Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Xi măng Hải Phòng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.09 KB, 12 trang )

Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán
tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công
ty Xi măng Hải Phòng.
1. Nhận xét chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại công ty xi măng Hải Phòng.
Hơn một thế kỉ xây dựng, trởng thành và phát triển, xi măng Hải Phòng đã phải
đối mặt với không ít khó khăn và thử thách. Tuy nhiên, với lòng nhiệt tình, quyết
tâm tồn tại để phát triển, cùng với những nỗ lực không ngừng của cán bộ công nhân
viên trong công ty, đến nay xi măng HP đã giành đợc niềm tin vững chắc của ngời
tiêu dùng, một vị trí xứng đáng trên thị trờng sản xuất và kinh doanh xi măng. Có
đợc kết quả đó không thể không kể đến vai trò mang tính chất quyết định của công
tác quản lí nói chung và công tác kế toán nói riêng. Bộ maý kế toán không ngừng
đợc củng cố và hoàn thiện, đợc tổ chức khoa học hợp lí, trình độ của đội ngũ nhân
viên kế toán đợc nâng cao.
Qua một thời gian ngắn thực tập tại công ty, em có cơ hội tiếp cận với thực tế
của quá trình sản xuất, công tác quản lí, công tác kế toán, cùng với sự giúp đỡ của
cán bộ kế toán trong công ty đã giúp em tìm hiểu sâu hơn về quá trình hạch toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm làm đề tài cho bài luận văn của mình.
Quá trình đi sâu vào tìm hiểu chi tiết cách tổ chức, hạch toán chi phí và tính giá
thành của công ty, em nhận thấy có những u điểm và một số tồn tại nh sau:
1.1. Ưu điểm.
* Về tổ chức bộ máy kế toán: Công ty có bộ máy kế toán đợc bố trí hợp lý, chặt
chẽ, đợc tổ chức rất khoa học. Là một doanh nghiệp lớn, công tác kế toán yêu cầu
ghi chép, xử lí một khối lợng lớn số liệu thông tin kế toán, bộ máy kế toán đợc chia
thành nhiều bộ phận, mỗi bộ phận kế toán đảm nhiệm các công việc khác nhau nh:
kế toán vật t, kế toán công nợ, kế toán chi phí... Và đặc biệt là tổ kế toán vật t có
đội ngũ cán bộ kế toán khá đa dạng. Mỗi kế toán viên đảm nhiệm việc theo dõi và
phản ánh những loại vật t chủ yếu. Đây là một lợi thế cho việc cung cấp thông tin
kế toán vì rằng vật t, nguyên liệu cho quy trình công nghệ là rất lớn và đa dạng do
vậy càng cần phải quản lý sát sao và chặt chẽ. Nh vậy sẽ góp phần hạn chế việc thất
thoát vật t trong quá trình sản xuất, tiết kiệm đợc chi phí đồng thời đảm bảo nguồn


cung ứng đầu vào hiệu quả. Hơn nữa cán bộ kế toán có trình độ năng lực chuyên
môn cao, có nhiệt tình và lòng yêu nghề. Đây là một u thế lớn của công ty trong
công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá
thành sản phẩm nói riêng.
* Về ph ơng pháp hạch toán: công ty áp dụng theo đúng chế độ kế toán đã ban
hành, các chứng từ, sổ sách kế toán tuân thủ đúng chế độ và phù hợp với hoạt động
của công ty. Với việc áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung và việc sử dụng
phần mềm kế toán máy Fast đã giúp gọn nhẹ hoá quá trình xử lý chứng từ, vào sổ
sách kế toán, lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị... làm tăng hiệu quả công tác
kế toán nói riêng và công tác quản lý nói chung. Việc tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm cũng trở nên đơn giản hơn, đảm bảo việc cung cấp số liệu
kịp thời, trung thực và rõ ràng.
* Về kế toán hàng tồn kho:
+ Phơng pháp tính trị giá xuất kho: công ty đã sử dụng đồng thời 2 phơng pháp
tính trị giá xuất kho đối với vật t:
- Vật t xuất dùng cho sản xuất: Sử dụng phơng pháp bình quân gia quyền.
Phơng pháp này đơn giản, thuận tiện và có nhiều u điểm.
- Vật t xuất dùng cho đơn vị phụ thuộc: Sử dụng phơng pháp đích danh, tạo
điều kiện cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc có căn cứ để hạch toán ngay, hạn chế
đợc sự phụ thuộc với phòng kế toán trung tâm. Đồng thời khi phòng kế toán trung
tâm có sự thay đổi về số liệu thì các đơn vị hạch toán phụ thuộc cũng không bị ảnh
hởng nh phơng pháp bình quân gia quyền. Từ đó tạo điều kiện cho các đơn vị này
phát huy tính chủ động trong việc hạch toán tại đơn vị mình.
+ Quản lí vật t: Công ty đã có những biện pháp đúng đắn trong việc lập định
mức nguyên vật liệu, quản lý chặt chẽ khâu mua bán vật t, chỉ mua vật t với số lợng
cần thiết, thu hồi vật t tồn tại các phân xởng... và đặc biệt là giao chỉ tiêu kế hoạch
giá thành đối với từng công đoạn cho các phân xởng sản xuất, từ đó góp phần nâng
cao trách nhiệm quản lý, tiết kiệm vật t làm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
* Về kế toán tiền l ơng: Công ty đã vận dụng hình thức trả lơng phù hợp với từng
bộ phận, mức lơng đợc trả tuỳ thuộc vào tính chất phức tạp và yêu cầu kỹ thuật của

công việc đợc giao. Ngoài ra công ty còn có các khoản phụ cấp cho những đối tợng
làm việc ở khu vực không thuận lợi nh: phụ cấp độc hại, phụ cấp chống nóng... Và
nh vậy đã khuyến khích ngời lao động yên tâm sản xuất và gắn bó với công ty, tăng
cờng ý thức tiết kiệm chi phí sản xuất.
* Về kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm.
+ Phơng pháp tính giá thành.
Công ty đã lựa chọn phơng pháp tính giá thành phân bớc có tính giá thành nửa
thành phẩm rất hợp lý và phù hợp với điều kiện của công ty. Qua đó kiểm soát đợc
chi phí phát sinh trong từng giai đoạn của quy trình công nghệ, tạo điều kiện cho
việc quản lý chi phí, phản ánh đúng đợc đối tợng tính giá thành và từ đó góp phần
thực hiện tốt nhiệm vụ hạ giá thành.
Chi phí sản xuất chuyển sang giai đoạn công nghệ sau theo phơng pháp kết
chuyển tuần tự tổng hợp. Sau đó bằng phơng pháp hồi quy, kế toán sẽ tính ra đợc để
sản xuất ra một đơn vị sản phẩm thì cần bao nhiêu nguyên liệu đầu vào ban đầu
(đất sét, đá xanh, than,...). Vì vậy, hàng tháng có thể so sánh chi phí thực tế phát
sinh với định mức hao phí do phòng kỹ thuật đề ra để có biện pháp điều chỉnh kịp
thời.
+ Tiêu thức phân bổ:
Do công ty thực hiện sản xuất nhiều loại sản phẩm nh: xi măng đen PCB 30,
PCB 40, xi măng trắng nên sẽ có những chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến
nhiều đối tợng chịu chi phí vì vậy phải tiến hành phân bổ chi phí cho từng đối tợng.
Dựa trên đặc điểm của từng loại chi phí, công ty đã xây dựng tiêu thức phân bổ
khoa học và hợp lý đối với từng loại chi phí, công việc này cũng dễ dàng đợc thực
hiện và không tốn kém do công ty áp dụng kế toán máy. Qua đó số liệu giá thành
cũng hợp lý và chính xác hơn.
+ Kỳ tính giá thành là hàng tháng đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, cần thiết
về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cho các nhà quản lý giúp họ có quyết
định đúng đắn trong việc chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
+ Việc tính giá thành bỏ qua sản phẩm dở và sản phẩm hỏng trở nên đơn giản và
dễ thực hiện.

1.2. Tồn tại.
Bên cạnh những u điểm nh trên, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm tại Công ty xi măng Hải Phòng còn có một số tồn tại sau:
* Đối với một số khoản chi phí phát sinh.
Mặc dù đang xúc tiến việc xây dựng nhà máy mới tại khu vực Thuỷ Nguyên-
Hải Phòng, dự kiến sang đầu năm 2006 mới chuyển sang hoạt động tại nhà máy
mới, tuy nhiên cuối năm 2005 công ty vẫn sản xuất kinh doanh trên địa bàn nhà
máy cũ. Do công ty đợc xây dựng từ rất lâu nên cơ sở hạ tầng, trình độ công nghệ
kỹ thuật còn lạc hậu đã ảnh hởng tiêu cực đến chi phí sản xuất của công ty. Cụ thể:
- Máy móc, thiết bị quá cũ nên định mức nguyên vật liệu cho một sản phẩm lớn,
năng suất lao động không cao, hao hụt về nguyên vật liệu nhiều.
- Hệ thống máy móc tại các phân xởng chính nh hệ thống sàng và nghiền than
đã quá cũ do đó hàng năm phải chi ra một lợng chi phí lớn để duy trì hoạt động của
chúng nh: chi phí sửa chữa lớn, chi phí điện
- Với hệ thống máy móc, thiết bị quá cũ nh vậy nên không thể thay thế đợc con
ngời do vậy phải đầu t một lợng lớn lao động cho quá trình vận hành của nhà máy
và từ đó làm chi phí nhân công trong tổng chi phí tăng lên, làm cho hiệu quả của
quá trình sản xuất giảm xuống.
- Do đợc xây dựng quá lâu nên cơ sở hạ tầng: nhà kho, bến bãi xuống cấp đặc
biệt là nhà kho chứa than.. Mặt khác, nhiều nguyên vật liệu cha có kho chứa mà
hoàn toàn ở ngoài bãi, do đó hao hụt và thất thoát vật t lớn làm chi phí nguyên vật
liệu tăng kéo theo giá thành của sản phẩm tăng.
Máy móc vẫn cha thể làm thay sức ngời nên số lợng công nhân còn nhiều, chi
phí nhân công còn chiếm tỷ trọng cao.
Mặt khác, chi phí sửa chữa về TSCĐ của công ty hàng năm cũng phát sinh rất
lớn, ảnh hởng đến chi phí sản xuất và hiệu quả làm việc tại công ty.
* Đối với công tác đánh giá sản phẩm dở tại công ty.
+ Về việc xác định khối lợng sản phẩm dở:
Sản phẩm làm dở của công ty gồm bùn Pate tại giếng bùn và Clinker, xi măng
bột trong các xi lô chứa Clinker, xi măng bột. Đây là những sản phẩm có khối lợng

lớn, khó cân đong, đo, đếm một cách thông thờng nên việc trang bị máy móc thiết
bị để đánh giá khối lợng sản phẩm làm dở là rất cần thiết. Song, nh đã nói ở trên,
công ty gặp nhiều khó khăn trong việc huy động nguồn vốn để đầu t đổi mới máy
móc thiết bị, nên hiện nay, cách xác định sản phẩm làm dở của công ty vẫn là ph-
ơng pháp giản đơn, cụ thể là:
- Đối với sản phẩm dở dang là bùn Pate, Công ty xác định khối lợng còn tồn
cuối kỳ bằng cách thả một thớc đo gọi là con rọi xuống Silô chứa bùn. Khi đó bột
dính đến chỗ nào của thớc thì đó là chiều cao của Silô chứa bột, sau đó tính thể tích
của Silô và lợng tồn cuối kỳ. Đây là cách đánh giá hoàn toàn mang tính chất thủ
công và đem lại hiệu quả không cao.
- Đối với sản phẩm dở dang là Clinker thì công ty tính sản lợng Clinker hoàn
thành theo định mức từ bùn, có nghĩa là căn cứ vào số lợng bùn chuyển sang
cho sản xuất Clinker và định mức của bùn để tính đợc số lợng Clinker hoàn
thành. Sau đó mới tính đợc số lợng Clinker còn tồn cuối kỳ.
= số lợng tồn đầu kỳ + số lợng sản xuất trong kỳ - số lợng bán trong kỳ.
Nh vậy cách đánh giá này cha tạo ra độ chính xác cao vì khi tính lợng Clinker
phải căn cứ trên lợng bùn tham gia vào và định mức của bùn. Do đó ít nhiều không
thể tránh đợc sai lệch.
Đối với sản phẩm dở dang là xi măng bột thì số lợng đợc lấy từ phân xởng
nghiền đóng bao.
+ Về phơng pháp đánh giá sản phẩm dở:
Phơng pháp đánh giá sản phẩm dở dang tại Công ty xi măng Hải Phòng là theo
chi phí nguyên vật liệu chủ yếu.Theo phơng pháp này giá trị sản phẩm dở dang
cuối kỳ chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn chi phí nhân công và chi
phí sản xuất chung tính cho thành phẩm chịu.Việc đánh giá nh vậy cha đảm bảo độ
chính xác vì chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung là những khoản
chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí, nên khi đánh giá sản phẩm dở dang
không có những khoản chi phí này thì coi nh đã bỏ qua một lợng chi phí lớn cho
sản phẩm dở dang.
Sản phẩm dở dang tại công ty thực chất là những sản phẩm đã hoàn thành xét

trong phạm vi một quy trình công nghệ, đã gánh chịu đủ mọi chi phí của giai đoạn
công nghệ đó, nhng lại đợc đánh giá theo định mức chi phí nguyên vật liệu chủ
yếu. Nh vậy không phản ánh đúng bản chất của sản phẩm dở. Mặt khác giữa thực tế
và định mức có sự chênh lệch nên giá trị sản phẩm dở sẽ không chính xác.
Việc tính giá trị sản phẩm dở dang nh vậy sẽ dẫn đến trong kỳ sẽ có một khoản
chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ (thực chất là bán thành phẩm) đợc tính vào
chi phí sản xuất trong kỳ (chi phí chuyển cho công đoạn sau). Nh vậy, xét về mặt
chi phí thì vẫn tính đủ nhng giá thành của thành phẩm (hoặc bán thành phẩm) sẽ

×