Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Tiểu luận Bác sĩ chính: Cải tiến chất lượng nhà vệ sinh công cộng tại Trung tâm Y tế huyện Thới Lai năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 24 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, với sự  phát triển kinh tế, ngành y tế  cũng là một lĩnh vực  
tuân theo quy luật cung cầu. Do đó việc tạo điều kiện cho bệnh nhân hài lòng 
với hoạt động khám chữa bệnh của cơ sở điều trị thì cần phải nâng cao chất  
lượng hoạt động của cơ  sở  điều trị  từ giao tiếp ứng xử của cán bộ  y tế  đến 
chất lượng điều trị, trật tự, vệ  sinh của cơ  sở  điều trị,… phải tốt, đồng bộ. 
Có vậy mới có thể thu hút bệnh nhân.
Nhà vệ  sinh trong cơ  sở  điều trị  đóng một vai trò rất quan trọng trong 
công tác chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân. Nhà vệ sinh không đảm bảo sẽ 
kéo theo nhiều hệ  lụy cho người bệnh và cho nhân viên y tế. Nhà vệ  sinh 
không sạch, sẽ  lây bệnh cho bệnh nhân đến khám và điều trị  tại cơ  sở, lây  
bệnh cho nhân viên y tế. Bệnh lây qua đường phân, đường tiểu, đặc biệt là  
dịch đường ruột như: tả, lỵ, thương hàn, bệnh tay chân miệng,…
Nhà vệ  sinh của bệnh viện không sạch sẽ  gây mất lòng tin của bệnh 
nhân đối với cơ sở điều trị khi phải tiếp xúc với sự bẩn thiểu, hôi hám,…
Việc nhịn đại tiện do sợ nhà vệ sinh dơ có thể kéo theo những nguy hại 
cho bàng quang, cho đại tràng, đường tiết niệu,… thậm chí bí quá họ  có thể 
tiểu tiện bừa bãi gây ô nhiễm cho môi trường, gây mất vẻ mỹ quan cho bệnh  
viện.
Nhà vệ sinh là phải có đủ nước, có đủ xà phòng để rửa tay, phải thông  
thoáng, hiện đại (tự xả nước khi đia tiểu tiện), không có nước ứ đọng, không 
có rác bẩn, không có mùi hôi thối, không có côn trùng trong nhà vệ sinh. Phải 
có dung dịch sát khuẩn tay, có gương soi, có dép để  đổi khi vào nhà vệ  sinh,  
có đủ giấy vệ sinh, phải có hoa kiểng trong khu vệ sinh tạo mỹ quan cho nhà 
vệ sinh.

1


Nhà vệ sinh trong cơ sở điều trị bẩn sẽ dẫn đến tác động xấu là bệnh  
nhân không muốn đến khám và điều trị. Chính vì tầm quan trọng của chất  


lượng nhà vệ  sinh trong bệnh viện mà ta có bộ  tiêu chí xây dựng Việt Nam 
năm 2007 (TCXDVN 365:2007). 
Hiện tại các nhà vệ  sinh công cộng của Trung tâm Y tế  huyện Thới  
Lai, TP Cần Thơ từ đơn vị của huyện đến các trạm y tế nhìn chung chưa đạt  
yêu cầu theo bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện.
Tiêu   chí   đánh   giá   chất   lượng   bệnh   viện   kèm   theo   quyết   định   số 
6858/QĐ­BYT ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Bộ Y tế về vi ệc ban hành thí 
điểm Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viên, riêng phần nhà vệ  sinh tại  
mục A.2.2 có 5 bậc thang và 22 tiểu mục [1]. Theo tiêu chí đánh giá chất  
lượ ng bệnh viện của Bộ  Y tế,  đặc biệt là bậc thang chất lượng nhà vệ 
sinh trong bệnh vi ện có 5 mức độ.
Mức 1

1. Nhà vệ sinh không sạch sẽ: có nước đọng, rác bẩn, mùi khó chịu, hôi  

thối.

2. Có tình trạng một tầng nhà không có nhà vệ sinh cho người bệnh  

và người nhà người bệnh.

3. Có tình trạng một khoa lâm sàng thiếu nhà vệ  sinh cho người  

bệnh và người nhà người bệnh.

Mức 2

4. Mỗi khoa lâm sàng và cận lâm sàng có ít nhất 1 khu vệ sinh.
5. Tỷ số giường bệnh/buồng vệ sinh: có ít nhất 1 buồng vệ sinh cho  


30 giường bệnh (tính riêng theo từng khoa lâm sàng).

Mức 3

6. Mỗi khu vệ sinh có ít nhất 2 buồng vệ sinh cho nam và nữ riêng.
7. Tại các khoa cận lâm sàng bố  trí buồng vệ  sinh để  người bệnh  

lấy nước tiểu xét nghiệm. Trong buồng vệ  sinh có giá để  bệnh  
phẩm và sẵn có nước, xà­phòng rửa tay.

8. Có quy định về thời gian làm vệ sinh trong ngày cho nhân viên vệ 

sinh, được lưu bằng văn bản, sổ sách.

9. Có nhân viên làm vệ sinh thường xuyên theo quy định đã đặt ra.
10.  Buồng vệ sinh có đủ nước rửa tay thường xuyên.
11.  Buồng vệ sinh sạch sẽ, không có nước đọng, không có côn trùng.
2


12.   Tỷ  số  giường bệnh/buồng vệ  sinh: có ít nhất 1 buồng vệ  sinh  

cho 12 đến 29 giường bệnh (tính riêng theo từng khoa lâm sàng).

Mức 4

13.   Buồng vệ  sinh sẵn có giấy vệ  sinh và móc treo quần áo sử  dụng  

được.


14.   Khu vệ  sinh có bồn rửa tay và cung cấp đủ  nước rửa tay thường  

xuyên.
15.  Khu vệ  sinh có gương, xà­phòng hoặc dung dịch sát khuẩn rửa 

tay.
16.  Khu vệ sinh khô ráo, có quạt hút mùi bảo đảm thông gió hoặc có  

thiết kế thông gió tự nhiên, bảo đảm sạch sẽ không có mùi hôi.

17.   Nhân viên làm vệ sinh có ghi nhật ký các giờ làm vệ sinh theo quy  

định.

18.   Tỷ  số  giường bệnh/buồng vệ  sinh: có ít nhất 1 buồng vệ  sinh  

cho 7 đến 11 giường bệnh (tính riêng theo từng khoa lâm sàng).

Mức 5

19.  Mỗi buồng bệnh có buồng vệ sinh riêng khép kín; bảo đảm tỷ số 

giường bệnh/buồng vệ  sinh: có ít nhất một buồng vệ sinh cho 6 
giường bệnh.

20.  Buồng vệ sinh có đầy đủ giấy vệ sinh, xà phòng, móc treo quần áo, 

gương.

21.  Bồn rửa tay trong các nhà vệ sinh được trang bị vòi cảm ứng tự 


động mở nước, đóng nước, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
Bảng 1.1: Mức đánh giá chất lượng nhà vệ sinh

Chính vì tầm quan trọng của nhà vệ  sinh trong cơ  sở  điều trị  nên học  
viên đã thực hiện cải tiến nhà vệ sinh bệnh viện nhất là các khu nhà vệ  sinh  
công cộng, để  đáp  ứng tốt nhất sự  hài lòng của bệnh nhân, từ  đó góp phần  
thu hút bệnh nhân đến khám và điều trị tạo sự an toàn tránh sự lây nhiễm chéo 
bệnh tật cho bệnh nhân và nhân viên y tế.
Từ các vấn đề đã nêu, học viên đã thực hiện “Cải tiến chất lượng nhà  
vệ sinh công cộng tại Trung tâm Y tế huyện Thới Lai năm 2019”. 
II. THỰC TRẠNG VÀ TÌNH HÌNH NHÀ VỆ SINH TẠI ĐƠN VỊ
2.1. Thực trạng của nhà vệ sinh
3


Trung tâm Y tế huyện Thới Lai là đơn vị mới, được thành lập vào ngày 
01 tháng 4 năm 2017 trên cơ sở xác nhập hai đơn vị (Trung tâm Y tế dự phòng 
và Bệnh viện Đa khoa huyện) theo tinh thần Thông tư  số  37/2016/TT­BYT  
ngày 25 tháng 10 năm 2016 của Bộ  Y tế  hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, 
quyền hạn và cơ  cấu tổ  chức của Trung tâm Y tế  huyện, quận, thị xã, thành 
phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Quyết định số 3946/QĐ­
UBND ngày 25 tháng 12 năm 2016 của  Ủy ban nhân dan thành phố  Cần Thơ 
về  việc thành lập Trung tâm Y tế  huyện Thới Lai thuộc Sở  Y tế  thành phố 
Cần Thơ.
Tuy là đơn vị  mới được thành lập nhưng trên thực tế  Trung tâm Y tế 
huyện Thới Lai đã được xây dựng và đưa vào sử dụng từ  ngày 01/4/2011 với 
tên gọi cũ là Bệnh viện Đa khoa huyện Thới Lai, với tổng diện tích 26.000m 2, 
quy mô 100 giương bênh
̀

̣  (thực kê là 175 giường bệnh) , trụ sở nằm cặp tuyến  
tỉnh lộ 922 (đoạn thuộc ấp Thới Phong A, thị trấn Thới Lai). 
Do là huyện vùng ven của thành phố  Cần Thơ, nền kinh tế chủ yếu là 
sản xuất nông nghiệp và mua bán nhỏ  nên đời sống người dân trên địa bàn 
huyện còn gặp nhiều khó khăn, nhất là  ở  những xã vùng sâu vùng xa, phần 
lớn người dân không có điều kiện để  tiếp cận với các dịch vụ  chăm sóc,  
khám chữa bệnh tiên tiến, hiện đại như các bệnh viện lớn của thành phố Cần  
Thơ,… Từ  đó, khi mắc bệnh đa phần người dân đều đến Trung tâm Y tế 
huyện để khám và điều trị. 
Chính vì thế, những năm gần đây, số lượng người dân đến Trung tâm Y 
tế huyện để đăng ký khám và điều trị tăng cao, bình quân hàng năm số lượng  
người dân đến khám và điều trị  tăng trên 30% so với năm trước. Trung bình 
mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận từ  800 đến 1.000 lượt người dân đến khám và 
điều trị; cộng với số người bệnh đang điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế dao  
động từ 100 ­ 140 bệnh nhân (chưa kể số thân nhân nuôi bệnh).
Nếu tính tổng cộng (số cán bộ, y, bác sỹ, nhân viên, bệnh nhân, người  
nhà bệnh nhân và số người dân đến khám bệnh) thì bình quân mỗi ngày Trung 
tâm Y tế huyện phải tiếp nhận trên 1.500 lượt người ra vào.
4


Với số lượng người đông như  vậy thì nhu cầu nhà vệ  sinh là rất quan  
trọng, mà nhất là nhà vệ sinh phải đạt yêu cầu về chất lượng. 
Hiện tại các khoa phòng có đủ nhà vệ sinh theo tiêu chí của Bộ Y tế: 15  
người là phải có 1 chổ tắm, 1 bể xí, 1 chổ tiểu,…; Theo tiêu chuẩn của WHO  
là ít nhất 20 người phải có 1 nhà vệ sinh. 
Nhà vệ sinh của khu khám bệnh và điều trị chưa được cải tạo hiện ẩm 
ướt, nặng mùi, chưa đủ xà phòng rửa tay và giấy vệ sinh cho bệnh nhân, chưa 
có dung dịch sát khuẩn và nhà vệ  sinh chưa được tự  động xả  nước đối với  
nhà vệ sinh nam; việc quản lý nhà vệ sinh còn lỏng lẻo.

Để  đánh giá mức độ  hài lòng của bệnh nhân, Trung tâm Y tế  đã tiến  
hành phỏng vấn ngẫu nhiên 30 người có sử  dụng nhà vệ  sinh trước khi cải  
tạo lại nhà vệ sinh và 30 người sau khi cải tạo nhà vệ  sinh. Số lượng người 
phỏng vấn thực hiện theo công văn số  118/BC­SYT của Sở  Y tế  thành phố 
Cần thơ ngày 11 tháng 01 năm 2018.[3]
2.2. Phỏng vấn trước khi cải tiến
2.2.1. Đặc điểm người phỏng vấn
­ Giới tính: 
Bảng 2.1: Giới tính người phỏng vấn
Giới tính

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Nam

13

43.33

Nữ

17

56.67

Tổng cộng

30


100

Nhận xét: Phỏng vấn có nam lẫn nữ.
­ Nghề nghiệp
Bảng 2.2: Nghề nghiệp người phỏng vấn

5

Nghề nghiệp

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Làm ruộng

14

46.67

Công nhân

7

23.33

Khác

9


30


30

Tổng cộng

100

Nhận xét: đa số những người được phỏng vấn là nông dân.
­ Trình độ học vấn
Bảng 2.3: Học vấn người phỏng vấn
Học vấn

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Mù chữ

0

0

Cấp I

1

3.33


Cấp II

8

26.67

Cấp III

14

46.67

Khác

7

23.33

Tổng cộng

30

100

Nhận xét: Đa số những người được phỏng vấn có trình độ từ cấp III trở lên.
­ Hoàn cảnh kinh tế gia đình
Bảng 2.4: Hoàn cảnh kinh tế người phỏng vấn
Hoàn cảnh


Số lượng

Tỷ lệ (%)

Nghèo

3

10

Cận nghèo

8

26.67

Khác

19

63.33

Tổng cộng

30

100

Nhận xét: Đa số là người có hoàn cảnh trên cận nghèo
­ Dân tộc 

Bảng 2.5: Dân tộc người phỏng vấn

6

Dân tộc

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Kinh

24

80

Hoa

1

3.33

Khơme

4

13.34

Khác


1

3.33


30

Tổng cộng

100

Nhận xét: Có nhiều dân tộc khác nhau, trong đó người kinh là chủ yếu.
­ Bệnh nhân:
Bảng 2.6: Đối tượng người phỏng vấn
Bệnh nhân

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Có BHYT

26

86.67

Không có BHYT

4


13.33

Tổng cộng

30

100

Nhận xét: Phần lớn những người được phỏng vấn có bảo hiểm y tế.
2.2.2. Mỹ quan của nhà vệ sinh
Bảng 2.7: Mỹ quan của nhà vệ sinh
Hài lòng

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Rất hài lòng

0

0

Hài lòng

3

10

Không hài lòng


27

90

30

100

Tổng

Lý do không hài lòng: Cảnh quan không đẹp và dơ.
2.2.3. Độ sạch của nhà vệ sinh
Bảng 2.8: Độ sạch của nhà vệ sinh
Hài lòng

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Rất hài lòng

0

0

Hài lòng

0


0

Không hài lòng

30

100

30

100

Tổng

Lý do không hài lòng: Tường bông tróc, La phong hư  nguy hiểm, sàn 
nhà dơ, ẩm ướt, đóng rong, trơn,…
7


2.2.4. Sự thông gió, ánh sáng, mùi của nhà vệ sinh
Bảng 2.9: Sự thông gió, ánh sáng, mùi của nhà vệ sinh
Hài lòng
Rất hài lòng
Hài lòng
Không hài lòng
Tổng

Số lượng
0
0

30
30

Tỷ lệ (%)
0
0
100
100

Lý do không hài lòng:  Nhà vệ  sinh nặng mùi rất khó chịu, không 
thông thoáng.
2.2.5. Nước phục vụ cho nhà vệ sinh.
Bảng 2.10: Nước phục vụ cho nhà vệ sinh
Hài lòng
Rất hài lòng
Hài lòng
Không hài lòng
Tổng

Số lượng
0
4
26
30

Tỷ lệ (%)
0
13.33
86.67
100


Lý do không hài lòng: Có nhiều lúc không có nước hoặc có mà hư  vòi, 
cần gặt không sử dụng được.
2.2.6. Giấy, xà phòng, dung dịch sát khuẩn
Bảng 2.11: Giấy, xà phòng, dung dịch sát khuẩn
Hài lòng
Rất hài lòng
Hài lòng
Không hài lòng
Tổng

Số lượng
0
0
30
30

Tỷ lệ (%)
0
0
100
100

Lý do không hài lòng: Không có giấy và xà phòng; không có dung dịch  
sát khuẩn trong nhà vệ sinh.
2.2.7. Gương soi, móc áo
8


Bảng 2.12: Gương soi, móc áo

Hài lòng

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Rất hài lòng

0

0

Hài lòng

0

0

Không hài lòng

30

100

30

100

Tổng


Lý do không hài lòng: Trong nhà vệ  sinh không trang bị  gương soi và 
móc treo quần áo.
2.2.8. Cây kiểng trong nhà vệ sinh
Bảng 2.13: Cây kiểng trong nhà vệ sinh
Hài lòng

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Rất hài lòng

0

0

Hài lòng

0

0

Không hài lòng

30

100

30


100

Tổng

Lý do không hài lòng: Tất cả mọi người đề trả lời hiện tại Trung tâm 
không có đặt cây kiểng trong nhà vệ sinh.

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

9


3.1. Vấn đề thông gió
Mỗi nhà vệ sinh đượ c gắn 01 quạt để  quạt khô nền và làm thông gió 
tránh mùi hôi cho nhà vệ  sinh. Quạt được gắn thiết bị  quản lý đóng/mở  tự 
động bằng cách gắn thêm bộ  phận hẹn giờ  đượ c cài sẵn hoạt động từ  6  
giờ  đến 18 giờ  hằng ngày, để  duy trì độ  bền của quạt và phục vụ  trong  
thời gian nhiều ng ười sử d ụng nhà vệ sinh.

Hình 3.1. Thiết bị cài đặt giờ tắt/mở

10


Hình 3.2. Quạt thông gió
3.2. Cải tiến bồn tiểu nam tự động xả nước
Bồn tiểu nam trước đây bệnh nhân tiểu xong sẽ mở valve xả, nhưng có 
nhiều bệnh nhân không mở vì quên gây nặng mùi cho nhà vệ sinh hay mở rồi  
lại không khóa lại gây lãng phí nước. Chủ nhiệm đề tài sẽ có sáng kiến dùng 
máy báo trộm hồng ngoại tích hợp với hệ thống valve từ để xả nước tự động 

vừa tiết kiệm giá thành, vừa mang tích sáng tạo.
Tác giả   ứng dụng hệ  thống báo động chống trộm khi có người đột 
nhập bằng mắt cảm  ứng hồng ngoại (Model:i225) và kết nối với valve từ 
(Solenoid valve) để tự động xả nước ở bồn tiểu nam. 
Mỗi khi có người vào nhà vệ sinh các valve tự  xả nước: mỗi bồn cầu  
nam khoảng 2,5 lít x 4 bồn cầu = 10 lít nước, và khi người bước ra ngoài tiếp  
tục xả  thêm một lần nữa; bệnh nhân và người nhà ra vô liên tục, nước cũng 

11


tự xả để rửa bồn cầu nam cho nên từ lúc lắp đặt thử nghiệm thiết bị này mùi 
khó chịu trong bồn cầu nam giảm rất nhiều.
Thông tin các thiết bị:
­ Máy báo trộm hồng ngoại KAWASAN:

Hình 3.3. Máy báo trộm hồng ngoại
+ Thông số kỹ thuật:
Model: i225
Khoảng cách cảm ứng: 6­12m
Góc quét ngang: 120o
Góc quét dọc: 30o
Công suất tải: <300W
+ Cách lắp đặt:  Lắp đế  và thiết bị  sau đó dùng vít cố  định vào 
tường với độ  cao khoảng 2­3m, hướng mắt vào bồn tiểu nam, nối dây vào 
valve từ.
­ Valve từ tự động Solenoid valve:
12



+ Định nghĩa: Valve hoạt động nhờ  điện cơ, được điều khiển bởi  
dòng điện thông qua tác dụng của lực điện từ. Khi có người đi qua hệ thống 
báo Kawasan, nguồn điện được nối với valve từ làm mở khóa nước khoảng 3 
giây.

+ Cấu tạo:     
1. Thân van: Làm bằng đồng hoặc inox, nhựa,…
2. Môi chất: khí hoặc chất lỏng
3. Ống rỗng
4. Vỏ ngoài cuộn hít
5. Cuộn từ 
6. Dây điện được nối kết với nguồn điện bên ngoài
7. Trục van làm kín (bình thường lò xo  ở  số  8 sẽ  tác động ép 
kín, làm cho van ở trạng thái đóng)
8. Lò xo
9. Khe hở để lưu chất đi qua          
+ Phân loại valve điện từ theo mục đích sử dụng gồm có: Valve 
điện từ dùng cho khí nén, chống cháy nổ, dùng cho nước, dùng cho hơi,…

13


Hình 3.4. Valve điện từ
+ Thông số kỹ thuật:
Hãng sản xuất: Unid, STNC, TPC, paker
Dòng điện: 380V, 220V, DC 24v
Sử dụng cho: khí thông thường, khí nóng, nước, nước thải
Nhiệt độ cho phép: <110 độ C
Model: UW
+ Nguyên lý hoạt động: Khi dòng điện chạy qua cuộn dây, trong 

nó sẽ xuất hiện một từ trường. Từ trường sinh ra lực điện từ tác động lên lõi  
bằng sắt từ mềm, hút lõi vào lòng cuộn dây. Lõi từ được gắn với các cơ cấu 
đóng – mở trực tiếp valve đảo chiều hoặc gián tiếp qua valve phụ trợ. Qua đó 
làm thay đổi trạng thái của valve. Khi dòng điện chạy qua cuộn dây sinh ra từ 
trường hút lõi thép mở  thông valve điện từ, khi ngắt điện thì lõi thép được  
nhả ra đóng valve lại. 

14


+   Cách   đấu   dây:  Valve   có   2   dây   để   cấp   nguồn   cho   cuộn   từ,  
thường có 2 cấp điện áp là 24 VDC và 220VAC. Muốn tự  động thì có thể 
phải nhờ vào cảm biến, có thể là cảm biến nhiệt độ, cảm biến áp suất,… ở 
đây ta dùng cảm biến báo trộm.
Khi có người đứng trước bồn tiểu nam hệ thống sẽ tự động xả  nước  
và khi bước ra hệ  thống sẽ  tự  động xả  nước một lần nữa. Tổng giá thành  
thiết bị xả nước tự động là 800.000đ
Trong khi 01 mắt cảm ứng bồn tiểu nam của hảng nổi tiếng Toto Nh ật  
Bản giá 4.200.000đ cho bồn tiểu nam.
3.3. Vai trò quản lý
­ Nhà vệ sinh phải được đặt hoa kiểng ở cửa vào nhà vệ sinh, bên trong 
tường được treo chậu kiểng để tạo cảnh quan đẹp.
­ Phải có để dung dịch rửa tay, giấy, có dép thay thế để bên trong nhà vệ 
sinh.
­ Việc quản lý nhà vệ sinh sẽ được bệnh viện kết hợp với công ty vệ 
sinh Tài Hoa, được lau chùi ít nhất 4 lần trong ngày bằng dung dịch vệ sinh và 
duy trì trong suốt ngày.
3.4. Hiệu quả của sáng kiến, cải tiến
Việc xả  nước tự động đối với bồn tiểu nam được thực hiện thí điểm  
tại khoa khám, đã chứng minh được hiệu quả của sáng kiến, kết hợp với quạt 

thông gió, mùi hôi trong nhà vệ sinh được giảm hẵn.
Thiết bị  xả  nước tự  động từ  việc vận dụng thiết bị  chống trộm thay  
cho thiết bị  của hãng Toto Nhật Bản mỗi bồn tiểu nam nếu lắp đặt sẽ  tiết 
kiệm: 4.200.000­800.000 = 3.400.000đ (Ba triệu bốn trăm ngàn đồng).
Đáp ứng được một phần trong yêu cầu cải tiến chất lượng bệnh viện,  
trong đó có chất lượng nhà vệ sinh.
3.5. Thời gian thực hiện
Từ ngày 01/5/2018 đến 30/7/2018
15


3.6. Kinh phí
Từ nguồn kinh phí hoạt động của cơ quan.
3.7 Kết quả sau khi cải tiến
3.7.1. Đặc điểm người phỏng vấn
­ Giới tính: 
Bảng 3.14: Giới tính người phỏng vấn
Giới tính

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Nam

12

40

Nữ


18

60

Tổng cộng

30

100

Nhận xét: Đối tượng phỏng vấn số lượng nữ nhiều hơn nam.

­ Nghề nghiệp
Bảng 3.15: Nghề nghiệp người phỏng vấn
Nghề nghiệp

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Làm ruộng

11

36,67

Công nhân

8


26,66

Khác

11

36,67

Tổng cộng

30

100

Nhận xét: Những người được phỏng vấn đa số là nông dân và công dân.
­ Trình độ học vấn
Bảng 3.16: Học vấn người phỏng vấn
16


Học vấn

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Mù chữ

0


0

Cấp I

3

10

Cấp II

7

23,33

Cấp III

12

40

Khác

8

26,67

Tổng cộng

30


100

Nhận xét: Đa số  những ng ười đượ c phỏng vấn có trình độ  từ  cấp 
III trở lên.
­ Hoàn cảnh kinh tế gia đình
Bảng 3.17: Hoàn cảnh kinh tế người phỏng vấn
Hoàn cảnh

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Nghèo

3

10

Cận nghèo

8

26.67

Khác

19

63.33


Tổng cộng

30

100

Nhận xét: Đa số là người có hoàn cảnh trên cận nghèo
­ Dân tộc 
Bảng 3.18: Dân tộc người phỏng vấn
Dân tộc

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Kinh

24

80

Hoa

2

6.67

Khơme


3

10

Khác

1

3.33

Tổng cộng

30

100

Nhận xét: Có nhiều dân tộc khác nhau, trong đó người kinh là chủ yếu.
­ Bệnh nhân:
17


Bảng 3.19: Đối tượng người phỏng vấn
Bệnh nhân

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Có BHYT


29

96.67

Không có BHYT

1

3.33

Tổng cộng

30

100

Nhận xét: Phần lớn những người được phỏng vấn có bảo hiểm y tế.
3.7.2. Mỹ quan của nhà vệ sinh
Bảng 3.20: Mỹ quan của nhà vệ sinh
Hài lòng

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Rất hài lòng

2

6.67


Hài lòng

18

60

Không hài lòng

10

33.33

30

100

Tổng

Phần lớn đối tượng được phỏng vấn hài lòng về  mỹ  quan của nhà vệ 
sinh (chiếm 66,67%), còn một số  ít không hài lòng do cảnh quan bố  trí chưa 
đẹp.
Nhận xét:  Sau khi tác giả  cải tiến mỹ  quan của nhà vệ  sinh thì số 
lượng hài lòng của đối trượng phỏng vấn đã tăng lên 56,67%. Cụ  thể  lúc 
chưa cải tiến là 10%, sau cải tiến là 66,67%.
3.7.3. Độ sạch của nhà vệ sinh
Bảng 3.21: Độ sạch của nhà vệ sinh
Hài lòng

Số lượng


Tỷ lệ (%)

Rất hài lòng

0

0

Hài lòng

19

63.33

Không hài lòng

11

36.67

30

100

Tổng
18


Phần lớn đối tượng đượ c phỏng vấn hài lòng về độ  sạch của nhà vệ 

sinh (chiếm 63,33%), còn một số  ít không hài lòng do sàn còn  ẩm  ướ t và 
tườ ng tróc bê.
Nhận xét: Sau khi tác giả  khi cải tiến độ  sạch của nhà vệ  sinh thì số 
lượng hài lòng đã tăng lên 63,63% so với trước khi cải tiến.
3.7.4. Sự thông gió, ánh sáng, mùi của nhà vệ sinh
Bảng 3.22: Sự thông gió, ánh sáng, mùi của nhà vệ sinh
Hài lòng
Rất hài lòng
Hài lòng
Không hài lòng
Tổng

Số lượng
0
17
13
30

Tỷ lệ (%)
0
56.67
43.33
100

Đa số  đối tượng được phỏng vấn hài lòng về  Sự  thông gió, ánh sáng,  
mùi của nhà vệ sinh của nhà vệ sinh (chiếm 56,67%), còn một số ít không hài 
lòng do nhà vệ sinh còn mùi hôi.
Nhận xét: Sau khi tác giả  đã thực hiện cải tiến (gắn các thiết bị  như 
cảm biến val xả nước tự động, quạt hút và quạt thông gió) mang lại sự thông 
thoáng  và mùi của nhà vệ sinh giảm đi một cách đáng kể, từ đó mang đến sự 

hài lòng cho người bệnh và thân nhân người bệnh ngày càng cao.
3.7.5. Nước phục vụ cho nhà vệ sinh.
Bảng 3.23: Nước phục vụ cho nhà vệ sinh
Hài lòng
Rất hài lòng
Hài lòng
Không hài lòng
Tổng

Số lượng
6
22
2
30

Tỷ lệ (%)
20
73.33
6,67
100

Có đến hơn 90% đối tượng được phỏng vấn đều hài lòng về  vấn đề 
nước phục vụ cho nhà vệ sinh.

19


Nhận xét: Sau khi tác giả đã thực hiện cải tiến val xả nước bằng thiết  
bị  cảm biến và val từ  đã đem lại sự  hài lòng cho người bệnh, thân nhân và 
khách đến Trung tâm. Với sáng kiến của tác giả cho thấy sự hiệu quả ngay từ 

lúc đầu thực hiện, vừa đảm bảo đủ  lượng nước làm sạch bồn tiểu vừa tiết 
kiệm được lượng nước cho Trung tâm và vừa mang tính tự động hóa.
3.7.6. Giấy, xà phòng, dung dịch sát khuẩn
Bảng 3.24: Giấy, xà phòng, dung dịch sát khuẩn
Hài lòng
Rất hài lòng
Hài lòng
Không hài lòng
Tổng

Số lượng
5
15
10
30

Tỷ lệ (%)
16.67
50
33.33
100

Phần lớn đối tượng phỏng vấn đề  hài lòng về  đủ  giấy, xà phòng và  
dung dịch xác khuẩn trong nhà vệ sinh.
Nhận xét: Qua cải tiến hiện tại các nhà vệ  sinh trong trung tâm luôn 
được quan sát và bổ  sung kịp thời khi hết giấy, xà phòng và dung dịch sát 
khuẩn. Hiện tại người bệnh, thân nhân và khách đến trung tâm có sử  dụng  
nhà vệ sinh cảm thấy hài lòng. 
3.7.7. Gương soi, móc áo
Bảng 3.25: Gương soi, móc áo

Hài lòng

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Rất hài lòng

12

0

Hài lòng

18

0

Không hài lòng

0

0

30

100

Tổng


Tất cả đối tượng phỏng vấn đều hài lòng về vấn đề trang bị gương soi 
và móc treo quần áo trong nhà vệ sinh ở Trung tâm.

20


Nhận xét: Nắm được sự  mong muốn của mọi người tác giả  đã tiến 
hành gắn thêm gương soi và móc treo quần áo, điều đó đã mang lại sự  hài  
lòng cho những người đến với Trung tâm.
3.7.8. Cây kiểng trong nhà vệ sinh
Bảng 3.26: Cây kiểng trong nhà vệ sinh
Hài lòng

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Rất hài lòng

4

13.33

Hài lòng

19

63.33

Không hài lòng


7

23.34

30

100

Tổng

Đa số đối tượng phỏng vấn đều hài lòng về  vấn bố  trí cây cảnh trong 
nhà vệ sinh ở Trung tâm.
Nhận xét: Nhằm đảm bảo được mỹ quan và sự gần gủi thiên nhiên tác  
giả  đã nghiên cứu bố  trí cây cảnh tạo cảnh quan và mang đến sự  thoải mái 
cho người sử dụng.
VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận
Theo quan điểm của lãnh đạo các cấp, nhất là lãnh đạo ngành y tế đều 
thống nhất quan điểm “Lấy người bệnh là trung tâm của hoạt động điều trị 
và chăm sóc, nhân viên y tế  là then chốt của toàn bộ  hoạt động khám chữa  
bệnh”
Các tiêu chí về chất lượng là bộ công cụ để các bệnh viện áp dụng để 
đánh giá chất lượng, từ cơ sở vật chất, trang thiết bị, trình độ chuyên môn,… 
đến tình trạng vệ sinh, trật tự của bệnh viện.

21



Chính vì vậy đã khuyến khích các bệnh viện định hướng tiến hành các  
hoạt động cải tiến và nâng cao chất lượng nhằm cung cấp dịch vụ  an toàn, 
chất lượng, hiệu quả  và đem lại sự  hài lòng cho người bệnh, người dân và  
nhân viên y tế, đồng thời nó cũng phù hợp với hoàn cảnh của nước nhà.
Trong   những   năm   gần   đây   nhìn   chung   chất   lượng   ho ạt   động   của 
bệnh viện trong cả  nước có tăng lên. Trong đó vấn đề  vệ  sinh bệnh viện 
luôn đượ c Bộ trưởng quan tâm và phát biểu “Nơi nào bệnh viện dơ, thì nơi  
ấy Giám đốc dơ”. Tôi nghĩ rằng câu nói này sẽ là động lực để các giám đốc 
đơn vị  xem lại tình trạng vệ  sinh của đơn vị  mình. Đồng thời tìm ra giải 
pháp để giải quyết vấn đề vệ sinh của bệnh viện gồm nhi ều m ặt: t ừ trang  
thiết bị  dụng cụ  vệ  sinh, h ợp đồng thuê mướ n các công ty vệ  sinh chuyên 
nghiệp, có biện pháp theo dõi chặt chẽ.
Tại đơn vị tôi: việc cải tiến chất lượng nhà vệ sinh là thật sự cần thiết  
trong công tác chăm sóc và thu hút bệnh nhân; góp phần bảo vệ, tránh lây 
truyền các bệnh truyền nhiễm cho bệnh nhân và nhân viên y tế. Việc cải tiến  
này cá nhân thấy rằng có thể  áp dụng cho đơn vị  mình và nhân rộng trong  
ngành y tế. Nó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động bệnh viện nhất là về 
mặt vệ sinh bệnh viện.
Còn nói về các Trạm Y tế, hiện tại Trung tâm Y tế huyện Thới Lai có 
12/12 Trạm Y tế đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế. Xét về mặt cơ sở hạ 
tầng thì cón một số Trạm nhà vệ sinh còn bị ngập, nghẹt khi có triều cường, 
khi mưa lớn còn gây mất vệ sinh tại đơn vị và các Trạm Y tế. Trung tâm Y tế 
cũng cho sửa chữa nhỏ  như: nâng nền, chông thấm, chống dột để  sử  dụng 
tạm thời; về lâu dài cần có biện pháp cải tạo đồng bộ hơn nữa.
Nhìn chung việc cải tiến chất lượng nhà vệ  sinh đây là một việc thiết  
thực, khoa học,…. rất cần cho thực tế công việc và cuộc sống.

22



Việc  ứng dụng hệ  thống báo trộm và valve từ  để  thực hiện việc xả 
nước cho bồn tiểu nam vừa mang tính khoa học vừa tiết kiệm kinh phí cho 
đơn vị. 
Việc dùng hệ thống tắt mở quạt hẹn giờ đem đến hiệu quả, tiết kiệm  
được nhân lực (tắt mở quạt), tiết kiệm điện hiệu quả phục vụ cao hơn (quạt  
chỉ chạy trong giờ cao điểm khi nhiều người sử dụng nhà vệ sinh).
Việc quản lý nhà vệ  sinh bệnh viện được lãnh đạo quan tâm từ  việc  
lớn đến việc nhỏ như: phải thông thoáng, phải có đủ nước, đủ dung dịch rửa  
tay, khử  khuẩn,… việc giám sát các nhà vệ  sinh phải phân công người giám 
sát thường xuyên, phải có kế hoạch chung tay bảo vệ nhà vệ sinh một cách tỉ 
mĩ, chặt chẻ. 
Việc hợp đồng với công ty vệ  sinh phải làm hợp đồng chi tiết từ  bao  
nhiêu người làm, khu nhà vệ sinh bao nhiêu người làm và bao lâu vệ sinh một 
lần, phải lấy rát sáng chiều, lau khô thường xuyên, khi dơn phải vệ sinh ngay.
4.2. Kiến nghị
Từ việc cải tiến chất lượng nhà vệ sinh công cộng tại Trung tâm Y tế 
huyện Thới Lai năm 2018. Từ  kết quả  thu được của sáng kiến, tác giả  đề 
nghị triển khai đến các Trạm y tế xã, có quy định về việc quản lý nhà vệ sinh  
từ Trung tâm y tế đến các Trạm y tế.
Kinh phí duy tu bảo dưỡng cơ  sở  v ật ch ất  ở  tuy ến huy ện hi ện nay  
còn gặp rất nhiều khó khăn, đề  nghị  các cấp lãnh đạo xem xét hỗ  trợ  thêm  
kinh phí để bảo dưỡ ng cơ sở vật chất nói chung, nhà vệ  sinh Trung tâm và 
các Trạm y tế nói riêng.
Đề  nghị  lãnh đạo Trung tâm và các Trạm Y tế  cần phải có kế  hoạch 
tuyên truyền nâng cao ý thức giữ  gìn vệ  sinh chung và cùng chung tay xây 
dựng môi trường Xanh – Sạch – Đẹp.

23



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ  Y tế  (2016) Bộ  tiêu chí đánh giá chất lượ ng bệnh viện Vi ệt 
Nam năm 2016.
2. Bộ xây dựng (2007) Tiêu chí xây dựng Việt Nam năm 2007.
3. Quyết định số  4858/QĐ­BYT ngày 03 tháng 12 năm 2013 của Bộ  Y 
tế  về  việc ban hành thí điểm Bộ  tiêu chí đánh giá chất lượ ng bệnh 
viên
4.   Quyết   định   số   6858/QĐ­BYT   ngày   18   tháng   11   năm   2016   của   Bộ 
trưởng Bộ Y tế).
5. Sở Y tế thành phố  Cần Thơ (2018) Công văn số  118/BC­SYT ngày 11  
tháng 01 năm 2018 của Sở  Y tế về việc báo cáo kết quả  công tác kiểm  
tra, đánh giá chất lượng bệnh viện và khảo sát hài lòng của người bệnh 
và hài lòng của nhân viên y tế năm 2017.

24



×