thị 2 không xác định.
Mã trường con
$h Mã ngôn ngữ của nguyên bản và/hoặc các bản dịch trung gian
Tất cả các mã ngôn ngữ đều nhập bằng chữ thường.
• 082-Ký hiệu phân loại thập phân DEWEY(DDC)
- Định nghĩa và phạm vi trường:
Trường này chứa một hoặc một vài ký hiệu do Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ
hoặc cơ quan khác tạo lập dựa trên bảng Phân loại thập phân Dewey (DDC)
Các giá trị của chỉ thị 2 giúp phân biệt đầu là nội dung do Thư viện Quốc hội
Hoa Kỳ tạo lập và nội dung do cơ quan khác tạo lập.
- Cấu trúc trường:

Chỉ thị:
Chỉ thị 1: Dạng ấn bản
1 Bản đầy đủ
2 Bản rút gọn
Chỉ thị 2: Nguồn ký hiệu xếp giá
# Không có thông tin
1 Do Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ tạo lập
4 Do tổ chức khác tạo lập
Mã trường con
$a Ký hiệu DDC
• 100-Tiêu đề chính – Tên cá nhân
- Định nghĩa và phạm vi trường:
Trường này chứa tên cá nhân được dùng làm tiêu đề chính. Tiêu đề chính
được lập phù hợp với các quy tắc biên mục khác nhau, thường là tên cá nhân
chịu trách nhiệm chính đối với tác phẩm.
- Cấu trúc trường:
Chỉ thị và mã trường con:
Chỉ thị:
Chỉ thị 1: Dạng tên cá nhân làm tiêu đề
1 Tên riêng
2 Họ
3 Dòng họ
Chỉ thị 2 không xác định
Mã trường con:
$a Tên cá nhân
$q Dạng đầy đủ hơn của tên
• 245-Nhan đề chính
- Định nghĩa và phạm vi trường:
Trường này chứa nhan đề và thông tin trách nhiệm của bản ghi thư mục.
Trường thông tin nhan đề chứa nhan đề chính và cũng có thể chứa thông tin

về vật mang, phần còn lại của nhan đề, các thông tin nhan đề khác, phần còn
lại của bản sao trang tên và thông tin trách nhiệm. Nhan đề chính bao gồm
nhan đề viết tắt, phụ đề.
- Cấu trúc trường:
Chỉ thị:
Chỉ thị 1: Lập tiêu đề bổ sung cho nhan đề
1 Không lập tiêu đề bổ sung
2 Có lập tiêu đề bổ sung
Chỉ thị 2: Các ký tự không sắp xếp
9 Số ký tự không sắp xếp
Mã trường con :
$a Nhan đề
$b Phần còn lại của nhan đề
Trường con $a chứa nhan đề chính và phụ đề, không chứa định danh số hoặc
tên phần. Có thể chứa nhan đề đầu tiên của các tác phẩm riêng trong một
tuyển tập không có nhan đề chung.
Trường con $b chứa phần còn lại của thông tin về nhan đề. Dữ liệu này bao
gồm các nhan đề song song, nhan đề tiếp theo nhan đề đầu tiên.
Trường con 245 kết thúc bởi dấu chấm ngay cả khi có một dấu phân cách
khác xuất hiện, chỉ trừ khi từ cuối cùng của trường này là chữ viết tắt, chữ
cái đầu hoặc dữ liệu kết thúc bởi dấu chấm.
Khi các chữ cái đầu kế tiếp xuất hiện trong nhan đề được phân cách hoặc
không phân cách bởi dấu chấm, thì không để khoảng trống giữa các chữ
hoặc dấu chấm.
• 250-Lần xuất bản
- Định nghĩa và phạm vi trường:
Trường này liên quan tới lần xuất bản của tài liệu. Dữ liệu liên quan đến
thông tin lần xuất bản được quy định bởi quy tắc biên mục.
- Cấu trúc trường :
Chỉ thị và mã trường con :

Chỉ thị:
Có hai chỉ thị nhưng cả hai đều không xác định.
Mã trường con:
$a Lần xuất bản
Trường 250 kết thúc bằng dấu chấm.
• 260-Địa chỉ xuất bản, phát hành
- Định nghĩa và phạm vi trường :
Trường này chứa thông tin liên quan đến việc xuất bản, in, phát hành, lưu
hành hoặc có thể sản xuất một tác phẩm.
- Cấu trúc trường :
Chỉ thị và mã trường con :
Chỉ thị:
Có hai chỉ thị nhưng cả hai chỉ thị đều không xác định.
Mã trường con:
$a Nơi xuất bản, phát hành
$b Nhà xuất bản, phát hành
$c Thời gian xuất bản, phát hành
Trường 260 thường kết thúc bằng một dấu phân cách hoặc dấu đóng ngoặc
đơn/dấu đóng ngoặc nhọn/dấu đóng ngoặc vuông hoặc một dấu phẩy.
Nếu chỉ có một năm bắt đầu được ghi, trường 260 có thể kết thúc bằng dấu
gạch ngang mà không cần thêm một khoảng trống nào.
• 300-Mô tả vật lý
- Định nghĩa và phạm vi trường:
Trường này chứa mô tả vật lý bao gồm khối lượng và kích thước của tài liệu.
Trường cũng có thể bao gồm các đặc điểm vật lý khác của tài liệu và thông
tin liên quan tới tài liệu đi kèm.
- Cấu trúc trường :

×